1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Cho Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Thành Phố Hà Nội Trong Giai Đoạn 2006 - 2010.Doc

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Cho Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Thành Phố Hà Nội Trong Giai Đoạn 2006 - 2010
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 445 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (9)
    • 1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (9)
      • 1.1 Khái niệm FDI (9)
      • 1.2 Đặc điểm của FDI (10)
    • 2. Chính sách thu hút FDI (11)
      • 2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI (11)
      • 2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI (12)
      • 2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI (13)
      • 2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI (14)
    • 3. FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam (15)
      • 3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (15)
        • 3.1.1 Về quy mô dự án (15)
        • 3.1.2 Về hình thức sở hữu (15)
        • 3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành (16)
          • 3.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế (19)
          • 3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại (20)
        • 3.2.2 Về lĩnh vực xã hội (22)
          • 3.2.2.1 Vốn FDI tác động đến xã hội (22)
          • 3.2.2.2 Đánh giá chính sách hiện tại (23)
        • 3.2.3 Về lĩnh vực môi trường (25)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI (28)
    • 1. Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội (28)
    • 4. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế thành phố Hà Nội (45)
      • 4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố (45)
      • 4.2 FDI đối với công nghiệp (47)
    • 1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (0)

Nội dung

Đề cương chi tiết MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3 1 Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1 Khái niệm FDI Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoàn thời gian tương đối lâu dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình đầu tư quốc tế được thực hiện trên thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu Việc mở rộng sản xuất thông qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là các hoạt động chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là hoạt động chuyển giao công nghệ, bí quyết và các tài sản khác Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lý hoạt động đầu tư Trong hoạt động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm năng lực sản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể mua lại một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thu lợi tức. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro, thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.

Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa về FDI như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

1.2 Đặc điểm của FDI Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, đặc điểm của FDI cũng phụ thuộc theo các hình thức như sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân

- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn Doanh nghiệp liên doanh thường được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sự sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trực tiếp không những với các nước được tiếp nhận đầu tư mà còn với các nước đi đầu tư ở các nước khác.

Chính sách thu hút FDI

2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI

Chính sách là tổng thể các tư tưởng ,quan điểm công cụ mà chủ thể quản lý sủ dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể Bằng cách đó các chính sách đề xướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.

Chính sách phát triển kinh tế xã hội là quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy Nhà nước

- Xét theo nghĩa rộng chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng phát triển , những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước Chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ở Việt Nam đường lối do Đảng cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xây dựng.

- Xét theo nghĩa hẹp thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính sách kinh tế - xã hội ( chính sách công) :

Chính sách công là phương thức hành động được nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại Các vấn đề lặp đi lặp lại là những vấn đề gây ra sự hạn chế trong việc sử dụng đầu tư Tình trạng lặp đi lặp lại này buộc nhà nước phải đưa ra các chính sách.

Chính sách là những hành động của nhà nước nhằm hướng tới những mục tiêu của đất nước Với quan niệm này, chính sách công là bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ thực hiện chiến lược.

Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội mà trong đó vấn đề được giải quyết là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI

Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mình,nhưng đều góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu bậc cao hơn.Chính sách thu hút FDI góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thông qua việc sử dụng các giải pháp và công cụ nhất định như:Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởngkinh tế đáng kể và liên tục , ổn định giá cả ,mức độ đảm bảo công ăn việc làm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp )và cân bằng cán cân thanh toán.Thứ hai,công bằng xã hội ,an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.Thứ ba, cải thiện cơ cấu ngành,cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng và cơ cấu các thành phần kinh tế.

Là một chính sách kinh tế ,ngoài những mục tiêu tối cao và mục tiêu chung, chính sách thu hút FDI thực hiên nhưng mục tiêu đặc trưng của mình như:

Huy động vốn tư các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tạo việc làm, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển kinh tế thị trường.

2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI

Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút một cách đơn giản là những chủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó đúng như chưa đủ Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

- Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người hoặc của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triển khu vực đó Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đó mang lại Đây cũng chính là lý do để các chính sách thu hút được gọi là chính sách công Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại Khi đó chính sách thu hút phải đứng trên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn đề.

- Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia. Trước hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trị quan hệ giữa các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lý vốn đầu tư của toàn xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi. Nhưng qua đây không phải chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nước thực hiện Ngày nay trong quá trình dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổ chức dân chúng và ngoài nhà nước ngày càng tăng lên cao hơn.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong các lĩnh vực đó

2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI

Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của nhà nước, các chính sách thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng chung của đất nước Một số nội dung quan trọng của chính sách như sau:

- Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóng không rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước trong việc thực thi các dự án Tích cực phòng chống tham nhũng hiệu quả, tạo môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các tổ chức vào trong nước có hiệu quả cao Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.

FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam

3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

3.1.1 Về quy mô dự án

Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam Đều có quy mô vừa và nhỏ,trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD/dự án Quy mô dự án có tính chất quan trọng trong các dự án đầu tư Quy mô dự án quyết định đến lượng vốn đầu tư sử dụng trong dự án, quyết định tính chất lớn nhỏ của dự án Quy mô dự án càng lớn thì quá trình sử dụng lao động, quản lý dự án cũng lớn Bên cạnh đó nếu dự án có quy mô quá nhỏ không đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân có thể nhà nước hoặc cơ quan chính quyền tỉnh sẽ không cho thực hiện.

3.1.2 Về hình thức sở hữu

Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với100% vốn đầu tư nước ngoài , các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỹ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước(DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài.Tính đến cuối năm 1998 số dự án liên doanh chiếm tới 59%tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký.Từ năm 1997 hạn chế này đã được xoá bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu.Hiện tại hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 42,5% tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm 45,5% còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong các dự án liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể

3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành

Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

Vốn ĐTNN tập trung rất cao vào một số địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm (riêng Hà Nội, HCM, Đồng Nai, Bình Dương thu hút 2/3 vốn ĐTNN) Cơ cấu ngành cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (tới 88%) Khu vực nông, lâm nghiệp chỉ thu hút 3% vốn ĐTNN, và có xu hớng giảm (đã giảm từ 21% giai đoạn 1988-1990 xuống 14,3% giai đoạn 1991-1995) Điều này cho thấy sức cạnh tranh thu hút hút đầu tư khác nhau giữa các vùng miền và các ngành.

Từ năm 1988 đến cuối tháng 8/2007 đất nước ta có tổng số vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn tương đối lớn so với các vốn đầu tư khác Nếu số dự án của 100% vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ này là 6054 thì liên doanh chỉ là 1514 tức là chỉ bằng ẳ so với vốn đầu tư nước ngoài được đổ vào Việt Nam Phần nhỏ là cỏc cụng ty cổ phần và các hợp đồng khác.

Bảng 1: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007(Theo hình thức đầu tư). Đơn vị tính: nghìn USD

Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện

Hợp đồng hợp tác KD 210 4,487,031 4,039,887 6,351,274

Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy có thể thấy rằng đất nước ta đang trong quá trình nâng cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó cũng thấy rằng các doanh nghiệp trong nước đang còn yếu kém trong việc thực hiện đầu tư có hiệu quả các dự án trong nước.

Sau đây là bảng tình hình thu hút đầu tư vào cả nước trong những năm gần đây:

Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007(Theo ngành) Đơn vịt ính: nghìn USD

Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đt thực hiện

Công nghiệp và xây dựng 5,252

Công nghiệp dầu khí 36 2,146,011 1,789,011 5,828,865 Công nghiệp nhẹ 2245 12,037,102 5,472,759 3,635,854 Công nghiệp nặng 2272 22,227,920 8,519,459 7,320,745,

Giaothông vận tải-Bưu điện 197 4,175,818 2,718,671 741,622

Văn hóa –Y tế - Giáo dục 245 1,159,430 504,466 389,546

Xây dựng Khu đô thị mới 8 3,227,764 894,920 282,984

Xây dựng Văn phòng căn hộ 131 4,886 1,707 1,907

Xây dựng hạ tầng Khu chế xuất - Khu Công nghiệp

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.1.4 Về địa bàn đầu tư

Cho đến nay FDI có mặt ở 62/64 tỉnh thành phố Việt Nam Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm Phần lớn các dự án FDI tập trung vào các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiên cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kĩ năng.

