gii quyÕt Nhµ níc n«ng nghiÖp phng híng ph¸p luËt kinh tÕ PAGE Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, Quốc tế hóa, quan hệ Quốc tế giữ[.]
Những vấn đề chung về TTQT
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của TTQT
Trong thời đại ngày nay, mỗi Quốc gia thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực nh: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật Trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ Quốc tế khác tồn tại và phát triển Quá trình tiến hành các hoạt động Quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT trong đó Ngân hàng là trung gian giữa các bên.
"Thanh toán Quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một Quốc gia với tổ chức Quốc tế, thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước liên quan".
Xu hướng không ngừng mở rộng các hoạt động thương mại Quốc tế, hoạt động đầu tư, tài chính Quốc tế đòi hỏi mối quan hệ TTQT giữa các Quốc gia cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để có hiệu quả hơn Khác với hoạt động nội địa, trong quan hệ TTQT không chỉ đòi hỏi các chủ thể tuân thủ những quy định pháp lý Quốc gia mà còn phải tuân thủ những quy định pháp lý, các hiệp định, hiệp ước Quốc tế cũng nh tập quán và thông lệ ở mỗi nước có quan hệ đối tác.
1.1.2/ Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT :
1.1.2.1/ Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho TTQT: Để điều chỉnh các quan hệ trong nước, mỗi nước phải xây dùng cho mình một hệ thống Pháp luật riêng, phù hợp với thể chế, chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển Do vậy mà Luật pháp giữa các nước thường là khác nhau,tuy nhiên khi tham gia hoạt động Quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau nên không thể dùng Luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo Để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các nước trong quan hệ Quốc tế, người ta đã xây dựng một hệ thống Luật pháp thống nhất mang tính Quốc tế để điều chỉnh các hoạt động Quốc tế Sau đây là những văn bản Pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động TTQT đối với các bên tham gia.
* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP).
(Uniform Customs and Pratice for Documentary Credits - gọi tắt là UCP)
Do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo và ban hành.
Bản quy tắc UCP đầu tiên được soạn thảo năm 1933 và được Hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua cùng năm 1933 Nhằm theo kịp sự phát triển của ngoại thương, Khoa học kỷ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, bản quy tắc đã được ICC tu chỉnh 6 lần vào các năm 1951, 1963, 1974, 1983 và lần gần đây nhất là năm 1993, với Ên phẩm UCP 500, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Điểm cần lưu ý là các bản UCP sau ra đời không tuyên bố hủy bỏ các bản trước đó, nên toàn bộ 6 bản UCP vẫn còn nguyên hiệu lực trong TTQT Chính vỳ vậy, các bên liên quan muốn áp dụng bản UCP nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận và nhất thiết phải dẫn chiếu vào hợp đồng thương mại và L/C.
Thực tế, trong các L/C thường dẫn chiếu áp dụng các bản mới nhất và hiện nay là UCP 500 UCP chỉ áp dụng trong TTQT, không áp dụng trong thanh toán nội địa UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất Quốc tế về tín dụng chứng từ Được hầu hết các Quốc gia (hơn 165 Quốc gia) công nhận, trong đó Mỹ và CaNaDa coi UCP là một Bộ luật cấu thành Luật pháp Quốc gia.
* Quy tắc thống nhất về nhờ thu: (Uniform Rules for Collectinons - URC)
Tương tự như UCP, nhằm thống nhất trên phạm vi Quốc tế và nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại Quốc tế, Phòng thương mại Quốc tế (ICC) đã soạn thảo và Ên hành văn bản "Quy tắc và thực hành thống nhất về nhờ thu" (Uniorm Rules for Collectinons - URC) cho đến nay, bản quy tắc này đã được hơn 60 Quốc gia tuân thủ thực hiện trong nghiệp vụ nhờ thu.
Bản URC đầu tiên ra đời từ năm 1956, sau đó được chỉnh sửa vào các năm 1967 và 1978 bản sửa đổi năm 1978 có hiệu lực từ ngày 1/1/1979 với tên gọi" URC 1979 Revison - ICC Publicatinon No 322, gọi tắt URC No.322".
Nhằm đáp ứng sự phát triển của thương mại Quốc tế, trên cơ sở những ý kiến kiến đóng góp, nhận định từ Phòng thương mại Quốc gia, các ngân hàng thường mại ICC đã tiến hành chỉnh sửa một số nội dung của URC No 322 cho phù hợp với tình hình thực tiễn Từ đó ra đời Ên phẩm URC No.522, 1995 Revision, có hiệu lực 1/1/1996, thay thế cho URC No.322.
* Các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu.
Trong thanh toán nói chung (nội địa và Quốc tế), các phương tiện được sử dụng chủ yếu là hối phiếu và séc Trong phạm vi Quốc gia, hầu hết các nước đều có nguồn luật riêng của mình để điều chỉnh hối phiếu và séc Do vai trò ngày càng tăng của hối phiếu trong thương mại Quốc tế đòi hỏi phải xây dựng một Luật Quốc tế một cách thống nhất.
Về phương diện pháp lý, trên thế giới cho đến nay có 4 nguồn luật điều chỉnh hối phiếu đó là:
- Công ước Geneve 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform law for Bill of Exchange - ULB 1930).
- Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Ex change Act 1882 - BEA).
- Công ước Liên hợp Quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế.
(International Bill of Exchange and International Promissory Note - UN convention 1980)
* Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán Séc:
Séc được coi là phương tiện thanh toán nộ địa khá phổ biến ở các nước. Nhìn chung, các Quốc gia sử dụng Séc làm phương tiện thanh toán Quốc tế đều áp dụng những quy định có liên quan tới việc lưu thông Séc trong công ước Geneve 1931 (Geneve Conventions for check 1931).
