1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế công trình xây dựng của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm 2

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Khảo Sát Thiết Kế Công Trình Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Công Nghiệp Thực Phẩm 2
Tác giả Vừ Văn Tình
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Chất Lượng
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,86 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (6)
    • 1.1.1 Thông tin chung về công ty (6)
    • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển (6)
    • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm. 6 1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (9)
    • 1.2.1. Lĩnh vực hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của công ty (11)
    • 1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm xây dựng (11)
    • 1.2.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng (13)
    • 1.2.4. Đặc điểm về lao động (13)
    • 1.2.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ và nguyên vật liệu (17)
    • 1.2.6. Chính sách chất lượng của công ty (22)
  • 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm giai đoạn 2008-2010 (24)
  • 1.4. Vai trò của nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng. .25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM 27 2.1. Quy trình xây dựng công trình của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (28)
  • 2.2. Tình hình thực hiện chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (39)
    • 2.2.1 Tình hình quản trị chất lượng khâu khảo sát xây dựng (40)
    • 2.2.2 Tình hình quản trị chất lượng khâu thiết kế xây dựng công trình (43)
  • 2.3. Đánh giá chung chất lượng công tác khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (47)
    • 2.3.1. Ưu điểm (47)
    • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (49)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 50 3.1. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (6)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (55)
      • 3.2.1. Tăng cường công tác đánh giá nội bộ (55)
      • 3.2.2. Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo chuyên sâu, cho cán bộ quản lý chất lượng của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (56)
      • 3.2.3. Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất (59)
      • 3.2.4. Tăng cường công tác xử lý khiếu nại của khách hàng và công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng (61)
      • 3.2.5. Tăng cường xây dựng nhóm chất lượng, và hiệu lục của hệ thống quản trị chất lượng (0)
    • 3.3. Một số kiến nghị với nhà nước (63)
      • 3.3.1. Cải cách các thủ tục hành chính (63)
      • 3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và khâu khảo sát, thiết kế nói chung (65)
      • 3.3.3. Nhà nớc cần có các chính sách u đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng..........................................................................................62 KÊT LUẬN 64 (0)
  • Hinh 1.2.2 Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm (0)

Nội dung

Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Thông tin chung về công ty

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP

Tên tiếng Anh : Food Industry Construction Join Stock Company

Viết Tắt : FCJC Địa chỉ trụ sở chính : 14 Lê Quý Đôn - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà

Mã sè doanh nghiệp : 0101504941 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà

Nội cấp Đại diện theo pháp luật : ễng Lê Nam Phong

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM hiện nay có đội ngũ cán bộ công nhân viên là 682 người, với tổng số lượng vốn công ty đang sử dụng là 12 tỷ đồng Nếu xét về tổng lượng vốn và quy mô nhân công trong công ty thì quy mô hoạt động của công ty là ở mức trung bình so với các thành viên khác thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tiền thân của Công ty CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM là Công ty thiết bị công trình công nghiệp thực phẩm, được thành lập từ năm 1970 theo quết định của Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm Từ đó đến nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

Hình 1.1.2: Sơ đồ phản ánh quá trình phát triển của công ty ( về lao động) Đơn vị : Người

Nguồn: phòng tổ chức- Hành chính

Cả nước đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cần một kho tàng dư trữ lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến tranh Nên vào cuối năm 1971 Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định thành lập Công ty xây lắp công nghiệp thực phẩm tiền thân của nó là Công ty thiết bị công trình công nghiệp thực phẩm,Công ty hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước đưa xuống, với nhiệm vụ chủ yếu là dư trữ lương thực thực phẩm Đến 1972 Công ty xây lắp công nghiệp thực phẩm đổi tên thành Công ty Xây lắp I, Công ty vẫn hoạt động với nhiệm vụ như trên với số lượng cán bộ công nhân viên là 142 người.

Công ty tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực dự trữ lương thực thực phẩm, bước đầu làm quen với việc tự hoạt động kinh doanh và khai thác địa bàn hoạt động đầu tư, xây dựng, xây lắp trên toàn quốc Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến tích cực trong

1971-1975 1975-1988 1988-1993 2004-2010 năm hoạt động của Công ty từ chỗ được Nhà nước bao cấp toàn bộ sang hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh Và để đáp ứng thêm cho hoạt động kinh doanh công ty đã tăng số lượng cán bộ công nhân viên lên 346 người.

Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Do nhu cầu về xây dựng làm nguồn động lực trong các ngành kinh tế quốc dân và ngày càng tăng làm cho công ty phải mở rộng mặt bằng sản xuất, trang thiết bị chuyên dùng để có thể đáp ứng được nhu cầu này Trong giai đoạn này, công ty đã đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị mới, hiện đại để tăng cường năng lực thi công xây dựng như máy đầm đất, máy ép cọc, máy vận thăng, máy cắt ren ống Số lượng cán bộ công nhân viên giai đoạn này là 485 người, trong giai đoạn này Công ty cũng xây dựng mới nhà 3 tầng làm văn phòng làm việc cho bộ phận quản lý của công ty tại 14 Lê Quý Đôn - Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.

Năm 1993 công ty đổi tên thành Công ty xây lắp và tư vấn công nghiệp thực phẩm theo quyết định thành lập số 233 NN/TCCB/QĐ ngày 09/04/1993 của Bộ Công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn) Trong thời kỳ đầu Công ty làm ăn hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động Nhưng sau đó cú thờm cỏc Công ty nước ngoài tràn vào, các công trình xây dựng lớn không cạnh tranh được do kỹ thuật lạc hậu hơn.

 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay :

Ngày 30/01/2004 theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 192/QĐ/BNN-TCCB chuyển đổi doanh nghiệp Nhà Nước Công ty xây lắp và tư vấn đầu tư công nghiệp thực phẩm thành Công ty cổ phẩn xây lắp công nghiệp thực phẩm Và cái tên này vẫn tồn tại cho đến nay tại trụ sở của công ty 14 Lê Quý Đôn - Quận Hai Bà Trưng -Thành Phố Hà Nội Ở giai đoạn này việc mở rộng quy mô hoạt động, và hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật bằng việc nhập khẩu thêm một số máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy đầm bàn, máy xúc đào, ụtụ tự đổ, máy đầm đất MISAKA Nhật… giúp Công ty khai thác thêm được thị trường và từ đó giúp tăng thêm doanh thu, Công ty đã giải quyết được 1 số lượng việc làm khá lớn cho nhà nước với số lượng cán bộ công nhân viờn đã tăng lên 682 người.

Công ty CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và luật công ty Nguồn vốn của công ty được hình thành từ ba nguồn chính : Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong công ty và các nguồn khác Công ty hiện có hơn 900 máy móc thiết bị các loại và hơn 682 cán bộ công nhân viên Với kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như Ban giám đốc điều hành nên công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường Với chất lượng công trình cao, tốc độ nhanh và đáp ứng được nhu cầu của đơn đặt hàng đúng thời hạn, công ty đã và đang ngày càng tạo uy tín cao với khách hàng trên thị trường

Ngành xây dựng là mét trong những ngành quan trọng và chủ lực của nước ta, do đó công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hiện đại húaá trang thiết bị, đề ra những nhiệm vụ mới và mục tiêu mới để bắt kịp với sự phát triển chung của đất nước.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm 6 1.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm theo mô hình sau:

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Hình 1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh

Cơ cấu bộ máy quản lý được bố trí theo kiểu trực tuyến đa chức năng Được hình thành phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm, sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban, Ban chỉ huy công trường và các đội xây lắp trong bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản, đó là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận trong guồng máy điều hành và quản lý của Công ty.

Hội đồng quản trị : Chịu trách nhiệm về những chính sách hoạt động, phương hướng, định hướng hoạt động của công ty Trong các cuộc họp Hội đồng quản trị sẽ đưa ra các kế hoạch, mục tiêu cho công ty.

Ban giám đốc: có nhiệm vụ thực hiện các việc điều hành hoạt động công ty sao cho đạt được các mục tiêu đó bằng cách chỉ đạo cỏc phũng, ban cũng như các đội xây dựng, xí nghiệp xây lắp… thực hiện công việc Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong công ty, là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Công ty, đồng thời là đại diện pháp nhân của công ty, chịu mọi trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về hoạt động của công ty Phó giám đốc kỹ thuật được giám đốc chỉ định và đề nghị Bộ chủ quản ra quyết định Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật giúp giám đốc chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất hàng năm và theo dõi tình hình chất lượng công trình.

Nhiệm vụ của cỏc phũng ban chức năng được quy định như sau :

Phòng tổ chức hành chính: Làm công việc như tiếp khách, văn thư, đánh máy, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên đồng thời tổ chức về nhân sự, về hành chính, về tình hình đối nội đối ngoại của công ty.

Phòng tài chính – kế toán: Chuyên về hoạch toỏn cỏc khoản chi tiêu, chi trả các tài sản và quy trình sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn từ đó lập thành báo cáo tài chớnh,phũng tài chính kế toán còn xây dựng các kế hoạch tài chính.

Phòng kế hoạch kỹ thuật và dự thầu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch hàng năm, theo dõi tình hình chất lượng công trình Lập hồ sơ dự thầu các công trình cho công ty.

Phòng cung ứng vật tư: Lập kế hoạch về xuất – nhập vật tư của Công ty, cung cấp vật tư theo kế hoạch cho các đội xây dựng, xí nghiệp…

Cỏc phòng ban vừa giúp giám đốc, vừa quản lý các đơn vị trực thuộc Các phòng nghiệp vụ phối hợp cùng báo cáo giám đốc kiểm tra điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Các đội xây lắp trực thuộc công ty: Gồm có 9 đội và một chi nhánh ở miền trung : các đội xấy lắp trực thuộc công ty hoạt động trên cơ sở các công việc của công ty giao cho Mỗi đội gồm: đội trưởng, đội phó, các kỹ sư phụ trách kỹ thuật, nhân viên kế toán, thủ kho vật tư và một số công nhân lành nghề.

1.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm.

Lĩnh vực hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của công ty

 Chức năng của công ty

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, công ty là một tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyên ngành xây dựng cơ bản.

Ngoài ra công ty còn được phép sản xuất khai thác và cung cấp vật liệu xây dựng cho các công ty khác

 Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng;

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông qui mô vừa và nhỏ;

- Xây dựng công trình đường dây và trạm điện từ 35 KV trở xuống;

- Xây dựng công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, khoan, khai thác nước ngầm;

- Xử lý nền móng, san lấp mặt bằng, thi công cơ giới công trình;

- Kinh doanh bất động sản;

- Dịch vụ thương mại và cho thuê nhà;

- Khoan phụt, xử lý nền;

- Thiết kế mẫu và tư vấn xây dựng

- Dịch vụ diệt côn trùng, phòng chống mối mọt cho các công trình xây dựng, nhà cửa, kho tàng.

Đặc điểm về sản phẩm xây dựng

 Khách hàng và sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp

Quá trình xây dựng thường được chia làm nhiều giai đoạn , mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều việc khác nhau Cụ thể quy trình sản xuất công nghệ của công ty như sau:

( Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật và dự thầu)

Hinh 1.2.2 : Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm do đặc thù là nghành xây dựng nên sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất lâu dài tập trung cần nhiều nguyên liệu, sản phẩm chỉ bán cho một khách hàng.

Với nền kinh tế mở cửa như nước ta hiện nay thì để đứng vững trên thị trường đối với ngành xõy dựng cơ bản là một điều rất khó khăn Công ty phải cạnh tranh với các công ty khác như các doanh nghiệp tư nhân liên kết có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các công ty liên doanh liên kết trong nước hay ngay trong nội bộ nghành thuộc tổng công ty.

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đã tham gia xây dựng nhiều công trình cho nhiều ngành nghề khác nhau Trong đó phải kể đến như : Kho thành phẩm nhà máy đường Lam Sơn, trường trung học vật tư Nông nghiệp Sóc Sơn , trung tâmBảo Việt Hà Nội, trụ sở công ty Bảo Việt Hà Tây, đường giao thông EA Đắc Lắc,nhà máy bánh kẹo Hải Châu, nhà máy thuốc lá Thăng Long …

Tất cả các công trình trên công ty đã hoàn thành và được công nhận đảm bảo chất lượng Nhưng đó mới chỉ là một số nhỏ các công trình mà công ty đã thi công.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng

- Sản phẩm xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm, nó không thể sản xuất khi chưa có người đặt hàng Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm. Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi đã được chủ đầu tư chấp nhận và kí hợp đồng giao nhận thầu.

- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm phải gắn liền với nơi tiêu thụ nên địa điểm sản xuất không ổn định, dẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình này đến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự di chuyển cũng diễn ra liên tục Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác bố trí sản xuất, việc phối hợp các phương tiện máy móc thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, từ đó đòi hỏi phải tăng cường tính cơ động trong doanh nghiệp về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tác nghiệp…

- Thời gian xây dựng công trình kéo dài: đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong các khối lượng thi công dở dang.

- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị tốn kém vì vấn đề trang bị kỹ thuật của sản xuất xây dựng nhiều khi đòi hỏi những máy móc thiết bị hiện đại đắt tiền Công ty đã bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc thi công nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Quá trình sản xuất tiến hành ngoài trời nên điều kiện tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp.Đôi khi Công ty không thể lường trước được hết những khó khăn sinh ra bởi điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn,ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá thành.

Đặc điểm về lao động

Với bề dày hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh, tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơn năm trước Trong những năm mới thành lập, từ một đơn vị xây dựng các công trình nhỏ, đến nay Công ty đó cú một đội ngũ cán bộ cụng ngõn viờn đỏp ứng được tất cả các công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao Hơn 40 năm rèn luyện và phấn đấu, Công ty đã đào tạo được đội ngũ cán bộ năng động, trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong quản lý và chỉ đạo thi công, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, sáng tạo trong sản xuất và có ý thức trách nhiệm nờn đó tạo được uy tín với các chủ đầu tư.

 Qua bảng thống kê danh sách cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của công ty năm 2010 (phụ lục 1), ta nhận thấy:

- Số lượng cán bộ cú trình độ Đại học cao nhất với 95 người, trong đó Đại học kỹ thuật chiếm số lượng lớn nhất với 80 người, Trung cấp có 47 người Bộ phận cán bộ là kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi và kỹ sư giao thông chiếm tổng số 60 người trong đó có 28 cán bộ khảo sát, thiết kế Số lượng cán bộ khảo sát, thiết kế tỷ lệ khá cao điều này chứng tỏ ban lãnh đạo công ty rất chú trọng khâu khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng của công ty Do lao động trong lĩnh vực xây dựng không ổn định, thay đồi theo thời vụ, phải làm việc ngoài trời và thường xuyên phải thay đổi chỗ làm việc, là lĩnh vực công việc nặng nhọc, phức tạp do đó đa số cán bộ khảo sát, thiết kế của Công ty là nam giới Trong thời gian gần đây ban lãnh đạo của công ty đó có những điều chỉnh về nhân sự để phù hợp với tình hình mới đó là : nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty và cắt giảm, tinh lọc bộ máy quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động và theo hướng đó riờng cỏc cán bộ khảo sát, thiết kế Công ty cũng đó cú những điều chỉnh để phù hợp với nhiệm vụ được giao Tuy đội ngũ cán bộ khảo sỏt,thiết kế đều có năng lực và trình độ, yêu nghề và tâm huyết, có ý thức kỷ luật cao, phong cách làm việc nghiêm túc, ham học hỏi nhưng so với yêu cầu của nhiệm vụ mới còn nhiều nhược điểm phải khắc phục như: trình độ khoa học công nghệ còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các dự án lớn, thiếu kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, xã hội, ít cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học Vì vậy Công ty thường mở các lớp học tại công ty và gửi đi đào tạo thêm tại các trường Đại học kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn

 Tính đến cuối năm 2010, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 682 người, trong đó:

+ Cán bộ có trình độ Đại học: 95 người

+ Trung học các loại: 47 người

+ Công nhân kỹ thuật các ngành nghề: 540 người

(Nguồn : Phòng tổ chức - Hành chính)

Hình 1.2.4a: Biểu đồ chất lượng lao động của Công ty năm 2010

Số lượng cán bộ quản lý có trình độ đại học khá cao Những con số này phản ánh tính phức tạp của công việc đang đặt ra Đó cũng là điều hợp lý để có thể đảm nhận được cụng tỏc quản lý trong điều kiện hiện nay Đặc biệt, đối với công tác khảo sát, thiết kế càng cần những cán bộ quản lý có trình độ cao để chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ sao cho đảm bảo chất lượng

 Căn cứ vào điều kiện làm việc thì lao động được chia thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp.

- Bộ phận lao động trực tiếp bao gồm cỏc cụng nhân trực tiếp và cán bộ kỹ thuật.

- Bộ phận lao động gián tiếp bao gồm đội ngũ nhân viên quản lý kinh tế và nhân viên văn phòng.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Hình 1.2.4b : Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty theo điều kiện làm việc tính đến năm 2010

+ Cụng nhân kỹ thuật của công ty: Số lượng lao động trực tiếp chiếm tới 80%, gấp

4 lần số lượng lao động gián tiếp bởi lực lượng lao động trực tiếp mới trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty Sản phẩm của Công ty hầu hết là các công trình xây dựng lớn nên tất yếu đòi hỏi lực lượng lao động trực tiếp rất lớn Nhìn vào cơ cấu công nhân giữa các nghề và giữa các bậc thợ (phụ lục 2) thì ta thấy lượng ngành nghề khá nhiều nhưng cơ bản nhất vẫn là lực lượng công nhân ủi, đầm, đóng cọc, đào súc, công nhân lái xe Đa số công nhân kỹ thuật của Công ty đều từ bậc 3 trở lên, đủ đáp ứng được yêu cầu đối với những công việc không quá phức tạp Đây là lực lượng chính để đảm nhiệm việc thi công xây dựng các công trình của Công ty Xét về tay nghề thì số công nhân kỹ thuật tay nghề bình quân bậc 4 trở lên là khá nhiều với 323 người Do công việc khảo sát, thiết kế và xây lắp rất phức tạp, phải giải quyết nhiều yêu cầu trong tình hình mới do đó việc nâng cao trình độ tay nghề, cử cán bộ công nhân viên đi học tiếp nghề thứ 2 là cần thiết Từ đó mới có thể nâng cao được chất lượng công trình của Công ty, giúp Công ty ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường xây dựng hiện nay

Trong thời gian qua, hầu hết các công trình, hạng mục công trình được Công ty khoán cho các tổ, đội Các tổ, đội tự tổ chức khảo sát, thi công do đó yếu tố lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện việc khảo sát và thi công công trình, khả năng hoàn thành, ảnh hưởng tới chất lượng công trình và tiến độ thực hiện công trình. Đơn vị khảo sát, thiết kế là người đầu tiên thực hiện một công trình xây dựng.

Do vậy đơn vị khảo sát, thiết kế đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Do vậy bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân đơn vị có được ( kỹ năng chuyên môn ), mỗi cá nhân cũng như toàn đội đều phải được bồi dưỡng, đào tạo nhận thức về chất lượng và tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng khảo sát thiết kế công trình xây dựng để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh Đồng thời hướng mọi hoạt động mà họ thực hiện đều phải vì mục tiêu chất lượng.

Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ và nguyên vật liệu

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ

Cơ sở vật chất máy móc, thiết bị là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khâu khảo sát, thiết kế cụng trình xây dựng Máy móc, thiết bị càng hiện đại, công nghệ càng cao thì càng đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng công trình, giúp đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường Nếu máy móc, thiết bị hoạt động kém hiệu quả thỡ khụng những làm chậm tiến độ của công trình mà còn làm hao phí lao động, nguyên vật liệu… từ đó trực tiếp làm giảm chất lượng công trình, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Công ty Do đó, Công ty cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng công trình xây dựng nói chung và khảo sát, thiết kế công trình nói riêng.

Bảng 1.2.5a : Máy móc thiết bị thi công chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm năm 2010

Loại máy móc thiết bị thi công

Sở hữu của nhà thầu hay đi thuê

Chất lượn g sử dụng hiện nay

1 Máy xúc đào 01 0,8m3/gầu Nhật 2008 C.ty 80%

4 Ôtô tự đổ 05 7 tấn HQ 2000-

6 Vận thăng 01 500kg VN 2003 C.ty 80%

8 xe vận chuyển bê tông thương phẩm

05 cái 2011 nhà cung cấp BT

11 Máy đầm dùi 05 1,5 kw Nhật 2008 C ty 80%

12 Máy đầm bàn 03 1 kw “ 2005 C.ty 80%

13 Máy phát điện 01 BN24GFD

14 Máy trộn vữa 04 80lít TQ 2005 C.ty 80%

16 Mắy cắt uốn thép 03 VN 2009 C.ty 80%

17 Máy bơm nước 02 Nhật 2005 C.ty 80%

19 Tời điện, tời nổ 02 VN 2005 C.ty 80%

20 Tời kéo thép 05 VN 2005 C.ty 80%

21 Máy thuỷ bình 01 Nhật 2005 C ty 80%

24 Cẩu tự hành 01 16 tấn 2006 C.ty 80%

( Nguồn: Phòng máy – thiết bị )

Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất của Công ty là xây dựng các công trình cầu, đường bộ, đường sắt, công trình đường bộ, xây dựng dân dụng, nông nghiệp, lâm nghiệp… Qua Bảng1.2.5a ta thấy các máy móc, thiết bị của Công ty rất đa dạng và phong phú, có giá trị tài sản lớn Hiện nay, các dây chuyền sản xuất đã đi vào chuyên môn công xưởng hóa, tự động và bán tự động, lao động cơ giới là chủ yếu, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đã sử dụng khá nhiều máy móc, thiết bị thí nghiệm, kiểm tra công nghệ cao có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật và một số nước khác như Việt Nam,Hàn Quốc,Trung Quốc… (phụ lục 4) Với trang thiết bị này, công tác khảo sát, thiết kế của Công ty có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của các công trình đề ra Tuy nhiên, những máy móc, thiết bị thí nghiệm, kiểm tra này đều là những máy móc đời cũ của Nhật Bản, do vậy hao phí lao động còn nhiều, máy móc luôn phải đại tu, sữa chữa, tạo ra chi phí lớn, giá thành sản phẩm công trình cao Vì vậy, để có thể đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật chất lượng khảo sát, thiết kế công trình, Công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư theo chiều sâu nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ vào máy móc, thiết bị Công ty đã mua sắm thêm nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại như máy nén mẫu BT(đa năng), Mỏy kớnh vĩ DT600 + Theo 020, Thiết bị đo độ sụt, Cân điện tử… nhằm phục vụ tốt cho quá trình khảo sát, thiết kế.

Các loại máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng thì Công ty đều thực hiện thông báo cho các ban quản lý dự án biết về chủng loại, tính năng tác dụng cũng như các thông số kỹ thuật…để chứng minh rằng chúng đủ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong khảo sát, thiết kế và thi công công trình Mọi biến động của máy móc thiết bị trên công trường đều phải được cập nhật vào hồ sơ theo dõi hàng ngày. Chính điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến Công ty và tạo ra nhiều lợi thế cho Công ty Đây cũng là biện pháp tốt nhất để kiểm soát tiến độ và chất lượng từng công việc, từng hạng mục cho đến khi hoàn tất dự án.

 Nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liêu của công ty

Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình Các nguồn vật tư chính đưa vào sử dụng cho công trình đều được Công ty giám sát chặt chẽ về chất lượng cũng như số lượng thông qua các hợp đồng cung cấp mà Công ty trực tiếp kí kết, qua đó Công ty cũng quản lý được quá trình giải ngân mua vật tư.

Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một phần hình thành nên công trình, có thể ví như phần da và thịt, xương của công trình Nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nói chung thường có đặc điểm:

+ Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình dáng vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.

+ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào sản xuất, nguyên vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phần lớn nguyên vật liệu trong hoạt động xây dựng công trình cũng mang những đặc điểm chung của nguyên vật liệu các ngành sản xuất Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động xây lắp nờn cú một bộ phận vật liệu ( vật liệu luân chuyển ) không mang những đặc điểm trên Vật liệu luân chuyển có thể tham gia vào chi phí kinh doanh hoặc một số kỳ kinh doanh.

Từ đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng nói chung và khâu khảo sát, thiết kế nói riêng Chất lượng của nguyên vật liệu quyết định chất lượng sản phẩm xây dựng. Nếu việc cung của con người cấp nguyên vật liệu không đúng yêu cầu sẽ gây thiệt hại không những về vật chất mà còn đe dọa đến tính mạng

Trong quá trình xây dựng cần phải huy động nhiều lao động, do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời sẽ làm gián đoạn tiến trình xây dựng tạo ra sự bất ổn định trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đồng thời kéo dài thời gian là kéo dài thời gian huy động vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Không những thế, nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến giá thành công trình. Trong các yếu tố đầu vào thì giá trị cuả nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình Vì vậy, sự biến động của nó có ảnh hưởng rất lớn đến gớa thành công trình Trong những năm qua, do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô và lạm phát nên giá cả của các loại vật liệu xây dựng đều tăng đáng kể, cho nên việc quản lý, thu mua, sử dụng sao cho giảm được chi phí vật liệu, đảm bảo được chất lượng, cũng như lượng nguyên vật liệu kịp thời cho quá trình xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.

Bảng 1.2.5b Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp

Giá thành công trình ( Triệu đồng )

Chi phí nguyên vật liệu

Tỷ lệ chiếm trong (Triệu đồng) giá thành (%)

Qua Bảng 1.2.5b cho ta thấy, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành công trình, nó thường chiếm tỷ lệ 70 – 80% giá thành công trình và luôn có xu hướng tăng cùng với giá trị của giá thành công trình nhưng tỷ lệ lại có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây Đây là một điều hợp lý vì khi giá trị công trình tăng thì khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho công trình cũng tăng để hoàn thành khối lượng công việc ngày càng lớn Trong mấy năm gần đây, Công ty đã bắt đầu áp dụng định mức riêng cho mình vì vậy đã làm giảm tỷ lệ chi phí của nguyên vật liệu trong giá thành Như vậy, việc Công ty áp dụng định mức mới dựa trên định mức của Nhà nước đã mang lại hiệu quả, đây là một điều đáng khích lệ để Công ty có thể hoàn thành mục tiêu hạ gớa thành, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty

Giá cả nguyên vật liệu không chỉ chịu ảnh hưởng của những biến động thị trường chung mà còn bị phụ thuộc vào việc công ty lựa chọn các nhà cung ứng như thế nào Việc phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu và thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gây không ít khó khăn cho Công ty Thông thường, nguyên vật liệu mua từ những nhà cung ứng nước ngoài sẽ có giá cao hơn so với các nguyên vật liệu cùng loại mua ở trong nước từ 2 đến 3 lần.

Những người cung ứng nguyên vật liệu là một phần quan trọng trong hoạt động củaCông ty, có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty, họ là chỗ dựa vững chắc cho Công ty Họ có thể gây áp lực với Công ty bằng cách tăng giá, giảm giá,giảm chất lượng hoặc cung cấp không đủ số lượng, không đúng thời hạn Đặc biệt, nếu đó là những nhà cung ứng nguyên vật liệu chính mà Công ty đang phụ thuộc thì sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của công trình xây dựng của Công ty.Công ty cần có đủ thông tin về những người cung cấp, lựa chọn những bạn hàng tin cậy và tạo nên mối quan hệ lâu dài với họ Riêng đối với công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm hiện nay, Công ty chỉ nhập một số nguyên vật liệu phụ để hoàn thiện công trình cũn cỏc nguyên vật liệu chính Công ty đặt mua các nhà cung ứng trong nước Công ty thường chọn ra 3 nhà cung ứng cho mỗi loại nguyên vật liệu chính để trình với chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư chấp nhận thì Công ty sẽ chỉ lấy nguyên vật liệu của 1 trong số 3 nhà cung ứng này Việc chọn ra 3 nhà cung ứng cho mỗi loại nguyên vật liệu chính là để tránh được những rủi ro như: nếu nhà cung ứng này không cung ứng đủ nguyên vật liệu cho quá trình khảo sát, thiết kế, thi công công trình thì sẽ lấy nguyên vật liệu của 2 nhà cung ứng còn lại và việc này cũng để tránh khả năng chọn 1 nhà cung ứng sẽ bị họ ép giá cao và chất lượng không đảm bảo Như vậy, với việc tỡm cỏc nhà cung ứng như thế, công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm vừa có đủ nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng công trình lại không bị gián đoạn quá trình khảo sỏt,thiết kế, thi công công trình Đú chính là một yếu tố giúp Công ty có thể sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu.