Sau đây bảng tình hình thu hút đầu tư FDI tại một sốcác tỉnh thành:

Bảng 3: Tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007 Đơn vị tính: nghìn USD Địa phương Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 4: Phân bổ vốn ĐTNN giữa các vùng kinh tế trọng điểm qua các thời kỳ

Vùng kinh tế TĐ phía Nam 60,5% 53,7% 46,3% 63,6% Vùng kinh tế TĐ phía Bắc 27,8% 25,8% 30,8% 17,5% Vùng kinh tế TĐ miền Trung 2,0% 2,0% 2,0% 2,0% nguồn:Dự ánVIE/01/021

3.1.5 Theo đối tác đầu tư

Cho đến nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam ,trong đó Singapỏe, Đài Loan,Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà đầu tư lớn nhất ,chiếm 63,3% tổng số dự án va 63% tổng vốn đăng ký

3.2 Tác động của FDI tới kinh tế-xã hội Việt Nam

3.2.1 Về lĩnh vực kinh tế

3.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế ĐTNN làm tăng năng lực cạnh tranh, gây khó khăn cho các DN trong nu? c, nhung ngu?c lại cũng buộc DN trong nước phải vươn lên, hoạt động hiệu quả hơn hoặc chuyển đổi cơ cấu Cho đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam chưa phải là đã quá mức, tính theo đầu người, vẫn còn nhiều ngành hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cấp phép đầu tư Trong những năm trước mắt và tương lai lâu dài ĐTNN tiếp tục là nguồn vốn đầu tư quan trọng đối với nền kinh tế do tiết kiệm trong nước chưa đủ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP đặt ra Do nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn thiếu rất nhiều ngành kinh tế và những ngành đã hình thành còn rất nhỏ bé nên càng mở ra nhiều ngành nghề thì càng thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài mà không ảnh hưởng tiêu cực quá mức đến đầu tư trong nước.

Thực tế đầu tư thời gian qua phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Đầu tư nước ngoài đổ vào những ngành nuớc ta có xu thế về lao động và thị trường (dệt may, da giày, xe máy, du lịch) và cả những ngành nước ta chưa hoặc không có lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ (khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, điện tử)

3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại

Chính sách đầu tư nói chung và chính sách nội địa hóa nói riêng về cơ bản chưa thành công trong việc phát triển mối liên kết giữa ĐTNN với đầu tư trong nước Mối liên kết với DN trong nước ở cả 2 đầu cung cấp và tiêu thụ đều lỏng lẻo Tuy nhiên có thể thấy rằng nhìn chung chính sách nội địa hóa tuy chua thúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ nhung nói riêng thì cũng có những ngành nội địa hóa nhanh hơn hẳn các ngành khác nhu ngành điện tử, xe máy Kết quả nội địa hóa thấp cũng xảy ra ở những ngành nhu may mặc, da giày là những ngành không có chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích nội địa hóa Chính sách uu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho nguyên liệu làm cho những ngành này phát triển tốt mà không cần phải phát triển các ngành phụ trợ Trong trường hợp này chính sách thơng mại có tác động lớn hơn chính sách công nghiệp ngân hàng nhưng không đem lại kết quả cao.

Mặt khác, kết quả ĐTNN chua phù hợp với chủ truơng khuyến khích phát triển ngành Có những ngành nghề mở ra, thậm chí đuợc khuyến khích và uu đãi nhiều nhung vẫn không thu hút đuợc đầu tu nhu trồng trọt, nghiên cứu khoa học, công nghệ cao, công nghiệp hóa dầu Vấn đề có lẽ không nằm ở chính sách đầu tu Chính sách khuyến khích đầu tu vào nông nghiệp không đạt kết quả do những khó khăn về sở hữu đất đai và tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nông nghiệp nuớc ta Những vấn đề này chua thể giải quyết được trong một thời gian ngắn Số lượng dự án khai thác dầu khí khá nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển được công nghiệp lọc dầu, mặc dù nhiều nhà đầu tư quan tâm

Mặc dù không có chính sách rõ rệt loại công ty cần được khuyến khích nhưng cho đến nay vốn đầu tư chủ yếu là của các công ty vừa và nhỏ, thích hợp với các đối tác Việt nam hơn Việc thu hút đầu tu của các công ty đa quốc gia có lợi về nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao và mới, cách kinh doanh chính quy nh- ng mặt khác, các công ty này có sức mạnh chi phối thị trường quá lớn so với doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh đối đầu với các công ty đa quốc gia mà cần phải tìm cách tham gia hợp tác trong chuỗi dây chuyền giá trị của các công ty này hoặc các thị trường ngách Thời gian tới, trong công tác xúc tiến đầu tư cần chú trọng hơn tới các công ty đa quốc gia

Về hiệu quả đầu tu : chua thể kết luận hiệu quả đầu tu nước ngoài cao hay thấp hơn đầu t trong nước vì điều này còn tùy theo chỉ số đánh giá và lĩnh vực xem xét Các dự án đầu t nước ngoài nhìn chung thu hồi vốn nhanh nhng tốn nhiều vốn mới tạo ra được một việc làm Tuy nhiên nhà đầu t nước ngoài có u thế về vốn nên điều này không ảnh hưởng tiêu cực tới nước nhận đầu tư Giá trị gia tăng và giá trị mới do ĐTNN tạo ra không cao (chủ yếu là lắp ráp, sơ chế) nhng vẫn lớn hơn đầu tư trong nước Giá trị giữ lại ở Việt nam mà không chuyển về nước tương đối cao: mức độ tái đầu tư khá lớn, chủ yếu do môi tr- ường đầu tư thuận lợi chứ không phải do bị hạn chế chuyển vốn về nước

THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI

Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội

1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Hà Nội tiếp giáp với

5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý Công Uẩn chọn làm thủ đô của cả nước.

Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.

Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình Đồng thời, sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.

Thành phố Hà Nội nằm ở vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m – 400 m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m) Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ) Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao so với các vùng của Hà Nội Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1 Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt) Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)

Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phân bố lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 vùng chính sau: vùng đồng bằng (địa hình đặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ nội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần phía Nam của huyện Sóc Sơn; Độ cao trung bình của vùng từ 4 – 10 m, cao nhất khoảng 20 m so với mặt nước biển Nơi đây tập trung đông dân cư, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc) và vùng đồi núi (chiếm 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn Địa hình của vùng khá phức tạp, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8°, độ cao trung bình từ 50 - 100 m Vùng này tầng đất rất mỏng, thích hợp phát triển các cây trồng lâm nghiệp).

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82

%, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm. Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14% Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.

Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của các sông khác Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17.663 ha, bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy nghèo sét, nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn; nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3 ha Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình, song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.

Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm Hà Nội không có rừng tự nhiên Khu vực phụ cận quanh

Hà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc giaCúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.

Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99% Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu Tổng trữ lượng rừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.

Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống thoái hoá đất đồi Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và du khách.

Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng Trên diện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn), phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội;măng gan và titan trữ lượng không đáng kể Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (TrạiCau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến) Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loại mác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát,cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói là chủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ Các mỏ sét này đều được lộ ra trên mặt đất và hầu hết đang được khai thác Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đá ong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công nghiệp.

1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch.

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế thành phố Hà Nội

tế thành phố Hà Nội

4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố

Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO Tác động của hội nhập kinh tế đến việc làm và thị trường lao động Việt Nam được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tình trạng thất nghiệp và nghèo có thể gia tăng.