Ngoài Công ước Geneve 1931, hiện nay hệ thống Luật về Séc của Anh -
Mỹ cũng được áp dụng trong thương mại Quốc tế.
* Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (URR 525).
Một thực tế là trong khi UCP là một tiêu chuẩn Quốc tế (tương đối hoàn hảo và thống nhất) cho giao dịch tín dụng chứng từ, theo đó khối lượng hoàn trả giữa các Ngân hàng đã tăng lên đáng kể, nhưng việc hoàn trả giữa các Ngân hàng vẫn còn là vấn đề tùy thuộc vào tập quán địa phương trong các khu vực tài chính trên thế giới Để đáp ứng sự cần thiết về tiêu chuẩn Quốc tế thống nhất và nhằm hỗ trợ nền thương mại toàn cầu, ủy ban Ngân hàng của ICC đã thành lập Ban soạn thảo vào năm 1993 nhằm soạn thảo "Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ" Quy tắc này đã có hiệu lực từ ngàu 1/7/1996. Với tên gọi "Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tiếng Anh: "The Unform Rules of Bank - to - Bank Reimbursement under Documentary Credits, ICC Pub No.525, 1995 - In force as of Fuly 01, 1996".
1.1.2.2/ Những văn bản pháp lý có liên quan đến TTQT:
* Điều kiện thương mại Quốc tế (International Commercial Terms - INCOTERMS)
Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất Quốc tế dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương Các điều diệm thương mại áp dụng trong một tập hợp đồng xuất nhập khẩu được coi là một trong những nội dung quan trọng, nó phân định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm các bên, mua - bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, hàng hóa từ người bán sang người mua, cũng như việc thúc đẩy XNK.
Incoterms được Phòng thương mại Quốc tế biên soạn và Ên hành lần đầu tiên vào năm 1936, nhằm đưa ra những quy tắc Quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại Sau đó, bản quy tắc này đã được sửa và bổ sung vào vào những năm tiếp theo: 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và gần đây nhất là năm
2000 Nhằm mục đích làm cho Incoterms ngày càng phù hợp hơn với những điều kiện thực tiễn thương mại Quốc tế ngày nay Nhưng cần lưu ý rằng Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần sau hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn hơn những không phủ nhận tính hiệu lực của các lần trước đó Điều nàu có nghĩa là tất cả các Incoterms do ICC ban hàng (bao gồm 7 Incoterms) đều còn nguyên hiệu lực thi hành, do đó trong hợp đồng thương mại, các bên tham gia có quyền chọn bất kỳ Incoterms nào, và phải dẫn chiếu rõ ràng Incoterms mà các bên sử dụng.
Incoterms 2000-ấn phẩm của ICC No.560- bao gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế thông dụng hiện nay được chia thành 4 nhóm căn bản:
Bảng 1.1: Tóm tắt cách phân loại các điều kiện giao hàng
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Đặc điểm
Nhóm E: Gồm 1 điều kiện (Nơi xuất phát)
Giao hàng tại xưởng (Địa điểm ở nước xuất khẩu)
Người bá chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại xưởng, tại kho của mình là hết nghĩa vụ
Nhóm F: Gồm 3 điều kiện (Tiền vận chuyển chưa trả)
Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu)
Người bán không chịu cước phí vận tải chính
Giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định)
Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định)
Nhóm C: Gồm 4 điều kiện (Tiền vận chuyển đã trả)
Tiền hàngvà cước phí vận tải (cảng đích quy định)
- Người bán phải trả cước phí vận tải chính.
- Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước bốc hàng (nước xuất khẩu)
6 CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)
Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích quy định)
Cước phí trả tới (Nơi đích quy định)
Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích quy định)
Nhóm D: Gồm 5 điều kiện (Nơi đến đích)
Giao hàng tại biên giới (địa điểm quy định)
- Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới nơi đích quy định.
- Địa điểm chuyển rủi ro về bán hàng hóa tại nước dỡ hàng (nước nhập khẩu).
Giao hành tại Tàu (tại cảng dỡ quy định)
Giao hàng trên cầu cảng (tại cảng dữ quy định)
Unpaid (named place of destination)
Giao hàng thuế chưa trả (tại nơi đích quy định)
Paid (named place of destination)
Giao hàng thuế đã trả (tại nơi đích quy định)
* Hợp đồng thương mại Quốc tế:
Các phương tiện TTQT
vụ nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới Ngân hàng.
1.2/ Các phương tiện thanh toán Quốc tế :
1.2.1/ Hối phiếu - Bill of Exchange hay Draft
+ Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc nhìn thấy phiếu và tại một ngày cụ thể trong tương lai, và tại một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định, cho một người nào đó Hoặc theo lệnh của người này trả cho người cầm phiếu.
Các bên tham gia có quyền lợi và nghiã vụ về hối phiếu bao gồm:
1- Người ký phát hay người phát hành (drawer): Là người lập và ký phát hành hối phiếu.
2- Người bị ký phát hay người trả tiền (Drawee): Là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.
3- Người chấp nhận (Acceptor): Khi người bị ký phát ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn thì trở thanh người chấp nhận Người chấp nhận có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
4- Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.
5- Người chuyển nhượng (endorser hoặc Assignor): Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu (nên còn gọi là người ký hậu).
6- Người cầm phiếu (holder hoặc beares): Là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.Tùy theo loại hối phiếu người cầm phiếu có thể là:
- Đối với hối phiếu đích danh: là người hưởng lợi ghi trên mặt trước của hối phiếu.
- Đối với hối phiếu vô danh: Bất kỳ người nào cầm phiếu cũng đều trở thành người hưởng lợi.
