1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ may

72 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 16,82 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI (14)
    • 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức công ty TNHH May Tinh Lợi (14)
      • 1.1.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty TNHH May Tinh Lợi (15)
      • 1.1.2. Điều kiện sản xuất của công ty TNHH May Tinh Lợi (24)
      • 1.1.3. Chủng loại mặt hàng sản xuất của công ty TNHH May Tinh Lợi (24)
    • 1.2. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của vị trí thực tập tại nhà máy (25)
      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức phòng IE (25)
      • 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng IE (26)
  • PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 - CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI (29)
    • 2.1. Tổng quan về bộ phận quản lý sản xuất ngành hàng dệt len tại nhà máy 1 (29)
      • 2.1.1. Quy trình may mẫu đối - làm mẫu hướng dẫn sản xuất (32)
      • 2.1.2. Quy trình quản lý điều hành tại kho (38)
      • 2.1.3. Quy trình quản lý sản xuất tại xưởng dệt sợi (42)
      • 2.1.4. Quy trình quản lý sản xuất tại xưởng may, chuyền may (46)
      • 2.1.5. Quy trình quản lý điều hành tại bộ phận hoàn thiện (56)
      • 2.2.1. Ưu nhược điểm quy trình may mẫu đối – làm mẫu hướng dẫn sản xuất (58)
      • 2.2.2. Ưu nhược điểm quy trình quản lý điều hành tại kho (59)
      • 2.2.3. Ưu nhược điểm quy trình quản lý sản xuất tại xưởng dệt sợi (59)
      • 2.2.4. Ưu nhược điểm quy trình quản lý sản xuất tại xưởng may, chuyền may (60)
      • 2.2.5. Ưu nhược điểm quy trình quản lý điều hành tại bộ phận hoàn thiện (60)
    • 2.3. Tổng hợp phân tích kết quả các nội dung thực tập tại công ty TNHH (61)
    • 2.4. Kết quả đối sánh giữa kiến thức lý thuyết với thực tế thực hiện tại công (64)
  • PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (67)
    • 3.1. Kết luận (67)
      • 3.1.1. Kết quả đạt được sau khi thực tập tại Công ty TNHH May Tinh Lợi. .56 3.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tại các nội dung thực tập tại Công (67)
    • 3.2. Kiến nghị (68)
      • 3.2.1. Đối với doanh nghiệp (68)
      • 3.2.2. Đối với nhà trường (69)

Nội dung

Đây là báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH May Tinh Lợi, Hải Dương của 1 bạn sinh viên trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nôi được thầy cô giáo hướng dẫn đánh giá cao với điểm A+. Các bạn có thể mua để tham khảo cho bài viết của mình

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI

Mô hình cơ cấu tổ chức công ty TNHH May Tinh Lợi

Hình 1 1 Công ty TNHH May Tinh Lợi

 Một số thông tin về công ty TNHH May Tinh Lợi

- Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn May Tinh Lợi

- Tên giao dịch quốc tế: Regent Garmet Factory, Ltd.

+ Nhà máy 1: KCN Nam Sách, phường Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương + Nhà máy 2: KCN Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

- Email: rghrd@crystal-regent.com.vn

- Người đại diện theo Pháp luật: Ông Chin Kwee Seng Richard – Tổng giám đốc

 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH May Tinh Lợi

Công ty TNHH May Tinh Lợi là một thành viên của tập đoàn Crystal Hong Kong với 02 nhà máy đang hoạt động tại Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Nhà máy 1 (RG1) tại KCN Nam Sách, Phường Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnhHải Dương Được thành lập vào tháng 3 năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6.2006 Tổng vốn đầu tư 64.000.000 USD; tới nay đã có trên 5.000 lao động.

Nhà máy 2 (RG2) tại KCN Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 4.2013 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8.2014 với 2.500 lao động ban đầu, tăng gần 10.000 lao động vào cuối 2016 và 16.900 lao động vào năm 2022 Tổng vốn đầu tư: 124.000.000 USD. Với quy mô 170.000.000 sản phẩm/năm

Với một đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn cao, cùng việc trọng dụng và đào tạo nhân tài và quan trọng hơn hết là xây dựng công ty thành gia đình thứ 2 của Người lao động, sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng- Công ty May Tinh Lợi sẽ sẵn sàng cho các thử thách phía trước- Tương lai May Tinh Lợi sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển vững vàng cùng với sự phát triển của tập đoàn Crystal và Tỉnh Hải Dương cũng như đất nước Việt Nam.

1.1.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty TNHH May Tinh Lợi

 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Hình 1 2 Ban lãnh đạo công ty TNHH May Tinh Lợi

Hình 1 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH May Tinh Lợi

Hình 1 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất ngành hàng dệt len nhà máy 1 - Công ty TNHH May Tinh Lợi

 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Chức năng của công ty:

+ Sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các thị trường Mỹ, EU và một số nước Châu Á Các hình thức kinh doanh hiện tại của công ty gồm:

Gia công hàng may mặc xuất khẩu với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU và một số quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á Theo hình thức này, khách hàng cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu, công ty chỉ gia công theo yêu cầu của họ và nhận tiền công.

Xuất khẩu trực tiếp theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm Theo phương thức này, công ty tiến hành sản xuất theo mẫu phác thảo của khách hàng và tiến hành mua nguyên phụ liệu để sản xuất và xuất khẩu Cách làm này có hiệu quả cao hơn và công ty cũng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Trong đó, một phần sản phẩm xuất khẩu trực tiếp là do khách hàng mua lại sản phẩm hoàn chỉnh của công ty (gồm thiết kế, nhãn hiệu và nguyên phụ liệu).

+ Ngoài ra, công ty TNHH May Tinh Lợi còn có một số chức năng kinh doanh khác như: kinh doanh máy móc thiết bị và nguyên vật liệu ngành dệt may Nhận lưu gửi các trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh các mặt hàng đang sản xuất, ngoài ra phát triển thêm các ngành nghề mới như khai thác có hiệu quả nguồn quỹ đất đai, kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may,

- Nhiệm vụ của công ty:

+ Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống của các bộ công nhân viên.

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước Xây dựng công ty TNHH May Tinh Lợi trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc lớn mạnh ở trong nước cũng như trong khu vực.

+ Phát triển đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.

+ Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Hòa nhập với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, từ đó cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm góp phần khẳng định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.

 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

+ Là người đại diện pháp nhân cho công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động như: quản lí tài sản, quản lí kinh tế, sản xuất kinh doanh, điều hành mọi hoạt động của công ty.

+ Xác định và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch với khách hàng trong nước và quốc tế (ngắn hạn và dài hạn).

+ Phê duyệt, công bố chính sách chất lượng, trách nhiệm xã hội, sổ tay hệ thống quản lý và các tài liệu quản lý hệ thống như: quy trình, các quyết định.

+ Chủ trì các cuộc xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội.

+ Cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội

+ Phân công trách nhiệm cho các cán bộ thuộc quyền

+ Phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên chức, kế hoạch trang bị bảo hộ lao động hàng năm, phê duyệt thành lập các đoàn đánh giá nội bộ

+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội.

Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của vị trí thực tập tại nhà máy

1 - công ty TNHH May Tinh Lợi

1.2.1 Cơ cấu tổ chức phòng IE

Hình 1 6 Cơ cấu tổ chức phòng IE

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng IE

- Tham gia công tác quản lý kĩ thuật và công nghệ sản xuất từng đơn hàng, tìm ra những cải tiến cho công đoạn may nhanh hơn, giảm thời gian và đảm bảo chất lượng.

- Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm.

- Thiết kế dây chuyền may, phân công lao động, tính toán số lượng máy móc thiết bị, ke, cữ, gá các loại phục vụ sản xuất

- Tính hiệu suất của xưởng sản xuất, năng suất chuyền may.

- Quản lý chung các công việc của bộ phận IE

- Lập kế hoạch, phương án kỹ thuật cung cấp cho cho các Phòng ban liên quan. Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.

