1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô đồng yên và sự tác động đến nền kinh tế nhật bản từ năm 2021 đến năm 2023

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

1.1.5.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ: 5 công cụ cơ bản đang lưu thông trên thị trường tiền tệ đó là tín phiếu kho bạc, kỳphiếu ngân hàng, chứng chỉ tiết kiệm, thương phiếu

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỒNG YÊN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2023

5 Bùi Thị Xuân Quyên 2253440007

6 Nguyễn Thị Kim Hòa 2253440081

7 Đỗ Thục Hân 2253440030

8 Phạm Minh Anh 2253440109

Lớp: 22ĐHNL02 – 010100010501

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vĩnh Hằng

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT 3

1.1 Thị trường tiền tệ 3

1.2 Chính sách tiền tệ 5

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 7

CHƯƠNG 2: ĐỒNG YÊN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG YÊN 8

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đồng Yên Nhật 8

2.2 Chính sách tiền tệ của Nhật Bản 2021 – 2023 9

2.3 Tác động của đồng Yên đến thị trường tiền tệ Châu Á 12

2.4 Tác động của đồng Yên đến nền kinh tế Nhật Bản 15

2.5 Tác động của đồng Yên đến nền kinh tế Việt Nam 18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC 19

3.1 Giải pháp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 19

3.2 Đánh giá thị trường tiền tệ của Nhật Bản giai đoạn 2021 – 2023 19

3.3 Rút ra bài học cho Việt Nam 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 23

PHẦN 3: KẾT LUẬN 24

PHẦN 4: DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Đồng Yên Nhật Bản 8

Hình 2.2: Biểu đồ FED tăng lên 75 điềm 12

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ giá ngoại tệ niêm yết theo ngân hàng Vietcombank ngày 8/11/2022 13

Hình 2.4: Biểu đồ chỉ số thị trường Chứng khoán (Stock Market Indexes) 15

Hình 2.5: Biểu đồ so sánh lạm phát của Nhật Bản với Mỹ, Anh, Đức 15

Hình 2.6: Biểu đồ tỉ lệ lạm phát của Nhật Bản 1960-2020 16

Hình 3.1: Biểu đồ một số đồng tiền Châu Á giảm so với USD cuối năm 2021 (%) 20

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ giá Yên Nhật/VNĐ trong năm 2022 21

Hình 3.3: Biểu đồ nhận định đồng Yên Nhật quý I/2023 22

Trang 5

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, Nhật Bản luôn là đối tác đầu tư và có giá trị thương mại hàng đầu đối với các doanh nghiệp trên thế giới Vì thế, tỷ giá đồng Yên và nền kinh tế của Nhật Bản luôn là đề tài nóng hổi được các nhà nguyên cứu và các chuyên gia về tài chính và tiền

tệ quan tâm Hiểu được nhu cầu đó, nhóm chúng em chọn đề tài “ĐỒNG YÊN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2023”

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu về đồng Yên Nhật trong năm 2021 đến năm 2023 ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ tại Nhật Bản Chỉ ra tác động của thị trườngtiền tệ và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Nhật Bản Giải pháp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản như thế nào đối với đồng Yên Nhật và rút ra bài học cho Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp tổng hợp, tìm hiểu thông tin, nguyên cứu, phân tích và tómtắt những cái nhìn tổng quan về đồng Yên và thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ tại Nhật Bản Đưa ra những đánh giá và giải pháp của Nhật Bản một cách tổng thể và khách quan

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT

1.1.Thị trường tiền tệ:

1.1.1.Thị trường tiền tệ là gì ?

