Nguyên tắc 6: “Tiêu chuẩn hóa công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và khuyến khích nhân viên”.

Một phần của tài liệu tiểu luận các học thuyết quản trị nhân lực phương đông (Trang 26)

II. Vận dụng học thuyết quản trị nhân lực phương Đông vào phong cách quản trị của TOYOTA

2.Nguyên tắc 6: “Tiêu chuẩn hóa công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và khuyến khích nhân viên”.

tục và khuyến khích nhân viên”.

Toyota còn linh động trong việc áp dụng trường pháp Pháp trị là: chủ trương phải được cụ thể hóa thành thao tác và quy trình để người bình thường cũng có thể học và thực thi được. Điều này được thể hiện ở nguyên tắc 6: “Tiêu chuẩn hóa công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và khuyến khích nhân viên”.

Tiêu chuẩn hóa là nền tảng cho việc cải tiến, sáng tạo và phát triển chất lượng liên tục. Không quy trình nào có thể được cải thiện nếu nó không được tiêu chuẩn hóa. Chất lượng tương tự được đảm bảo thông qua những thủ tục chuẩn để đảm bảo tính thống nhất trong quy trình và sản phẩm. Khi áp dụng sự chuẩn hóa, sẽ là cần thiết để tìm sự cân bằng giữa sự cung cấp nhân viên và tiêu chuẩn của công ty và trao cho họ quyền tự do để ra sáng kiến và sáng tạo. Các tiêu chuẩn cụ thể đủ để cung cấp những hướng dẫn hiệu quả và bao quát cho phép một phần linh hoạt nào đó.

Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi các thủ tục quy trình không được chuẩn hoá ở mức độ cao, các công nhân có thể có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ đưa đến các giả định sai. Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được chuẩn hoá.

Để đảm bảo rằng các ý tưởng loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm được thực thi, quyền quyết định thay đổi các quy trình sản xuất được đưa tới mức thấp nhất có thể được (đó là công nhân) nhưng bất kỳ một thay đổi nào cũng được yêu cầu phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Ví dụ, ở Toyota các công nhân được khuyến khích triển khai các cải tiến cho các quy trình sản xuất nhưng việc cải tiến phải thể hiện tính hợp lý rõ ràng phù hợp với phương pháp khoa học, việc cải tiến phải được triển khai dưới sự giám sát của một người quản lý có thẩm quyền và quy trình mới phải được ghi nhận lại hết sức chi tiết về nội dung, trình tự, thời gian và kết quả. Toyota trước tiên triển khai các thay đổi được đề xuất ở quy mô nhỏ trên cơ sở thử nghiệm và nếu việc cải tiến có hiệu quả, Toyota sẽ tiến hành thay đổi xuyên suốt trong hoạt động sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận các học thuyết quản trị nhân lực phương đông (Trang 26)