0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Nguyên tắc 13: “Ra quyết định phải chậm sau khi cân nhắc mọi khả năng và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 28 -31 )

II. Vận dụng học thuyết quản trị nhân lực phương Đông vào phong cách quản trị của TOYOTA

6. Nguyên tắc 13: “Ra quyết định phải chậm sau khi cân nhắc mọi khả năng và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng”.

và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng”.

Quy trình đồng thuận giúp mở rộng việc tìm kiếm cho các giải pháp và làm các quyết định nhanh chóng hơn. Đối với toyota, cách đưa ra quyết định cũng quan trọng không kém chất lượng của quyết định. Đừng vội vàng ra quyết định mà không xem xét tất cả các dữ kiện, lựa chọn và tham vấn với những người sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định. Khi bạn đã chọn một giải pháp, hay lựa chọn thực hiện nhanh chóng nhưng thận trọng.

Tham vấn có thể khiến việc chấp nhận giải pháp dễ dàng hơn và việc thực thi quy trình thuận lợi hơn. Công ty xem xét tất cả nhân tố: chi phí, chất lượng, vấn đề, giải pháp và những người liên quan trong quy trình.

5 nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của toyota là:

• Tìm ra điều gì đang thực sự diễn ra

• Hiểu nguyên nhân của vấn đề: hỏi tại sao 5 lần

• Xem xét một cách rộng rãi các giải pháp lựa chọn và phát triển một lý luận chi tiết cho giải pháp được ưa thích hay được lựa chọn

• Tạo sự đồng thuận với đội ngũ, nhân viên và với nhà cung cấp

• Sử dụng kênh thông tin giao tiếp hiệu quả để truyền từ bước 1 đến bước 4 Ngoài ra, Toyota cũng rất khôn khéo trong việc áp dụng các yếu tố chung của quản trị phương Đông đó là nghệ thuật ứng xử của nhà quản trị phải quyền biến, bí mật

và khôn lường. Các nhà quản trị của toyota thường hướng tới sự lãnh đạo phải giống như "không khí" , chú trọng đến quyết định tập thể. Trong khi các ông chủ Mỹ kênh kiệu và độc đoán thì các đồng sự người Nhật của họ khiêm tốn và nhã nhặn , khi mà các ông chủ Mỹ thích ra lệnh thì các ông chủ Nhật muốn các quyết định đến với họ. Họ thích so sánh việc lãnh đạo với "không khí" - rất cần thiết cho cuộc sống nhưng không nhìn thấy được và dường như không tồn tại. Họ nâng tinh thần tập thể lên bằng cách hoà mình với các đồng nghiệp, đặt tập thể lên trên cá nhân, và qua đó đạt được vị trí cao nhất, lãnh đạo bằng sự doàn kết chứ không bằng mệnh lệnh.. Tại đây, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo, đe dọa hoặc trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thực ra đó không phải là cách quản lý e ngại nhân viên, mà thái độ xử sự này mới bảo đảm các lỗi sai, hỏng được báo cáo ngay và đầy đủ. Từ đó, người quản lý mới có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa, giúp cho việc sửa đổi chính sách và các quy trình thực hiện công việc phù hợp hơn và sát với thực tế của công ty hơn. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. Chính vì phương châm quản lý con người giàu tính nhân văn này mà sự nghiệp kinh doanh của Toyota ngày một phát triển hơn, nguồn lực con người của họ luôn ổn định và lớn mạnh.

Không có một giải pháp nào chung để giải quyết vấn đề nhân sự cho tất cả các doanh nghiệp. Sự thành công đó phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự hợp lý trong ứng xử của mỗi nhà quản lý. Nếu doanh nghiệp có giải pháp đúng, họ sẽ có một nguồn nhân lực ổn định và gắn bó lâu dài với công ty.

KẾT LUẬN

Mỗi học thuyết qua sự phân tích ở trên đều có những ưu và khuyết điểm riêng Nhưng do quản trị còn là một nghệ thuật không đòi hỏi cứng nhắc trong việc áp dụng nên sự kết hợp các học thuyết trên là hoàn toàn có thể. Việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong các nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp. Tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị và mô hình bộ máy công ty, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề... mà sẽ có những sự áp dụng kết hợp khác nhau. Và cũng từ chính sự vận dụng linh hoạt đó mà hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao, đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và hiểu rõ về phong cách quản trị của từng trường phái trong học thuyết cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị, với từng đối tượng quản trị. Đây là điểm quan trọng nhất của các nhà quản trị trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 28 -31 )

×