- Đối với hối phiếu theo lệnh: Người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
- Trong mọi trường hợp người ký phát sẽ là người cầm phiếu nếu anh ta không chỉ định người hưởng lợi nào khác và anh ta cũng không chuyển nhượng hối phiếu cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
7- Người bảo lãnh (avaliseur): Là bất cứ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát Người bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán hối phiếu cho người hưởng lợi, nếu hối phiếu đến hạn mà không được người chấp nhận thanh toán Người bảo lãnh có quyền truy đòi bất kỳ người có đã ký tên vào hối phiếu kể cả người ký phát.
* Tính chất của hối phiếu:
Một là, hối phiếu mang tính trừu tượng: Tính trừu tượng của hối phiếu được thể hiện ở chỗ, trong nội dung của hối phiếu, người ta không thể hiện cụ thể những lý do nào làm nảy sinh quan hệ nợ nần giữa các bên có liên quan.
Hai là, Hối phiếu mang tính bắt buộc: Điều này thể hiện ở chỗ khi đến hạn thanh toán tiền được Ên định trên hối phiếu, người có nghĩa vụ trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng theo đúng những nội dung ghi trên hối phiếu đã được chấp nhận Tuyệt đối không được viện lý do gì, dù là chủ qun hay khách quan để trì hoãn hoặc từ chối nghĩa vụ trả tiền đối với người thụ hưởng.
Ba là, Hối phiếu có tính lưu thông: Khả năng lưu thông của hối phiếu được thể hiện ở chỗ trong thời hạn thanh toán, hối phiếu có thể chuyển nhượng liên tục, từ người này sang người khác, để làm phương tiện thanh toán, chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, chiết khấu tại Ngân hàng thường mại và chiết khấu tại Ngân hàng Trung Ương, cầm cố thế chấp vay vốn tại NHTM:
Sơ đồ lưu thông hối phiếu:
Trần Bình Thiện Líp: TTQTB – K6 12
1- Người xuất khẩu ký phát hối phiếu xuất trình cho người thụ lệnh
2- Người thụ lệnh ký chấp nhận hối phiếu, trả lại người ký phát.
3- Người ký phát chuyển giao hối phiếu cho người hưởng lợi.
4- Người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu cho những người hưởng lợi tiếp theo.
Kỳ phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho người khác.
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để hứu trả tiền cho người hưởng lợi Với tính thụ động nay, trong TTQT kỳ phiếu Ýt được sử dụng.
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định, để trả cho người được chỉ định trên Séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc.
* Sơ đồ thanh toán séc:
- Lưu thông Séc qua một Ngân hàng.
Trong đó: (1): Giao hàng và bộ chứng từ
(2)- Phát hàng séc thanh toán.
(3)- Đến Ngân hàng lĩnh tiền Séc (4)- Gửi báo có cho người bán (5)- Gửi báo nợi cho người mua.
- Lưu thông Séc qua hai Ngân hàng:
Trong đó: (1) - Giao hàng và bộ chứng từ
(2)- Phát hành Séc thanh toán (3)- Nhờ Ngân hàng thu nợ Séc (4)- Thu tiền
(5)- Gửi báo có cho người bán (6)- Gửi báo nợ cho người mua
* Nội dung của tờ Séc:
- Những yếu tố bắt buộc:
- Danh từ "Séc" tương tự nh hối phiếu một chứng từ muốn được coi là Séc thì phải có tiêu đề "Séc" ghi trên chứng từ đó và phải cùng thứ ngôn ngữ với nội dung tờ Séc.
Lệnh trả tiền vô điều kiện một số tiền nhất định.
Ngày tháng và nơi phát hành Séc.
Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản và chữ ký của người phát hành Séc.
* Khái niệm: Thẻ Ngân hàng là công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành cấp cho khách sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp.
* Các loại thẻ chính được sử dụng phổ biến:
- Thẻ tín dụng (Cređi card)
- Thẻ thanh toán (Charge card)
- Thẻ ghi nợ (Debit Card)
- Thẻ đảm bảo (Check Gvarantee Card)
Các phương thức thanh toán chủ yếu trong TTQT
1.3.1/ Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance)
* Khái niệm: Chuyển tiền là một nghiệp vụ của Ngân hàng, trong đó khách hàng (người chyển tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
- Người chyển tiền hay người trả tiền (Remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng chyển tiền ra nước ngoài.
- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua Ngân hàng do người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.
- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người hưởng lợi và thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền.
Sơ đồ quy trình nghiệp cụ thanh toán bằng chuyển tiền:
(1) Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển gia bộ chứng từ nh: hóa đơn, vận đơn cho nhà nhập khẩu.
(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa) nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi Ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán Ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho Ngân hàng đại lý (Ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người hưởng lợi.
(5) Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi.
+ Hình thức chuyển tiền: có hai hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer - M/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà Ngân hàng này gửi cho Ngân hàng đại lý qua bưu điện.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic - Transfer - T/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà Ngân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua Telex hoặc mạng điện liên lạc viễn thông như SWIFT.
1.3.2/ Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng thu hé cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
+ Các bên tham gia giao dịch thanh toán nhờ thu.
- Người ủy nhiệm thu (Principal): là người yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng gửi nhờ thu) thu hộ tiền.
- Ngân hàng gửi (chuyển) nhờ thu (Remitting Bank) hay còn gọi là Ngân hàng gửi (chuyển) chứng từ (Sending Bank): là Ngân hàng theo yêu cầu của
16 người ủy nhiệm, chấp nhận chuyển nhờ thu đến một Ngân hàng (Ngân hàng thu nợ) ở gần và thuận tiện với người trả tiền.
- Ngân hàng thu nợ (Collecting bank): là Ngân hàng ở nước người mua, nhận nhờ thu từ Ngân hàng gửi nhờ thu và thực hiện thu tiền từ người mua theo các điều kiện ghi trong lệnh nhờ thu.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là Ngân hàng thu, có nhiệm vụ xuất trình chứng từ tới người trả tiền Thường là Ngân hàng đại lý hay chi nhánh của Ngân hàng ủy nhiệm thu ở nước người mua.
- Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
+ Các hình thức nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hóa đơn, chứng từ bảo hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua Ngân hàng.
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn:
(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức "Nhờ thu phiếu trơn".
(1) Người ủy nhiệm (nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người trả tiền (nhà nhập khẩu).
(2) Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu (cùng hối phiếu hoặc séc nếu có) cho Ngân hàng gửi nhờ thu (Ngân hàng phục vụ mình) để nhờ thutiền từ nhà nhập khẩu.
(3) Ngân hàng gửi nhừ thu lập và gửi lệnh nhờ thu (cùng hối phiếu hoặc séc nếu có) tới Ngân hàng thu nợ để thu số tiền từ nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng thu nợ thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu:
- Trả tiền (séc hoặc hối phiếu trả ngay); hoặc
- Ký chấp nhận hối phiếu (nếu hối phiếu kỳ hạn), hoặc
- Ký phát hàng một kỳ phiếu, hoặc giấy nhận nợ hoặc một công cụ thanh toán tương tự.
(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với séc hay hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền (hối phiếu kỳ hạn) hoặc phát hành kỳ phiếu, hoặc giấy nhận nợ.
(6) Ngân hàng thu nợ chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận, hoặc kỳ phiếu, hoặc giấy nhận nợ cho Ngân hàng giữ nhờ thu.
Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT chi nhánh Tỉnh Nghệ An
Thực trạng TTQT tại NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An
2.2.1 Thanh toán Quốc tế bằng phương thức chuyển tiền.
Chuyển tiền đi là lệnh chuyển tiền chỉ thị ghi nợ tài khoản NOSTRO của NHNo tại Ngân hàng khác hoặc ghi có tài khoản VOSTRO của Ngân hàng khác tại NHNo để chuyển trả tiền cho người xác định bao gồm:
- Điện chuyển tiền gửi qua hệ thống SWIFT.
- Điện chuyển tiền gửi qua hệ thống Telex có mã.
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển lệnh thanh toán qua hệ thống SWIFT hoặc Telex theo yêu cầu của khách hàng Trong trường hợp khách hàng không yêu cầu hình thức chuyển tiền thì NHNo Việt Nam sẽ thực hiện chuyển tiền bằng điện SWIFT.
Lệnh chuyển tiền của Chi nhánh được xử lý hoạch toán và chuyển đi với ngày hiệu lực như sau: Cùng ngày giá trị lệnh chuyển tiền, nếu sổ quản lý nhận
CácưNgânưhàngưcấpư3 được lệnh chuyển tiền của Chi nhánh trước giờ giao dịch của loại ngoại tệ đề nghị chuyển (căn cứ thông báo giờ giao dịch của sổ quản lý).
Xử lý giao dịch tại Chi nhánh.
+ Kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ khách hàng xuất trình theo yêu cầu của chế độ quản lý ngoại hối và thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Hướng dẫn phát hành ghi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu chuyển tiền của người hưởng và ký vào lệnh chuyển tiền gốc theo mẫu in sẵn của NHNo.
+ Kiểm soát nội dung thông tin trên lệnh chuyển tiền theo quy định.
+ Kiểm tra, xác nhận số tiền dư tài khoản của khách hàng, so sánh mẫu đánh dấu và chữ ký của chủ tài khoản với mẫu và chữ ký đăng ký giao dịch tại Chi nhánh.
+ Lập phiếu báo nợ hoặc hạch toán số tiền thanh toán và chi phí liên quan the quy định hiện hành.
+ Soạn thảo điện theo yêu cầu thanh toán, Chi nhánh lựu chọn Ngân hàng thanh toán dựa trên danh sách tài khoản NOSTRO do Sở quản lý cung cấp kiểm soát và phê duyệt.
+ Nếu đồng ý thực hiện giao dịch, phụ trách phòng ký xác nhận lên lệnh chuyển tiền, điện thanh toán, chuyển hồ sơ để lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt.
+ Nếu không đồng ý thực hiện giao dịch ghi ý kiến, hủy điện và phiếu hạch toán, chuyển lại hồ sơ cho thanh toán viên.
Kiểm soát/phụ trách phòng tính mạng nội trợ, gửi điện thanh toán đến sở đầu mối, chuyển trả hồ sơ cho thanh toán viên lưu trữ.
Trong ngày, Chi nhánh có trách nhiệm kiểm soát và đối chiếu các lệnh đã gửi thanh toán với các điều kiện do Sở quản lý trả về (điện ACK) Nếu phát hiện bức điện bị trả lại do sai mã, sai tiêu chuẩn , Chi nhánh phải phối hợp với Sở quản lý phát hiện lỗi, chỉnh sửa và gửi lại điện theo quy trình xử lý giao dịch tại
1- Kiểm tra mã nội bộ và tiêu chuẩn điện:
- Nếu sai, chuyển trả lại Chi nhánh.
- Nếu đúng, hạch toán tài khoản của Chi nhánh tại Sở quản lý và các tài khoản NOSTRO, VOSTRO tương ứng.
- Nếu tài khoản của Chi nhánh không đủ vốn thanh toán (vượt quá hạn mức sử dụng vốn quy định), Sở quản lý thông báo và chuyển trả lại điện cho Chi nhánh ngay trong phiên giao dịch sáng hoặc chiều (trừ các Chi nhánh đã tham gia hệ thống IPCAS).
2- Trong trường hợp Chi nhánh chưa chỉ định Ngân hàng thanh toán, Sở quản lý lựa chọn và hạch toán tài khoản NOSTRO, VOSTRO theo nguyên tắc:
- Nếu Ngân hàng người thụ hưởng là Ngân hàng có quan hệ tài khoản với NHNo: Chỉ thị chính Ngân hàng này ghi nợ tài khoản NOSTRO hoặc ghi có tài khoản VOSTRO để thực hiện lệnh thanh toán.
