1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại.

181 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Phi Lý Trong Sáng Tác Của Franz Kafka Và Haruki Murakami Nhìn Từ Tâm Thức Hiện Đại, Hậu Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Thị Nga
Người hướng dẫn PGS. TS. Trương Đăng Dung
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Lý luận Văn học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka (9)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu về yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami (22)
  • Chương 2. YẾU TỐ PHI LÍ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI - HẬU HIỆN ĐẠI (35)
    • 2.1. Khái lược về phi lí trong triết học và trong văn học (35)
    • 2.2. Khái lược về văn học hiện đại và hậu hiện đại (42)
    • 2.3. Về khái niệm “tâm thức hiện đại và hậu hiện đại” (51)
    • 2.4. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka dưới góc nhìn văn học hiện đại (53)
    • 2.5. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami nhìn từ góc nhìn văn học hậu hiện đại (60)
  • CHƯƠNG 3. SỰ DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI PHI LÝ CỦA FRANZ (78)
    • 3.1. Dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của Franz Kafka (78)
    • 3.2. Sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý của Murakami (95)
  • CHƯƠNG 4. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI (125)
    • 4.1. Nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của Franz Kafka (125)
    • 4.2. Thủ pháp nghịch dị - phi lý trong sáng tác của Franz Kafka (130)
    • 4.3. Thủ pháp phân mảnh trong sáng tác của Haruki Murakami (134)
    • 4.4. Thủ pháp huyền thoại hóa không gian - thời gian trong sáng tác của Haruki (143)
  • KẾT LUẬN (157)

Nội dung

Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka trên Thế giới

Từng được suy tôn là “Bậc thầy của văn học hiện đại chủ nghĩa” và là người

"làm thay đổi diện mạo của tiểu thuyết đầu thế kỷ XX", nên Franz Kafka được xem như một trong những tên tuổi kỳ vĩ trên văn đàn quốc tế, và dĩ nhiên các tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho rất nhiều công trình khoa học ở trên thế giới.

Và cho đến thời điểm hiện tại, sáng tác của Kafka vẫn có khả năng mở nhiều ý tưởng cho các nhà phê bình, nghiên cứu trên toàn cầu.

Nhận xét về giá trị của các tác phẩm của Kafka, tháng 6/1924, trên báo Nhân dân của Tiệp Khắc, tác giả Mileena Jesenka đã viết: “Những cuốn sách của ông đã để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào" [66, 645] và “Ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn sách cưu mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới - trong khi kìm giữ mọi thiên vi Chứng thực, trần trụi và đau thương nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi có tính biểu tượng, chúng đầy sự khô cằn và là cảm quan của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng, qua đây đã cho ta thấy được tính thời sự cũng như sức ảnh hưởng của Kafka đối với cuộc đấu tranh chống lại những thế lực tàn bạo đang tấn công và hủy hoại con người [66, 647].

Mặc dầu chỉ khám phá tác phẩm của Kafka trên phương diện nội dung những những nhận xét này rất đáng quý nhằm khẳng định được giá trị to lớn của những tác phẩm mà Kafka để lại cho nhân loại.

Vốn dĩ là người chẳng màng đến hư danh, trước khi mất Franz Kafka để lại chúc thư ủy thác cho bạn mình là Max Brod đốt tất cả những sáng tác mà ông chưa

Kafka qua đời, những sáng tác của ông đã được in thành sách cũng là lúc thế chiến thứ hai nổ ra, và Kafka được xem như “một phát hiện” đối với thế giới phương Tây, sự tiên cảm của ông về thế giới giờ đây không còn viễn vông, huyền thoại nữa Trải qua những biến động dữ dội của lịch sử cũng như đối diện với những mất mát đau thương, con người chợt bừng ngộ nhận ra rằng: “Thế giới đã bắt đầu giống như thế giới của Kafka” đúng như lời Michel Remon đã nói: "Thế giới bắt đầu gặp gỡ F.Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày" [73, 907] Cũng từ đây, lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka chính thức được hình thành, giới phê bình phương Tây đã dấy lên một làn sóng nghiên cứu về Kafka.

Thế chiến thứ hai khép lại, Kafka vẫn được xem như là một hiện tượng độc đáo với thế giới phương Tây bởi sự tiên cảm của Kafka đối với số phận bi đát của con người Người ta đau đớn hiểu ra rằng cái phi lý mà Kafka tiên cảm trước đó cũng như những nỗi đau mà ông nếm trải trong cuộc đời không còn là tiểu thuyết nữa mà là sự thật về cuộc đời Những tác phẩm của ông tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu cho hàng nghìn tác giả Viết về tài năng của Kafka, trong công trình

"Viết về nghệ thuật", Berton Brecht - nhà viết kịch đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng của Đức đã có những nhận định rất chính xác và thỏa đáng rằng: " Người ta tìm thấy ở ông ta, đằng sau những hóa trang rất kỳ cục, những linh cảm về những điều mà vào thời kỳ những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy được mà thôi” [74, 908].

Cùng nội dung đó, trong tập Tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu thuyết: Thời đại nghi ngờ, Nathalie Saraute trong bài: "Chân dung người lạ mặt" đã cho rằng Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, là tiên tri báo trước kỉ nguyên của "con người phi lý", "con người không có sự sống".

Không chỉ các nhà phê bình phương Tây, mà một vài nhà phê bình Mác xít cũng đánh giá rất cao về Kafka, họ đã xem ông như thần tượng của thời đại.

Tại đại hội Quốc tế Liblice, Kafka được đánh giá rất cao với vai trò là một bậc tiền bối, là người mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại: “cùng với M.Proust, J.Joyce,

Kafka là người đã khai tử cho tiểu thuyết truyền thống của thế kỷ XIX - tiểu sử nhân vật, tính cách, hoàn cảnh, với những hoạt động xã hội và thời gian ba chiều và mở đầu cho một thời đại tiểu thuyết mới” [74, 938].

Tiếp tục quan điểm của các nhà lý luận trên, trong "Trò chuyện về nghệ thuật kết cấu", tiểu thuyết gia Milan Kundera khi nói về lối kể chuyện bằng chiêm bao chủ nghĩa hiện đại đã viết "Các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại và là cái nhìn sáng suốt về thế giới hiện đại, sự tưởng tượng bị ngủ quên trong thế kỷ XIX được Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành công trong việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố nhưng không thực sự làm được: trộn lẫn giữa cái mơ và cái thực” [73,105].

Nhận định trên của M.Kundera đã chứng tỏ tác giả đã phát hiện ra được đặc trưng bản chất của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự kết hợp tuyệt vời giữa cái siêu thực và cái bình thường trên cơ sở của một trí tưởng tượng phong phú, qua đó đánh giá Kafka là một nhà văn đã mang đến những khám phá vĩ đại, mở ra một hướng đi mới cho lịch sử tiểu thuyết thế giới.

A.Karelski trong bài viết "Về sáng tác của Kafka" đã đánh giá rất cao về ông, nhìn thấy "Hiệu quả đặc biệt của Kafka là tất cả đều rõ ràng, không có gì khó hiểu", và “tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lý quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung chính là cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka” [71,101].

Tiếp theo, Nathalie Sarraute trong tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ đã cho rằng: “Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta K là nhà tiên tri báo trước kỷ nguyên của con người phi lý, con người không có sự sống Cũng từ đây, Sarraute đã khích lệ “con người phải theo gót Kafka đi tìm những miền chưa khám phá để phát hiện con người phi lý trong thời đại ngày nay”…

Tình hình nghiên cứu về yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami

1.2.1 Tình hình nghiên cứu yếu tố phi lý trong tiểu thuyết Haruki Murakami trên thế giới

Bởi được xem là “một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật Bản” nên Haruki Murakami ngày càng chiếm được sự yêu mến của độc giả Chỉ với từ khóa “Haruki Murakami” chúng ta có thể tìm thấy hơn 5.000.000 kết quả trên google.

Có thể khái quát các xu hướng nghiên cứu trên thế giới về tiểu thuyết Murakami theo các phương diện như: Giọng điệu, thể loại ngôn ngữ, kiểu nhân vật; Nghệ thuật hậu hiện đai; Liên văn bản, và Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Trước hết, là nhóm tác giả nghiên cứu về các phương diện như: giọng điệu, thể loại ngôn ngữ, kiểu nhân vật với các tên tuổi nổi bật: Yoshio Iwamoto, Matthew C.Strecher.v.v

Trong bài: Haruki Murakami - một giọng điệu hậu hiện đại Nhật Bản, đăng trên tạp chí Ngày nay, mùa xuân năm 1993, Yoshio Iwamoto đã chỉ ra những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại in đậm trong tác phẩm của Murakami Bài viết được chia làm 3 phần tương ứng với 3 nội dung cụ thể: Phần một là phần giới thuyết và dẫn nhập về chủ nghĩa hậu hiện đại, và vấn đề tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở Nhật Bản Phần thứ hai, tác giả đề cập đến những biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm Cuộc săn cừu hoang trên các phương diện: đề tài, thể loại, cấu trúc, nhân vật Phần cuối cùng của bài viết tác giả đã tìm hiểu tác phẩm này thông qua biểu tượng “cừu”.

Mặc dù bài báo đã rất có giá trị trong thời điểm hiện tại, đem lại những gợi mở quan trọng trong việc nghiên cứu về sáng tác của Murakami, song chưa đề cập đến những dấu hiệu khác thể hiện yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của ông mà mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh yếu tố hiện đại từ mối quan hệ giữa văn chương thuần túy và văn chương bình dân.

Tiếp theo, là bài viết của tác giả Matthew C.Strecher - giảng viên nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học Nhật Bản tại trường Đại học Montana với tiêu đề: Đằng sau“văn chương thuần túy: Sự mô phỏng, hình thức và yếu tố hiện đại trong tiểu thuyết của Haruki Murakami, đăng trên tạp chí Châu Á , năm

1998 Bài báo được trình bày qua 6 phần: Cấu trúc mang tính công thức, Cấu trúc công thức của Murakami, Tính chất bạo lực và trữ tình, Từ phiêu lưu đến lãng mạn, Sự sinh tồn và tình dục Với những phân tích và dẫn chứng giàu sức thuyết phục, tác giả bài báo đã nhấn mạnh rằng: Murakami được xem là biểu tượng của văn chương Nhật Bản đương đại và có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả ở Mỹ Số lượng đề tài nghiên cứu về sáng tác của nhà văn này ngày càng gia tăng rõ rệt, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn phê bình văn học.

Không chỉ nghiên cứu tác phẩm của Murakami dưới góc độ ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật; các nhà nghiên cứu thế giới còn khai thác tiểu thuyết của ông dưới góc nhìn liên văn bản Đi theo hướng nghiên cứu này có các tác giả như: Naomi Matsuoka, Brian Seemann.v.v.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học so sánh, 30.4 (1993),

Haruki Murakami và Raymond Carver: phong cảnh Hoa Kỳ, (“Murakami

Haruki and Raymond Carver: The American Scene”, Comparative LiteratureStudies 30.4 (1993): 423 - 38), Naomi Matsuoka đã quan tâm mối liên hệ giữa sáng tác của Haruki Murakami và Raymond Carver Matsuoka thừa nhận những giọng điệu phóng túng trong tiểu thuyết của Murakami và Carver là biểu hiện của ngôn ngữ bị hạn định trong việc mô tả các đối tượng cụ thể, nhấn mạnh sự khước từ biểu lộ xúc cảm Vận dụng các lý thuyết về triết học hiện sinh, tác giảMatsuoka đã kết luận rằng các nhân vật chính trong thế giới nghệ thuật củaMurakami đã tri nhận về con người, về thế giới thông qua những sự phản ánh tự thân về những mối bất hòa của xã hội.

Cũng theo hướng nghiên cứu này còn có tập tiểu luận Kết nối hiện sinh:

Sự ảnh hưởng của Raymond Carver đối với Haruki Murakami của Brian

Seemann - Giảng viên trường Đại học Wichita State, Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của cây bút truyện ngắn Raymond Caver đến tiểu thuyết củaHaruki Murakami từ góc nhìn lý thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre Ông cho rằng, Murakami đã tạo dựng tên tuổi của mình với tư cách là tiểu thuyết gia, nhưng trong truyện ngắn, nhà văn này lại có nhiều điểm tương đồng với khuôn mẫu hiện sinh trong sáng tác của Carver.

Không chỉ phân tích tác phẩm của Murakami dưới nhìn góc nhìn liên văn bản; và các phương diện giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, mà các nhà nghiên cứu thế giới còn vận dụng những đặc điểm của chủ nghĩa huyền ảo để phân tích lý giải một cách thấu đáo về các tác phẩm của Murakami Tiêu biểu là của tác giả Matthew C.Schetrer và Morten Oddvik.

Năm 1999, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản đăng tải bài báo Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và sự nhận diện tiểu thuyết Haruki Murakami của tác giả Matthew

C.Schetrer xuất bản ngày 25.2 Trong bài viết này, Matthew C.Schetrer đã quan tâm đến Haruki Murakami trong việc đã sử dụng những kỹ thuật viết của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để giải mã sự “phân rã bản sắc cá nhân” của con người, trong xã hội Nhật Bản những năm 1960 Nhà nghiên cứu này cho rằng, đặc biệt, với kiểu nhân vật nổi loạn, Murakami đã thể hiện trạng thái con người vỡ mộng, hoang mang, bất lực tuyệt đối trong bối cảnh Nhật Bản hậu chiến tranh.

Bên cạnh đó, phải kể đến chuyên luận Haruki Murakami và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - Một cách nhìn về tinh thần Nhật Bản hiện đại

(Murakami Haruki and Haruki and Magical Realism - Alook at the Psyche ohModern Japan) của Morten Oddvik, Đại học Waseda, Tokyo, Japan xuất bản năm 2002 Trong chuyên luận này, tác giả đã nghiên cứu một cách công phu,nghiêm túc và đi đến kết luận: qua những sáng tác của mình, Murakami đã khơi dậy những vấn đề của một nước Nhật hiện đại, nơi đụng độ của các nền văn hóa, của các thang bậc giá trị đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng bản sắc tập thể. Murakami sử dụng các biểu tượng cùng lối viết hiện thực huyền ảo để xây dựng các nhân vật trong trạng thái kiếm tìm “bản sắc cốt lõi”, các “hộp đen” Nhân vật phải tồn tại trong một thế giới vượt không gian và thời gian Và điều đáng ghi nhận nhất của bài báo là ở việc tác giả Morten Oddvik đã khái quát được tâm thức của con người trong xã hội hiện đại trong tiểu thuyết của Murakami chính là sự cô đơn bản thể.

Sáng tác của H.Murakami không chỉ thu hút sự quan tâm của văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học, mà đã trở thành đề tài nghiên cứu của các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các báo cáo khoa học ở nước ngoài Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, có một số công trình nghiên cứu nổi bật như sau: Jacob Clements, (2019), Murakami Haruki’s Short Fiction and the Japanese

Consumer Society, University of Northern Iowa; Francissca Xaveria, (2019).

Constructed Reality Depicted in Haruki Murakami& Kafka on the Shore,

Universitas Sanata Dharma; Autumn Alexander Skeen, (2015),The literary manifestations of Murakami Haruskis transformation from underground to Kafka on the shore, Calitornia State University; Dominguez Hills; Srikanth,

V.K (2015), Parallel narratives & alternate worlds in Murakami’s novels, City University of Hong Kong, CityU Institutional Repository; Burcu Tufekcioglu,

(2019), An exploration of space in Murakami’s The wind-up bird chronicle and after dark, Kadir Has University School of Graduate Studies; Halle Nicole,

(2019), Studies In Craft And Content: The Literature Of Haruki Murakami, University of Arizona, Tucson, USA; Yun Kweon Jeong, (2016), Murakami- ego: collective culpability and selective retention, Department of Fine Arts University of Louisville Louisville, Kentucky.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu ấy, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đề tài sau: Ecem Yucel, (2018), The Fantastic Path Toward Self: Magical

YẾU TỐ PHI LÍ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI - HẬU HIỆN ĐẠI

Khái lược về phi lí trong triết học và trong văn học

2.1.1 Yếu tố phi lý trong triết học

Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, thế giới đã phải chứng kiến sự khủng hoảng của triết học tự nhiên, tiếp đó là sự thay đổi về mọi mặt đời sống của con người trong hai cuộc thế chiến Nền khoa học kỹ thuật phát triển một mặt giúp con người cải thiện chất lượng của đời sống nhưng mặt khác nó bộc lộ những mặt trái khi chống lại sự tồn tại của con người Trong bối cảnh ấy, hơn bao giờ hết con người đã nhận ra sự mong manh, nhỏ bé của mình trước một thế giới ngày càng bí ẩn Triết học hiện sinh ra đời đã đưa con người trở lại với con người, thức tỉnh họ trỗi dậy, bỏ cách sống cũ để tiến tới một cuộc sống nhân vị , có ý thức tự do, biết khẳng định mình trong thế giới.

Với những phạm trù tự do, lo âu, buồn nôn, tha hóa, dấn thân., đặc biệt là phạm trù “phi lí”, triết học hiện sinh đã chỉ ra những giới hạn của kiếp người, giúp con người có thể trả lời những câu hỏi “tôi là ai?, tại sao tôi lại xuất hiện trên cõi đời này? con người sẽ về đâu trong một thế giới đầy cạm bẫy, và luôn bị chi phối bởi những bàn tay vô hình?” Từ những ưu tư mang tính thức tỉnh này, triết học hiện sinh đã cổ vũ con người vươn lên chống lại sự phi lý, giành thế chủ động trong những lựa chọn.

Xuất hiện từ thời cổ đại, khái niệm về “cái phi lý” đã được các nhà triết học Hy Lạp như Zenon và Aristote đã áp dụng phương pháp luận dựa vào giả thiết phi lý (hay còn gọi là phương pháp ngụy biện cho suy lý logic) Bàn về khái niệm “cái phi lý”, từ điển triết học đã định nghĩa:“cái phi lí” là cái không thể hiểu biết được đối với lí tính và tư duy, không thể diễn đạt bằng những khái niệm logic” Như vậy, khái niệm về “cái phi lí” trong triết học là một sự khái quát lại những điều chúng ta cảm nhận qua trực giác, đó là việc thừa nhận sự đầu hàng của trí tuệ, sự bất lực của nhận thức đối với những gì chưa biết nhưng lại hiện hữu hàng ngày trước mắt con người chúng ta.

Theo Nguyễn Văn Dân trong cuốn Văn học phi lí, “cái phi lí được giải thích trên phương diện lôgic học là những gì tồn tại trái với quy tắc lôgic, còn trên trên bình diện lý luận nhận thức là tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể giải thích bằng tư duy, đều được coi là phi lý.

Như vậy cái phi lý là cái phản lý tính [23, 15].

Tiếp nối các nhà triết học, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình tiểu luận văn học ở thế kỉ XX cũng đã tuyên bố sự phá sản của lí trí Các tác phẩm văn học của chủ nghĩa biểu hiện và chủ nghĩa siêu thực đã mô tả cái thế giới bí hiểm phi lí tính để chống lại sự thống trị của lí trí máy móc Nhà triết học kiêm nhà văn người Tây Ba Nha Miguel de Unamuno tuyên bố: “Tôi không chấp nhận lí trí, tôi chống lại nó”.

Một bước phát triển đặc biệt của khái niệm triết học về “cái phi lí” là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh Người có vai trò đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện sinh là nhà triết học thần học người Đan Mạch, Soren Kierkegaard (1813-

1885), với tác phẩm nổi tiếng Hoặc là Hoặc là xuất bản năm 1842 Giới nghiên cứu triết học cho rằng tác phẩm này có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của S. Kierkegaard và tương tự như tác phẩm Hiện tượng học tinh thần trong sự nghiệp của G.W.F.Hegel Tác phẩm Hoặc là Hoặc là của S Kierkegaard, bàn đến khối mâu thuẫn lớn của ông trước thế giới liên quan đến những lựa chọn hiện sinh của con người, tính chất nước đôi của các tình thế tồn tại, những nghịch lí của nhận thức và của tồn tại

Nội dung triết học của Kierkegaard đối lập hoàn toàn với nội dung triết học truyền thống triết học Châu Âu cũng như thế giới Đặc biệt, ông cố tình lấy việc phê phán chủ nghĩa lý tính của Hegel làm phương diện quan trọng trong triết học của mình Nếu như Hegel đã từng cho rằng mọi biểu hiện của cuộc sống đều quy về cái chung (như trật tự hay luân lý xã hội) và sự tồn tại của con người không nên tách khỏi cái chung đó thì ngược lại, ông xem mọi sự tồn tại bên ngoài cá nhân đều là sự tồn tại phi cá tính, nó làm mơ hồ mối quan hệ giữa con người và thế giới.

Khái niệm về cái phi lý này được các nhà triết học hiện sinh như J P. Sartre (1905-1980), A.Camus (1913 - 1960) phát triển thêm một bước, nghiêng về tính chủ quan của nhận thức Trong quan niệm của hai nhà đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh Pháp thế kỉ XX là J.P.Sartre và A.Camus thì cái phi lý trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh Trong học thuyết của Sartre, cái phi lý trở thành một phạm trù nòng cốt, phổ biến tinh thần lên toàn bộ các khái niệm khác xoay quanh nó, và ông quan niệm rằng“ cái phi lý chỉ nảy sinh trên sự bất đồng giữa tồn tại và lý tính” [23, 19] Nhưng nếu như các nhà phi lý tính trước đó hoặc chỉ mới thừa nhận sự khốn cùng của trí tuệ, hoặc chỉ làm phát lộ một mặt nào đó của thực tại phi lý quanh ta, còn Sartre thì lại tuyên bố rằng

“toàn bộ cái thực tại nhân bản là một thực tại phi lý” Trong luận thuyết của Sartre, cái phi lý là vấn đề bao trùm và thấm nhuần trong mọi khái niệm khác mà ông đề cập đến Theo tác giả của Buồn nôn - thì quan niệm cái phi lý xuất hiện do có sự bất đồng giữa lý tính với thực tại nhân bản, chính thực tại này là phi lý, là một thực tại của vật “tự nó” Có ý thức nhân bản - vật vì nó - can thiệp vào trong vật tự nó nhưng chúng bất khả năng giao tiếp với nhau Đây “là thực thể thứ ba của cái phi lý: phi lý của khả năng không thể giao tiếp giữa cái phi lý tự nó với cái phi lý “vì nó”.[23; 19]. Đến Camus thì tư tưởng về cái phi lý đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời của ông, nó làm thành đề tài trọng tâm của các tiểu luận triết học và thấm đẫm trong các tác phẩm văn học của ông Khác với Sartre, Camus không bắt đầu cái phi lý từ thế giới thực tại cũng như từ ý thức của con người Ông tuyên bố rằng cả thế giới thực tại lẫn lí tính của con người đều không phải là phi lý, mà “phi lý chỉ nảy sinh từ sự bất hòa hợp giữa khát vọng của lí tính muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại u tối khó hiểu của thế giới đó, tức là sự tuyệt giao giữa khát vọng lí tính với thực tại u tối Từ sự bất hòa hợp giữa hai phạm trù nảy sinh và cái cảm giác về sự phi lý” [23, 20].

Như vậy, với tư cách là một khái niệm triết học, cái phi lý đã có một lịch sử phát triển lâu dài, từ thời Hy Lạp cổ đại với Aristote, Zenon, qua thế kỷ XVI với Bacon (Anh), đến thế kỷ XX với nhà triết học Đan Mạch Kierkegaard Thế kỷ XX, “thế kỷ của những biến động lịch sử” đã tạo mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển và hoàn thiện ý thức, quan niệm về cái phi lý, để rồi cái phi lý bước vào văn học với các tác giả: Jasper, Camus, F Kafka, Ionesco, S.Beckett

2.1.2 Yếu tố phi lí trong văn học

Nếu trong triết học quan niệm cái phi lý là con đẻ của tính bất khả tri của lý tính thì trong văn học các nhà văn vẫn cố gắng nhận thức cái phi lý qua thế giới nghệ thuật của mình Chính vì vậy, họ sôi sục kiếm tìm, bằng mọi nẻo và bằng mọi cách Họ lục tung huyền thoại, đảo trái hiện thực, lột trần giấc mơ, nhập thân vào ảo giác Dường như họ muốn trải nghiệm hết thảy cho dù nhiều lúc nó đưa đến những cảm nhận kì lạ và khôi hài Thế nhưng rốt cuộc họ vẫn chỉ nhận được một vấn đề hoàn toàn phản lí tính Cái phi lý của văn học chính là cái lộ dần trong quá trình tìm kiếm đó Nó hiện lên để thay thế cho cái phi lý triết luận đang lẩn khuất, đang hòa tan hay nói theo kiểu Camus là đang khéo léo “ phủ nhận mình” Cái phi lý văn học bởi thế nó vô cùng sinh động và phong phú, nó không chịu cô đặc trong những mệnh đề, nó phát triển theo một quá trình Trong cuốn “Văn học phi lí”, Nguyễn Văn Dân đã khẳng định: “khái niệm văn học phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người” [23, 23] Như vậy, cái phi lí trong văn học trước hết là cái phi lý thể hiện bằng hình tượng cụ thể, là cái được rút ra từ những nỗ lực lí giải cái hiện thực vô nghĩa, phi lý tính, phi logic, trái ngược với nhận thức của con người So với khái niệm phi lý trong triết học thì khái niệm phi lý ở đây có hai điều cần lưu tâm: Thứ nhất là tính hình tượng, kéo theo nó là những thủ pháp biểu hiện đặc thù mà nhiều khi không đơn giản chỉ là vấn đề trò chơi hình thức Thứ hai là sự nỗ lực lí giải, kiếm tìm của con người trước hiện thực cuộc sống Chính cái nỗ lực đó làm cho cái phi lý trong văn học được nói đến như một hiện thực mở, hiện thực mời gọi sự khám phá của chúng ta. Nghĩa là nó không nhất nhất là một hiện thực được cố định trong tiêu chí của các định nghĩa hay khái niệm mà biến thái uyển chuyển linh hoạt và đa dạng hơn Sự kết hợp giữa đặc tính hình tượng của nghệ thuật và đặc tính khám phá lý giải cuộc sống của triết học, đã làm cho thế giới phi lý trong văn học không thể xem như là sự trùng khít với thế giới phi lý trong thực tại Thế giới phi lý trong văn học là thế giới của mỗi chủ thể sáng tạo Có bao nhiêu chủ thể sáng tạo, khám phá cái phi lý thì có bấy nhiêu thế giới phi lý trong văn học hình thành Có khi là sự phi lý của nhận thức, có khi là sự phi lý của bản thể, có khi là sự phi lý từ nội cảm, có khi là sự phi lý của thực tại bên ngoài, có khi là trạng thái sống của con người nhưng có khi là sự kiện phi lý thường nhật Nếu cái phi lý trong triết học là cái đã được các triết gia khẳng định thông qua vô số khái niệm và phạm trù trừu tượng thì cái phi lý trong văn học lại được các nhà văn cảm nhận sau những hành trình vô vọng của mỗi thân phận, mỗi hoàn cảnh giữa cuộc đời Đó là cái phi lý qua sự trải nghiệm trực tiếp của hình tượng.

“Cái phi lý” trong văn học cũng không đơn thuần là “cái phi lý” phản lý tính trong quá trình nhận thức, tư duy Trên thế giới các nhà văn như Fr. Rabelais, J.Swift, L.Carroll, “đều được sáng tác tuân theo một logic chung gọi là logic huyễn tưởng” [23, 25] Với thủ pháp huyễn tưởng phi lý các nhà văn đã xây dựng một thế giới hoang tưởng, riêng biệt, xa lạ Họ tiếp cận hiện thực bằng bút pháp châm biếm hài hước và thủ pháp ẩn dụ, ngoa dụ… Riêng vớiE.Ionesco (1909 - 1994), ông chính là người mở đường cho dòng kịch phi lí,các tác phẩm của ông thường có nội dung xoay quanh việc phản ánh sự tha hóa của con người, xã hội là một cõi thế giới hư vô, rời rạc.

Có thể thấy trong văn học thế giới, cái phi lý đã được khám phá theo suốt chiều dài lịch sử, từ thần thoại đến những bi kịch về thân phận con người trong tác phẩm của W.Shakespeare, đến sự đề cao tinh thần phi lí trong tác phẩm của F.Dostoevsky; cho đến các tác phẩm của F.Kafka, A.Camus, E.Ionesco, S.Beckett và phong trào kịch phi lý sau đó; và các nhà văn hậu hiện đại mà tiêu biểu là Haruki Murakami lại tiếp tục lặng lẽ khám phá về vấn đề phi lí, khám phá những điều bí ẩn về con người, thế giới trong tác phẩm của mình.

Trước Kafka, cái phi lí đã xuất hiện trong thần thoại Hi Lạp với cái đẹp của chất thơ phong phú và trí tưởng tượng dồi dào cùng những hạt nhân triết lí đã có một sức hấp dẫn vĩnh viễn, ảnh hưởng lên văn hóa, nghệ thuật phương Tây mọi thời đại Đây là điểm tựa đầu tiên cho thủ pháp huyền thoại hóa trong các tác phẩm văn học hiện đại - một thủ pháp rất phổ biến trong sáng tác của F. Kafka, A Camus, những nhà văn đã theo đuổi đề tài cái phi lý.

Khái lược về văn học hiện đại và hậu hiện đại

2.2.1 Khái lược về văn học hiện đại

Về phương diện lịch sử, thời kỳ hiện đại đánh dấu một kỷ nguyên tương đối dài trong lịch sử thế giới bắt đầu từ thời Phục Hưng, kéo dài gần một thiên niên kỷ, cho đến giữa thế kỷ hai mươi Nghĩa là từ thời đại Trung Cổ chấm dứt cho đến những năm đầu thập niên 1950 đều thuộc về thời kỳ hiện đại Theo Oden, “thời kỳ Ánh Sáng chính là thời kỳ khai sinh của giai đoạn hiện đại trong lịch sử trí thức Nó bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp, 1789, và chấm dứt năm 1989, mốc điểm đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh bằng sự sụp đổ bức tường ngăn chia Đông và Tây Berlin” [116, 149-150] Một số khác cho rằng thời kỳ hiện đại bắt đầu từ năm 1750 và chấm dứt sau đệ nhị thế chiến Tuy có khác biệt trong việc sắp xếp thời gian, xu hướng chung đều đồng ý rằng: thời kỳ hiện đại gắn liền với giai đoạn Ánh Sáng tại Châu Âu.

Khác với thời kỳ hiện đại kéo dài nhiều trăm năm, chủ nghĩa hiện đại (modernism) là một khuynh hướng văn hoá rộng lớn xuất hiện vài giai đoạn sau cùng của thời hiện đại và chỉ kéo dài 50 hoặc 60 năm, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thập niên 60, cao điểm của nó vào khoảng thời gian 1890 đến 1930 hoặc ngắn hơn như quan điểm của Mary Klages là vào khoảng 1910 đến 1930 Thời kỳ hiện đại mang những tính chất liên hệ đến một hệ tư tưởng về triết lí, đạo đức, chính trị và xã hội, làm nền tảng căn bản cho các khuynh hướng mỹ học của chủ nghĩa hiện đại và phát triển.

Bàn luận về tính chất hiện đại có hai tên tuổi lớn thường được nhắc đến: Kant và Hegel Nếu Kant được thừa nhận như người đầu tiên cổ xuý cho những đổi mới trong các khuynh hướng triết học hiện đại, và nếu Hegel được xem như là người tiên phong trong việc đưa ra một khái niệm triết học rõ ràng để xác định những vấn nạn của thời kỳ hiện đại như “sự bảo chứng bản ngã”, hoặc sự cần thiết xây dựng những nền tảng biện chứng riêng cho bản ngã, thì Baudelaire mới là người thường xuyên được nói đến như là một lý thuyết gia có công tạo ra được một ngã rẽ rõ ràng về các hiểu biết của tính chất hiện đại”. Baudelaire đã chỉ ra những giá trị có thể có của thời kỳ hiện đại; nhận thức những đặc tính hiện đại tách biệt như tính nhất thời, ngẫu nhiên, và phù du trong thời kỳ hiện đại; làm sáng tỏ những điều kiện và những phức tạp trong đời sống hiện đại Nhưng có lẽ Baudelaire được nhớ đến nhiều nhất nhờ ông đã chỉ ra “sự tương phản giữa tính chất mĩ học hiện đại và tính chất thực tiễn của nền văn minh tư sản trong thời kỳ hiện đại.

Khi nói đến tính chất hiện đại người ta có khuynh hướng nói đến những đặc điểm triết lý xuyên suốt thời kỳ Ánh Sáng của Âu Châu Tư tưởng căn bản của thời kỳ Ánh Sáng đặc trưng bởi tính hiện đại, nêu lên trong công trình nghiên cứu của Jane Flax có thể được tóm tắt như sau: [116, 153-154]:

Luôn luôn tồn tại một bản ngã ổn định, tự nhận thức, được cấu trúc mạch lạc và chặt chẽ Bản ngã này tự ý thức, duy lý tự do về ý chí và mang những đặc tính chung cho toàn thể thế giới, không có một điều kiện thể lí nào có thể tạo nên những ảnh hưởng thực tế đến nguyên lý hoạt động của bản ngã.,

Bản ngã này tự biết về bản thân nội tại và thế giới xung quanh thông qua những quy luật lí tính, trong đó tính hợp lý được đặt ở vị trí cao nhất trong các dạng thức về chức năng lí trí, và tính chất này là hữu thể khách quan duy nhất của vũ trụ.

Phương tiện nhận thức do bản ngã lí tính khách quan tạo nên là Khoa học, và chỉ có khoa học mới có khả năng đưa ra những Sự Thật tuyệt đối, phổ thông và vạn năng về thế giới, bất chấp trạng thái cá nhân người cảm nhận. Tri thức (Kiến Thức) đạt được từ Khoa học là sự thật tuyệt đối vĩnh hằng.

Tri thức và Sự thật tạo ra bởi Khoa Học thông qua một bản ngã khách quan hữu lý sẽ luôn dẫn đến sự toàn thiện và toàn mĩ Tất cả mọi thể chế và hành động của nhân loại có thể phân tích bằng khoa học ( một khoa học hợp lí và khách quan) để hoàn thiện.

Lí tính là sự phán xử sau cùng cho những gì gọi là Sự thật do đó sẽ quyết định cái gì là đúng, là tốt, là hợp pháp và hợp đạo đức Sự tự do phải bao hàm ý nghĩa tuân thủ luật pháp, một luật pháp phù hợp với tri thức phát hiện bởi lí tính.

Trong thế giới điều khiển bằng lí tính Sự Thật luôn luôn đồng nghĩa với cái đúng, cái tốt và cái đẹp, sẽ không bao giờ có sự mâu thuẫn giữa những gì gọi là sự thật và những gì gọi là điều đúng.

Khoa học vì vậy sẽ đại diện cho một khuôn mẫu bao gồm tất cả mọi hình thái tri thức có ích đối với xã hội Khoa học là trung tính và khách quan; khoa học gia, kẻ sản sinh ra những kiến thức khoa học thông qua khả năng lí tính không bị ảnh hưởng của sự chủ quan, phải theo đúng quy luật lí tính và không bị khuynh đảo bởi những động cơ vụ lợi như quyền lực hay tiền bạc chẳng hạn.

Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện diễn đạt dùng để sản xuất ra kiến thức và phổ biến kiến thức khoa học Vì là một phương tiện khoa học nên ngôn ngữ cũng phải hợp lí Vì phải duy trì tính hợp lý, nên ngôn ngữ phải trong sáng, chức năng duy nhất của nó là phản ánh và thể hiện thế giới hiện thực cảm nhận, một thế giới mà từ đó một bản ngã duy lí được quan sát được.

Phải có một liên kết khách quan và chặt chẽ giữa đối tượng được nhận thức và ngôn ngữ dùng để diễn tả sự nhận thức khách quan đó Nói cách khác đi là cần có một quan hệ biện chứng “khoa học” giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt

Dựa trên các nguyên tắc trên, chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa duy lí sử dụng để giải thích gần như tất cả mọi hình thức cấu trúc và thể chế xã hội, bao gồm tính chất dân chủ, luật pháp, khoa học, đạo đức và mỹ học…

Về căn bản, tính chất hiện đại được bao trùm bởi tính duy lý và tiến trình hợp lí hoá, một quá trình tạo nên một trật tự từ những hỗn loạn Các chủ thuyết hiện đại luôn có cương lĩnh hành động trên cơ sở một giả định: xây dựng một xã hội hợp lí có nghĩa là tạo nên một trật tự ổn định; xã hội ổn định chừng nào thì chức năng của nó càng hoạt động hữu hiệu chừng đó và càng hợp lí hơn.

Về khái niệm “tâm thức hiện đại và hậu hiện đại”

Khái niệm “tâm thức” có thể được hiểu một cách đơn giản, đó chính là tình cảm và nhận thức đã ăn sâu và bền vững trong đời sống nội tâm con người Chẳng hạn như hình ảnh lũy tre làng đã ăn sâu trong tâm thức người Việt [ 68, 1113].

Mở rộng hơn, tâm thức đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người. [17,1]

2.3.2 Cách hiểu cụm từ “tâm thức hiện đại và hậu hiện đại”

Tên của đề tài Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại Thực ra , có thể đặt cho đề tài một cái tên dễ hiểu hơn mà vẫn thể hiện rõ tinh thần nội dung của luận án, chẳng hạn như Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ góc nhìn hiện đại, hậu hiện đại Ở đây, chúng tôi sử dụng danh từ tâm thức thay cho góc nhìn vì một lý do như sau Nếu sử dụng cụm từ “từ góc nhìn hiện đại, hậu hiện đại” chúng ta có thể hình dung được ngay thao tác dẫn chiếu những đặc trưng của văn học hiện đại, hậu hiện đại nhằm mục đích làm sáng tỏ yếu tố phi lý của trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami Còn nếu sử dụng cụm từ “nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại” chúng ta sẽ thấy ở đây có sự nhập tâm, thấm nhuần những đặc trưng cũng như tinh thần căn bản của văn học hiện đại và hậu hiện đại Ở những nhà nghiên cứu tinh nhạy và có khả năng đọc sâu (close reading) cả tác phẩm văn học cũng như lý thuyết văn học liên quan chúng ta sẽ thấy sự tiếp nhận lý thuyết văn học của họ dường như không chỉ nằm trong bộ nhớ, ở đây có sự hòa trộn nhuần nhuyễn của cả lý trí lẫn cảm xúc dẫn đến những khơi gợi mạnh mẽ khá tương đồng với cảm hứng sáng tạo Trong trường hợp của luận án này, chúng tôi vai trò của người nghiên cứu văn học Họ không phải là những cỗ máy phê bình khô khan cứng nhắc chỉ biết khen ngợi hay chê bai. Ở nhiều công trình nghiên cứu phê bình có giá trị, chúng ta không thể phủ nhận một sự thực là những tác giả của chúng không những có sự hiểu biết uyên thâm về văn học và lý thuyết văn học, họ còn là những cây bút phê bình tràn đầy tinh thần sáng tạo Họ giúp cho độc giả tiếp cận sâu hơn, khai phá được nhiệu tầng ý nghĩa cũng như những vẻ đẹp ẩn tàng của tác phẩm văn học Do đó, sự lựa chọn từ “tâm thức”

Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka dưới góc nhìn văn học hiện đại

2.4 Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka dưới góc nhìn văn học hiện đại Đầu thế kỉ XX, những khám phá dồn dập về khoa học kĩ thuật, tâm lí học, triết học đã khiến nhân loại lâm vào cuộc khủng hoảng lí tính và thay đổi cách nhìn về thế giới Sự ra đời của thuyết lượng tử của M Planck, thuyết tương đối của A Einstein, thuyết lượng tử của N Bohr đã dẫn đến sự phá sản của khoa học. Với những phát minh này, người ta không còn nhìn nhận thực tại theo một mô hình tuyến tính, tầng bậc trong mối quan hệ nhân quả nữa Thay vào đó, mọi thứ trở nên tương đối, ngẫu nhiên và bất định Thế giới đã trở nên bí ẩn và phức tạp, không thể thấy hết được Biến động này đã kéo theo những khủng hoảng giá trị, tạo nên những thay đổi lớn về nhiều mặt, từ chính trị xã hội cho đến văn hóa, tư tưởng và dĩ nhiên, cả văn học nghệ thuật.

Nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã giúp con người phát hiện ra những bí mật của đời sống, của tự nhiên, vũ trụ Sự xuất hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện về y học, tâm lí học đã khiến người ta thấy rõ hơn những vấn đề mà triết học duy lí trước đây không thể giải quyết được Điều này kéo theo sự lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại những giá trị đó khi người ta thấy rằng một số chân lý khoa học và tư tưởng của thế kỉ trước đã không còn chính xác nữa Đối diện với sự hoài nghi về cái cũ lẫn cái mới, bầu không khí văn hóa tinh thần của Tây phương rơi vào khủng hoảng sâu sắc Đây là thời kì người ta luôn bị ám ảnh bởi sự suy đồi và mệt mỏi Không ai biết tương lai ra sao Niềm tin tôn giáo đã mất Niềm tin tưởng vào khoa học cũng đã lung lay tận gốc rễ Trong khi đó, những giá trị mới vẫn chưa được hình thành Đồng thời, sự lên ngôi của xã hội kĩ trị đã khiến con người dần trở thành nô lệ của máy móc Đi cùng với nó là sự phát triển ngày càng hoàn thiện của các thiết chế quyền lực mà độ tàn nhẫn và phi nhân của nó hơn hẳn các thời đại trước Tất cả những điều này đã làm thay đổi thế giới quan của các nhà văn nói chung và nhà văn F.Kafka nói riêng

Sinh ra trong dòng chảy của mối bất hòa xã hội và giữa thảm trạng này của người Do Thái, không ngạc nhiên khi Kafka có cảm nhận sâu sắc về sự phù du của thân phận con người trước quyền lực của các thiết chế phi lí Việc mắc kẹt giữa các nhóm sắc tộc, các ngôn ngữ, và các khuynh hướng chính trị xã hội khiến Kafka sớm có cảm giác bị cô lập, lẻ loi, không nơi bám víu và luôn có mặc cảm tội lỗi Ám ảnh quyền lực của ông được “thai nghén” từ trong mối quan hệ gia đình, lại được “vun xới” thêm bởi bối cảnh lịch sử xã hội trong thời đại nhiều phi lí mà ông đang sống Cuộc chiến phi nhân tính đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận con người và thế giới của nhiều người, trong đó có F.Kafka Sự tin tưởng vào lương tri, vào sự phát triển của lịch sử đã sụp đổ, con người chỉ còn lại cái nhìn hoài nghi, bi quan về cuộc sống.

Chứng kiến những bước ngoặt vĩ đại của lịch sử, Kafka đã cảm nhận được những chuyển động sâu thẳm và những mâu thuẫn xã hội, và thông qua các sáng tác của mình, ông đã cất lên tiếng nói đầy lo âu về thân phận con người Những nhân vật của ông cũng phản ánh tâm thế của con người hiện đại, những người đã không còn niềm tin tuyệt đối vào những bảng giá trị cũ Toàn bộ đời sống nội tâm của con người đều bị thu hẹp vào cái tình thế cạm bẫy mà anh ta đang rơi vào Xã hội trở nên phi lý và không thể hiểu nổi với những mặt nổi chìm bất định, những xung đột tiềm ẩn mà ghê gớm Những sáng tác của Kafka vì thế phản ánh sâu sắc sự đổi thay và những vết thương của một thời đại không còn những cột giá trị trung tâm, những điểm tựa vững chãi như thế kỷ XIX Bằng đôi mắt tiên tri, ông đã thể hiện một thế giới đầy khác biệt, phi lý, nơi cái chung, cái tập thể nghiền nát bản ngã của con người trong những mẫu số chung: chung về ý kiến, chung về nhận định thậm chí chung về cảm xúc Ông khẳng định tính hiển nhiên của cái ác và tính phi tự nhiên hạn hữu của cái thiện, miêu tả chính xác hình ảnh của con người bị ném vào cuộc hiện tồn, hiện tồn trong lưu đày, xa lạ với thế giới, mọi nơi mọi lúc không ngừng bị săn đuổi bởi những câu hỏi Đồng thời, phơi bày và tố cáo những thiết chế quyền lực không thực sự vì lợi ích của con người Những vấn đề về thế giới phi lý, về thân phận con người, về sự tha hóa của “nhân vị” được Kafka miêu tả và đặt ra trước khi những vấn đề đó thật sự xảy ra trong hiện thực. Trong mỗi tác phẩm của mình, F.Kafka khiến cho người đọc không tìm thấy một kim chỉ nam nào mà tác giả bày sẵn trong tác phẩm như trong văn học hiện thực, văn học lãng mạn Chỉ còn lại duy nhất cái nhìn u tối mênh mông chưa đầy hoang mang và phi lý Trong thế giới nghệ thuật của Kafka, sự phi lý như mọc ra từng ngõ nghách của đời sống và điều lạ lùng là các nhân vật thường chấp nhận những hiện tượng đó một cách bình thường, nghĩa là người ta mặc nhiên thừa nhận cái phi lý như một hiện tượng phổ biến tất yếu của đời sống.

Những đóng góp của F.Kafka cho văn học, nhất là tiểu thuyết, không chỉ là những phát hiện mang tính triết học về thân phận con người và tình trạng thế giới mà có lẽ quan trọng hơn là những đề xuất mang tầm triết học của ông về phương thức biểu hiện những vấn đề ấy F Kafka đã phá vỡ những qui ước truyền thống của tiểu thuyết kết tinh ở chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, góp phần lớn trong việc giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực giai đoạn này, cũng là chủ nghĩa hiện thực nói chung.

Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, F.Kafka đã nỗ lực mang đến những hình thức phản ánh mới, như việc sử dụng huyền thoại, sử dụng các yếu tố phi lý, miêu tả cái vắng mặt… với một hiệu quả thẩm mĩ tuyệt vời Mỗi sáng tác của ông dường như đều là một tự truyện, một lời tự bạch Nhật kí của ông là những trang viết xót xa của một tâm hồn bị tổn thương ghê gớm, trong đó hình ảnh người cha, người tình, chốn công sở, về sau sẽ hóa thân thành các hình tượng nghệ thuật với nỗi đau khổ dữ dội ám ảnh các nhân vật Văn chương của ông với sự biến dạng, phi lí đã được hình thành với những chấn thương tâm lí của một người thiếu quê hương, hòa quyện với lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng Ông xây dựng nên một thế giới phi thực, nhưng lại thực hơn cả cái có thực - nơi mà những quyền uy tối cao ngự trị Thế giới F.Kafka mãi mãi là những cánh cửa không chìa khóa, những tòa nhà không có lối vào và những lời phán quyết cho những tội ác tưởng tượng. Đó là một bộ máy quan liêu đến cùng cực, vô tâm đến cùng cực với mục đích duy nhất là đè bẹp cá thể, khơi lên trong họ mặc cảm tội lỗi Bước vào thế giới nghệ thuật của Kafka là bước vào một thế giới trộn lẫn những yếu tố hiện thực và huyền thoại, trong đó có cả không khí dữ dội của các giấc mơ, của cõi mộng Không cần đến các hình thức tương ứng hiện thực, nhưng hiện thực được nhà văn phản ánh vẫn hiện lên một cách rõ ràng, trung thực và luôn tạo những cảm xúc thẩm mĩ mới mẻ, bất ngờ sau từng lần đọc Hay nói khái quát hơn, F.Kafka đã tìm ra phương thức khái quát hiện thực mới mẻ, tạo những đặc trưng khó lặp lại trong hệ thống những sáng tác của mình, tìm ra sức sống mới cho nghệ thuật tiểu thuyết Điều quan trọng hơn, thông qua những sáng tác của mình, Kafka đã thể hiện sâu sắc về bi kịch của con người một cách độc đáo Những tác phẩm của ông thực sự mở ra những hướng đi mới cho tiểu thuyết hiện đại.

Lớn lên trong một thời đại đầy biến động, F.Kafka đã sớm dự cảm được những sóng gió sẽ đến trong cuộc đời mình Praha - thành phố nơi ông sinh ra có nhiều biến cố này cũng tựa hồ cuộc đời F.Kafka vậy Một cuộc đời truân chuyên, đầy sóng gió trong xung đột nội tâm luôn cuộn trào dữ dội, luôn giằng xé trong lòng để rồi cuối cùng phải kết thúc một cách dở dang bỏ lại trên đời bao nhiêu tâm sự ẩn ức.

Năm 1915, trong cuốn nhật ký ngày 19 tháng 1, ông viết: “Việc tiếp xúc trực tiếp cuộc sống lao động, mặc dù bên trong tôi cố hết sức lãnh đạm đến mức có thể, vẫn che mất tầm nhìn của tôi, tôi như đang ở trong một cái khe, hơn nữa đang cúi đầu xuống” (74, 852) Những tâm sự này về sau sẽ phản chiếu trong hình ảnh những hành lang dài hun hút, những thế giới chật hẹp mà nhân vật của Kafka phải trải qua hay gắn bó suốt đời, cho đến khi chết Những dòng nhật ký này cũng đã đủ hình dung cuộc sống hiện thực đã tác động mạnh mẽ tới Kaffka như thế nào Thêm vào thể trạng yếu ớt của nhà văn là những cơn căng thẳng thần kinh, những nỗi hãi hùng điên loạn bất tận, ông vĩnh biệt thế giới ở tuổi 41 trong một tâm trạng bi đát đã vốn đeo đẳng ông gần trọn cuộc đời.

F Kafka qua đời để lại cho di sản văn học thế giới một khối lượng sáng tác khiêm tốn chỉ 4 tiểu thuyết: Lâu đài; Hóa thân; Vụ án; Nước Mĩ và một số truyện ngắn cùng thư từ, nhật kí Tuy nhiên những tác phẩm của ông luôn có ảnh hưởng đặc biệt ở Phương Tây và đó cũng là lúc con người bừng ngộ và nhận ra rằng “ thế giới bắt đầu giống như thế giới của Kafka”.

Có thể thấy rằng, cái phi lý đã thể hiện đậm đặc khắp các mặt giấy trong các sáng tác của Kafka Cả thế giới nghệ thuật của ông là thế giới của sự phi lý thống trị và nạn nhân của nó có đủ mọi hạng người Dưới tác động của nó, hầu hết các nhân vật đều có “cơ may’’ dừng hành trình sống của mình, chấm dứt chuỗi ngày tìm kiếm chờ đợi mòn mỏi, khốn khổ Trong suốt cuộc hành trình sống và viết, Kafka đã tấn công, chống phi lý một cách trực diện và cái phi lý được phơi bày tàn nhẫn nhất, thảm thương nhất Với việc khai thác mảng đề tài cái phi lý, F. Kafka không chỉ mở đường cho loại hình văn học phi lý mà còn mở đường cho trào lưu văn học chủ nghĩa hiện sinh với đại biểu xuất sắc Albert Camus và kịch phi lý với bộ ba chủ soái Eugene Ionesco, Samuel Beckett và Arthur Adamov.

Có thể xem tiểu thuyết Vụ án (1914), Lâu đài (1920) và các truyện ngắn

Hang ổ, Vô địch, Hóa thân là những thành trì phi lí Nhân vật của Kafka đi tìm ánh sáng của sự công bằng nhưng chung quanh họ là một thế giới xa lạ, quay lưng với hành trình tìm kiếm của con người Một con vật cố tự đào cho mình một cái hang thật sâu để kiếm tìm sự an toàn cho bản thân, nhưng ngay trong thế giới tầng ngầm đó nó vẫn bắt gặp những địch thủ tiềm tàng khác có nguy cơ phá tan sự yên tĩnh của nó (Hang ổ) Nhà vô địch tìm kiếm sự phi lý trong trò diễn nghệ thuật nhịn ăn chỉ để phủ nhận một phi lý khác của cuộc đời: sự bất khả dung hòa giữa nghệ sỹ với thế giới bên ngoài (Vô địch nhịn ăn) Gregor Samsa mang cả một gánh nặng phi lý trên người để bày tỏ số phận bi kịch của kiếp người lao động (Hóa thân). Đọc Vụ án ta thấy, Josef K., một nhân viên ngân hàng, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 30 của mình, bị bắt và ngay lúc đó anh được thông báo việc xét xử đã bắt đầu Anh không biết mình đã mắc tội gì, không biết tòa án nào kết tội mình, không biết ai sẽ xét xử mình, không biết mình bị xét xử ở đâu, bao giờ, không phải tìm ai để biện hộ Tất cả chỉ là im lặng đáng sợ Đúng một năm sau, anh đã bị giết “như một con chó” Cái chết của Josef K.là dấu chấm hết bi quan cho một cuộc hành trình thân phận đầy phi lý.

Hay trong tác phẩm Lâu đài , nhân vật K suốt cả một hành trình dài để tìm hiểu bộ máy quyền lực, anh muốn tìm đường vào lâu đài vì chàng được mời đến đó làm việc nhưng cuộc hành trình này kéo dài mãi mà chàng không bao giờ đến được cái đích mà mình muốn đến Những con đường quanh co và ngập trong tuyết những tưởng dẫn anh đến lâu đài nhưng càng lúc anh càng bị lạc lối “chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường còn rất dài, hóa ra con đường chính của làng lại không dẫn đến quả đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đến gần đó K đành rời con đường hấp dẫn đó, rẽ vào một cái ngõ hẹp, ở đâu tuyết phủ dày hơn Chân ngập trong tuyết nên mỗi bước đi đều làm chàng mệt mỏi, ê chề” [74, 313] Chỉ cần tìm hiểu một số tác phẩm nêu trên của Kafka, chúng ta đã thấy ông đã gợi nên những môtip ám ảnh của văn chương hiện đại Ở đó hiện lên những thất bại não nề của đời người, hiện lên hàng loạt những cái phi lí mà con người đang đối diện SauKafka, nhà văn Pháp A.Camus được xem như là sự tiếp nối lí tưởng của Kafka

Camus càng viết không giống với Kafka Nếu như các nhân vật của Kafka nhận thấy cuộc sống là phi lí, cố gắng khám phá và tiếp cận nó thì các nhân vật của Camus thừa nhận cuộc sống là phi lí, họ chống lại cái phi lí ấy bằng việc quay lưng lại với nó.

Những gì Kafka trăn trở đã thành hiện thực và với con người thì đó mãi mãi là những bi kịch Kafka đại diện cho phí lí khách quan, Camus đại diện cho phí lý chủ quan Kafka đi vào tìm hiểu và khám phá cái phi lí còn Camus quay lưng lại với cái phi lí bằng cách sống hết mình trong sự cảm thụ phi lý ấy, điều này ta có thể bắt gặp trong hàng loạt các tác phẩm của Camus như Dịch hạch, Những người câm, Chủ và khách, Jonas hay công việc người nghệ sỹ, Người đàn bà ngoại tình, Người xa lạ.

Yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami nhìn từ góc nhìn văn học hậu hiện đại

Sinh ra tại Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc, xứ sở có một nền văn học lâu đời và giàu có bậc nhất thế giới, Haruki Murakami được giới nghiên cứu xem là ngòi bút đã thổi một luồng gió mới, làm thay đổi cấu trúc, diện mạo văn học xứ sở Phù Tang Vượt qua ranh giới của Nhật Bản, các tác phẩm của Murakami đã đến với bạn đọc ở rất nhiều quốc gia trên thế giới Kể từ khi Murakami xuất hiện trên văn đàn người ta không chỉ nhớ đến Kawabata và Oe Kezaburo - 2 nhà văn của Nhật bản đã từng đạt giải Nobel Văn học, mà còn biết đến Murakami với một phong cách nghệ thuật độc đáo hòa quyện giữa hiện thực và huyền ảo, truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây với một giọng điệu kể chuyện hết sức quyến rũ và hấp dẫn Những tác phẩm của Murakami đã thực sự chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại, đặc biệt là hành trình kiếm tìm sự thật và bản thể tồn tại Nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của con người để kiếm tìm bản ngã của chính mình Hòa vào dòng chảy của văn học hậu hiện đại bằng cảm thức của thời đại con người hoang mang trước sự sụp đổ của đại tự sự Ngòi bút giàu nội lực ấy qua các trang viết của mình đã phản ánh những điều bất thường và phi lí của thế giới, ông viết về các mảnh vỡ của hiện thực, về những chông chênh của con người

Sống và sáng tác văn học trong bối cảnh xã hội Nhật Bản đang có những chuyển biến phức tạp, H Murakami ý thức sâu sác về sự tồn tại đầy ám ảnh của bi kịch con người thời đại Ý thức được sự phi lí của đời sống, sự trống rỗng và bất an sâu sắc trong lòng xã hội, ông đã thực hiện thiên chức của một nhà văn chân chính bằng việc phản chiếu, lý giải những điều phi lí, xoa dịu những nỗi đau vô hình đó thông qua những cuốn tiểu thuyết của mình.

Là người chịu ảnh hưởng sâu sắc Kafka, hay nói cách khác giữa Kafka và Murakami có một sợi dây liên kết kì lạ Điều này đã chứng tỏ có sự gặp gỡ, tiếp biến trong thế giới nghệ thuật của 2 nhà văn tiêu biểu này Có thể thấy rằng, các tác phẩm của Haruki Murakami mang đậm dấu ấn hậu hiện đại đã phản ánh một cách chân thực đời sống của con người trong một khối cô đơn lớn Murakami từng phát biểu về những con người mà ông muốn viết không chỉ là những người Nhật thuần túy mà là con người nói chung, sống ở bất cứ đâu trên thế giới này Bước vào thế giới sáng tạo của Murakami, người đọc cảm nhận được hơi hướng của văn học phi lý mang tên Kafka, triết lý hiện sinh mang bóng dáng của A Camus, J P Sartre hay F Nietzsche và cả dáng dấp lý thuyết vững chắc của M Bakhtin Nhưng có lẽ ảnh hưởng Kafka là nhiều nhất. Đi vào các sáng tác của H Murakami, chúng ta sẽ thấy những con người trong trang văn của ông là chân dung con người hậu hiện đại đắm chìm trong nỗi cô đơn đến cùng cực Đó là hệ quả tạo ra từ sự phát triển của xã hội Nhật Bản thời hậu hiện đại Chân dung con người hôm nay không được phủ lên bằng một phông màn văn hóa đẹp đẽ, không mang tính suy tư đặc trưng của xứ sở Phù Tang xinh đẹp Ngược lại, con người giống như những mảnh vỡ kì dị, méo mó và bị “Âu hóa” tối đa Họ đều là những số phận tiêu biểu của một Nhật Bản hậu chiến, hậu kĩ nghệ, buồn thảm, đớn đau và khao khát cứu rỗi.

Triết lý hiện sinh trong văn học phương Tây cộng hưởng và dàn trải trong tác phẩm của Murakami thể hiện qua sự phân tích sâu sắc tâm hồn con người ở nhiều góc cạnh khác nhau Đó là những con người cô đơn, lạc lõng ở thế giới hiện thực, chìm đắm trong nỗi hoang mang vô hình và ngập ngụa với những ám ảnh tính dục. Con người trở nên trơ trọi, cô đơn giữa đồng loại của mình Không điểm tựa, không lối thoát, không niềm vui, không ước muốn, họ cứ day dứt, lẩn quẩn mãi trong vòng quay nghiệt ngã của số phận, mòn mỏi kiếm tìm giá trị đích thực Bi kịch con người hậu hiện đại là nỗi ám ảnh đầy nhức nhối trong sáng tác của Haruki Murakami biểu hiện qua nhiều dạng thức như sự khủng hoảng mất niềm tin, lí tưởng; nỗi cô đơn tới cùng cực; sự day dứt ám ảnh quá khứ và ám ảnh của những khoảng chân không siêu hình; nỗi đau của những ẩn ức tinh thần không thể giải tỏa

Bên cạnh nỗi đau nhân sinh, con người trong tác phẩm của Haruki Murakami luôn phải đối mặt với bản thể của chính mình, khắc khoải với hành trình tìm kiếm câu trả lời về sự tồn tại, về nỗi cô đơn và những ẩn ức thẳm sâu trong tâm hồn “Tôi là ai trong thế giới này? Tôi đang kiếm tìm cái gì? Tôi đang đi tới đâu?” Họ xoay sở đủ mọi cách để xác minh sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời bế tắc này Nỗi bất an ấy có thể bắt nguồn từ những xung động chưa được cắt nghĩa trong vô thức tập thể của cả dân tộc, hoặc có thể là hệ quả trực tiếp của sự phát triển xã hội thời hậu công nghiệp, khi con người bị cuốn mãi trong dòng xoáy của công việc bận rộn, toan tính cá nhân, thỏa mãn dục vọng, và dường như không có cơ hội để dừng lại tự vấn về những mục đích trong những hành động của chính mình.