Thị trường tiền tệ – Money market là thị trường vốn ngắn hạn ( dưới 1 năm) diễn

ra các hoạt động cung cầu về vốn ngắn hạn như vay vốn ngân hàng, mua bán chứngkhoán, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc Vốn ngắn hạn gồm có các loại giấy tờ cógiá ngắn hạn, có kỳ hạn, rủi ro thấp và tính thanh khoản cao

1.1.2.Chức năng của thị trường tiền tệ:

Thị trường tiền tệ có chức năng là:

 Huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của nhà đầu tư

 Giúp các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư mua bán giao dịch tiền tệ để phát triển tàichính

 Tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính của đất nước thông qua đầu tư chứngkhoán, tài chính, tiền tệ

 Tạo điều kiện lưu thanh toán quốc tế và lưu thông hàng hóa trên thế giới mộtcách dễ dàng

1.1.3.Đặc điểm của thị trường tiền tệ:

Những đặc điểm chính của thị trường tiền tệ đó là:

 Thị trường tiền tệ không có quy định cụ thể và không chịu sự giám sát của bất kỳ

cơ quan, tổ chức nào

 Thị trường tiền tệ mang tính toàn cầu hóa, giao dịch quy mô quốc tế thông quamạng internet là chủ yếu

 Thị trường này tồn tại trong các phòng giao dịch tiền tệ, trong các ngân hàng nhànước và ngân hàng thương mại trên toàn thế giới

 Thị trường là nơi trung gian giữa người vay và bên cho vay là các ngân hàngthương mại

 Thị trường tiền tệ chủ yếu thực hiện giao dịch mua bán những công cụ tài chính

có thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm, luân chuyển vốn ngắn hạn

 Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, mang lại lợi tức, lãisuất, lợi nhuận cho nhà đầu tư

Trang 7

 Nghiệp vụ cơ bản của thị trường tiền tệ là quyền chọn kỳ hạn, đáo hạn, hoán đổi…

1.1.4.Các đối tượng tham gia thị trường tiền tệ:

Các chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có:

 Chính phủ: tham gia với tư các nhà phát hành tín phiếu, nhà quản lý.

 Ngân hàng trung ương: tham gia để điều tiết thị trường.

 Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính: tham gia thị trường để huy động

vốn từ người dân thông qua các gói tiền gửi tiết kiệm, phát hành và mua bán traođổi các giấy tờ có giá trị, chuyển hóa nguồn tiền thành vốn cho các doanh nghiệp,

hộ kinh doanh cá thể thông qua cấp tín dụng

 Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: tham gia thị trường trên cương vị bên có

nhu cầu vốn kinh doanh

 Cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội: tham gia để giao dịch mua bán tiền tệ và cácgiấy tờ có giá hoặc vay vốn để đầu tư kinh doanh

1.1.5.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ:

5 công cụ cơ bản đang lưu thông trên thị trường tiền tệ đó là tín phiếu kho bạc, kỳphiếu ngân hàng, chứng chỉ tiết kiệm, thương phiếu, Kỳ phiếu thương mại:

 Phiếu kho bạc: là chứng khoán nợ ngắn hạn được nhà nước phát hành để lưuthông tiền tệ, cân đối thu chi ngân sách, chống lạm phát và thúc đẩy phát triểnkinh tế sản xuất Loại tín phiếu này có kỳ hạn dưới 1 năm và nhận lãi khi đáohạn

 Kỳ phiếu ngân hàng: là loại chứng khoán kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến

12 tháng được các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phát hành để huyđộng vốn và thực hiện cho vay với đặc điểm là ít rủi ro và không chịu tác độngnếu giá cả thay đổi

 Kỳ phiếu thương mại: kỳ phiếu thương mại sẽ do doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh phát hành, dùng thay thế cho giấy nợ trả cho các đơn vị hoặc cá nhân cungcấp hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp Trong thương phiếu có quy địnhthời hạn trả nợ và lãi suất đến kỳ hạn sẽ được đơn vị trả cả vốn lẫn lãi

 Chứng chỉ tiết kiệm: là công cụ vay nợ ngắn hạn cho ngân hàng bán cho ngườigửi tiền tiết kiệm với lãi suất cố định theo thỏa thuận và khi đáo hạn thì đượchoàn trả hết mệnh giá ban đầu

 Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kếtthanh toán không có thêm điều kiện trong một thời gian nhất định Người trả tiền

có trách nhiệm thanh toán đúng hạn, không được trì hoãn

Trang 8

1.2.Chính sách tiền tệ:

1.2.1.Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng vàngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và pháttriển Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ

1.2.2.Đặc điểm của chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ có thể có đặc điểm như tín dụng thắt chặt hoặc tín dụng nớilỏng Khi FED lo ngại nền kinh tế đang phát triển quá nhanh hoặc giá tăng quá nhanh,FED sẽ thắt chặc các vị thế dự trữ bằng cách ván các chứng khoáng chính phủ để thoátkhỏi tình trạng này Quá trình này được biết đến như rú nguồn dự trữ Trái lại, nếu FEDthấy rằng nền kinh tế tăng trưởng không đủ nhanh hoặc có nguy cơ suy thoái, thì FED

có thể bơm các khoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng, bằng cách mua chứng khoán

từ những trung tâm giao dịch chứng khoán Bằng cách mua thay vì bán chứng khoán,FED sẽ mở rộng, thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng, vì vậy sẽ tạo điều kiện

dễ dàng hơn cho các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu dự trữ và thực giện các khoảnvay mới

1.2.3.Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

 Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền:

Ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình Giá trị đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình

so với ngoại tệ)

 Mục tiêu tạo công việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp:

Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng

 Mục tiêu tăng trường kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trong, nó có thể lòng tin của dân chúng đối với chính phủ Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trein6 đạt được một cách hài hòa

1.2.4.Công cụ của chính sách tiền tệ:

Trang 9

Gồm có 6 công cụ sau:

 Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối vớicác Ngân hàng thương mại Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngânhàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàngthương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ

 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa:

trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của cácNgân hàng thương mại

 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bángiấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gâyảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đếnkhả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảmkhối lượng tiền tệ

 Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chínhsách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượngtiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất

 Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chínhcủa Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chứctín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc cácNgân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế

 Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồngngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác độngmạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Trong chương 1, nhóm đã đi làm rõ thuật ngữ liên quan “thị trường tiền tệ”,

“chính sách tiền tệ” Bên cạnh đó việc làm rõ các công cụ cũng như chức năng, đặcđiểm, công cụ của hai thuật ngữ trên sẽ là tiền đề, hiểu rõ hơn bối cảnh mà nhóm thểhiện ở chương tiếp theo

Trang 10

CHƯƠNG 2: ĐỒNG YÊN NHẬT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG YÊN 2.1.Lịch sử đồng Yên Nhật:

2.1.1.Lịch sử xuất hiện:

Yên theo Nhật Hepburn: biểu tượng: ¥; ISO 4217: JPY là tiền tệ chính thức của

Nhật Bản Đây là đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng ở Nhật Bản Trên thế giới đồngYên là loại tiền được sử dụng trong giao dịch ngoại hối nhiều đứng thứ 3 sau đồng euro

và đồng đôla Mỹ Ra mắt vào năm 1871, các đồng xu 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100yên và 500 yên hiện đang được sử dụng Đối với tiền giấy, sê-ri mới nhất được pháthành vào năm 2004, với các tờ 1.000 JPY, 2.000, 5.000 JPY và 10.000 JPY hiện đang

Trước khi có Minh Trị Duy Tân, những khu vực cát cứ phong kiến của Nhật Bảnđều phát hành tiền riêng của họ, hansatsu với một bộ sưu tập các mệnh giá không nhấtquán Đạo luật tiền tệ mới năm 1871 đã loại bỏ những loại tiền này và thiết lập đồngYên, được định nghĩa lá 1,5 gam vàng hoặc 24,26 gam bạc là đơn vị tiền tệ thập phânmới

Đồng Yên Nhật chính thức được chính phủ Minh Trị thông qua vào ngày 10/5/1871đánh dấu sự khởi đầu của quá trình hiện đại hóa Nhật Bản và mở cửa với phần còn lạicủa thế giới Nhật Bản thông qua tiêu chuần vàng Cựu Hán được thành lập thành cácquận và các xưởng đúc tiền được chuyền thành ngân hàng điều lệ tư nhân Ban đầu, cácngân hàng giữ quyền in tiền cho đến khi thành lập Ngân hàng Nhật Bản vào năm 1882với độc quyền kiểm soát nguồn cung tiền

Hình 2.1: Đồng Yên Nhật Bản

Trang 11

Năm 1949- Sau Thế chiến thứ hai, tỷ giá cố định của đồng đô la được đặt ở mức 360yên thông qua hệ thống Bretton Woods, một phần giúp ổn định giá cả trong nền kinh tếNhật Bản Khi hệ thống này bị bỏ rơi vào năm 1971, đồng Yên đã bị định giá thấp vàđược pháp thả nổi Đồng Yên đã tăng giá lên mức cao nhất 271 Yên mỗi đô la Mỹ vàonăm 1973, sau đó trải qua thời kỳ mất giá và đánh giá cao do cuộc khủng hoảng dầu mỏnăm 1973, đạt giá trị 227 Yên mỗi đô la Mỹ vào năm 1980.