- Nếu Ngân hàng người hưởng không có quan hệ tài khoản trực tiếp với NHNo: Sở quản lý lựa chọn một trong các Ngân hàng cùng thị trường với Ngân hàng người hưởng lợi, có quan hệ trực tiếp với người hưởng lợi Trường hợp lệnh thanh toán theo loại ngoại tệ có nhiều Ngân hàng đại lý chính thì phân phối đồng đều cho các Ngân hàng đó.
3- Trong trường hợp Chi nhánh đã chỉ thị Ngân hàng thanh toán nhưng tài khoản NOSTRO không đủ số dư thanh toán và không kịp thực hiện lệnh điều chuyển, Sở quản lý có thể điều chỉnh tên Ngân hàng thanh toán và các bút toán liên quan (thông báo bằng văn bản cho Chi nhánh trước khi điều chỉnh).
4- Chuyển điện ra ngoài hệ thống NHNo.
Cá nhân được Giám đốc sở quản lý ủy quyền thực hiện chuyển tiếp điện chuyển tiền từ các hệ thống truyền tin nội mạng SWIFT Quốc tế ra khỏi hệ thống NHNo.
5- Kiểm tra đối chiếu điện hồi báo (ACK) để điều chỉnh, bút toán đã hạch toán nếu điện không gửi thành công. Đối chiếu các bản điện hồi báo nhận được từ hệ thống SWIFT, nếu phát hiện bức điện gửi đi không thành công hoặc điện trùng lặp (do lỗi kỷ thuật, lỗi hệ thống ), Sở quản lý có trách nhiệm xác định nguyên nhân, điều chỉnh bút toán đã hạch toán (nếu cần thiết) và phối hợp với Chi nhánh hoặc Ngân hàng đại lý liên quan để khắc phục.
6- Trả tiền điện đã phát cho Chi nhánh (đối với Chi nhánh chưa tham gia hệ thống thanh toán IPCAS).
Tra soát lệnh chyển tiền đi.
Xử lý tại Chi nhánh.
Đánh giá về hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT Nghệ An
Bảng 2.5: Doanh sè thanh toán tín dụng chứng từ NHNo&PTNT Chi nhánh
Nghệ An. Đơn vị: 100USD
Tổng sè món Tổng số tiền
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Phòng TTQT tại NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An.)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán L/C tăng nhanh qua các năm cụ thể tăng từ 122 nghìn USD (năm 2005) lên 1,096 (năm 2006), tăng
947 ngàn USD, tốc độ tăng 798,36%, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Chủ yếu vẫn là phướng thức thanh toán bằng phương thức chuyển tiền là chủ yếu.
2.3- Đánh giá về TTQT tại NHNo&PTNT Nghệ An
2.3.1- Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Nghệ An đã và đang khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của mình với sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Họat động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và TTQT nói riêng đã bám sát và phục vụ tốt các mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của tỉnh Bằng nhiều biện pháp cụ thể, NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Nghệ An đã từng bước khắc phục những khó khăn, phát triển vững chắc về mọi mặt từ quy mô hoạt động đến đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Hiệu quả kinh doanh năm sau luôn lớn hơn năm trước, các nghiệp vụ TTQT tại Ngân hàng đang thu được những kết quả nhất định.
Phương thức thanh toán chuyển tiền trong năm 2004 đã đạt số lượng giao dịch 390 và tổng số quy đổi USD là 733 ngàn USD đến cuối năm 2005 đã tăng đáng kể với số lượng giao dịch là 1325 và tổng số quy đổi USD đạt 2973 ngàn
USD trong năm 2006 số lượng giao dịch tăng nhanh như năm 2005 nhưng tổng số quy đổi USD không tăng đáng kể như năm 2005 là 3.411 ngàn USD. Đối với phương thức thanh toán nhờ thu thì có xu hướng giảm trong ba năm gần đây nguyên nhân là do nghiệp vụ này chưa được phát triển Cụ thể năm
2004 số lượng giao dịch là 6, tổng số quy đổi USD là 87.56 ngàn USD, năm
2005 số lượng giao dịch đạt 27 tổng số quy đổi USD là 712.92 ngàn USD đây được coi là năm xuất hiện những tín hiệu đáng mừng cho phương thức thanh toán nhờ thu nhưng đến cuối năm 2006 số lượng giao dịch lại giảm nhưng số lượng quy đổi USD lại tănglà 1,574.69 ngàn USD. Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ doanh sè thanh toán L/
C đạt 122 ngàn USD năm 2005, 1096 ngàn USD năm 2006 tăng 798,36%.
Bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng cho vay xuất khẩu lao động và chi trả kiều hối
Có được kết quả này trước hết phải kể đến sự đóng góp tích cực của Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo đã xây dựng chiến lược hoạt động đúng đắn, sáng tạo, tăng cường chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát quá trình hoạt động.
Ban lãnh đạo cũng quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức của nhân viên.
NHNo&PTNT đã và đang nỗ lực để có thể thích ứng với những yêu cầu của mỗi trường kinh tế thế giới Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý làm việc, Ngân hàng còn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong TTQT mét trong những lĩnh vực thu được nhiều lợi nhuận những cũng rất nhiều rủi ro đối với Ngân hàng, nó không giống như thanh toán nội địa Ngân hàng đang hoàn thiện hơn về các quy trình thủ tục nghiệp vụ, tạo ra nhiều dịch vụ tiện lợi cho khách hàng hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trưởng của thị trường Ngân hàng đã đưa mạng nội bộ vào sử dụng trong hoạt động lắp đặt mạng kết nối với Hội sở chính nhằm có thể xử lý thông toán một cách chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
2.3.2- Một số tồn tại và nguyên nhân:
Thứ nhất, họat động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế, nguồn vốn ngoại tệ còn Ýt, chưa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng co nhu cầu vay vốn lớn.