- Xây dựng quy trình công nghệ; nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

- Nghiên cứu và nắm bắt các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị, sản phẩm nhằm đưa ra những phương án cải thiện để đặt ra tiêu chuẩn tốt nhất và chính xác nhất.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý, năng suất lao động, sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất.

 Quản lý kĩ thuật chuyền khu vực ASG

- Quản lý chung các kỹ thuật chuyền ở 3 xưởng.

- Kiểm tra tài liệu kỹ thuật, kiểm tra rập, nghiên cứu quy cách may, kiểm tra chất lượng mã hàng, dự tính sử dụng máy móc thiết bị nào cho từng công đoạn, mật độ mũi chỉ, màu chỉ,…tương ứng theo tài liệu kỹ thuật.

- Phối hợp với bộ phận quản lý sản xuất các xưởng triển khai chạy thử nghiệm sản xuất (Pilot run).

- Tiến hành triển khai sản xuất tại các xưởng sau khi mẫu đối đã được duyệt.

- Thương xuyên giám sát các công việc về kỹ thuật may, chất lượng sản phẩm và triển khai công việc trên chuyền của kỹ thuật chuyền

 Kỹ thuật chuyền khu vực ASG

- Phối hợp với quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng trong xưởng may mẫu sản phẩm trong chạy Pilot.

- Kết hợp với tổ trưởng các chuyền rải chuyền, triển khai sản xuất.

- Thực hiện hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng thao tác của công đoạn may cho công nhân.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng thành phẩm và thao tác may của từng công nhân Yêu cầu công nhân sửa hàng nếu phát hiện chi tiết may sai; hướng dẫn lại thao tác may đối với những trường hợp công nhân sai thao tác may.

- Đào tạo (training) trước các đơn hàng mới cho công nhân để thúc đẩy nâng cao bậc tay nghề, đa dạng về kĩ năng.

- Thường xuyên bám sát chuyền, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết sự cố phát sinh, kết hợp với sản xuất đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm loại bỏ tối đa các thao tác thừa, hiệu chỉnh chuyền đạt năng suất cao nhất.

 Kỹ thuật văn phòng khu vực AKT

- Quản lý các công việc kỹ thuật dệt sợi tại khu vực AKT

- Phân tích thao tác để thiết lập thời gian chuẩn (SAM) cho các công đoạn dệt, kiểm tra BTP

- Kiểm soát năng suất xưởng và các chuyền dệt hằng ngày.

- Làm hướng dẫn công việc cho tất cả các công đoạn kiểm tra của công nhân KCS trong sản xuất.

- Tính thường hàng ngày và gửi đi cho sản xuất để kiểm soát.

- Kiểm soát lương thưởng, phân tích các trường hợp bất thường thông qua kiểm soát hệ thống.

 Kỹ thuật văn phòng khu vực ASG

- Quản lý nhóm kỹ thuật Technician tại các xưởng

- Khảo sát tính khả thi và chuẩn bị cho công việc chạy đơn hàng mới như kế hoạch máy, chuẩn bị ke cữ, các yếu tố, vật dụng phương pháp và phân tích thiết lập SAM

- Kiểm soát năng suất tất cả các xưởng hằng ngày

- Kiểm soát lương thưởng, phân tích các trường hợp bất thường thông qua kiểm soát hệ thống.

- Làm kế hoạch đào tạo và theo tiến độ đào tạo cho các đơn hàng mới.

 Kỹ thuật Technician khu vực ASG

- Quay video các công đoạn của công nhân may để phân tích thao tác.

- Phân tích thao tác để thiết lập thời gian chuẩn (SAM) cho các công đoạn may.

- Chuẩn bị đưa ra thông báo SAM, bảng phân chuyền (layout) chuyền may trước khi bắt đầu chạy đại trà (bulk) và cập nhật dữ liệu SAM lên hệ thống.

- Nghiên cứu thời gian chết và cách sử dụng đồng hồ bấm giờ tại các công đoạn may và hoàn thiện để xác định SAM.