Năm 1957, đồng bạc 100 yên được chính thức đưa vào sử dụng

Năm 1987, Bộ luật liên quan đến đơn vị tiền tệ và phát hành tiền đúc được ban hành Hiện tại tiền yên bao gồm tiền kim loại và cả tiền giấy:

- Tiền kim loại có các mệnh giá: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 100 yên, 500 yên

- Tiền giấy gồm: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên, 10.000 yên

2.2.Chính sách tiền tệ của Nhật Bản giai đoạn 2021- 2023:

2.2.1.Chính sách tiền tệ của Nhật Bản trước giai đoạn Covid:

Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những biến động dữ dội của đồng yên Nhật Bản và

tỷ giá hối đoái của nó với đồng tiền khác từ những năm 1980 đến 2018 Vào những năm

1980, đồng yên thường được giao dịch ở đâu đó trong biên độ từ 200 đến 270 mỗi đô la.Nhưng vào tháng 9 năm 1985, các nền kinh tế phương Tây lớn trên thế giới tập trung tạiNew York và quyết định phá giá đồng đô la, một thỏa thuận được gọi là Plaza Accord.Hiệp định Plaza đã tạo ra một xu hướng tăng giá của đồng yên trong thập kỷ tiếp theokết thúc với tỷ giá hối đoái đạt gần 80 yên so với đồng đô la Đó là mức tăng đáng kinhngạc 184% về giá trị của đồng Yên

Trong khi sức mạnh của đồng yên có lợi cho khách du lịch Nhật Bản và các công tyđang tiến hành M&A tại Hoa Kỳ, thì điều đó lại gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu NhậtBản muốn bán hàng hóa của họ cho người tiêu dùng Mỹ Trên thực tế, sự tăng giá mạnhnày của đồng yên là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành và sau đó

là sự bùng nổ của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản vào cuối những năm 1980, một giaiđoạn kéo theo hơn hai thập kỷ kinh tế đình trệ và giảm phát giá

Với sự bùng nổ kinh tế bong bóng của Nhật Bản, ngân hàng BOJ đã có những biệnpháp chấn hưng kinh tế Năm 1999, họ đã thực hiện chính sách lãi suất 0% (ZIPR: ZeroInterest Rate Policy) để lãi suất qua đêm giảm xuống “mức thấp nhất có thể” nhằm kích

Trang 12

thích ngân hàng cho vay tiền và tăng nhu cầu đi vay với hi vọng thị trường sẽ gia tăngđầu tư, chi tiêu và đảo chiều giảm phát Thế nhưng chưa kịp sử dụng hết lợi ích củachính sách đó thì “bong bóng dot-com” đổ vỡ trên toàn cầu vào giai đoạn 2000-2001 Sự

đổ vỡ làm cho nhiều công ty công nghệ phá sản, giá chứng khoản giảm mạnh, nền kinh

tế lại 1 lần nữa đi vào giảm phát Trong khi đó, lãi suất không thể giảm tiếp được, NhậtBản rơi vào tình trạng ZLB kể từ năm 2001 Hậu quả BOJ đã phải buộc thay đổi vàdùng đến các công cụ phi truyền thống

Qua sử dụng các công cụ phi truyền thống và sự nới lỏng định lượng của BOJ đãmang lại cho Nhật Bản sự ổn định lại nền kinh tế tiền tệ Tăng tưởng nền kinh tế côngnghệ đã khiến cho Nhật Bản của bây giờ có nền công nghệ bậc nhất trên thế giới Giảmbớt chi phí đi vay và cải thiện tình hình tài chính Xuất khẩu tăng 9%, CPI dao động0,5%-1% (tính cho đến 10/2014) Cùng với đó là BOF đưa ra các tiêu chí cho chươngtrình nới lỏng một cách cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều so với những lần trước đã manglại nhiều tích cực hơn tới lạm phát kỳ vọng: cụ thể lạm phát kỳ vọng đã tăng cao hơn