Sớm ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, Murakami Haruki đã khoác lên tiểu thuyết của ông một lớp màn siêu thực huyền ảo, các nhân vật luôn phải chạm trán với những xung đột, vô thức, cảm giác lo âu và khát khao giải phóng bản thân khỏi những phi lý của cuộc đời Ngay từ khi còn rất trẻ Murakami đã nhận ra cái phi lý của đời người và cái hữu lý ẩn trong cái phi lý, hữu thể là một thảm kịch, là phi lý, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện, nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng.

Có thể thấy rằng, cái phi lý bắt rễ từ khoảng vô thức trong sâu thẳm con người, phát triển thành những ám ảnh ăn sâu vào giấc mơ và len lỏi giày vò ý thức.Murakami đã mượn dáng dấp của bi kịch Oedipus để xây dựng nhân vật Kafka trong tác phẩm Kafka bên bờ biển Ở tác phẩm này,Murakami đã thể hiện khả năng “viết lại” huyền thoại trong vở bi kịch Eudipe làm vua của Sophocles Ông xây dựng mối quan hệ “bất thường” giữa Kafka Tamura và Miss Saeki như một sự khúc xạ tâm lý của amae và lối tư duy Nhật Bản Nhà văn đã triển khai “phức cảm Genji” trong Kafka bên bờ biển bằng phương thức biểu hiện mới Đó là sự kết hợp tinh tế cảm quan phương Tây và Phân tâm học Freud Hành vi “lấy mẹ” của Kafka xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là sự khao khát tình cảm là bản năng yêu thương và được yêu thương của một cậu bé bị bỏ rơi, cô độc giữa cuộc đời Cũng những tình tiết đặc trưng của mô - típ và cốt truyện bắt nguồn từ lời nguyền số phận “giết cha, lấy mẹ” như trong bi kịch Hy Lạp, nhưng với lối tư duy của người Nhật Bản, Murakami đã sử dụng các yếu tố huyền ảo như giấc mơ kì bí, sự tưởng tượng hoang đường để viết Kafka bên bờ biển bằng một cảm quan hiện đại, dưới ảnh hưởng của lý thuyết Phân tâm học Freud Hành vi “giết cha” trong giấc mơ là hành động bản năng để đảm bảo sự tồn tại của bản thân Hành vi “lấy mẹ” của Kafka cũng trong tình trạng vô thức Kafka không hề mang nặng mặc cảm tội lỗi như Eudipe Thế giới nội tâm của Kafka phức tạp nhưng mang tính bản năng: bản năng sống và bản năng yêu thương - được yêu thương.

Trong học thuyết phân tâm học, Freud có đề cập đến căn bệnh Hysteri, đó là những rối loạn nặng nề trong tâm lý dẫn đến những chấn thương vùng não, người bệnh trở nên điên loạn hoặc mất đi một phần trí nhớ Nakata từng trải qua cú sốc hồi tiểu học và những ký ức trước đó hoàn toàn bị xóa sạch, lão trở thành một người khù khờ trong suốt quãng đời còn lại Trạng thái vô thức dắt Nakata vào lối sống bị động, an phận, thuần bản năng như kẻ mắc chứng mộng du

Kafka bỏ nhà đi để chạy trốn số phận, nhưng sau đó cậu lại chọn cách đối mặt với số phận một cách chủ động Cậu mơ hồ nhận ra Sakura là chị gái, Miss Saei là mẹ ruột như cậu vẫn quyết định “làm tình” với họ Cậu biết rõ cô bé 15 tuổi gặp hằng đêm đã không còn tồn tại trên đời này nhưng vẫn yêu say đắm Cậu biết rõ khi bước ra khỏi thung lũng trong rừng sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại được chọn ra đi “Cứ cho là tất cả những lựa chọn, tất cả những cố gắng của em đều phí hoài đi nữa, thì em vẫn là em, chứ không phải bất kỳ ai khác Và em đang tiến tới với tư cách là bản thân mình” [93, 228].

Con người có thể bị đặt vào những hoàn cảnh không mong muốn, tuy nhiên sự tự chủ giúp con người phản kháng lại nhưng bất công từ vô thức và tìm ra được một hướng đi phù hợp Miss Saeki quyết định đốt sạch nhật ký đời mình để từ bỏ quá khứ Lão Nakata cố gắng mở cho được “phiến đá cửa vào” với hy vọng trả lại cái trật tự vốn có của tự nhiên và sau đó sẽ biết đọc Mặc dù kết quả là cái chết, nhưng họ đều ra đi thanh thản vì đã chiến thắng được chính mình.

Tiểu thuyết lấy bối cảnh nước Nhật hiện đại với những địa danh cụ thể như Takamatsu, Nakano, Kobe, Kochi, Tokyo, nhưng con người lại hiện ra huyền ảo, kì quái như những bóng ma Đó là Johnie Walker có cơ sở thích ăn tim, chặt đầu mèo và nuôi mộng làm ra cây sáo hút hồn người Đó là “linh hồn sống” của Miss Saeki

15 tuổi đêm đêm trở về thăm lại căn phòng xưa Đó là lão già Nakata có khả năng nói chuyện với mèo và tiên tri về trận mưa cá, mưa giun Đó là hai anh lính bị mất tích sau cuộc tập duyệt quân sự 60 năm trước và trở thành người gác cửa rừng. Những xung đột phát sinh từ các mối quan hệ rạn nứt tạo ra chuỗi sự việc nghịch lý và phi lý Ta bắt gặp một người mẹ mang theo con nuôi, bỏ rơi con ruột khi đứa trẻ chỉ mới 4 tuổi Một người cha thiên tài nhưng vô cùng tàn nhẫn và ngập đầy oán hận Một đứa con “thèm” và “lấy” chị mình Các kiểu nhân vật trong tác phẩm mang tâm hồn bị chấn thương và méo mó Họ lao vào cuộc vật lộn giữa phần con và phần người trong hành trình cuộc đời để tìm thấy bản ngã đích thực của mình. Thông qua cái phi lý trong bản thân nhân vật và tình tiết câu chuyện, Murakami đã nhấn mạnh “tính tương đối” của cuộc đời, không có gì là hoàn hảo nên hãy biết chấp nhận và dung hòa với nó Những phi lý như chất xúc tác thúc đẩy con người đi tìm và khẳng định bản ngã của mình. Ở Biên niên ký chim vặn dây cót, bằng việc xây dựng những cốt truyện mảnh vỡ đa dạng (cuộc kiếm tìm con mèo lạc Toru Okada, một Malta Kano có tài tiên đoán, một Kano Creta luôn ăn mặc và trang điểm theo kiểu phụ nữ thập niên sáu mươi, có thể điều khiển giấc mơ Cô đã từng tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên, Một dân biểu nghị viên Wataya Noburu leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi những bản năng sa đọa ở người khác, hắn cũng chính kẻ làm nhục Kano Creta Một Kasahara May mười sáu tuổi luôn ám ảnh trong đầu về cái chết, một ông già Honda có khả năng tiên tri một cách chuẩn xác về tương lai, có khả năng nghe thấy lời của các linh hồn nhưng lại kiếm tìm con người thực của chính mình ở quá khứ trong trận đánh ở Nomonhan. Một Nhục Đậu Khấu trống rỗng, vô cảm sau khi chồng bị giết và ba mẹ qua đời. Một Quế được xem là một ẩn số lớn - anh mãi mãi mất đi tiếng nói của mình trong cái đêm con chim vặn dây cót đã cất tiếng hót của mình Và còn rất nhiều những câu chuyện nhỏ quanh đó nữa ).

Tất cả những câu chuyện đó đã tạo nên cốt truyện với nhiều mảnh vỡ sinh động và ấn tượng Bước sang hoàn cảnh hậu hiện đại, mọi số phận đều bị đưa lên bàn cân của cuộc đời tất cả xoay tròn trong những mối quan hệ đa phương Tinh thần phi trung tâm hóa ở yếu tố cốt truyện được Murakami thể hiện triệt để, các câu chuyện trong sáng tác của Murakami đều tồn tại một cách bình đẳng, có vai trò như nhau trong việc giải mã tác phẩm Câu chuyện nào cũng đều là những thế giới sự kiện, tình tiết vô cùng ly kì, hấp dẫn Phi trung tâm hóa phù hợp với tư duy của hậu hiện đại về giải thiêng các giá trị vĩnh cữu Biên niên ký chim vặn dây cót trở thành tấm gương phản chiếu đầy suy nghiệm của Haruki Murakami về xã hội Nhật Bản hiện đại nói riêng và nhân loại nói chung thông qua yếu tố phi lý.

Tiểu thuyết hậu hiện đại Kafka bên bờ biển mang đậm những yếu tố ngẫu nhiên hay định mệnh là sự kiến giải duy nhất cho các mối liên hệ của con người Sự tồn tại của bản thân con người cũng rất đang nghi ngờ, những giá trị đã định hình trong tiềm thức của cộng đồng được đem ra định giá lại Thế giới và diện mạo tinh thần của con người trước những sự kiện diễn ra trong thế giới ấy đều là những yếu tố bất toàn, phi chuẩn, phi lý.

Haruki Murakami là người có khát vọng cải biến văn học Nhật Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung Nhà văn của xứ sở hoa anh đào đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nhân loại, bồi đắp thêm bằng cá tính độc đáo, tâm hồn sâu sắc và lắng đọng để tạo nên những tác phẩm văn học mang tính duy tình, duy mĩ thật đặc biệt.

SỰ DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI PHI LÝ CỦA FRANZ

Dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của Franz Kafka

3.1.1 Con người chủ động đối mặt với thực tại phi lí

Sáng tác của F.Kafka luôn thể hiện cái nhìn sắc sảo vào bản thể người, đặc biệt là những đau khổ, dằn vặt của con người trong một thực tại đầy phi lý. Đọc các sáng tác của ông ta luôn thấy các nhân vật luôn dấn thân trong thế giới phi lý để kiếm tìm sự thật, họ không chịu khuất phục, ngược lại họ luôn chủ động tìm kiếm các khả năng để thích ứng, khám phá, hóa giải những hoàn cảnh phi lý.

Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka luôn ý thức được phi lí là bản chất của thân phận con người, bản chất đời sống, và luôn tìm cách khám phá sự phi lí đó. Jozep K trong Vụ án , khi bị quyết định có tội, khi trở thành tội phạm đã đi khắp nơi để tìm hiểu sự thật vụ án của mình Từ vị trí của một công dân chuẩn mực được sống tự do dần dần bị tước đi cái quyền tối thiểu là được sống yên ổn, phải tồn tại thấp thỏm trong sự bủa vây của hệ thống pháp lí, cái thiết chế quyền lực nghiệt ngã được tổ chức tinh vi, bí ẩn vô cùng, có khả năng siêu phàm trong việc đánh lạc hướng nhân vật Anh đã dành toàn bộ thời gian và tâm trí của mình để thực hiện hành trình tìm kiếm tội án của mình như một sự phản kháng mạnh mẽ đối với hiện thực phi lí; tự chiến đấu như kẻ cô đơn bị tách khỏi cộng đồng, bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ và đối mặt với những điều ngoài dự kiến, cho đến khi bị giết chết, Jozep K vẫn chưa thôi khao khát tìm kiếm sự thật.

Cũng giống như Jozep K., nhân vật K trong tiểu thuyết Lâu đài cũng có một quá trình dấn thân để tiếp cận được cái đích muốn đến của mình, K đã vượt qua nỗi sợ hãi quyền lực vô hình cố hữu ở những người dân trong khu vực lâu đài để tìm kiếm khám phá không biết mệt mỏi Ngay đêm đầu tiên đến làng anh đã xác định là mình đang bước vào cuộc chiến Sau này, K đã tiếp cận với Frida, người tình của Klamm, một kẻ đầy quyền năng trong lâu đài mà chưa ai dám tìm hiểu kỹ hơn về công việc của anh và xâm nhập vào lâu đài Cả cuốn tiểu thuyết chỉ diễn ra trong khoảng sáu đêm năm ngày nhưng là sáu đêm năm ngày của sự tìm kiếm, chiến đấu liên tục của nhân vật K với mục đích tiếp cận cho được lâu đài.

Cả Jozep K hay K cũng đều có sự dấn thân chủ động khi đối mặt với thực tại phi lí Thái độ này khác hẳn với nhân vật trong Kẻ xa lạ của Camus Kẻ có tội không thèm chạy tội như Jozep K, thậm chí hắn còn thấy mình vô tội và quay lưng lại chấp nhận sự tồn tại của cái phi lí để sống chung với nó Rõ ràng là Camus muốn thể nghiệm một trạng thái sống của con người trong thế giới phi lí trái chiều so với Kafka Mục đích của ông không phải để giải thoát cho những số phận bất hạnh mà để chứng minh thêm sự phi lí đày đọa con người từ mọi phía Nhân vật của Kafka dù trong hoàn cảnh nào vẫn tích cực chống lại cái phi lí, nỗ lực truy tìm căn nguyên của bi kịch, vẫn khát khao được tiếp cận, được hòa nhập với đồng loại và luôn đau đáu với ý thức trách nhiệm, bổn phận của chính mình.

Tuy nhiên, các nhân vật tìm kiếm và lí giải hiện thực phi lí trong sáng tác của Kafka được miêu tả như chân dung của những con người cô độc Họ phải đối mặt với một thế lực quá lớn Một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là quyền lực vô hình có thể điều khiển hết mọi thứ với một bên là con người nhỏ bé, hữu hạn đơn độc bước vào những đường hầm ngoằn nghoèo, tăm tối Cho nên, dù đã chống chọi mãnh liệt, liên tục, dù đã vận dụng tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất mà con người có: trí tuệ, sự dũng cảm, sự kiên trì, bền bỉ song kết cục vẫn là sự nghiệt ngã tất yếu, sự nghiệt ngã của tất cả những thân phận muốn kiếm tìm và dám kiếm tìm.Trên hành trình tìm kiếm của mình các nhân vật của Kafka bị sức mạnh của hiện thực phi lí áp đảo khiến họ bị rơi vào một trong hai khả năng Thứ nhất là con người không dung hòa được với hoàn cảnh nên bị gạt ra ngoài cuộc sống có ý nghĩa Thứ hai là con người phải thích ứng với việc chấp nhận bị mất đi một phần con người thực của mình để có được sự phù hợp nhất định với hoàn cảnh. Ở khía cạnh thứ nhất có thể thấy Giôdêphin trong truyện ngắn Nữ ca sĩ

Giôdêphin hay là chuyện kể về Dân chuột là một ví dụ điển hình cho mối quan hệ bất hòa không thể xóa bỏ giữa con người và hiện thực Một người nghệ sĩ yêu âm nhạc và biết truyền đạt âm nhạc đã dồn hết tâm huyết và sức lực dâng tiếng hát của mình cho dân tộc với khát vọng “tài nghệ của mình được công nhận chính thức, rõ ràng vĩnh viễn, vượt xa mọi chế độ từng biết” [74, 741] Nhưng điều mong muốn đó của cô ca sĩ làm sao có thể thực hiện được giữa một thế giới xô bồ mà những lo toan vật chất, những gánh nặng áo cơm đã chiếm hết lấy tâm hồn của con người Giữa một thế giới không giao hòa, “không hiếu khách” sẵn sàng đối xử một cách tàn nhẫn với cái đại diện cho nghệ thuật tốt đẹp và nhân văn, Giôdêphin cô đơn và lạc lõng trên hành trình tìm chỗ đứng cho người nghệ sĩ chân chính đích thực Cô cảm thấy bất lực trước khát khao dâng hiến nghệ thuật của mình Khi kiệt sức trên sàn diễn, khi tấm màn nhung khép lại, cô không còn là gì trước công chúng Cái kết cho cuộc đời của Giôdêphin cũng là kết cục chung cho cuộc đời của những người nghệ sĩ đơn độc trên con đường chinh phục nghệ thuật đích thực trong cuộc đời.

Cũng giống như Giôdêphin, người nghệ sĩ nhịn ăn trong truyện ngắn Vô địch nhịn ăn cũng là một nghệ sĩ hoàn toàn đơn độc và bất lực Trong khi chàng nghệ sĩ nhịn đói dồn mọi nỗ lực tinh thần vào việc nhịn ăn một cách nghiêm túc, giống như một hành vi bảo đảm cho “danh dự nghề nghiệp” của mình thì ngược lại, công chúng “không ai có thể biết được liệu việc nhịn ăn ấy có thực hiện nghiêm chỉnh và liên tục không? Chỉ có người nghệ sĩ là biết được điều này, vậy chỉ có anh là nghệ sĩ đồng thời là khán giả thỏa mãn đối với sự nhịn ăn của chính mình” [74, 762,763].Còn công chúng đứng trước chàng không cần biết điều đó Họ đến xem chàng giống như một trò vui để giải trí, khi nào chán thì không cần đến nữa, Họ coi nghề nghiệp của chàng chỉ là việc kiếm cơm bình thường hàng ngày Người nghệ sĩ nhịn đói cũng phải chịu số kiếp chung như bao nhân vật trong sáng tác của Kafka: sống đau khổ, cô đơn, và bất lực vì không được thấu hiểu Rõ ràng, trạng thái bất khả dung hòa giữa con người và xã hội không chỉ thể hiện trong tình huống con người bị tước hết những quyền lợi chính đáng, mà còn ở những tình huống đặc biệt và cụ thể hơn, khi con ngưòi nhận ra thế giới mà họ làm ra không còn là của họ. Ở khía cạnh thứ hai là con người phải thích ứng với việc chấp nhận bị mất đi một phần con người thực của mình để có được sự phù hợp nhất định với hoàn cảnh, có thể thấy qua nhiều nhân vật như Jozep K trong Vụ án , K trong Lâu đài Jozep

K trong thời gian một năm kể từ khi bị hai người lạ mặt xông vào nhà trọ bắt anh không có lý do đã cố công tìm cách “minh oan” cho tội lỗi của mình mà ngay chính bản thân anh ta cũng không hiểu là mình bị tội gì và vì sao bị bắt Jozep K ban đầu không tin là mình có tội Nhưng dần dần, cả một tập thể xung quanh anh ta: từ người cho thuê nhà, hàng xóm, đồng nghiệp, khách hàng đều mặc nhiên thừa nhận vụ án đó Những ngày sau đó của K là sự chênh vênh giữa xác nhận và chối từ, giữa khẳng định và phủ định Tất cả những người mà anh ta quen biết đều khẳng định tình trạng nguy hiểm của anh ta khi vướng vào một vụ án, nhưng lại không giúp cho anh ta có cách thức nào thoát khỏi tình trạng khốn khổ của mình Từ chỗ tự tin mình đang sống ở một quốc gia lập hiến, tin chắc vụ bắt bớ là một trò đùa vớ vẩn, anh ta bắt đầu một hành trình chạy án, cố gắng tìm hiểu xem mình đã mắc phải tội gì Anh ta tin chắc là mình kẻ có tội Còn K trong tiểu thuyết Lâu đài từ một người tự chủ cũng dần bị cả một tập thể làm cho hoang mang Lúc đầu, K hoàn toàn ý thức được mình là người mà Lâu đài cần tìm nhưng càng về sau, mỏi mệt trong cuộc tìm kiếm một danh phận anh ta thậm chí đã hoài nghi mình là ai? Mình tới đây để làm gì? K. có một giá trị tự thân, anh ta khác với những người trong làng ở chỗ anh ta ý thức là mình đang “chiến đấu” với một quyền lực: “Lâu đài đã biết hết về chàng, họ đã nhận ra tương quan lực lượng và mỉm cười chấp nhận cuộc chiến” [74, 306] Anh ta là một người tự tin, biết tính toán, tranh thủ bất kì mối quan hệ nào có thể dẫn tới cánh cửa của Lâu đài Nhưng cuối cùng K vẫn chưa làm được Một người có ý thức mình đang đang đấu tranh với một tập thể cũng không làm gì hơn được để cứu vãn sự bi đát trong số phận của chính mình Con đường đi vào lâu dài càng ngày càng trở thành một mê cung mà ở làng và cho đến khi anh quên dần đi nhiệm vụ ban đầu mà anh đến là công việc đạc điền thì anh trở thành một người bình luận về quần áo cho bà chủ quán.

