1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên

45 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 137,85 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1.LÝLUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1.1.Tổng quan chung về quản lý môi trường QLMT QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội ,có tác độ

Trang 1

CHƯƠNG 1.LÝLUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

1.1.Tổng quan chung về quản lý môi trường (QLMT)

QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội ,có tác động điều chỉnhcác hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điềuphối thông tin đối các vấn đề môi trường có liên quan đến con người ,xuất phát từquan điểm định lượng ,hướng tới phát triển bền vững và sử dụnh hợp lý tài nguyên QLMT được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp ,chínhsách ,kinh tế ,kỹ thuật ,công nghệ ,xã hội ,văn hoá ,giáo dục …Các biện pháp có thểđan xen phối hợp tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể vấn đề đặt ra Việcquản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô .toàn cầu ,khu vực ,quốcgia ,tỉnh ,huyện ,cơ sở sản xuất, hộ gia đình ,…

 QLMT phải hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

- Thứ nhất: Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trườngphát sinh trong hoạt động sống của con người

- Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắccủa một xã hội bền vững do hội nghị Rio- 92 đề xuất và được tuyên bốJohannesburg- Nam Phi về PTBV tái khẳng định Trong đó, với nội dung cơ bảncần phải đạt được là phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môitrường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên,giữ gìn đa dạng sinh học

- Thứ ba là xây dựng các công cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnhthổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồngdân cư

 Đối tượng của công tác quản lý môi trường :

 Theo phạm vi quản lý có thể chia ra các loại :

-Quản lý môi trường khu vực :khu vực đô thị ,nông thôn ,

Trang 2

-Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghiệp ,nông nghiệp ,nănglượng

-Quản lý tài nguyên :tài nguyên nước ,tài nguyên biển ,tài nguyên khí hậu ,…

 Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại :

-Quản lý chất lượng môi trường như ban hành va kiểm tra các quy chuẩn ,tiêuchuẩn về chất lượng không khí ,nước mặt ,nước ngầm ,đất,khí thải ,nước thải,chấtthải rắn và chất thải nguy hại

-Quản lý kỹ thuật môi trường :quản lý hệ thống quan trắc ,giám sát ,đánh giáchất lượng các thành phần môi trường ,các trạm phân tích ,các phòng thí nghiệmphân tích chất lượng môi trường …

-Quản lý kế hoạch môi trường :quản lý xây dựng và thực thi các kế hoạch bảo

vệ môi trường từ trung ương đến địa phương ,…

 Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế

xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cưtrong việc quản lý môi trường

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụtổng hợp thích hợp

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơnviệc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra

và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm

1.2.Các công cụ QLMT

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, các phương tiện, các phươngthức sử dụng nhằm giúp cho việc thực hiện những nội dung của QLMT môi trườngtốt hơn

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụđiều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô

là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếptới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v

Trang 3

và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chứcmôi trường trong công tác bảo vệ môi trường.Công cụ hỗ trợ gồm có các công cụ kỹthuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắcmôi trường.

1.2.1 Công cụ luật pháp và chính sách

Công cụ luật pháp và chính sách là các quy định, quy chế, nghị định, luật phápđược ban hành của Nhà Nước để điều khiển các hành vi và giám sát đối với nhữngđối tượng gây ra những ảnh hưởng đến môi trường và buộc họ phải tuân thủ theoquy định của luật pháp

1.2.2 Công cụ kinh tế

Các công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí

và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường nhằmmục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi trường Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng trên các nguyên tắc cơbản đã được quốc tế thừa nhận là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) vànguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP)

- Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) đề ra 1972 cho rằng:Những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòngchống ô nhiễm Đồng thời nguyên tắc PPP “mở rộng” 1974 chủ trương rằng, các tácnhân ngoài việc tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ô nhiễm còn phải bồithường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm gây ra

- Nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) cho rằng nhữngngười được hưởng lợi từ việc chất lượng môi trường được cải thiện cũng phải trảmột khoản tiền

* Các công cụ kinh tế như :

- Thuế và phí môi trường

- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm"

- Ký quỹ môi trường

- Trợ cấp môi trường và nhãn sinh thái

1.2.3 Công cụ kĩ thuật

Trang 4

Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễmtrong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môitrường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.Các công

cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triểnnhư thế nào.Công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện các công cụ pháp lý và công

cụ kinh tế và đây là công cụ không thể thiếu trong QLMT

Tuy nhiên việc áp dụng công cụ kỹ thuật thường gặp phải trở ngại do chi phíđầu tư tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao

1.3 Quản lý môi trường làng nghề

1.3.1Giới thiệu chung về làng nghề

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trướcđây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam

Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:

- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;

- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thunhập của làng

Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghềthủ công truyền thống Việt Nam Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng

10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chếthoáng mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết vớinghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và

đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam Theo số liệu gần đây nhất,hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêngđịa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng Các tỉnh có số lượng làng nghềđông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng,Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng… ,Hà Nam có hơn 40 làng nghềtruyền thống

Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600triệu USD Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam

đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra.Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như tại bảng 1.1

Trang 5

Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam

Ươm

tơ, dệt nhuộm , đồ da

Chế biến nông sản, thực phẩm

Tái chế

Thủ công mỹ nghệ

Vật liệu xây dựng, gốm sứ

Nghề khác

Tái chế giấ y

Tái chế kim loại

Tái chế nhựa

Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống

Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả trongnước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển vàđược mở rộng, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ

là chủ yếu Trong thời gian qua, các làng nghề đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa và đadạng sản phẩm, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần đáng kểvào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóadân tộc đặc trưng

Quy mô của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đếncác tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tuy nhiên chủ yếu là quy mô hộ gia đình(chiếm 80,1%) Trong mỗi tỉnh có thể có rất nhiều loại làng nghề

1.3.2 Thực trạng môi trường tại các làng nghề

Do ô nhiễm môi trường, lao động không có dụng cụ bảo hiểm và sinh hoạt hàngngày chung với môi trường sản xuất, tình trạng sức khoẻ của người dân làng nghề bịảnh hưởng nghiêm trọng Kết quả nghiên cứu cả nước có trên 4200 cơ sở gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng việc xử lý đạt ở mức thấp, trung bình chỉ

Trang 6

thông thường và hiểm nghèo cao gấp 2-3 lần các làng xã thuần nông 51 làng xãthuộc 25 tỉnh thành được cho là “làng ung thư”, với tỷ lệ người dân nghi ngờ mắc,chết do ung thư cao cũng là những làng nghề, hoặc làng nằm gần khu công nghiệp,kho hóa chất, bãi rác bị ô nhiễm Trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liênquan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dâythần kinh chiếm 9,72%.

Nguyên nhân của một số bệnh tật phổ biến trong nhân dân hiện nay, theo đánhgiá của Bộ Y tế là do suy thoái môi trường không khí, nước, đất, chất thải côngnghiệp và đô thị, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn

1.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước

Theo kết quả xét nghiệm của Viện khoa học và công nghệ môi trường (trườngĐại học Bách khoa Hà Nội) thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quátiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm Ô nhiễm nước

có thể được chia ra thành ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinhhọc, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.Ô nhiễm hữu cơ thường gặp ở các làng nghềchế biến nông sản, thực phẩm Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung làrất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học Ví dụ như nước thải của quá trình sảnxuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l;BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l) Ô nhiễm hóa chất thường gặp ở các làng nghề dệtnhuộm Do sản xuất có sử dụng nhiều nước, hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phầncác chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tựnhiên tách ra từ sợi vải: chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin trong quátrình nấu tẩy, chuội tơ và các hoá chất sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinhbột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt Khoảng 10 -30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải

Bảng 1.2 Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình

T

T Tên làng nghề

Lượng nước thải (m 3 / ngày)

Chỉ tiêu chất lượng nước thải

màu

1 Ươm tơ Cổ Chất - Nam Định 100 - 6.076 2.400 764 4110

Trang 7

4 Dệt nhuộm Phương La -Thái Bình

960 8 - 9,7

320-900 72-410 14 77-139

6 Dệt nhuộm Thái Phương-Thái Bình - 6,9 312 272 205 195

TCVN 5945 - 1995 (Nước Loại B) 5,5 - 9 100 50 100

Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống

Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng.Đối với các làng

nghề tái chế giấy, ô nhiễm chủ yếu từ nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và

nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy Lượng nước thải này còn chứa

hoá chất dư, bột giấy và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên hàm lượng ôxy hoà tan

tại các nguồn tiếp nhận rất thấp, gần như bằng 0 Bột giấy, xơ sợi còn sót trong

nước thải gây bồi đắp lòng mương, ao hồ.Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do

đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều

tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước để rửa phế

liệu.Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25m3/tấn nhựa phế liệu Thành phần của

nước thải này rất phức tạp, vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên

nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả các chất độc hại (từ bình chứa thuốc

trừ sâu, hoá chất, ), vi sinh vật gây bệnh Tại các làng nghề tái chế kim loại, lượng

nước sử dụng không nhiều, chỉ dùng cho nước làm mát, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng

và nước thải từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại

khá cao, đặc biệt là các kim loại nặng Ô nhiễm nước do kim loại cũng thường gặp

tại các làng nghề chạm,mạ bạc

1.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí

Đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi thối do sự

phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh,

kênh mương Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc rất ảnh

hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề.Đặc biệt phải kể đến các làng nghề sản xuất

nước mắm, do phơi ngoài trời nên mùi hôi, tanh khắp cả làng rất khó chịu

Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng Ô nhiễm chủ

yếu ở các làng nghề tái chế giấy là bụi, hơi kiềm, Cl2 do dùng nước Javen để tẩy

trắng và hơi H2S Tại một số vị trí sản xuất, hàm lượng Cl2 vượt tiêu chuẩn cho phép tới

ba lần, hơi H S tại các bãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1 - 3 lần.Trong công

Trang 8

nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt,đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC.

Các tác động chủ yếu đến môi trường từ hoạt động của các làng nghề sảnxuất vật liệu xây dựng là ô nhiễm không khí do bụi và khói lò nung Quy trình nungvôi, gạch ở các làng nghề chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nhiên liệu làthan Khí thải từ các lò nung đốt than chứa bụi, các khí ô nhiễm Đặc biệt các lònung thường không được thiết kế đúng quy cách, nên quá trình cháy không hết, tạo

ra các sản phẩm cháy nhiên liệu thiếu ôxy như CO, SO2, Bụi phát sinh từ khâukhai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm

Bảng 1.3 Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch

và nung vôi

SP/năm

Bụi tấn/nă m

CO tấn/nă m

1 Khai Thái, Hà Tây 170 triệu

Trang 9

1.3.2.3 Hiện trạng môi trường đất

Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn.Hầu hết các chất thải này đều đổ trực tiếp các nguồn nước (sông, kênh mương) đấtcanh tác, để dự phòng Điều này làm thay đổi thành phần lý hoá tính của đất, ảnhhưởng đến mùa màng và hoa màu của nông dân tại làng nghề và cả các vùng lâncận Đồng thời các chất ô nhiễm có trong môi trường nước đã ngấm vào môi trườngđất khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm trầm trọng

1.3.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề

Hiện nay, đã có nhiều giải pháp được áp dụng đồng thời nhằm giải quyết vấn

để môi trường làng nghề Nhưng có thể phân ra thành hai hướng giải pháp cơ bản:Giải pháp về công nghệ và Giải pháp về quản lý

1.3.3.1 Giải pháp về công nghệ

Các làng nghề thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu thường gây ô nhiễmmôi trường.Vì vậy, đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằmhướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề.Hiện nay, các nhà khoa học rất chútrọng vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề

*) Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn

Mô hình này chú trọng vào các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượngphát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lýcác nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chấtthải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm bảo vệ môi trườnghiệu quả

Để thực hiện tốt hướng này, các cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tàinguyên và môi trường các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơquan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để giải quyết những nhiệm vụ

cụ thể ở địa phương mình, trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và ápdụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với quy mô, trình độ củacác làng nghề và chú trọng tới các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằmkhuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng Bên cạnh đó Nhà Nước cần hỗ trợcho các làng nghề khi áp dụng các công nghề và tạo điều kiện để người dân tiếp cậnvới các công nghệ này

Năm 2005, Liên minh HTX Việt Nam cũng đã bước đầu xây dựng mô hình thử

Trang 10

1.3.3.2 Giải pháp về quản lý

Với đặc trưng của làng nghề thường sản xuất với quy mô hộ gia đình, các cơ

sở sản xuất không tập trung, thường phân bố trong khu vực làng, xã do đó đối vớiquản lý làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt Đồng thời tăng cường và tổchức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huyện, xã tới thônxóm Ở cấp xã việc quản lý làng nghề có thể được triển khai cụ thể, phù hợp nhấtđối với điều kiện của địa phương mình.như việc quy định về đóng góp cho quỹ môitrường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinhhoặc giảm thiểu ô nhiễm

Trong quản lý làng nghề có thể bao gồm nhiều giải pháp như giải pháp quyhoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường, thực hiện quan trắc, giám sátmôi trường tại các làng nghề thường xuyên Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dụcmôi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường, đồng thời qua

đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường và huy động

sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT

*) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

- Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch

Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch.Đây là mô hình được nghiên cứu

và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam Để làng nghềphát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoácủa làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệthuật cao Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động,

mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm Điềuthu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạtđộng sản xuất truyền thống ở làng nghề Với các làng nghề kết hợp với khu du lịchtheo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quantrọng trong việc quy hoạch làng nghề Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trongnhững yếu tố thu hút khách du lịch Việc phát triển các làng nghề theo hướng nàychủ yếu nên áp dụng với các làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mangtính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệtnhuộm, gốm sứ… Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng(Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây),lụa Nha Xá (HàNam), đồ đá Non Nước (Quảng Nam), nghề thêu ở Huế đã trở thành những điểm

Trang 11

*) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:

Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới.Mô hìnhsản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể màvẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề

Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đangrất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dânnông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn Việt Nam Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chứclại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội vàtránh gây ô nhiễm đến môi trường

Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huytrong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bốicảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển cáckhu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộcthông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống

Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trongviệc quy hoạch các làng nghề cách xa các khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu

xử lý tập trung và thực hiện QLMT

*) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề

Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉtiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cầnthiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trangthiết bị quan trắc hiện đại.Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã,

do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà Nước và các tổ chức trong và ngoài nước

*) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề,góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họhiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạtđộng sản xuất nghề Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chấtlượng môi trường gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau

đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức

Trang 12

bảo vệ môi trường làng nghề Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề

và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường

Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, cần thiết phải có sựkết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương,cộng đồng và sự phối hợp với những nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môitrường, trong đó cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi,giám sát và chia sẻ quyền lợi Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phảicho người dân thấy rõ lợi ích từ các mô hình mang lại

Trang 13

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ LỤA NHA XÁ –XÃ MỘC NAM –HUYỆN DUY TIÊN –TỈNH HÀ NAM

2.1.Giới thiệu chung về làng nghề ở huyện Duy Tiên –tỉnh Hà Nam

Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam , phía bắc giáp HàNội phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnhHưng Yênqua sông Hồng và huyện Lý Nhân , phía nam giáp huyện Bình Lục vàthành phố Phủ Lý , phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng Diện tích chủ yếu củahuyện là đồng bằng Huyện Duy Tiên có dân số vào khoảng 150.000 người, baogồm 21 xã, thị trấn

Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thốngvới nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời như: ươm tơ, dệt lụa, mây giang đan, thêuren, bưng trống …Duy Tiên có 6 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề truyền thốnglà: làng nghề trống Đọi Tam, thêu ren Vũ Xá (Yên Bắc), dệt lụa Nha Xá (MộcNam), mây giang đan Ngọc Động (Hoàng Đông) và 2 làng nghề mới là: làng nghềươm tơ kéo kén Từ Đài (Chuyên Ngoại) và Mây giang đan Hoà Trung (Tiên Nội)

Để khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, UBND huyện đã chỉđạo xây dựng Quỹ Khuyến công, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thànhphần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhâncấy nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Nhờ đó, cácnghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuấtlớn.Tiêu biểu là nghề mây giang đan ngày càng được nhân rộng tới từng thôn, xóm.Nhiều mặt hàng đã chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế , trở thànhnhững sản phẩm xuất khẩu chủ lực của huyện như : lụa, đũi, bát đĩa mây, thêu ren,long nhãn, hạt sen … Số lượng các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tăng nhanh.Năm 2005 có 54 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất CN-TTCN, đếnnăm 2008 tăng lên 71 doanh nghiệp với tổng số vốn chủ sở hữu lên đến 1.185.250triệu đồng

2.2 Đặc thù của làng lụa Nha Xá - xã Mộc Nam –huyện Duy Tiên –tỉnh Hà Nam 2.2.1.Vị trí địa lý

Trang 14

Xã Mộc Nam là một xã đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng nằm ở vị trítrung tâm huyện Duy Tiên , tỉnh Hà Nam, là địa bàn giáp ranh của 5 xã và 2 thị trấn

Làng Nha Xá thuộc xã Mộc Nam huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam có vị trí địa

lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá: nằm gần trung tâm huyện đườngliên huyện chạy dọc theo chiều dài xã, cách đường Quốc lộ 1A 2 km và thị xã Phủ

Lý 5 km về phía Nam (trung tâm tỉnh Hà Nam) , Vì vậy rất có lợi thế để phát triểnkinh tế xã hội, đặc biệt là để tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp

2.2.2 Đặc thù tự nhiên - xã hội

Làng nghề lụa Nha Xá là một trong 2 làng nghề được công nhận làng nghềdệt lụa truyền thống với hơn 1.500 lao động lành nghề chiếm 91% tổng số lao độngtrong làng, ngoài ra còn tạo ra được hơn 2.000 việc làm cho các lao động lúc nôngnhàn Với lực lượng lao động dồi dào như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của làng nghề ở hiện tại cũng như trong tương lai

2.2.3.Đặc thù kinh tế

Thôn Nha Xá là trung tâm phát triển kinh tế của xã Mộc Nam , thu nhậpbình quân cao nhất xã: 660.000 đồng /người /tháng Thôn có đầu mối giaothông thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tiêu thụ hàng hoá tiểuthủ công nghiệp

Tốc độ phát triển bình quân của ngành thương mại dịch vụ của xã trongnhững năm gần đây đạt bình quân 12,5% Lao động ngành này có thu nhập bìnhquân cao so với lao động của các ngành khác

2.3 Biến động điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế -xã hội của làng nghề lụa Nha Xá –Xã Mộc Nam

2.3.1 Thay đổi về điều kiện tự nhiên của làng nghề

Khí hậu

Khí hậu xã Mộc Nam nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ cácđặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa ẩm, cómùa đông lạnh

Mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau,thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô hanh Hướng gió thịnh hành làgió Đông Bắc và gió Đông Nam

Trang 15

Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, số giờ nắng trong năm khoảng 1300giờ nắng Nhiệt độ trung bình năm 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 39,80C Chế độ mưa ở

Hà Nam thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè (mùa mưa) bắt đầu từ tháng

5 kéo dài đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1582mm Độ ẩm trungbình năm khoảng 82,42%

Địa hình ,thổ nhưỡng

Xã Mộc Nam có địa hình bằng phẳng, thành phần đất chủ yếu là đất phù sa,thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp Nhìn chung đất đai của xã thuộc loại có độ phìnhiêu cao thích hợp cho trồng rau màu, cây ăn quả, có điều kiện phát triển trangtrại Vùng đồng thích hợp cho cấy lúa và có thể phát triển một số cây ăn quả như:cam canh, nhãn, vải

2.3.2.Phát triển kinh tế xã hội

Đặc điểm dân số và lao động

Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào và chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, hiệnnay toàn xã có 3039 hộ, với 13007 nhân khẩu, số hộ nông nghiệp là: 937 hộ (chiếm30,83%), lao động nông nghiệp 2973 lao động (chiếm 24,84%) Hộ phi nông nghiệp là

2102 hộ (chiếm 69,17 %), trong đó hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là 1488

hộ (chiếm 70,79% số hộ phi nông nghiệp) Số lao động tham gia vào các hoạt động ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động và có xu hướng tănglên về tỷ trọng Lao động CN - TTCN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu laođộng chiếm gần một nửa số lao động qua các năm, năm 2009 là 4585 lao động chiếm71,81% lao động, và số lượng lao động này liên tục tăng lên với tốc độ bình quân khoảnggần 700 lao động trên năm Lao động làm dịch vụ chỉ tăng lên từ 2008, tuy nhiên lựclượng lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong số lao động phi nông nghiệp (khoảng2,88% năm)

Số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2009 là 3814 lao động nhưng đến

2011 chỉ còn 2973 lao động giảm 841 lao động Điều này cho thấy số lao động làm nôngnghiệp đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác, chủ yếu là TTCN Tốc độ chuyển dịch cơ cấukinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành TTCN đã chiếm

ưu thế cùng với thương mại - dịch vụ Theo chiến lược phát triển kinh tế của xã, trong nhữngnăm tới phấn đấu ngành CN - TTCN đóng góp 60% GDP của xã, đồng thời đưa xã Mộc Namtrở thành trung tâm TTCN của huyện Duy Tiên

Trang 16

Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Qua các năm tình hình sử dụng đất đai của xã có sự thay đổi, được thể hiệnqua bảng 2.1

BẢNG 2.1: BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ

DỤNG NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010 VÀ NĂM 2008

(Đơn vị tính: ha)

Thứ

Diện tích năm 2008

So với năm 2010

So với năm 2008

Diện tích

Tăng (+) giảm (-)

Diện tích

Tăng (+) giảm (-)

N

531,67 547,71 -16,04 569,

12

-37,451.1.1 Đất trồng cây hàng năm CH

N

500,32 516,36 -16,04 529,

58

-29,261.1.1

N

4

-8,191.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NT

Trang 17

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

13,52 13,05 +0,47 13,2

3

+0,292.6 Đất phi nông nghiệp khác PN

(nguồn: thống kê 25-2-2011 của sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam)

Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2011 so với năm 2010 cơ cấu đất tự nhiên theomục đích sử dụng của xã Mộc Nam như sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 811,11 ha, trong đó đất nông nghiệp là: 577,

31 ha chiếm trên 71% tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp giảm so với năm

2005 là 40,23 ha (do quá trình đô thị hóa chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đấtchuyên dùng) Đất thổ cư là 60, 57 ha chiếm 7,4% tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh từ 105, 2 ha năm 2005 lên 143, 79 hanăm 2011, diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu vào mục đích đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp

Như vậy tình hình sử dụng đất của địa phương trong thời gian qua rất phùhợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng từ nôngnghiệp sang phi nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương,

cơ sở hạ tầng cũng phản ánh trình độ phát triển của mỗi địa phương

- Đường giao thông : xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thônghàng hoá: nằm sát trung tâm huyện, đường liên huyện chạy dọc theo chiều dài xã,

xã cách đường Quốc lộ 1A 1km , thị xã Phủ Lý khoảng 7 km về phía Nam

Hệ thống giao thông trong xã có khoảng 35 km,; 5 Km trục liên huyện đều

đã được giải nhựa Apphan Hệ thống giao thông nông thôn 100% được bê tông hoá

Trang 18

càng ngày càng cao (khoảng 800 lượt xe mỗi ngày) đã gây ra tình trạng ùn tắc.Đồng thời những đoạn đường có mật độ xe chạy qua nhiều đã bị xuống cấp nghiêmtrọng

- Năng lượng điện : hiện tại toàn xã có 4 trạm biến áp với công suất 4.790KVA, mỗi năm được cung cấp 15, 7 triệu KW Hệ thống điện đã được đầu tư cảitạo liên tục nhưng vào những thời điểm, cao điểm lượng tiêu thụ trên địa bàn lớnnên thường xảy ra tình trạng quá tải

- Đầu tư, phát triển đời sống dân sinh khác : Các công trình phúc lợi của xã

đã và đang góp những phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địaphương Các trường học đã được đầu tư mở rộng đảm bảo đầy đủ những điều kiệnhọc hành tốt nhất cho học sinh Trạm y tế xã ở gần trung tâm xã tạo điều kiện tốtnhất để mọi người dân đến khám chữa bệnh được thuận lợi nhất Do có công ănviệc làm và thu nhập thường xuyên nên đời sống về vật chất và tinh thần của nhândân trong làng được nâng cao Số hộ có nhà cao tầng, nhà mái bằng chiếm tỷ lệ56%, số hộ có điện thoại chiếm tỷ lệ 35% số hộ dân trong thôn 100% số hộ dân cótivi, radiocassette Trong làng có gần 200 xe máy Không còn hộ đói và nhà tranhtre vách đất, số hộ nghèo giảm còn 7% Xã có một trạm phát thanh trung tâm, và ởmỗi xóm đều có một loa phóng thanh Trạm phát tranh có nhiệm vụ phát thanh cáctin tức liên quan tới các nghị quyết của đảng, chính sách của chính phủ, các quyđịnh của tỉnh, huyện, xã và các thông tin về tình hình sản xuất , đến nhân dântrong xã

- Hệ thống thuỷ lợi : Hệ thống tưới tiêu của xã đã được đổ bê tông với chiềudài là 16 km Hệ thống thoát nước, cống rãnh được xây dựng kiên cố từ 3 năm trướcđây, nhưng hiện nay do sự phát triển quy mô sản xuất với quy mô lớn hơn nhiềunên tình trạng ùn tắc, ứ đọng xảy ra thường xuyên, nhiều khi tràn lên mặt đường,gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra việc đầu tư cho hệ thống này không được đồng

bộ, mang tính chất chắp vá đã làm cho hệ thống bị xuống cấp nhanh chóng Đâychính là điểm cần quan tâm giải quyết vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề môitrường trong xã

Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Mộc Nam là xã đứng thứ ba về phát triển kinh tế của huyện Duy Tiên Vớibản chất cần cù, chịu khó, không ngừng học hỏi, vươn lên của người dân, nền kinh

tế xã đã phát triển mạnh với việc duy trì và phát triển nghề lụa Nha Xá Nền kinh tế

Trang 19

dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, được thể hiện qua bảng 2.2

BẢNG2.2 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÃ MỘC NAM QUA 3 NĂM 2009-2011

Ngành

Giá trị (triệu đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (triệu đ)

Cơ cấu (%)