2.2.2.Chính sách tiền tệ của Nhật Bản trong thời kỳ dịch Covid 19:

Nhật Bản với nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu, thế nhưng trải qua thời kì dịchCovid-19 Nhật Bản cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Nhật Bản nói chung

và nền kinh tế chính sách tiền tệ nói riêng Người lao động sụt giảm thu nhập, đặc biệtđối với lao động thời vụ, không có nguồn thu ồn định, làm phía cầu vốn bị sụt giảmnghiêm trọng do các biện pháp giãn các xã hội Điều này làm tăng nguy cơ nợ quá hạnđối với các khoản thế chấp và vay tiêu dùng Các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề suygiảm các hoạt động sản xuất và giảm dòng tiền, nhất là trong các lĩnh vực như ô tô, bán

lẻ và du lịch Những vấn đề thanh khoản của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng với sựbất ổn ngày càng tăng cao đã tác động tiêu cực đến sự hoạt động của thị trường tài chínhtiền tệ

Chứng khoán được hỗ trợ bằng tài sản và các khoản thế chấp đã đóng băng ở nhiềuquốc gia Thị trường giấy tờ thương mại đã gặp nhiều khó khăn ở các thị trường như

Mỹ, Canada và khu vực sử dụng đồng Euro ( nhóm các nước thành viên của Liên minhchây Âu sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức) do những rủi ro không đượcthanh toán tăng cao; thị trường vốn cổ phần (Equity market) gặp nhiều khó khăn, biếnđộng ở hấu hết các loại tài sản; thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đã trải qua một đợt bántháo mạnh, dẫn đến tăng dột biến lãi suất dài hạn (Schaleighf, Shin và Sushko (2020)).Thị trường trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) chịu nhiue62 áp lực và những chênhlệch chủ quyền lan rộng đáng kể trong khu vực sử dụng đồng Euro

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội

và kinh tế của toàn thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng Ở thời điểm hiện tại, NhậtBản đang phải chống đỡ với kịch bản suy giảm chưa từng có tiền lệ, với mức giảm hàngnăm là 27,8% trong giai đoạn từ tháng 4-6/2020 Đại dịch COVID-19 đã tác độngnghiêm trọng đến các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch Thậm chí ngay từ trước thời điểmvirus SARS-CoV-2 bùng phát, tâm lý tiêu dùng tại Nhật Bản đã suy giảm sau đợt tăng

Trang 13

thuế được áp dụng vào tháng 10 năm ngoái Tiêu dùng cá nhân giảm 0,7% trong quýI/2020, đánh dấu quý thứ 2 giảm liên tiếp trong bối cảnh người dân không ra ngoài để ănuống hay vui chơi giải trí nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 Bên cạnh

đó, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 6% trong quý I/2020, trong khi chi tiêu vốn giảm0,5% trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp tạinước này Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế

2.2.3.Chính sách tiền tệ của Nhật Bản hiện nay:

Ngày 10/3/2023, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyênchính sách tiền tệ siêu lỏng và chương trình kiểm soát lợi suất trái phiếu để hỗ trợ cho đàphục hồi của nền kinh tế

Theo đó, kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài 2 ngày, Hội đồng chính sách BoJ đãquyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức - 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ NhậtBản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% Bên cạnh đó, BoJ cũng quyết định duy trìviệc mua vào không giới hạn JGB kỳ hạn 10 năm nhằm bảo vệ mức trần lợi suất tráiphiếu ở mức 0,5%

Quyết định này được hầu hết các nhà phân tích mong đợi, tuy nhiên việc duy trìchính sách tiền tệ đã khiến đồng Yen và lợi suất trái phiếu sụt giảm trong bối cảnh cácnhà đầu tư đặt cược BoJ sẽ điều chỉnh chương trình “đường cong lợi suất” (YCC) tạicuộc họp chính sách cuối cùng của Ngân hàng này dưới thời Thống đốc HaruhikoKuroda