Như vậy, dẫu có cố gắng hành động đến mức nào đi nữa thì con người trong tác phẩm Kafka cũng không vượt qua được các thế lực vô hình hiện hữu khắp nơi sẵn sàng thủ tiêu những năng lực, những bản chất tốt đẹp của con người Cá nhân đơn độc, không thể nào xoay chuyển, cải tạo được thế giới, những kết thúc trong tác phẩm của Kafka không có hậu như trong các chuyện cổ tích Dư âm nó để lại là nỗi ám ảnh không dứt về cuộc đời và thân phận con người trong hành trình dấn thân vào hiện thực phi lí Mặc dù cho đến khi tác phẩm kết thúc, các nhân vật của Kafka vẫn chưa thể đến được cái đích hướng đến của mình, tuy nhiên hành trình tìm kiếm của họ không phải là sự thất bại hoàn toàn mà rất có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội. Qua hành trình của nhân vật, bức màn đen của xã hội hiện đại được vén lên với những mảng tối thật đáng sợ Kafka đã mổ xẻ, phơi bày được bản chất của xã hội hiện đại. Ở tác phẩm Vụ án , Jozep K trong quá trình tìm hiểu vụ án của mình đã nhìn thấy đâu đâu cũng là tòa án giăng mắc, không nguyên tắc, không luật pháp Anh luôn thấy mình xa lạ, thấy mình như bị đánh lừa, càng đi sâu vào càng cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng Đó là một tòa án phi lý và chống lại con người Ở đó có những viên thanh tra hám tiền, đội trưởng canh binh, những viên dự thẩm ngu dốt, những sách luật pháp của những vị quan tòa sử dụng nhàu nát Tất cả hiện lên như một bức tranh thô tục nhưng nó lại có sức mạnh ma quỷ hiện hình khắp mọi nơi, ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng làm ai cũng phải khiếp sợ Từ bao giờ pháp luật đã trở thành một cơ chế cứng nhắc hù dọa con người Từ cái án phi lí mà Jozep K phải hứng chịu, nhà văn Kafka đã “đề cập đến nhiều cái phi lí khác như pháp luật, nạn hối lộ, thói quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm của cả một hệ thống thống trị Qua đó, Franz Kafka đề cập đến những vấn đề liên quan đến thân phận con người và nỗi nhọc nhằn mà họ phải gánh chịu, những giới hạn mà họ không thể vượt qua trong thời kì kĩ trị nói riêng và cả cõi nhân gian này. Ở tác phẩm Lâu đài , anh chàng làm nghề đạc điền K được gọi đến làm thợ đạc điền của Lâu đài từ một lệnh triệu tập nhất thời mà cũng có thể là một sai sót. Anh ta phải đối mặt với hệ thống quản lí hành chính với mọi tầng bậc và hình thức.

Nó xuất hiện đột ngột trong những ngõ hẻm, và trong mọi hình hài.

Thông qua hành trình tiếp cận lâu đài của nhân vật K., bức màn sương bí mật bao phủ lâu đài được vén lên Ở đó người ta thấy được một sự thật trần trụi về thứ nhân danh vì con người mà lại đi làm hại con người Ở đó ta còn thấy thân phận của mỗi cá nhân trong xã hội toàn trị chỉ còn có ý nghĩa như một bánh xe, một mắt xích trong trục quay khổng lồ guồng máy quyền lực Bản sắc cá nhân hoàn toàn có thể bị triệt tiêu, bị xói mòn trong vòng cương tỏa của cái toàn trị hay trong sự lấn át tuyệt đối của sức mạnh đám đông Con người luôn bị thất bại một cách thảm hại dù đã rất cố gắng.

Một ý nghĩa khác là thông qua những hình tượng dấn thân chủ động như nhân vật K đối lập với những nhân vật bị bao vây trong sự sợ hãi bởi quyền lực của lâu đài, người nhận ra sự bi đát của thân phận con người Trong tình trạng bất hòa không dung thứ giữa con người và hoàn cảnh phi lí Kafka đã phơi bày tình cảnh đáng thương của thân phận con người trước một hiện thực phi lí tàn bạo Ở đó họ luôn bị săn đuổi bị rình rập, bị đe dọa, bị lừa dối và để đối phó với thế giới thù địch đó, họ đã lãng phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu sinh lực đã cạn kiệt rồi suy tàn Jozep K lẽ ra được làm việc cho ngân hàng thì phải vật lộn với vụ án và cuối cùng chết một cách nhục nhã “như con chó”; K lẽ ra làm đạc điền thì mải ngụp lặn bên rìa lâu đài Tất cả các nhân vật ấy của Kafka từ khởi đầu hành trình đều rất trẻ để rồi chết hoặc già đi trong cái vòng lao lí, phi lý của xã hội Cái phi lý mà con người phải gánh chịu trong thế giới ấy còn là việc con người không được tự do phát triển khả năng của chính mình, tất cả khả năng của cá nhân con người đều bị triệt tiêu bằng mọi cách, bằng những tình huống không thể đoán trước Trước mỗi tai nạn mà các nhân vật gặp phải, các nhân vật đều luôn cố gắng tìm một lối thoát nhưng càng tìm càng lạc vào những mê cung không lối thoát, trước họ ngày càng lại nảy sinh ra những cạm bẫy mới Jozep K và K càng chống lại mê cung lại càng lạc vào mê cung, con vật đào hang (trong Hang ổ ) càng mở rộng pháo đài phòng thủ thì những âm thanh đe dọa dội lại càng dữ dội hơn và đau đớn thay, bản thân nó cũng kiệt sức trong cái mê cung do nó tạo ra Như vậy, bản chất sinh tồn của con người là bị lưu đày trong một thế giới phi lý.

Tất cả các nhân vật ấy của Kafka từ khởi đầu hành trình đều rất trẻ để rồi chết hoặc già đi trong cái vòng lao lí phi lý của xã hội Cái phi lý mà con người phải gánh chịu trong thế giới ấy còn là việc con người không được tự do phát triển khả năng của chính mình, tất cả khả năng của cá nhân con người đều bị triệt tiêu bằng mọi cách, bằng những tình huống không thể đoán trước Trước mỗi tai nạn mà các nhân vật gặp phải, các nhân vật đều luôn cố gắng tìm một lối thoát nhưng càng tìm càng lạc vào những mê cung không lối thoát, phía trước họ ngày càng lại nảy sinh ra những cạm bẫy mới Jozep K và K càng chống lại mê cung lại càng lạc vào mê cung, con vật đào hang (trong Hang ổ ) càng mở rộng pháo đài phòng thủ thì những âm thanh đe dọa dội lại càng dữ dội hơn và đau đớn thay, bản thân nó cũng kiệt sức trong cái mê cung do nó tạo ra.

3.1.2 Con người cô đơn trong thế giới phi lý

3.1.2.1 Cô đơn trong mối quan hệ với thế giới đối lập

Nếu con người trong những tiểu thuyết văn học ở thế kỉ XIX dù có bế tắc, đau khổ hay cô đơn vẫn còn có thể tìm được cho mình một bầu không khí giữa cộng đồng hay một sợi dây liên lạc mong manh nào đó để bám víu, thì đến những sáng tác của Franz Kafka, nhà văn tiên phong của thế kỉ XX, tình trạng cô đơn của con người thực sự trở thành nỗi bất hạnh lớn Con người trở nên cô đơn lạc lõng trước những mê cung quyền lực vô hình, một thế giới ngột ngạt, tù túng.

Trước hết là tình cảnh con người cô đơn giữa cuộc đời thực và sự lo lắng ám ảnh thường trực trong cuộc sống của con người Họ bị cuốn vào guồng quay chóng mặt của xã hội hiện đại dần dần đánh mất bản sắc của mình trở thành cái bóng mờ trong sự vật lộn của kiếp nhân sinh Ở đó con người bị bóc lột, bị lừa gạt thậm tệ, mối quan hệ giữa con người với con người bị thu hẹp trong những khái niệm trách nhiệm và lợi nhuận Có thể thấy được tình cảnh này của con người qua hình ảnh của Gregor Samsa ở tác phẩm Hóa thân Gregor Samsa trong mối quan hệ với con người chỉ ví trách nhiệm, vì cùng một không gian sinh hoạt hoặc vì chút lòng thương ít ỏi của bà giúp việc Ở thế giới Gregor Samsa sống, con người nghi ngờ lẫn nhau, có khi là kẻ thù của nhau Họ tự đẩy người khác vào vòng quay lợi nhuận để làm giàu, thu lợi cho những đối tượng khác Xã hội thật vô vị, tẻ nhạt và độc ác Nó lúc nào cũng khiến cá nhân rơi vào tính trạng áp lực không lối thoát, công việc trong cả một quảng đời dài dằng dặc với anh đã trở thành một nỗi bất hạnh, sự vất vả, khổ sở đến cùng cực Cùng với sự chán ngắt về công việc là sự lo sợ, sự đề phòng, nghi kị giữa những con người tồn tại trong cùng một môi trường sống Quả thực công việc và việc mưu sinh của những con người trong tác phẩm của Kafka thực sự là một cuộc chiến: “Nếu không vì bố mẹ mà chịu nhục mình đã bỏ việc luôn từ lâu rồi đã đi thẳng đến lão chủ, nói toạc vào mặt lão cho lão biết mình nghĩ gì về lão Thế là lão ắt ngã lộn từ trên bàn xuống đất A còn cái lối lão ngồi thượng trên bàn giấy mà phán lệnh cho nhân viên cũng thật dị hợm quá chừng, nhất là khi các nhân viên phải xán lại gần lão để trả lời bởi ví ông chủ này lãng tai Hừ dù sao cũng còn hi vọng, một khi mính đã dành dụm đủ trả hết món tiền bố mẹ mính thiếu nợ lão ta, chắc cũng phải mất năm, sáu năm nữa, nhất định mính sẽ làm thế Lúc đó mính sẽ hoàn toàn cắt mọi dây dợ ràng buộc Còn bây giờ, ôi chao, mính phải dậy ngay kẻo trễ chuyến tàu năm giờ” “Và cho dù kịp chuyến tàu anh cũng không thể nào tránh khỏi lôi thôi với lão chủ bởi ví tên loong toong ở cửa hàng ắt đã tình đợi anh đến bằng chuyến tàu năm giờ và từ lâu hẳn đã báo cho lão chủ biết sự vắng mặt của anh rồi Cái tên loong toong ngu xuẩn và chán ngắt này là tay sai của lão chủ A, hay là anh sẽ viện cớ ốm đau nhỉ?” [74, 17].

Con người trong những sáng tác của Kafka mang nặng nỗi cô đơn trong mối quan hệ đối lập với thực tại đầy phi lí Các nhân vật của ông không chỉ bị lưu đày trong thế giới của quyền lực vô hình mà còn bị lưu đày trong nỗi cô đơn Họ có khát đơn nhưng đều bị thất bại Trong tiểu thuyết Lâu đài , K mang nỗi cô đơn của kẻ bị gạt ra khỏi cuộc sống của làng Anh đến ngôi làng khi đêm đã khuya Ngay trong đêm đầu tiên ở nơi xa lạ ấy, việc tạo dựng mối quan hệ giữa K và những người của ngôi làng, của lâu đài đã là một vấn đề khó khăn Bởi chàng là người được lâu đài mời đến đây để đo đạc, nhưng lại bị chính người của lâu đài - Schwarzer, con trai của người giúp việc quan phòng thành, nghi ngờ, căn vặn và kết luận: K không phải là người đạc điền nào cả, mà chỉ là kẻ bịp bợm, một gã lang thang nếu không phải là xấu hơn thế Dù sau đó, người của ngôi làng và lâu đài biết là mình đã sai khi nghi ngờ K nhưng cái ấn tượng ban đầu kia - sự nghi ngờ về nhau, dường như báo trước một điều rằng: công việc chính của K ở ngôi làng này không phải là nhiệm vụ của người đạc điền mà đó là việc tạo dựng mối quan hệ giữa chàng và mọi người ở đây. Trong suốt thời gian ở làng, K không phải là người đạc điền của lâu đài, cũng chẳng tạo dựng được mối quan hệ thực sự nào dựa trên cơ sở lòng tin dành cho nhau Dân làng dành cho K chỉ có sự nghi ngờ, miệt thị Ngược lại đối với K., những con người nơi đây cũng là những kẻ xa lạ Họ cũng không tạo được lòng tin trong chàng. Tất cả các cuộc nói chuyện của K với người của lâu đài, dù không trực tiếp, chỉ là qua điện thoại, đều không đáng tin cậy Chàng cho rằng, người của lâu đài đã “lừa tôi đến đây” Sự mệt mỏi trên hành trình tiếp cận lâu đài và người của lâu đài đã khiến chàng đưa ra kết luận: “Trong tôi luôn có một niềm tin là chỉ có cái mà ta biết hoặc đạt được ở ngay trong Lâu đài thì mới có ý nghĩa đích thực” Ngay cả với Frida, tình yêu cũng nhường chỗ cho sự nghi ngờ K nghi ngờ vào tình yêu trọn vẹn cô dành cho chàng: “Cho đến bây giờ em vẫn là tình nhân của Klamn, và nói chung em vẫn chưa phải là vợ anh Điều đó thỉnh thoảng đã làm anh chán nản, như thể anh đã mất tất cả, những lúc như thế này anh cảm thấy dường như chỉ bây giờ anh mới đến làng, nhưng không hi vọng như trước đây, trong thực tế, mà cầm chắc rằng chỉ có sự lừa dối đang chờ đợi, và anh phải hứng chịu đến cùng tất cả” [74, 461].

Sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý của Murakami

Bản năng sống và bản năng chết trong mỗi con người không hoàn toàn đối lập nhau mà ở mức độ nào đó có sự hòa trộn, chuyển hóa cho nhau Cả hai xung lực này vừa đối nghịch nhau, vừa đồng lõa với nhau, là nguyên nhân chính dẫn đến tính các lưỡng năng tình cảm của tâm linh con người Ý chí muốn sống là một cái gì gây hấn vì nó là một sự chinh phục không ngừng Nhưng đồng thời, trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, bản năng chết thúc đẩy chúng ta tự làm cho mình đau đớn, làm cho gây hấn tính của chúng ta quay về chính mình, như một sự trừng phạt mình trong cuộc tranh giành với bản năng sống Đời sống sơ đẳng của chúng ta chịu sự chi phối của hai lực lượng đối nghịch, vừa thúc đẩy chúng ta thèm muốn, vừa khiến cho ta sợ hãi, vừa thương vừa ghét, vừa chiếm hữu lại vừa chia sẻ, vừa muốn được bảo vệ, cai trị người khác, vừa thích mạo hiểm vừa muốn an toàn Theo Freud Bản năng sống

- Instinct of life/Eros trong mỗi con người được hình thành bởi các xung năng tính dục (Libido) rõ ràng là hiển nhiên nhất và dễ đạt đến nhất trong hiểu biết của chúng ta Biểu hiện đặc trưng của bản năng sống là Libido - ước vọng yêu ồn ào mãnh liệt của con người Freud cho rằng: “Eros có nhiệm vụ kết hợp những thành phần của chất sinh sống và giữ cho những thành phần ấy phối hợp với nhau; theo cách nhìn ấy thì cái thường gọi là bản năng dục tính sẽ xuất hiện như một trong những thành phần của Eros, thành phần nhắm vào đối tượng (của tính dục) Eros tác động ngay từ lúc nguyên thủy và khi chất sinh sống trở nên có hồn thì nó lấy tư cách “bản năng sinh sống” để chống lại “bản năng dẫn đến sự chết” Nó tìm cách giải quyết bí mật của đời sống bằng sự tranh đấu của hai bản năng ấy, cuộc tranh đấu đã bắt đầu từ lúc bình minh của dòng sông và vẫn còn tiếp diễn” [41, 61] Ở mỗi con người bản năng sống còn là lí tưởng, khát vọng, đam mê, là niềm vui, hạnh phúc và niềm tin Bản năng sống được coi như nguồn dưỡng chất, nguồn động lực không những có tác dụng duy trì hoạt động sống của con người mà còn có khả năng nâng đỡ con người vượt qua những đau khổ và thử thách trong thực tại mà con người đang dấn thân.

Bản năng chết - Instinct of death/Thanatos theo Freud định nghĩa là một xung lực thường gặp thấy trong tự nhiên nhằm khôi phục lại trạng thái trước đó của sự vật Những bản năng sống gắn bó chặt chẽ với những lực lượng gây hấn với những bản năng chết Ông cũng chỉ ra nguyên nhân xuất hiện của bản năng chết là do:

“Con người phải duy trì trạng thái cân bằng mong manh giữa những ham muốn cá nhân và thực tế đời sống Sống là phải trải qua những giây phút căng thẳng, không thỏa mãn tạo ra lo âu và đau khổ Khi rơi vào trạng thái lo âu, đau khổ hay thất vọng con người hao mòn sinh lực và tạo ra một sự lo âu truyền kiếp: Sợ tranh đấu, sợ cuộc sống Chính lúc đó cái chết xuất hiện như sự trở về đời sống an toàn và vô thức của thai nhi, cái chết được coi như sự trở về thân phận bình yên và bất động của vật vô tri” [41, 58] Như vậy, trong mỗi con người chúng ta có những lực lượng chết Để giảm bớt những căng thẳng chúng ta muốn chết Và chết cũng là cách để muốn đang cào xé, cuộn trào trong mình, tránh được sự đau khổ không thể thỏa mãn phần thống trị trong mỗi con người.

3.2.1 Bản năng sống trong thế giới phi lí

3.2.1.1 Khát vọng bản năng gốc và tình yêu đích thực

Bản năng tính dục là một ám ảnh lớn đối với nhân vật của Murakami Với bản năng gốc, những khuất lấp tâm hồn, ẩn ức dồn nén được giải phóng một cách tự nhiên, mạnh mẽ và bạo liệt nhất Nhân vật của Murakami luôn dám sống hết mình với những đam mê và khát vọng chân thực của mình.

Sumire trong tiểu thuyết Người tình Sputnik sẵn sàng bỏ dở việc học đại học để thực hiện ước mơ viết văn của mình Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời Một tình yêu mãnh liệt, ma mị và bất thường Đó là tình yêu của người đồng tính - điều mà không phải ai cũng dám mạnh mẽ công khai Cô yêu một người đàn bà đã có gia đình và nhiều gấp đôi tuổi cô Miu đã đánh thức những ham muốn tình dục sâu xa trong cơ thể cô gái trẻ Sumire khao khát Miu đến cháy bỏng và điên dại Cô gần như tê liệt khi Miu chạm vào tóc cô, và cô giật mình nhận ra: “Không nhầm được Mình yêu rồi Và mối tình này sẽ đưa mình đến nơi nào đó Cái dòng chảy ấy quá mạnh; mình không có sự lựa chọn nào Nó rất có thể là một nơi đặc biệt, một nơi nào đó mình chưa đến bao giờ Có thể cuối cùng mình sẽ mất hết Nhưng không quay lại được Mình chỉ có thể xuôi theo dòng thôi Ngay cả nếu điều đó có nghĩa là mình sẽ bị cháy rụi, mãi mãi tiêu tan” [96, 36] Cô khao khát Miu như một người đàn ông thực sự, đau đáu mỗi lần được làm tình cùng Miu, được thả mình trong phút giây thăng hoa cực lạc Nhưng trớ trêu thay, Miu là đàn bà theo đúng nghĩa, nên dẫu có yêu quý Sumire đến mấy chưng đi nữa thì cô cũng không thể thỏa mãn được ham muốn của cô gái trẻ ấy Bị từ chối, Sumire lựa chọn sự đi về phía bên kia, gặp gỡ và tận hưởng hạnh phúc với Miu của phía bên kia -Miu của hai mươi năm trước, tràn trề nhựa sống và khát khao yêu đương Bằng bản năng sống mạnh mẽ nhân vật đã dám sống hết mình với đam mê, trung thành với ước của mình vượt qua những rào cản ràng buộc xuất phát từ những quan niệm tầm

Với bản năng gốc, con người được cởi bỏ mọi ảnh hưởng từ phía con người đạo đức, xã hội, hiện ra với những đam mê và khát vọng thành thực, được khẳng định cái tôi chân nhân của mình, cái tôi gắn liền với những bản năng thầm kín, với ẩn ức tinh thần sâu kín, với những phức cảm vừa huyền bí lại vừa nguyên sơ của loài người Bốn lần làm tình giữa Wanatabe và Reiko là cách để mỗi nhân vật vượt lên nỗi đau, mất mát to lớn trước thực tại, cùng chia sẻ và kéo nhau ra khỏi trạng thái đơn độc Khi ôm Naoko trong tay Toru đã nói với nàng rằng: “Mình đang làm tình với cậu đây Nhưng thực tình chẳng có gì đâu Không có gì hết Chỉ là hai tấm thân nối kết với nhau mà thôi… Làm như vậy, chúng mình mới chia sẻ được những bất toàn của nhau” [92, 252] Bản năng gốc trong trường hợp này giúp nhân vật cảm nhận được sự tồn tại của mình, biết rằng mình còn sống, và là những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng trong vô thức để thoát khỏi sự cách li, để quay về với thực tại cuộc sống Chân thực với bản năng gốc giúp con người sống một cách nồng nhiệt mê đắm, sống như một con người trong mối quan hệ mật thiết với con người Đó chính là nguồn sức mạnh đã níu giữ nhân vật ở lại với cuộc đời, tiếp tục sống và chiến đấu với những thực tại khổ đau Đó cũng chính là tinh thần luôn tiến về phía trước theo tinh thần của triết học hiện sinh.

Bản năng gốc với nhân vật Toru Okada trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót là cách để đưa anh đến con đường tìm ra chân lí, giải cứu người vợ tội nghiệp của mình Anh cảm nhận tình dục như là con đường vô hình đưa anh đến gần nơi Kumiko đang bị giam giữ Còn Kano đã trở thành cấu nối giữa ý thức hiện hữu trong anh với cõi vô thức đang lơ lửng đâu đó Bởi thế Toru đã trải qua điều kì lạ làm tình với theo cách “quen lắm” mặc dù trước đó anh “chưa lần nào nghĩ đến việc ngủ với cô ta cả Ý muốn ngủ với cô ta chưa bao giờ nảy ra trong đầu tôi”

[103, 224] Còn về phía Kano Creta, làm tình với Toru cũng có ý nghĩa sống đặc biệt Nó cứu rỗi tâm hồn đau khổ của cô thoát khỏi thực tại sống không bằng chết mà cô đã trải qua bấy lâu Chính vì vậy cô đã đề nghị được bán thân cho Toru Cô xem lần bán thân cuối cùng ấy là điểm phân giới để thoát khỏi cái vết nhơ kinh hạn cuối cùng để cô vứt bỏ lòng thù hận và gột rửa sự ô uế tâm hồn mà Wataya Noboru đã gieo rắc trong cô.

Bản năng gốc còn là con đường để cứu rỗi con người thoát khỏi những ưu tư cô độc, những ám ảnh mãi đeo bám như định mệnh trong cuộc đời Hai cuộc ân ái giữa cậu bé Kafka với Miss Seaki dẫu cậu mơ hồ cảm nhận đó là người mẹ mình đang tìm kiếm đã cho cậu được chìm đắm trong ham muốn tột cùng của bản năng được yêu, được chiếm giữ tình yêu, tình thương của người mẹ Đó là sự tổng hòa của khát khao sở hữu và ước mong vượt qua sự ly cách của mình, lìa bỏ ngục tù cô độc của cậu bé mười lăm tuổi Với bản năng sống mạnh mẽ, Kafka sẵn sàng vượt qua nỗi ám ảnh bởi “mặc cảm Oedipe”, đánh đổi số phận của mình với chàng trai trong tranh để tận hưởng tình yêu của Miss Saeki Còn về phía Miss Saeki, sự có mặt của Kafka trong thư viện trở thành tác nhân kích thích, khơi dậy mối tình đã chết trong tâm thức của bà Chính bản năng gốc đã đưa hai nhân vật này đến với nhau, xoa dịu cho nhau bằng sự hợp nhất về thể xác để rồi mỗi người tìm thấy chính mình, khám phá ra cái phần thiếu hụt của bản ngã mình trong nỗi cực lạc thống khổ. Miss Saeki đã giúp Kafka vượt qua nỗi ám ảnh của lời nguyền và “mặc cảm Oedipe”, còn Kafka đã giúp bà có thể thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ, đối mặt và chấp nhận cái chết thanh thản sau khi giao lại bản thảo hồi kí về cuộc đời mình cho ông già Nataka.

Tuy nhiên, với nhân vật của Murakami, khát vọng bản năng gốc không hề nằm trong sự đam mê xác thịt tầm thường mà luôn gắn liền với khát vọng về một tình yêu đích thực Tình yêu là điều kỳ diệu muôn thuở mà con người luôn mong muốn được chiếm hữu Tình yêu là sự hòa hợp, đồng điệu về tâm hồn và tính cách Thế nhưng tình yêu liệu có đơn giản như thế chăng? Đến với nhân vật của Murakami, ta bắt gặp những mối tình nhiều đắn đo và ham muốn Người ta có thể yêu ai đó bằng một tình yêu trong sáng, dịu dàng, nhưng đồng thời, họ cũng đang mang trong mình một thứ tình cảm khác hẳn Tình cảm ấy đi theo ý nghĩ riêng của nó, sống động và hít thở phập phồng và lay động cho đến tận cội rễ của bản thể.

Naoko là một cô gái hoàn toàn cởi mở trong tình dục, hầu như không tí gì về những nỗi khắc khoải của tình dục nhưng lại chưa một lần ngủ với Kizuki - mối tình đầu của cô, chưa bao giờ cảm nhận được cảm giác ái ân với người mình yêu Rồi vô tình, cô đến với Toru bằng bản năng của một người đàn bà cô đơn, khát khao giải tỏa những đè nén trong tận sâu thẳm bản thân mình Cái đêm duy nhất trở thành đàn bà ấy càng khiến cô mặc cảm và thấy có tội với Kizuki hơn Cô yêu Kizuki nhưng không thể đi đến tận cùng của hạnh phúc, cô đau đớn, dằn vặt như thể mình đã phản bội lại thứ tình cảm thiêng liêng nhất Cô rơi vào trạng thái hoảng loạn, hoang mang, luôn phân vân giữa tình yêu và tình dục, giữa đòi hỏi xác thịt và cảm xúc tâm hồn. Naoko không thể ướt, cô khao khát được bùng nổ nhưng dường như bất lực: “Em biết chuyện gì đó đến với em chỉ một lần thôi và sẽ đi không bao giờ trở lại Đó phải là cái gì đó chỉ có được một lần trong đời” [92, 512] Cô nhìn thấy nỗi bất hạnh của chính mình, nó gặm mòn tinh thần của cô, đẩy cô đến lựa chọn cuối cùng đó là cái chết Đó là sự giải thoát duy nhất cho những ẩn ức bị dồn nén, cho nỗi đau của người đàn bà không tìm thấy bản ngã của mình.

Cũng như Naoko, Toru Watanabe luẩn quẩn trong chiếc vong tình yêu, tình bạn với những người đàn bà đi qua đời anh.Yêu Naoko tha thiết nhưng không dám vượt qua cái bóng của Kizuki - người bạn thân đã khuất của anh Thế nhưng, một đêm mưa tháng tư định mệnh đã trói chặt cảm xúc của anh suốt hai mươi năm sau đó Chính anh chứ không phải ai khác đã đem đến cảm xúc lần đầu tiên “làm tình” cho Naoko, một cuộc ái ân buồn thảm và nhiều đớn đau Cô gái ấy đã không thể dâng hiến cho người mình yêu mặc dù tràn đầy khao khát nhưng lại dễ dàng để người bạn thân đi sâu vào tận cõi bên trong mình Toru không thể lý giải tại saoNaoko lại như thế, anh càng cố gắng tìm câu trả lời thì càng vấp phải sự xa cách của cô Rồi anh gặp Midori, một cô gái trẻ trung, sống động và phóng khoáng Tình cảm giữa anh và cô nảy sinh một cách tự nhiên, mạnh mẽ và đầy đam mê Anh có lúc tưởng tượng cảnh ái ân giữa mình với Midori, thèm muốn được “lột cô trần trụi,được mở toang tấm thân ấy và đắm chìm mình vào cõi miền ấm áp của cô” Rõ liệt của yêu, của mong muốn được chiếm đoạt người mình yêu Toru gần như hoang mang và lo sợ với cái tôi đang bẻ đôi trong tâm hồn mình Anh yêu và đã luôn yêu Naoko nhưng giữa anh và Midori lại tồn tại “một cái gì” đó như định mệnh Nó có sức mạnh không thể cưỡng lại được và nhất định sẽ cuốn anh đến với tương lai hoàn toàn khác Cái mà anh cảm thấy với Naoko là một tình yêu nhẹ nhàng, êm đềm, nhưng với Midori lại là một tình cảm khác hẳn Toru đang phải đối mặt với chính cái tôi vô thức chìm sâu trong bản thể của mình - cái tôi đam mê, ham muốn thỏa mãn bản năng đàn ông Naoko không thể cho Toru điều đó, cô không thể hòa nhập vào cảm xúc hừng hực của thân xác anh Cô chỉ có thể đồng hành cùng anh ở một phía của con đường, chỉ có thể để anh nhìn.

Sự thăng hoa và trọn vẹn trong tình yêu chỉ tồn tại khi cảm xúc và bản năng hòa nhịp làm một Nếu một trong hai nhân tố ấy bị loại trừ, tình yêu sẽ chỉ là một nơi trú ẩn của cô đơn và mầm mống của điều bất hạnh Không tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu, nhân vật của Murakami rơi vào trạng thái đau khổ và u uất.

Họ ngập ngụa trong bi kịch của tình yêu và tình dục Toru yêu Kumiko tha thiết nhưng anh lại không hề biết rằng, nàng chưa một lần được tận hưởng niềm khoái lạc viên mãn khi làm tình cùng anh Còn anh, hạnh phúc với những lần ái ân đã khiến anh mụ mị và tin tưởng tuyệt đối vào lòng chung thủy của vợ mình.Toru không bao giờ đòi hỏi hay thúc ép Kumiko và cũng chưa một lần phản bội nàng:

NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI

Nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của Franz Kafka

Thế giới trong các tác phẩm của Kafka luôn tồn tại một thế lực vô hình bao quanh lấy nhân vật và thể hiện sự chi phối thật đáng sợ đến cuộc đời của nhân vật.

Sự tồn tại của quyền lực trong ý thức của các nhân vật rất mơ hồ, thậm chí không có dấu ấn về sự tồn tại hay xác định Nhân vật dù nỗ lực đến đâu cũng không thể tìm thấy được diện mạo đầy đủ của quyền lực vô hình Với việc xây dựng thành công quyền lực của cái vắng mặt, Kafka đã góp phần phá vỡ cái nhìn với tinh thần duy lý được xác lập ở thế kỉ XIX.

Trong tác phẩm Lâu đài người có ảnh hưởng quyền lực nhất trong cái làng của Lâu đài là bá tước West West chưa hề xuất hiện trực tiếp Nhưng sự ảnh hưởng quyền lực của vị bá tước này là có thật: “Cái làng này là của Lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây cũng đề như là đang sống hoặc nghỉ đêm trong Lâu đài, phải có sự cho phép của bá tước” [74, 307] Khi K nhận được lá thư từ Chánh văn phòng X xác nhận anh ta được nhận vào để phục vụ bá tước, tuy nhiên khi đến nơi chỉ thấy sự lộn xôn, không khớp rơ giữa các ban trong văn phòng của bá tước Từ những người dân trong làng đến những quan chức trong Lâu đài của Klamm, ai cũng run sợ khi nhắc đến tên của ngài bá tước nhưng chẳng ai biết một chút gì về nhân vật này từ hình dáng, lời nói hay hành động Nhân vật này chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời nói của những người đang sợ ngài, sợ sự chi phối bởi quyền lực từ ngài.Đại diện của quyền lực vô hình này lại được trong sự bảo bọc của một thể chế quyền uy, trong một cơ quan quyền uy khiến những người như K không thể nào tiếp cận được đó chính là Lâu đài Cái vô hình tạo ra một sự ảnh hưởng quyền lực rất bí ẩn và quái đản nhưng hệ quả của những ảnh hưởng có phần hoang đường ấy gây ra lại có thật và đang hiện hữu trong từng số phận của mỗi nhân vật Ngoài bóng ma quyền lực khác cũng rất đáng sợ đó là ngài Klamm Đây cũng là một đại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật vắng mặt nhưng quyền lực có ảnh hưởng mọi lúc mọi nơi Klamm là một quan phòng thành quyền thế trong lâu đài nhưng chưa có ai được gặp ông một cách trực tiếp K chỉ được nhìn Klamm qua một cái lỗ thủng trên cánh cửa bị khóa Đã có lúc anh thốt lên xác nhận không có hy vọng gặp được Klamm, ngay chỉ nhìn thấy cũng là khó rồi: “Tôi không biết gì về Klamm, tôi cũng sẽ không bao giờ nói chuyện với ngài, đối với ngài tôi xa vời không thể gặp” [74,

362] Klamm ở ngay trong phòng mười của Lâu đài mà lại tồn tại như bóng ma luôn có khả năng thay hình đổi dạng Chưa có ai được trực tiếp diện kiến con người này ông chỉ xuất hiện trong rất nhiều lời tái hiện của những nhân vật phụ Qua lời của Olga thì “hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả vẻ bề ngoài của Klamm trong thực tế Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi Ông ta khác khi uống bia và khác sau đó, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc một mình và khác khi nói chuyện Và như vậy thật dễ hiểu là: ông ta hoàn toàn khác khi ở trong Lâu đài Và ngay ở trong làng thôi thì người ta mô tả về ông rất khác nhau: những sự khác biệt tương đối lớn về chiều cao, tư thế vạm vỡ, về bộ râu rậm của ông ấy” [111, 499] Trong ấn tượng của bà chủ quán Bên cầu Klamm “như con chim đại bàng” Sự hình dung về Klamm được tạo nên qua sự phản chiếu từ cái nhìn của nhiều nhân vật khác nhau tạo nên những thông tin nhiều chiều Còn Klamm thì cứ mặc nhiên từ tư thế vô hình mà chủ động ảnh hưởng một cách tuyệt đối, chi phối mạnh mẽ đến các nhân vật khác Thậm chí Klamm còn

“không thèm nói chuyện với cả người làng này, ngài chưa bao giờ nói chuyện với một người nào trong làng cả” [74, 359] Vậy mà quyền lực của Klamm đầy rẫy khắp mọi nơi Klamm ngự trị cả trong phòng ngủ của K và cả lúc anh ta đang làm tình với Frida.

Cũng giống như ngài bá tước, quan tòa - người có quyền lực cao nhất trong

Vụ án cũng là một thế lực vắng mặt hoàn toàn Cả một bộ máy quyền lực đại diện cho pháp luật từ quan dự thẩm, luật sư, mõ tòa đến các viên thanh tra, viên đội đều chính những nhân viên đại diện của tòa án Các nhân viên này làm việc dưới sự chi phối quyền lực của tòa nhưng cùng mù mờ thông tin về đại diện quyền lực vô hình này Họ thậm chí còn không biết được ai đã ra lệnh bắt Jozep K., ai là người ra quyết định cuối cùng bắt anh ta phải chịu một cái án tử đầy phi lí Những nhân vật đại diện cho quyền lực tối cao trong tác phẩm này cũng có cách xuất hiện gián tiếp giống như vị bá tước ở Lâu đài Đó là sự xuất hiện rất mơ hồ gián tiếp qua lời kể của các nhân vật trực tiếp Tuy nhiên quyền lực chết người của cái tòa án ấy là có thật Nó có đủ sức mạnh để bắt con người tuân theo một cung cách xét xử phi lí “chỉ tạm tha, hoãn xử chứ không bao giờ tha bổng” Quyền tha bổng thuộc về tòa án tối cao nhưng nó dường như không tồn tại trên mặt đất này.

Trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật , bác nông dân cứ đợi đến chết mà chẳng dám “vào gặp pháp luật” vì theo lời của gã gác cửa thì đằng sau cánh cửa ấy là cả một mê cung quyền lực rất đáng sợ: “Nếu bác muốn thì cứ thử vượt quyền tôi mà vào thử xem Nhưng bác nên nhớ rằng tôi có sức mạnh đấy nhé Đã thế, tôi mới chỉ là bảo vệ ở vòng ngoài, trong kia trước mỗi vòng cửa còn có các nhân viên bảo vệ khác nữa, người bảo vệ vòng trong lại khỏe hơn người vòng ngoài Ngay cả tôi còn không dám nhìn mặt người bảo vệ vòng ba cơ đấy” [74, 758] Quyền uy của mê cung pháp luật mạnh đến mức khiến bác nông dân sợ hãi chỉ dám ghé mắt chứ không dám bước chân qua “Hóa ra pháp luật ấy không phải dành cho con người.

Nó là hiện thân của sự phi lí, của cái cao siêu mà con người không thể với tới” [74, 963].

Trong tiểu thuyết Nước Mĩ quyền lực của cái vắng mặt được thể hiện qua hình ảnh của người cha của Karl Nhân vật này chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua vài bức ảnh của Karl giữ trong va li: “Cậu lấy ra một vài bức ảnh gia đình, trong đó cha cậu đứng rất cao, trong khi mẹ cậu ngồi khép nép trên chiếc ghế bành trước mặt ông Ngoài ra còn có một tấm ảnh khác mà Karl và cha mẹ chụp cùng nhau, trong bức hình đó, cả cha mẹ đều nhìn trừng trừng vào cậu, trong khi thợ ảnh hướng dẫn cậu nhìn vào máy chụp” [74, 69] Chính người cha đã đưa Karl sang Mĩ vì đã làm của nhân vật này vẫn đã theo Karl xuyên suốt qua ánh nhìn nghiêm khắc từ trong bức ảnh Chính người cha vắng mặt này đã đẩy Karl vào hàng loạt sự trừng phạt khác nhau Sự ảnh hưởng to lớn này được thể hiện thông qua những nhân vật nam uy quyền sẵn sàng trừng phạt Karl dù anh ta chỉ phạm một lỗi rất nhỏ Số phận của Karl luôn phải chịu sự tác động và chi phối bởi quyền lực khủng khiếp từ người cha chưa hề hiện diện thực tế của mình nhưng lại có rất nhiều biến thể người cha không ngừng theo đuổi anh.

Cái vắng mặt vô hình nhưng sự thể hiện quyền lực của nó là tối thượng Nó đại diện cho một sức mạnh, một thứ quyền năng tuyệt đối luôn có khả năng kiềm tỏa, chế ngự con người Trong sáng tác của Franz Kafka, nó luôn được đặt ở vai trò trò trung tâm để từ đó tỏa bóng ma quyền lực của nó chi phối đế rất nhiều cá thể khác Quyền lực của cái vắng mặt trong các tác phẩm của Kafka còn được tăng lên nhiều lần khi nhà văn có chủ ý đặt uy quyền vô hình vào trong công cụ hỗ trợ là những mê lộ, mê cung Người đọc có thể tìm thấy mỗi tác phẩm hàng loạt những hành lang, những con đường, những thành phố không có tên địa danh Đó là một vòng bảo hộ quá chắc chắn đến mức bất khả xâm phạm cho những ai muốn tiếp cận đến cái vắng mặt Cái vắng mặt được bảo hộ bởi một môi trường quá phù hợp để tăng thêm sự huyền bí Quyền lực của cái vắng mặt vì thế không chỉ gây ra nỗi lo lắng, sợ hãi mà đã thực sự thành nỗi ám ảnh đeo bám như những bóng ma với những con người đang chịu sự ảnh hưởng.

Nếu con người trong tác phẩm của Camus đều sống trong một thế giới với những vui buồn lặt vặt, với những phép tắc ràng buộc hằng nhật, khiến cuộc sống của con người trở nên tẻ nhạt tầm thường, không đày đọa con người trong cõi cô đơn, không đẩy con người ta đến những cái chết u tối, mênh mông, lạnh lẽo đầy phi lý Còn Kafka, cái thế giới trong mỗi tác phẩm của ông bao bọc con người là một thế giới đầy phi lý, đầy tội lỗi, nó mơ hồ, vừa rõ ràng, vừa trừu tượng, thần bí nhưng nó lại có thực, nó vô hình nhưng lại hữu hình đấy, ta thấy nó ngay trong cuộc sống hàng ngày và tác động mạnh mẽ đến số phận con người Đó là một thế giới với kì bí và khổng lồ mà quan liêu của nó Những con người sống dưới thế lực ngầm ẩn đó đều vì cảm nhận được cái phi lý của thế giới mà biến thành kẻ lạc loài, bị xã hội.Con người trở thành kẻ lưu đày trong thế giới của quyền lực vô hình.

Thủ pháp nghịch dị - phi lý trong sáng tác của Franz Kafka

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học,“Nghịch dị là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyễn hoặc với cái thực, cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thực với cái biếm họa” [51, 173].

Nghệ thuật nghịch dị là một kiểu ước lệ đặc thù: nó công nhiên và chú ý trình bày một thế giới dị thường, trái tự nhiên Nghịch dị khác với kỳ ảo và châm biếm, mặc dù có sự gần gũi và có sử dụng yếu tố này.

Kiểu hình tượng nghịch dị vốn có trong thần thoại và trong nghệ thuật cổ sơ của một dân tộc, nhưng chỉ trong các sáng tác của một số nhà văn cổ đại ở văn học châu Âu và trong văn học dân gian nó mới trở thành thủ pháp Đến thế kỷ XX, chất nghịch dị trở thành hình thức tiêu biểu của nghệ thuật, kể cả một loại khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa Ở văn học hiện đại chủ nghĩa, nghệ thuật nghịch dị mang tính chất ước lệ đặc thù được các nhà văn sử dụng để trình bày một thế giới dị thường, trái tự nhiên, đầy rẫy sự bất công, phi lí Xu thế của kiểu nghịch dị này là sự biến hóa đột ngột từ thế giới quen thuộc với ta biến thành thế giới thù địch, do nó cai quản, nó là một cái “vô nghĩa” giống như một sức mạnh siêu nhân không thể hiểu được, một tất yếu và điều kiện” biến con người trở thành con rối, thấm nhuần nỗi sợ sống, thấm nhuần ý thức về sự phi lý của tồn tại (E.lonesco, Samuel Beckett).

Là người mở đầu và tiêu biểu cho dòng Văn học phi lý, F.Kafka đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp nghịch dị để biểu hiện ý thức về thực tại và khai mở một hiện thực mới. Đi vào các sáng tác của ông, ta thấy yếu tố nghịch dị thể hiện một cái nhìn khác biệt về hiện thực, trong sự gắn kết giữa cái thực tại và hư vô Để thể hiện sự âu và bất lực của con người trong thế giới phi lí, Kafka đã sử dụng motip nghịch dị một cách dày đặc trong tác phẩm.

Trước hết là môtip biến dạng, Kaffka đã sử dụng motip này như một cách để thể hiện được những những ám ảnh của con người trong thời hiện đại: sự nơm nớp lo âu và những tha hóa Ban đầu, ta có thể cười cợt trước những hình dạng kỳ lạ của Grego khi biến dạng thành bọ, trước trò biểu diễn phi lý của nghệ sỹ nhịn ăn, trước căn bệnh liệt giường của luật sư Hun, trước bước đi khập khiễng của người quản lí nhà thờ, nhưng motip biến dạng của các tác phẩm Kafka đem đến nhiều hơn một sự phủ định triệt để cái xã hội không cho phép con người được sống với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Để chỉ ra một thế giới phi nhân tính, bị vật hóa, con người bị mắc vào một hệ thống chằng chịt những sợ dây vô hình, quái đản, Kafka đã phản ánh hành trình đấu tranh nghiệt ngã của họ trong việc chống lại những giới hạn của đời sống, chống lại thế lực hắc ám và các thiết chế vô hình Với bầu khí quyển đầy rẫy cái phi lý, trì trệ, đáng sợ, con người không còn cách nào khác là phải thích nghi với nó Điều này có thể thấy rõ nhất trong các tác phẩm Vụ án, Lâu đài Joseph K sau quá trình chạy tội long đong, chợt nhận ra từ trước đến giờ mình chẳng hiểu tí gì về những tòa án, những văn phòng tư pháp nơi hành lang hút gió, và cả cái cơ chế buộc tội khổng lồ đầy những mê cung mê thất mà anh chẳng rõ là tội gì, nơi đâu xét xửC Cuối cùng từ một người chống đối, Josech K dần thích nghi với nó Anh lục lại tất cả những hồ sơ cá nhân, anh ngồi ngẫm nghĩ trong một ngày mùa đông mưa rơi nặng hạt về quá khứ của mình, về những tội lỗi mà anh có thể mắc phải Nghĩa là trong ý thức anh đã xem tội lỗi của mình, sự trừng phạt là anh cam chịu là một điều tất yếu, cho dù nó được tuyên bố bởi một tòa án vô hình quái đản “không bao giờ với tới”.

Trong nhiều tác phẩm của Kaffka, nhân vật của ông không thể nào hiểu nỗi những sự thật nghiệt ngã bất chợt xảy ra trong cuộc đời của mình Nhân vật GregorSamsa trong truyện Hóa thân là một thí dụ Gregor Samsa sau một đêm thức dậy đã hóa thành một con bọ với hình dạng dị thường, gớm ghiếc mà anh chẳng thể nào tin được, nhưng đau khổ hơn cho Gregor là cùng với sự hóa thân, anh đã phải từ bỏ tất cả những thói quen của một con người, anh phải từ bỏ tiếng nói của con người để gánh lãnh một thứ thanh của loài vật Tất cả mọi người trong gia đình anh từ bố, mẹ, em gái đến lão quản lý đều không thể nào nghe và hiểu được những điều anh muốn nói, đêm hôm trước vẫn là một người có ích, kiếm được nhiều tiền cho gia đình và mọi người trong gia đình đều hết thảy yêu thương anh, nhưng rồi khi sự biến đến với anh anh mới hiểu được bản chất của từng người trong gia đình Trong đau đớn và tuyệt vọng đến tột cùng anh đã cất tiếng gọi cầu cứu tới mẹ: “Mẹ ơi, mẹ ơi! Khi nằm bò trên sàng cách mẹ anh không xa; đó là tiếng gọi thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếng gọi đợi chờ một bàn tay nâng đỡ, tình thương yêu dịu dàng của mẹ. Nhưng trước hình thù kỳ quá của Gregor, trước tiếng gọi đã không còn là của một con người, bà chỉ càng thêm kinh khiếp: mẹ anh lại rú lên lần nữa, rồi bà chạy đi, và ngã vào vòng tay bố anh vừa hối hả lao tới đỡ Không những vậy, cùng những sự biến dạng hình hài, mất đi giọng nói con người, Gregor cũng cảm thấy những âm thanh của loài người ngày càng trở nên khó lĩnh hội, đặc biệt là tiến nói của người bố : “đối với Gregor thì dù sao cái tiếng động sau lưng anh không còn giống tiếng nói của một người cha’ [74, 94] Có thể nói rằng, tác phẩm Hóa thân bắt đầu bằng sự kiện Gregor biến thành bọ sau một sớm tỉnh giấc băn khoăn, nối tiếp bằng những chuỗi không thấu hiểu và kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính Ý vị mỉa mai, bi đát thể hiện ở việc Gregor không tìm được sự cảm thông ngay nơi gia đình thân thuộc của mình khi giữa anh và họ là hố thẳm ngăn cách giữa bọ và người Anh bị đẩy ra ngoài lề gia đình mình và cả guồng quay của xã hội Anh không còn giống họ nên sẽ bị loại trừ trong mặc cảm xa lạ lưu đày.

Trái với nhân vật Gregor, người nghệ sỹ trong Vô địch nhịn ăn là một trường hợp biến dạng khác Nhân vật trở thành một nắm xương tàn trong khi dùng cái phi lý của việc nhịn ăn để chống chọi lại cái phi lý của sự bất dung hòa giữa cuộc đời và người nghệ sỹ Lúc đầu, khi trò nhịn ăn còn đang thịnh, việc biểu diễn của người nghệ sỹ thu hút được rất nhiều người đến xem, “tất cả mọi người đều muốn xem chàng nghệ sỹ ít nhất là một lần trong ngày” Tuy nhiên cùng với thời gian, mọi người đã sao nhãng thôi không còn chú ý đến tài biểu diễn nhịn ăn của người nghệ sỹ thì cũng là lúc cuộc đời của người nghệ sỹ trở nên thật hẩm hiu, bi đát, chiếc cũi nơi anh biểu diễn trở thành vật cản khi người ta đến xem chuồng thú anh chết như bộ xương khô bên đống rơm rạ khi chẳng còn có thể ăn được thức ăn của loài người, thích nghi trở lại với cuộc sống loài người “bởi vì tôi phải nhịn đói, không thể khác được”; Bởi vì tôi không tìm thấy được món ăn ưa thích Nếu thấy được xin ông hãy tin tôi, tôi đã không làm cao đến thế đâu mà đã ăn no như ông và như tất cả mọi người rồi”.

Sự biến dạng còn được thể hiện trong những căn bệnh, những khuyết tật hình dạng nơi các nhân vật Kafka Trong Vụ án, ông luật sư Hun nằm liệt giường, cô y tá Leni với vết tật thân thể: ngón giữa và ngón đeo nhẫn của bàn tay phải, giữa hai ngón có da dính liền đến tận đốt thứ hai, rồi người trông coi nhà thờ bước đi với những “bước chân khập khiễng” ngộ nghĩnh đến mức gợi cho Joseph K nhớ lại một thời thơ ấu cố bắt chước động tác của kị sỹ phi ngựa không chỉ biến dạng về nhân hình các nhân vật của Kafka còn biến dạng về nhân tính: “Người họa sỹ Titoreli có dòng họ mấy đời làm nghề vẽ truyền thần cho các quan tòa nhưng lại gạ gẫm bán tháo hàng chục bức tranh phong cảnh cho nhân vật Joseph K đang chẳng có một chút tâm trạng nào để xem tranh, mua tranh Người em gái Grete trước đây hiền lành, yêu quý anh trai, bây giờ trở nên tàn nhẫn khi bỏ quên anh mình trong đống đồ đạc bẩn thỉu nơi căn buồng tối và đỉnh điểm là sự phủ nhận triệt để người anh trai cô đã từng yêu quý: “có lẽ bố mẹ không nhận ra nhưng con thì thấy rõ quá rồi Con không muốn gọi tên anh con trước mặt con vật này, cho nên con chỉ nói thế này: Ta phải làm sao tống khứ nó đi” [ 74, 64].

Trong các tác phẩm của mình, Kafka đã đến một không khí u mê, kệch cỡm khi hòa trộn những cái quái đản với cái hằng ngày, và để cho nhân vật cảm nhận cái phi lý như những gì rất đỗi bình thường: Joseph K đã đào mộ chôn chính mình,người nông dân trong Trước cửa pháp luật thích nghi với sự đợi chờ vô vọng, cả đi tìm pháp luật, quen cả mấy con rận trên cổ áo lông của anh bảo vệ nhưng vẫn không bước vào được cánh cổng thứ nhất Trong thế giới mà cái phi lý không thể bị loại trừ, con người phải thích nghi với nó, cho đến lúc bản thân họ bị cái phi lý kia hủy diệt Về mặt nào đó chính sự tồn tại của con người, chính bản thể hữu hạn của con người cũng là điều phi lí Vậy là, vừa như một định mệnh, vừa có một lực đẩy bên trong đưa nhân vật đến sự tha hóa và cái chết Nhân vật của Kafka có thể nhận lãnh cái chết vì một mệnh lệnh phi lí, không thể hiểu nổi Thật lạ lùng khi chỉ vì một lời kết án vu vơ giống như một lời nguyền từ thủa xa xưa mà Joseph K phải chịu tội Phi lí đã trở thành bản chất của thực tại và sự hiển hữu của con người Trong ý thức về sự phi lý của Kafka, có hình bóng của những thiết chế quyền lực vô hình chi phối vẫn mệnh con người, lại có những ham muốn nội tại từ bản chất người làm nền móng cho bi kịch nhân sinh Nhân vật của Kafka muốn trốn chạy định mệnh và thực tại phi lý, nhưng càng vùng vẫy lại càng rơi sâu vào hố thẳm của hư vô và tuyệt vọng.

Bằng việc sử dụng thủ pháp nghịch dị, Kafka đã tạo nên cảm giác về một sự lấp lửng, mơ hồ khó cắt nghĩa ở những hình tượng nghệ thuật mà ông sáng tạo.Chính nhờ thủ pháp nghệ thuật này, Kafka cả đã phản ánh đúng bản chất và bi kịch của con người thời đại mà ông sống: một thời đại mà con người sống trong nỗi sợ hãi trước những ác mộng phi lí trùng vây.

Thủ pháp phân mảnh trong sáng tác của Haruki Murakami

Mỗi nhân vật của Murakami dường như là một hình mẫu đa phiến, luôn tồn tại hai bản thể trong một hình hài sinh học, là tôi nhưng cũng là phi tôi Có lúc họ cảm thấy: “linh hồn mình đã nhập vào một cơ thể không phải của tôi Tôi nhìn thân thể của mình trong gương, nhưng giữa tôi với cái thân thể trong gương kia là một khoảng cách xa vời vợi và khủng khiếp” [104, 118] Nhân vật “tôi” trong Cuộc săn cừu hoang đã sống cuộc đời với những cái “tôi” phân mảnh Nhân vật “tôi” chìm trong căn phòng đầy ắp bóng tối Mọi thứ từ sâu trong bản thể “tôi” đến đầu các ngón tay “tôi” đều tê liệt.

Những cái tôi tan vỡ tồn tại trong một con người như một mảnh ghép, đó là một thực trạng khá phổ biến ở những nhân vật của Haruki Murakami Nó là hệ quả của của một hiện thực quá nhiều những hỗn độn, bất ổn và cả những phi lí Hiện thực ấy khiến con người phải bị phân rã, cần nhiều cái tôi mới đủ sức để chiêm nghiệm và khám phá.

Cái tôi và bản thể của con người luôn là một ẩn số, chứa đựng những bí mật sâu kín và hình ảnh chân xác về bản thân họ đang ở xa xôi đâu đó phía trước, trong tương lai Nhân vật nhà khoa học trong Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới đã giải thích khái niệm bản thể như sau: “Bản thể là tính cá thể của cấu trúc tư duy sinh ra bởi các trải nghiệm được thu thập đó là tâm hồn, là trái tim của con người Mỗi con người có một trái tim khác nhau, không có hai trái tim giống nhau. Tuy nhiên con người hầu như không hiểu được cấu trúc tâm lý của mình Cái mà chúng ta hiểu được hay tưởng rằng hiểu được thì cùng lắm là năm bảy phần trăm của cấu trúc đó” [98, 385 - 386] Các nhà hiện sinh chủ nghĩa, đặc biệt là Sartre, cũng đã bàn nhiều đến “tính chủ thể” Nhưng “ Thuyết chủ thể ’’, theo lời giải thích của Sartre

- bao hàm hai nghĩa: “Một mặt, tiểu thuyết chủ thể có nghĩa là sự lựa chọn của bản thân chủ thể cá nhân, mặt khác có nghĩa là con người không thể vượt lên khỏi tính chủ thể của bản thân mình” Cách giải thích này đã nhấn mạnh thái độ dấn thân, phương cách nhận thức và thái độ lựa chọn hành động mang tính chủ thể của cá nhân trong đời sống hiện sinh của nó Khi con người không thể vượt lên khỏi tính chủ thể của bản thân mình cũng là lúc con người nhận thức về giới hạn của chính mình và ám ảnh bởi nỗi sợ bị bỏ rơi, cái tôi có nguy cơ trở thành cái “phi tôi”, trộn lẫn và biến mất giữa “tha nhân”.

Hiện tượng phân thân, chia cắt bản thể của các nhân vật trong tác phẩm Murakami có thể diễn ra theo hai khuynh hướng: hướng thứ nhất, là cái tôi lưỡng phân - kẻ khác tồn tại ngay thế giới hiện thực như trường hợp Miu, Sumire ( Người tình Sputnik ), Miss Saeki và Kafka Tamura ( Kafka bên bờ biển ); hướng thứ hai, cái những ảo giác và những điều kì dị như Toru Okada, Kano Creta, Nhục đậu khấu và Akasaka Quế ( Biên niên ký chim vặn dây cót ), nhân vật toán sư, cô thủ thư ( Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới), Aomame ( IQ84 )… Ở dạng thức thứ nhất là cái tôi lưỡng phân - kẻ khác, nhân vật cảm nhận trong mình bản thể bị “tách đôi” với nhiều cái tôi khác nhau Kafka Tamura trong

Kafka bên bờ biển bên cạnh cái “tôi” khát khao tính dục (libido) được thôi thúc từ bản năng, yêu cầu được thỏa mãn lại được níu kéo bởi cái “tôi” ám ảnh tội lỗi trong lòng mình Gắn liền với Kafka là “cái thằng tên Quạ”, là một bản thể khác, là cái tôi thứ hai của Kafka (Kafka cũng có nghĩa là con quạ) Bị tước đoạt tình mẫu tử thiêng liêng từ tuổi ấu thơ, phải sống chung với người cha dượng biến dạng nhân tính, lại luôn bị ám ảnh bởi mặc cảm về tội loạn luân, Kafka chưa bao giờ là một đứa trẻ bình thường Cậu xây quanh mình một bức tường thành vững chắc bởi sự cô đơn và lạnh lùng Đôi mắt cậu sắc lạnh như mắt thằn lằn, thần thái trân trân không ai đọc nổi Ngay đến nụ cười, đối với cậu dường như cũng là một điều xa xỉ: “Tôi không nhớ nổi lần cuối cùng tôi cười thành tiếng hoặc thậm chí nhếch mép với ai - kể cả với chính mình - là bao giờ” [93, 13] Quạ là mặt trái bản thể của Kafka - là phương tiện để thực hiện những cuộc đối thoại nội tâm của cậu bé khi đứng trước những biến động tâm lý sâu sắc hay những vấn đề mang tính sống còn Khi Quạ nói, tức là phần ý thức của Kafka lên tiếng, đó là những tự vấn của cậu bé mười lăm tuổi về những hành động mình đã làm Lẽ dĩ nhiên, người đọc không thấy Quạ xuất hiện trong những lúc Kafka làm tình hay giết cha, bởi cậu bé chỉ có thể thực hiện những hành động đó qua con đường giấc mơ - phần vô thức Chỉ đến cuối chặng đường,khi đã qua gần hết đương hầm tối tăm của số phận, Quạ mới dám đối diện với phần hồn của người cha cay độc: “Cái thằng tên Quạ xòe cánh, nhảy khỏi cành và lao thẳng đến chỗ ông ta Nó giương móng quắp lấy ngực ông ta, vung mỏ như một cái cuốc chim nhằm mắt phải ông ta mà bổ tới tấp Nó ráo riết tấn công con mắt bên kia Khi cả hai mắt chỉ còn là hai cái hốc trống không, nó chuyển sang mổ túi bụi vào mặt ông ta” [93, 493] Sự phân rã nhiều cái tôi trong một bản thể của Kafka bị xé lẻ nhiều mảnh Nó đẩy con người vào nỗi băn khoăn không dứt về bản thể và bi kịch “càng cố thì lại càng mất đi ý thức vè bản thân, càng không hiểu mình là ai nữa Cứ như em đang đi chệch xa khỏi quỹ - đạo - bản ngã của mình và điều đó thật sự là đau đớn" [93, 227] Trong trường hợp này các nhân vật của Murakami đều có sự ý thức về “hiện trạng” của mình Vì vậy họ luôn vật vã với bản thể và cháy bỏng khao khát thực hiện một cuộc hành hương vào chốn thẳm sâu vô thức của bản thể, tìm kiếm con người đích thực của chính mình.

Trong tiểu thuyết Người tình Sputnik , ở Miu và Sumire đều có những cái tôi đang tồn tại và cái tôi ở “phía bên kia” là sự chia cắt tâm hồn, cảm xúc, không gian, thời gian và sự chia cắt cả khát vọng sống Con người dường như bị tách xe làm đôi trong sự hoang mang tột độ: “Nếu ở bên này, nơi tôi hiện hữu, không phải thế giới thực - nếu ở bên này trên thực tế lại là phía bên kia – thì chuyện gì xảy đến với tôi, người chia sẻ cùng bình diện thời gian và không gian với tôi? Tôi là ai trong thế giới này?” [96, 218] Khi Sumire và Miu lang thang tới một hòn đảo hẻo lánh tại Hy Lạp, những bí mật về Miu đã được tiết lộ Đó là lúc Miu 25 tuổi, đang theo học piano ở Paris, theo yêu cầu của bố, cô đã sang một thị trấn nhỏ ở Thụy Sỹ để lo việc kinh doanh của gia đình Tại thị trấn nhỏ xinh đẹp và hiền hòa này, cô quen Ferdinando,

“một kiểu người Latin đẹp trai, trạc năm mươi tuổi”, đã ly hôn và đang sống một mình.Thỉnh thoảng Ferdinando và Miu gặp nhau, trò chuyện ở một quán cà phê. Nhưng Miu không có ấn tượng tốt về người đàn ông này, chị có thể cảm nhận được anh ta đang tán tỉnh chị Khi nhận thấy dấu hiệu ham muốn tình dục và điều ấy khiến chị sợ, Miu quyết định tránh quán cà phê đó Rõ ràng, Miu đang dùng ý thức để chế ngự bản năng của mình Cuộc sống từ đó không còn bình yên với Miu nữa. Một đêm, Miu lang thang vào công viên và cô rơi vào một trạng thái kỳ lạ Khi bị mắc kẹt trên chiếc vòng đu quay khổng lồ, bằng chiếc ống nhòm mang theo, Miu đã nhìn thấy phiên bản khác của cô bên cạnh Ferdinando tại căn phòng của chính mình.

“Khi đã nhìn qua một lượt tất cả các cửa sổ và quay trở về với căn hộ của mình,Miu há hốc miệng kinh ngạc Có một người đàn ông trần truồng trong phòng ngủ đầu chị nghĩ là mình nhầm phòng Chị xoay đi xoay lại chiếc ống nhòm Nhưng không hề nhầm: đấy đúng là phòng của chị Người đàn ông đó là Ferdinando Rồi một phụ nữ xuất hiện ở cửa sổ Cô ta mặc chiếc áo khoác ngắn tay màu trắng và một chiếc váy cotton ngắn màu xanh Cái mà chị nhìn thấy là chính chị” [96, 218 - 219]. Điều kỳ lạ là nếu trong thực tế, Miu chủ động tránh Ferdinando, thì hình ảnh thu được qua lăng kính ống nhòm là một “Miu để mặc anh ta muốn làm gì thì làm, hoàn toàn tận hưởng niềm khoái cảm đang dâng lên” Nếu như trong thực tại, Miu buồn nôn và phát ốm khi nghĩ đến “chuyện ấy” cùng Ferdinando, thì từ điểm quan sát trên cao kia, chị đang đắm chìm trong niềm khoái lạc bất tận cùng Ferdinando Chị cảm nhận “hai người kia cố tình cho chị thấy cảnh này”, họ biết chị đang quan sát Miu của hiện thực thảng thốt, “đó là một trải nghiệm khủng khiếp Tôi ở chỗ này, còn một tôi ở chỗ kia Và người đàn ông đó – Ferdinando đang làm đủ trò với cái tôi kia nhưng cái tôi ở đây không cảm thấy việc đó khiến chị ta bị ô uế” Miu không thể nào giải thích được sự kiện quái dị ấy, cô chỉ biết rằng mình “đã vĩnh viễn bị tách làm hai nửa”, một nửa đang ở phía bên kia và một nửa đang lửng lơ trong cơ thể của chị.

Khi tỉnh dậy ở trong bệnh viện, mái tóc mượt mà của Miu bỗng bạc trắng và dường như chị cũng đánh mất luôn tình yêu lẫn khao khát nhục cảm Hình ảnh mái tóc bạc của Miu phải chăng là biểu tượng cho cuộc giằng xé vật vã giữa hai cái tôi của chị: Một đầy ham muốn đam mê nhục dục, một muốn vươn tới những điều thanh cao? Từ đó, Miu cảm thấy “một nửa của chị đã sang phía bên kia Mang theo mái tóc đen của chị, ham muốn tình dục của chị, chu kỳ kinh nguyệt của chị, buồng trứng của chị, thậm chí có lẽ là lòng muốn sống nữa” Để rồi, Miu cứ mãi băn khoăn, trăn trở với câu hỏi chưa có lời giải đáp “Cái tôi nào, ở phía nào của gương, là cái tôi thật?” Cô gái điếm Kano Creta trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót cảm nhận như thể mình đã bị vỡ vụn ra từng mảnh: “Đây là cái tôi thứ ba của tôi Cái tôi đầu tiênlà cái tôi từng bị đày đọa bởi cái đau vô cùng tận.Cái tôi thứ hai là cái tôi từng sống trong tình trạng vô cảm hoàn toàn không biết đến

Cái tôi đầu tiên là cái tôi ở trạng thái nguyên thủy, không sao dứt được khỏi cái ách nặng trịch của cái đau” [103, 352].

Nếu Miu và Kafka có thể nhìn thấy bản thể, mặt trái của cái tôi chính mình ngay trong thế giới thực thì Toru Okada lại khám phá một cái tôi khác của bản thâm qua những giấc mơ huyền ảo Toru có lẽ sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến bản thể kia của mình nếu không xảy ra biến cố trọng đại - Kumiko, người vợ thương yêu của anh bỗng dưng mất tích không dấu vết Anh bắt đầu “cảm thấy mình đang ở một thể phân ly lạ lùng, như thể tôi đang cố nhảy tè một chiếc xe đang chạy sang một chiếc xe khác với vận tốc khác” [103, 472] Dường như con người anh, tâm hồn anh và cả ý thức bị chẻ đôi trong hỗn loạn: “một phần ý thức tôi vẫn nằm ở đó như một căn nhà trống Đồng thời tôi vẫn ở đây, chính tôi, trên chiếc sofa này Tôi không thể nào quyết đâu là thực tại.Từng tí một, cái từ ở đâydường như tách làm hai ở bên trong tôi Tôi ở đây, nhưng tôi cũng ở đây Cả hai đều có thực như nhau đối với tôi Tôi dấn thân vào sự phân đôi kỳ lạ đó” [103, 428].

Nhân vật trong tiểu thuyết của Haruki Murakami là những con người luôn vật vã và chìm ngập trong ưu tư, sự giằng xé luôn nằm trong chính bản thân con người. Lúc họ nhận thấy có điều gì đó bất thường trong cuộc sống thực tại cũng là lúc nhân vật phát hiện ra có một thế giới khác tồn tại song song bên cạnh thế giới này. Đó chính là sự khởi đầu của ý chí tự quyết, sự dấn thân đào thoát khỏi thực tại để tìm lấy cái tôi thứ hai trong một hiện thực khác mà trước đó chưa hề có trong hình dung của nhân vật.

Toru Okada trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót đã chủ động xuống giếng, một mình trong bóng tối để suy nghĩ, để tìm ra một sai lầm nào đó ở cấp độ cơ bản Do đó, việc xuống giếng của Okada như là một hành vi cắt đứt mối liên hệ với thế giới bên ngoài - tự mình đối diện với chính mình, bóc tách và soi chiếu bản thể mình bằng ánh sáng nội thân, từ đó vạch ra con đường phải đi Trong trường hợp này, về mặt chức năng, có thể xem chiếc giếng cạn đối với Toru Okada cũng tương tự như một không gian thích hợp đối với người tham thiền Chỉ có điều, giác ngộ của một Thiền giả chính tông là niềm sung sướng được sống trong một thế giới không phân tách giữa cái này/ cái kia, thì sự giác ngộ của Toru Okada là nhận ra trách nhiệm mà mình phải gánh vác, đó là cứu người vợ mà anh yêu thương, là

“chiến đấu cả vì những người khác” – như lời Kasahara May nói với anh Rõ ràng, đây là một kiểu hành vi dấn thân của con người thời hiện đại, nó tạo ra sự vượt cấp về ý nghĩa trong tương quan giữa việc ở trong giếng của Toru Okada với việc ở trong giếng của Trung úy Mamiya, cho dẫu, việc xảy ra ở thời gian quá khứ là tiền đề cho việc xảy ra ở thời gian hiện tại.

Và cũng như trung úy Mamiya, trong bóng tối đơn lạnh nơi đáy giếng sâu, lần đầu tiên Toru Okada có những cảm giác về sự tồn tại của bản thể mình: “Thật lạ rằng tôi không thể nào nhìn thấy thân thể của chính mình bằng mắt tuy biết rõ rằng thân thể mình đang có đó Càng ngồi im lặng trong bóng tối, tôi càng bớt tin tưởng rằng bản thân tôi đang hiện hữu Tôi chợt nghĩ rằng thể xác tôi chẳng qua chỉ là một cái vỏ bọc được làm ra để ý thức tôi có thể sắp xếp các ký hiệu gọi là nhiễm sắc thể Chỉ cần các ký hiệu kia được sắp xếp lại là tôi sẽ thấy mình nằm trong một cơ thể hoàn toàn khác” [103, 268-269] Toru bắt đầu nhận thấy việc tách khỏi xác thịt mình không đến nỗi khó Anh cảm nhận sự yếu đuối, mong manh của chính tâm hồn mình: “Tôi là một khu vườn um tùm cỏ dại, một con chim đá không bay, một cái giếng cạn khô Tôi biết rằng một người đàn bà đang ở trong căn nhà trống vốn là bản thân tôi Tôi không nhìn thấy cô ta, song điều đó chẳng làm tôi bận lòng nữa.Nếu cô ta tìm cái gì đó ở trong kia, tôi có thể cho cô ta cái đó [103, 427] Vẫn là những tiếng gọi xa xăm từ một cõi miền nào đó trong vô thức khi con người ta bị cách li khỏi sự liên hệ với cộng đồng Có những người bị hư giác ấy làm cho hoang mang, sợ hãi và rơi mãi vào chốn tăm tối; lại có người chấp nhận nó như một phần của bản thể, sống cùng và đấu tranh với nó - một cuộc chiến dai dẳng mà phần thưởng cho người chiến thắng là ý nghĩa về sự sống của chính mình Toru Okada thuộc về kiểu người thứ hai Bởi lẽ, vượt qua những cảm giác của sự sợ hãi ban đầu,anh ý thức được tại sao mình lại ở đây, giữa chốn hư vô biệt lập với đất trời cây cỏ: về thực tại đi nào Hãy nghĩ về thế giới thực.Thế giới thực của nhục thể Chính vì thế giới đó mà tôi mới ở đây Ở đây là để nghĩ về thực tại” [103, 269].

Thủ pháp huyền thoại hóa không gian - thời gian trong sáng tác của Haruki

Huyền thoại được xác định trong thuật ngữ phương Tây bằng nguồn gốc là Myth (trong cổ ngữ Hi Lạp là Muthos, tiếng Pháp: Mythe, tiếng Anh: Myth), với cách hiểu là câu chuyện về các vị thần, các cá nhân siêu việt, các anh hùng chiến trận và gắn liền với khuynh hướng ngợi ca.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa huyền thoại là “thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường tưởng tượng về các vị thần và những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh, lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm “vạn vật có linh hồn” (hay thế giới quan thần linh) của họ [51, 243].

Cách hiểu tương tự cũng được thể hiện trong từ điển tiếng Việt khi các nhà biên soạn khẳng định câu chuyện huyền thoại là “kỳ lạ” hoàn toàn do trí tưởng tượng

[51, 40] Như vậy, về cơ bản khái niệm huyền thoại theo nghĩa gốc nhằm chỉ một thể loại văn học, những câu chuyện gắn với tư duy nguyên hợp và quan niệm vạn vật hữu linh của người cổ đại, thể hiện những nhận thức ngây thơ của họ về các quy luật tự nhiên và xã hội.

Vào thế kỷ thứ XX, khi tư duy huyền thoại trở thành một hiện tượng phổ biến trong văn học nghệ thuật thì càng có nhiều người quan tâm đến việc định nghĩa một cách rõ ràng về khái niệm này, thường là trong các công trình khoa học, như một giới hạn cho những vấn đề nghiên cứu của mình Trong cuốn Thi pháp huyền thoại, E.M.Meletinsky không đưa ra một định nghĩa cụ thể, song có thể thấy ông hiểu huyền thoại là toàn bộ những gì tạo nên do trí tưởng tượng của con người, phân biệt với phi huyền thoại ở tính chất kỳ ảo, phi thực (huyền thoại cổ), hoặc tính chất phi logic, phi thực được tạo bởi sự lắp ghép những mẫu vật không theo logic thông thường của nó Hoàng Trinh trong Phương Tây văn học và con người đã định nghĩa huyền thoại “là một biểu tượng văn học đạt được sự tổng hợp nhất định Dưới một hình thức phóng to (rất cụ thể hoặc rất trừu tượng) và xuyên qua một ẩn ý triết học, tác giả muốn làm nổi lên một cách tổng quát một hiện tượng nào đó để ca ngợi hoặc phê phán theo quan niệm thẩm mỹ của mình” [146,36] Nhìn vào các định nghĩa trên ta có thể thấy ngày nay cách hiểu huyền thoại đã thoát li phạm trù thể loại để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu huyền thoại trong tư cách là một hình thức tư duy thần túy, một đặc điểm quan trọng của văn học của thế kỷ XX.

Kế thừa tư tưởng của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đưa ra định nghĩa về huyền thoại phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án: Huyền thoại là một thủ pháp nghệ thuật để nhà văn phản ánh những vấn đề của cuộc sống Huyền thoại là những hình ảnh được tạo nên do trí tưởng tượng của con người bao gồm những yếu tố kỳ ảo, hoang đường bởi cấu trúc bên trong của nó, ít có bóng dáng của đời sống thực tại về mặt hình thức hoặc tạo thành từ những chất liệu thực tại nhưng bằng các mối quan hệ với những chi tiết khác, vượt qua những giới hạn lịch sử cụ thể, mang thêm tính kỳ lạ, khó chấp nhận theo logic thông thường, để giải thích một hiện tượng của thực tại hoặc để biểu đạt một ý nghĩa nào đó có tính chất phổ quát.

Vấn đề huyền thoại hóa với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật làm nên những đặc sắc trong tác phẩm của H.Murakami Như một sự tiếp nối dòng tư duy huyền thoại nhân loại, tư duy huyền thoại cổ: đấy là những câu chuyện mang tính chất kỳ ảo, hoang đường xuất hiện ngay trong cấu trúc nội tại của sự vật, sự kiện hoặc chi tiết, những tình huống có bóng dáng huyền thoại tôn giáo: sự biến dạng từ người thành vật, một sự vật đột ngột bay lên, một không gian đầy thần linh ma quỷ.

Dưới góc nhìn của thi pháp huyền thoại dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu đây chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu một số thủ pháp đặc sắc về phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Murakami: Huyền thoại hóa thời gian và không gian

4.4.1 Huyền thoại hóa thời gian

Thời gian nghệ thuật là một yếu tính làm nên cái toàn thể của của tác phẩm văn học, bao gồm sự phối hợp hai yếu tố thời gian cho điểm nhìn và thời gian cho sự tồn tại các sự kiện Với sự xuất hiện quan niệm về thời gian trong tương quan với hữu thể của triết học, hiện tượng học, vai trò của thời gian trong hệ thống các tín hiệu nghệ thuật của các tác phẩm càng trở nên đáng quan tâm, bởi lẽ, thời gian chính là địa hạt quan trọng nhất thể hiện sự tồn tại của con người và thế giới. Đi sâu vào các sáng tác của Murakami chúng ta sẽ thấy, nhà văn đã thiết lập thời gian và không gian như những thực thể phụ thuộc lẫn nhau cho quá trình khám phá bản thân của nhân vật chính Trong việc xây dựng không gian và thời gian gắn liền với những hình ảnh nằm trong không gian hiện thực huyền diệu cụ thể Trong

Kafka bên bờ biển và Biên niên ký chim vặn dây cót , thời gian có một hình dạng khác nhau trong ba loại địa điểm: thời gian cuộc sống hàng ngày ở bên này; thời gian vô định ở bên kia và thời gian mơ hồ trong không gian giữa bên này và bên kia.

Trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển , câu chuyện của Kafka Tamura mở ra ở bên này, tìm kiếm cơ hội trải nghiệm biến đổi, nhân vật chính phiêu lưu vào khu rừng

-phía bên kia - nơi người chết sống và không có thời gian để nói Với đặc điểm hiện thực huyền diệu và sự phân chia các khung thời gian này được đặt trong kết cấu phức tạp của không gian, khái niệm phong phú và sâu sắc về thời gian được thể hiện rất rõ trong Kafka bên bờ biển và Biên niên ký chim vặn dây cót

Trong Biên niên ký chim vặn dây cót , Turu Okada bắt đầu tự khám phá đáy giếng nơi anh có thể tìm thấy lối vào phía bên kia, ở đó khi thả trôi thời gian, Toru trải qua một trạng thái tâm trí thiền định.

Murakami xây dựng cuốn tiểu thuyết Kafka bên bờ biển năm 2002 bằng cách xen kẽ giữa các chương dành cho hai nhân vật chính, Tamura Kafuka và Nakata Ở bên này một thanh niên mười lăm tuổi bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình Kafuka đã quyết dấn thân ra thế giới rời xa cha mình Anh chia sẻ suy nghĩ của mình bằng giọng nói nội tâm mà anh đặt tên là Karasu (con quạ), điều này khuyến khích và đảm bảo cho Kafuka về hướng hành động đã chọn của mình Phụ nữ, cũng như nhiều truyện dài khác của Murakami, đóng vai trò hỗ trợ không thể thiếu trong cuốn tiểu thuyết này. Trong cuộc hành trình đến Shikoku, điểm đến tình cờ mà anh ấy chọn không vì lí do cụ thể nào, Kafuka gặp những người phụ nữ mà chúng ta tin rằng có thể là chị gái đã mất của anh ấy và người mẹ đã mất của anh ấy, Saeki Anh tình cờ gặp Saeki, người quản lý của một thư viện tư nhân, trong một ngôi nhà cũ nơi người yêu quá cố của cô đã từng sống ông mất vào cuối những năm 60 và bà đã không sống cuộc sống của mình một cách trọn vẹn kể từ đó Sau một vài ngày ở khách sạn kinh doanh và một sự cố kỳ lạ khi anh ấy phục hồi ý thức và thấy máu tươi văng trên quần áo của mình trong một công viên vào một đêm, Kafuka di chuyển vào thư viện và nhìn thấy hồn ma sống của Saekiở hình dạng cô ấy mười lăm tuổi - chính tuổi mình và tham gia vào một mối quan hệ Oedipus với cô ấy Trong khi đó, cảnh sát theo dõi hành tung của của Kafuka đến Tokushima để thẩm vấn anh ta về cái chết của cha mình Được một thủ thư tốt bụng nhắc nhở, Kafuka đến thăm nơi anh gặp hồn ma của hai người lính đã chết và ở trong căn nhà gỗ nơi Saeki trẻ tuổi đến thăm Kafuka trong rừng và đảm bảo với anh ấy về một mối quan hệ đặc biệt mà họ chia sẻ Kafuka rời khỏi rừng để trở về bên này cuối cùng anh ấy quay trở lại Tokyo một mình, với ý thức tốt hơn về con người của mình và cam kết bắt đầu về cuộc sống mới.

Nakata - một người đàn ông ở độ tuổi sáu mươi, trong cuốn tiểu thuyết này là một kim khí thiện chí, một cầu nối giữa bên này và bên kia, một vị cứu tinh hy sinh bản thân để giảm bớt nỗi đau tình cảm của những người khác Nakatamang một vết sẹo thể chất sâu sắc từ một tập phim bí ẩn trong chiến tranh nhưng anh lại có một tâm hồn ngây thơ và dịu dàng, một cuộc sống hàng ngày đơn giản, dựa vào phúc lợi của chính phủ và kiếm sống bằng cách bắt những con mèo bị lạc.

Ngày đăng: 12/05/2023, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w