Đo lường hình ảnh điểm đến du lịch là để tài khảo sát về lượng khách du lịch đến với tỉnh quảng bình trong 3 năm liên tục, qua đó dựa vào các số liệu và các thang đo nhằm đưa ra các giải pháp nhằm thu hút lượng khách đến với du lịch quảng bình
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ĐO LƯỜNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 2.1.1 Khái quát chung về Quảng Bình
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông) Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069 Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt.
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với thành Đồng Hới Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sát nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình có các tuyến giao thông quan trọng bắc – nam Việt Nam chạy qua: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không (sân bay Đồng Hới). Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực này từ thời kỳ đồ đá Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát hiện ở đây Năm 1926, một vị nữ khảo cổ người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình ở khu vực này.
Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam Sau khi Champa giành được độc triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập.
Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính,
Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069 Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ.
Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha). Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.
- Về địa hình Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000
- 2.300 mm/năm Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 0 C – 25 0 C Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
- Về hệ động, thực vật
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi,
640 loài khác nhau Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m 3