1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Đề tài tìm hiểu về đạo Công giáo - Tin lành trong văn hóa Hàn Quốc

19 6,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Không phải lúc nào Hàn Quốc cũng là vùng đất tốt cho mầm ươm Phúc Âm. Mặc dù Cơ Đốc giáo được thành lập trên đất nước Hàn Quốc năm 1784, mãi đến thế kỷ 20, sau gần hai trăm năm với những nỗ lực đầy cam go, con số tín hữu Cơ Đốc mới trở nên đáng kể trong thành phần dân số. Như thế, tại sao, sau khởi đầu không mấy thuận lợi, Cơ Đốc giáo trở nên một đức tin được chấp nhận rộng rãi tại Hàn Quốc, trong khi điều này lại không thể xảy ra tại những quốc gia lân cận như Nhật Bản hoặc Trung Quốc? Để tìm câu giải đáp cần phải xem xét đến những yếu tố phát triển trong văn hoá, chính trị và lịch sử đã khiến dân tộc Hàn trở nên khác biệt với các lân bang. Điều này lại dẫn đến tra vấn thứ hai: Trong hai trăm năm qua Cơ Đốc giáo đã ảnh hưởng như thế nào trên xã hội Hàn Quốc?

Trang 1

LUẬN VĂN

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO – TIN LÀNH TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC.

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

A CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khái quát chung về đạo Công Giáo – Tin Lành

1 Nguồn gốc và những điểm giống nhau

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, hy sinh trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước Những người theo đạo Kitô tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các

dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo

Rôma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách(Protestantism) Tính

chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới)

Công giáo là thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo Nó

có xuất xứ từ chữ Hi Lạp καθολικος có nghĩa "chung" hay "phổ quát" Trong tiếng

Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng để dịch

chữ καθολικος, Catholica (Catholique), với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc

gia nào Ngoài ra, Công giáo tại Việt Nam còn được gọi là đạo Gia Tô, Thiên Chúa giáo hoặc Kitô giáo

Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một nhóm các giáo phái khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther Tin Lành là đạo ra đời sau, tách ra từ đạo Công Giáo Bởi vì có chung nguồn gốc như vậy, giữa đạo Công Giáo – Tin Lành có nhiều đặc điểm chung

Trang 3

Về mặt lịch sử giáo hội, từ ban đầu chỉ có một giáo hội Từ khi Chúa Giê-su sống lại, về trời trong thế kỷ thứ nhất, các môn đồ Ngài vâng lời Ngài đi ra rao giảng đạo Chúa khắp nơi và có nhiều người tin theo Chúa Những người này họp nhau học lời Chúa, cầu nguyện, thờ phượng Chúa và được gọi là "Christian" nghĩa là người theo Đấng Christ hay người theo Chúa Cơ Đốc, mà ngày nay gọi ngắn lại là Cơ Đốc Nhân Vậy ban đầu chỉ có Cơ Đốc Giáo mà thôi

2 Những điểm khác nhau

Vấn đề khác biệt lớn nhất giữa niềm tin Thiên Chúa Giáo và niềm tin Tin Lành là vấn đề con người có nhờ công đức mà được sự cứu rỗi hay không Niềm tin Tin Lành tin rằng con người được cứu hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Chúa Giê-su mà không nhờ một chút nào vào công đức của bản thân người đó, nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu cho mình mà thôi

Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giê-su chết thay cho tội lỗi con người, nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa

Ngoài ra có rất nhiều sự khác nhau trong giáo điều, giáo lý:

Kinh Tin nhận tất cả 64 quyển Kinh

Cựu Ước

Chỉ tin nhận 39 quyển

Cơ sở pháp

Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng

Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất

Sinh hoạt

tôn giáo

Sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn

Chỉ sử dụng Kinh Thánh

Trang 4

Đức Mẹ

Ma-ri-a

Mẹ của Thiên Chúa  đề cao tôn sùng

Mẹ trần thế của Chúa Kitô

 tôn trọng, không tôn sùng thờ lạy

Thánh Đề cao tôn sùng Kính trọng và noi gương các

Thánh, không đề cao, tôn sùng

Hành hương

viếng các nơi

Thánh

Lễ

bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối

bắp tem, phép tiệc Thánh, một

số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa

lễ rửa tội: vẩy nước + đặt tên Thánh

Bắp tem: dìm mình dưới nước

Xưng tội Qua linh mục Chỉ xưng tội với Chúa

Cầu nguyện Kinh nguyện soạn sẵn hai bài chung là Kinh Lạy Cha

và Kinh Tin Kính + tự cầu nguyện

Khi

cầu nguyện

Sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh

Không sử dụng

Thờ Hình tượng và ảnh Không thờ hình tượng

Lễ Bắt buộc, rất được coi trọng Không bắt buộc

Nhà thờ Họa tiết cầu kì, có Thánh quan

thầy bảo hộ

kiến trúc hiện đại, chỉ đặt Thập tự giá

Cơ quan

trung ương

Giáo Triều Vatican Không có

Trang 5

Cơ chế

Phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng

dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo

cơ chế đại cử tri

Hàng giáo

phẩm

Theo thứ tự trên dưới: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…

Chỉ có Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự

Hàng giáo

phẩm

Độc thân, có thần quyền rất lớn Được lập gia đình, không có

thần quyền

Dòng tu Nam, nữ, chia theo quy chế địa

phận

không duy trì dòng tu nào

B TÌM HIỂU ĐẠO CÔNG GIÁO – TIN LÀNH Ở HÀN QUỐC

I Quá trình du nhập Đạo Công Giáo - Tin Lành vào bán đảo Triều Tiên:

1 Công Giáo

Làn sóng truyền giáo của đạo Thiên Chúa đã đến Hàn Quốc vào thế kỉ 17, khi những bản sao của các tác phẩm của nhà truyền giáo Matteo Ricci viết bằng tiếng Hán được mang từ Bắc Kinh đến cho hoàng đế Trung Hoa như một vật phẩm cống nạp Cùng với học thuyết về tôn giáo, những quyển sách này còn có cả những mặt học thuật của phương Tây như lịch theo mặt trời và những vấn đề khác thu hút

sự chú ý của các học giả thời Choson của Silhak, tức là trường học Thực tiễn Năm

1783, Công Giáo bắt đầu được rao giảng và phổ biến trong các thành phố và làng mạc

2 Tin Lành

Trang 6

Xuất hiện từ 1832 nhưng mãi đến năm 1884 mới thực sự bắt đầu du nhập vào Hàn Quốc Năm 1884, Horace N Allen, một bác sĩ người Mỹ và là nhà truyền giáo của Hội Trưởng lão đã đến Hàn Quốc Horace G Underwood thuộc cùng môn phái và Henry G Từ thời điểm đó, Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nước ngoài, đặc biệt các nước phương Tây Sau đó những người phương Tây có thể đến buôn bán và cư trú hợp pháp tại “Đất nước Ẩn sĩ” này Từ đây người dân Hàn cũng bắt đầu giao tiếp với người nước ngoài và những người truyền giáo được phép tới Hàn Quốc truyền đạo Appenzeller là nhà truyền giáo của Hội Giám lý cũng đã từ Mý đến vào năm sau Sau đó là những đại biểu khác của đạo Tin Lành cũng đã đến Hàn Quốc

II Quá trình phát triển của đạo Công Giáo – Tin Lành ở Hàn Quốc

Những quyển sách của Ricci ngay tức khắc gây ra những tranh luận học thuật Vào đầu thế kỷ 17, Yi Su Gwang, một học giả cung đình, và Yu Mon Gin, một quan thượng thư, viết những bài phê bình gay gắt chỉ trích các tác phẩm của Ricci Suốt trong hai thế kỷ kế tiếp, làn sóng phê bình học thuật nhắm vào đức tin

Cơ Đốc không hề suy giảm

Năm 1784 Lee Seung Hoon nhận tên thánh Peter Lee Seung Hoon đã làm lễ rửa tội ở Bắc Kinh rồi trở về nước, lập nhà thờ Công giáo đầu tiên của Hàn Quốc, Thiên chúa giáo chính thức vào Hàn Quốc với tư cách là một tôn giáo sau khi nhà thờ được xây dựng nên nhưng đã trải qua thời kỳ đầu vô cùng khó khăn Năm