So với

2006 tăng (+), giảm (-)

Giá trị (triệu đ)

Cơ cấu (%)

So với năm 2007 tăng (+), giảm (-)

2

103.043,8

3

+ 6.159,8 3

+ 12.181,0

2

53.677,93 52,0

9

+ 4.854,5 3

+ 6.913,10 27.068,40

26,2 7

+ 3.615,3 0

2.310,0 0

Trang 20

Qua bảng 2.2 ta thấy nghề dệt lụa Nha Xá của xã luôn là một thế mạnh pháttriển kinh tế Năm 2011 giá trị ngành CN - TTCN của xã đạt trên 53, 67 tỷ đồng,tăng 4,85 Ở đồng so với năm 2010 Thu nhập bình quân một lao động CN - TTCN

là 8, 428 triệu động/năm Đã giải quyết việc làm cho 6369 lao động địa phương và3000- 4500 lao động địa phương khác Thu nhập bình quân một hộ CN - TTCNkhoảng 33, 91 triệu đồng/năm, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 36 triệu đồng(Báo cáo sở công nghiệp năm 2011)

Ngành thương mại dịch vụ của xã trong những năm gần đây có xu hướng tăngnhanh hơn các ngành khác cả về giá trị và tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung

2.2.4 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ LỤA NHA XÁ

2.2.4.1 Lịch sử làng nghề:

Theo các cụ già nói lại, làng nghề bắt đầu từ khi Nhân vệ Vương Trần Khánh Dư về tu ởchùa Nha Xá.Ông đào ao, thả cá, rồi nghĩ ra cách ươm tơ để làm vợt vớt cá Từ đó Nha Xátheo nghề này

Từ những năm 1954, người dân chuyên dệt tơ bóng (gia công) cho Nhà nước, tất cả đượcthu gom về trạm gia công Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam) Sau đó làng thành lập Hợp tác

xã (HTX) gia công tơ lụa từ năm 1959 đến năm 1981.Trong khoảng thời gian đó, làngnghề phát triển mạnh

Khi nhu cầu nhân công cho việc dệt tăng cao thì làng để cho những làng xungquanh làm công việc ươm tơ và chuyển sang chuyên dệt Những người như: cụKhiển, cụ Tiến, cụ Cựu… đặc biệt là cụ Khiển là những người có công đóng gópcho thời hoàng kim của làng dệt này, nên công việc làm ăn thịnh vượng trong nhiềunăm, nghề được lan sang nhiều xã của huyện Duy Tiên

Đến những năm 1981, làng nghề chùng xuống do thời thế thay đổi Sự thịnh suy củalàng nghề phụ thuộc nhiều vào thời thế.Khi đó, người ta bỏ làm dệt vì lụa làm rakhông ai mua Dân nghèo túng không đủ ăn, nhiều gia đình chuyển sang buôn bán,làm thuê làm mướn Trước thời buổi khó khăn đó, sự khủng hoảng của nghề khiếnnhững nghệ nhân của làng hết sức lo lắng Nghệ nhân Lê Văn Khiển cố gắng trấn an

bà con

Nhưng trước sự khó khăn trầm trọng ấy, dù có cố gắng đến mấy thì ngườidân vẫn cứ bỏ cái nghề không kiếm ra tiền.Đời sống nhân dân lâm vào tình cảnh

Trang 21

quản lý thoáng phá bung cách quản lý cũ, cụ Khiển lại đi vận động bà con khôiphục làng nghề để phát triển kinh tế

Để làm được việc đó cụ phải lặn lội đi nhiều nơi để tìm thị trường, học hỏikinh nghiệm của một số làng nghề khác, rồi vận động bà con ở xã Chuyên Ngoạiươm tơ mang về Nha Xá để bán cho bà con nơi đây Nguy cơ mất nghề, sự đói kémcủa bà con dân làng thôi thúc những nghệ nhân.Họ đoàn kết, họp thôn, quyết đưađời sống nhân dân đi lên, chẳng cách nào khác hơn là khôi phục nghề.Bởi làng rất ítruộng, không có đất màu, chẳng tiện buôn bán

Đến năm 1989 về cơ bản những khó khăn đã được giải quyết Bà con tìm được thị trường cả trong nước và nước ngoài, đời sống khá dần lên Cũng chính nghệ nhân Lê Văn Khiển là người đã cải tiến công cụ máy móc của dân làng, để tăng năng suất lao động, người dân đỡ vất vả hơn Năm 2004, với sự phát triển rực

rỡ của làng nghề, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã về thăm và nói chuyện với các nghệ nhân, khuyến khích phát triển kinh tế làng