Chính sách chất lượng của công ty

Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đang cố gắng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đa ngành nghề nhưng doanh thu chính của Công ty vẫn là từ các công trình xây lắp hoặc đầu tư góp vốn, vì thế hoạt động quản trị chất lượng công trình xây dựng của Công ty rất được chú trọng Công ty quy định rõ chính sách, quy chế thực hiện từng công việc trong tất cả các quá trình hoàn thành một công trình xây dựng Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chớnh sách chất lượng của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đề ra là :

 Thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công công trình theo đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

 Nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt hơn trách nhiệm đối với xã hội.

 Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh(SXKD), đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ, đầu tư xây dựng khu đô thị, cơ sở hạ tầng, văn phòng cho thuê, đầu tư xây dựng các dự án nâng cao năng lực thiết bị và đầu tư tài chính Kiên quyết thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các đối tác, trong và ngoài nước, trên tinh thần cùng hợp tác, cùng hưởng lợi và cùng phát triển.

 Tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực con người, thực hiện tốt công tác tuyển chọn cán bộ có trình độ cao và công nhân giỏi đáp ứng yêu cầu SXKD của Công ty Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao Đồng thời xây dựng chế độ, chính sách để thu hút và giữ đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, đặc biệt là chế độ đối với người lao động ở các công trình vựng sõu, vựng xa.

 Nâng cao chất lượng công tác kinh tế kế hoạch Xây dựng cụ thể cho công tác thu hồi vốn, công nợ Giảm tối đa giá trị dở dang hàng năm Ký hợp đồng giao khoán cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở giao tài sản cố định, nhân lực, kế hoạch SXKD ngay từ đầu năm để đơn vị chủ động thực hiện và thanh quyết toán hợp đồng từng quý, khi kết thúc năm.

 Xây dựng, hoàn chỉnh điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế quản lý tài chính của công ty trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động và các quy định nhà nước hiện hành phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty Xây dựng chiến lược huy động vốn để đảm bảo vốn cho các dự án Công ty làm chủ đầu tư và phục vụ SXKD Tăng cường công tác hạch toán kế toán của công ty, đảm bảo SXKD có hiệu quả, lành mạnh tài chính của đơn vị.

 Tích cực tiếp thị, tìm kiếm công việc để đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV), nâng cao thu nhập cho người lao động, phấn đấu đến năm

2013 đạt mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/ người/ tháng Quan tâm tổ chức tốt các điều kiện làm việc, thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn lao động, giảm tối đa tai nạn lao động Duy trì tổ chức tốt chỗ ăn ở, đi lại, các chế độ khác cho người lao động, đặc biệt là việc trả lương cho CBNV theo đúng thỏa ước lao động tập thể.

 Tìm hiểu kỹ về các yêu cầu của khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

 Thường xuyên phổ biến cho CBCNV để mọi người luôn hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm xây dựng quyết định sự phát triển và sự hưng thịnh của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm Mọi cán bộ, công nhân, nhân viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chất lượng công trình nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của đối tác.

 Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào tất cả cỏc khõu của toàn bộ quá trình quản lý, đặc biệt, chú trọng vào việc thiết kế biện pháp tổ chức khảo sát, thiết kế và công tác quản lý kỹ thuật – chất lượng và tiến độ công trình Tiến hành đổi mới thường xuyên công tác quản lý, duy trì hiệu lực Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 với sự tham gia của toàn bộ bộ máy và từng CBCNV của Công ty,phỏt huy sáng kiến cải tạo kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

 Tuân thủ nghiêm túc các quy định về chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước và mọi yêu cầu về chất lượng của khách hàng.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm giai đoạn 2008-2010

Với quy mô ngày càng mở rộng, phát triển thêm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hóa đầu tư, với hơn 40 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, công nhân của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm đã tham gia khảo sát, thiết kế nhiều dự án với các quy mô, địa hình khác nhau trên toàn quốc như:

- Về xây lắp: lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng chính trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh Các công trình Công ty xây lắp trên phạm vi toàn quốc bao gồm:

+ Các công trình thủy lợi, công nghiệp: Khai thác phần dưới mức -50 má than Hà Lầm- Công ty than Hà Lầm…

+ Các công trình dân dụng: Trường cao đẳng nghề cơ điện XD tam điệp – Giai đoạn

1, Trụ sở công an- TP Vinh, Trường mầm non Đông Xuân, huyện Sóc Sơn-HN… + Các công trình giao thụng,đường dõy tải điện và trạm biến áp : như Trạm biến áp 110KV Linh Đàm,

- Các lĩnh vực kinh doanh khác:

+ Để không ngừng nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh, CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM đã từng bước đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực góp vốn khai thác nguyên liệu phi quặng,nhằm phục vụ khai thác cỏt, đỏ cung cấp cho các công trình trọng điểm và kinh doanh với mục tiêu đảm bảo chất lượng, uy tín giá thành hạ được thị trường chấp nhận

+ Cán bộ của CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM đã tham gia tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư và tư vấn giám sát nhiều dự án đa dạng và quy mô khác nhau cho nhiều loại công trình dân dụng, hạ tầng, công nghiệp, thủy điện trên toàn quốc

Sự phát triển của doanh nghiệp phải được thể hiện bằng sự tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính được quan tâm nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất đó là doanh thu, chi phí và lợi nhuận Tất cả các hoạt động kinh doanh từ khảo sát, thiết kế cho đến tư vấn, đầu tư đều được Công ty cân nhắc kĩ càng nhằm đưa ra được các chính sách tối ưu nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty Nhìn một cách tổng quan giai đoạn 2008-2010 có thể tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như sau:

Bảng1.3.a: Một số chỉ tiêu tài chính từ năm 2008 đến năm 2010 Đơn vị: 1000 đồngng

Doanh thu 80.660.589 113.199.813 40,34 40,34 108.861.726 -3,83 34,96 Lợi nhuận trước thuế

Nộp ngân sách nhà nước

( nguồn : phòng tài chính kế toán)

Chỳ thích:(1) tốc độ liên hoàn năm 2009 so với năm 2008

(3) tốc độ liên hoàn năm 2010 so với năm 2009

(2) tốc độ định gốc năm 2009 so với năm 2008 (năm 2008 là năm gốc)

(4) tốc độ định gốc năm 2010 so với năm 2008 (năm 2008 là năm gốc)

Từ Bảng 1.3.a ta thấy về quy mô tài sản : Tổng tài sản của công ty qua các năm có sự thay đổi mạnh Năm 2008 giá trị của tài sản đạt 64.109.165 triệu đồng , nhưng đến năm 2009 thì tài sản đó cú sự tăng lên 31346353 triệu so với năm 2008 là95.768.703 ( tăng 49,38 % ) Ta thấy tuy năm 2009 các chỉ tiêu như: Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế đều tăng mạnh do công ty đó cú những chính sách kịp thời khắc phục những khó khăn của năm 2008 Nhưng đến năm 2010 thì lại có sự giảm mạnh đạt 80.028.841 ( Giảm 16,43%) do các tài sản cố định như máy móc, thiết bị đều lạc hậu, hư hỏng nhiều nên tài sản cố định năm 2010 giảm mạnh đẫn đến việc giảm tài sản của công ty

Chỉ tiêu ROA – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản khá tốt Điều này cho thấy sức mạnh tạo thu nhập của tài sản sau thuế và lãi vay là khá lớn. chỉ tiêu ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ thu nhập của các khoản đầu tư của các cổ đông trong công ty Chỉ tiêu này khá tốt cho thấy trong tương lai doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự đầu tư hơn nữa để có thể phát triển vững mạnh trong lĩnh vực hoạt động của mình.

1600 đơn vị: 1000 đồng năm 2008 năm 2009 năm 2010

Nguồn : phòng tài chính kế toán Hình 1.3.b: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu từ năm 2008 đến 2010

Nhìn vào hình 1.3.b có thể thấy kết quả doanh thu của Công ty không đồng đều nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng dần theo từng năm Tốc độ tăng cũng không ổn định qua các năm, có những năm tốc độ doanh thu tăng mạnh nhưng cũng có năm chỉ tăng ở mức trung bình

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của lợi nhuận của Công ty:

1600000 đơn vị: 1000 đồng năm 2008 năm 2009 năm 2010

Nguồn : phòng tài chính - kế toán Hình 1.3.c Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2008-2010

Nhìn vào hình 1.3.c ta có thể thấy lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008, cùng với đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh so với năm 2008,và giá vốn hàng bán cũng tăng so với năm 2008 như vậy lợi nhuận gộp năm 2009 tăng rất nhiều so với năm 2008

Năm 2009 là một năm mà hoạt động tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đó cú những biện pháp kịp thời để khôi phục hoạt động tài chính, vì vậy đến năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã tăng nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty năm 2010 lại giảm mạnh so với năm 2009 Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm lợi nhuận đó là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, đó là do sự điều hành của ban lãnh đạo công ty và một số đơn vị chưa sâu sát, chưa bám sát mục tiêu yêu cầu, chưa nắm được kịp thời tình hình triển khai công việc và những vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất và đặc biệt là sự phối hợp giữa các đơn vị chưa gắn kết nên ảnh hưởng tới việc quản lý toàn công ty.

Vì vậy sang năm 2011 và năm 2012 ban lãnh đạo công ty cần có phương hướng giải quyết tình trạng này để ổn định công ty và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

Vai trò của nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng .25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM 27 2.1 Quy trình xây dựng công trình của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

rất có ý nghĩa đối với chi phí, chất lượng và thời hạn thi công công trình.

Với tốc độ gia tăng số lượng và quy mô các công trình xây dựng như hiện nay, làm thế nào để việc khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng được thực hiện hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tuổi thọ và độ an toàn cao của công trình? Xung quanh hoạt động này đang đặt ra nhiều vấn đề cần sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động nâng cao chất lượng khâu khảo sát, thiết kế công trình xây dựng

Theo báo cáo của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng -

Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 6 triệu công trình xây dựng, từ các công trình công nghiệp, cầu, đường, chung cư đến các công trình dân dụng đang thi công Pháp luật hiện hành quy định, việc thực hiện khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng phải bảo đảm tuổi thọ cho các công trình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng khâu khảo sát, thiết kế công trình xây dựng đang có nhiều bất cập Bằng chứng là không ít công trình đang trong quá trình thi công đã gặp sự cố gây thiệt hại cả về người và tài sản Ví dụ sự cố sập nhịp dẫn cầu Thanh Trì năm 2010; hư hỏng nặng cầu và hầm chui Văn Thánh trong công trình Cầu Thủ Thiêm; hư hỏng mặt đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài Đây là những ví dụ điển hình của tình trạng chất lượng khâu khảo sát, thiết kế công trình không được giám sát chặt chẽ, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hố móng, chất lượng bê tông, độ dày bê tông, độ phân bố cốt thép trong bê tông đã không được giám định kịp thời làm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình xây dựng công trình Một trong những mục tiêu của khõu khảo sát, thiết kế công trình xây dựng nhằm xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình Đây là cơ sở để quyết toán đối với công trình Nếu hoạt động này không được chú trọng thì sẽ có nhiều công trình bị quyết toán khống khối lượng, khống chất lượng vật liệu dẫn đến đội giá cho công trình xây dựng, nhất là các công trình sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước Tuy nhiên, hiện nay không ít chủ đầu tư chưa quan tâm thực sự đến khâu này, thực tế các công ty luôn chú trọng việc tìm giải pháp thiết kế mới theo công nghệ hiện đại bảo đảm cả tiêu chí an toàn và tiết kiệm chi phí nhưng không phải tất cả các nhà thầu đều hưởng ứng công đoạn này Có nhiều lý do khiến các nhà thầu lưỡng lự khi lựa chọn giải pháp tiên tiến để kiểm định chất lượng công trình, trong đó có lý do là nếu dùng phương pháp cũ, giải pháp cũ thì họ vẫn gửi được chi phí phát sinh vào các công trình ngầm.

Việc nâng cao chất lượng khâu khảo sát, thiết kế sẽ tạo sức hút cho công ty trong việc tham gia đấu thầu, tạo lợi thế cạnh tranh co công ty Tạo cơ sở cho việc mở rộng và phát triển lâu dài, bền vững cho công ty Nâng cao chất lượng khâu khảo sát, thiết kế còn có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong xõy dựng.giỳp tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

2.1 Quy trình xây dựng công trình của Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Quy trình công nghệ của Công ty cổ phân xây lắp công nghiệp thực phẩm là một dây chuyền kết hợp nhiều công tác khác nhau Mỗi một công trình từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công phải trải qua rất nhiều công đoạn; trong mỗi công đoạn lại có sự đòi hỏi riêng của từng giai đoạn như: đào vét, san lấp mặt bằng, khoan thăm dò khảo sát, khoan đổ trụ móng thiết dầm, công tác bê tông, công tác sắt…phải thực hiện và tiến hành theo thiết kế theo quy trình riêng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế chung của toàn bộ công trình Chẳng hạn như khi thực hiện một công trình cầu phải tiến hành như sau: Các kỹ sư phải đến chân công trình nghiên cứu thăm dò địa chất, mặt bằng, khảo sát qua địa hình, địa thế… sau đó thu thập thông tin dữ liệu tập trung vào phòng Kỹ thuật sản xuất, thiết kế, lên bản vẽ, lập phương án kế hoạch thi công về thời gian, về nhân lực, đặc biệt về công nghệ thích hợp cho từng hạng mục công trình, từ đó lập các kế hoạch dự trù về máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu đưa vào thi cụng…

Một công trình được thi công thường tuân theo một quy trình công nghệ chung như sau:

Hình 2.1a : Sơ đồ quy trình xây lắp công trình

 Giai giai đoạn khảo sát và thăm dò

Giai đoạn khảo sát và thăm dò có ý nghĩa rất quan trọng Kết quả của giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau và toàn bộ chất lượng công trình Giai

Lắp đặt hệ thống điện nước và cácthiết bị khác

Lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị khác

Kiểm tra và nghiệm thu

Kiểm tra và nghiệm thu

Bàn giao và quyết toán công trình

Bàn giao và quyết toán công trình

Khảo sát và thăm dò

Khảo sát và thăm dò

Thiết kế Thi công phần nền móng công trình

Thi công phần nền móng công trình

Thi công phần khung bê tông công trình

Thi công phần khung bê tông công trình đoạn này cho ta cái nhìn ban đầu về vị trí địa điểm, điều kiện địa chất, thổ nhưỡng…của địa điểm cần thi công.

Như chúng ta đã biết, một công trình sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố: khí hậu thời tiết, những cơn địa chấn, tình trạng sụt lở đặc biệt là các công trình càng lớn thì phải chịu những tỏc đụng đú càng lớn Vì vậy trước khi xây dựng chúng ta phải tiến hành khảo sát thật kỹ những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng tới công trình để công trình có chất lượng cao và tuổi thọ lâu Để làm được như vậy thì chúng ta phải sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm của những nhà khảo sát để có được kết quả tốt nhất.

Trưởng, phó phòng khảo sát nhận nhiệm vụ kế hoạch từ Viện trưởng, đề xuất chủ nhiệm địa hình (CNĐH) và thành lập Đội /Tổ khảo sát gồm: Đội /Tổ trưởng, Đội /Tổ phó, mỗi đội / tổ phải có kỹ thuật trưởng (kỹ thuật chính) và các thành viên. Viện trưởng quyết định cử CNĐH.

- Chủ nhiệm địa hình thu thập và phân tích khả năng sử dụng tài liệu hiện có của khu vực khảo sát bao gồm:

+ Bản đồ địa hình của nhà nước hoặc của giai đoạn trước.

+ Các điểm khống chế mặt phẳng, độ cao nhà nước trong hoặc gần khu vực dự án nhất, hoặc các điểm khống chế lưới khu vực (nếu có).

+ Phim ảnh và các tài liệu liên quan.

* Khảo sát tổng quát hiện trường

- Chủ nhiệm địa hình thiết kế sơ bộ các mạng lưới khống chế mặt phẳng độ cao trên nền bản đồ hiện có.

- Sau đó tham gia cùng chủ nhiệm dự án và các chủ nhiệm khác đi khảo sát tổng quát tại khu vực dự án.

* Lập nhiệm vụ và phương án khảo sát địa hình

Chủ nhiệm địa hình lập nhiệm vụ và phương án khảo sát địa hình

- Sau khi chủ nhiệm địa hình lập đề cương, trưởng phó phòng khảo sát tổ chức xem xét thống nhất nội dung với chủ nhiệm dự án về các vấn đề như: Tính phù hợp của nhiệm vụ khảo sát địa hình (KSĐH) so với yêu cầu của đề cương tổng quát và nhiệm vụ được giao, tính chính xác khoa học và sự phù hợp của phương án về chất lượng, thành phần khối lượng và dự toán kinh phí.

- Chủ nhiệm địa hình, chủ nhiệm dự án nhất trí thống nhất kí vào đề cương chuyển lên Viện trưởng xem xét ký duyệt Sau đó chuyển giao cho chủ đầu tư khách hàng phê duyệt hoặc làm tài liệu tham gia đấu thầu.

* Triển khai công tác khảo sát công trình

CNĐH, đội trưởng đội khảo sát và các thành viên trong đội khảo sát tiến hành khảo sát tại hiện trường thực hiện các công việc theo đúng đề cương được phê duyệt và kế hoạch thực hiện đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trước khi triển khai máy móc thiết bị phải được kiểm tra kiểm nghiệm theo quy định hiện hành.

- Lưới khống chế phải được thực hiện trình tự từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp, từ tổng thể đến cục bộ Mỗi lưới cần thực hiện trình tự:

+ Chọn điểm, thống hướng, chôn mốc, đo góc, đo cạnh, đo cao, đo các yếu tố quy tâm nếu có;

+ Kiểm tra nội nghiệp, ngoại nghiệp, xử lý và đánh giá chất lượng tại hiện trường.

- Đo vẽ chi tiết: Gồm lập bình đồ các loại tỷ lệ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang với các nội dung công việc sau:

- Đo góc, đo cạnh, đo cao, ghi chú, phác hoạ;

- Tính toán, vẽ bằng các phần mềm chuyên dụng;

- Kiểm tra nội nghiệp, ngoại nghiệp, xử lý và đánh giá chất lượng tại hiện trường.

* Kiểm tra nghiệm thu nội bộ

- Đội /tổ trưởng (hoặc kỹ thuật trưởng) gọi tắt là đơn vị sản xuất phải kiểm tra đầy đủ, chặt chẽ tất cả các hạng mục công việc (100%) tại hiện trường.

- Phòng khảo sát và chủ nhiệm địa hình phải thực hiện đầy đủ các hạng mục kiểm tra nghiệm thu hiện trường trước khi đề nghị chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát khảo sát kiểm tra nghiệm thu hiện trường Nội dung:

+ Chọn điểm, chôn mốc khống chế

+ Tài liệu ghi chép, đo đạc ngoài thực địa

+ Mật độ điểm đo chi tiết địa hình

+ Các bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình

+ Sự phù hợp giữa mặt cắt địa hình với bản đồ địa hình.

+ Khối lượng và tiến độ thực hiện.

- Sản phẩm được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:

+ Độ chớnh xỏc các hạng mục phù hợp với chỉ tiêu quy định của đề cương, tiêu chuẩn nghành, quy phạm hiện hành của nhà nước

+ Tính thống nhất đồng bộ.

* Lập hồ sơ khảo sát công trình

- Chủ nhiệm địa hình, kỹ thuật trưởng của đội chịu trách nhiệm chính trong việc lập, hoàn chỉnh, sắp xếp hồ sơ và ký vào hồ sơ.

- Chủ nhiệm địa hình viết báo cáo khảo sát công trình

Giai đoạn thiết kế xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc cụ thể hóa ý đồ khái quát của chủ đầu tư về dự án công trình xây dựng Tiến độ thiết kế ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của dự án Trình tự và chất lượng công tác thiết kế ảnh hưởng đến chất lượng công trình và khả năng huy động khai thác các nguồn lực của chủ đầu tư có thể huy động được…Phần này do bên thiết kế thực hiện, khi thi công Công ty phải thực hiện đúng.

* Thu thập dữ liệu đầu vào

Tình hình thực hiện chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Tình hình quản trị chất lượng khâu khảo sát xây dựng

Trong toàn bộ hoạt động xây dựng thì hoạt động khảo sát được coi là khâu quyết định nội dung kinh tế kỹ thuật và mỹ thuật của công trình xây dựng Khảo sát xây dựng gồm có khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng Khảo sát xây dựng chủ yếu phục vụ cho các bước thiết kế.

Bản 2.2.1a Tình hình chất lượng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm phục vụ cho công tác khảo sát công trình của công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

TT Loại dụng cụ thí nghiệm

Tính năng kỹ thuật Nước sản xuất

1 Cân điện tử 01 Cân mẫu Nhật

2 Thiết bị đo độ sụt 05 Đo độ sụt bê tông Nhật

3 Khuôn 15x15x15 25 Đúc mẫu bê tông Việt nam Tốt

4 Thước thép 5m, 50m 15/ 02 Kiểm tra độ bằng phẳng

5 Dao vòng 05 Lấy mẫu đất nền Nga Tốt

02 Đo góc, xác định tuyến

( Nguồn: Phòng máy – thiết bị)

Từ hình 2.2.1a ta có thể thấy công ty ngay đã tập trung đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, chú trọng công tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật Điều đó làm nổi bật năng lực về thiết bị máy móc trong khâu khảo sát của Công ty, nó đảm bảo cho Công ty có thể khảo sát được các khu vực có vị trí đơn giản và phức tạp Giữa khảo sát và thiết kế xây dựng có mối liên hệ trực tiếp với nhau, sản phẩm chung cụ thể của công tác này chính là các hồ sơ tổng dự toán, dự toán ứng với các bước thiết kế Để xây dựng công trình có chất lượng cao đồng thời thỏa mãn điều kiện thời gian xây dựng ngắn, chi phí lao động, vật tư, tiền vốn ớt thỡ việc thiết kế công trình phải được tiến hành trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng, áp dụng các phương pháp tính toán hiện đại cũng như các phương pháp thi công tiên tiến Không thể nào có được một bản thiết kế có chất lượng mà lại không dựa trên cơ sở là những tài liệu chuẩn xác của quá trình khảo sát.

Công tác khảo sát bao giờ cũng phải được thực hiện theo một số giai đoạn nhất định dựa trên nguyên tắc từ chung đến riêng, từ tổng quát đến chi tiết nhằm cung cấp những tài liệu chuẩn hóa cho thiết kế công trình Quy trình khảo sát xây dựng của Công ty được tuân theo quy định của luật pháp cụ thể là Nghị định 209/2004/NĐ-

CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các công việc như sau:

(Nguồn: Phòng kỹ thuật) Hình 2 2.1b: Quy trình khảo sát xây dựng của Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm

- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng: bước này nhằm xác định rừ cỏc nhiệm vụ cần làm trong khâu khảo sát Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung:

+ Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến.

+ Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng.

+ Thời gian thực hiện khảo sát.

- Kết quả của việc lập kế hoạch nhiệm vụ khảo sát xây dựng là các phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng Các phương án này được trình ban quản lý dự án và lãnh đạo công ty phê duyệt và trình chủ đầu tư để thống nhất Các phương án kỹ thuật đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng theo luật ban hành.

- Công tác giám sát quá trình khảo sát xây dựng: Công ty có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc Nội dung chính của việc tự giám sát công tác khảo sát xây dựng là:

+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt.

+ Ghi chộp các kết quả theo dõi được, kiểm tra và vào nhật ký khảo sát xây dựng. + Báo cáo kết quả khảo sát với lãnh đạo cấp cao trong Công ty.

- Cuối cùng là nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng công trình: Sau khi hoàn thành từng bước công việc trờn thỡ cần tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát Ban

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Báo cáo và giám sát quá trình thực hiện khảo sát xây dựng

Báo cáo và giám sát quá trình thực hiện khảo sát xây dựng

Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng quản lý dự án sẽ căn cứ vào nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát xây dựng, các báo cáo kết quả khảo sát và tất yếu phải căn cứ vào các tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được ban hành áp dụng để nghiệm thu kết quả khảo sát Công tác nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng nhằm mục đích đánh giá chất lượng công tác khảo sát so sánh với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng, kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát Kết quả nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu.

Tình hình quản trị chất lượng khâu thiết kế xây dựng công trình

Công tác thiết kế là giai đoạn kế tiếp của hoạt động khảo sát xây dựng Sản phẩm cụ thể của công tác thiết kế là các tài liệu thiết kế bao gồm bản vẽ, biểu tính, bản thuyết minh, những giải pháp kinh tế kỹ thuật cho công trình Kèm theo một văn bản thiết kế cũn cú cỏc tài liệu dự toán tương ứng Thiết kế công trình là các căn cứ để xác định tiến độ thi công và xác định vốn đầu tư, căn cứ để xác định giá sản phẩm Hơn thế nữa chất lượng thiết kế tốt sẽ giúp cho công trình có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi cụng,…

Căn cứ theo Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xây dựng quy định nội dung của thiết kế xây dựng công trình gồm: phương án thi công công nghệ, công năng sử dụng, phương án kiến trúc, tuổi thọ công trình, phương án kết cấu kỹ thuật, phương án phòng chống cháy nổ, phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao, giải pháp bảo vệ môi trường…

Quy trình thiết kế xây dựng công trình mà Công ty áp dụng bao gồm cú cỏc bước sau:

Hình 2.2.2 : Quy trình thiết kế xây dựng công trình tại Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm

- Thiết kế cơ sở: là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn,bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn,tiờu chuẩn được áp dụng,là căn cứ để triển khai các bước tiếp theo Nội dung của thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế bản vẽ thi công

Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Thiết kế xây dựng công trình Thiết kế xây dựng công trình

Lập hồ sơ thiết kế cơ sở Lập hồ sơ thiết kế cơ sở

Thay đổi thiết kế xây dựng công trình

Thay đổi thiết kế xây dựng công trình

 Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng,phương án thiết kế,tổng mặt bằng cụng trỡnh,hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến,vị trớ,quy mụ xây dựng các hạng mục cụng trỡnh,việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

+ Phương ỏn cụng nghệ,dõy chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu về công nghệ.

+ Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu về kiến trúc.

+ Phương án kết cấu chớnh,hệ thống kỹ thuật,hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.

+ Phương án bảo vệ mụitrường,phũng chỏy chữa cháy theo quy định của pháp luật + Danh mục các quy chuẩn,tiờu chuẩn được áp dụng

 Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.

+ Sơ đồ công nghệ,bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu về dây chuyền công nghệ.

+ Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.

+ Bản vẽ phương án kết cấu chớnh,hệ thống kỹ thuật,hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trỡnh,kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

- Thiết kế kỹ thuật : là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt,bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn,tiờu chuẩn được áp dụng,là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cũng bao gồm có phần thuyết minh, phần bản vẽ và tổng dự toán công trình:

 Phần thuyết minh: gồm có thuyết minh về thiết kế về công nghệ và thuyết minh về thiết kế xây dựng:

+ Thuyết minh về thiết kế công nghệ: làm rõ giải pháp cụng nghệ.dõy chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; danh mục máy móc đi kèm; quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì cụng trỡnh…

+ Thuyết minh thiết kế xây dựng: đưa ra giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch,công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnh quan môi trường; giải pháp xây dựng như kết cấu chịu lực chính, nền móng, có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán; danh mục phần mềm sử dụng; tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp chủ yếu, vật tư chính và thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và của toàn bộ công trình, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

 Phần bản vẽ: bao gồm các nội dung chính sau:

+ Hiện trạng của mặt bằng và vị trí của công trỡnh trờn bản đồ.

+ Triển khai tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng…)

+ Giải pháp kiến trúc: mặt bằng, mặt cắt ngang và mặt cắt dọc chớnh, cỏc mặt đứng của công trình, phối cảnh công trình.

+ Chi tiết các kết cấu chịu lực chớnh(nền, múng, thõn, mỏi…) và các bộ phận có cấu tạo phức tạp.

+ Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong nhà: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, chiếu sáng, âm thanh, báo cháy, chữa cháy tức thời…

+ Bảo vệ môi trường và giải pháp phòng chống cháy nổ công trình.

 Phần tổng dự toán xây dựng công trình: từ các tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng xây lắp công trình cán bộ quản lý sẽ tiên ước tính dự toán công trình dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí xây dựng công trình.

