PHẦN 1 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC CÔNG VIÊN CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Tổ chức quản lý nhà nước II. Hệ thống văn bản pháp luật cho công tác quản lýcông viên và cây xanh III. Hiện trạng quy hoạch công viên và cây xanh đô thị 1. Lập và quản lý quy hoạch công viên và vườn hoa đô thị 2. Quy hoạch và cải tạo cây xanh đường phố IV. Hiện trạng đầu tư phát triển công viên và cây xanh đô thị 1. Đầu tư phát triển công viên và vườn hoa công cộng 2. Đầu tư phát triển công viên và cây xanh trong các dự án bất động sản V. Hiện trạng công tác quản lý và duy trì công viên và cây xanh đô thị 1. Kinh phí 2. Chính sách "xã hội hóa" trong đầu tư phát triển và quản lý, duy trì chăm sóc công viên câyxanh đô thị 3. Bảo vệ công viên đô thị PHẦN 2 – CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KHÔNG GIAN XANH VÀ CÂY XANH Ở CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ LYON VÀ THÀNH PHỐ LYON I. Thẩm quyền của địa phương - yếu tố tự nhiên và chiến lược quy hoạch đô thị 1. Thách thức và nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương a) Vùng b) Tỉnh c) Cộng đồng đô thị Lyon d) Thành phố Lyon 2. Vai trò chiến lược của không gian công cộng và không gian xanh trong chính sách phát triểnđô thị a) Lịch sử b) Các chiến lược liên kết mạng lưới không gian xanh và mặt nước c) Quy hoạch đô thị và không gian xanh Chính sách cây xanh của Cộng đồng đô thị Lyon Quản lý cây xanh ở Cộng đồng đô thị Lyon Cây xanh, nhân tố tối cần thiết cho sự phát triển của thành phố: chức năng của cây xanh và thách thức trong công tác tuyên truyền, vận động PHẦN 3 – TỔNG KẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA CHUYÊN GIA PHÁP I. Logic về địa bàn và tổ chức quản lý II. Các chủ đề chính cần phát triển PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Phiếu kỹ thuật bảo vệc cây xanh khi thi công công trình Phụ lục 2 - Quy chế quản lý đường bộ Phụ lục 3 - Một số hình ảnh về không gian xanh ở thành phố Lyon
Trang 17jLOLӋXFӫD7UXQJWkPGӵEiRYjQJKLrQFӭXÿ{WKӏ3$'', /HV/LYUHWVGX&HQWUHGHSURVSHFWLYHHWG¶pWXGHVXUEDLQHV3$'',
SÀI GÒN TP HỒ CHÍ MINH
5 H J L R Q
.+Ï$7Ұ3+8Ҩ148<+2Ҥ&+9¬48Ҧ1/é +Ð1**,$1;$1+&+Ë1+6È&+%Ҧ27Ӗ1
9¬3+È775,ӆ1&Ỉ<;$1+
7ӯWKiQJ7ѭ
Trang 2Ngày xuất bản: 05/06/2012
Số lượng in: 500 cuốn
In tại: Công ty TNHH MTV Quảng cáo Truyền thông KenG
Biên soạn: Jessie Joseph, Nguyễn Khắc Dũng, Trần Thị Kiều OanhBiên dịch: Huỳnh Hồng Đức
Chỉnh sửa: Fanny Quertamp, Mary Senkeomanivane, Lê Thị Huyền Trang
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
ục tiêu tổng quát của các khóa học
là chuyển giao tri thức: các khóa học
của PADDI nhằm bổ sung cho chương trình
đào tạo công chức của Thành phố bằng
cách hướng đến các khái niệm, kỹ thuật
và phương pháp mới (toàn diện, đa ngành)
trong quản lý đô thị, trong bối cảnh đặc thù
của Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp
tổ chức khóa học được hình thành với sự
phối hợp của các đối tác Việt Nam và được
các đối tác phê duyệt
Ý tưởng chủ đạo là xem ở Pháp, người ta
sử dụng phương pháp nào và giải quyết
như thế nào những vấn đề tương tự mà giới chuyên môn Việt Nam đang gặp phải Để thực hiện được ý tưởng này, nội dung của mỗi khóa học xoay quanh một nghiên cứu trường hợp rất cụ thể của Việt Nam
Các kiến thức tổng hợp từ khóa học có thể giúp hình thành những cách làm mới, chính sách mới và được phổ biến rộng rãi đến mọi người
Tài liệu này được xuất bản nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức tổng hợp được từ khóa học
M
03
Ghi chú: PADDI và các chuyên gia không chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu của học viên trong
khóa học Các phát biểu này là ý kiến riêng của học viên
Trang 4QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 5QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
PHẦN 1 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC CÔNG VIÊN CÂY XANH
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I Tổ chức quản lý nhà nước
II Hệ thống văn bản pháp luật cho công tác quản lý công viên và cây xanh
III Hiện trạng quy hoạch công viên và cây xanh đô thị
1 Lập và quản lý quy hoạch công viên và vườn hoa đô thị
2 Quy hoạch và cải tạo cây xanh đường phố
IV Hiện trạng đầu tư phát triển công viên và cây xanh đô thị
1 Đầu tư phát triển công viên và vườn hoa công cộng
2 Đầu tư phát triển công viên và cây xanh trong các dự án bất động sản
V Hiện trạng công tác quản lý và duy trì công viên và cây xanh đô thị
Trang 6QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
25 PHẦN 2 – CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KHÔNG GIAN XANH VÀ CÂY
XANH Ở CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ LYON VÀ THÀNH PHỐ LYON
I Thẩm quyền của địa phương - yếu tố tự nhiên và chiến lược quy hoạch đô thị
1 Thách thức và nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương
a) Vùng b) Tỉnh c) Cộng đồng đô thị Lyon d) Thành phố Lyon
2 Vai trò chiến lược của không gian công cộng và không gian xanh trong chính sách phát triển
đô thị
a) Lịch sử b) Các chiến lược liên kết mạng lưới không gian xanh và mặt nước c) Quy hoạch đô thị và không gian xanh
II Chính sách cây xanh của Cộng đồng đô thị Lyon
1 Lịch sử trồng cây từ cuối thế kỷ 19 đến nay
a) Tạo mỹ quan vào cuối thế kỷ 19 b) Đầu thế kỷ 20, cây xanh mất thế mạnh của mình trong con mắt các nhà quản lý đô thị c) Tầm quan trọng của cây xanh trong đô thị: ý thức của người dân
d) Phòng cây xanh và cảnh quan được thành lập vào năm 1994
2 Cam kết về cây xanh
a) Bản cam kết lần thứ nhất về cây xanh: các nguyên tắc và hạn chế b) 2010/2011: Xây dựng Bản cam kết lần thứ hai về cây xanh
III Quản lý cây xanh ở Cộng đồng đô thị Lyon
1 Tổ chức quản lý cây xanh đường phố
a) Khảo sát cây xanh đường phố b) Dryade, công cụ hỗ trợ quản lý c) Dryade, công cụ hỗ trợ sáng tạo d) Khảo sát và đánh giá
2 Bảo vệ và trồng cây xanh đường phố
a) Quy định và thủ tục bảo vệ cây xanh trên công trường b) Trồng và bảo dưỡng cây xanh
c) Các nguyên tắc tỉa cành
3 Kỹ thuật trồng cây xanh
Trang 7QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
4 Chiến lược phát triển bền vững tại phòng không gian xanh của thành phố Lyon
a) Quản lý nước tưới trong công viên b) Tái chế các loại chất thải xanh c) Quản lý rác tốt hơn
d) Kiểm soát ô nhiễm e) Không sử dụng thuốc trừ sâu f) Không khí/ Năng lượng/ Tiếng ồn g) Phát triển mảng xanh
h) Phát huy giá trị và bảo vệ đa dạng sinh học i) Khái niệm “Quản lý bền vững” của Phòng Không gian xanh thuộc thành phố Lyon j) Quy chuẩn ISO 14001
5 Dự án “đồng bằng Châu Phi” và sự phát triển vườn thú thành phố Lyon
IV Cây xanh, nhân tố tối cần thiết cho sự phát triển của thành phố: chức năng của cây xanh và thách thức trong công tác tuyên truyền, vận động
1 Chức năng và lợi ích của cây xanh đô thị
a) Chức năng và Lợi ích về xã hội b) Chức năng và Lợi ích về môi trường c) Chức năng và Lợi ích về kinh tế
2 Các thách thức trong công tác tuyên truyền và giáo dục
a) Tại sao và làm thế nào để tuyên truyền?
b) Mục tiêu của tuyên truyền c) Mục tiêu giáo dục và văn hóa
PHẦN 3 – TỔNG KẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA CHUYÊN GIA PHÁP
I Logic về địa bàn và tổ chức quản lý
II Các chủ đề chính cần phát triển
III Tổng kết khóa học
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Phiếu kỹ thuật bảo vệ cây xanh khi thi công công trình
Phụ lục 2 - Quy chế quản lý đường bộ
Phụ lục 3 - Một số hình ảnh về không gian xanh ở thành phố Lyon
105
107
Trang 8QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 9QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
DOC: Sở Xây dựng
DTC: Sở Giao Thông và Vận Tải
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
PENAP: Dự án bảo vệ Không gian Tự nhiên và Nông nghiệp ven đô
PLU: Bản đồ quy hoạch đô thị địa phương
SCOT: Sơ đồ liên kết địa bàn
QLGTĐT: Khu Quản lí giao thông đô thị
TNHHMTV: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
TỪ VIẾT TẮT
Trang 10QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 11QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
DANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
Chuyên gia Pháp: Frédéric Ségur: Kỹ sư phụ trách phòng Cây xanh và Cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon.
Chuyên gia Việt Nam: Nguyễn Khắc Dũng: Kỹ sư, Trưởng phòng Quản lý Công viên Cây xanh, Sở Giao
Nguyễn Hữu Nghĩa
Cty TNHH MTV DVCI Củ Chi
Nguyễn Văn Tuấn
Cty TNHH MTV DVCI TNXP
Lê Thành Khoa
Cty TNHH MTV DVCI
Huyện Cần GiờNguyễn Hiếu Hòa
Cty TNHH MTV DVCI Q.Tân Bình
Lê Minh Thuyền
Trang 12QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 13QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
không gian xanh đáng ghi nhận Hiện nay, chính sách
về không gian xanh của TPHCM vẫn chưa được chú
trọng Tăng trưởng đô thị và việc chính quyền thiếu
các nguồn lực cần thiết là những điểm yếu hiện nay
trong công tác quản lý và phát triển về số lượng cũng
như chất lượng của không gian xanh và cây xanh
đường phố
Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang quản
lý các công viên có diện tích từ 5 đến 10 ha Quận/
huyện chịu trách nhiệm quản lý không gian công cộng
và không gian xanh có diện tích dưới 5ha Ở các quận
ven, không gian xanh chưa đủ về số lượng và chưa
đạt yêu cầu về chất lượng
Phòng công viên cây xanh thuộc Sở GTVT TPHCM
mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Vùng Rhône
- Alpes và Lyon trong công tác quy hoạch và quản lý
không gian xanh, cụ thể:
Công tác quản lý nhà nước về không gian xanh,
Không gian công cộng trong các khu dân cư
Chính sách về cây xanh
Các vấn đề kỹ thuật: thiết kế không gian xanh, sử
dụng vật liệu thân thiện với môi trường, kỹ thuật
bảo dưỡng và phát hiện bệnh ở cây xanh…
…
Tài liệu này ghi lại các trao đổi liên quan đến chủ đề
không gian xanh và cây xanh đường phố ở TPHCM
và Cộng đồng đô thị Lyon Vì Ông Daniel Boulens (Trưởng phòng không gian xanh của Thành phố Lyon, đơn vị quản lý các không gian xanh, Công viên Đầu Vàng, Vườn thực vật và Vườn thú của Lyon) không thể tham dự khóa học được, nên các vấn đề về công viên chưa được đề cập đến trong khóa học
Các bài trình bày và trao đổi phong phú trong suốt khóa học là cơ sở để hai bên tiếp tục hợp tác trong tương lai
Những trao đổi phong phú đó là tiền đề cho quá trình hợp tác sẽ được tiếp tục trong thời gian tới Sự tham gia tích cực của Sở GTVT trong việc biên soạn tài liệu này là minh chứng cho điều này
PADDI chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên của Phòng công viên cây xanh, Sở GTVT và đặc biệt là Ông Nguyễn Khắc Dũng và Bà Trần Thị Kiều Oanh đã có đóng góp rất lớn cho việc biên soạn tài liệu này
Đây là khóa học đặc biệt nên có hai quyển tài liệu tổng hợp riêng biệt, một quyển bằng tiếng Pháp và một quyển bằng tiếng Việt, thay vì gộp chung vào một quyển song ngữ như các khóa học khác Việc lựa chọn cách làm này nhằm cung cấp nhiều thông tin cho độc giả đồng thời vần giữ được định dạng gọn, nhẹ và tiện dụng cho độc giả
-uy hoạch đô thị ở thời kỳ thuộc địa đã để lại
cho khu trung tâm TPHCM nhiều cây xanh và
Q
Trang 14QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 15QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
PHẦN 1 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
LĨNH VỰC CÔNG VIÊN CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Kỹ sư Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Quản lý Công viên Cây xanh - Sở Giao thông vận tải thành phố
Hồ Chí Minh.
I TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về công viên và cây xanh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giao thông vận tải
Các Khu Quản lý Giao thông đô thị
Ghi chú:
Đơn vị quản lý trực tiếp
Đơn vị quản lý nhà nước lĩnh vực công viên và cây xanh
Trang 16WKXӝF Ӫ\ EDQ QKkQ GkQ WKjQK SKӕ Fy WKӇ WKӵFKLӋQFKӭFQăQJYӯDTXҧQOê[k\GӵQJYӯDNKDLWKiFVӱGөQJF{QJYLrQQKѭFiF%DQ4XҧQOê'ӵiQ&{QJYLrQ9ăQKRi/ӏFKVӱ'kQWӝF.KX'LWtFK%ӃQ'ѭӧF&ӫ&KL« KRһFTXҧQOêF{QJYLrQNӃWKӧSNKDLWKiFGӏFKYөNLQKGRDQK&{QJYLrQYăQKyD6XӕL7LrQPӝWVӕF{QJYLrQWKXӝFQJjQKGXOӏFKTXҧQOê«
1JRjLUDPӝWVӕF{QJYLrQSKkQFҩSFKRTXұQKX\ӋQTXҧQOêFNJQJWKӵFKLӋQWKHRP{KuQKQj\&{QJYLrQĈҫP6HQWKXӝFTXұQ&{QJYLrQ3K~/kPWKXӝFTXұQ« 9ӅQJX\rQWҳFFKXQJ6ӣ*797FyWUiFKQKLӋPTXҧQOêQKjQѭӟFWURQJOƭQKYӵFQJjQKQKѭQJWKӵFWӃFKѭDÿiSӭQJÿѭӧFWKHRÿ~QJ\rXFҫXQKҩWOjWURQJKRҥWÿӝQJVӱGөQJPһWEҵQJF{QJYLrQÿӇNKDLWKiFGӏFKYөNLQKGRDQKWKXOӧLQKXұQFӫDFiFÿѫQYӏTXҧQOê
1JRjLUDWURQJWUiFKQKLӋPWKDPPѭXJL~SӪ\EDQQKkQGkQFҩSWӍQKWKjQKSKӕWKӵFKLӋQFKӭFQăQJTXҧQ Oê QKj QѭӟF YӅ Fk\ [DQK ÿ{ WKӏ WUrQ ÿӏD EjQWKHR1JKӏÿӏQKFyTX\ÿӏQKWKXӝFWUiFKQKLӋP6ӣ;k\GӵQJWURQJNKLÿyGRÿһFWKWҥLWKjQKSKӕ+ӗ&Kt0LQKQrQFKӭFQăQJQj\ÿѭӧFJLDRFKR6ӣ*797GRÿyGүQÿӃQNKyNKăQFKRWKjQKSKӕ+ӗ&Kt0LQKWURQJYLӋFWULӇQNKDL1JKӏÿӏQKQKҩWOjWURQJYLӋFWKӵFKLӋQFiFTX\ÿӏQKYӅ[ӱSKҥWÿӅQEÿӕLYӟLFiFKjQKYL[kPKҥLÿӃQF{QJYLrQYjFk\[DQKÿ{WKӏFӫDFiFWәFKӭFFiQKkQ
Trang 17QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Các văn bản thực thi về công viên và cây xanh
đô thị được ban hành trước khi có Nghị định số
64/2010/NĐ-CP chưa được chỉnh sửa kịp thời,
dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc hướng
dẫn, triển khai thực hiện trong công tác quản lý
công viên và cây xanh trên địa bàn thành phố Ví
dụ:
Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005
của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây
xanh đô thị
Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 18/8/2004
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về
ban hành Quy định về quản lý công viên và cây
xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
III QUY HOẠCH CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH
ĐÔ THỊ
1 Lập và quản lý quy hoạch công viên - vườn
hoa đô thị
Năm 2000, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã phê duyệt Đồ án “Quy hoạch công viên,
cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”
để có công cụ quản lý quỹ đất dành cho công
viên, vườn hoa cũng như định hướng phát triển
mảng xanh đô thị Nhưng với tốc độ đô thị hóa
nhanh, việc thành lập các quận mới, chia tách địa
giới hành chính và hình thành thêm các khu đô thị
mới… nên đồ án này không còn phù hợp với tình
hình thực tế và không khả thi
Năm 2004, Thành phố có chủ trương điều chỉnh
“Quy hoạch ngành công viên và cây xanh đến năm
2010 và quy hoạch dài hạn đến năm 2020” Tuy
nhiên, cùng trong thời điểm đó, do nhu cầu cấp
bách nên Thành phố có chủ trương cho các quận,
huyện triển khai quy hoạch chung và quy hoạch
chi tiết trên địa bàn của mình cùng lúc quy hoạch
chung xây dựng thành phố Trong quá trình lập
và phê duyệt các loại đồ án quy hoạch, một số
bất cập liên quan đến quy hoạch công viên và cây
xanh như sau:
“Quy hoạch công viên và cây xanh thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2010” đã được Thành phố phê
duyệt trong năm 2000 không được cập nhật, kết
nối vào đồ án quy hoạch chung của thành phố
và các đồ án quy hoạch của quận, huyện Việc
này dẫn đến tình trạng quy hoạch không đồng
bộ, do đó, khi thực hiện điều chỉnh, “Quy hoạch
ngành công viên, cây xanh đến năm 2010 và quy
hoạch dài hạn đến năm 2020” phải chỉnh sửa nhiều lần Thậm chí, quy hoạch về công viên, vườn hoa trong đồ án quy hoạch chung của một
số quận, huyện được phê duyệt trước nên quy hoạch ngành công viên, cây xanh khi điều chỉnh phải cập nhật theo
Việc phân chia thẩm quyền thẩm định các nội dung quy hoạch của từng lĩnh vực chuyên ngành trong đồ án quy hoạch xây dựng của quận, huyện cho các Sở quản lý chuyên ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường về quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất, Sở Giao thông vận tải về quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở quy hoạch Kiến trúc
về quy hoạch xây dựng v.v…, do đó không tránh khỏi tình trạng thiếu đồng bộ
Nhằm đẩy nhanh tốc độ quy hoạch chi tiết, Thành phố phân cấp cho các quận, huyện thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Tuy nhiên, trong điều kiện cán bộ chuyên môn ở các quận, huyện còn mỏng
và chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị như hiện nay, việc phân cấp này đã ảnh hưởng nhiều đến công tác quy hoạch của Thành phố, trong đó có việc quy hoạch và giữ gìn quỹ đất cây xanh sử dụng công cộng dành cho đầu tư phát triển công viên và vườn hoa Công tác quản lý yếu kém, lỏng lẻo đã đưa đến việc xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công viên hoặc
vì thiếu ngân sách đầu tư công viên, vườn hoa nên các quận, huyện đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất cây xanh công cộng thành đất nhà ở, thương mại,…và hợp thức hóa bằng việc điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt
Theo định hướng trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của các quận, huyện được phê duyệt trước đây, quỹ đất dành cho cây xanh, công viên được xây dựng mới sẽ lấy từ quỹ đất trống, đất công nghiệp – kho tàng di dời khỏi nội thành hoặc đất có dân cư ít, mật độ thấp và kiến trúc nhà cửa chủ yếu là nhà thấp tầng, bán kiên cố… Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, quỹ đất trống trong khu vực nội thành hầu như không có, dân
cư phát triển dày đặc hơn, kiến trúc kiên cố hơn
và khó giải tỏa hơn; các cơ sở công nghiệp, kho tàng khi di dời theo chủ trương của Thành phố đều có nhu cầu tạo vốn khi di dời nên chuyển đổi sang bố trí khu dân cư, thương mại, phục vụ kinh doanh… đưa đến việc hạn chế hoặc không
có công viên, cây xanh Từ đó, gây mất cân đối nghiêm trọng về nhu cầu đất dành cho công viên cây xanh so với dân số của khu vực, theo dự báo ngày càng tăng
Trang 18QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Những quy định về đảm bảo tỷ lệ mảng xanh chỉ
mang tính bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình
lập các đồ án quy hoạch xây dựng để được các
cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt,
nhưng khi triển khai thực hiện quy hoạch lại thiếu
cơ chế hoặc cơ chế chưa chặt chẽ để bảo đảm
được thực thi Do đó, tỷ lệ mảng xanh trên thực
