MỘC NINH ĐI PHƯỚC LONG CHƠN THÀNH QUỐC LỘ 14 TX ĐỒNG XOÀI HUYỆN ĐỒNG PHÚ BÌNH PHƯỚC HUYỆN PHÚ GIÁO BÌNH DƯƠNG HUYỆN TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG NGÃ TƯ SỞ SAO QUỐC LỘ 13 TX THỦ DẦU
Trang 1
MỘC NINH
ĐI PHƯỚC LONG
CHƠN THÀNH QUỐC LỘ 14
TX ĐỒNG XOÀI HUYỆN ĐỒNG PHÚ (BÌNH PHƯỚC) HUYỆN PHÚ GIÁO (BÌNH DƯƠNG)
HUYỆN TÂN UYÊN (BÌNH DƯƠNG)
NGÃ TƯ SỞ SAO
QUỐC LỘ 13
TX THỦ DẦU MỘT (BÌNH DƯƠNG)
LÁI THIÊU (BÌNH DƯƠNG)
CẦU BÌNH TRIỆU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2CỬA KHẨU ĐÀ NẲNG DỜ Y (LÀO)
QUẢNG NAM
QUỐC LỘ 24
TX KONTUM QUẢNG NGÃI
QUỐC LỘ 14 QUỐC LỘ 1A
ĐÈO MANG YANG QUI NHƠN ĐÈO (BÌNH ĐỊNH) PLÂYCU AN KHÊ
BÙ ĐĂNG (BÌNH PHƯỚC)
QUỐC LỘ 14 QUỐC LỘ 20
Trang 3TỈNH LỘ 741 ĐI DĂKLĂK
NGÃ TƯ SỞ SAO
ĐƯỜNG LÊ TRÍ DÂN
ĐI LÒNG HỒ DẦU TIẾNG
NGÃ 4 ĐI PHÚ VĂN
NGÃ 3 ĐI LÁI THIÊU
XA LỘ ĐẠI HÀN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NHÀ THỜ FATIMA GA BÌNH TRIỆU
Trang 41.TUYẾN ĐƯỜNG TP HCM ĐẾN NGÃ TƯ SỞ SAO ( QL13 ):
*TUYẾN ĐƯỜNG TP HCM-THỦ DẦU MỘT (BÌNH DƯƠNG)
- Cầu Bình Triệu: Cầu cũ được xây dựng năm 1960 với chiều dài là 554m Cầu mới được khởi công xây dựng ngày 03/02/2001 hoàn thành vào năm
2003 với chiều dài 560m, rộng 12,5m với đường một chiều từ cầu Bình Triệu vào đường Đinh Bộ Lĩnh (TPHCM), với kinh phí xây dựng là 342 tỷ đồng do tổng công
ty xây dựng CTV thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải thi công xây dựng.
- Sông Sài Gòn : chiều dài 256 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng (Lộc Ninh – Bình Phước), một đoạn sông là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước Một phần nước sông Sài Gòn đổ vào khu vực lòng hồ Dầu Tiếng-Tây Ninh Sau đó chảy qua khu vực Bến Cát đến Thủ Dầu Một vào thành phố Hồ Chí Minh và hợp với sông Đồng Nai đổ ra cửa Cần Giờ vịnh Gành Rái Đây là con sông có giá trị kinh tế lớn về giao thông đặc biệt có nhiều hệ thống cảng quan trọng: Cảng Sài Gòn – Cảng Cát Lái – Tân Cảng, cung cấp nước cho khoảng diện tích là 5.010 km 2
- Ngã 4 Bình triệu:
Đây là giao lộ giữa đường 13 với đường Kha Vạn Cân, rẽ trái tới cầu Bình Lợi, rẽ phải tới công viên nước Sài Gòn Water Park 3km, chạy tiếp 2km tới Trung Tâm Thủ Đức.
- Sài Gòn Water Park:
Khánh thành 12-12-1997, tổng vốn là 11.16 triệu USD do công ty Pegasus Leisure 70%, công ty Eden 18%, Công ty Lâm Viên Thủ Đức 12% liên doanh đầu
tư Với tổng diện tích 5ha và thời hạn hoạt động là 25 năm Công viên gồm 16 hạng mục đồ chơi, tronng đó có 7 hạng mục là trò chơi nước.
- Phường Hiệp Chánh-huyện Thủ Đức
- Đồng Chó Ngáp: khoảng cách từ Sài Gòn-Lái Thiêu 1-11km nằm bên tay phải Đồng Chó Ngáp được gọi như thế là vì trước đây là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cấy cày và bị bỏ hoang và rất trống trải, vắng vẻ nên người ta gọi là Đồng Chó Ngáp.
- Phường Hiệp Bình Phước:
- Ngã tư Bình Phước: Rẽ phải chạy theo xa lộ Đại Hàn sẽ đến ngã tư Linh Trung (5km), ngã 3 trạm 2 (8,5km) Rẽ trái đến ngã tư An Sương (11,7km), ngã 4
An Lạc (31,5 km) Chạy thẳng sẽ bắt đầu quốc lộ 13 tới thị xã Thủ Dầu Một (15km)
- Cầu Vĩnh Bình dài 50km Đây là ranh giới giữa Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương Cầu bắt qua Rạch Gò Dừa.
Trang 5Tỉnh Bình Dương:
Tỉnh Bình Dương là Vùng đất thuộc huyện Bình An-Trấn Biên Hoà-Phủ Phước Long năm 1820.
Từ năm 1836 thuộc tỉnh Biên Hoà-phủ Phước Long
Năm 1880 thuộc Hạt Thủ Dầu Một.
Năm 1899 thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Tháng 05 năm 1951 thi hành chủ trương trên, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà sát nhập lấy tên là Thủ Biên.
Ngày 22/10/1956 Ngô Đình Diệm tách tỉnh Thủ Dầu Một thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Long.
Tỉnh Bình Dương thời Mỹ gồm 6 quận gồm Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Giáo, Phú Hoà và Trị Tân với 54 xã, 219 ấp, tỉnh lỵ là Thủ Dầu Một Dân số là 185.289 người (1965)
Ngày 30/04/1975 tỉnh Bìh Dương được hoàn toàn giải phóng.
Ngày 02/07/1976 Quốc hội nước Cộng Hoà XHCNVN quyết định sát nhập tỉnh Bình Dương và Bình Phước thành một tỉnh Sông Bé.
01/01/1997 lại tách tỉnh Sông Bé ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước Tỉnh Bình Dương hiện nay:
Phía Bắc-Đông Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Phía Đông-Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Tây-TaÂy Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
Phía Nam-Tây Nam giáp TP HCM.
Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một Huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát Tỉnh lỵ là Thị xã Thủ Dầu Một với diện tích là 2.723km 2 , dân số 606.800 người (01/04/1999)
Người đẹp Bình Dương-Thẩm Thuý Hằng:
Sinh năm 1940 tại Hải Phòng, nhưng ngay từ nhỏ cùng gia đình vô Long Xuyên –An Giang sinh sống và sau này di cư lên Bình Dương Nơi mà mệnh danh
“người đẹp Bình Dương” đã gắn bó với tên tuổi Thuý Hằng.
Năm 17 tuổi, Thẩm Thuý Hằng là học sinh trường Phước Tuyền đang tuổi mộng mơ Hằng rất thích đi du học nước ngoài Năm ấy hãng phim Mỹ Vân đăng báo cần tuyển diễn viên đóng phim Người trúng tuyển sẽ đi du học nước ngoài Lúc đò Hằng chưa mê đóng phim nhưng lại mê đi nướøc ngoài nên Hằng lén gia đình đến Tiệm Hà Di chụp hình dự thi Tại nhà hàng Are-En Ciel (Chợ Lớn), trước mặt ban giám khảo cùng nhiều nghệ si( nổi tiếng như Bảy Nhiêu, Năm Châu, Ba Vân, Kim Cúc, Kim Lan…Thẩm Thuý Hằng đã vượt qua 3000 thí sinh ở vòng ngoài, 20 thí sinh ở vòng chung kết, trong đó có rất nhiều người đẹp như Hương Dung, Bạch Xuyến….để đạt hạng nhất Khi trúng tuyển nàng buồn vì không được đi nước ngoài, nhưng hãng Mỹ Vân hứa khi nào có phim hợp tác với hãng phim HongKong sẽ đưa Hằng đi HongKong, Nhật….và bước đầu cho Hằng
Trang 6đóng vai chính trong phim người đẹp Bình Dương, bộ phim đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp Thẩm Thúy Hằng.
Sau phim người đẹp Bình Dương, Thẩm Thuý Hằng đóng liên tục các bộ phim như Tỏ Tình, Đoạn Tuyệt, Ngưu Lan Chức Nữ, Sự tích Trầu Cau…Ngoài đóng phim trong nước, Thẩm Thuý Hằng còn được mời đóng cho các hãng phim nước ngoài như HongKong, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia.
Từ năm 1975 với điện ảnh đổi mới của Cách Mạng, Thẩm Thuý Hằng đóng phim ngọn lửa Krong Jung, Như thế là tội ác, Nơi gặp của tình yêu, Bông mai lạnh.
Trước năm 1975 T.T.Hằng còn tham gia diễn kịch như Trà Hoa Nữ, Giọt Sầu, Thảm kịch đêm thứ 7,…và diễn những vở kịch kinh dị trong mục kịch lúc 0h trên truyền hình.
Thời năm 1975 T.T.Hằng cộng tác với đoàn kịch Hoà Bình (Bình Dương), năm 1977 về Tp HCM gia nhập đoàn Bông Hồng, năm 1983 là Cửu Long Giang, năm 1986 qua đoàn phim Kim Cương Sau một thời gian vắng bóng, mới đây T.T.Hằng xuất hiện trở lại với kịch bản” Chuyện tình của em” do bà viết và được hợp tác với nhóm Đào Thư.
Là một người đẹp có tài diễn xuất, có duyên với sân khấu, thành công nối tiếp thành công Sau đoạt giải người đẹp Bình Dương , năm 1972 T.T.Hằng đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất Đài Loan Á Hậu Châu Á năm 1974 Bằng khen liên hoan điện ảnh toàn quốc năm 1982 tại Đại Hội điện ảnh ở Liên Xô T.T.Hằng được phong tặng danh hiệu “ nữ diễn viên khả ái nhất” Có một gia đình hạnh phúc T.T.H hiện nay tu tại gia và là người từ thiện Bà hiện sống ở thị xã Thủ DẦu Một Với những cống hiến của mình, bà đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Thời gian trôi qua cuộc sống vẫn tiếp diễn, tuy đã ngoài 60 tuổi T.T.Hằng rồi cũng tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử, thế nhưng người đẹp Bình Dương vẫn còn luôn được nhớ mãi trong lòng người dân Việt tại Bình Dương.
- Xã Vĩnh Phú – Huyện Thuận An:
Là huyện được thành lập năm 1977 do hợp nhất của hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu Là huyện nằm giữa cực Nam của tỉnh Bình Dương Phía Tây Bắc giáp với thị xã Thủ Dầu Một, phía Đông Bắc giáp huyện Tân Uyên, phía Đông giáp với sông Đồng Nai (Tp Biên Hoà), phía Nam giáp với Quận Thủ Đức, phía Tây giáp với quận 12 Diện tích 136,3 km, dân số khoảng 170.000 người.
Là huyện tập trung các khu công nghiệp, làng nghề, gốm sứ, sơn mài.
- Thị trấn Lái Thiêu : Ngã tư Lái Thiêu.
- Lái Thiêu trườc là một trong 6 quận của tỉnh Bình Dương, sau là đất của tỉnh Sông Bé Năm 1977 sát nhập với huyện Dĩ An và huyện Thuận An, nay thuộc tỉnh Bình Dương.
- Địa danh Lái Thiêu:
Trang 7- Truyện kể rằng ngày xưa có một gia đình người Hoa ở vùng này vốn làm nghề Lái Buôn Một hôm sau khi nhậu với bạn bè tới lúc say xỉn Khi về đến nhà
do bực tức với vợ con, ông Lái Thiêu châm lửa đốt nhà mình, ngọn lửa bốc lên cao thiêu rụi căn nhà, bà con lối xóm tới cứu chữa không kịp thế là cả sự nghiệp tiêu tan Từ đó bà con đặt (quen gọi) vùng đất này là Lái Thiêu (Ông Lái Thiêu nhà) Có thể dù rằng cái tên rất đơn giản này là muốn nhắc nhở nhau đừng vì khuất mắt, giận hờn, nóng vội, nhậu nhẹt mà mất hết lý trí Nó dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng khó mà lường trước được như câu chuyện này và từ đó địa danh Lái Thiêu đã đi cùng năm tháng với người dân nơi đây.