Vì dưới tác động của cạnh tranh, có những doanh nghiệp sẽ bị phá sản, hoặc thu nhỏ sản xuất, và sẽ dẫn đến việc lao động bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập Trong khi đó, thị trường lao động sẽ hình thành theo hướng liên thông mở trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường lao động Việt Nam, và nếu lao động trong nước không được đào tạo tốt, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu thì cũng sẽ bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà

Ngược lại, chính quá trình hội nhập cũng tạo thêm được nhiều việc làm có năng suất cao, trước hết là ở khu vực có vốn FDI và thông qua việc xuất khẩu các loại máy móc thiết bị Từ đó, sẽ xây dựng và phát triển được một bộ phận việc làm hiện đại với năng suất cao, tác động lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế Lao động Việt Nam khi được “so tay” với lao động ngoại quốc có kỹ năng tốt cũng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn Hội nhập chính là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để nhanh chóng tiếp cận trình độ chung của thế giới thông qua con đường đào tạo và học hỏi kinh nghiệm khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài Và những kinh nghiệm của quá trình làm việc trong môi trường quốc tế ngay tại “sân nhà” sẽ giúp ích rất nhiều cho lao động Việt Nam trong giai đoạn hội nhập này

Các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý Một trong những mục tiêu chiến lược của việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI ở Hà Nội đã thu hút được khoảng

78 ngàn lao động và đến cuối năm 2007 ước gần 90 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bảng 6: Mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Doanh nghiệp nước ngoài 35 USD 45 USD 626.000 đ

(54 USD) Doanh nghiệp trong nước 120.000 đ 146.000 đ 350.000 đ 350.000đ

Tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp nước ngoài cao hơn trong nước và được điều chỉnh tăng liên tục từ 35 USD năm 1992 lên 54 USD năm 2006 với khoảng cách chưa được thu hẹp so với mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp trong nước

4.2 FDI đối với công nghiệp

Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 35% trong cơ cấu công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20%, vợt trội so với tốc độ 11-13% của toàn bộ khu vực công nghiệp Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, làm tăng thêm đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong những ngành công nghiệp chủ chốt (100% dầu khí, 100% lắp ráp ô tô và điện tử dân dụng, giặt, tủ lạnh, điều hòa, 60% sản lượng thép tấm, 28% sản lượng xi măng, 33% sản phẩm điện, điện tử, 76% thiết bị y tế

Bảng 7: Cơ cấu vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.937 triệu USD Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố cũng tăng đáng kể từ năm 13% năm 2000 lên 31,8% năm

2005, 37,5% năm 2006 và ước đạt 38,8% năm 2007 Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI là hệ thống điện xe ô tô, linh kiện máy ảnh, phần mền, ô tô, ti vi màu màn phẳng, xe máy, linh kiên kỹ thuật số…

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC

2 Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong cả nước thì thủ đô Hà Nội một trung tâm phát triển kinh tế của cả nước cũng đưa ra những quan điểm nhất quán nhằm phát triển toàn thành phố, đưa thành phố có những vị trí quan trọng nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những thành phố phát triển nhất cả nước.

Trong giai đoạn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tiếp tục được đẩy nhanh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển kinh tế tri thức Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Dự kiến trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-8,5%/ năm và trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu đạt cao hơn Nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

Trong vùng đồng bằng sông Hồng, kinh tế của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng (bao gồm 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) chậm phát triển so với vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (vùng KTTĐ Bắc Bộ): GDP/người vùng Nam đồng bằng sông Hồng chỉ bằng 46% bình quân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các chỉ tiêu khác như thu ngân sách, xuất nhập khẩu, đầu tư đều thấp thua so với toàn vùng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của vùng còn khá cao (trên 35%), công nghiệp - xây dựng mới chiếm khoảng 30% Trong giai đoạn tới để toàn vùng đồng bằng sông Hồng có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhất định phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội làm trọng tâm phát triển các tỉnh còn lại. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sôngHồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trên.

Trong Nghị quyết 54- NQ/TW đã xác định mục tiêu phát triển của vùng là tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển, khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo của nhân dân để phát triển nhanh, đạt trình độ cao, tiếp tục khẳng định rõ vai trò của vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa các tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự kiến tổng sản phẩm của nội của vùng tăng bình quân khoảng 11-12%/ năm giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011-2020 Đến năm

Ngày đăng: 16/05/2023, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w