Các địa điểm du lịch miền Tây Nguyên Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tuyến của cung đường TP HCM – Đà Lạt. Như mọi thị trấn miền núi khác, nơi đây sở hữu cái se lạnh của cao nguyên, những dãy núi cao chập chùng, những dòng suối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của cây, màu trắng của đá, những mái nhà thấp thoáng trong sương khiến lòng người như nhẹ lại. Trong tiết trời ấy, trong cái mênh mang ấy, nhấp thêm ngụm cà phê hay trà nóng được trồng, chế biến tại địa phương, bao đua tranh, phiền muộn của cuộc sống như biến mất. Không chỉ vậy, thiên nhiên còn ưu ái cho thị trấn nhỏ này hàng loạt những ngọn thác hùng vĩ. Những ngọn thác có tên gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế thác phù hợp với việc cắm trại, nối kết mọi người nên thác Dơi không những thu hút dân địa phương mà còn khiến khách phương xa xao lòng khi ghé thăm. Khác với những ngọn thác khác là chỉ có thác duy nhất, thác Dơi là một chuỗi liên hoàn của nhiều ngọn thác lớn nhỏ trải dài từ thượng nguồn. Dòng chảy cũng thay đổi tùy theo lượng nước từng mùa trong năm khiến thác như luôn làm mới mình, nên dù bạn có đi bao nhiêu lần, khám phá bao nhiêu lần, thác vẫn đẹp, vẫn hoang sơ, hùng vĩ và lạ lẫm trong mắt mọi người. Bên cạnh việc luôn biến đổi theo từng mùa, từng tháng trong năm, thác Dơi cũng tự hoàn thiện mình hơn khi phình to thành một hồ nước lớn, nép mình dưới tảng đá hình con cá khổng lồ. Ngoài việc khá rộng, thoải mái bơi lội, dòng nước còn trong vắt, lạnh một cách kỳ lạ khiến du khách khi đắm mình vào dòng nước ấy, cảm thấy bao mệt mỏi, lo lắng như được gột đi hoàn toàn. Song ấn tượng mạnh nhất về dòng thác là màu xanh ngút ngàn của những cây cổ thụ vài trăm tuổi hay những dòng chảy khi ẩn khi hiện trong màu xanh của núi rừng. Có hai kiểu khám phá thác Dơi: Một là khi đến thác, mọi người sẽ vượt từng ngọn thác, để đi đến thượng nguồn, vui chơi tại đó. Cách thứ hai là men theo đường mòn lên thượng nguồn, ăn uống, vui chơi rồi theo dòng thác đi ngược xuống. Hành trình như nhau, niềm vui như nhau điểm khác biệt là tùy theo lượng thức ăn mang theo nhiều hay ít. Nói riêng về thức ăn thì vì đây là một ngọn thác chưa được khai thác để du lịch nên trước khi đến thác, mọi người thường tạt vào chợ mua đồ ăn và nước uống. Có thể mua thức ăn chế biến sẵn nhưng khi đến thác, thức ăn nguội cùng cái lạnh của thác thì chẳng ai muốn ăn hay có ăn cũng chẳng ngon lành gì. Vì thế, cách tốt nhất là mang thức ăn, nồi, gia vị để chế biến tại thác. Hiện thác Dơi hay các thác khác tại Đạmri đều chưa được đưa vào khai thác nên rất ít người biết đến. Thị trấn cũng không có nhà nghỉ hay khách sạn, nên khách đến đó thường là bạn của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị trấn Đạmri 7 km). Để đến Đạmri, bạn có thể đi xe máy hay, bắt tuyến xe TP HCM – Bảo Lộc với mức giá từ 80.000 tới 110.000/người ở bến xe Miền đông hoặc liên hệ với các hãng xe chất lượng cao. Bí ẩn núi Kon Chiêng (Gia Lai) Mỗi năm một lần, trên đỉnh núi Kon Chiêng lại phát ra một vầng hào quang sáng rực. Dân làng bảo đó là lúc chiêng thần ra phơi… Truyền thuyết núi Kon Chiêng Núi Kon Chiêng (thuộc xã Kon Chiêng) cách thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang hơn 70 km về phía Nam. Và từ lâu, câu chuyện về chiêng thần trên ngọn núi này đã gây biết bao tò mò cho khách thập phương. Trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Kon Chiêng là nơi linh thiêng, bởi đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh và bộ chiêng thần. Trong tiếng Bahnar, “Kon” có nghĩa là núi, “Chiêng” nghĩa là chiêng. Vì thế, núi Kon Chiêng là tên gọi gắn liền với bộ chiêng thần và tên xã cũng bắt nguồn từ đó. Truyền thuyết núi Kon Chiêng là câu chuyện tình rất cảm động của chàng Prây Tăm- con thần núi và nàng Nưỡyh xinh đẹp- con của vị thần núi Kon Chrã. Prây Tăm có một bộ chiêng thần mà không ai có được. Mỗi khi Prây Tăm đánh chiêng, âm thanh bay xa vang động cả núi rừng, khiến cả dân trong vùng và các thần linh đều say mê. Tuy nhiên, chuyện tình của họ kết thúc bởi lý do không đâu. Trong một lần đùa giỡn, Nưỡyh hướng cây cung mà Prây Tăm đang cầm trên tay đưa vào ngực mình rồi bảo: “Anh giỏi săn bắn thú rừng, không có con vật nào có thể thoát khỏi mũi tên anh. Vậy, anh hãy thử bắn em có chết không?”. Ngay tức khắc, mũi tên “định mệnh” cắm phập vào tim nàng Nưỡyh. Prây Tăm đưa xác nàng về núi Kon Chrã còn mình trở về núi Kon Chiêng rồi bay lên trời. Nhưng bộ chiêng thần của chàng vẫn còn nằm trên hang núi. Mỗi năm một lần, bộ chiêng thần tự bay ra khỏi miệng hang núi để phơi, khi đó khắp cả vùng An Khê, Kông Chro và Quy Nhơn đều thấy ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời. …Và hiện thực về núi Kon Chiêng “Người biết hát sử thi kể về truyền thuyết núi Kon Chiêng nay đã không còn, may lắm chỉ biết về nội dung câu chuyện do những người lớn tuổi ở trong làng kể lại”, thầy Lê Hữu Phong- Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Mang Yang- người đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Bahnar và có một thời gian dài sống ở đây cho biết. Thầy Phong cho biết, quần thể núi Kon Chiêng gồm 3 ngọn núi: Kon Chrã, Prây Tăm và núi Kon Chiêng. Để đi khắp 3 núi này phải mất một tuần ròng rã. Trước cửa hang, nơi Prây Tăm hàng ngày tập luyện cung tên vẫn còn in dấu chân đạp kéo cung trên tảng đá. Riêng núi Kon Chiêng, lên tới đỉnh ngọn núi phải mất gần một ngày, rừng ẩm ướt quanh năm, nhiều vắt, còn trên đỉnh là cả túi gió khổng lồ. Núi Kon Chiêng cao đến độ có thể thấy các làng mạc ở huyện Kông Chro. Xung quanh miệng hang núi Kon Chiêng, nơi trú ngụ của chiêng thần là vách đá dựng đứng, cao vút. Khi chúng tôi hỏi đường đến núi Kon Chiêng, đa phần người dân ở làng Toăk trả lời: “Hỏi để làm gì. Có việc gì không? Về đi, không có chiêng gì đâu!”. Ông A Ngọc- Phó Chủ tịch HĐND xã Kon Chiêng kể: “Thời chiến tranh chống Pháp ở đây bom đạn ác liệt. Tụi Pháp nhiều lần cho nổ mìn, nổ bom làm sập hang để lấy chiêng nhưng không được. Sau này, thằng Mỹ tìm cách phá núi để lấy chiêng nhưng hơn ba tháng vẫn không lấy được. Giờ miệng hang đã bị sập rồi, không ai vào đó được”. Ông A Ngọc cho biết thêm, trong 5 xã phía Nam của huyện Mang Yang thì Kon Chiêng là nơi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất. Xã Kon Chiêng có tới 208 liệt sĩ và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đem câu chuyện về nhiều người ở làng Toăk đã từng thấy chiêng thật trên núi Kon Chiêng thì được thầy giáo Lê Hữu Phong giải thích: “Những chiếc chiêng đó là do người dân trong làng sợ người Pháp, Mỹ ngày xưa càn quét, lấy đi nên đem lên các hang trên núi giấu cho an toàn. Trong số đó, có người đem được chiêng về, có người bị chết nên chiêng vẫn còn trên núi thôi. Có lẽ những người Pháp, Mỹ nghi ngờ ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời đó là do trong hang có khối đá quý hay kim cương lớn lắm… nên họ muốn phá núi để lấy. Theo tôi, có thể đó là khối thạch anh hay đá quý gì đó”. . Các địa điểm du lịch miền Tây Nguyên Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện. của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị. gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế