1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Phú Thái.docx

71 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp
Tác giả Tạ Mai Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 12,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI (7)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (7)
    • 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty (8)
    • 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (8)
      • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (8)
      • 1.3.2. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh (9)
    • 1.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái trong 2 năm gần nhất (theo các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận) (10)
  • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI (13)
    • 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (13)
      • 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (13)
      • 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán (14)
    • 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế (18)
      • 2.2.1. Bộ phân thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế (18)
      • 2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích (18)
      • 2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích (23)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH (24)
    • 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty (24)
      • 3.1.1. Ưu điểm (24)
      • 3.1.2. Hạn chế (24)
    • 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty (25)
      • 3.3.1. Ưu điểm (25)
      • 3.3.2. Hạn chế (25)
  • CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (26)
  • PHỤ LỤC (29)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

- Tên quốc tế: PHUTHAI GROUP JOIN STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: PHUTHAI GROUP ,JSC

- Địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà HCO, 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Group) tiền thân là Công ty TNHH Phú Thái được thành lập từ tháng 10/1993, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh và phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng Qua 27 năm xây dựng và phát triển, với phương châm lấy đạo đức kinh doanh và chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm hàng đầu để làm vừa lòng khách hàng, Phú Thái Group đã là chiếc cầu nối uy tín, chất lượng giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng, góp phần không nhỏ vào việc lưu thông hàng hóa cũng như đẩy mạnh thị trường bán lẻ với hệ thống phân phối và hậu cần của mình Là một Công ty có tính chuyên nghiệp và quốc tế hóa cao, hiện nay Phú Thái Group đã phát triển được hơn 20 Công ty thành viên, trung tâm phân phối và kho vận với hơn 2.000 cán bộ nhân viên hoạt động trên phạm vi cả nước, doanh thu hàng năm đạt hàng ngàn tỷ đồng Phú Thái Group không ngừng lao động sáng tạo xây dựng Công ty ngày một trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động và đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế - xã hội với nhà nước.

- Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn phân phối hậu cần hàng đầu Việt Nam

+ Cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Để thiết lập năng lực cốt lõi của tổ chức bằng cách có phạm vi bảo hiểm mạng hiệu quả, hệ thống, người có kỹ năng và hiệu quả chi phí.

+ Để cung cấp các giải pháp phân phối đầy đủ như cả nhà cung cấp dịch vụ phân phối tích hợp và dịch vụ hậu cần.

+ Để phối hợp hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh để đạt được một thực thể duy nhất mạnh mẽ và đa dạng.

+ Để cung cấp tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận cho các bên liên quan

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái là một mô hình tập đoàn phân phối và bán lẻ hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm:

+ Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc OTC + Công nghiệp

+ Sản phẩm khác như vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi,

Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

1.3.2 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

- Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Các cổ đông có quyền biểu quyết có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát : là bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty, do cơ quan đại diện chủ sở hữu của Công ty thành lập để giúp cơ quan này kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành Công ty; trong việc chấp hành pháp luật, điều lệ và các quyết định của cơ quan đó.

- Ban giám đốc : là bộ máy quản trị của Công ty, được các cổ đông bầu chọn đại diện quyền lợi của họ trong việc quản lý.

- Phòng kế toán : chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, hạch toán đúng chế độ kế toán, chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của Công ty Theo dõi lập đầy đủ các sổ sách, tình hình sử dụng vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích dự toán tình hình tài chính của Công ty Hàng năm có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước

- Phòng hành chính : mang trọng trách tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự mà còn có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thư hành chính và quản lý tài sản cho Công ty

- Phòng kinh doanh : chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của công ty Có trách nhiệm tiếp đón khách hàng, ký hợp đồng với khách hàng Tìm kiếm khách hàng mới và thị trường cho Công ty Xây dựng chiến lược kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh

- Phòng kỹ thuật : là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phòng nhân sự : là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của một công ty, đó là những nhân viên của công ty.

Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái trong 2 năm gần nhất (theo các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận)

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh ± %

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 5,900,348,826 12,090,736,907 6,190,388,081 104.92

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

5 LN gộp về bán hàng và CCDV 54,168,636,794 37,135,694,189 (17,032,942,605) (31.44)

7 LN sau chi phí bán hàng 39,674,418,901 32,365,815,225 (7,308,603,676) (18.42)

9 LN sau chi phí hậu cần 32,758,802,416 26,692,072,592 (6,066,729,824) (18.52)

11 LN từ hoạt động kinh doanh (sau

12 Lãi/lỗ từ hoạt động tài chính (2,121,691,722) (921,642,948) 1,200,048,774 (56.56)

13 Lãi/lỗ hoạt động khác 290,767,319 62,879,404 (227,887,915) (78.37)

14 LN kế toán trước thuế 22,928,904,228 19,037,718,735 (3,891,185,493) (16.97)

(Nguồn: Báo cáo lãi lỗ – P&L Summary năm 2020)

Nhận xét chung: Trong 2 năm gần nhất là 2019 và 2020, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái có khá nhiều biến động Cụ thể như sau:

- Doanh thu BHH và CCDV năm 2020 là 242,182,360,971 VNĐ, giảm 105,114,854,169 VNĐ so với năm 2019 là 347,297,215,140 VNĐ tương ứng giảm 30.27%.

- Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV năm 2020 là 230,091,624,064 VNĐ, giảm 111,305,242,250 VNĐ so với năm 2019 là 341,396,866,314 VNĐ tương ứng giảm 32.60%

- Giá vốn hàng bán năm 2020 là 192,955,929,875 VNĐ, giảm 94,272,299,645 VNĐ so với năm 2019 là 287,228,229,520 VNĐ tương ứng giảm 32.82%.

- Chi phí bán hàng năm 2020 là 4,769,878,964 VNĐ, giảm 9,724,338,929 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 67.09%

- Chi phí hậu cần năm 2020 là 5,673,742,633 VNĐ, giảm 1,241,873,852 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 17.96%

- Chi phí quản lý năm 2020 là 6,795,590,313 VNĐ, giảm 1,203,383,472VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 15.04%

- Chi phí thuế TNDN năm 2020 là 3,678,404,430 VNĐ, giảm 1,578,521,430 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 30.03%

- LN gộp về bán hàng và CCDV năm 2020 là 37,135,694,189 VNĐ, giảm 17,032,942,605 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 31.44%

- LN từ hoạt động kinh doanh (sau CPBH, CPHC, CPQL) năm 2020 là 19,896,482,279 VNĐ, giảm 4,863,346,352 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 19.64%

Qua đó ta thấy được gần như các chỉ tiêu của năm 2020 đều giảm khá mạnh so với năm 2019 Năm 2020, lợi nhuận sau thuế giảm 2,312,664,063 VNĐ so với năm 2019, giảm tương ứng tỉ lệ là 13.09% Có thể thấy nguyên nhân chính là do dịch COVID-19 kéo dài làm trì trệ một số hoạt động sản xuất khiến các chi phí giảm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều giảm Công ty cần có những biện pháp rõ ràng để cải thiện tình trạng này.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty

- Kế toán trưởng: đứng đầu bộ phận kế toán và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho Công ty

- Kế toán thuế: phụ trách về các vấn đề tính toán và khai báo thuế trong Công ty.

- Kế toán bán hàng: quản lý và ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng và tiền – hàng trong khâu bán hàng, bao gồm: xuất hóa đơn cho khách hàng và căn cứ các chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng để ghi vào sổ sách kế toán như sổ chi tiết doanh thu, chi phí…, cùng với đó lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan khác theo yêu cầu quản lý của Công ty.

- Kế toán xuất – nhập khẩu: ghi chép, phản ánh, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hàng hóa xuất nhập khẩu; Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu, bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và tình hình thực hiện thu chi ngân sách, ; Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu, bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và

THỦQUỸ tình hình thực hiện thu chi ngân sách, ; Lập các quỹ dự phòng, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ở cuối mỗi niên độ kế toán.

- Kế toán công nợ: đảm nhận các công việc kế toán về các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thu/trả

- Thủ quỹ: kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong doanh nghiệp như kiểm tra phiếu Thu, phiếu Chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng,… Thủ quỹ quản lý, lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan khác trong quá trình này

2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính (phần mềm kế toán Solomon) Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động kinh doanh và đội ngũ kế toán hiện có của Công ty.

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch, kỳ kế toán là từng tháng trong năm

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư

200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp ghi nhận giá trị hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

2.1.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu

Chứng từ công ty sử dụng được áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Hệ thống chứng từ bao gồm:

- Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi đường, phiếu xác nhận chấm công, hợp đồng giao khoán, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán,…

- Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa, bảng kê mua hàng, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa,…

- Bán hàng: bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng.

- Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, bảng kiểm kê quỹ,…

- Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biển bàn giao TSCĐ, biên bản kiểm TSCĐ,…

Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, việc thu thập số liệu kế toán được bắt đầu từ các phòng ban, sau đó được tập hợp về phòng kế toán của công ty Phòng kế toán có chức năng và nhiệm vụ chính là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ quản lý, tạo điều kiện huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Quy trình luân chuyển chứng từ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái: + Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

+ Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc ký duyệt

+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ

+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ

2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán hiện hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính Cụ thể như sau:

Kế toán quá trình cung cấp - Công ty đã sử dụng các tài khoản:

+ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu – cùng các tài khoản cấp 2 như là TK 1521, TK1522

+ TK 153: Công cụ, dụng cụ - cùng các tài khoản cấp 2 như là TK 1531, TK 1532

+ TK 156: Hàng hóa – cùng các tài khoản cấp 2 như là TK 1561, TK 1562,

Kế toán chi phí: Công ty đã sử dụng các tài khoản:

+ TK 632: Giá vốn hàng bán – cùng các tài khoản cấp như là TK 6321, TK 6323,….

+ TK 641: Chi phí bán hàng – cùng các tài khoản cấp 2 như là TK 6411, TK 6412,… và các tài khoản chi tiết như TK 641111, TK641201,…

+ TK 642: Chi phí quản lý – cùng các tài khoản cấp 2 như là TK 6421, TK6424,… và các tài khoản chi tiết như TK 6421111, TK642401,…

Kế toán tiêu thụ và kết quả: Công ty đã sử dụng các tài khoản:

+ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - cùng các tài khoản cấp 2 như TK 5111, TK 5113, và tài khoản cấp 3 như TK 51111, TK 51131,

+ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Và các tài khoản khác

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Đơn vị tính: VNĐ): a Ngày 25/12/2020, chi tiền tạm ứng xăng dầu công tác, trị giá 900.000 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt (Phiếu chi – Phụ lục ), kế toán ghi:

Có TK 1111: 900.000 b Ngày 1/12/2020, nhập kho bếp ga dương 2 lò đốt hiệu Paloma có mã hàng PA-7MEJ với số lượng 150 chiếc từ Paloma Co.,Ltdhd giá chưa thuế 264.127.328 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền hàng (Phiếu nhập kho – Phụ lục …), kế toán ghi:

Có TK 112: 290.540.061 c Ngày 27/12/2020, xuất kho một lượng hàng hóa nồi cơm điện Cuckoo với số lượng 75 chiếc gồm nhiều loại khác nhau cho khách hàng Đặng Văn Thắng, giá xuất kho 81.005.415 đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (Hóa đơn GTGT – Phụ lục …), kế toán ghi:

2.1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực tế, Công ty đã đăng ký sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và được thực hiện kế toán trên phần mềm kế toán Solomon kết hợp sử dụng phần mềm Excel để lập các bảng biểu, các bảng tính kế toán.

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán ban đầu hợp lệ như hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,… kế toán phần hành nhập chứng từ vào phần mềm.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào

Sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái, Sổ Nhật ký chung) và các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối mỗi quý kế toán thực hiện thao tác đóng kỳ và lập Báo cáo tài chính Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi in ra giấy.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái có những loại sổ sách sau:

- Sổ chi tiết tài khoản: Sổ chi tiết phải thu, sổ chi tiết phải trả, …

- Các bảng phân bổ, bảng kê: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng kiểm kê CCDC …

Công ty không mở số nhật kí đặc biệt.

2.1.2.4 Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán: Báo cáo tài chính

Tổ chức công tác phân tích kinh tế

2.2.1 Bộ phân thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế

- Bộ phận thực hiện: Thời điểm hiện tại công ty không có bộ phận riêng thực hiện công việc này nên phòng Kế toán sẽ phụ trách công việc này

- Thời điểm tiến hành: cuối mỗi kỳ kế toán năm hoặc thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của Giám đốc.

- Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính được sử dụng để làm nguồn dữ liệu khi phân tích kinh tế của doanh nghiệp Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2 Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Doanh nghiệp thực hiện một số chỉ tiêu phân tích sau:

 Chỉ tiêu khả năng sinh lời:

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất này đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận, hệ số càng cao thì càng tốt.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số càng cao càng tốt.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Tỷ suất này cho biết 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp, hệ số càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt.

 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tàisản ngắnhạn

Hệ số thể hiện khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tàisản ngắnhạn −Hàngtồn kho

Hệ số được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương với tiền.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp BH và CCDV trên DT thuần

= Lợi nhuận gộp BH vàCCDV

- Tỷ suất CP tài chính trên DT tài chính

- Tỷ suất CP quản lý doanh nghiệp trên tổng DT thuần (Tổng DT thuần = DT thuần + DT tài chính) = CPquản lý doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tổng DT thuần

- Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế trên tổng DT thuần

Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú

Thái năm 2019 và năm 2020 ST

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh ± %

1 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

4 Vốn chủ sở hữu BQ 18,252,810,611 16,515,646,337 (1,737,164,274) (9.52)

 Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy được:

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): cứ 1 đồng giá trị tài sản bình quân sử dụng vào kinh doanh sẽ tạo ra 19,95 đồng lợi nhuận vào năm 2019 và 24,28 đồng vào năm 2020, cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty có hiệu quả và có sự tăng nhẹ giữa 2 năm

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân công ty sẽ tạo ra đến 96,82 đồng lợi nhuận vào năm 2019 và 93,00 đồng vào năm 2020 tuy nhiên năm 2020 lại giảm so với năm 2019

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): cứ 1 đồng doanh thu là tạo ra 5,18 đồng lợi nhuận vào năm 2019 và 6,68 đồng vào năm 2020 => năm 2020 tăng so với năm 2019

Bảng 2.2: Phân tích về khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Phú Thái năm 2019 và năm 2020 ST

Chỉ tiêu Đơn vị tính

1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 87,239,591,372.5 61,466,043,721.5

4 Khả năng thanh toán ngắn hạn

5 Khả năng thanh toán nhanh

- So với năm 2019 thì năm 2020 các hệ số khả năng thanh toán của Công ty đều tăng:

+ Năm 2020 khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng 0.62 lần so với năm 2019.

+ Năm 2020 khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng 0.01 lần so với năm 2019.

Bảng 2.3: Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái năm 2019 và năm 2020 ST

T Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh ± %

Doanh thu thuần về bán hàng và

2 LN gộp về bán hàng và CCDV 54,168,636,794 37,135,694,189 (17,032,942,605) (31.44)

Tỷ suất lợi nhuận gộp BH và CCDV trên DT thuần

Tỷ suất CP tài chính trên DT tài chính

Tỷ suất CP quản lý doanh nghiệp trên tổng DT thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tổng DT thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế trên tổng DT thuần

- Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV của Công ty năm 2020 giảm 111,305,242,250 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 32,6% cùng giá vốn hàng bán năm 2020 giảm 94,272,299,645 VNĐ so với năm 2019, tương ứng giảm 32,82% dẫn đến lợi nhuận hộp về bán hàng và CCDV năm 2020 cũng giảm là 17,032,942,605 VNĐ so với năm 2019 tuy vậy tỷ suất lợi nhuận gộp BH và CCDV trên DT thuần năm 2020 tăng 0.003 lần so với năm 2019.

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tổng DT thuần năm 2020 tăng 0.016 lần so với năm 2019

- Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế trên tổng DT thuần năm 2020 tăng 0.015 lần so với năm 2019

Các tỷ suất năm 2020 đều tăng so với năm 2019

2.2.3 Tổ chức công bố báo cáo phân tích

Sau khi phòng kế toán tiến hành phân tích các chỉ tiêu và xây dựng báo cáo phân tích dưới sự giám sát của Kế toán trưởng thì sẽ có cuộc họp để công bố tới toàn bộ ban lãnh đạo công ty để ban lãnh đạo có thể nắm rõ tình hình công ty, hiểu rõ được những ưu, nhược điểm cần giữ vững và khắc phục trong quá trình hoạt động Cùng với đó sẽ có những phương án chính xác, cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn.

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH

Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty

Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, mỗi kế toán viên được phân chia các công việc chi tiết, cụ thể, đầy đủ Cùng với đó là đội ngũ kế toán dày dặn kinh nghiệm, lâu năm trong ngành.

- Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung giúp dễ kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin nhanh gọn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu từ Ban Giám Đốc.

- Vận dụng chứng từ, hệ thống tài khoản phù hợp, thuận tiện cho việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu, lên báo cáo.

- Sử dụng cả phần mềm Excel kết hợp với phần mềm kế toán Solomon trong công tác kế toán, hỗ trợ được kế toán viên rất nhiều trong việc quản lý chứng từ, lên sổ, báo cáo cộng thêm đó giúp giảm khối lượng công việc thủ công Nhờ những phần mềm này mà kế toán có thể tiện theo dõi, thông tin sẽ chính xác, rõ ràng minh bạch.

- Luôn cập nhật nhanh chóng những thông tư, quy định mới.

Song với đó có một vài hạn chế như sau:

- Do chưa có bộ phận riêng tiến hành phân tích kinh tế cùng với đó Công ty cũng không có bộ phận kế toán quản trị riêng, vẫn còn kết hợp cả kế toán tài chính và kế toán quản trị với nhau khiến cho khối lượng công việc mà phòng kế toán cần gánh vác khá lớn Điều này ảnh hưởng đến độ chính xác, hợp lý về thông tin kế toán do dễ nhầm lẫn sai sót trong quá trình nhập lên dữ liệu

- Phần mềm kế toán Solomon hỗ trợ được rất nhiều cho kế toán nhưng phần mềm này dùng chế độ kế toán của Mỹ nên công ty chưa khai thác được hết khả năng của phần mềm cộng với đó chi phí lắp đặt chạy phần mềm khá cao, gây lãng phí Mặt khác phần mềm này hoàn toàn bằng tiếng anh có thể gây khó khăn cho những nhân viên có trình độ tiếng anh chưa cao.

- Công ty chưa trích lập dự phòng tổn thất tài sản, tổn thất đầu tư và giảm giá hàng tồn kho

- Việc xác định kết quả kinh doanh và chưa hạch toán cho từng dịch vụ sản phẩm cụ thể mà chỉ hạch toán tổng hợp cũng khiến cho Công ty khó đánh giá, xem xét được sản phẩm chủ đạo, tạo lợi nhuận cho Công ty để đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm đó hơn.

Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty

- Do phòng kế toán phụ trách phân tích kinh tế nên số liệu sẽ chính xác, hợp lý và nhanh chóng hơn Điều này cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí cho Công ty

- Tiến hành phân tích cuối mỗi kỳ kế toán giúp Công ty có cái nhìn bao quát về tình hình Hoặc khi Giám đốc cần để kịp thời xử lý những vướng mắc, hạn chế cũng là một ưu điểm Những điều này giúp Công ty nhanh chóng nhận ra những sai sót để sửa đổi

- Chưa có phòng ban riêng phụ trách việc phân tích kinh tế cho Công ty khiến phòng kế toán gánh vác khối lượng công việc lớn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đều chất lượng công việc như chậm tiến độ hoặc sai sót thông tin.

- Công ty mới chỉ phân tích sơ bộ về một vài vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận và khả năng thanh toán, chưa đi sâu vào phân tích tình hình tài chínhCông ty

ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái, em xin đề xuất hai hướng đề tài:

Hướng đề tài thứ nhất: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái” thuộc học phần Kế toán tài chính

- Lý do: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái tập trung chủ yếu là hoạt động thương mại và cung cấp dịch vụ, do vậy kế toán bán hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lợi nhuận Mà Công ty chưa hạch toán cho từng dịch vụ sản phẩm cụ thể mà chỉ hạch toán tổng hợp khiến cho Công ty khó đánh giá, xem xét được sản phẩm chủ đạo, tạo lợi nhuận cho Công ty Vì vậy em muốn đi sâu vào phân tích, tìm hiểu mảng này để tìm ra những hạn chế, yếu kém và đưa ra một số giải pháp cho Công ty.

Hướng đề tài thứ hai: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái” thuộc học phần Phân tích kinh tế doanh nghiệp

- Lý do: Công ty mới chỉ phân tích sơ bộ về một số vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận và khả năng thanh toán Cùng với đó công ty chưa có bộ phận phân tích riêng nên em muốn đi sâu vào phân tích tình hình tài chính Công ty và đưa ra biện pháp nâng cao năng lực tài chính công ty.

Báo cáo thực tập tổng hợp là sự đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái của bản thân em sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập ở Công ty Qua thời gian này em nhận thấy rõ được sự quan trọng của thực tập cuối khóa – đây chính là bước đầu cần thiết, cần có cho công việc sau này.

Do thời gian thực tập còn hạn chế, cộng thêm việc tình hình dịch hoạt động phức tạp nên không thể hoàn toàn tham gia đầy đủ trong suốt quá trình thực tập vậy nên em chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản và nổi trội tại Công ty.

Em xin chân thành cảm ơn cô ThS Đàm Bích Hà và Ban giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái cùng các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp.

1 Báo cáo lãi lỗ (P&L Summary) năm 2019, 2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

2 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet summary) năm 2019, 2020 của Công ty

Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

3 Lưu chuyển tiền tệ năm 2019, 2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

4 Bảng cân đối phát sinh năm 2019, 2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

5 Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

6 Các tài liệu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái cung cấp

7 TS Nguyễn Tuấn Duy (2014), Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

8 PGS.TS Nguyễn Quang Hùng (2019), Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

9 Một số website: https://phuthaigroup.com/ https://www.slideshare.net/ https://123docz.net/ https://masothue.com/

Ngày đăng: 11/05/2023, 10:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w