- Thiết kế bản vẽ thi công : là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật,vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn,tiờu chuẩn được áp dụng,đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng Bản vẽ thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trỡnh, cỏc cấu tạo với đầy đủ kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và lập dự toán thi công xây dựng công trình Bản vẽ này được giao đến cho bộ phận trực tiếp thi công công trình nên bởi vậy phần thuyết minh phải giải thích đầy đủ các thông tin mà bản vẽ không thể hiện được để thực hiện thi công công trình được chính xác đúng với thiết kế.

- Thiết kế xây dựng công trình: trong khâu này hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất, có danh mục, đánh số, ký hiệu để tiện tra cứu và bảo quản lâu dài Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận Trong những trường sau thì bản thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt được phép thay đổi, đó là:

+ Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế.

+ Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án Trong trường hợp này Công ty sẽ bàn bạc với chủ đầu tư để thống nhất biện pháp giải quyết thích hợp.

- Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình : Qua quá trình kiểm tra xem xét hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, nếu không cần thay đổi gỡ thỡ việc cuối cùng là nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình Căn cứ để nghiệm thu công trình đó là hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình, nhiệm vụ thiết kế,thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt và những quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả điều tra Nêu thiết kế không đảm bảo yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí Nội dung của công tác nghiệm thu thực chất là đánh giá về chất lượng thiết kế và kiểm tra hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

Đánh giá chung chất lượng công tác khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Ưu điểm

- Công ty đó luụn cố gắng để nhằm tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và thời gian hoàn thành sớm nhất có thể để sớm đưa công trình vào sử dụng nhằm mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư và cho toàn xã hội Từ những chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cho thấy Công ty ngày càng hoạt động hiệu quả và lớn mạnh,khẳng định được vị thế trên thị trường Để đạt được điều đó Công ty phải thực hiện thật tốt công tác quản trị, trong đó có thể kể được một số ưu điểm nổi bật giúp Công ty đạt được những thành quả đó, Sau đây là những ưu điểm và kết quả mà Công ty đã đạt được trong giai đoạn 2008–2010:

- Công ty đã tận dụng tốt các cơ hội, khắc phục mọi khó khăn đồng thời theo sát tình hình mới để chỉ đạo kịp thời với mục tiêu tiến độ, chất lượng, an toàn được ưu tiên hàng đầu Đế đạt được điều này, Công ty đã áp dụng cơ chế quản lý tài chính linh hoạt, chủ động và điều tiết kịp thời để các công trình trọng điểm không bị thiếu vốn; điều chỉnh, bổ sung tăng cường lực lượng thiết bị cần thiết cho công việc khảo sát, thiết kế; xử lý tháo gỡ các vướng mắc, trở ngại trong quá trình khảo sát, thiết kế công trình.

- Công tác quản lý chất lượng trong thiết kế đã được đẩy mạnh, tiến độ thi công từng công trình, hạng mục công trình, tuân thủ các yêu cầu của công tác quản trị chất lượng nhờ công tác khảo sát, thiết kế được chú trọng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà các công trình do đơn vị đảm nhận thi công luôn được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ xây dựng và về vệ sinh an toàn lao động.

- Cụng ty luôn cố gắng sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu; sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị thi công đó cú để phù hợp với bản thiết kế công trình

Công ty đã và đang triển khai việc đầu tư thêm thiết bị hiện đại như đầu khoan cọc nhồi loại gầu xoay công suất lớn, máy bơm bùn, củng cố dây chuyền khoan Leffer để hỗ trợ cho công việc khảo sát hiện trường công trình xây dựng trong điều kiện địa chất phức tạp

- Trong nhiều năm qua phòng Kỹ thuật Công ty ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tin học trong các phần mềm tính toán, đồ họa , cập nhật và đã dần làm chủ được một số công nghệ tính toán tiên tiến hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam, từ đó đã làm giảm được đáng kể các lỗi trong thiết kế Điều đó được phần nào thể hiện qua số liệu về số lỗi thiết kế đã làm từ năm 2006 đến năm 2010

Bảng 2.3.1.a : Thống kê số lỗi trong bản vẽ của Công ty từ năm 2006-2010

Lỗi tính toán thuỷ lực

Lỗi kết cấu và tính toán kết cấu

Lỗi phông chữ, khung tên

Qua bảng 2.3.1.a ta thấy được Số lỗi đã giảm mạnh nhất là những lỗi sai nghiêm trọng như về tính toán thuỷ lực và kết cấu.

Hình 2.3.1b: Biểu đồ đánh giá lỗi ISO

Qua biểu đồ đánh giá lỗi ISO năm 2009, ta thấy lỗi do phông chữ, khung tên là lỗi chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 42%), lối hình hoạ chiếm tỷ trọng ít nhất nhưng các lỗi do tính toán vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, cần có biện pháp khắc phục.

- Công ty rất chú trọng việc tuyển chọn, tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, công nhân tay nghề giỏi nhằm đảm bảo chất lượng cho khâu khảo sát, thiết kế cụng trỡnh.Đồng thời Công ty cũng rất coi trọng việc đào tạo nhân viên nhằm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 50 3.1 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

3.2.1 Tăng cường công tác đánh giá nội bộ

Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm luôn duy trì việc đánh giá nội bộ 2 lần 1 năm Tuy nhiên việc tổ chức đánh giá nội bộ 2 lần 1 năm mới chỉ là con số tối thiểu theo yêu cầu nhằm duy trì công tác quản trị chất lượng Cần phải nhìn nhận việc đánh giá nội bộ là một hoạt động cần thiết, quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện hệ thống quản trị chất lượng nhằm kiểm tra xem các hoạt động của Công ty đã thực sự phù hợp với yêu cầu đề ra chưa chứ không chỉ coi đánh giá nội bộ là một thủ tục bắt buộc phải làm Do đó, trong một năm Công ty có thể có nhiều cuộc đánh giá nội bộ bất kì khi nào thấy cần thiết chứ không nhất thiết phải theo chu kỳ 6 tháng 1 lần.

Quá trình đánh giá nội bộ phải được triển khai trên phạm vi khắp tất cả cỏc phũng ban và các đơn vị trực thuộc Tính chất của việc đánh giá nội bộ là rà soát lại tất cả các điểm còn chưa phù hợp trong cách thức quản lý, khảo sát, thiết kế, thi công, quy trình thực hiện các hoạt động và cả ý thức làm việc của cán bộ lãnh đạo, nhân viên, công nhân trong Công ty

Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ này phải được công bố, báo cáo trong các cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh để lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt được một cách chi tiết nhất tình hình hoạt động thực tế của Công ty, từ đó mới có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công việc và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

3.2.2 Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo chuyên sâu, cho cán bộ quản lý chất lượng của công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm

* Nâng cao số lượng kỹ sư khảo sát, thiết kế trong công ty

Như chúng ta đã phân tích ở trên, thì trong hoạt động thiết kế con người là nhân tố trung tâm quyết định kết quả của hoạt động này, mà cụ thể ở đây là những kỹ sư thiết kế của công ty Tuy số lượng các kỹ sư thiết kế đều tăng so với những năm trước đó, nhưng so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận thỡ quỏ ít ỏi Từ đó dẫn đến tình trạng các kỹ sư hầu như phải làm việc tăng ca và không có ngày nghỉ, và có ảnh hưởng không ít tới năng suất và hiệu quả của công việc Từ thực tế đó, công ty cần có chính sách tuyển thêm lao động Căn cứ vào thời điểm ra trường của sinh viên khối ngành kỹ thuật thì công ty nên mở đợt tuyển dụng vào tháng 8 hàng năm.

Việc tổ chức tuyển chọn cần phải xác định được các văn bản quy định về tuyển chọn nhân viên như:

- Tiểu chuẩn nhân viên cần tuyển dụng

- Số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng

- Quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng

Công ty thông báo tuyển dụng bằng các hình thức:

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng : Báo, đài phát thanh, truyền hình

+ Yết thị trước cổng Công ty

+ Thông qua văn phòng dịch vụ lao động

- Tiếp theo quảng cáo là thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Mỗi hồ sơ bao gồm :

+ Sơ yếu lý lịch cá nhân

+ Các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp

- Sau khi kiểm tra, phỏng vấn khám sức khoẻ, Công ty cần bổ sung thêm vào hồ sơ bản kết quả phỏng vấn tìm hiểu tính nết, sở thích, năng khiếu, tri thức và kết quả khám sức khoẻ của ứng cử viên

- Việc nghiên cứu hồ sơ cần nắm chắc một số thông tin của ứng cử viên bao gồm: + Trình độ học vấn kinh nghiệm trong quá trình công tác

+ Khả năng tri thức, mức độ tinh thần

+ Trình độ lành nghề, sự khéo léo chân tay

+ Tinh thần, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng

+ Kiểm tra, sát hạch, trách nhiệm và phỏng vấn ứng cử viên: đây là bước quan trọng nhằm chọn ra ứng cử viên xuất sắc nhất Đồng thời nhằm đánh giá các ứng cử viên về các kiến thức cơ bản, khả năng giao tiếp, thực hành hay trình độ lành nghề + Quyết định tuyển dụng

- Tuyển chọn những người có trình độ, chuyên môn có thể làm việc độc lập, làm thêm hoặc đi công tác xa

- Tuyển chọn những người có kỉ luật, trung thực với công việc , với Công ty.

- Yêu cầu người được tuyển phải có sức khoẻ tốt làm việc lâu dài trong Công ty với nhiệm vụ được giao

- Lí lịch rõ ràng, các giấy tờ như bằng cấp và các chứng chỉ về trình độ chuyên của người xin việc phải được công chứng.

- Công ty đưa ra hệ thống câu hỏi và trả lời để kiểm tra năng lực , khả năng, trình độ của người đi xin việc

- Phỏng vấn trực tiếp, công việc này do phòng tổ chức hành chính và phòng kỹ thuật tiến hành.

- Công ty sẽ tự kiểm tra sức khoẻ đối với người xin việc Ngoài ra cũng sẽ thử tay nghề, trình độ và khả năng chuyên môn của người lao động.

- Công ty cần có chính sách ưu tiên về tuyển dụng với những con em của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Nhận hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo Các hồ sơ sẽ được phân loại theo từng công việc, điều kiện lao động cụ thể.

- Hồ sơ nào được nhận (có sự duyệt của Giám đốc) thì người đó được thử việc hai tháng.Người thử việc phải nộp thế chấp một số tiền trong hai tháng thử việc. Nếu bỏ việc trong vòng hai tháng thử việc thì Công ty sẽ thu số tiền thế chấp coi như phí đào taọ.

- Nếu sau hai tháng thử việc người nộp đơn xin việc được tiếp nhận thì họ sẽ được hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc.

- Trong quá trình thử việc người lao động sẽ được hưởng mọi chế độ như nhân viên chính thức trong Công ty

Cần tuyển dụng lao động hằng năm hoặc định kỳ để bù đắp số lượng công nhân về hưu mất sức, ốm đau, nghỉ chế độ thai sản (nữ) Hơn nữa việc bổ xung lao động của Công ty không những để hoàn thành kế hoạch lao động sản xuất của quý, năm mà còn là một trong những chiến lược của Ban lãnh đạo Công ty nhằm tăng sức trẻ, cải thiện trình độ sản xuất chuyên môn tay nghề của công nhân qua đó tạo điều kiện cho Công ty trong công việc đổi mới công nghệ sản xuất và mở rộng qui mô của Công ty

 Nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư trong công ty. Để nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư, thì công ty:

- Phối hợp với các trường đại học, trong và ngoài nước mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn ngắn hạn, khoảng 6 tháng 1 lần

- Thường xuyên mở các lớp giới thiệu về những công nghệ tiến tiến hiện đại có liên quan đến công việc của công ty.

- Khuyến khích và có hình thức đãi ngộ với những nhân viên tham gia các lớp văn băng II, lớp cao học ngoài giờ.

- Cử những cá nhân suất sắc đi học, nghiên cứu ở nước ngoài.

- Mở các diễn đàn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa những kỹ sư trẻ và những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Nâng cao nhận thức về chất lượng cho cán bộ công nhân viên.

Tuy công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được một thời gian khá dài, nhưng nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên còn rất hạn chế Nhất là các kỹ sư thiết kế, họ chưa ý thức được việc áp dụng hệ thống quản lý vào công việc thiết kế sẽ đem lại lợi ích như thế nào Vì vậy cần đạo tạo cho họ kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng, về cách khắc phục phòng ngừa

Hình thức đào tạo: Đào tạo định kỳ 6 tháng một lần, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 ngày.

- Đào tạo tại chỗ do người phụ trách chất lượng của công ty hoặc một người có kinh nghiêm, hoặc thuê chuyên gia đạo tạo chất lượng tại công ty Việc đào tạo tại chỗ sẽ giỳp cỏc học viên có thể vừa học vừa làm và vận dụng lý thuyết vừa học vào thực tế.

- Kết hợp với các trường đào tạo chất lượng, tiến hành đào tạo họ tại trường Hình thức này có thể kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, họ học lý thuyết tại trường và về thực hành tại công ty.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng. Điều kiện thực hiện:

- Công ty cần lập kế hoạch cụ thể trên cơ sỏ đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo và tuyển dụng.

- Thường xuyên phải kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đào tạo

- Đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi thành viên trong công ty.

- Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học

- Công khai lý do cử cán bộ nhân viên này đi học, nghiên cứu

- Các học viên được cử đi học phải có tinh thần ham học hỏi, năng động tìm kiếm những kiến thức mới để sau khoá học có thể đảm nhiệm tốt hơn công việc của mình. Với những giải pháp trên, hy vọng số lượng kỹ sư khảo sát, thiết kế trong công ty có thể tăng hơn cả về số lượng và chất lượng Nhận thức của các cán bộ chất lượng và những thành viên khác trong công ty sẽ được nâng cao Trình độ chuyên môn của các kỹ sư thiết kế được nâng cao, từ đó giảm thiểu những sai sót, nâng cao tính khả thi, đúng đắn, chính xác và đảm bảo đúng tiến độ của dự án.

3.2.3 Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất

Thiết bị và công nghệ càng hiện đại thì càng là công cụ hữu ích cho công tác khảo sát, vì vậy công ty nên tìm hiểu và đầu tư những thiết bị và công nghệ để giúp ích cho công tác khảo sát, thiết kế.

- Công ty hàng năm nờn trớch một phần lợi nhuận hoặc từ quỹ mua sắm cơ bản để đầu tư công nghệ, thiết bị mới

Một số kiến nghị với nhà nước

3.3.1 Cải cách các thủ tục hành chính

Trong những năm gần đây, các thủ tục hành chính của Nhà nước vẫn còn rất rườm rà, phức tạp Chính điều này đã làm cản trở không nhỏ đến hoạt động đầu tư,kinh doanh của các doanh nghiệp mà Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm cũng nằm trong số đó Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhòng trong các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế vụ, hải quan, ngân hàng , đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các bước không cần thiết trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành, mọi cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư kinh doanh.

* Nhà nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Bổ sung các quy định, các chế tài đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng; quy định rõ chế tài trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi vi pham Các quy định này rất chi tiết, cụ thể xử lý cho từng hành vi vi phạm.

- Bổ sung các quy định trong Luật Xây dựng Các doanh nghiệp hoạt động xây dựng là loại hình kinh doanh có điều kiện, bắt buộc các tổ chức nhà thầu (tư vấn, khảo sát và xây lắp) phải có chứng chỉ năng lực theo cấp công trình.

- Có kế hoạch xây dựng, bổ sung các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thiết kế thi công còn thiếu, nhất là đối với các loại kết cấu, công nghệ mới.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung định mức tăng phí phục vụ cho lập dự án, khảo sát, thiết kế, thẩm định, đặc biệt là phí giám sát và tăng đơn giá nhân công trong xây dựng là loại nghề nghiệp loại 1 (trong điều kiện công nhân xây dựng phải làm việc ngoài trời, nắng, rét, phụ thuộc thời tiết, không ổn định).

- Bổ sung các quy định về bảo trì, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn theo định kỳ, cho từng cấp công trình, đặc biệt đối với công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung, công trình phúc lợi xã hội, nhà cơ quan, chung cư…

* Nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng khảo sát , thiết kế công trình xây dựng.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thực hiện và được cấp chứng chỉ QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống quản lý môi trường ISO

14000 (ưu tiên trong đấu thầu, chọn thầu…).

- Có chính sách phù hợp để tăng kinh phí đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của ngành Xây dựng từ nguồn Ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp và người học

- Có chính sách khuyến khích các tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án, tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp - độc lập thông qua việc quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp phù hợp với điều ước tham gia công nhận lẫn nhau kỹ sư chuyên nghiệp trong ASEAN.

- Có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu xây dựng mới nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ của công trình.

- Có chính sách phát huy vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong QLCL công trình xây dựng, kể cả việc thực hiện chuyển một số dịch vụ công cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện (đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, giám định, công nhận công trình chất lượng cao, lên danh sách đơn vị, cá nhân vi phạm chất lượng…)

* Kiến nghị Nhà nước cần điều chỉnh bổ sung Nghị định 209 và Nghị định 49 cho phù hợp với thực tế theo xu thế phân cấp quản lý như hiện nay

- Xỏc định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia bảo đảm chất lượng công trình, đặc biệt là tư vấn giám sát, công tác đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ, quy định các tổ chức được tham gia giám sát xây dựng

- Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào công trình vào sử dụng.

- Xử lý sự cố công trình xây dựng

3.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và khâu khảo sát, thiết kế nói chung

- Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi toàn quốc ở trung ương và địa phương đối với các công trình xây dựng Đặc biệt chế độ bắt buộc kiểm tra công tác quản lý chất lượng đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.

- Xây dựng mô hình quản lý dự án ( các Ban quản lý dự án ) để áp dụng thống nhất cho các Ban quản lý dự án, cần phải có bộ máy quản lý chất lượng giám sát xây dựng của Chủ đầu tư để kiểm tra giám sát nhà thầu và tư vấn giám sát tại hiện trường.

3.3.3 Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng

Nước ta là một nước mà nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển kinh doanh , tránh tình trạng tụt hậu so với các nước khác Cụ thể là: Hiện nay, ngành xây dựng của nước ta nhìn chung máy móc sản xuất đa phần là lạc hậu,mà đặc biệt là các máy móc trong khảo sát địa hình và thiết kế kỹ thuật, một số máy móc vẫn còn mới nhưng trình độ công nghệ không cao do vậy mà chất lượng các sản phẩm không cao Để đầu tư cho phát triển thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước Nhà nước cần có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ tục cho vay vốn, giảm lãi suất vay

- Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành xây dựng.

Ngày đăng: 17/05/2023, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. ThS Nguyễn Vân Điềm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), “ quản trị nhân lực” NXB đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản trị nhânlực
Tác giả: ThS Nguyễn Vân Điềm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: NXB đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2007
5.GS.TS Nguyến Đình Phan (2005), “ quản lý chất lượng trong các tổ chức” NXB lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý chất lượng trong các tổ chức
Tác giả: GS.TS Nguyến Đình Phan
Nhà XB: NXBlao động – xã hội
Năm: 2005
2. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ- CP ngày 18/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
3. PGS.TS Lờ Công Hoa ( 2007) , Giáo trình quản trị dự án xây dựng, Lưu hành nội bộ Khác
6. Một số Luận văn tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân:- Mã số 43-53, Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại công ty Vinaconex 2 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w