II. Vận dụng học thuyết quản trị nhân lực phương Đông vào phong cách quản trị của TOYOTA
4. Nguyên tức 10: “Phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của công ty”.
lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh.Điều này tạo mối quan hệ gần gũi hơn giữa nhân viên và nhà quản trị, và nhân viên sẽ biết rằng họ luôn được coi trọng ở công ty.
Phát triển lãnh đạo từ bên trong tổ chức hơn là từ bên ngoài. Toyota không bao giờ săn các vị giám đốc điều hành hay chủ tịch từ những công ty khác. Thay vào đó, công ty tìm kiếm những nhà lãnh đạo chủ chốt trong nội bộ tổ chức-trong bán hàng, phát triển sản phẩm, tổ chức và thiết kế. Triết lý của toyota về việc đề bạt thăng tiến những nhà điều hành từ trung cấp lên cao cấp của công ty bắt nguồn từ niềm tin rằng họ loại trừ sự không đồng đều ở cấp điều hành.
Thay đổi văn hóa mỗi khi một nhà lãnh đạo đến đem đến sự xáo trộn trong cấp bậc quản lý vì đột nhiện các nhân viên phải thay đổi theo những điều luật mới. Nó cũng không phát triển sự sâu sắc hay bất cứ sự trung thành nào từ nhân viên. Toyota tin tưởng rằng các nàh lãnh đạo trong tổ chức của họ phải sống và hiểu văn hóa toyota hàng ngày. Họ cũng mong muốn rằng các nhà lãnh đạo của họ đào tạo cách hiểu về cách hiểu và cách sống của toyota.
4. Nguyên tức 10: “Phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của công ty”. công ty”.
Không những đề cao con người, Toyota cũng nhân thấy những mặt hạn chế bên trong con người và cần phải có những kích thức, thúc đẩy, động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện trong nguyên tắc 10: “Phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của công ty”.
Sử dụng và hiểu rõ thuyết động viên.
Toyota đã sử dụng các thuyết động viên khác nhau để khích lệ và truyền cảm hứng cho nhân viên của họ để hòan thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Tháp nhu cầu của Maslow về việc thỏa mãn nhu cầu ở cấp thấp hơn và đưa các nhân viên trên các nấc thang đến với việc hiện thức hóa bản thân. Phương pháp của toyota về lương cao, đảm bảo công việc và những điều kiện an toàn thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, hỗ trợ cho nhân viên phát triển toàn diện.
+ Lý thuyết công việc phong phú của Herzberg loại bỏ những nhân tố gây không thỏa mãn, thiết kế công việc để tạo ra những nhân tố thỏa mãn công việc tích cực là căn bản của việc phát triển. Sự cải thiện không ngừng của toyota, luân chuyển công việc và những phản hồi nội bộ hỗ trợ tích cực.
+ Lý thuyết quản trị khoa học của Taylor, đề cập đến việc chọn lựa một cách khoa học và thuyết kế công việc tiêu chuẩn, cũng như đào tạo và thưởng thành tích hoạt động. Toyota tuân theo tất cả các nguyên tắc quản trị khoa học tại mức độ nhóm hơn là mức độ cá nhân dựa trên sự tham gia của tất cả thành viên
+ Lý thuyết điều chỉnh hành vi tạo ra thời gian thực hiện ngắn hơn và phản hồi sớm hơn. Các vấn đề được xác định nhanh chóng và các nhà lãnh đạo liên tục có mặt để giải quyết.
+ Lý thuyết xác định mục tiêu đặt ra mục tiêu có thể đo lường được, có thể đạt được và thử thách.