tế thường bị giảm và trường hợp này khá phổ
biến đối với các công viên công cộng và công
viên, vườn hoa trong khu dân cư
Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 24/QĐ-TTg về Phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025, theo đó, chỉ tiêu đất cây xanh
2 Quy hoạch và cải tạo cây xanh đường phố
Sau ngày giải phóng Sài Gòn năm 1975, thành phố có
khoảng 8.000 cây xanh đường phố, tập trung chủ yếu
ở các quận trung tâm như quận 1, 3 và 5
Bên cạnh công tác chăm sóc, cải tạo, thay thế cây
già cỗi, sâu bệnh, công tác trồng mới cây xanh được
thực hiện theo kế hoạch hàng năm Trong thập niên
đầu sau năm 1975, cây được trồng phủ xanh với
số lượng lớn (trên các tuyến đường đô thị, đất dự
kiến làm công viên nhưng chưa có quy hoạch cụ thể,
nghĩa trang được công viên hóa v.v ) nhưng tỷ lệ cây
sống và phát triển tốt rất thấp do cây đưa ra trồng có
kích thước tương đối nhỏ nên sức sống kém và dễ bị
bẻ phá
Từ những năm 1990, kế hoạch trồng mới cây xanh
hàng năm có giảm về chỉ tiêu số lượng nhưng tăng
về chất lượng; quy cách cây đưa ra trồng trên đường
phố lớn hơn nhằm tạo thuận lợi cho cây sinh trưởng,
phát triển và hạn chế sự xâm hại cây xanh một cách
vô ý thức, đồng thời, cây nhanh chóng phát huy tác
dụng cải thiện môi trường và tạo cảnh quan đẹp cho
các tuyến đường ngay sau khi được trồng mới
Đến nay, Thành phố đã có trên 80.000 cây xanh
đường phố do Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý
và trên 20.000 cây phân cấp cho quận, huyện quản
lý Tuy nhiên, hệ thống cây xanh đường phố vẫn đang
tồn tại một số bất cập như sau:
Đối với công tác quy hoạch cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến đường hiện hữu, để xác định được loài cây hoặc nhóm loài cây trồng ổn định trên từng tuyến đường, công tác này phải được thực hiện trên cơ sở lộ giới và hệ thống hạ tầng kỹ
sử dụng công cộng như sau:
Khu vực nội thành hiện hữu: 2,4 m2/người.Khu vực nội thành phát triển mới: 7,1 m2/người.Khu vực đô thị tại các huyện ngoại thành:
Trang 19QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
thuật liên quan đã ổn định Tuy nhiên, do các quy
hoạch được thực hiện thiếu đồng bộ dẫn đến khó
khăn trong việc lựa chọn chủng loại cây xanh phù
hợp về lâu dài với không gian cả bên trên và bên
dưới mặt đất, hài hòa với công trình kiến trúc hai
bên đường để tạo nên nét đặc trưng và cảnh quan
đẹp cho từng tuyến đường
Do thiếu quy hoạch định hướng về chủng loại cây
xanh cho các tuyến đường vì những khó khăn như
đã nêu trên, dẫn đến trở ngại trong công tác chuẩn
bị nguồn cây trong vườn ươm đáp ứng yêu cầu về
Tình trạng người dân trồng cây tự phát nên có
nhiều loài cây không phù hợp với tiêu chí trồng
đường phố; nhiều cây già cỗi chưa được cải tạo,
thay thế do ảnh hưởng của dư luận xã hội; qua
đó, dẫn đến cây xanh trên nhiều tuyến đường hay
đoạn đường không thuần chủng mà đan xen nhiều
loài khác nhau (kể cả những loài thuộc danh mục
cấm trồng và hạn chế trồng), tồn tại những cây
mới trồng xen vào vị trí còn trống hay trồng thay
thế cây đốn hạ nên kích cỡ hàng cây trên đường
không đồng đều
Trong điều kiện phát triển, mở rộng đô thị, việc xác
định các chủng loại cây trồng chính phù hợp với điều
kiện tự nhiên và chức năng của từng vùng sinh thái
đô thị nhằm góp phần hình thành hệ thống cây xanh
phong phú, đa dạng vẫn chưa được thực hiện một
cách khoa học và có hệ thống
Qua đó, vào năm 2008, Sở Giao thông vận tải đã
chủng loại, tiêu chuẩn kích thước, chất lượng cây
để cung ứng cho kế hoạch trồng mới và thay thế cây xanh
Tình trạng vỉa hè thường vướng công trình hạ tầng
kỹ thuật ngầm, nổi (như hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, điện thoại ); việc lấn chiếm, thu hẹp
bề rộng vỉa hè và cả khoảng không bên trên (do các mái hiên đưa ra) làm ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của cây xanh hiện hữu và hạn chế trong việc lựa chọn chủng loại cây trồng mới hay thay thế
đặt hàng Sở Khoa học và Công nghệ đề tài “Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh” nhưng đến nay vẫn chưa được các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện
IV THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH ĐÔ THỊ
1 Đầu tư phát triển công viên, vườn hoa công cộng
Qua nhiều năm, Thành phố tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, cho nên, vấn đề phát triển hệ thống cây xanh đô thị của thành phố mặc dù đã được hoạch định trong quy hoạch nhưng thực tế, công tác đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
xã hội So với chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công
-Không gian sinh trưởng của cây xanh trên vỉa hè bị hạn chế do ảnh hưởng của hệ thống đường dây
điện lực, viễn thông và công trình kiến trúc
Trang 20QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
cộng theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và theo
Quy hoạch chung xây dựng của thành phố Hồ Chí
Minh được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số
24/QĐ-TTg thì hiện nay, diện tích công viên, vườn
hoa để người dân đến vui chơi, sinh hoạt, luyện
tập thể dục thể thao vẫn đang thiếu hụt nghiêm
trọng (bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng
chưa đến 1m2/ người, còn quá thấp so với yêu cầu
phải là 7m2/ người đối với đô thị loại đặc biệt như
thành phố Hồ Chí Minh) Một số nguyên nhân cụ
thể như sau:
Từ giai đoạn sau năm 2000, ngoại trừ một số công
viên đã có từ trước như Công viên Tao Đàn, Lê
Văn Tám, Hoàng Văn Thụ…, việc đầu tư xây dựng
Do nhu cầu đầu tư phát triển các công trình hạ tầng
giao thông ở thành phố trở nên bức thiết, một số
công viên, vườn hoa được khai thác để xây dựng
các bãi đậu xe ngầm (như Vườn hoa Chi Lăng hay
Công viên Lê Văn Tám sắp được khởi công); hoặc
là khai thác kinh doanh phần ngầm trên diện tích
mới công viên có quy mô lớn còn hạn chế (chỉ phát triển thêm Công viên Gia Định giai đoạn 1 và
2 khoảng 21ha và Công viên 23 tháng 9 khoảng 9ha) Một trong những nguyên nhân là do kinh phí đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách thành phố trong khi nguồn ngân sách này còn hạn hẹp, cho nên, một số khu đất được quy hoạch là đất công viên vườn hoa do không có kinh phí đầu tư, thành phố phải cho phép chuyển đổi một phần diện tích các khu đất này (khoảng 25%) thành đất xây dựng chung cư, khu thương mại để thu hút các nhà đầu
tư vào đầu tư xây dựng công viên, làm tỷ lệ diện tích đất công viên trong đô thị càng không được đảm bảo theo đồ án quy hoạch
đất công viên để bù đắp chi phí đầu tư xây dựng công viên (như Công viên Hồ Khánh Hội đang kêu gọi đầu tư) Những điều này làm giảm một phần diện tích mảng xanh trong công viên, vườn hoa, đồng thời, việc trồng cây đại mộc, trung mộc có tác dụng che mát tốt cũng bị hạn chế
Công viên Gia Định
Vườn hoa Chi Lăng được khai thác làm bãi đậu
xe ngầm
Công viên 23 Tháng 9
Trang 21
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
2 Đầu tư phát triển công viên, cây xanh trong
các dự án khu dân cư
Trong việc lập và phê duyệt quy hoạch các dự án
khu dân cư Một số trường hợp thường gặp như
sau:
Việc phê duyệt chỉ tiêu quy hoạch đất công
viên, vườn hoa thường ghép chung với đất xây
dựng công trình thể dục thể thao (sân bóng đá,
sân tennis,…) dẫn đến tình trạng các chủ đầu
tư thường dành nhiều diện tích để đầu tư công
trình thể dục thể thao thay vì xây dựng công viên,
vườn hoa làm diện tích mảng xanh bị thu hẹp
Quy mô của công viên, vườn hoa thuộc các khu
dân cư thường rất nhỏ và manh mún Các mảng
xanh phần lớn chỉ vài trăm mét vuông nằm rải
rác trong khu dân cư nên có tác dụng phần nào
về cảnh quan và môi trường nhiều hơn là đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, thư giãn
của người dân Ngoài ra, chất lượng thiết kế,
xây dựng công viên, vườn hoa chưa đảm bảo về
hình thức và nội dung
Việc chia nhỏ đất xây dựng các đơn vị ở thành
nhiều khu để giao cho nhiều Chủ đầu tư và đầu
tư thành nhiều giai đoạn gây khó khăn cho việc
thẩm định, phê duyệt, quản lý tỷ lệ mảng xanh và
xác định kinh phí đầu tư các công viên cấp khu
đô thị, cấp khu ở, dẫn đến công viên bị bỏ hoang
hoặc phải sử dụng ngân sách nhà nước để thực
hiện
Việc tuân thủ quy hoạch tỷ lệ đất công viên, cây
xanh trong các dự án khu dân cư chưa được chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc Một số trường hợp thường gặp như sau:
Khi lập dự án đều có quy hoạch mảng xanh nhưng khi triển khai thực hiện thì các chủ đầu tư
đã không tuân thủ đúng quy hoạch đất dành cho cây xanh trong dự án mà tự điều chỉnh, chuyển đổi chức năng sang xây dựng nhà ở, siêu thị.Một số chủ đầu tư bỏ đất trống không xây dựng công viên, vườn hoa hoặc (nếu có) chỉ đầu tư mang tính chất đối phó (như trồng cây phủ xanh
mà không xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ khác của công viên).Tại các vị trí được quy hoạch phân lô nền và chung cư thì được chủ đầu tư ưu tiên tập trung đền bù giải tỏa trước để bán cho người dân Riêng những vị trí được quy hoạch là công viên, vườn hoa thì chủ đầu tư đền bù giải tỏa sau hoặc không kiên quyết hiệp thương để giải tỏa, do đó
tỷ lệ mảng xanh không được đảm bảo đúng theo quy hoạch…
Việc duy trì mảng xanh trong các khu dân cư chưa đảm bảo chất lượng: nhiều trường hợp các mảng xanh không được chủ đầu tư quan tâm chăm sóc
đã trở nên hoang tàn và không được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; một số trường hợp khác, mảng xanh sau khi bàn giao cho quận, huyện quản lý đã không được chăm sóc thường xuyên dẫn đến tình trạng xuống cấp, không đáp ứng mục đích phục vụ cho người dân trong khu dân cư và gây mất mỹ quan đô thị
siêu thị
Công viên trong khu dân cư không được duy tu bảo dưỡng (người dân tận dụng đất trống để
Trang 22QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
V THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, DUY TRÌ CÔNG
VIÊN, CÂY XANH ĐÔ THỊ
1 Kinh phí
Công tác quản lý, duy trì công viên và cây xanh thuộc
cấp Thành phố hoặc quận/huyện quản lý đều được
thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước Trong điều kiện khó khăn chung về nguồn vốn,
kinh phí hàng năm dành cho công tác duy tu, bảo
quản công viên, cây xanh thường xuyên bị thiếu hụt
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp
thậm chí bỏ phế tại một số công viên, mảng xanh sau
khi bàn giao cho quận/huyện quản lý
Công tác duy trì hệ thống công viên, cây xanh được
thực hiện trên cơ sở quy trình và định mức kinh tế kỹ
thuật được ban hành Tuy nhiên, do được áp dụng
chung cho các công viên, mảng xanh mà không phân
biệt cấp độ (như theo vị trí, tính chất phục vụ v.v )
nên dẫn đến bất hợp lý và lãng phí về chi phí quản
lý, duy trì công viên, cây xanh Để thực hiện, cần xây
dựng tiêu chí phân chia cấp độ và quy trình, định mức
duy tu, bảo quản tương ứng được cơ quan có thẩm
quyền ban hành
2 Chính sách xã hội hóa trong đầu tư phát
triển và quản lý, duy trì công viên, cây xanh
đô thị
Ủy ban nhân dân Thành phố đã có chủ trương xã hội
hóa trong đầu tư phát triển và quản lý, duy trì công
viên, cây xanh ngay từ khi ban hành quy định về quản
lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số
199/2004/QĐ-UB vào năm 2004 và hiện nay, chủ trương này cũng
được thể hiện tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP của
Chính phủ Tuy nhiên, việc tham gia công tác xã hội
hóa của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế, xuất
phát từ chức năng công viên là phục vụ nghỉ ngơi,
sinh hoạt công cộng cho người dân nên các loại hình
được đầu tư cũng phải phù hợp (tránh tình trạng gây
“biến tướng” công viên), do đó thường không sinh lợi
nhiều nên cũng không hấp dẫn nhà đầu tư
Trong thời gian qua, việc xã hội hóa chủ yếu mang
tính tự nguyện của các tổ chức, cá nhân Thành phố
vẫn chưa có cơ chế, chính sách phù hợp về đầu tư,
tài chính và sử dụng đất; chưa có các giải pháp hữu hiệu và chưa chủ động đưa ra nhiều hình thức để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong đầu tư phát triển và quản
lý, duy trì công viên, cây xanh, nên kết quả đạt được còn rất hạn chế
Công tác thi công xây dựng và quản lý, duy trì công viên, cây xanh đô thị trước đây được tập trung cho các đơn vị công ích của Thành phố hoặc quận - huyện thực hiện thì nay đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác thông qua việc đặt hàng (theo tỷ lệ khoán), giao kế hoạch hoặc đấu thầu Do đó, mặc dù công tác duy tu, bảo quản công viên, cây xanh đã đạt được số kết quả trong việc giảm chi phí nhưng chưa đáng kể do việc đấu thầu vẫn chưa phổ biến, chiếm
tỷ lệ còn thấp (khối lượng đấu thầu chủ yếu là các công viên, mảng xanh thuộc Thành phố quản lý; quận
- huyện chưa triển khai công tác này)
3 Bảo vệ hệ thống công viên và cây xanh đô thị