Thứ hai, doanh số hoạt động và phí thu từ nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng còn khiêm tốn.
Thứ ba, Yêu cầu về thủ tục hồ sơ đối với khách hàng vẫn chưa linh hoạt hoàn toàn Do vậy vẫn gây ra những khó khăn trong giao dịch.
Thứ tư, Dịch vụ tại Ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng được hầu hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại Quốc tế, chưa tạo ra được nét mới trong sản xuất dịch vụ để thu hút khách hàng.
Thứ năm, do khách hàng chưa nắm rõ được về nghiệp vụ của Ngân hàng nên việc giao dịch rất khó khăn.
Bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế khách Do thế giới ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, khoa học kỷ thuật và công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn Do đó luôn đặt ra yêu cầu cấo thiết về nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Ngân hàng nói chung và TTQT nói riêng Mặc dù đội ngũ nhân viên tại Ngân hàng luôn cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường, nhưng do nguồn kinh phí đào tạo cán bộ hạn hẹp, thêm vào đó tài liệu dành cho cán bộ lại Ýt và cũ hơn so với những quy định của Quốc tế, Ýt cập nhật nên cán bộ Ýt được tiếp cận với những quy định mới của Quốc tế.
Ngoài ra, việc ứng dụng Marketing và TTQT cũng là một vấn đề quan trọng Việc tổ chức Marketing sẽ giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng nhiều hơn và từ đó có thể sẽ nghiên cứu được nhu cầu và có thể đáp ứng tốt hơn. Bên cạnh đó việc cung ứng các dịch vụ như tư vấn, dịch vụ thông tin còn hạn chế Do đó chưa tạo ra được những nét đặc trưng đối với khách hàng.
Nguyên nhân từ khách hàng:
Một số khách hàng có ý tưởng về mở rộng, phát triển lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới nhưng gặp khó khăn trong việc xây dựng và thẩm định dự án do thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cũng như chưa biết cách sử dụng một cách có hiệu quả dịch vụ tư vấn của các cơ quan chuyên nghiệp Nhiều khi khách hàng không tiếp cận được các nguồn vốn vay lại ODA vì không đáp ứng được các điều kiện của các nhà tài trợ cũng như các điều do Pháp luật Việt Nam quy định như không đủ tài sản để thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo nợ vay.
Bên cạnh những nguyên nhân nói trên, cũng như đối với bất kỳ Ngân hàng nào trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ
An cũng gặp phải một số khó khăn nhất định trong cơ chế chính sách của Nhà nước.
Mặc dù Luật Ngân hàng đã ban hành và có hiệu lực nhưng chúng ta vẫn chưa có luật ngọai hối, hối phiếu, séc, chưa có một văn bản nào hướng dẫn giao dịch TTQT dành riêng cho ngành Ngân hàng, điều này gây khó khăn cho ngành Ngân hàng, đặc biệt trong nghiệp vụ TTQT, một lĩnh vực đòi hỏi chịu sự điều chỉnh của các Luật pháp Quốc gia và Luật pháp Quốc tế.
Cán cân vãng lai và cán cân TTQT thâm hụt, tình trạng nhập siêu dẫn tới mất cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, do ảnh hưởng khả năng mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong TTQT.
Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT tại NHNo &
Định hướng về hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đó là việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC và nhất là Việt nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO Điều này đã mở cho NHNo & PTNT Nghệ An nhiều cơ hội lớn song cũng không Ýt thách thức Trước bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Nghệ An được chú trọng, các nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế đều được phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT nhằm tiếp tục nâng cao uy tín trên thị trường.
Thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT cho khách hàng, nâng cao chất lượng và độ an toàn trong nghiệp vụ TTQT nhằm giữ uy tín với các doanh nghiệp và Ngân hàng trong và ngoài nước Nghiên cứu phát triển và mở rộng các phương thức TTQT để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng.
TTQT là một lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng, đầy hấp dẫn những cũng rất phức tạp Trong thời gian qua, công tác TTQT của NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An đã có những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ thuật, cho nên cần tìm một hướng giải quyết phù hợp.
3.2/ Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT
Chi nhánh Tỉnh Nghệ An
3.2.1 Các giải pháp vi mô :
* Ứ ng dông Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng:
Ngày nay, trong cơ chế thị trường đầy sự cạnh tranh, các Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải chủ động thu hút khách hàng đến với Ngân hàng nghiệp vụ thanh toán Quốc tế không còn do một Ngân hàng thực hiện mà hiện nay đã trở thành một hình thức phổ biến của các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
Marketing Ngân hàng là các hoạt động của Ngân hàng, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng Để làm được điều này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu thị trường, để nắm bắt tập quán, thái độ và động cơ của khách hàng khi lựa chọn Ngân hàng Thực tế cho thấy, khách hàng thường dựa trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các tiêu chuẩn như: địa điểm giao dịch của Ngân hàng, chất lượng phục vụ tại quầy, thái độ giao dịch của nhân viên, hình ảnh về sức mạnh và sự an toàn của Ngân hàng,
- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai để thấy được điểm mạnh cần phát huy và những thiếu sót cần khắc phục.
- Dự đoán và phân tích hướng phát triển của thị trường, nghiên cứu thử nghiệm để xem xét phản ứng của khách hàng trước dịch vụ mới của khách hàng trước khi phổ biến rộng rãi.