Lái Thiêu là vùng đất xa xưa nổi tiếng gần xa là một vùng trái cây ngon ngọt, do đó người con gái nơi này rất đẹp, họ có nước da trắng mịn, môi son, mắt biếc do ăn nhiều trái cây Chẳng thế mà ông bà ta có câu:
Tháng giêng mười sáu trăng treo
Anh sắm giường lèo cưới vợ Lái Thiêu.
Vườn cây Lái Thiêu đựơc trồng nhiều vào những năm 1930 trong khu vực bãi bồi dọc sông Sài Gòn với diện tích khoảng 12.000 ha thuộc các xã như An Sơn,
An Thạnh, Hưng Định, Vĩnh Phú , Phú Long….Huyện Thuận An là một điểm du lịch miệt vườn nổi tiếng thu hút nhiều du khách tới tham quan và thưởng thức hương vị trái cây Trái cây ở đây vào mùa từ tháng tư đến tháng 10 Vườn cây Lái Thiêu đa dạng về chủng loại như mít (tháng 2-4), măng cụt, xoài (tháng 3-5), sầu riêng (tháng 4tháng 6), chôm chôm (tháng 5-7), thanh long (tháng 6-10), nhãn (tháng 7-9)
- Làng gốm sứ Tân Phước Khánh :
Làng gốm sứ Tân Phước Khánh ngày nay gọi là Tân Khánh thuộc xã Tân Khánh huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là một trong những nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng ở nơi này.
Bình Dương được xem là thiên đàng của đất sét, vùng sản xuất gốm sứ trải rộng ở nhiều nơi như Lái Thiêu, Hưng Định, An Thạnh, Dĩ An, Tân Phước Khánh… Nhưng nguồn nguyên liệu đất sét loại Mônmosilônít lại có nhiều ở quanh khu vực Tân Khánh nên các lò gốm sứ đều phải mua lại nguyên liệu này từ trong tay người dân địa phương.
Nghề gốm du nhập vào người dân Bình Dương vào thế kỷ 18 theo kĩ thuật truyền nghề từ những người Hoa và những người thuyền buôn di cư vào Việt Nam Thợ thủ công gốm sứ lúc đầu lập nghề ở làng Cây Gõ-Chợ LớÙn Về sau do vận chuyển nguyên liệu đường xa bất tiện, giảm lợi nhuận nên họ dời về đây lập nghiệp mở lò gốm Dần dần làm ăn phát đạt và phát triển rộng khắp nơi trong tỉnh và lan sang cả Biên Hoà.
Ban đầu các nhà xưởng đều xây dựng hết sức giản đơn với những viên gạch đất in sống, thô và xốp, lò nung thì xây theo lối đoạn cuốn hình ống, trên hình bầu
Trang 8và chỉ sản xuất đồ dùng gia đình như chén, tô, tượng, chậu, hũ, chai…chưa có hình trang trí và chỉ có một màu vàng như lu thạp ngày nay.
Đến năm 1930 với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật các nhà xưởng đã thay lò ống bầu bằng cách sáng chế ra loại lò tách rời riêng biệt và đồng thời dùng khuôn hộp bằng đất sét nung đựng bọt những sản phẩm sứ để có thể chồng lên nhiều lớp cùng nung và hạ giá thành.
Đến năm 1960-1963 cơ khí máy nổ đã lại đưa họ vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để thay thế công đoạn bằng tay chân như dập hộp khuôn, kéo bàn xoay,
in chéo…
Ngày nay đất sét làm gốm sứ phải mua lại từ nơi khác đưa về đổ vào khuôn lọc-dùng nước phun vào bùn và đất sét, cho đất sét chảy vào ngưng tụ loại, công đoạn này coi là lọc cát, đá trong đất sét Đất được chuyển về nơi sản xuất để nặn, tạo dáng sản phẩm và nung.
Theo một số gia phả của những gia đình làm gốm sứ ở Thủ Dầu Một hiện nay cho biết nghề gốm sứ từ Biên Hoà truyền sang Ở Bình Dương thì Lái Thiêu được xem là cái nôi của gốm sứ Sau đó lan rộng ra nhiều nơi trong tỉnh Hiện nay có gần 500 lò gốm sứ và nhiều xí nghiệp sành sứ thuộc xí nghiệp sành sứ tỉnh Bình Dương, các xí nghiệp này phân bố khá dày đặc trên địa bàn Thủ DẦu Một và huyện Thuận An.
Kỉ thuật làm gốm sứ ở Bình Dương được tiến hành qua nhiều khâu, từ tìm kiếm cao lanh, phối liệu, chỉnh hình, nhúng vào phun men về màu dưới men hoặc trên men và nung chín sản phẩm.
Các khâu kĩ thuật ấy chủ yếu làm bằng tay, làm bằng kinh nghiệm đã tích luỹ từ lâu đời trong sản xuất của người thợ Những bí quyết lưu truyền ở mỗi gia đình, trong mỗi lò gốm Kinh nghiệm này được người thợ gốm đúc kết qua 8 chữ
“ nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”.
- Ngã tư cầu ông Phố: rẽ trái vô thị trấn Lái Thiêu, rẽ phải đi Biên Hoà.
- Gốm Trung Thành: rẽ phải đi công ty sữa nổi tiếng Việt Nam.
- Đại lộ Bình Dương:
-Thức Ăn chăn Nuôi Thành Công.
- Gốm Hoàng Việt.
- Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore:
Được thành lập năm 1995 do công ty Mậu Dịch Xuất Nhập Khẩu tỉnh Sông Bé hợp tác với công ty Việt Nam-Singapore Diện tích ban đầu là 100ha, vốn đầu
tư là 53 triệu USD Hoàn tất năm 1998 Bên Việt Nam chiếm 49%, nước ngoài chiếm 51% Dự định trong 8 năm sẽ mở rộng ra 500 ha với tổng kinh phí 250 triệu USD, có thể xây 200-300 nhà máy và tạo việc làm cho 70.000 người.
- Khu Công nghiệp Việt Hương:
Thành lập năm 1995 với thời gian hoạt động là 50 năm và được hưởng đãi ngộ tối ưu nhất của nghị định chính phủ số 192 Tổng số vốn 119 tỷ đồng, diện tích
Trang 920 ha, có thể xây dựng 30 nhà máy tạo việc làm cho 8.000 lao động Ngày 06/08/1998 được phép mở rộng diện tích 45,62 ha và tăng vốn đầu tư lên 176 tỷ đồng Thủ tướng kí và được phép của bộ khoa học, bộ đào tạo và bộ xây dựng duyệt ngày 31/08/1998 Năm 1998 đã có 23 nhà máy được cấp phép hoạt động.
- Gốm Sứ Việt Hưng, Kim Long,Vương Hồng.
- Tháp bưu điện huyện Thuận An.
- Ngã tư Hoà Lân: rẽ phải tới ngã tư Bình Chuẩn, Tân Khánh-Tân Uyên, rẽ trái vô Thủ Dầu Một.
- Ranh giới Thị Xã Thủ Dầu Một-Thuận An.
- Trạm thu phí Số 1.
- Ngã tư Phú Lợi: Chạy thẳng vô Thủ Dầu Một, Chơn Thành 55km, rẽ phải vô Phú Lợi 2km, rẽ trái vô Cảng bà Lụa 4km, vô đình Bà Lụa.
- Nhà máy tôn Linh Nga.
- Sân Vận động Gò Đậu, ngã tư Sân Banh.
- Ngã tư Tân Lập : rẽ phải đi Ngã Tư Bình Chuẩn đi Biên Hoà, bưu điện Bình Dương.
- Ngã tư: Trường dân Lập Bình Dương (phía phải), công viên Thủ Dầu Một phía trái, trường PTTH chuyên Hùng Vương, thư viện Tỉnh Bình Dương.
-Ngã tư Phúc Kiến: chạy thẳng đi Lộc Ninh 110km, trung tâm Thủ Dầu Một 2km rẽ trái Bên phải là nghĩa trang Phúc Kiến-thuộc về nhóm người Minh Hương của bang Phúc Kiến xây thành khu nghĩa địa cho riêng tộc họ Nay UBND tỉnh Bình Dương đã thu hồi lại khu đất này và bố trí cho họ dời về nơi khác để an táng.
- Nghĩa trang Triều Châu: đây là nghĩa trang của người Hoa thuộc Bang Triều Châu.
- Bia tưởng niệm Cầu Bún.
- Trạm thu phí.
- Ngã tư suối giữa.
- Ngã ba này có hai lối rẽ trái: rẽ trái thứ nhất vô làng Sơn mài Tương Bình Hiệp 2km và Bến Thế Rẽ trái thứ 2 dẫn đến Bến Xúc, Hồ Dầu Tiếng.
- Xã Tương Bình Hiệp:
- Xã Định Hoà.
- Ngã tư Sở Sao: Sở dĩ có tên Sở Sao là vì trước kia có nhiều gỗ sao nên người dân ở đây gọi là xứ sở của gỗ sao, sao đó dần dần hình thành nên gọi là ngã
ba Sở Sao.
- Thủ Dầu Một:
Địa danh Thủ Dầu Một có từ thời Pháp thuộc Thủ là danh từ chỉ đồn canh gác dọc các bờ sông Ở ngay trước có một đồn lính, kiểm soát phần đất Biên Hoà này Đó là chiếc đồn độc nhất Dầu là một cây dầu cổ thụ, cao to nhưng lại đứng
Trang 10lẻ loi một mình bên cạnh đồn canh này vì thế cái tên Thủ Dầu Một ra đời và tồn tại cho đến tận hôm nay.
Thủ Dầu Một xưa là huyện lỵ của Tỉnh Bình An Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập năm 1899 hồi Pháp thuộc trên địa bàn tỉnh Phước Long thuộc huyện Biên Hoà Tỉnh Lỵ Thủ Dầu Một.
Hồi Mĩ-Ngụỵ, Thủ Dầu Một là vùng đất bao trùm hai tỉnh Bình Dương và Bình Long (Lộc Ninh-Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay) Năm 1956 Thủ Dầu Một chính thức được thành lập thì Thủ Dầu Một là thị xã-tỉnh lị tỉnh Bình Dương.
Ngày 30-04-1975 thị xã Thủ Dầu Một được giải phóng và trở thành tỉnh lị của tỉnh Sông Bé.
Thủ Dầu Một là một thị xã nằm ở bề trái Sông Sài Gòn cách Sài Gòn 30km, có diện tích 90,9 km 2 dân số khoảng 150.000 người Phía Tây và Tây Nam giáp TP HCM, ở phía Tây cùa TP HCM, phía Nam giáp huyện Thuận An, phía Đông giáp huyện Tân Uyên, phía Bắc giáp Huyện Bến Cáu.
Thủ Dầu Một hiện nay là trung tâm kĩ thuật-văn hoá-chính trị của tỉnh Bình Dương, đã và đang được đầu tư để trở thành một trong những đô thị hiện đại.
Ở Thị xã Thủ Dầu Một có một số chùa nổi tiếng như chùa Bà, chùa Khánh Hội.
- Xôi phồng Bình Dương:
Gà quay thường ăn chung với bánh bao, xôi đậu xanh nhưng ở Bình Dương, món gà quay được ăm kèm với xôi phồng Xôi có nhiều loại như xôi đậu đen, đậu xanh, gấc, xôi cúc Vật liệu chính để làm xôi là gạo nếp và tuỳ từng loại xôi ta thêm đậu nhưng xôi phồng ta chỉ cho một thứ đó là gạo nếp.
Gạo sau khi ngâm, để khô, nghiền nhỏ trộn với dầu ăn, một ít đường vò thành viên (hoặc cắt từng miếng nhỏ) bỏ vào chảo dầu đang sôi, miếng xôi bỏ vào chảo dầu được đảo tròn đều và ép sát xuống đáy chảo, khoảng 5 phút sau miếng sôi bắt đầu phồng lên, lúc này hai tay đầu bếp phải thật khéo, nếu không xôi phồng sẽ bị méo, bễ hoặc xôi không li tâm ra ngoài vỏ được đều sẽ bị dồn cục ở giữa Xôi chín vàng không đều hoặc bị cháy và không đạt chất lượng Thời gian chiên phồng từ 10-15 phút.