Việc khai thác, sử dụng mặt bằng tại một số công viên hiện hữu có quy mô lớn để kinh doanh, tổ chức dịch vụ đã làm giảm, thậm chí mất đi chức năng công viên công cộng Trong đó, một số công viên được phân cấp về cho quận, huyện quản lý lại được giao cho các ngành khác (như ngành du lịch, văn hóa ) trực tiếp quản lý và khai thác đã gây trở ngại cho công tác quản lý và thực hiện theo các quy định chung của ngành công viên, cây xanh, từ đó, các công viên này dễ dàng bị biến tướng để khai thác kinh doanh, thu lợi nhuận Ngoài ra, mặt bằng công viên vẫn là môi trường phổ biến cho các hoạt động phạm pháp và tệ nạn
xã hội mà chính quyền và các đơn vị quản lý luôn phải quan tâm, đối mặt
Ý thức bảo vệ cây xanh của cộng đồng chưa cao: tình trạng đóng đinh, xây bục bệ, trám bít gốc cây, chặt phá, khoanh vỏ, đổ chất độc hại vào cây xanh vẫn còn phổ biến, nhất là các hành vi hủy hoại cây xanh đường phố ngày càng tinh vi hơn nhằm mục đích tạo thông thoáng mặt tiền nhà để phục vụ buôn bán, kinh doanh; trong khi đó, các biện pháp ngăn ngừa và xử lý chưa hiệu quả: một số thiếu chứng cứ cụ thể nên không đủ cơ sở xử phạt; các xử lý về mặt hành chính chưa đủ sức răn đe;
Trang 23
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Những tồn tại hiện nay đang là thách thức đối với việc
quản lý, duy trì và phát triển hệ thống công viên, cây
xanh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh Do thời gian
có hạn nên phần trình bày của chúng tôi về thực trạng
công tác quản lý nhà nước lĩnh vực công viên và cây
lực lượng thực hiện xử phạt còn mỏng và thường
kiêm nhiệm nên không đáp ứng được yêu cầu
kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện chứng
cứ để xử lý thích đáng; một số chính quyền địa
phương chưa chủ động, tích cực phối hợp trong
ngăn ngừa và xử lý
Ngoài ra, tình trạng thi công công trình, nhất là việc
xanh đô thị trên địa bàn thành phố chỉ nhằm nêu lên những khó khăn và các vấn đề đang gặp phải Phần trình bày này là cơ sở để suy nghĩ và thảo luận với các bạn đồng nghiệp Việt Nam và nước ngoài./
thi công vỉa hè trong thời gian qua đã không thực hiện các biện pháp bảo vệ cây xanh trên công trường; việc phối hợp với các ngành liên quan khác như điện lực, viễn thông chưa chặt chẽ và đồng bộ, từ đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cây xanh đường phố (hệ thống rễ bị xâm hại làm cây ngã đổ, tán cây bị cắt
mé không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật gây mất an toàn và mỹ quan đô thị…)
Tán cây xanh bị đơn vị điện lực
phát quang
Thi công vỉa hè xâm hại
hệ thống rễ cây xanh
Trang 24QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Trang 25QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
PHẦN 2 – QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH CỦA CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ LYON
Ông Ségur, Kỹ sư, Trưởng Phòng Cây xanh - Cảnh
quan của Cộng đồng đô thị Lyon
Sau khi nghe các bài trình bày của Việt Nam, Ông
Ségur ghi nhận nhiều vấn đề quan trọng Nó cho thấy
những vấn đề và suy nghĩ ở Việt Nam tương đồng với
các vấn đề ở Cộng đồng đô thị Lyon:
Tổ chức và sự liên kết đồng bộ giữa các địa
phương: Làm thế nào để tối ưu hóa, đơn giản
hóa và tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ
chức, cơ quan cùng làm việc trên một địa bàn? Ở
Pháp, cũng có nhiều cấp hành chính và cũng cần
có sự điều phối và hiệp đồng trong hành động
Quản lý và điều phối hành động của các đơn vị
chuyên môn: Làm thế nào để tìm được sự thống
nhất giữa các định hướng chính (trên lý thuyết) với
những vấn đề trên thực tế (thực tiễn) Vào thế kỷ
20 ở Pháp, xuất hiện logic chuyên môn hóa, dẫn
đến sự tách bạch giữa các ngành và làm nảy sinh
các xung đột Làm thế nào tìm lại được văn hóa
chung vì lợi ích của cộng đồng?
Giáo dục và truyền thông: Tuyên truyền như thế
nào để vừa mang tính sư phạm vừa làm cho
người dân ý thức được về các ích lợi của không
gian xanh trong thành phố? Chức năng và giá trị
của không gian tự nhiên trong đô thị thường chưa
được nhìn nhận đúng mức Điều này dẫn đến việc
các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo, nhà đầu tư
(kể cả nhà nước lẫn tư nhân) và người dân chưa
xem trọng không gian xanh Theo xu hướng trên
toàn thế giới, ở Việt Nam, người dân ngày càng
tập trung sinh sống ở thành thị Làm cách nào để
giáo dục và tuyên truyền cho mọi người? Làm sao
để người dân trở thành các chủ thể thực thụ trong việc phát triển và bảo vệ không gian xanh ngay trong khu phố của họ?
Sáng tạo, nghiên cứu và phát triển: Cải tiến các phương pháp kĩ thuật như thế nào? Thật vậy, một vài kỹ thuật xây dựng và quản lý không gian xanh
và cây xanh không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thành phố
Chúng ta sẽ cố gắng giải đáp một phần nào đó các thách thức nêu trên
I THẨM QUYỀN CỦA ĐỊA PHƯƠNG - YẾU TỐ
TỰ NHIÊN VÀ CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH
Trang 26QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Vùng Rhône - Alpes có 6 triệu dân với diện tích
344.000 km2 Chính quyền Vùng có thẩm quyền về
giáo dục, nghiên cứu, giao thông và y tế
Trong lĩnh vực không gian xanh, Vùng có thẩm quyền đối với các vườn thiên nhiên cấp vùng (7 vườn thiên nhiên)
Trang 27QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Các nhiệm vụ chính của Vùng là:
Bảo vệ các khu vực có giá trị lớn về sinh thái và
cảnh quan,
Phát triển du lịch gắn với thiên nhiên
Vùng không can thiệp vào việc bảo vệ và quản lý
không gian xanh, không gian tự nhiên trên địa bàn
các đô thị trong Vùng Ở Pháp, mỗi cấp chính quyền
có thẩm quyền trong một số lĩnh vực khác nhau nhằm tránh sự chồng chéo, giẫm chân lên nhau Mỗi cấp có
cơ chế hoạt động và ngân sách riêng
Thẩm quyền "Quy hoạch lãnh thổ" chủ yếu tập trung
vào mảng hỗ trợ phát triển nông nghiệp và bảo vệ
không gian tự nhiên
Cộng đồng đô thị Lyon nằm trong tỉnh Rhône và có
hai công viên lớn và thuộc thẩm quyền quản lý của
tỉnh nhằm thực hiện chính sách bảo vệ không gian
tự nhiên:
Công viên Parilly với diện tích 170 ha,
Và công viên Lacroix Laval với diện tích 115 ha
Ngoài địa bàn Cộng đồng đô thị Lyon, phần diện tích còn lại của tỉnh Rhône là địa bàn nông thôn có rất nhiều không gian tự nhiên
và nhất quán hơn
Cộng đồng đô thị Lyon có:
58 thành phố,1,3 triệu dân,diện tích 52.000 hecta (tương đương 520 km2)
Trang 28KDNK{QJJLDQWӵQKLrQYjQ{QJQJKLӋS9jFk\[DQKÿѭӡQJSKӕ
&ӝQJÿӗQJÿ{WKӏ/\RQWKDPJLDEҧRYӋYjSKiWKX\JLiWUӏFӫDFiFNK{QJJLDQWӵQKLrQ[XQJTXDQKÿ{WKӏ
ĈͣDEjQYjF̻QKTXDQFͿD&ͱQJÿͫQJÿ{WKͣ/\RQ
-
Trang 291JRjLUD&ӝQJÿӗQJÿ{WKӏ/\RQFNJQJTXҧQOêFk\ [DQK ÿѭӡQJ SKӕ Yj WUrQ FiF NK{QJ JLDQ F{QJFӝQJ &iF ÿ{ WKӏ WKjQK YLrQ FӫD &ӝQJ ÿӗQJ ÿ{ WKӏ/\RQNK{QJTXҧQOêFk\[DQKÿѭӡQJSKӕYjWUrQFiFNK{QJJLDQF{QJFӝQJ
Trang 30
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
La communauté urbaine de Lyon
Matrice và bản đồ địa chính
Hình trên cho thấy cảnh quan của Cộng đồng đô thị
Lyon rất đa dạng Việc Cộng đồng đô thị Lyon đảm
nhận công tác quản lý không gian tự nhiên là rất
quan trọng vì Cộng đồng đô thị có thẩm quyền về
quy hoạch, tức về những thay đổi về cảnh quan Việc
quản lý đồng thời hai mảng này giúp triển khai quy
hoạch một cách nhất quán và đồng bộ trên địa bàn để
đảm bảo cân bằng tốt giữa không gian tự nhiên và sự
phát triển các khu dân cư cũng như hoạt động kinh tế
d) Thành phố Lyon
Thành phố Lyon (có diện tích nhỏ so với diện tích của Cộng đồng đô thị Lyon) được chia thành 9 quận với tổng cộng 470.000 dân trên địa bàn 7.000 ha (tương đương với 70 km2; tức chiếm 13,5% diện tích của Cộng đồng đô thị Lyon)
Thành phố có thẩm quyền trong các lĩnh vực : giáo dục, thể thao, văn hóa, chiếu sáng công cộng, không gian xanh và quy hoạch đô thị
Cảnh quan và một số công trình tiêu biểu của Thành phố Lyon
Trang 31QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Công viên Đầu Vàng
Công viên Đầu Vàng có diện tích 130 ha, được hình
thành khoảng năm 1850, là công viên chính ở Lyon
với hồ nước khoảng 30 ha, vườn thú và vườn thực
vật
Chính sách của Thành phố là tạo điều kiện để mọi
người dân đều được tiếp cận với các không gian
xanh, đảm bảo tính công bằng xã hội Các công viên
được phân bố rải đều khắp địa bàn (mỗi công viên khoảng vài ngàn m2, ngoại trừ 02 công viên lớn).Khí hậu ở Lyon là khí hậu ôn đới lục địa Mùa đông nhiệt độ từ 0 đến 10oC, mùa hè từ 20 đến 30oC Do chênh lệch nhiệt độ lớn, nên số loài động thực vật ở Lyon khá ít
-Về mảng không gian xanh, Thành phố lyon quản lý:
400 ha không gian xanh,
Công viên, vườn và điểm trang trí hoa,
Vườn thực vật và vườn thú
Diện tích không gian xanh bình quân là từ 8-9m2
không gian xanh/người nếu xét trên địa bàn của
thành phố Lyon Trường hợp xét trên quy mô toàn
Cộng đồng đô thị Lyon, tỷ lệ này là 100m2 không gian
xanh/người
Trang 32QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Nhận xét và trao đổi
Học viên: Vấn đề quản lý, nguồn kinh phí và đơn vị
thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống cây
xanh đường phố và các không gian xanh ở CĐĐT
Lyon
Ông Ségur: Đối với cây xanh đường phố: Việc quản
lý 80.000 cây xanh đường phố hiện nay hoàn toàn
thuộc thẩm quyền của CĐĐT Lyon Cộng đồng đầu tư
về mặt tài chính, cấp kinh phí cho công tác trồng mới,
thay thế và duy tu bảo dưỡng cây xanh Để thực hiện
các công việc này, Cộng đồng sẽ ký hợp đồng với các
đơn vị tư nhân bên ngoài
Ở CĐĐT Lyon đã thực hiện cuộc khảo sát ý kiến xem
người dân thích đến các không gian xanh nào Kết
quả: người dân có nhu cầu đối với tất cả các loại hình
không gian xanh Họ thích vào các không gian xanh
nhỏ gần nhà mình, đến những công viên lớn và đi ra
các không gian tự nhiên ven đô thị Do đó, các loại
hình không gian xanh mang tính chất bổ sung cho
nhau để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Học viên: Không gian xanh là gì? Diện tích bao nhiêu
được tính là không gian xanh? Thẩm quyền ban hành
chính sách quản lý về không gian xanh?
Ông Ségur: Không gian xanh là phần diện tích được
phủ xanh (bằng cây, cỏ) trên mặt đất Tất cả các diện
tích từ lớn đến nhỏ (vài mét vuông) đều được tính vào
diện tích không gian xanh
Luật do cấp quốc gia ban hành chỉ quy định chung, tác
động rất ít đến các địa phương Từng thành phố sẽ
ban hành chính sách riêng về phát triển, quản lý, duy
tu bảo dưỡng không gian xanh trên địa bàn của mình
và thực hiện chính sách đó Để đảm bảo sự hài hòa
về cảnh quan trên toàn địa bàn của mình, CĐĐT Lyon giữ vai trò điều phối giữa các thành phố Ví dụ việc xây mới công viên hay không gian xanh trên quảng trường ở thành phố thường kèm trong một dự án quy hoạch đô thị, vấn đề này thuộc thẩm quyền của CĐĐT Lyon, khi làm xong dự án, chính quyền Cộng đồng sẽ giao công viên lại cho chính quyền thành phố quản lý
Học viên: Trường hợp các hàng cây hai bên đường
hay hai bên bờ kênh rạch có tán lá giao nhau thì phần diện tích được các hàng cây che mát có tính vào diện tích không gian xanh hay không?
Ông Ségur: Vì không gian xanh là phần diện tích
được phủ xanh trên mặt đất, do đó, phần diện tích được che mát bởi tán cây trên mặt đất không được tính vào diện tích không gian xanh
Học viên: Ngoài ngân sách của các cấp chính quyền,
còn nguồn kinh phí nào khác (ví dụ của người dân, các công ty tư nhân đóng góp…) dành cho công tác duy tu bảo dưỡng không gian xanh hay không?
Ông Ségur: Kinh phí duy tu bảo dưỡng không gian
xanh chủ yếu vẫn được lấy từ ngân sách của chính quyền các cấp Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ là
có sự tham gia của người dân hoặc các đơn vị khác đóng góp
Ví dụ trong khu dân cư nhỏ, người dân lập ra hội để
tự bảo dưỡng công viên trong khu dân cư của mình Trường hợp ngoại lệ khác là trong khu vực có một
hồ lớn được tự do bơi lội, khi nhiều người đến chơi
sẽ phát sinh một số hoạt động thương mại để đáp
3 6 6 7 8 9 8 7 4 2 2 sunny hours
ral humidity [%]
maximum temperature [ o C]
minimum temperature [ o C]
precipitation [mm]
days with precipitation
Trang 33QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
ứng nhu cầu cho những người này nên một phần lợi
nhuận từ các hoạt động thương mại sẽ được đóng
góp cho việc duy tu bảo dưỡng khu vực hồ Trên đây
chỉ 02 trường hợp rất cá biệt, phần lớn kinh phí duy
tu bảo dưỡng không gian xanh là của ngân sách nhà
nước
Trong các không gian tự nhiên thường có những
bảng chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích dành cho việc
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ em Kinh phí
làm các bảng chỉ dẫn này do chính quyền các cấp
đầu tư nhưng việc giảng dạy, hướng dẫn thường do
những người từ các Hội thực hiện (như Hội bảo vệ
thiên nhiên, Hội bảo vệ môi trường…)
Tại các công viên trong đô thị cũng có thể tổ chức các
lối đi với những bảng hướng dẫn, giải thích để thông
qua đó tuyên truyền, giáo dục cho những người đến
tham quan về môi trường tự nhiên (tầm quan trọng,
sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên…)
Học viên: Ai có quyền quyết định trong việc thiết kế,
trang trí hoa tại các khu vườn, công viên, điểm trang
trí hoa? Tiêu chí phân loại vườn, công viên? Cơ sở
quy hoạch vị trí xây dựng công viên?