1791, bắt đầu sự kiện Yoon Ji Chung là giáo dân ở Jinsan thuộc vùng Ho Nam làm đám tang của mẹ theo kiểu Thiên chúa giáo đã châm ngòi và khởi đầu cho sự đàn

áp Thiên chúa giáo Đặc biệt, sau khi vua Jeong Jo (Chính tổ, 1752-1800) đời thứ

22 của triều đại Joseon, là người ủng hộ Tây học băng hà thì các vua tiếp theo của Joseon đã ngược đãi Thiên chúa giáo

Trang 7

Những người truyền bá đạo Thiên chúa ở Joseon như giáo chủ Angper và mục sư Joo Mun Mo đều bị tử hình Mặc dù có những đàn áp khốc liệt như vậy nhưng tín dồ Thiên chúa giáo vẫn không ngừng gia tăng

Xã hội Joseon vốn có sự phân biệt đối xử nam nữ hà khắc, rào cản thân phận tạo khoảng cách lớn của tư tưởng Nho giáo thì giáo lý Công giáo chỉ rõ:

“Trước thần thánh, không có chuyện phân biệt nam nữ, không có thường dân và quý tộc yangban mà tất cả đều bình đẳng” đã được xem như nguồn hy vọng mới

Thất bại ban đầu (1593 – 1784)

Không phải lúc nào Hàn Quốc cũng là vùng đất tốt cho mầm ươm Phúc Âm Mặc dù Cơ Đốc giáo được thành lập trên đất nước Hàn Quốc năm 1784, mãi đến thế kỷ 20, sau gần hai trăm năm với những nỗ lực đầy cam go, con số tín hữu

Cơ Đốc mới trở nên đáng kể trong thành phần dân số Như thế, tại sao, sau khởi đầu không mấy thuận lợi, Cơ Đốc giáo trở nên một đức tin được chấp nhận rộng rãi tại Hàn Quốc, trong khi điều này lại không thể xảy ra tại những quốc gia lân cận như Nhật Bản hoặc Trung Quốc? Để tìm câu giải đáp cần phải xem xét đến những yếu tố phát triển trong văn hoá, chính trị và lịch sử đã khiến dân tộc Hàn trở nên khác biệt với các lân bang Điều này lại dẫn đến tra vấn thứ hai: Trong hai trăm năm qua Cơ Đốc giáo đã ảnh hưởng như thế nào trên xã hội Hàn Quốc?

Những tương đồng với truyền thống Hàn Quốc

Các giáo hội Hàn Quốc biết cách sử dụng truyền thống Hàn Quốc Không giống Trung Quốc hay Nhật Bản, người Hàn theo đạo Shaman đã có sẵn một khái niệm độc thần về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá mà họ gọi là Hwan-in (Hoàn Ấn) hoặc Haneu-nim (sau này cũng gọi là Hana-nim) Theo truyền thuyết xa

xưa, Hwan-in có một con trai tên Hwan-ung, năm 2333 TCN người này sinh một con trai đặt tên là Tangun (Đoạn Quân) Tangun là người thành lập nước Hàn,

Trang 8

cũng theo chuyện kể, Tangun dã dạy người dân biết những điều căn bản về văn minh trong suốt thời trị vì của ông kéo dài một ngàn năm Cũng xuất hiện vài dị bản từ truyền thuyết này, một trong số đó kể rằng Tangun được sinh ra bởi một nữ đồng trinh – dù chuyện kể có thể là một sự thêm thắt sau này Hiện nay vẫn có một

số nhà thần học cố gắng giải thích khái niệm Cơ Đốc về giáo lý Ba Ngôi theo ngôn

từ của ba đặc tính thần linh của truyền thuyết Tangun Dù chỉ là truyền thuyết, điều này lại là một chuẩn bị tốt về mặt tâm lý giúp người dân Hàn chấp nhận giáo lý

về Chúa Jesu hoá thân thành người (incarnation).

Ngoài ra, kết hợp các nghi lễ Shaman để cầu các thế lực siêu nhiên giúp cho các tín đồ có thêm sức khỏe và nhận được nhiều phúc đức

Thiện cảm trong giới khoa bảng - Trường Shilhak

Dù vậy, vẫn có một số học giả có thiện cảm với Cơ Đốc giáo Các thành viên của trường Shilhak (học đi đôi với hành) rất tâm đắc với điều họ nhìn nhận là

những giá trị của quyền bình đẳng trong Cơ Đốc giáo Ủng hộ một cấu trúc xã hội dựa trên tài năng chứ không phải trên nguồn gốc gia đình, các học giả trường Shilhak (thường bị chống đối gay gắt bởi giới cầm quyền) nhận ra Cơ Đốc giáo cung ứng một nền tảng ý thức hệ cho niềm tin của họ Như vậy, khi Công giáo được thành lập năm 1784, đã có sẵn một thành phần trí thức ủng hộ tôn giáo này –

sự ủng hộ này là nhân tố căn cốt cho sự phát triển đức tin Công giáo trong thập niên 1790 Một nghiên cứu tiến hành năm 1801 chỉ ra rằng có đến 55% tín hữu Công giáo có mối quan hệ gia đình với trường Shilhak Rõ ràng là nhân tố quan trọng đầu tiên kích hoạt sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo là thiện cảm của một thiểu

số thuộc thành phần tinh hoa có học thức của xã hội Hàn Quốc

Quyền Lãnh đạo của Tín hữu

Trang 9

Nhân tố quan trọng thứ hai là Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc khởi đầu như là

một phong trào tín hữu (lay) tự phát tại địa phương mà không hề bị áp đặt bởi một

hệ thống giáo phẩm từ nước ngoài

Nhà nguyện Công giáo đầu tiên được thành lập năm 1784 tại Bình Nhưỡng bởi Lee Seung Hoon, một nhà ngoại giao đã chịu lễ rửa tội tại Bắc Kinh Năm 1786, Lee tiến hành thành lập một hệ thống các linh mục tình nguyện (lay-priest) Mặc dù hệ thống này bị đình chỉ bởi Vatican (năm 1789) với lý do sự bổ

nhiệm linh mục tình nguyện là vi phạm luật giáo hội (Canon Law), sự kiện cần ghi

nhớ là Cơ Đốc giáo được truyền bá vào Hàn Quốc bởi những tín hữu bản địa, không phải bởi các chức sắc ngoại quốc

Cộng đồng Kháng Cách thành lập trường học

Đức tin Kháng Cách được truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 bởi hai nhà truyền giáo người Mỹ: Henry Apenzeller thuộc Giáo hội Giám Lý và Horace Underwood thuộc Giáo hội Trưởng Lão Đặc biệt quan tâm đến công tác phổ biến Kinh Thánh (đã được dịch sang tiếng Hangul từ năm 1881 đến năm 1887 bởi Mục sưJohn Ross, một nhà truyền giáo người Tô Cách Lan tại Mãn Châu) những nhà tiên phong Kháng Cách thiết lập các cơ sở giáo dục tại Hàn Quốc Trường Paejae (배배배배배배) dành cho nam sinh thuộc Giáo hội Trưởng Lão thành lập năm 1885, còn Giáo hội Giám Lý mở trường Ehwa (배배배배배배배배) - nay

là Đại học Phụ nữ Ehwa - dành cho nữ sinh vào năm kế tiếp Cùng với nhiều ngôi trường khác được thành lập sau đó, hai cơ sở giáo dục này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng mau chóng của đức tin Kháng Cách trong vòng đại chúng, đến đúng thời điểm đã giúp đức tin Kháng Cách vượt qua Công giáo để trở nên tiếng nói lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc Cũng trong giai đoạn này

số lượng phụ nữ biết chữ tăng cao, trước đó họ không được hưởng được gì từ hệ thống giáo dục của đất nước

Trang 10

Sử dụng chữ Hàn

Tín hữu Cơ Đốcsử dụng tiếng Hàn và loại chữ viết Hangul dễ học để có thể truyền bá đức tin của mình ra bên ngoài giới khoa bảng (chỉ sử dụng ngôn ngữ bác học là chữ Hán) Dù còn nhiều điều cần phải bàn về chữ Hangul, Giáo hội Công giáo là cộng đồng đầu tiên chính thức công nhận giá trị của nó Đầu thập niên

1780, những phần của sách Phúc Âm bằng chữ Hangul bắt đầu xuất hiện; các sách giáo lý như cuốn Chuyo Yogi được ấn hành trong thập niên 1790 và khoảng thập niên 1800 một thánh ca Công giáo cũng được xuất bản

Năm 1887, John Ross, nhà truyền giáo Trưởng Lão đến từ Scotland hoàn tất công cuộc dịch thuật Kinh Thánh sang tiếng Hàn, ngay lập tức các nhà lãnh đạo Kháng Cách tập trung vào nỗ lực phổ biến Kinh Thánh rộng rãi cho người dân Hàn

Gắn bó với tinh thần dân tộc Hàn

Có lẽ nhân tố quan trọng nhất giúp Cơ Đốc giáo được chấp nhận rộng rãi tại Hàn Quốc là nhiều tín hữu Cơ Đốc đã gắn bó với chính nghĩa đấu tranh cho dân tộc Hàn trong thời kỳ đất nước này bị Nhật Bản chiếm đóng (1905–1945) Khi ấy, người dân phải chịu đựng nhiều thống khổ; có đến bảy triệu người bị lưu đày hoặc

bị trục xuất khỏi quê hương cùng lúc với một chiến dịch có hệ thống nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của bản sắc dân tộc và văn hóa Hàn Đến năm 1938, ngay cả tiếng Hàn cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật

Ngày 1 tháng 3 năm 1919, một hội nghị gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và giới chuyên môn đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập Dù hội nghị được tổ chức bởi những nhà lãnh đạo của đạo Chondogyo, 15 trong số 33 chữ ký là của những người thuộc cộng đồng Kháng Cách – nhiều người bị bắt giữ sau đó Năm 1919 chứng kiến sự ra đời của Ulmindan ("Đạo quân Người Công chính") với thành

Trang 11

phần chính là Công giáo, và sự thành lập chính phủ lưu vong đặt cơ sở tại Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Lee Seung Man , một tín hữu Giám Lý Song tác nhân chính giúp nối kết Cơ Đốc giáo với tinh thần yêu nước trong mắt người dân Hàn là

sự kiện nhiều tín hữu Cơ Đốc dám từ khước thờ lạy Thiên hoàng Nhật Bản, một điều bắt buộc trong thập niên 1930 Mặc dù tín hữu Cơ Đốc khước từ thờ lạy Thiên hoàng dù phải chịu tù đày vì cớ xác tín tôn giáo hơn là chính trị, nhiều người dân Hàn nhìn xem điều này như là sự biểu thị mạnh mẽ lòng yêu nước và sự đề kháng chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản

Sự phát triển không ngừng của Cơ Đốc giáo ở Hàn Quốc :

Số lượng tín hữu phát triển không ngừng, chiếm 10% dân số (2010) và hướng đến đạt 20% dân số theo đạo Cơ Đốc giáo 2020

Theo thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, số tín hữu công giáo tại nước này vẫn tiếp tục gia tăng Năm 2010, có thêm 140,644 người được rửa tội So với những năm trước, con số này có phần sút giảm Tính cho tới ngày 21 tháng 12 năm 2010, tổng số người công giáo Nam Hàn là 5 triệu 202 ngàn 589 người, tức chiếm khỏang 10 phần trăm dân số

Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, nhấn

mạnh rằng chỉ trong vòng 10 năm số tín hữu công giáo Nam Hàn từ 3 triệu đã vọt lên 5 triệu Và hiện nay Giáo Hội đang thực hiện chương trình ”Rao giảng Tin Mừng 20-20”, để từ nay cho tới năm 2020 số tín hữu công giáo đạt 20% tổng số dân

Bằng chứng là hiện nay có tới 30% người Hàn Quốc là Kitô hữu Đương kim tổng thống Lee Myoung Bak là tín hữu tin lành trưởng lão Trong khi cố tổng thống Kim Dae Jung, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì các dấn thân cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Hàn, là phật tử nhưng năm 1956

Ngày đăng: 21/05/2014, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w