Thật là tuyệt vời khi trên bàn ăn là một dĩa xôi phồng to tròn chiên vàng đều đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm Ăn xôi phồng với gà quay sẽ cho bạn một cảm giác lạ, ngon mà khi đến Bình Dương nhất thiết bạn không thể bỏ qua được.
- Chùa Bà Bình Dương:
Chùa Bà (Bà Thiên Hậu) là một di tích văn hoá của tỉnh Bình Dương, chùa được xây theo kiến trúc cổ Đây là nơi thờ tự rất trang nghiêm và là một điểm
Trang 11hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Vũng Tàu….
Hằng năm lễ rước Bà tổ chức rất trọng thể Đêm 13/01 (âm lịch) hàng năm nhân dân nơi đây đều bày cổ rước Bà trước nhà mình để cúng và nghênh Bà Sáng ngày 14/1 hằng năm được tổ chức trọng thể theo nghi thức cổ truyền Kiệu Bà được rước khắp các Thành Phố, cờ xí, cùng các đội múa lân-sư-rồng của các tỉnh.
Sau đó và cả trong ngày 15 (rằm tháng giêng) dân chúng kéo nhau về chùa Bà để thắp hương, cúng tế, cầu phước, xin lộc cho một năm mới được an khang, hạnh phúc…
- Chùa Hội Khánh:
Chùa Hội Khánh được Thiền Sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm cảnh thứ hai đời Lê Hiển Tông tức năm Tân Dậu 174ô.
Lúc đầu Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ
14 đời Tự Đức 1861 chiến tranh đã thiêu huỷ toàn bộ ngôi chùa Bảy năm sau năm 1868 chùa được Hoà Thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi cách
vị trí cũ khoảng 100m về phía Nam, vị trí ngày nay ngôi chùa toạ lạc tại 34 Yersin, phường Phú Cường, Thị Xã Thủ Dầu Một.
Chùa cách đường lộ 150m sau cổng tam quan cổ kính có trạm trổ long phụng, khuôn viên của chùa khá yên tĩnh với nhiều cây cổ thụ Trong đó đặc biệt có 4 cây cao dầu chót vót cành lá sum xuê được trồng từ lúc chùa mới xây dựng lại, nay đã trên 100 tuổi.
Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ Giảng đường Đông Lang đưoc xây dựng lại vào năm 1984 Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm 1990-1991 và gần đây nhất ngày 29/02/1992 ban trị sự tỉnh Hội Phật Giáo Sông Bé đã tổ chức lễ trùng tu di tích chùa Hội Khánh Trong chùa toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường Đông Lang và Tây Lang rộng 700m 2 , chánh điện thờ Phật Thích Ca, địa tạng và Chuẩn Đế Tất cả bộ tượng được tạc bằng gỗ đều sơn son thiếp vàng Ba tấm bao lam trạm khắc tứ linh, tứ quí, Cửu Long và Thập Bát La Hán có giá trị cao, các tác phẩm này được tạc vào những năm cuối Thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX do nhóm điêu khắc ở Thủ Dầu Một tạc tượng.
Hơn 250 năm nay chùa Hội Khánh lưu truyền kế vị đến 10 đời trụ trì, trong đó có 9 vị đã viên tịch là Đại Ngạn, Chân Kính, Chánh Đắc, Trí Tân, Thiện Quới, Tứ Văn, Ấn Bửu, Thiện Quới, Thiện Hương, Quảng Viện Trước sân chùa có những ngôi tháp của các vị trụ trì đã viên tịch Hiện nay vị trụ trì chùa là Đại Đức Thích Huệ Thông-chánh sư Ban Trị sự Phật Giáo Tỉnh.
Chùa Hội Khánh là trung tâm Phật Giáo cổ truyền của vùng đất Bình An và Thủ Dầu Một sau này Các nhà sư cũng chính là các nhà dạy chữ Hán Chùa Hội Khánh đã góp phần tạo nhiều thế hệ tu sĩ để trụ trì các chùa khác trong
Trang 12vùng Một trong những danh tăng xuất thân từ chùa Hội Khánh là Hoà Thượng Thích Từ Văn được xem là Tăng thông Phật Giáo Nam Kỳ và được mời sang Pháp để cầu siêu và thuyết pháp năm 1920, chính ngài đã thỉnh tượng Phật và đưa thế hệ thủ công sang Pháp để dựng chùa Hội Khánh bên đó Trong năm 1923-1926, ở chùa Hội Khánh có lập hội danh dự yêu nước gồm các sĩ phu tham gia chữa bệnh, dạy học để truyền đạo lý Trong đó có cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã sống và hoạt động tại chùa một thời gian.
Sau năm 1945 chùa là nơi qui tụ các tăng ni của 40 ngôi chùa khác trong tỉnh Thủ Dầu Một Lập ra một hội Phật giáo cứu quốc do thượng tọa Thích Minh Tịnh làm chủ tịch.
Do bề dày lịch sử của chùa, ngày nay nơi đây đã vinh dự được chọn đặt trụ sở tỉnh hội Phật giáo và được hội Phật giáo công nhận là di tích Lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
- Sơn mài Bình Dương:
Nghề sơn mài Bình Dương hình thành và phát triển gần 200 năm nay Làng sơn mài đầu tiên là Tương Bình Hiệp và Bến Thế và một thời gian sau mới chuyển sang Thủ Dầu Một.
Lúc đầu chỉ mới phôi thai của sơn mài như làm nền tranh vẽ, cảnh, sâu và cẩm xà có trên đồ gỗ cao cấp.
Đến năm 1891 Pháp lập trường Bá Nghệ thực hành và đào tạo tại Thủ Dầu Một chủ yếu là nghề mộc, chạm trang trí, sơn phết chống sâu mọt…
Đến năm 1923 Thầy trò Dinh Văn Thánh và Trần Văn Cấn đã chế tác thành công bức tranh sơn mài đầu tiên tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử nghề mộc và sơn mài.
Một số sản phẩm sơn mài trải qua nhiều bàn tay của nghệ nhân gồm 8 loại và 8 bước làm.
+ Cẩn ốc: là cẩn xà cừ (vì cứng chắc và có màu sắc), có hai cách cẩn
Cẩn nổi: cẩn trên lớp chu ( nha) đã mài sau khi phủ lớp sơn sống, sau đó
ủ khô và sơn lớp 2,3 lớp cho bằng mặt với xà cừ tiếp tục mài cho bóng.
Cẩn chìm: là cẩn sau giai đoạn mài lót dùng dao khoét sâu lõm chỗ cẩn và phủ sơn sống để giữ dính xà cừ đặt vào, lót thêm 2,3 nước sơn để phủ kín khe hở.
Trang 13+ Cẩn trứng là cẩn bằng vỏ trứng để tạo thành màu sắc tinh và màu sắc của cẩn trứng không có
+ Đắp nổi là sau khi làm bóng dùng chu (nha) trộn sơn thành chất dẻo để đắp nổi lên.
+ Khắc trủng: là sau khi làm bóng, can màu lên và dùng vật bén nhọn khắc trủng xuống và tô màu, có thể tô màu cho dày lên bằng phông rồi đánh bóng.
+ Vật liệu gốc của sơn mài: ngày xưa chỉ dùng một loại ván gỗ để làm, nhưng ngày nay có thể dùng ván ép làm sơn mài hai mặt.
-Tám bước làm:
+ Mài nhám gỗ lót sơn sống lên gỗ làm phẳng gỗ trước khi bọc vải.
+ Lọc vải, lót sơn mặt gỗ, bọc vải sát mặt gỗ và lát lên mặt vải một lớp sơn nữa Bọc vải sau này có tác dụng giúp cho sản phẩm khó bị co rút nứt nẻ.
+ Hom chu: phết chu (nha) 3 lần để tăng tính bền chắc của sản phẩm, lần phết thứ 3 mài bằng giấy nhám và rưới nước rửa.
+ Lót và mài lót : tiếp tục phủ 3 lớp sơn sống , ủ khô, mài và tưới nước để tăng độ bền chắc của sản phẩm, cuối cùng sơn lên sơn mài lớp sơn tuỳ theo màu nền của đề tài.
+ In mẫu vẽ, viết tô màu:
Đặt mẫu vẽ lên sản phẩm.
Đặt giấy can có rắc bột phấn vào giữa.
Dùng bút chì cứng hoặc vật cứng để đồ lên theo mẫu vẽ.
Vẽ nét phấn lại bằng cọ chấm sơn đen, xong đem ủ khô lan bụi rồi mới tô màu.
- Phủ cánh dán, quanh đen: sơn phủ lớp sơn cánh dán lên hình ảnh gọi là phủ cánh dán Quanh đen là tô, sơn đen lên phần không có hình ảnh.
- Mài nay là bước quan trọng quyết định giá trị của sản phẩm Dùng giấy nhám thật mịn mài nhẹ tay, lúc mài phải rưới nước rửa đều.
- Đánh bóng: đầu tiên dùng bột than, bột chu gói trong túi vải thưa chà sát đều sản phẩm Sau đó dùng lóng bàn tay chà sát thật mạnh cho đến khi mặt phẳng hơi bóng, cuối cùng là lau dầâu bóng.
Tuỳ theo yêu cầu đề tài và sở thích của khách hàng mà các sản phẩm được hình thành có kĩ thuật khác nhau.
Quá trình tạo ra một sản phẩm phải trải qua một thời gian khá dài (6 tháng hoặc hơn nữa) Sản phẩm nổi tiếng nhất là của sơn mài Thành Lễ và Đồng Tâm.
- Ngã tư Sở Sao: cách Đồng Xoài 76 km.
Địa danh Sở Sao có từ thực dân Pháp là vì trước đây có một công sở của người Pháp đặït ngay gần ngã tư , xung quanh khu vực này có nhiều cây sao nên gọi là ngã 4 Sở Sao.
Trang 14Ngã tư Sở Sao thuộc địa phận Thủ Dầu Một, là giao lộ giữa QL13 Nếu chạy thẳng QL13 sẽ đi Bến Cát, Châu Thành, Lộc Ninh, cửa khẩu Hoa Lư, qua Campchia Nếu rẽ trái ta đi đến Bến Súc, Dầu Tiếng Rẽ phải ta đi Phước Vĩnh, Đồng Xoài, Phước Long, Buôn Mê Thuột…
Trang 15(RANH GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC–ĐĂKNÔNG)
THỊ TRẤN CAI CHANH
CẦU BÙ ĐĂNG
HUYỆN BÙ ĐĂNG
SÓC BOM BO
CHỢ MINH HƯNG
NÔNG TRƯỜNG MINH HƯNG
CTY CAO SU PHÚ RIỀNG
QUỐC LỘ 14
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
HUYỆN ĐỘNG PHÚ
TỈNH BÌNH PHƯỚC
THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH
HUYỆN PHÚ GIÁO
CẦU VÀM VÁ
CẦU PHƯỚC HOÀ
TRẠI GIAM BỐ LÁ
HUYỆN TÂN UYÊN
HUYỆN BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG
TỈNH LỘ 741
NGÃ TƯ SỞ SAO
ĐI PHƯỚC LONG ĐI THỦ DẦU MỘT ĐƯỜNG LÊ TRÍ DÂN
Trang 162 TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ NGÃ TƯ SỞ SAO ĐẾN RANH GIỚI TỈNH ĐĂKNÔNG
-Xã Định Hoà
-Xã Tân Định
Ranh giới TDM và huyện Bến Cát cách Sở Sao 2km.
- Xã Hoà Lợi (Bến Cát): cách Sở Sao 4- 9 km.
- Xã Chánh Phú Hoà ( Bến Cát)
- Xã Tân Bình (Huyện Tân Uyên) Cách Sở Sao 20 km.
- Huyện Tân Uyên:
Thời Pháp là đất thuộc huyện Phước Khánh tỉnh Biên Hòa, thời Mỹ Nguỵ là một quận của Tân Uyên của tỉnh Biên Hoà, dân số năm 1965 là 14.064 người, sau là huyện Sông Bé Từ năm 1997 là huyện của tỉnh Bình Dương Diện tích 1373,7
km 2 lớn nhất tỉnh, dân số 166,360 người năm 1997 huyện lị thị trấn Hưng Uyên, phía Bắc giáp với huyện Đồng Phú (BP), phía Đông, Nam giáp Vĩnh Cữu (Đồng Nai) và huyện Thuận An, phía Tây giáp TDM và Bến Cát.
- Xã Phước Hoà ( Huyện Tân Uyên): trước thuộc Phú Giáo.
- Cầu Phước Hoà: dài 172m bắt qua Sông Bé cách Sở Sao 31km.
- Sông Bé: là phụ lưu bên phải của sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Tây Cao Nguyên (Đăklăk) chảy qua tỉnh Bình Phước qua hướng Bắc-Nam, làm ranh giới phía Tây cho các huyện Phước Long, Đồng Phú sau đó quặt sang phía Đông chảy theo ranh giới các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, đổ vào sông Đồng Nai, ở phía dưới là thác Trị An, chiều dài 360km, diện tích lưu vực là 7.170 km 2
- Thị tấn Phước Vĩnh: cách Sở Sao 37km, Phước Vĩnh trước là tỉnh lị của huyêïn Phú Giáo nay là thị trấn Tân Uyên.
- Địa danh Phú Giáo: trước là một quận do nguỵ quyền Sài Gòn lập ở tỉnh Bình Dương, là một trong 6 quận năm 1965, Phú giáo gồm 5 xã, Bình Mỹ, Phước Hoà, Tân Bình, Vĩnh Hoà, Vĩnh Tân Năm 1976 Phú Giáo được đổi thành huyện thuộc Sông Bé Năm 1977 Phú Giáo hợp với Đồng Xoài thành huyện Đồng Phú (Sông Bé) Sau năm 1997 tách tỉnh Sông Bé thành Bình Dương và Bình Phước
- Một vài nét về tỉnh Phước Thành ngày xưa: để bao vây, uy hiếp và tàn bạo đập phá các căn cứ của ta Ngày 22/10/1956 Diệm kí sắc lệnh thành lập tỉnh mới Phước Thành từ phần đất tỉnh Biên Hoà, bao trùm chiến khu D với các huyện Phước Vĩnh Nguyễn Minh Mẫn, con trai của Diệm từng tuyên bố” Phước Thành
ra đời như một con dao cấm vào chiến khu D” Lực lượng quân sự, bộ máy chính quyền và mạng lưới tế điệp ở đây thuộc loại hùng hào khét tiếng Trại giam Phước Vĩnh có lúc giam cầm trên 500 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào yêu nước Để đáp ứng các nhu cầu là đánh phủ đầu chiến lược chiến tranh đặc biệt Ban quân sự miền Đông đang chủ trương tiến công tiêu diệt khu quân sự Phước Thành Với
Trang 17tổng số 400 quân lực lượng chủ công là tiểu đoàn 50 bộ binh và được tăng cường thêm đại đội 6 đặc công trinh sát và 4 khẩu súng ĐKZ của Miên và lực lượng phối hợp, bộ đội địa phương tỉnh Phước Thành, huyện Phú Giáo và tỉnh Tân Uyên vào một tiểu khu quân sự, một đầu não của địch với hơn 2000 quân có xe thiết giáp và 105 pháo ly, ban chỉ huy chọn cách đánh bí mật, bất ngờ Đêm 08 rạng 09/09/1961 bộ đội hành quân từ Bù Nhơn vượt suối từ chiến khu D Đến 23h ngày 17/9/1961 bộc phá lệnh nổ tại chân cầu thang nhà tên tỉnh trưởng Mẫn ta đã giữ được thế bất ngờ và bao vây, chia cắt ngay từ đầu Chỉ ngay 10 phút chiến đấu các mũi xung kích đã chiếm được trận địa pháo, trại giam, kho tàng, tiêu diệt số chỉ huy ở Đoàn bảo an, sở chỉ huy tiểu đoàn và lực lượng biệt động quân Cùng thời gian bộ đội địa phương tỉnh Phước Thành hoạt động từ Cổng Tranh, bắn Mĩ, nhà Đỏ, bộ đội Phú Giáo phối hợp cùng nhân dân kêu gọi địch ra đầu hàng Bộ đội Tân Uyên chiếm được 16, chặt cây làm cản đường xe địch Kết quả ta tiêu diệt quân địch và xoá bỏ cơ quan quân sự của tỉnh Pbước Thành.
- Xã An Bình H Tân Uyên trước cũng thuộc Phú Giáo.
- Ranh giới của tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
- Trạm kiểm soát lâm sản Bình Phước.
- Xã Tân Lập là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Phú ( Bình Phước).
- Huyện Đồng Phú được thành lập vào năm 1977 sau khi hợp nhất hai huyện Đồng Xoài và huyện Phú Giáo, diện tích 1092 km 2 kể cả Đồng Xoài, dân số 91.300 người Phía Bắc giáp với huyện Phước Long và Bù Đăng và Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Nam giáp Tân Uyên và Bến Cát ( Bình Dương) là huyện có dịên tích nhỏ nhất tỉnh Khu vực này trồng nhiều cây đào lộn hột.
- Xã Tân Hoà (Đồng Phú).
- Xã Tân Lợi (Đồng Phú)
- Thị xã Đồng Xoài: ngay ngã tư Đồng Xoài (trung tâm thị xã) rẽ trái chạy 38
km tới Chơn Thành, chạy thẳng tỉnh lộ 741 đi Phú Riềng 20km, Bù Nho 30km, đến Phước Long 44km, Bù Đốp 73 km nếu rẽ phải đi QL14 đi Bù Đăng 53 km, BMT.
Ngã tư Sở Sao-Bến Cát-Chơn Thành-Đồng xoài:
Từ Sở Sao theo QL13 đi 59km tới Ngã 3 Chơn Thành Từ Chơn Thành đi QL14
đi 38 km tới Đồng Xoài.
Các điểm trên tuyến đường:
- Huyện Bến Cát: trước nay là thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, sau đó là quận Bến Cát (BD) do Mỹ nguỵ lập ra Năm 1977 hợp nhất thành tỉnh Dầu Tiếng, thành lập huyện Bến Cát thuộc Sông Bé, nay là huyện của Bình Dương Phía Bắc giáp H Bình Long Đông Bắc giáp Sông Bé, Đông giáp Tân Uyên, Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một Tây và Tây Nam giáp Tây Ninh và TP HCM Diện tích 1124,2 km 2 , dân số 180.600 năm 1997, thị trấn Mỹ Phước cách TP HCM 53 km.
Trang 18Bến Cát là những điểm nóng trong 2 cuộc chống Pháp và chống Mỹ, đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự vững chắc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và nơi này đã diễn ra những trận chiến ác liệt.
Chiến dịch Bến Cát: 07/10/1950-15/11/1950.
Mục tiêu của cuộc chiến dịch Bến Cát (chiến dịch Lê Hồng Phong) Ngày7/10/1950 bắt đầu tiếng súng mở màn chiến dịch Bến Cát Sau hơn một tháng chiến đấu với 3 cuộc tấn công Chiến dịch kết thúc thắng lợi vào ngày 15/11/1950 quân ta tiêu diệt 509 tên địch và bị thương 155 tên, bắt sống 120 tên, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bốt , phá hủy 12 cầu cống, 84 xe quân sự, 5 đầu xe máy lửa, đánh chiếm 7 tàu chiến và thu được nhiều vũ khí đạn dược và nhiều đồ dùng quân sự.
Đây là chiến dịch đầu tiên và duy nhất được tiến hành trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bến Cát là nơi đầu tiên được làm thí điểm chiến dịch với chiến dịch mặt trời mọc Tháng 3/1962 được Diệm thông qua thành danh sách tháng 08/1962.
Ngày 18/6/1965 lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên chiến dịch thế giới, máy bay chiến lược B52 được Mĩ đưa ra thử nghiệm trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam: 27 máy bay B52 xuất hiện từ đảo Guyam bay và ném bom rải thảm ấp trảng lớn và Bồ Cảng Xã Long Xuyên.
- Bia chiến thắng Gò Mối.
- Xã Tân Định: khu vực này nông dân làm lúa nước là chủ yếu và cây dừa.
- Xã Thới Hoà: rừng cao su hai bên đường.
- Thị trấn Mĩ Phước : Bưu điện Mĩ Phước, ngã tư rẽ trái vào thị trấn Mĩ Phước , rẽ phải đi Phú Giáo, chạy thẳng đi Chơn Thành (36km).
- Nghĩa trang huyện Bến Cát.
- Viện nghiên cứu cây cao su Việt Nam.
- Xã Trứ Văn Thố (H Bến Cát).
Trứ Văn Thố: ngày 18/10/1963 tiểu đoàn 5 trung đoàn Q726 diệt đồn Bảo An cây trường thuộc huyện Bến Cát trong trận đánh trung đội của Trứ Văn Thố có nhiệm vụ diệt khu cố thủ nhưng địch từ trong hạm bắn ra dữ dội buộc xung kích
ta phải dừng lại thố và 4 chiến sĩ trong đội đều bị thương, số bộc phá và thủ pháo mang theo đã sử dụng hết vì thắng lợi của trận thắng, Trứ Văn Thố cố lê cái chân bị thương của mình bó sát đất nhính dần đến hạm ngầm của địch rồi lao lên lấy thân mình bịt kín lỗ châu mai địch, súng địch vừa tắt, đơn vị xông lên tiêu diệt làm chủ đồn Thương tiếc và ca ngợi đồng chí, quân và dân nơi đây gọi đồng chí là Phan Đình Giót miền Nam, sau đó liệt sĩ Trứ Văn Thố được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Một trong những anh hùng quân đội đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ miền Nam.
- Công ty cao su Sông Bé.
Trang 19- Địa phận tỉnh Bình Dương và Bình Phước (H.Bến Cát và H.Bình Long).
Thị trấn Chơn Thành: (H Bình Long) rẽ trái đi Tây Ninh, chạy thẳng đi An Lộc, Lộc Ninh (51km), rẽ phải đi Đồng Xoài theo QL14 (38km).
- Địa danh Chơn Thành: trước là đất thuộc Thủ Dầu Một, từ năm 1956-1975 là quận thuộc Bình Long sau đó đổi thành huyện Năm 1977 hợp nhất thành Hớn Quảng và Lộc Ninh H B.Long tỉnh Sông Bé nay thuộc tỉnh Bình Phước
- Ngày 02/04/1975 Chơn Thành được hoàn toàn giải phóng cũng là tỉnh Bình Phước sạch bóng quân thù (trước đó ta đã giải phóng các nơi, 16h ngày 07/04/1972 giải phóng Lộc Ninh, ngày 23/03/1975 giải phóng thị xã An Lộc và huyện Hớn Quảng…)
Thời chiến cũng như trong thời bình Chơn Thành luôn là điểm nóng bởi nằm ngay giao lộ giữa QL13 và QL14 Từ Chơn Thành tới cửa khẩu Hoa Lư khoảng 70km.
- Bia tưởng niệm Suối Đôi.
- Cầu Suối Đôi.
- Địa phận Chơn Thành-xã Minh Thành cách ngã tư Chơn Thành 500m.
- Xã Minh Thành trồng cây doing, cây tiêu.
- Nông trường cao su Minh Thành.
- Công ty cao su Sông Bé: cầu suối ngang.
- Xã Nha Bích: Cầu Sa Cát (H.Bình Long) trồng tiêu, điều, dừa, cầu này bắt qua sông Sa Cát.
- Xã Tân Thành huyện Đồng Phú
- Xã Tiến thành.
- Thị Xã Đồng Xoài.
* TỈNH BÌNH PHƯỚC: Từng là địa bàn sinh sống của con người từ thuở xa xưa các di tích khảo cổ đã khai quật đã chứng minh điều này với những dụng cụ như rìu Đến thế kỷ thứ 16 chủ nhân của vùng đất này là các dân tộc thiểu số như : S’Tiêng, Châu Ro, M’Nông…Họ sinh sống bằng nghề hái lượm.
Sang thế kỷ thứ 17 vùng đất này dần dần thu nạp những con người mới, như người Kh’mer đến lập làng ở vùng Nha Bích Người Việt, Hoa….Sang thế kỷ thứ
18 sự tiếp xúc của người Kinh diễn ra thường xuyên.
Đến thời Pháp qua những lần khai thác thuộc địa, mở đồn điền do có cư dân các tỉnh vào sinh sống như Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nội….
Sang thời Mỹ nguỵ, bộ phận tín đồ tôn giáo từ miền Bắc vào lập ra các khu trù mật, khu dinh điền Năm 1956 Ngô Đình Diệm ép cư dân ở Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào Bình Phước cùng cư dân ở đây, Mỹ Ngụy đã lập tỉnh Bình Long và Phước Long.
Sau giải phóng đồng bào từ miền Bắc và miền Trung di cư vào đây lập khu kinh tế mới Ở Bình Phước có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống Như Kinh,
Trang 20S’tiêng , Châu Ro, M’Nông, Tà Nung, Nùng, Tày, Chăm, Kh’mer, Hoa , Mạ Tổng dân số là 653.644 người Trong đó đồng bào dân tộc có 102.107 người chiếm 17, 9% dân số toàn tỉnh.
* TỈNH BÌNH LONG:
Thời Pháp thuộc, Bình Long là đất thuộc quận Hớn Quảng tỉnh Thủ Dầu Một, ngày 22/10/1956 Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143/NV tách Thủ Dầu Một thành 2 tỉnh BD và tỉnh Bình Long Tỉnh Bình Long ra đời từ đó.
Bình Long gồm 3 quận Hớn Quảng, Lộc Ninh, Chơn Thành và thị xã An Lộc Với diện tích 1513 km 2 , dân số 59,922 người (1965), gồm 38 xã, 158 ấp.
02/07/1976 tỉnh Sông Bé ra đời, lúc này đổi là H Bình Long (hợp nhất 3 huyện :Hớn Quảng, Lộc Ninh, Chơn Thành).
02/1978 tách ra một số xã của hai huyện Bình Long và Phước Long thành lập một huyện mới là huyện Lộc Ninh.
Huyện Bình Long trước nay là hai huyện Bình Long và Lộc Ninh
Huyện Bình Long nay là một huyện của tỉnh Bình Phước, diện tích 1131,3 km 2 , dân số trên 160.000 người cách Chơn Thành 19km, TP HCM 110 km.
* Nông trường cao su Phú Riềng:
Phú Riềng là quận hành chính thời Pháp thuộc là thị trấn phía Bắc của tỉnh Biên Hoà cũ, phía Đông của Sông Bé.
Thời Nguỵ, Phú Riềng có lúc là tỉnh lị của Phước Long nay là thị trấn ở phía Bắc huyện Đồng Phú, cách Đồng Xoài 20km,Bà Rá 24km, Bù Đốp 53km Đây là vùng đất trồng cao su của Công ty Mchelin của Pháp trải rộng trên vùng đất giáp giới giữa 3 huyện Phước Long, Đồng Phú, Bù Đăng dài 21km, rộng trên 10 km Phú Riềng nổi tiếng vì là một trong những nơi đã thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của Việt Nam Thực hiện chủ trương phát triển và tổ chức Đảng của Đông Dương Cộng Sản Đảng Ngô Gia Tự đã chỉ đạo cho đồng chí Nguyễn Xuân Cừ thành lập chi bộ Đảng cộng sản ở Phú Riềng Đêm 28/10/1929 tại khu vực bờ suối khu rừng sau lưng làng 3 chi bộ Cao su Phú Riềng được thành lập có 6 Đảng viên gồm Nguyễn Xuân Cừ (bí thư chi bộ), Trần Tử Bình (sau là Thiếu Tướng QĐNDVN) Tạ Hồng, Hoài và Danh đây là chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của Bình Phước và cũng là chi bộ đầu tiên của ngành cao su Việt nam.
Cùng ở Phú Riềng ở Miền Nam lúc đó còn có hai người nữa là Vĩnh Kim (Mỹ Tho), và Ba Son (Sài Gòn).
Cây cao su:
Cây cao su xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XVIII, tại lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ) và được mang đi trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới từ cuối thế kỷ 19 Đến năm 1920, ngành cơ khí phát triển trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu cao su tăng mạnh Từ đó, các nước Đông Nam Á và Châu Phi được các nước thực dân khai thác triệt để giống cây này Về mặt kinh tế, cao su là một trong
Trang 21bốn loại nguyên liệu chính của nền công nghiệp hiện đại, được xếp hạng thứ tư sau dầu mỏ, than đá và gang thép Ngày nay cao su được chế tạo làm các vật dụng sinh hoạt phục vụ con người khá nhiều
Cây cao su xuất hiện ở nước ta năm 1897, do dược sĩ người Pháp Raoult đưa hạt giống từ Maylaysia để gieo trồng ở Thủ Dầu Một, ngoài ra ông còn trồng thí điểm tại Phú Nhuận với diện tích 45ha Cùng thời điểm này bác sĩ Yersin trồng thử nghiệm tại Suối Dầu cách TP Nha Trang 23km Sau đó, nhập giống từ
Columbia và Brasil Vào năm 1904, đồn điền cao su đầu tiên được thành lập tại ngã ba Dầu Giây với diện tích 3400ha.
Cây cao su được ươm trong vườn cây giống, cây cao khoảng 0,8-1m thì được đem trồng theo hàng, mỗi cây cách nhau từ 4-5m, thường trồng được năm năm thì người ta khai thác mủ Tùy theo mức chăm sóc, người ta có thể khai thác mủ từ 25-30 năm.
Kỹ thuật khai thác: thường người ta dùng dao có móc cong trên đầu, cạo lớp vỏ bên ngoài, tránh cạo sâu bên trong có thể làm tổn thương cây cao su và ảnh hưởng đến năng suất cây Trung bình 1 năm người ta khai thác khoảng 300 ngày, hai tháng mùa khô người ta sẽ không khai thác mà chỉ chăm sóc bón phân cho cây, trung bình 1ha cao su thu được khoảng 60 lít mủ (khoảng 20kg) Mủ cao su khi sấy khô còn 1/3 trọng lượng Hiện nay trong cả nước có hơn 200.000ha cao su Khi cây già, người ta sẽ không khai thác mủ mà phá bỏ để lấy gỗ, trung bình mỗi hecta cho khoảng 150 m 3 gỗ Gỗ cao su sau khi được xử lý, sẽ được sử dụng để sản xuất các mặt hàng gỗ trang trí nội thất, văn phòng và xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
* TỈNH PHƯỚC LONG:
Tỉnh Phước Long thời Pháp thuộc là đất của quận Bà Rá tỉnh Biên Hoà.
22/10/1956 Ngô Đình Diệm tách tỉnh Biên Hoà thành 3 tỉnh nhỏ là Biên Hoà, Phước Thành, Phước Long, tỉnh Phước Long lúc đó có diện tích 5299km 2 , dân số 41.700 người (1976) Tỉnh lị Phước Long gồm các quận Phước Bình, Đức Phong (Bù Đăng), Đôn Luân (Đồng Xoài), Bố Đức (Bù Đốp), Phước Hoà (Bù Gia Mập) và thị xã Phước Long.
Cuối năm 1972 Bình Phước ra đời (BP) theo sự phân chia của uỷ ban kháng chiến, còn thực tế vẫn còn tồn tại tỉnh Phước Long.
19h ngày 06/01/1975 Phước Long được giải phóng, là tỉnh miền Nam đầu tiên được giải phóng.
02/07/1976 Bình Dương và Bình Phưoc hợp thành tỉnh Sông Bé.
Năm 1977 huyện Phước Long được thành lập sau khi hợp nhất 3 huyện là Bù Đăng, Bù Đốp và Phước Bình.
Tháng 01/1988 Phước Long lại tách thành hai huyện Phước Long và Bù Đăng Nay là một huyện của tỉnh Bình Phước, dân số khoảng 150.000 người, huyện lị là thị trấn Phước Bình.
Trang 22* Bù Đốp:
Là quận địa lí hành chánh hồi Pháp thuộc ở Thủ Dầu Một sau đổi thành quận Bố Đức tỉnh Phước Long Năm 1956 Ngô Đình Diệm đổi là huyện Bố Đức thuộc tỉnh Sông Bé Nay là thị trấn thuộc huyện Lộc Ninh và Bình Phước.
Con đường 14B đi qua (từ Lộc Ninh) đến Bù Gia Mập tới ngã 3 biên giới, đến Buôn Ma Thuột.
Muốn đến Bù Đốp có hai con đường:
Thứ nhất từ Lộc Ninh theo QL13 khoảng 5 km tới ngã 3, rẽ phải theo tỉnh lộ
748 khoảng 30 km là đến.
Thứ hai là từ ngã ba Đồng Xoài theo tỉnh lộ 749 qua Phú Riềng-Phước Bù Đốp khoảng 73 km.
Bình Ba Ông giải phóng Hai Bà.
Giai thoại 3 ông giải phóng Hai Bà Ba Ông là Năm Thạch tức thượng tướng Hoàng Cầm, năm Ngà là thượng tướng Nguyễn Minh Châu, ba Trần là Thiếu tướng Trần Văn Danh Hai Bà là Bà Đen và Bà Rá tức là hai ngọn núi của Tây Nguyên nước ta, vốn là hai mục tiêu của chiến dịch Phước Long.
Tướng Hoàng Cầm lúc đó là tư lệnh chiến dịch
Tướng Danh sau này giữ chức thứ trưởng bộ năng lượng, kiêm trưởng ban chủ đạo công trình thuỷ điện Trị An.
-Thuỷ điện Cần Đơn:
Công trình thuỷ điện Cần Đơn là dự án thuỷ điện được thực hiện theo hình thức xây dựng, kinh doanh, chuyển giao đầu tiên trong nước do tổng công ty xây dựng Sông Đà làm chủ đã được khởi công tại xã Thành Hoà, Lộc Ninh-Bình Phước Sáng 05/05/2000 dự án có vốn đầu tư 1200 tỷ đồng tương đương với 86 triệu USD, từ nguồn vốn huy động của cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty và ngân hàng nhà nước công thương Việt Nam-ngoại thương Việt Nam- đầu tư và phát triển Việt Nam tài trợ.
Công trình này nằm cách hạn lưu công trình Thác Mơ 49km theo đường sông thuộc bậc thang thứ hai khai thác nguồn ngân lượng Sông Bé trên địa phận hai huyện Lộc Ninh và Phước Long Với hai tổ máy có công thức 72 kw, nhà máy sẽ cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam với sản lượng 300 triệu kw/1năm Công trình được xây dựng trong 3 năm, thời gian hoàn vốn là 14 năm với thời gian khai thác là 25 năm sau khi nhà máy vận hành.
Công trình thủy điện Cần Đơn còn cung cấp nước tưới cho 4800ha đất canh tác (600ha lúa, 4200ha hoa màu 3 vụ) của huyện thuộc Lộc Ninh nhằm ổn định kinh tế và đời sống cho 4800 hộ dân ở các xã Thanh Hoa, Tân Tiến, Lộc Hiệp mà
đa phần là dân nghèo Ngoài ra còn diện tích mặt thoáng 9,37 km 2 công trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo môi trường, đánh bắt thủy sản, cải thiện việc điều tiết nước tưới, sinh hoạt và chăn nuôi cho Bình Phước, Bình Dương và thành phố HCM với công suất 350.000 m 3 / ngày đêm.
Trang 23Dự kiến đưa tổ máy số 1 vào phát điện cho đến cuối năm 2002.
- Địa danh Đồng Xoài: 15h ngày 6/12/1974 ta giải phóng Đồng Xoài, Đồng Xoài hay còn gọi là Đôn Luân là vùng đất thuộc quận Đôn Luân, là một trong 4 quận thuộc tỉnh Phước Long.
Sau đổi thành huyện Đồng Xoài thuộc tỉnh Sông Bé Năm 1977 hợp nhất với huyện Phú Giáo thành huyện Đồng Phú tỉnh Sông Bé Đồng Xoài trở thành huyện lị của tỉnh Đồng Phú.
Khi tỉnh Sông Bé tách thành Bình Dương và Bình Phước ngày 0/01/1997 thì Đồng Xoài vừa là huyện lị Huyện Đồng Phú vừa là tỉnh lị Tỉnh Bình Phước.
01/09/1999 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hoá Chính phủ ban hành nghị định 90/1999 NĐ-CP về việc thành lập thị xã Đồng Xoài Ngày 01/01/2000 thị xã Đồng Xoài chính thức thành lập và là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của tỉnh Bình Phước và đang được nhà nước, UBND Tỉnh đầu tư nâng cấp quy hoạch để trở thành trái tim của Bình Phước Nay ta thấy Đồng Xoài
ít thấy ngôi nhà lụp xụp như trước nữa mà thay vào đó là những cơ quan chính quyền của tỉnh được xây dựng dọc theo QL14, cùng đường đôi khang trang đẹp đẽ, với những căn nhà lai kiến trúc của Pháp mọc lên ngày càng nhiều.
Đồng Xoài nằm lọt trong huyện Đồng Phú
Đồng Xoài trước đây là một điểm nóng diễn ra những trận đánh ngụy lập ra ở đây một chiến khu quân sự để kiểm soát P.Long, Bù Đăng, Chơn Thành, TDM Bằng trận đánh 5h sáng 26/12/1974 bộ đội chủ lực ta tấn công cụm cứ điểm và khu quân sự Đồng Xoài đến 15h ngày 26/12/1974 ta giải phóng hoàn toàn Bù Đăng làm chủ đường QL14, từ Nha Bích, Đồng Xoài, Bù Đăng từ đó làm bàn đạp để giải phóng Phước Long 06/01/1975 góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Cầu suối 2
- Hết địa phận Đồng Xoài.
- Trạm thu phí thứ hai QL14
- Xã Đồng Tâm (H.Đồng Phú) cách Đồng Xoài 10 km
- Đường dây 500KV: đường dây 500 KV Bắc Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh iế, cung cấp mạng lưới điện cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, mang lại ánh sáng từ nông thôn, thành thị Đây là một đề xướng cuả cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Công trình này được gọi là công trình thế kỷ và chính thức được khởi công xây dựng ngày 5/04/1992 với tổng chiều dài 1478 km, điểm xuất phát từ nhà máy thủy điện Hoà Bình (Mơ) và kết thúc tại nhà máy biến thế Phú Lâm (TP HCM).
Công trình đi qua 15 tỉnh / TP: Hoà Bình-Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tỉnh-Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên Huế-Quảng Nam-Quy Nhơn-KomTum-Gia Lai-Đăk Lak- Bình Phước-Long An-TP Hồ Chí Minh Với tất cả 3436 cột trụ, với 4 trạm biến thế.
Trang 24Tổng số vốn đầu tư 5714 tỷ đồng (519 triệu USD)
Ngày 21/01/1993 tại Phú Lâm đã chính thức khởi công xây dựng biến thế Phú Lâm có cấp điện áp là 500 KW, 220KV Nay là trạm biến áp qui định nơi nhận và chuyển áp điện do dòng điện Hoà Bình vào mạng lưới điện phía Nam.
Lúc 9h7’ ngày 27/05/1994 nhận được lệnh của trung tâm điều lưới điện quốc gia ở Hà Nội, kĩ sư Trần Anh Tuấn đã đóng máy cắt 571 ở trạm biến thế 520 KV Đà Nẳng là mạng lưới điện Bắc Nam, nay là sự kiện quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và vận hành đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam.
Đúng 19h10 dòng điện từ Hoà Bình đã đến trạm biến điện Phú Lâm và tăng dần công sức tới mức từ 35 MW lên 50 MW và 65 MW đánh dấu sự hoà mạng Bắc Nam.
Đường dây 500KV thứ hai: theo tổng công ty điện lực Việt Nam, đừơng dây tải điện 500 KV Pleiku-Phú Lâm sẽ được khởi công xây dựng sáng ngày 0/12/2001 tại móng s 1175 xã Tân Tạo-Bình Chánh-TP HCM Nay là đường dây tải điện 500 KV thứ hai là mạng lưới tải điện quốc gia sau đường dây tải điện Bắc Nam đầu tiên được đưa vào hoạt động cách đây7 năm.
Đường dây 500KV Pleiku-Phú Lâm dài 544 km với 1185 trụ qua 28 quận huyện, thị xã, thị trấn của các tỉnh như Gia Lai-ĐắkLắk-Lâm Đồng-Bình Dương–Đồng Nai-Long An-TP HCM Công trình dự kiến hoàn thành sau 24 tháng thi công với tổng mức đầu tư 2048 tỷ đồng (146.3 triệu USD) trong đó có 98 triệu USD vay của ngân hàng thế giới để mua vật liệu thiết bị.
- Địa giới huyện Đồng Phú và H.Bù Đăng là ranh giới của hai xã Đồng Tâm và Nghĩa Trung.
- Xã Nghĩa Trung : cách Đồng Xoài 21 Km.
- Núi Bà Rá: Còn có tên khác là Phước Sơn nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước cách TP HCM 150 km Đây là ngọn núi cao nhất của tỉnh cao 723m chiếm 1.020ha nằm ngay rìa thị trấn thác Mơ, thuộc thị xã Sơn Giang-Phước Long-Bình Phước Phía Đông núi có dòng Sông Bé uốn khúc bao quanh ôm sát chân núi tạo thành các thác nước thơ mộng, hùng vĩ như thác Đua, Mẹ (Thanh Niên), thác Mơ, dưới chân núi là nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, hồ Long Thuỷ…
Tên Bà Rá là xuất phát từ B’Ra của đồng bào S’Tiêng, B’Ra có nghĩa là Ông Bà Người Kinh đọc là Bà Rá.
Trang 25Huyền thoại về đồng bào S’tiêng truyền khẩu về núi Bà Rá:
Ngày xưa có một Ông Tiên tên Gianh thuộc dòng giống S’Tiêng trấn thủ vùng đất Tây Ninh đến Phước Long chảy sát biên giới Campuchia Vị tiên này có hai chị em gái, người chị tên là Lom, còn người em tên là Liêng, mỗi người có một sở thích và cá tính khác nhau Bà Lom thích tu hành xây chùa để cúng bái, còn Bà Giêng thì thích ở một mình thanh vắng Trước sở thích đó anh đã chiều lòng hai người em bằng cách đắp hai quả núi cho hai em mình ở.
Bà Lom thích tu hành nên ở chỗ đông người, ông đắp trái núi cao nhất vùng để Bà ở đó gọi là núi Vân Sơn, bởi có mây phủ mà ngày nay gọi là núi Bà Đen cao 986m, Còn Bà Liêng ông chọn vùng đất Phước Long ngày nay mà xưa có tiếng là rừng thiên nước độc hoang vắng và đắp cho bà ngọn núi để Bà ở đó chính là núi Phước Sơn (Bà Rá ngày nay) cao 723m.
Ngoài mục đích chiều lòng hai cô em ông Gianh còn có mục đích khác đó là lúc bây giờ các bộ lạc tranh giành đất đai dân chúng, để dành ngôi bá chủ mảnh đất này cho dòng giống S’Tiêng ở, không cho một sắc tộc hay một bộ lạc nào xâm chiếm nên ông đã đắp hai ngọn núi này như làm ranh giới của các dân tộc S’tiêng với các dân tộc giao phó cho hai cô em gái trấn thủ hai vùng ranh giới này.
Tuy Bà Rá chỉ cao 723 m so với mặt nước biển, xong ở đây vào buổi sáng có nhiều sương mù bao phủ Từ thị trấn thác Mơ theo con đường nhựa làm năm 1995 với 6,5 km qua những khúc quanh co có hình chữ U cùi chỏ giống đèo Prenn đến đồi bằng lăng vì vậy người ta gọi Bà Rá là Đà Lạt của Bình Phước Khi đến đồi bằng lăng du khách đi bộ khoảng 1,2 km để đến đỉnh núi Bà Rá nơi có cột anten phát sóng truyền hình cao 38m Ở giữa là đoạn leo núi, nơi có dòng suối, ta có thể
đi xuyên rừng làm một cuộc thám hiểm đến hang dơi, hang hòn đá đen, động cây
đa, cây sung…Nơi trước nay từng là căn cứ địa của quân giải phóng hoặc ngồi bên suối Dung nghe sự tích huyền thoại về dòng sông tranh chấp của S’tiêng ngày xưa.
Với nhiệt độ trung bình 21-28 độ C hệ động thực vật ở đây phát triển rất đa dạng, ngoài những hệ thực vật đặc trưng gần như đầy đủ của rừng miền Đông Bà Rá có nhiều cây cổ thụ cỡ hai người ôm Động vật có vô số loài chim, bò sát như rắn, trăn, nơi đây còn là vương quốc của kỳ đà, nai, báo, khỉ…
Bà Rá rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, leo núi cùng với thác Mơ, trong tương lai du lịch nơi đây sẽ phát triển nhất là khi có cáp treo.
- Thuỷ điện Thác Mơ: Dưới chân núi Bà Rá được khởi công xây dựng vào năm
1994 với hai tổ máy phát của Ukraina, có công suất 150 MW trị giá 33 triệu USD Nhà máy khánh thành đưa máy số 1 vào hoạt động ngày 06/01/1995 nhân 20 năm ngày giải phóng Phước Long Và đưa máy số hai vào hoạt độâng ngày 06/04/1995 nhân kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam.
Trang 26Nhà máy ra đời cung cấp một lượng điện lớn cho khu vực năm 1995 là 510 triệu KW, 96.787 triệu KW, 97800 KW.
Ngoài thuỷ điện Thác Mơ còn có thuỷ điện Cần Đơn.
- Hồ Long Thuỷ: có diện tích 109 km 2 chứa khoảng 1,7 tỷ m 3 nước là một hồ tạo bởi dòng Sông Bé có đập chắn chứa nước cho nhà máy thủy điện thác Mơ, cả Hồ Long Thuỷ núi Bà Rá đều nằm ở phía Thượng Nguồn Đakdo và một nhánh Sông Bé.
- Xã Đức Liễu: nhà thờ Đức Liễu mái ngói xanh nằm trên ngọn đồi bên tay trái, cách xã Bù Na 5 km.
- Cầu 38: nằm cách Bù Đăng 38 km, bắc qua sông Đakdo, một nhánh của sông Bé.
- Xã Minh Hưng:
- Ngã ba Minh Hưng: cách Bù Đăng 4 km, rẽ trái là đường vô Sóc Bom Bo, 12 km.
Người S'Tiêng ở Sóc Bom Bo:
- Người S’Tiêng còn có tên gọi là Xa Điêng hay Xa Chiêng thuộc giống Indonesien, tiếng nói thuộc ngôn ngữ Kh’mer, họ sing sống lâu đời ở vùng đất Trường Sơn, Tây Nguyên và Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Lắc, …) Gồm có hai nhóm chính là Bù Ơ và Bù Del (đều có mặt ở Bắc Bộ) Người S’Tiêng cao trung bình 1m60, hay xăm mình làm đẹp như người Kh’mer.
- Xã hội của người S’Tiêng được tổ chức theo truyền thống phụ quyền, họ sống dưới mái nhà sàn dài, mỗi cặp vợ chồng có 1 bếp lửa riêng, có thể có nhiều bếp trong 1 mái nhà Nhiều ngôi nhà tụ lại gọi là Sóc Đứng đầu trong Sóc là Già làng Sự giàu có của người dân được đánh giá bằng nhiều lễ, con cái, trâu bò, voi, ghè rượu, chiêng, … Một con voi bằng 6 – 8 người nô lệ, 1 ghè rượu quý đổi được 4 người nô lệ hoặc một con bò, một bộ chiêng 6 cái tương đương với 4 người nô lệ -Người S’Tiêng theo tín ngưỡng đa thần, họ tin các con vật đều có hồn Quan trọng nhất là thần Netta, thường được dựng ở đầu Sóc hoặc trong rừng Họ quan niệm trái đất bằng phẳng, bầu trời hình vòm cong, mặt trời – mặt trăng – các ngôi sao đều treo bằng sợi dây, mặt trời – mặt trăng được kéo qua kéo lại bằng dây thừng Sông ngòi đổ về lỗ hổng lớn, lỗ nước sinh ra lũ lụt Cây cối um tùm là nơi ma quỷ ẩn náu, tiếng nước rì rào là tiếng ma quỷ và cần phải tránh xa, rắn bò vào nương rẫy, kỳ nhông chạy qua đều là điềm không may, cần phải rời bỏ ngay cho dù lúa đã chín.
-Người S’Tiêng có nhiều lễ (tính theo lịch âm): Tháng Giêng cúng thần Netta
ở miếu thờ Tháng 3 lễ cầu xin cho Sóc bình yên Tháng 4 – 5 làm lễ Atca cầu đánh được nhiều cá Tháng chạp lễ mừng lúa mới, toàn Sóc giết bò, mổ trâu, gà, heo, … ăn uống trong tiếng chiêng trống tưng bừng, vui chơi ca hát náo nhiệt Ngoài ra còn có lễ đâm trâu, mừng làm ăn phát đạt, con cái lớn khôn, …
Trang 27- Một số quy định đối với khách: Vào làng phải gặp Già làng trước, không được vào nhà có người ốm (nhà có treo cành cây trước nhà) Sóc mới dựng được trong vòng 7 ngày cũng không tiếp khách lạ.
- Cũng như các dân tộc thiểu số khác, đồng bào vẫn còn tồn tại một số hủ tục như: cà răng - căng tai, nhất là Eak Khi trong nhà có người ốm hay chết thì thủ phạm là Eak, ma quỷ luôn mang lại sự đau ốm, chết chóc cho người, muốn biết Eak là ai họ dùng phương pháp: đổ chì vào lòng bàn tay Đầu tiên gia đình có người ốm vào rừng cúng thần nước, thần rừng rồi chặt một khúc tre dài khoảng 80cm đem về nhà, chẻ ra làm đôi và đục một rãnh nhỏ dọc theo lòng khúc tre Sau đó họ lấy một cục chì nhỏ bằng hòn bi nấu cho chảy và đổ vào rãnh tre để nghiêng, họ làm như vậy trước cửa mọi nhà trong sóc nếu chảy một cách trơn tru thì nhà đó không có Eak Nếu cục chì đang chảy bỗng dưng ngưng thì nhà đó có Eak Phương pháp đổ chì được áp dụng với những người lớn trong gia đình Những người này ngửa lòng bàn tay dốc xuống đất, nếu chì đổ vào bàn tay trôi tuột xuống đất thì người đó là người bình thường, nếu lại làm cháy da thịt thì Eak đúng là người đó Lập tức người đó bị trói buộc và bị phạt, gia đình người đó phải bồi thường cho người ốm hoặc người chết.
- Nếu xong việc đó trong Sóc vẫn còn người đau ốm thì người đó coi như Eak hết đường sống Nếu Eak là đàn ông họ sẽ giết ngay, còn con cái bị đem bán nhưng vợ được miễn tội, nếu phụ nữ thì ngược lại Trong trường hợp người thử chì không phải là Eak thì theo tục lệ họ được quyền bồi thường 8 con bò cái và một ghé rượu quý đáng giá 4 con bò cái.
- Cưới hỏi: Người S’tiêng theo chế độ phụ hệ do đó nam giới là người chủ động trong hôn nhân, nam đi hỏi vợ Người S’tiêng xưa thích có nhiều vợ, chế độ đa thê trước kia rất thịnh hành, mỗi vợ có một bếp và một phòng riêng Tuy nhiên muốn lấy nhiều vợ không phải dễ vì đồ thách cưới thường là rất lớn, các chàng trai nạp đủ sính lễ mới có quyền rước cô dâu về nhà Do cuộc sống khó khăn nên không ít chàng trai còn ở rể nhà vợ Thường đồ thách cưới mà nhà gái đòi hỏi gồm có những lễ vật sau:
- Một người nô lệ, một ghè rượu quý, một con dao cổ, một cái chiêng, hai mươi cái bát nhỏ, mười cái bát múc canh, một cái bát to bằng đồng và một cái vòng bằng đồng, một chuỗi hạt cườm nhỏ, một vòng hạt cườm lớn, một xà rông dài 2m bằng một cuộn chỉ.
- Trong tất cả các sính lễ ấy không thể thiếu được ghè rượu quý và người nô lệ (người nô lệ thường là tù binh bắt được trong lúc đánh nhau, lúc hai Sóc đánh nhau hoặc bị bắt cóc đưa về từ Sóc khác với tổ tiên gia đình người đó xưa kia mắc nợ chưa trả nay bắt để trừ nợ Người nô lệ bắt về được nuôi nấng và đối xử từ tế, không bị đánh đập và có quyền lấy vợ).
Trang 28- Ngoài những lễ vật trên, nhà còn phải cúng cho thần rừng một con heo, một con khác cho thần Sóc, biếu người làm chứng và giết một con trâu làm tiệc mời dân làng ăn uống.
- Khi có bầu người mẹ sinh ra ở ngôi nhà nhỏ gần nhà trong rừng, không được sinh ở nhà chính vì thế là xúc phạm thần lúa, thần lúa sẽ phạt Sau khi sinh họ phải cúng thần lúa một con heo để tạ ơn thần lúa.
-Tang ma: Khi có người chết người S’tiêng vào rừng chặt cây rừng về đẽo rỗng ở giữa để làm áo quan cho người chết Họ không đánh trống chiêng mà dân trong Sóc tập trung lại cùng lo ma chay, vui chơi nhảy múa trong 12 ngày, sau đó đưa người chết ra nghĩa địa chông cùng với những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của họ đấy là đối với người chết bị thương, còn đối với người chết bất bình thường họ phải cúng và kiêng cữ Người S’tiêng không có tục viếng thăm mồ mả người chết.
-Trang phục: Đàn ông đóng khố ở trần, phụ nữ mặc áo đóng khố, đầu trần Họ thích đeo trang phục hạt cườm, chuỗi, vòng … hoa tai Ngày nay, họ mặc như người Kinh.
- Sản xuất: Hoạt động sản xuất chủ yếu là làm rẫy, 80% người nhóm Bù Del làm ruộng nước hơn 100 năm nay, còn đại đa số là làm rẫy theo lối phát, đốt, chọc, tra Mùa màng luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, hái lượm và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, heo, gà, chó … Nghề dệt và đan lát cũng khá phổ biến Vận chuyển chủ yếu là gùi, nhóm ở gần người Việt thì dùng xe bò kéo.
- Lương thực hàng ngày là những thứ họ lấy được từ rừng, sông, suối và cơm gạo tẻ là chủ yếu Còn cơm nếp thường dùng trong các dịp lễ Thức uống là nước và rượu cần (như thường dùng vào các dịp lễ, tết hoặc khi thiết đãi khách) Theo cuốn “Du lịch Sông Bé” thì nói đồng bào S’tiêng thích để đầu trần chịu đựng mưa nắng gió rét Trời vừa sáng họ thích mang gùi ra khỏi nhà cùng ná, bẩy, xà gạc, gặp cá bắt cá, gặp thú bắt thú, hái lượm trái cây Họ có khả năng giả tiếng của hươu, nai rất giỏi nên họ dễ dụ mồi tới Họ thích du canh, ăn trầu, xăm mình.
- Nhà S’tiêng: Căn nhà dài có mái chùm xuống gần sát mặt đất, mái chảy hoặc mái vòm tròn, có hai cửa ở hai đầu hồi và cửa ở một mặt mái, sàn cách mặt đất khoảng 1m.
- Âm nhạc: Nhạc cụ là gia tài quý đối với đồng bào gồm cồng, chiêng và trống, khè bầu và các loại đàn Nhóm Bù Ơ dùng chiêng 6 chiếc/ bộ, còn nhóm Bù Deh dùng chiêng 5 cái/ bộ Chỉ riêng người S’tiêng ở Bom Bo khi có tang mới dùng chiêng 3 cái hoặc cồng chứ các nơi khác không dùng chiêng vào lễ tang Ngoài ra còn có kho tàng chuyện cổ, điệu hát …
- Thị trấn Đức Phong
- Đức Phong là huyện lị thuộc H Bù Đăng.
- Bù Đăng trước là đất của Đức Phong thời Mỹ Ngụy, sau giải phóng là huyện Năm 1977 Bù Đăng và Phước Bình, Bù Đốp nay là Phước Long thuộc tỉnh Sông
Trang 29Bé Tháng 1 năm 1988 Bù Đăng tách ra khỏi Phước Long thành một huyện riêng thuộc tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh thuộc huyện Bình Phước Bù Đăng là huyện miền núi ở phía Đông tỉnh nằm trong vùng đất đỏ bazan.
- Phía Đông giáp Đ’Rlấp và Cát Tiên, Nam giáp Tân Phú và H Đồng Phú, Tây giáp H Đồng Phú và Phước Long Bắc giáp Phước Long và Đ’Rlấp Diện tích
1486 km 2 , dân số 53.700 người, huyện lị là Đức Phong.
- Xã Thọ Sơn: thuộc huyện Bù Đăng, làng voi Thọ Sơn cách Bù Đăng 15 km về hướng Bắc, nơi có người H’mông sinh sống thành từng nhóm nhỏ Ở đây là ranh giới của tỉnh Đắk Lắk, họ có nghề săn bắn và thuần dưỡng voi Nếu ta muốn cưỡi voi ta liên hệ với ông Năm Cước tại làng Thọ Sơn.
- Ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắc Nông, cách TP HCM 195km, Đồng Xoài 75km, Bù Đăng 22 km Ta bước chân vào tỉnh Đắk Nông, là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Nguyên.
Trang 30QUỐC LỘ 14
KHOẢNG 6KM
ĐƯỜNG VÀO TP BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG ĐH DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
LÂM TRƯỜNG THUẬN AN
ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH RỪNG LẠNH (Đang triển khai Khu HUYỆN ĐẮK-SONG khu DL Sinh thái)
TX BẢO LỘC
QUỐC LỘ 28 ĐI ĐÀ LẠT
THÁC DIÊU THANH
ĐƯỜNG DÂY CAO THẾ 500KVOLT
THỊ TRẤN KIẾN ĐỨC
HUYỆN ĐRAK-LẤP
TỈNH ĐĂKNÔNG
Trang 313 TUYẾN ĐƯỜNG TỪ TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:
* TỈNH ĐẮKNÔNG:
Diện tích: 6 514.38 km2
Dân số (2002): 363 000 người
Tỉnh lỵ: Thị trấn Gia Nghĩa
Các huyện: Đắk Nơng, Đắk R'lấp, Đắk Mil, Đắk Song, một số xã của huyện
Cư Jứt và Krơng Nơ
Dân tộc: Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nơng, Tày.
Phía bắc tỉnh Đắk Nơng giáp tỉnh Đắk Lắk, phía đơng và đơng nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Bình Phước và nước bạn Căm-pu-chia Tỉnh Đắk Nơng nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mặt biển Địa hình tương đối bằng, cĩ bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía đơng Phía tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Căm-pu-chia, phía nam là miền đồng trũng cĩ nhiều đầm hồ.
Cĩ 3 hệ thống sơng chính: sơng Ba, sơng Sêrêpơk (các nhánh Krơng Bơng, Krơng Pắk, Krơng Ana, Krơng Nơ, ) và một số sơng nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn
Khí hậu vùng này tương đối ơn hồ, nhiệt độ trung bình năm 24oC, tháng nĩng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5oC Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều giĩ và hơi lạnh, thời tiết khơ hạn, nhiều khe suối khơ cạn Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thơng.
Đăk Nơng cĩ diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây cơng nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, tiêu
Vùng đất này cĩ nền văn hố cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng Nơi đây cịn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rơng và tượng nhà mồ cịn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hố dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'nơng (huyện Lắk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp cĩ niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn Klơng pút, đàn nước, kèn, sáo,
Trang 32Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo cịn nguyên chất dân gian Trong lễ hội, cả buơn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
- Con đường huyền thoại (Đường Trường Sơn):
Nguyên nhân mở đường: Trải qua mấy trăm năm chống giặc ngoại xâm, những con đường không tên dọc ngang Trường Sơn cứ tiếp nối nhau theo chiều dài của đất nước Trong kháng chiến chống Pháp, những đoàn người ra Bắc vào Nam đánh giặc đã gọi những lối mòn trên đỉnh Trường Sơn là “Đường Bác đi” Khi Pháp thất bại chúng ta buộc chúng kí hiệp định Giơnever Nhưng Mỹ đã phá vỡ hiệp định này, bằng cách viện trợ về kinh tế và quân sự Dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Nhân dân ta bước vào cuộc đấu tarnh mới Chiến tranh chống Mỹ Ngụy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải có một con đường nối giữa hậu phương miền Bắc và chiến trường miền Nam, đứng trước nhu cầu đó đường mòn Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19/05/1959 theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ghi nhớ ngày lịch sử đó người ta gọi là con đường 559 Đoàn quân của những con người tham gia xây dựng và bảo vệ chiến đấu vận chuyển trên đường này cũng mang tên đoàn 559, tiền thân của binh đoàn Trường Sơn sau này.
Tầm vóc con đường: Đường Trường Sơn là con đường huyết mạch xẻ dọc dãy Trường Sơn qua nhiều hướng từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây rồi kéo xuống Tây Nguyên và nối dài xuống miền Đông Nam Bộ (Bình Phước).
- Giai đoạn bí mật: 1959 – 1965
- Ngày 19/05/1959, 500 chiến sĩ Trường Sơn tiến vào con đường lập trạm tải dải núi Trường Sơn Bắc, ban đầu đường mòn Hồ Chí Minh được mở tuyến tại làng Khe Hó (Tỉnh Quảng Trị) chạy dài tới Tà Thiết (Bình Phước) Do chiến tranh quá ác liệt đường mòn được tiếp tục mở rộng cả tỉnh Quảng Bình …
- Thời điểm 1959 – 1965 đường Trường Sơn chủ yếu là đường giao liên đưa đón bộ đội vào Nam ra Bắc, chủ yếu là đi bộ cùng kết hợp với gùi thồ hàng hóa, đạn dược, vũ khí cho chiến trường Trị Thiên – Khu V mỗi năm khoảng trên 1000 tấn.
- Giai đoạn công khai: 1965 – 1975
- Thời điểm 1964 – 1965 bắt đầu thí điểm vận tải cơ giới thay thế cho gùi do đó cần mở đường rộng hơn.
- Đầu năm 1967 Mỹ bắn phá ác liệt, bộ đội Trường Sơn cũng phát triển thành binh chủng hợp thành vận tải xe cơ giới, bộ binh, cao xạ, phòng không, thông tin…
- Từ 1967, mỗi năm có tới 20.000 – 30.000 tấn vũ khí đạn dược, thuốc men cho chiến trường mới Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Bộ Lào Bộ đội Trường Sơn mở đường mà tiến, đánh địch mà đi Tự làm con đường và bảo vệ con đường để vận
Trang 33tải Cũng từ năm 1967 quân ta chuyển từ lối phòng chánh là chính sang lối tấn công là chính Chuyển từ hướng vận tải thành một hướng chiến trường, chuyển từ vận chuyển thành hậu phương chiến lược.
- Năm 1967 – 1972 từ một trục đường dọc xuyên Bắc Nam bộ đội Trường Sơn mở thành 5 trục dọc gồm 4 đường Tây Trường Sơn, một đường Đông Trường Sơn, chiều dài mỗi trục là 1200km từ Hà Tĩnh – Lộc Ninh Năm dọc Trường Sơn này được nối với nhau 21 trục ngang, Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, các chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ và trung Hạ Lào nối nhau thông suốt qua những con đường 12, 128A, 128B, 15A, 20, 10, 16, 18, 14, 48 …
- Trải qua 13 năm (1959 – 1972) bộ đội Trường Sơn đã tạo ra con đường dài 13.645km, nếu cộng thêm đường vòng dài 16.000km Mặc dù bị địch phá rất dữ dội, tổng cộng địch đổ xuống 4 triệu tấn bom với 3 vạn lần chiếc máy bay B52, thả bom và hơn 1300 cuộc hành quân với đủ mọi thứ đạn và các chất hóa học như chất diệt cỏ …
- Nhưng tất cả các thủ đoạn ấy cũng không ngăn chặn được chiến đấu và lao động – vận tải của bộ đội trường Sơn cho chiến trường miền Nam Các chiến sĩ Trường Sơn người trước ngã xuống, người sau xông lên, một đường bị chặn phá, 2-3 đường mới xuất hiện Mỗi trọng điểm bị địch bắn phá, bộ đội Trường Sơn bắt buộc khắc phục trong một tiếng rưỡi đó là đường qua đồi núi Bộ đội Trường Sơn đã góp phần rất lớn vào công cuộc thông đường Bắc Nam.
- Đường Trường Sơn sau 16 năm (1959 – 1975) với 5920 ngày đêm, một trục đường bộ dài 16.000km được thiết lập, một đường ống tải dầu dài 1140km từ Bắc Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn – con đường huyền thoại – con đường đẫm mồ hôi nước mắt máu của các chiến sĩ, con đường chiến thắng, con đường biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, sự hi sinh cao cả, tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do của nước nhà.
- Cùng với đường Trường Sơn – Toàn Đảng – Toàn Dân – Toàn Quân ta đã làm nên những chiến công lẫy lừng từ BMT – Huế – Đà Nẵng và vĩ đại nhất, oanh liệt nhất là chiến dịch Hồ CHí Minh lịch sử đã giải phòng Miền Nam và thống nhất đất nước.
- Người Việt Nam ở quá khứ và hiện tại cũng như tương lai sẽ không bao giờ quên con đường lịch sử Bởi nó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Một dân tộc cần cù, kiên cường và bất khuất.
- Quốc lộ 14:
Đường 14A là con đường xuyên suốt Tây Nguyên Khi mới đặt chân lên vùng Tây Nguyên, người Pháp nhận thấy được tiềm năng rất lớn của vùng đất này và họ quyết định cho xây dựng con đường 14 vào những năm 1930 – 1933 Đây là con đường dài gần 700km bắt đầu từ Chơn Thành (QL 13 – BP) đi qua BMT – Plei Ku – Kon Tum và kết thúc ở dốc lò xo (giáp ranh giới giữa Kon Tum và Quảng Nam).
Trang 34- Thời Mĩ ngụy con đường này được mở rộng và ép nhựa bê tông kiên cố từ Kon Tum – Đèo Hà Lan (Krông Búk – Đắk Lắk) và từ BMT đi Đắk Gềnh (Đắk Mil – Đắk Lắk) với gần 400km đường nhựa.
- Sau chiến tranh (giải phóng) con đường bị hư hại nhiều do chiến tranh, do quá tải (đường thiết kế cho xe 18 tấn, thời hạn 30 năm nhưng xe chở gỗ 40 tấn, thậm chí có xe chở tới 70 tấn ngày đêm chạy trên con đường này làm cho nó hư hại) và ít sửa chữa.
- Chỉ có đoạn đường BMT – Plei Ku – Kon Tum là khá tốt Để phát triển kinh tế Tây Nguyên, nối vùng kinh tế này với nền kinh tế phía Nam năm 1977 đường
14 đoạn từ QL13 đi Buôn Mê Thuột được đầu tư và làm lại với chiều dài 364km
do công ty xây dựng Hùng Vương (TPHCM) làm thầu khoán.
- Đoạn đường này đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 sau ngày khôi phục, mặt đường rộng 7m (trong thành phố và thị xã) và 6m ngoài thành phố Rút ngắn được 271km (nếu đi theo QL26 và QL1 tới TPHCM 636km).
- Hiện nay đoạn đường này đoạn từ BMT đến CHơn Thành 270km, BMT – Pleiku – Kon Tum 243km đều rất tốt.
- Trong quy hoạch phát triển đường QL14 sẽ là phần con đường TP.HCM hình thành nên một trục dọc thứ hai song song với QL1A góp phần nối liền Nam Bắc, đặc biệt là phát triển kinh tế văn hóa vùng Tây Nguyên Đường 14 là con đường được xây dựng bằng máu và nước mắt của những chiến sĩ cách mạng và những người tù chính trị bị thực dân Pháp đày đi đắp đường.
Roi vọt rát tay bầy lính nợ Máu đằm khoái mắt lũ đồn Tây!
Mỗi hòn đá đó bao hòn huyết Một khúc cầu dây, mấy khúc thây!
- Đôi nét về tỉnh Quảng Đức xưa:
- Là tỉnh do Nguỵ quyền lập, có diện tích 5939km 2 , dân số 38.200 người (1976), tỉnh lị là thị xã Gia Nghĩa Tỉnh Quảng Đức có 3 quận là Đức Lập, Kiến Đức và Khiêm Đức, với 20 xã, 78 ấp (sau đó thêm quận Đắk Soong) và Đức Xuyên (Krông Nô).
- Đức Lập nay thuộc H Đắk Mil.
- Kiến Đức gồm 6 xã, dân số 10.774 người, nay là huyện lị Đắk R’Lấp.
- Khiêm Đức gồm 5 xã là Bình Khê, Bích Sơn, Đạo Trung, Gia Nghĩa, Nghi Xuân.
- Sau giải phóng Quảng Đức sát nhập với Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk, sắp đến tỉnh Quảng Đức lại được tái lập.
- Huyện Đắk R’Lấp:
- Là huyện đầu tiên của Đắk Nông, giáp với BP trên đường QL14 từ Sài Gòn – Buôn Mê Thuột.
Trang 35- Trước là phần đất của Kiến Đức, nay là huyện biên giới phía Tây Nam của Đắk Nông, phía Bắc giáp Campuchia, Tây giáp BP, Nam giáp Lâm Đồng Diện tích 1791km 2 , dân số 34.200 người (1997) Ở đây có rất nhiều dân tộc như: Kinh, Eâđê, M’nông … Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng rừng, trồng cà phê, tiêu … Đặc biệt ở đây rất thích hợp cho trồng tiêu, cà phê, trà.
- Thị trấn Đắk R’Lấp:
- Là thị trấn của Huyện Đắk R’Lấp cách biên giới Đắk Nông và BP 1km, Sài Gòn 196km, tại đây có trạm kiểm lâm của tỉnh Đắk Nông
- Trong Huyện Đắk R’Lấp có một số sông sau:
- Sông Đắk Glum là nhánh sông bên trái của Sông Bé Bắt nguồn từ biên giới Việt Nam và Campuchia và chảy qua huyện Phước Long, gặp sông Đắk R’Lấp.
- Sông Đắk R’Lấp: nhánh bên trái của Sông Bé bắt nguồn từ Đoãn Văn chảy qua Bù Đăng – Phước Long gặp sông Đắk Glum.
- Cai Chanh: Có tên này từ thời Pháp Một ông Cai tên là Chanh về vùng đất này mở đồn điền.
- Xã Quảng Tín.
- Thôn một bộ binh: Tập trung khá nhiều đồng bào dân tộc M’nông ở quanh thôn họ ở nhà trệt, mái tranh gần sát đất và nhà sàn thấp Cách trạm kiểm lâm khoảng 7km.
- Quán cơm Bốn Ơn: ĐT: 050 848431 nằm bên tay trái, cách Kiến Đức khoảng 2km.
- Trạm thu phí số 3: QL14 cách Kiến Đức khoảng 1km, cạnh đó có quán cơm Mười Giai.
- Quán cơm Thanh Vinh (thị trấn Kiến Đức) : ĐT : 050 848159
- Thị trấn Kiến Đức: Là thị trấn của H Đắk R’Lấp, cách TP BMT 149km Tại ngay trung tâm thị trấn khu chợ có ngã ba gọi là Ngã Ba Kiến Đức Nếu rẽ trái theo QL14B khoảng 20km sẽ đến thị trấn Tuy Đức Tại Tuy Đức có một Ngã Ba vào con đường 14B gặp đường mòn Hồ CHí Minh tại đây Nếu rẽ trái sẽ đi Bù Gia Mập, Bù Đốp, rẽ phải đi tới Ngã Ba Biên Giới nổi tiếng, tiếp tục là sẽ đến Ngã Ba Đắk Soong (cũ) khoảng 24km gặp QL14 Tại Ngã Ba Kiến Đức nếu đi thẳng sẽ đi Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Đắk Soong, BMT …
- Xã Nhân Cơ:
- Cầu Suối Đắk Tit: Là ranh giới giữa hai huyện Đắk R’Lấp và Đắk Nông, cách thị trấn Đắk R’Lấp 16km Hiện đang xây dựng một chiếc cầu mới.
- Thác Diệu Thanh: Là thác được biết bởi vẻ đẹp còn nguyên sơ và thơ mộng, nằm dưới dòng suối Đắk Tit là ranh giới của xã Nhân Cơ (Đắk R’Lấp) và Quảng Tân (Đắk Nông) Từ QL14 đi đường đất đỏ vào tới thác khoảng 10km, có ngọn thác chính cao chừng 30m đổ xuống, có nhiều con thác nhỏ Nước chảy tạo thành những làn sương trắng xóa bao phủ quanh chân núi đá Thác như một nàng công chúa đang ngủ giữa rừng xanh đại ngàn Đây là một điểm dừng chân lý tưởng.