Ông Ségur: Việc trang trí hoa trong các vườn, công
viên, điểm trang trí hoa thuộc thẩm quyền của từng
thành phố
Không có quy định về quy mô diện tích để phân loại
là vườn hay công viên mà thông thường chỉ gọi tên
theo thông lệ: vườn nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét
vuông, vườn lớn từ vài ngàn mét vuông đến vài
héc-ta, công viên từ 10ha trở lên
Theo tính toán, tầm ảnh hưởng của một công viên
khoảng 300m nên về nguyên tắc, trong các quy
hoạch sẽ cố gắng phân bổ công viên rải đều khắp địa
bàn để người dân ở bất kỳ nhà nào cũng có thể đến
được công viên trong vòng 300m Một số khu vực do
chưa có không gian xanh nên cần tạo thêm Đây là quy hoạch dài hạn, 5, 10, 20 năm hoặc dài hơn nữa
Ở Lyon, một công viên sẽ được xây dựng trên nền của một doanh trại quân đội đã bị bỏ hoang từ hơn 20 năm nay sau gần 20 năm đàm phán với Chính phủ, chủ sở hữu của khu đất đó Cộng đồng đô thị Lyon
đã chứng minh cho Chính phủ thấy được lợi ích của việc tạo ra một lá phổi xanh cho một khu vực không
có không gian xanh Kinh phí thực hiện công viên này
sẽ do Thành phố Lyon và Cộng đồng đô thị Lyon đóng góp Sau khi thực hiện xong, Thành phố Lyon sẽ chịu trách nhiệm quản lý, duy tu
2 Vai trò chiến lược của không gian công cộng
và không gian xanh trong chính sách phát triển đô thị
a) Lịch sử
Từ nửa đầu thế kỷ 19 trở về trước: người ta quan niệm đô thị tập trung ở một nơi với mật độ cao và không gian tự nhiên nằm ngoài đô thị
Từ nửa sau thế kỷ 19: bắt đầu có xu hướng đưa không gian tự nhiên vào đô thị để tạo sự cân bằng cho đô thị trong quá trình phát triển Các hình thức phát triển không gian xanh: trồng cây hai bên bờ sông tạo thành lối đi dạo, dọc theo các đại lộ, ở quảng trường…Ngay
từ thời kỳ này, nhiều tài liệu đã có giải thích lý do phải đưa không gian tự nhiên vào đô thị Đó là vì các lợi ích về môi trường, về xã hội và về kinh tế, 3 yếu tố này ngày nay chính là 3 trụ cột của phát triển bền vững Từ nhận thức đó, việc trồng cây xanh đã được
tổ chức trồng rất tốt, cả về số lượng lẫn chất lượng (bằng chứng là sau hơn 150 năm, nhiều cây được trồng từ thế kỷ 19 vẫn còn sống đến ngày nay) Ngoài
ra, về mặt tổ chức, các cơ quan trồng cây, quản lý cây xanh, quản lý đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật
là một nên việc thực hiện các công việc được phối hợp hài hòa
Trang 34QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Sinh thái
Có sựsống Có sựsống
Bền vững
Xã hội
Cân bằng
Kinh tế
Quảng trường Bellecour năm 1860
Đại lộ Croix Rousse năm 1880
Bến tàu Neuville khoảng năm 1900
Đường Verdun khoảng năm 1900
Thế kỷ 20: Không gian xanh, cây xanh có nhiều mất
mát Lý do chủ yếu:
Giá trị được theo đuổi vào thế kỷ 20 không còn là sự
cân bằng giữa đô thị và thiên nhiên mà ưu tiên cho
các lợi ích kinh tế, giao thông, nhất là giao thông xe
hơi, do đó, nhiều không gian xanh đã bị phá bỏ để làm
đường, mở rộng đường và làm chỗ đậu xe…
Trong công tác quản lý bắt đầu có sự chuyên môn
hóa, mỗi ngành chỉ lo phần việc của mình và thiếu
sự phối hợp hài hòa Từ đó, dẫn đến các không gian
xanh bị xâm hại và giảm đi đáng kể
Trang 35QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Đô thị ngày càng được mở rộng, do đó nó tạo áp lực lên không gian tự nhiên và nông nghiệp, như trong bản
đồ bên dưới
… và hiện nay Đường Verdun khoảng năm 1900
Trang 364X\ÿӏQKU}FiFKjQKÿӝQJFDQWKLӋSYjRNK{QJJLDQWӵQKLrQ
&k\[DQKÿѭӡQJSKӕ
0ӝWWURQJFiFPөFWLrXOjEҧRYӋYjSKiWWULӇQFk\[DQKÿ{WKӏĈӇÿҥWÿѭӧFPөFWLrXQj\KDLKjQKÿӝQJFKtQKÿmÿѭӧFÿӅ[XҩW
%ҧRYӋFk\[DQKFӫDWѭQKkQ
.KX\ӃQNKtFKWUӗQJFk\WURQJFiFGӵiQÿ{WKӏ
*LDLÿRҥQEҳWÿҫXFyVӵOLrQNӃWJLӳDFiFFKtQKViFKYӅÿ{WKӏWKHRÿyNK{QJWULӇQNKDLUӡLUҥFWKHRWӯQJQJjQKNK{QJFyFiFFKѭѫQJWUuQKFKtQKViFK ULrQJ YӅ QKj ӣ JLDR WK{QJ Fk\ [DQK NK{QJJLDQ[DQK« PjNӃWKӧSFKXQJWURQJFKѭѫQJWUuQKFKtQKViFK0{KuQKÿ{WKӏSKiWWULӇQWKHRKѭӟQJÿDWUXQJWkPÿDFKӭFQăQJFiFWUXQJWkPQӕLYӟLQKDXEҵQJKjQKODQJJLDRWK{QJOӟSÿӋPFKX\ӇQWLӃSWӯNKXÿ{WKӏQj\VDQJNKXÿ{WKӏNKiFOjYQJNK{QJJLDQ[DQKWӵQKLrQ
-
Trang 37&iF K͟ WKͩQJ OͳQ OLrQ
N͗WYͳLQKDX 0̹QJÓͳLOLrQN͗WNK{QJJLDQWΉQKLrQNK{QJ JLDQQ{QJQJKL͟SYjNK{QJJLDQF̻QKTXDQ
Trang 38QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Bản đồ bảo vệ không gian tự nhiên và đất nông nghiệp được đưa vào tài liệu quy hoạch đô thị Việc có được bản đồ chính xác sẽ giúp xác định được đặc điểm của từng khu đất để có cách bảo vệ khi cần thiết
Armature verte et territoire urbain
et de découverte
Sơ đồ liên kết địa bàn
Enveloppe verte Contour sites d’enjeux pour
un projet PENAP (Protection des espaces naturels et agricoles périurbains sur le territoire du Scot de l’agglomération lyonnaise)
Liên kết xanh ở Cộng đồng đô
thị Lyon Không gian xanh và địa bàn đô thị Mạng lưới không gian vui chơi và giải trí
Mảng xanh Các địa điểm quan trọng trong dự án bảo vệ không gian
tự nhiên và nông nghiệp ven đô trong phạm vi đồ án quy hoạch chung Cộng đồng đô thị Lyon
Trang 39WKjQKSKӕVӁFyQKLӅXPҧQJ[DQKKѫQYjWUӣWKjQKÿ{WKӏ[DQKWKұWVӵ
4XDQWkPÿ͗QFk\[DQKYjF̻QKTXDQWURQJFKL͗QÓͻFTX\KR̹FKÿ{WKͣ
Trang 40QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Dự án cửa ngõ tương lai của thành phố
Nguồn: Xavier Depaule
Các công viên, khu vườn và không gian xanh được kết nối với nhau bằng các lối đi dạo xanh và đường giao thông chủ yếu dành cho phương tiện giao thông mềm
Các lối đi dạo xanh
... data-page="6">QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
25 PHẦN – CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KHÔNG GIAN XANH VÀ CÂY... data-page="38">
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Bản đồ bảo vệ không gian tự nhiên đất nông nghiệp đưa vào tài liệu quy hoạch thị Việc... class="page_container" data-page="23">
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN XANH, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Những tồn thách thức việc
quản lý, trì phát triển hệ thống cơng viên,