Đồng Yên đã liên tục suy yếu so với đồng USD trong nhiều tháng, khi Cục Dự trữLiên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để chống lạm phát nhưng BoJ vẫn duy trì chính sáchtiền tệ cực kỳ lỏng để bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế mong manh của quốc gia

Theo dự kiến, Giáo sư Kazuo Ueda sẽ giữ chức Thống đốc BoJ từ ngày 9/4 tới, thaycho Thống đốc Haruhiko Kuroda sắp mãn nhiệm Thống đốc tiếp theo của BoJ sẽ phảiđối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là vạch ra lộ trình mới cho Ngân hàngTrung ương này

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng ông Ueda sẽ chưa điều chỉnhngay lập tức chính sách tiền tệ của Nhật Bản Phát biểu trong phiên điều trần tại Hạ việnhôm 24/2, ông Kazuo Ueda khẳng định “việc duy trì chính sách tiền tệ lỏng là thíchhợp” nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2% cho dù chính sách này đangmang lại “nhiều tác dụng phụ”

Quyết định giữ nguyên lãi suất của BoJ được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở NhậtBản đã tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu mà BoJ đã đặt ra Lạm phát tại Nhật Bản đãghi nhận mức cao nhất trong vòng 40 năm qua vào tháng 11/2022 và dự báo sẽ còn tiếptục tăng trong thời gian tới

BoJ là một trong số ít các Ngân hàng Trung ương trên thế giới hiện vẫn giữ chínhsách lãi suất siêu lỏng, trong khi phần lớn các Ngân hàng Trung ương đều nâng mạnh lãisuất để kiềm chế lạm phát và theo kịp tốc độ nâng lãi suất của FED.\

Trang 14

2.3.Tác động của đồng Yên Nhật đến thị trường tiền tệ châu Á:

2.3.1 Tác động tiêu cực:

 Gây khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

Theo trung tâm nghiên cứu của MBS (Công ty Cổ phần chứng khoán MB) - mộttrong 6 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam về những rủi ro khi những đồng tiềnquan trọng của Châu Á bị sụt giá (đồng Yên, đồng Nhân Dân Tệ), ta thấy đồng YênNhật đóng vai trò quan trọng đến thị trường tiền tệ Châu Á, với vai trò gần như là trọngyếu

Cụ thể, nghiên cứu của MBS đã chỉ ra rằng: “Giới quan sát đang cảnh báo rằng thịtrường tài chính châu Á có nguy cơ đối mặt những căng thẳng ở cấp độ khủng hoảng,khi hai trong số các đồng tiền quan trọng nhất của khu vực là đồng Yên của Nhật Bản vàđồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đều lao dốc khi đồng USD ngày càng mạnh lên.Đồng Nhân dân tệ và đồng Yên đều giảm do khoảng cách ngày càng tăng giữa chínhsách tiền tệ “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với xu hướng duy trì tính

ôn hòa ở Trung Quốc và Nhật Bản Trong khi các quốc gia châu Á khác đang viện tớikho dự trữ ngoại hối để giảm thiểu thiệt hại do đồng USD gây ra, sự sụt giá của đồngNhân dân tệ và đồng Yên đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với mọi quốc gia, đedọa tính hấp dẫn của khu vực châu Á vốn được coi như điểm đến ưa thích của các nhàđầu tư mạo hiểm.”

Để cụ thể hơn thì sau đây là một số ảnh hưởng tiêu cực khi đồng Yên bị sụt giảm giátrị đối với nền kinh tế cũng như thị trường tiền tệ Châu Á

Hình 2.2: Biểu đồ FED tăng lên 75 điểm

Tuần trước, đồng Yên đã phá vỡ mốc 145 yên đổi 1 USD lần đầu tiên trong hơn 20năm, sau khi FED công bố nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp trongnăm nay Đồng nội tệ Nhật Bản chỉ phục hồi phần nào sau khi giới chức thông báo sẽ có

Ngày đăng: 23/05/2023, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w