2.4.2.Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề lụa Nha Xá

2.4.2.1 Sản phẩm làng nghề

Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Nha Xá ngày càng được phát triểnkhông chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước ngày naytrước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trương, nghề dệt lụa của Nha Xá ngàycàng có điều kiện phát triển Hiện nay, sản lượng lụa hàng năm từ 2,5 đến 3 triệumét lụa các loại Với những mặt hàng tơ tằm như: Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh hoacác loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu tụ rộng rãi trong cả nước Nhằmđáp ứng nhu cầu của thị trường, tiến tới sự phát triển lâu dài Nha Xá đang đầu tưxây dựng khu vực sản xuất tập trung trên diện tích 15ha để có cơ sở đầy tư, cải tiếnđổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằmthỏa mãn hơn nữa với người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng thờitạo ra một mô hình cảnh quan của một làng nghề, làng du lịch

Xét chung về làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh Giá thànhsản phẩm lụa dao động từ 50.000- 80.000đồng/mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000– 100.000đồng/mét tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm

2.4.2.2 Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động

Trước đây,lụa Nha Xá chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 40

Trang 22

thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghềhoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề lụa Nha Xá cho thấy toàn bộ các xưởngdệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5 đến

6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốtngày đêm ( 10 giờ/ ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trựctiếp đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xungquanh

Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ

so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ

cư của mình để xây dựng nhà xưởng.Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không cókhu xử lý nước thải sản xuất riêng.Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp racùng nước thải sinh hoạt

Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bìnhkhoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình Giá thành máy dệt cũng có sự giao độngkhá lớn từ 7 – 20 triệu đồng.Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau.Máy dệt ViệtNam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng.Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40mlụa/tháng Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sảnlượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra Hiệnnay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than côngsuất rất nhỏ

2.4.2.3 Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào

Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt Cụ thể, để dệtvải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùngsợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại.Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm Để có được 1m lụa cần quahai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lítnước Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vàoviệc nhuộm đậm hay nhạt

Người dân sử sụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán trànngập trên thị trường.Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộmnhư sút, Javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh(đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất

Ngày đăng: 19/05/2014, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phòng QL CNDD và TTCN (2011), “Báo cáo thực trạng làng nghề và nghề ở tỉnh Hà Nam năm 2011”, Sở công nghiệp Hà Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạng làng nghề và nghề ở tỉnh Hà Nam năm 2011
Tác giả: Phòng QL CNDD và TTCN
Năm: 2011
4. Đặng Kim Chi (2002), “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
10. Sở Tài Nguyên và Môi trường (2011), “Thống kê đất đai tỉnh Hà Nam năm2011”, UBND tỉnh Hà Nam năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê đất đai tỉnh Hà Namnăm2011
Tác giả: Sở Tài Nguyên và Môi trường
Năm: 2011
11. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2009), “Niên giám thống kê Hà Nam năm 2010”, UBND tỉnh Hà Nam năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Hà Nam năm2010
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam
Năm: 2009
6.ViệtNam môi trường và cuộc sống (tóm tắt) NXB chính trị quốc gia Hà Nội , 2004 Khác
7.Giáo trình quản lý môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường ,NXB bản đồ Hà Nội ,2007 Khác
8.Giáo trình sản xuất sạch hơn và phòng ngừa ô nhiễm của trường Đại Học tài nguyên và môi trường Hà Nội ,2007 Khác
12. Phòng tài nguyên môi trường huyện Duy Tiên 2009,báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Duy Tiên Khác
13.Phòng tài nguyên môi trường huyện Duy Tiên (2009),Quy chế bảo vệ môi trường huyện Duy Tiên Khác
14. Phòng tài nguyên môi trường huyện Duy Tiên (2009),Bao cáo đánh giá tác đông môi trường cụm công nghiệp Hoàng Đông Khác
15. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX 16.. Các quy chuẩn Việt Nam:* QCVN 05 :2009/BTNMT :quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam (Trang 5)
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình (Trang 7)
Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi (Trang 8)
BẢNG 2.1: BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010 VÀ NĂM 2008 - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
BẢNG 2.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010 VÀ NĂM 2008 (Trang 17)
Sơ đồ 2.1  Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề lụa Nha Xá - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề lụa Nha Xá (Trang 25)
Bảng 2.3: Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra - báo cáo thực tập hiện trạng môi trường làng nghề lụa nha xá - xã yên nam huyện duy tiên
Bảng 2.3 Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w