- Kiểm tra thao tác các công đoạn trên chuyền để đảm bảo việc phân tích SAM là chính xác và thực hiện cải tiến để giảm SAM.

- Kiểm soát năng suất các chuyển thuộc xưởng mình quản lý hằng ngày, để cải thiện cân bằng chuyền

- Làm hướng dẫn công việc cho tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất.

- Tính thường hàng ngày và gửi đi cho sản xuất để kiểm soát.

- Kiểm soát lương thưởng, phân tích các trường hợp bất thường thông qua kiểm soát hệ thống.

- Làm kế hoạch đào tạo và theo tiến độ đào tạo cho các đơn hàng mới.

 Kỹ thuật đào tạo TNC

- Làm kế hoạch đào tạo và hướng dẫn thực hiện cho công nhân mới.

- Đánh giá kết quả đào tạo cho công nhân mới tuyển dụng.

- Bố trí, sắp xếp chuyền công nhân mới tại các xưởng.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 - CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI

Tổng quan về bộ phận quản lý sản xuất ngành hàng dệt len tại nhà máy 1

 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý sản xuất ngành hàng dệt len tại nhà máy 1

Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành sản xuất hàng dệt len tại nhà máy 1 của công ty TNHH May Tinh Lợi

 Chức năng, nhiệm vụ bộ phận quản lý sản xuất ngành hàng dệt len tại nhà máy 1

+ Điều phối kế hoạch sản xuất vào các xưởng theo năng lực và chuyên môn hóa đơn hàng theo từng xưởng

+ Đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã được hoạch định

+ Đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành tốt.

+ Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan mọi hoạt động của khu vực sản xuất

+ Hoạch định, tổ chức hoạt động sản xuất nhằm đạt mục tiêu về năng suất, sản lượng đã đề ra và tiết kiệm tối đa tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất

+ Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch, lệnh sản xuất đã được lãnh đạo phê duyệt với quy mô về công suất nhà máy

+ Kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy định, hướng dẫn về thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất trong công ty

+ Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất

- Phó giám đốc sản xuất

+ Quản lý mọi hoạt động chung của xưởng: kế hoạch vào chuyền, nhân lực sản xuất, kế hoạch xuất hàng.

+ Tổ chức hoạt động sản xuất, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, đảm bảo đạt mục tiêu về năng suất, giảm đến mức thấp nhất việc tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

+ Theo dõi, kiểm tra quá trình triển khai công việc của các ca sản xuất.

+ Thực hiện việc bố trí hợp lý, cân đối hệ thống dây chuyền sản xuất cho nhà máy, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.

+ Tổ chức hoạt động sản xuất thử nghiệm.

+ Kiểm tra công tác dự trù nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất.

+ Kiểm tra các bảng số liệu, báo cáo công việc của các bộ phận.

+ Làm các báo cáo công việc theo quy định của công ty.

+ Thay mặt Giám đốc sản xuất điều hành các cuộc họp khi Giám đốc vắng mặt. + Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.

+ Điều hành trực tiếp tại xưởng, các khu vực sản xuất Triển khai xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo khu vực may đạt đúng năng suất theo kế hoạch xuất hàng; đúng lịch trình xuất hàng.

+ Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xưởng sản xuất do mình phụ trách.

+ Quản lý điều hành phân xưởng sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo đúng quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, và kế hoạch sản xuất được giao.

+ Cân đối năng lực sản xuất của xưởng sản xuất, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hệ số khai thác, sử dụng máy móc và nguồn nhân lực sản xuất.

+ Triển khai kế hoạch sản xuất, tổ chức phân công, giao việc hàng ngày cho các tổ và nhân viên trong xưởng đảm bảo sử dụng tối ưu máy móc và nhân công.

+ Đôn đốc và kiểm tra và kiểm soát các tổ của xưởng sản xuất thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

+ Quản lý theo khu vực chuyên môn hóa về may/ hoàn thiện; đảm bảo năng suất, chất lượng hàng và con người sản xuất trên chuyền

+ Tham mưu, hỗ trợ quản đốc điều hành nhà xưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ hàng tháng/ quý để trình cấp trên phê duyệt; đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được thông qua.

+ Thông báo kịp thời những phát sinh về năng suất, chất lượng, thiết bị, lao động,… cho quản đốc xưởng để có hướng chỉ đạo giải quyết.

+ Triển khai tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất của xưởng dưới sự giám sát của quản đốc xưởng.

+ Trực tiếp điều hành, chỉ đạo công việc đối với các tổ trưởng thuộc xưởng sản xuất được phân công phụ trách, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả trong việc thực hiện công việc.

+ Kiểm tra, kiểm soát quy trình sản xuất, năng suất, chất lượng trong ca làm việc của từng đội/ nhóm trong xưởng; quản lý, siết chặt hiệu quả sản xuất, tránh chậm tiến độ công việc.

+ Quản lý công nhân, sản lượng và chất lượng hàng trên các chuyền

+ Thúc đẩy năng suất, chất lượng từng công nhân và năng suất cả chuyền

+ Kiểm soát năng suất chất lượng hàng trên chuyền, điều tiết để cân bằng chuyền + Đề xuất bổ sung thiết bị máy móc cho chuyền may, cải tiến vị trí trên chuyền may.

+ Quản lý lao động hiệu quả, giảm số công nhân nghỉ không lí do.

+ Thúc đẩy năng suất tại các bộ phận trên chuyền dệt, may.

+ Có kế hoạch đào tạo công nhân đa tay nghề tại các bộ phận.

+ Điều động thêm công nhân đối với các công đoạn bị ùn hàng.

+ Giải quyết mọi vưỡng mắc trên chuyền.

+ Quản lý năng suất các chuyền và xưởng thông qua mô hình F1 Team và hệ thống cơ sở dữ liệu Techzen ETS.

+ Phối hợp với các bộ phận khác của sản xuất để đưa ra những hành động cụ thể giúp thúc đẩy năng suất, sản lượng.

 Quy trình sản xuất ngành hàng dệt len tại nhà máy 1

Hình 2 2 Sơ đồ lưu trình sản xuất hàng dệt len tại nhà máy 1 - công ty TNHH May

Tinh Lợi 2.1.1 Quy trình may mẫu đối - làm mẫu hướng dẫn sản xuất

2.1.1.1 Quy trình may mẫu đối Đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất hàng xuất khẩu theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nước ngoài, thông thường trước khi bước vào sản xuất đại trà phòng mẫu sẽ thực hiện làm may mẫu các loại mẫu theo thứ tự như sau:

- Mẫu Prototype (Prototype sample): Đây là mẫu đầu tiên phải gửi cho khách hàng để góp ý, sửa chửa, mẫu được may theo đặc điểm kỹ thuật bản thiết kế của khách hàng Mẫu này được may bởi bộ phận phát triển mẫu của nhà máy Thông thường sẽ may 2 hoặc 3 mẫu, trong đó 1 mẫu lưu ở nhà máy và phần còn lại được gửi cho khách đặt hàng để chỉnh sửa Khách hàng sẽ xem xét mẫu với thiết kế của họ và yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết.

- Mẫu FIT (FIT sample): Ngay sau khi mẫu Proto được chấp nhận, nhà máy sẽ thực hiện may mẫu FIT căn cứ theo bảng thông số bên khách hàng cung cấp Trong mẫu FIT, yêu cầu may và số đo thông số phải chính xác 100% hoặc chỉ được nằm trong dung sai cho phép Cũng như mẫu Proto, mẫu FIT được may 2 hoặc 3 cái. Lưu 1 mẫu ở nhà máy và còn lại gửi cho khách phê duyệt.

Tổng hợp phân tích kết quả các nội dung thực tập tại công ty TNHH

Nội dung Kết quả đạt được Hạn chế chưa đạt

Tìm hiểu chung - Tìm hiểu được quy trình sản xuất, cách làm việc tại các bộ phận ngành hàng dệt len của công ty.

- Nhận diện và tìm hiểu một số công đoạn mới chưa được đạo tạo ở trường như xe sợi, dệt lập trình.

- Thực hiện một số công việc chuẩn bị sản xuất tại phòng IE như phân tích kết cấu sản phẩm, tìm hiểu một số đường may và máy móc mới của ngành len như : Linking, Noki ; xây dựng bảng thời gian chuẩn ; thiết kế phân chuyền sản xuất ; làm hướng dẫn chuân bị cho thợ máy.

- Tìm hiểu quy trình phòng

QA, được hướng dẫn các công việc của bộ phận QA trên các xưởng.

- Do thời gian có hạn và kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế chưa nhiều về nên việc tìm hiểu đi sâu hơn quy trình, phương pháp thực hiện của các bộ phận ngành dệt len.

May mẫu đối - làm mẫu hướng dẫn sản xuất

- Hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công việc may mẫu và làm mẫu hướng dẫn sản xuất trong thực tế tại công ty.

- Củng cố kiến thức lý thuyết,

- Chỉ được tìm hiểu sơ lược quy trình may mẫu và làm mẫu hướng dẫn sản xuất, không được đi sâu năm bắt kĩ phương pháp làm việc của từng bộ phận.

Nội dung Kết quả đạt được Hạn chế chưa đạt tổng hợp được cac nội dung chuyên môn ở các công đoạn qua quan sát, tự tìm hiểu.

- Tiếp cận biết đến phần mềm mới trên trường không đào tạo là phầm mềm SDS One Apex lập trình cho máy dệt SHIMA SEIKE, thiết kế và chế tạo mẫu hướng dẫn sản xuất : rập là, mẫu kiểm tra thông số.

Quản lý điều hành tại kho

- Nắm bắt được quy trình quản lý, vai trò, chức năng của bộ phận quản lý tại kho.

- Biết được hệ thống quản lý trên phần mềm tại kho.

- Tìm hiểu được các phương pháp, yêu cầu kiểm nguyên phụ liệu tại kho.

- Chỉ được tìm hiểu sơ lược quy trình quản lý tại kho không được đi sâu năm bắt kĩ phương pháp làm việc của từng bộ phận.

Quản lý sản xuất tại xưởng dệt sợi

- Nắm bắt được quy trình quản lý, vai trò, chức năng của bộ phận quản lý tại xưởng dệt sợi

- Tiếp cận đến các công tác quản lý mới tại khu vực xe sơi : winding, backwinding, chuyền dệt, xưởng dệt mà tại trường không được đào tạo.

- Tìm hiểu được hệ thống phần mềm quản lý năng suất, chất lượng máy dệt lập trình.

- Biết được công tác kiểm tra chất lượng, các công việc, phương pháp thực hiện trên chuyền dệt.

- Chỉ được tìm hiểu sơ lược quy trình quản lý tại xưởng dệt không được đi sâu năm bắt kĩ phương pháp làm việc của từng bộ phận.

Quản lý sản xuất - Tìm hiểu vai trò, chức năng, - Chưa tham gia xử lí các tình huống

Nội dung Kết quả đạt được Hạn chế chưa đạt tại xưởng may, chuyền may nhiệm vụ bộ phận quản lý sản xuất tại xưởng may chuyền may.

- Trực tiếp tham gia công việc của một kỹ thuật viên IE (Technician): bấm giờ công đoạn, quay video thao tác công nhân, video chạy Pilot, theo chuyền tìm hiểu phân tích thời gian chết

- Tham gia họp thúc đẩy năng suất chuyền, năng suất xưởng.

- Học hỏi được kinh nghiệm quản lý sản xuất từ các anh chị kỹ thuật phòng IE và bộ phận sản xuất.

- Biết thêm được các mô hình, hệ thống quản lý hiện đại như mô hình chuyền nước chảy, mô hình F1 team, hệ thống treo, hệ thống cơ sở dữ liệu Techzen EST. phát sinh trong quá trình quản lý sản xuất tại xưởng may

Quản lý điều hành tại bộ phận hoàn thiện

- Nắm bắt được quy trình quản lý, vai trò, chức năng của bộ phận quản lý tại bộ phận hoàn thiện.

- Tìm hiểu công tác kiểm tra chất lượng, các công việc, phương pháp thực hiện tại các công đoạn của hoàn thiện.

- Chỉ được tìm hiểu sơ lược quy trình quản lý tại bộ phận hoàn thiện không được đi sâu năm bắt kĩ phương pháp làm việc của từng bộ phận.

- Chưa tham gia xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình quản lý điều hành tại bộ phận hoàn thiện.

Kết quả đối sánh giữa kiến thức lý thuyết với thực tế thực hiện tại công

ty TNHH May Tinh Lợi

Tiêu chí Kiến thức lý thuyết Thực tế tại công ty

Quy trình chung Đều gồm các giai đoạn chính là lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị sản xuất, triển khai sản xuất, kiểm tra và xuất hàng.

Trong triển khai sản xuất có công đoạn cắt => có quản lý cắt

Trong triển khai sản xuất dệt len không có công đoạn cắt mà là xe sợi và dệt BTP => không có quản lý cắt thay vào là quản lý dệt sợi. May mẫu đối – làm mẫu hướng dẫn sản xuất

- Quy trình may mẫu đều có các bước: tiếp nhận tài liệu, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu, may mẫu, kiểm tra giám sát, tổng hợp phát sinh và ký duyệt của khách hàng.

- Quy trình làm mẫu hướng dẫn sản xuất đều gồm 3 bước là nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu, điều kiện sản xuất; xác định các loại mẫu; thiết kế chế thử mẫu.

- Phòng mẫu nhận tài liệu may mẫu, sản phẩm mẫu trực tiếp từ khách hàng.

- Không thực hiện nghiên cứu và phát triển mẫu.

- Sử dụng mẫu cứng hoặc mẫu trên phần mềm Gerber, Lectra Opitex khách hàng gửi.

- Không thử nghiệm các yếu tố của nguyên liệu trong phòng thí nghiệm.

- Nghiên cứu, thiết kế, chế thử các loại mẫu sang dấu, mẫu dựng, mẫu là , dưỡng may.

- In cắt mẫu rập thông qua phần mềm Gerber, Lectra Opitex.

- Phòng mẫu nhận tài liệu, sản phẩm mẫu từ cán bộ quản lý đơn hàng của PPC.

- Thực hiện nghiên cứu và phát triển mẫu.

- Phát triển mẫu trên phần mềm SDS One Apex lập trình cho máy dệt SHIMA SEIKI.

- Thử nghiêm các yếu tố của nguyên liệu phòng thí nghiệm.

- Nghiên cứu, thiết kế, chế thử các loại rập là: khung định hình cho là hoàn thiện, mẫu kiểm tra thông số kéo.

- In cắt mẫu rập thông qua phần mềm SDS One Apex.

Quản lý điều hành tại kho

- Đều gồm các bước công việc là tiếp nhận đơn hàng, dỡ kiện, kiểm tra, sắp xếp, cấp phát, cân đối, đối chiếu bảo quản hàng và lưu kho.

-Sử dụng các tiêu chuẩn 4 điểm, AQL 2.5 trong kiểm tra.

Tiêu chí Kiến thức lý thuyết Thực tế tại công ty

- Sử dụng sổ sách, phần mềm excel để quản lý.

- Quản lý, kiểm tra vải, phụ liệu.

- Cấp phát nguyên liệu căn cứ vào phiếu cắt và kích thước sơ đồ.

- Sử dụng hệ thống phần mềm SAP để quản lý.

- Quản lý, kiểm tra thêm sợi.

- Cấp phát nguyên liệu căn cứ vào lệnh sản xuất của PPC, định mức tiêu hao, phiếu đặt nguyên liệu và bảng màu sản xuất.

Quản lý sản xuất tại xưởng dệt sợi

- Không có trong chương trình được đào tạo tại trường.

- Xuất hiện trong sản xuất ngành hàng dệt len.

- Quy trình xử lý sợi trước khi dệt BTP: Winding tương tự như vải phải xử lý trước khi cắt.

- Tạo ra BTP từ dệt sợi BTP lỗi có thể tái chế không phải thay thế như vải.

- Quản lý năng suất, sản lượng các máy dệt lập trình bằng hệ thống phần mềm.

- Công tác kiểm tra chất lượng BTP diễn như giống chuyền may.

Quản lý sản xuất tại xưởng may, chuyền may

Quy trình quản lý đều gồm các công việc: Nhận kế hoạch sản xuất, tài liệu kĩ thuật, phân công lao động, họp triển khai sản xuất, tiếp nhận vật tư, bố trí đường chuyền, cấp phát vật tư, rải chuyền, kiểm tra chất lượng sản phẩm ra đầu chuyền, trên chuyền và cuối chuyền, cân bằng chuyền.

- Không chạy thử nghiệm trước sản xuất đại trà, đào tạo công nhân

- Phòng kế hoạch, phòng kĩ thuật Phòng kế hoạch, phòng mẫu, phòng

IE chuyển thông tin tài liệu liên quan cho sản xuất.

- Phân công lao động căn cứ theo ma trận tay nghề công nhân.

- Rải chuyền có sự phối hợp của kỹ

- Chạy thử nghiệm trước sản xuất đại trà, đào tạo công nhân

- Phòng kế hoạch, phòng mẫu, phòng IE chuyển thông tin tài liệu liên quan cho sản xuất.

- Phân công lao động căn cứ theo kết quả training, bậc tay nghề công nhân.

- Rải chuyền có sự phối hợp của kỹ

Tiêu chí Kiến thức lý thuyết Thực tế tại công ty thuật rải chuyền và tổ trưởng.

- Cấp phát BTP do tổ trưởng hoặc tổ phó thực hiện.

- Cân bằng chuyền dựa trên kinh nghiệm của tổ trưởng, nhịp dây chuyền sản xuất, bảng phân chuyền khi vào chuyền năng suất đạt khoảng 70-80% hoặc chuyền chạy ổn định 2-3 ngày sau khi rải chuyền sẽ tiến hành.

- Quản lý năng suất, sản lượng, lương thưởng theo phiếu ghi của tổ trưởng, giây giờ bảng phân chuyền.

- Công tác kiểm tra chất lượng có

QC inline kiểm chất lượng trên chuyền và QC endline kiểm chất lượng cuối chuyền. thuật rải chuyền và tổ trưởng, kỹ thuật IE theo mô hình F1 team.

- Cấp phát BTP theo hệ thống treo trên chuyền do công nhân đầu chuyền cấp vào dưới sự điều tiết của tổ trưởng.

- Cân bằng chuyền dựa vào năng suất các công đoạn trên chuyền, có sự phối hợp giữa cán bộ sản xuất xưởng và kỹ thuật IE diễn ra khi chuyền mới thay layout trong được theo sát trong 4 ngày để đạt năng suất của mô hình F1 team

- Quản lý năng suất, sản lượng, lương thưởng theo việc dập thẻ ăn qua hệ thống Techzen EST Kỹ thuật IE sẽ kiểm soát các công việc đó trên phần mềm.

- Kiểm tra chất lượng có QA kiểm tra chất lượng trên chuyền và cuối chuyền, ngoài ra có Checker kiểm một số công đoạn quan trọng. Quản lý điều hành tại bộ phận hoàn thiện

Quy trình quản lý đều gồm các công việc: quản lý là, kiểm thông số, quản lý đóng gói, đóng thùng

- Quản lý khu vực hoàn thiện có bộ phận giặt

- Quản lý công đoạn dò kim thực hiện trước bao đóng gói

- Bộ phận giặt là phụ trợ phục vụ sản xuất được tách riêng với hoàn thiện

- Quản lý công đoạn dò kim thực hiện sau khi đóng thùng hoàn thành

Ngày đăng: 15/05/2023, 15:41

w