* Giải pháp an toàn và hoạt động TTQT:
Kinh doanh tiền tệ là một trong những lĩnh vực đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất nhưng cũng có nhiều rui ro nhất và tính rủi ro này ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường hiện nay Do vậy, để tồn tại trên thị trường đòi hỏi Ngân hàng cần phải đề phòng rủi ro Một số rủi ro trong hoạt động thanh toán mà Ngân hàng cần quan tâm để giảm tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
-Rủi ro chính trị: Đây là rủi ro đặc thù của các hoạt động kinh tế đối ngoại, rủi ro khi xảy ra khi có đổi mới về đường lối, chính sách của những Quốc gia, của các bên tham gia hoạt động kinh tế đó Để hạn chế rủi ro này Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế chính trị của các Quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam nói chung và tài trợ vốn vay cho Ngân hàng nói riêng.
- Rủi ro đạo đức: là rủi ro xảy ra khi đối tác nước ngoài không có thiện chí hoặc cố tình lừa đảo để kiếm lời bất hợp pháp Mặc dù những rủi ro loại này xảy ra không nhiều nhưng cũng không thể bỏ qua Ngân hàng cần phải điều tra, khai thác thông tin về tình hình tài chính và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài trong hoạt động kinh doanh trước khi quyết định lập quan hệ làm ăn với họ.
- Để tránh rủi ro tỷ giá hối đoái với các khoản thu nợ gốc trả cho các nhà tài trợ, Ngân hàng nên tiến hàng các giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên Ngân
42 hàng để hạn chế rủi ro hoặc có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này cho vay tín dụng ngắn hạn để kiếm lời cho Ngân hàng Bên cạnh đó Ngân hàng cần dự trữ ngoại tệ đa dạng, dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá trên cơ sở đó mà thay đổi kết cấu sao cho có lời nhất.
Ngoài ra còn có những rủi ro đặc thù trong từng phương thức thanh toán Quốc tế, với những rủi này Ngân hàng cần chấn chỉnh và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Ngân hàng để hạn chế tối đa những nguy cơ có ảnh hưởng đến thu nhập và uy tín của Ngân hàng.
Bên cạnh những rủi ro mang tính chủ quan còn có rủi ro thiên tai, dịch họa, mà Ngân hàng khó lường trước cũng nh khó chống đỡ khi nó xảy ra Vỳ vậy Ngân hàng phải thường xuyên củng cố và phát triển quỹ dự phòng rủi ro để có thể bù đắp những tổn thất có thể xảy ra, tránh trường hợp tổn thất làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh bình thường của Ngân hàng.
Một số kiến nghị
3.3.1/ Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An
* Đối với việc an toàn trong hoạt động TTQT.
Trong lĩnh vực TTQT, Ngân hàng gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro không đảm bảo được ngoại tệ trong thanh toán, rủi ro về đạo đức, để hạn chế và phòng ngừa rủi ro, NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An cần tự mình tìm hiểu, học hỏi nâng cao hiểu biết của cán bộ Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm và đề cao nguyên tắc an toàn trong kinh doanh Mỗi hình thức rủi ro đều có những nguyên nhân và tùy thuộc vào từng loại rủi ro khác nhầum Ngân hàng nên có những giải phá phù hợp Chẳng hạn với loại hình rủi ro xuất phát do lỗi của con người thì Ngân hàng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Hoặc đối với loại hình rủi ro về tỷ giá Ngân hàng cần dự trữ đa dạng ngoại tệ, dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá trên cơ sở đó mà thay đổi kết cấu sao cho có lợi nhất.
* Về công tác tổ chức quản lý:
Ngân hàng nên xây dựng một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phát huy tốt chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc Đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra - kiểm soát nội bộ, phấn đấu mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm tra, mọi sai sót khuyết điểm đều phải được sửa chưa kịp thời có hiệu quả Trong hoạt động nội bộ phải triệt để thực hiện dân chủ hóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực theo chỉ thị của Chính phủ.
* Đối với việc thực hiện các giải pháp về con người:
Ngân hàng nên thường xuyên chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo cho các cán bộ, tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực TTQT Ngân hàng nên cử các cán bộ nhân viên tham gia các buổi hội thảo của các Ngân hàng nước ngoài tổ chức tại Việt Nam Thêm nữa, nên hình thành quỹ đào tạo để có thể cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế
* Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh đối ngoại
Trong thời gian tới Ngân hàng nên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, phù hợp đảm bảo quá trình hội nhập Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hiện đại hoá Ngân hàng của Ngân hàng thế giới trong đó ưu tiên vốn cho các dự án phát triển phần mềm để khai thác có hiệu quả trang thiết bị tin học hiện có phục vụ quản lý, điều hành và tác nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng cần nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng đồng thời nâng cao uy tín, quy mô hoạt động của Ngân hàng.
3.3.2/ Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam
Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng trong nước và ngoài nước Không chỉ ở những Ngân hàng đại lý ở nước ngoài ngay cả những Ngân hàng liên doanh trong nước hay Ngân hàng ngoại thương cũng là những Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực TTQT. NHNo & PTNT Việt Nam nên tổ chức những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ TTQT của các Chi nhánh với những Ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm đó Ngoài việc học hỏi kiến thức về TTQT cũng nâng cao hiểu biết về những thủ thuật trong TTQT hoặc cập nhật những thông tin, tập quán mới, giúp Ých cho nghiệp vụ TTQT.
NHNo & PTNT Việt Nam cũng cần cử những cán bộ xuất sắc từ các Chi nhánh đi nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ Ngân hàng, phát triển sản phẩm mới và Marketing Đây sẽ là đội ngũ nòng cốt cho sự phát triển toàn diện hoạt động TTQT của toàn hệ thống.
Mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng trên thế giới Bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng, việc mở rộng thêm mối quan hệ đại lý cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động phát triển của Ngân hàng Trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì cần phải mở rộng thêm nhiều mối quan hệ đại lý sang các thị trường tiềm năng và tiến tới việc thiết lập các văn phòng đại diện, các Chi nhánh tại những nước có quan hệ thương mại lớn.
Tăng cường hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An. Việc tiến hành hiện đại hóa công nghệ thanh toán, đào tạo cán bộ, trong nghiệp vụTTQT, Ngân hàng cần có sự đầu tư thêm từ phía NHNo & PTNT Việt Nam để tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng tăng của hoạt động này.Tăng cường công tác chỉ đạo giám sát đối với hoạt động kinh doanh đối ngọai của Ngân hàng.
3.3.3 / KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC :
Phát triền và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các mối quan hệ trao đổi,cung cấp ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và trong nội bộ hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam.
Vì vậy, để Ngân hàng mở rộng các quan hệ TTQT thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là rất cần thiết Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc sau:
- Cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý tình trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.
- Xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt, nhạy bén, phản ánh được sẽ biến động thường xuyên của tỷ giá Quốc tế.
- Trang bị hệ thống thông tin tiếp nhận tỷ giá, các nguồn thông tin đa chiều, chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin đa chiều, chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin và cung cấp kịp thời cho các NHTM.
- Mở rộng thành phần tham gia vào thị trường: các tổ chức kinh tế , các cá nhân trong và ngoài nước.
- Thành lập Trung tâm môi giới ngoại hối.
- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn bán, quyền chọn mua,
- Nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kiến thức của người dân về thị trường ngoại hối.
Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài Để giúp cho việc củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài của các NHTM Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần:
- Thực hiện tốt vai trò làm tham mưu, tư vấn cho Chính phủ để đưa ra những chính sách quản lý phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo điều kiện khuyến khích quan hệ giữa các NHTM Việt Nam và các Ngân hàng trên thế giới ngày càng phát triển.
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý tình trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.
- Xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt, nhạy bén, phản ánh được sẽ biến động thường xuyên của tỷ giá Quốc tế.
- Trang bị hệ thống thông tin tiếp nhận tỷ giá, các nguồn thông tin đa chiều, chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin đa chiều, chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin và cung cấp kịp thời cho các NHTM.
- Mở rộng thành phần tham gia vào thị trường: các tổ chức kinh tế , các cá nhân trong và ngoài nước.
- Thành lập Trung tâm môi giới ngoại hối.
- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn bán, quyền chọn mua,
- Nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kiến thức của người dân về thị trường ngoại hối.
Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài Để giúp cho việc củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài của các NHTM Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần:
- Thực hiện tốt vai trò làm tham mưu, tư vấn cho Chính phủ để đưa ra những chính sách quản lý phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo điều kiện khuyến khích quan hệ giữa các NHTM Việt Nam và các Ngân hàng trên thế giới ngày càng phát triển.
Ngân hàng Nhà nước cũng nên có những quy định cụ thể về quan hệ đại lý đối với các NHTM Việt Nam Ví dụ nhu cho phép một số Chi nhánh Ngân hàng lớn mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài, từ đó củng cố và mở rộng thêm quan hệ đại lý với các Ngân hàng trên thế giới.
3.3.4/ Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng
Sự đổi mới của NHTM nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không thể tách rời các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước Trong thời gian qua nhiều văn bản Pháp lý đã được ban hành, tạo môi trường Pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: Luật thương mại, Luật tổ chức tín dụng, Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp, Để ổn định môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động TTQT của các NHTM, Chính phủ và các cơ quan cần xem xét lại các nội dung sau:
Hoàn thiện và ổn định các chính sách, hiện nay hệ thống chính sách ở Việt Nam chưa được thống nhất và hàng năm vẫn còn phải sửa đổi, bổ sung Tuy những sửa đổi, bổ sung đó không tạo ra những biến động lớn những nó gây ra tâm lý hoang mang đối với Ngân hàng và các doanh nghiệp mất đi tính ổn định.
Việc hoàn thiện chính sách, văn bản pháp lý là rất cần thiết nhưng việc sửa đổi bổ sung nên được tiến hành định kỳ Nếu các cơ quan chức năng thấy cần phải sửa đổi, bổ sung thì các chính sách, văn bản Pháp luật cho phù hợp với điều kiện hiện tại thì nên có thông báo trước tới các đối tượng liên quan để họ có thời gian chuẩn bị và thích nghi.
Hoàn thiện hành lang Pháp lý về hoạt động TTQT, Việt Nam chưa có hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT riêngbiệt và thống nhất.
Vỳ vậy, cơ sở pháp lý của hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam kém ổn định, uy tín của các NHTM Việt Nam trên thị trường Quốc tế cũng vì thế chưa được nâng cao Vỳ những lý do trên, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ Pháp luật đốivới hoạt động TTQT.
Ban hành Luật ngoại hối vì đây là một công cụ đắc lực cho việc thực thi chính sách tiền tệ Các chính sách quản lý ngoại hối, tiền tệ, có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước của các NHTM và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vỳ vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT.
Nghiên cứu, ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng các quy tắc chung vềTTQT của thế giới mà chưa xây dựng được hệ thống luật TTQT riêng cho mình.Điển hình là việc vận dụng UCP 500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không có sự điều chỉnh nào Các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn TTQT đối với Việt Nam rất cần thiết không chỉ đối với Ngân hàng mà còn là cơ sở để Tòa án, trọng tài sử dụng làm căn cứ khi xét xử các vụ tranh chấp trong thương mại Quốc tế.
Các văn bản pháp lý này không nên đối nghịch với thông lệ Quốc tế nhưng phải phù hợp với các Bộ luật của Việt Nam và phù hợp với môi trường đầu tư, đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam.
Thực hiện cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cải thiện cán cân TTQT Trong nhiều năm qua cán cân thương mại Quốc tế của Việt Nam thường trong tình trạg thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày cànglớn, đây là một vấn đề nam giải Cải thiện cán cân TTQT là việc làm cấp bách Để cải thiện cán cân TTQT thì nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu Mục tiêu đó chúng ta có thể sẽ đạt được nếu chúng ta tiến hành một số biện pháp sau: