Thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở .... Địa bàn khảo sát Khảo sát mức độ cần thiết và tín
Trang 1LÊ THỊ HOÀI CHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2022
Trang 2LÊ THỊ HOÀI CHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
GS TS THÁI VĂN THÀNH
NGHỆ AN - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này có xuất
xứ rõ ràng, từ quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát của tôi tại tỉnh Nghệ An; các số liệu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Lê Thị Hoài Chung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã luôn nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của Trường Đại học Vinh, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Tỉnh Nghệ An, quý Thầy, cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Thái Văn Thành đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báu để tôi
có thể hoàn thành được luận án này
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các Thầy, cô Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh, các nhà khoa học
đã tham gia phản biện, nhận xét cho luận án để luận án được dần hoàn thiện
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Nghệ An, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu, hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu để thực hiện luận án này
Tôi trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy Nghệ An, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị Tỉnh Nghệ An, các cơ quan, ban, ngành đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tinh thần cho tôi vượt qua những khó
khăn, áp lực, tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án
Xin trân trọng biết ơn!
Tác giả luận án
Lê Thị Hoài Chung
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 12
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12
1.1.1 Những nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em 12
1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em 16
1.1.3 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh 21
1.1.4 Đánh giá chung 24
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 24
1.2.1 Xâm hại tình dục trẻ em 24
1.2.2 Phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 25
1.2.3 Hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 27
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 28
1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 29
1.3.1 Một số đặc điểm của học sinh trung học cơ sở 29
1.3.2 Sự cần thiết phải giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 31
1.3.3 Mục tiêu giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 35
1.3.4 Nội dung giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 36
Trang 61.3.5 Phương pháp giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh trung học cơ sở 39
1.3.6 Hình thức giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 42
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 43
1.3.8 Sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 43
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 43
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 43
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 44
1.4.3 Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 47
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 50
1.5.1 Các yếu tố khách quan 50
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 53
Kết luận chương 1 54
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN 55
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến giáo dục tỉnh Nghệ An 55
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 55
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 55
2.1.3 Tình hình giáo dục chung 56
2.1.4 Tình hình giáo dục trung học cơ sở 57
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 63
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 63
2.2.2 Nội dung khảo sát 64
Trang 72.2.3 Đối tượng khảo sát 64 2.2.4 Phương pháp khảo sát 66 2.2.5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát 67 2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 68 2.3.1 Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 68 2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 73 2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 76 2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 77 2.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 79 2.3.6 Thực trạng kết quả giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở thông qua nhận thức của học sinh 81 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 87 2.4.1 Nhận thức về quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 87 2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 89 2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 90 2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 92 2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 93 2.4.6 Thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 94 2.4.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo
Trang 8dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 97
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 98
2.5.1 Mặt mạnh 98
2.5.2 Mặt hạn chế 99
2.5.3 Nguyên nhân 100
Kết luận chương 2 101
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 103
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 103
3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 103
3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 103
3.1.3 Bảo đảm tính khả thi 103
3.1.4 Bảo đảm tính hiệu quả 104
3.1.5 Bảo đảm tính hệ thống 104
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cở 104
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết đổi mới quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 104
3.2.2 Tích hợp kế hoạch giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh vào kế hoạch giáo dục chung của trường trung học cơ sở 105
3.2.3 Tổ chức, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 107
3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở 115
3.2.5 Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 118
3.2.6 Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở 121
3.3 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 123
Trang 93.3.1 Mục đích khảo sát 123
3.3.2 Nội dung khảo sát 123
3.3.3 Đối tượng khảo sát 124
3.3.4 Phương pháp khảo sát 124
3.3.5 Kết quả khảo sát 124
3.4 Thử nghiệm 129
3.4.1 Mục đích thử nghiệm 129
3.4.2 Giả thuyết thử nghiệm 129
3.4.3 Nội dung thử nghiệm 129
3.4.4 Mẫu khách thể và đối tượng thử nghiệm 129
3.4.5 Địa bàn và thời gian thử nghiệm 129
3.4.6 Cách thức thử nghiệm 129
3.4.7 Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm 130
3.4.8 Phân tích kết quả thử nghiệm 132
3.4.9 Kết luận thử nghiệm 137
Kết luận chương 3 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 139
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC PL1
Trang 10987/QĐ-Quyết định số 987/QĐ-BGD ĐT, ngày 17/4/2020
về Chương trình hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Trang
Bảng
Bảng 2.1 Quy mô trường THCS Nghệ An năm học 2020-2021 57
Bảng 2.2 Quy mô lớp và học sinh THCS Nghệ An, năm học 2020-2021 58
Bảng 2.3 Quy mô phòng học cấp trung học cơ sở tại tỉnh Nghệ An 59
Bảng 2.4 Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học cơ sở tại Nghệ An năm học 2020-2021 60
Bảng 2.5 Xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp trung học cơ sở tỉnh Nghệ An, so sánh với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ năm học 2020-2021 61
Bảng 2.6 Số lượng CBQL, GV, HS tham gia khảo sát 64
Bảng 2.7 Số phiếu khảo sát hợp lệ 64
Bảng 2.8 Đặc điểm đối tượng khảo sát 65
Bảng 2.9 Thang đánh giá sử dụng trong khảo sát 68
Bảng 2.10 Mức độ nhận thức về hoạt động giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên 68
Bảng 2.11 Mức độ nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh 69
Bảng 2.12 Mức độ nhận thức của học sinh về sự cần thiết của giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh THCS 71
Bảng 2.13 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống giữa các nhóm học sinh 72
Bảng 2.14 Mức độ thực hiện mục tiêu về kiến thức 73
Bảng 2.15 Mức độ thực hiện mục tiêu về kỹ năng 74
Bảng 2.16 Mức độ thực hiện mục tiêu về thái độ 75
Bảng 2.17 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục 76
Bảng 2.18 Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục 77
Bảng 2.19 Mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 79
Bảng 2.20 Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục 80
Bảng 2.21 Mức độ nhận thức của học sinh về hành vi XHTD 81
Bảng 2.22 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức hành vi giữa các nhóm học sinh 82
Bảng 2.23 Mức độ nhận thức về đối tượng có thể là thủ phạm xâm hại tình dục 83
Bảng 2.24 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức đối tượng có thể là thủ phạm xâm hại tình dục 84
Trang 12Bảng 2.25 Mức độ nhận thức của HS về hậu quả của xâm hại tình dục 85
Bảng 2.26 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức hậu quả của xâm hại tình dục 86
Bảng 2.27 Mức độ nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS THCS 87
Bảng 2.28 Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục phòng, chống XHTD cho HS THCS 89
Bảng 2.29 Đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS THCS 90
Bảng 2.30 Đánh giá về thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục 92
Bảng 2.31 Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động 93
Bảng 2.32 Đánh giá thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS 94
Bảng 2.33 Đánh giá của học sinh về mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục phòng, chống XHTD cho học sinh trung học cơ sở 95
Bảng 2.34 Học sinh được chia sẻ và nhận thông tin giáo dục phòng, chống XHTD từ đâu 96
Bảng 2.35 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục 97
Bảng 3.1 Số lượng CBQL, GV THCS tham gia khảo sát 124
Bảng 3.2 Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 125
Bảng 3.3 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 126
Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 128
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá kiến thức ban đầu của nhóm thử nghiệm 132
Bảng 3.6 Bảng phân bố tần số F về số cán bộ quản lý trường THCS đạt điểm Xi (đầu vào) 132
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá kỹ năng ban đầu của nhóm thử nghiệm 133
Bảng 3.8 Bảng phân bố tần số F về số cán bộ quản lý trường THCS đạt điểm Xi (sau thử nghiệm) 133
Bảng 3.9 So sánh điểm trung bình về kiến thức của cán bộ quản lý trước và sau thử nghiệm 134
Bảng 3.10 Phân bố tần suất fi và tần suất tích luỹ fi↑ về kiến thức của CBQL trường THCS 134
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá kỹ năng sau thử nghiệm 136
Bảng 3.12 Mức độ khác biệt của từng kỹ năng trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 136
Trang 13Biểu
Biểu đồ 2.1 So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về sự cần thiết
của hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại tình dục 71
Biểu đồ 2.2: So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hành vi xâm hại tình dục 82
Biểu đồ 2.3 So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hậu quả của hành vi xâm hại tình dục 86
Biểu đồ 3.1 So sánh tính cấp thiết của các biện pháp 126
Biểu đồ 3.2 So sánh tính khả thi của các biện pháp 128
Biểu đồ 3.3 Phân bố tần suất f i về kiến thức của CBQL trường THCS trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 135
Biểu đồ 3.4 Tần suất tích lũy fi↑ về kiến thức của CBQL trường THCS trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 135
Biểu đồ 3.5 So sánh trình độ kỹ năng trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 137
Hình Hình 1 Địa bàn khảo sát 5
Hình 2 Khung nghiên cứu của luận án 7
Hình 1.1 Chủ thể quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trung học cơ sở 47
Hình 2.1 Các bước quá trình khảo sát 66
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thử nghiệm 129
Hình 3.2 Sơ đồ các bước tiến hành thử nghiệm 130
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Quan điểm xuyên suốt thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, trong đó, trẻ em là tương lai của dân tộc, chủ nhân kế tục sự nghiệp phát triển đất nước; coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc TE là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược con người; tạo cơ hội cho TE được phát triển toàn diện, bình đẳng
về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm mọi TE được sống trong môi trường an toàn, hạn chế các hành vi XH hay bóc lột TE [81], [58], [67], [69]
Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định rõ: “trau dồi kiến thức, kỹ
năng giáo dục TE về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của TE; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho TE; phòng ngừa TE rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại” [58]
1.2 Trong những năm gần đây, xâm hại tình dục TE đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội, diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng Xâm hại tình dục TE có thể xảy ra với bất cứ trẻ nào, vào bất kỳ tình huống nào, tại bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới Vì vậy, XHTD
TE luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội [81], [102], [60]
Theo số liệu trong năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh/video XHTD TE trên mạng; đứng thứ hai trong ASEAN, sau Indonesia Số liệu
đó là tiếng chuông báo động đối với các cơ quan chức năng, những người làm cha
mẹ và đội ngũ GV trong cả nước, đây là thực trạng cần được gia đình, nhà trường
và các ngành chức năng quan tâm Riêng 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng công an trên toàn quốc đã phát hiện, điều tra, xử lý 1.233 vụ/1.389 đối tượng; 1.284 em bị XH; tăng 221 vụ (21,8%) so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, XHTD là 1.014 vụ/1.005 đối tượng; 1.030 em bị XHTD (chiếm 82,3% tổng số vụ XHTD TE) Cơ cấu tội phạm XHTE chiếm khoảng 80% là các hành vi nhóm XHTD; nhiều nhất là hành vi giao cấu, sau đó đến hiếp dâm, dâm ô, cưỡng dâm và sử dụng TE vì mục đích khiêu dâm [81] Các nghiên cứu và báo cáo cũng chỉ ra rằng đối tượng có hành vi XHTD TE hầu hết là nam giới với nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu từ 17
Trang 15tuổi đến 40 tuổi; sau đó là độ tuổi từ 40 đến dưới 60, cá biệt có những đối tượng trên 70 tuổi Phần lớn các đối tượng có mối quan hệ gần gũi trong gia đình, họ tộc hoặc quen biết từ trước với nạn nhân, có cơ hội dễ tiếp xúc với nạn nhân bị XH [81], [45]
1.3 Lứa tuổi học sinh THCS (11-14 tuổi) còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành; được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như:
“thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ, muốn tiếp xúc với nhiều người nhưng lại thiếu kiến thức về xã hội, chưa hình thành thói quen giao tiếp, kỹ năng ứng xử hiệu quả với mọi đối tượng, đặc biệt là ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, với nguy cơ XHTD Vì vậy, HS THCS cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục để các em được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phòng, chống nguy cơ bị XHTD [47], [28]
Trẻ em cần được đặc biệt bảo vệ, đây là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội Những người làm công tác liên quan đến bảo vệ TE (GV, CB Y tế, công an, CB làm công tác bảo vệ TE tại cộng đồng…) đóng vai trò quan trọng trong việc GD phòng, chống XHTD cho các em Qua tìm hiểu những vụ việc XHTD HS trong thời gian gần đây cho thấy, phần lớn do HS còn thiếu kiến thức hoặc chưa hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cơ bản trong ứng phó phòng, chống XHTD [76], [20], [58]
1.4 Giáo dục THCS là cấp học trong bậc học phổ thông, đây là giai đoạn
GD cơ bản, được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9 Có thể thấy, giáo dục phòng, chống XHTD cho HS THCS là hoạt động quan trọng trong nhà trường nhằm hỗ trợ, bảo vệ HS thông qua việc phát triển cho HS năng lực hành động thích ứng trước các tình huống thực tiễn; sử dụng các kỹ năng đã được học để tránh xa,
tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị XHTD một cách hiệu quả, hướng tới phát triển toàn diện nhân cách HS [31], [28]
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể đối với quản lý hoạt động GD nói chung trong đó có GD phòng, chống XHTD cho HS Các cơ sở
GD cơ bản đã lồng ghép nội dung GD phòng, chống XHTD cho HS trong các môn học chính khóa, hoạt động trải nghiệm hay các chiến dịch sức khỏe cộng đồng,
Trang 16bước đầu đã có những kết quả đáng kể Tuy nhiên, nội dung GD chưa cụ thể, hình thức, phương pháp chưa đa dạng và phong phú để giúp HS tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, vẫn còn tâm lý e ngại của GV khi thực hiện nội dung GD phòng, chống XHTD cho HS, nên hiệu quả chưa cao [73], [52]
1.5 Việc quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS đã được các trường THCS bước đầu triển khai nhưng chưa được nhiều CBQL quan tâm đúng mức, kế hoạch thực hiện thiếu xuyên suốt, chưa thường xuyên, đồng bộ, nhiều trường chưa xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức GD phòng, chống XHTD cho HS một cách bài bản; công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá còn hình thức, nên hiệu quả chưa cao và còn có những lúng túng trước những tình huống thực tiễn đặt ra [48], [81]
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động GD phòng, chống bạo lực, XHTD cho HS trong các nhà trường, ngành GD&ĐT đã luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo toàn ngành vấn đề này Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện mạnh mẽ tại các CSGD [10], [9] Để tăng cường chỉ đạo vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-
BGDĐT, ngày 17/04/2020 về kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 [6],
đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương chỉ đạo các cơ sở GD triển khai các giải pháp căn bản, đồng bộ nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả công tác quản lý hoạt động này Từ đó có thể thấy, để hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS ngày càng đạt kết quả tốt, cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý hoạt động GD, từ đó đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GD phù hợp với thực tiễn địa phương và đặc điểm HS
Qua rà soát, nghiên cứu tài liệu cho thấy, hiện Nghệ An chưa có nghiên cứu chính thức nào về quản lý hoạt động này ở trường THCS Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS tại Nghệ An, nhằm đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động hiệu quả và thực thi góp phần nâng cao chất lượng GD phòng, chống XHTD cho HS THCS trong thời gian tới là một việc làm có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở" để nghiên cứu
Trang 172 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, góp phần nâng cao chất lượng
GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong bối cảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trung học cơ sở
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trung học cơ sở
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trong các trường THCS bước đầu được triển khai và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và hiệu quả chưa cao Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS dựa trên các đặc trưng của GD phòng, chống XHTD, các thành tố của quá trình quản lý hoạt động và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS THCS
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
HS THCS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
5.1.2 Khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
HS THCS tại Nghệ An
5.1.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi các biện pháp đề xuất; tổ chức thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất
5.2 Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung: xâm hại tình dục trẻ em; hoạt
Trang 18động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
5.2.2 Giới hạn địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và thực trạng quản lý hoạt động này tại Nghệ An
Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 03 thị xã, 01 thành phố), lựa chọn địa bàn khảo sát căn cứ vào đặc điểm văn hóa, xã hội, địa lý, kinh tế,
an ninh Phạm vi nghiên cứu được phân tổ đảm bảo tính đại diện theo 3 tiêu chí: 1) Chất lượng GD THCS; 2) Yếu tố địa lý; 3) Đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế, an ninh Trong mỗi phân tổ, phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên địa bàn điều tra được
áp dụng, 04 huyện được chọn gồm: Tương Dương, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Thành phố Vinh Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 5 trường với tổng 20 trường THCS để khảo sát thực trạng
Hình 1 Địa bàn khảo sát
Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất; Thử
nghiệm 01 biện pháp được đề xuất: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
5.2.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 2019 - 2022
Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp từ 2019 - 2021
Trang 196 Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm tiếp cận
6.1.1 Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là tiếp cận mà yêu cầu trong quá trình nghiên cứu phải xem xét các đối tượng một cách hệ thống, toàn diện, nhiều mặt, trong mối quan hệ với các đối tượng khác, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng [35], [25]
Luận án đã sử dụng cách tiếp cận này thông qua việc xem quản lý hoạt động
GD phòng, chống XHTD cho HS là một lĩnh vực của quá trình quản lý hoạt động
GD cấp THCS, đặt trong mối quan hệ hệ thống với các hoạt động GD khác; bảo đảm tính chỉnh thể, toàn vẹn trong hoạt động GD chung của nhà trường Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, chủ thể quản lý, nguồn lực Vì vậy khi nghiên cứu quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS phải xem xét một cách hệ thống, toàn diện
6.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý
Chức năng quản lý GD là một dạng chức năng quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhất định, có bốn chức năng cơ bản: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và kiểm tra, đánh giá Tiếp cận chức năng quản lý là dựa vào các chức năng này để xác định nội dung và đề xuất các biện pháp quản lý [65]
Trong luận án, tiếp cận này được sử dụng để xây dựng khung lý thuyết; khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
6.1.3 Tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở quan trọng để kiểm chứng lý luận, là nơi thử nghiệm và ứng dụng lý luận Vì vậy, đây là tiếp cận quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học quản lý GD nói riêng [15] Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn của địa phương và trường THCS về quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; kết quả đạt được; khó khăn, bất cập;
Trang 20nguyên nhân; các yếu tố khách quan, chủ quan; đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá,
an ninh, tín ngưỡng, tôn giáo; đội ngũ, trang thiết bị, cơ sở vật chất Từ đó, đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS phù hợp, khoa học và có tính khả thi
6.1.4 Tiếp cận kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày [45], [11]
Luận án lựa chọn tiếp cận kỹ năng sống trong quá trình nghiên cứu hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và quản lý hoạt động này dưới góc
độ GD cho HS biết cách phòng, chống XHTD, giúp HS chuyển kiến thức (hiểu biết
về phòng, chống XHTD) đến thay đổi thái độ (HS nghĩ, cảm thấy, tin tưởng, đánh giá, lựa chọn) đến hình thành kỹ năng hành động trong cuộc sống (cái HS làm và cách HS ứng phó với XHTD, cách tìm kiếm sự trợ giúp khi có nguy cơ bị XHTD) theo xu hướng tích cực [50], [49]
6.2 Khung nghiên cứu của luận án
Hình 2 Khung nghiên cứu của luận án
Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS được phân tích trên các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động; hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GD Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GD phòng,
Trang 21chống XHTD cho HS THCS (yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan) Với các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích tổng hợp tài liệu; khái quát hóa; Anket; phỏng vấn sâu; thực nghiệm; thống kê toán học đã bảo đảm quá trình đánh giá khách quan những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở cho việc
đề xuất các biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
6.3 Phương pháp nghiên cứu
6.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm thu thập thông tin lý luận qua các nghiên cứu trong, ngoài nước; văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS Với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
6.3.1.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến hoạt động GD phòng, chống XHTD và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất và đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề tài Tài liệu tham khảo được thu thập, trích dẫn theo phần mềm Ennote
6.3.1.2 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát
về hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS Từ những quan điểm, quan niệm của các tác giả, trên
cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tài liệu khác nhau về quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS Tác giả phân tích, tổng hợp và sau đó diễn giải khái niệm theo cách khái quát hóa quan điểm của mình [39]
6.3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm thu thập thông tin về thực trạng hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, bao gồm:
Trang 226.3.2.1 Phương pháp An két (bảng hỏi giấy; biểu mẫu google form điện tử)
Từ khung lý thuyết, thiết kế phiếu hỏi cho từng nhóm đối tượng: CBQL,
GV, HS (phụ lục 01) Phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV gồm 18 câu (thu thập: thông tin cá nhân; nhận thức về quản lý hoạt động; thực trạng hoạt động GD và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS) Phiếu khảo sát dành cho HS gồm có 9 câu hỏi (thu thập: thông tin cá nhân, kiến thức về phòng, chống XHTD; thực trạng GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; mong muốn của HS về
GD phòng, chống XHTD)
Ngoài ra, phương pháp này còn được vận dụng để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu, kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
6.3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn CBQL sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; CBQL, GV, HS trường THCS Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị cho từng nhóm đối tượng được phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin liên quan tới quản lý hoạt động, tìm hiểu sâu thêm các vấn đề nghiên cứu, tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
6.3.2.3 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động GD, tổng kết kinh nghiệm được áp dụng để nghiên cứu từ thực tế quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS tại các trường THCS, từ đó vận dụng vào nghiên cứu đề tài
6.3.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đã đề xuất
6.3.3 Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS; sử dụng các công thức thống kê để phân tích kết quả khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp đề xuất
7 Những luận điểm cần bảo vệ
7.1 Hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS là hoạt động GD có ý nghĩa xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc, đóng vai trò quan trọng trong trường THCS, bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD phù hợp với lứa tuổi HS THCS Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS là
Trang 23một lĩnh vực quản lý của trường THCS, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cấp thiết, được thực hiện thông qua các chức năng quản lý
7.2 Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đã được các trường THCS triển khai và bước đầu đạt những kết quả nhất định Tuy nhiên đang tồn tại những bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS cần có những biện pháp khoa học, đổi mới, hiệu quả và khả thi
7.3 Các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS được đề xuất dựa trên các đặc trưng của GD phòng, chống XHTD cho HS; các thành tố của quá trình quản lý hoạt động GD; nâng cao nhận thức và năng lực quản lý Các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, bao gồm: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (2) Lập kế hoạch
GD bằng cách tích hợp kế hoạch GD phòng, chống XHTD cho HS THCS trong kế hoạch GD chung của trường; (3) Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD thông qua đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (4) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho CBQL trường THCS; (5) Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (6) Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
8 Đóng góp của luận án
8.1 Trên cơ sở phân tích, kế thừa các kết quả của nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, luận án bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận, đó là: (1) Tổng quan nghiên cứu vấn đề, khái quát các nội dung đã được quan tâm nghiên cứu; (2) Hệ thống khái niệm công cụ (XHTD TE; phòng, chống XHTD cho HS; (3) GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS); (4) Hệ thống và khái quát đặc điểm của HS THCS
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (5) Sự cần thiết của GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và đổi mới quản lý hoạt động này; (6) Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD; (7) Khung lý luận cơ bản về hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, đặc
Trang 24trưng của GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (8) Các thành tố của quá trình quản lý và chức năng quản lý
8.2 Việc khảo sát đầy đủ, toàn diện thực trạng hoạt động GD phòng, chống XHTD và quản lý hoạt động này trên địa bàn Tỉnh Nghệ An thông qua phiếu khảo sát, nghiên cứu báo cáo, kế hoạch, trao đổi, phỏng vấn, xử lý và phân tích kết quả khảo sát đã đem lại những đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đảm bảo khoa học, có tính khả thi
8.3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 06 biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho đội ngũ CBQL trường THCS Các biện pháp này không chỉ vận dụng vào quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà còn có thể vận dụng vào quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS ở các địa bàn khác có điều kiện tương đồng
9 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở
Trang 25Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Xâm hại tình dục; GD phòng, chống XHTD cho HS; quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS là vấn đề được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau Các công trình nghiên cứu đã được công bố tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản như sau: khái niệm, thực trạng XHTD TE; sự cần thiết, nội dung, phương pháp, hình thức GD phòng, chống XHTD cho HS; quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
1.1.1 Những nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục TE được các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới như Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), và các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm, trong đó, có thể kể đến:
Từ năm 1999, trong Báo cáo Tham vấn về phòng chống xâm hại trẻ em
(1999) [86], WHO đã đề cập đến XHTD TE như sau: “XHTD TE là việc lôi kéo
TE tham gia vào hoạt động tình dục mà trẻ đó không hiểu một cách đầy đủ, không
có khả năng quyết định ưng thuận một cách có hiểu biết, là hành động diễn ra giữa một TE với một người trưởng thành hoặc với một TE khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của người đó”
Trong tài liệu tập huấn Tổ chức an toàn với trẻ em (2006) [72] cho rằng: “bất
cứ hành động nào liên quan đến bổn phận hoặc sự không làm tròn trách nhiệm khiến trẻ bị mất quyền tự do, bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần, bị XHTD, hành động trái với pháp luật, đạo đức mà không được sự đồng ý của trẻ” thì coi đó là hành động XH Tác giả Stairway Foundation trong Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, Văn phòng khu vực Đông Nam Châu Á (Vùng dự án) (2006) [72] cũng cho rằng: XHTD không chỉ là những hành động sờ mó cá nhân mà còn đề cập đến cả những mối quan hệ, hành vi phạm tội bắt đầu từ xa hơn những đụng chạm đơn giản, kể cả bắt đầu từ ý nghĩ trong đầu của những kẻ XH
Trang 26Nghiên cứu của David Finkelhor, D (2009) [87], khẳng định rằng XHTD có thể xảy ra đối với tất cả các em; ở mọi độ tuổi, và ở bất cứ nơi nào từ gia đình, trường học, bệnh viện, công viên, nhà hàng, siêu thị, nhà thờ… cho đến trên mạng internet Bất cứ việc gì liên quan đến tình dục mà có TE tham gia ở các mức độ khác nhau, đều được xem là XHTD TE
Trường Quốc tế Renaissance [13], trong cuốn Sổ tay và chính sách bảo vệ trẻ em đã chỉ rõ: XHTD liên quan đến việc ép buộc hoặc lôi kéo trẻ tham gia vào
các hoạt động tình dục, dù bất kể trẻ có nhận thức về điều đang diễn ra hay không Theo đó, XHTD có thể là những tiếp xúc cơ thể trực tiếp hoặc các hành vi không trực tiếp như cho trẻ xem hoặc tham gia quay phim, chụp ảnh với đề tài liên quan đến tình dục; xem cảnh quan hệ tình dục; khuyến khích trẻ tham gia các hành vi tình dục một cách không thích hợp hoặc dụ dỗ trẻ để chuẩn bị cho việc bị XH (bao gồm cả thông qua Internet)
Trong một nghiên cứu của tác giả Allan John Kemboi (2013) [91] về Mối quan hệ giữa bị xâm hại và thành tích học tập của HS tiểu học đã chỉ ra XHTD TE
vẫn hoành hành trong trường học, trong gia đình và xã hội Nó có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của HS Mặc dù chính phủ, cá nhân và tổ chức phi Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhưng XHTE vẫn có chiều hướng gia tăng; ảnh hưởng đến phát triển và dẫn đến thành tích học tập kém, có thể dẫn đến bỏ học và cuối cùng ảnh hưởng đến trình độ biết chữ của đất nước, làm chậm tăng trưởng kinh tế
Theo tài liệu của Australian Aid & World Vision (2014) [74] về Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em (Hướng dẫn thảo luận với CB cộng đồng) đã chỉ ra
“XHTD là khi một người nào đó lôi kéo một trẻ tham gia vào hoạt động tình dục, bằng cách sử dụng quyền lực để ép buộc trẻ hoặc lợi dụng lòng tin của trẻ XHTD
TE bao gồm tất cả những hành vi tình dục không mong muốn, các hành vi động chạm hay thậm chí không động chạm XHTD TE bao gồm: làm phim, ảnh TE có tính chất XHTD; ép buộc trẻ xem, ép buộc TE quan hệ tình dục hoặc tham gia vào những hành vi tình dục”
Trong Báo cáo Child sexual abuse - recommended reforms (Xâm hại tình dục trẻ em - Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật) của UNICEF Vietnam [99] cho
rằng XH và bóc lột tình dục TE là những vấn đề ngày càng đáng lo ngại ở Việt
Trang 27Nam Báo cáo cũng đã phân tích và làm rõ định nghĩa của “quan hệ tình dục” và
“các hoạt động tình dục khác”; các hình thức XHTD, tiếp xúc và không tiếp xúc đối với TE; xử phạt những người sử dụng vị trí đáng tin cậy hoặc quyền hạn của họ
để LDTD trẻ vị thành niên; việc sử dụng TE cho mục đích khiêu dâm; dụ dỗ TE và trẻ vị thành niên tham gia hoạt động tình dục
Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học thì mỗi quốc gia trên thế giới cũng có những quan điểm khác nhau về XHTD TE, cụ thể: Luật bảo vệ và hỗ trợ
TE bị bạo hành của Mỹ [84] đưa ra quan điểm XHTD TE là hành vi: “Thuyết phục, lôi kéo hoặc sử dụng áp lực để bắt TE tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình…”; tại Úc các hành vi XHTD
TE được liệt kê: “những người quen biết hoặc không quen biết với trẻ sử dụng lôi kéo hoặc bạo lực để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục thông qua nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp” [85], [42]
Trong thời gian qua vấn đề XHTD TE tại Việt Nam cũng đã thu hút sự chú ý
quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước Trong cuốn Tội phạm và vấn đề chống tội phạm Lứa tuổi vị thành niên của nhóm tác giả Lê Văn Cương và cộng sự
(1999) [18] đã chỉ ra thực trạng “kẻ phạm tội hiếp dâm TE thuộc đủ các tầng lớp xã hội, với những nhóm tuổi khác nhau, hầu hết chưa xây dựng gia đình (66%), mù chữ hoặc học vấn thấp (70%)”
Tác giả Nguyễn Lê Hoài Anh (2015) [2] trong nghiên cứu Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet cho thấy: Một số kẻ XHTD TE khác lại
lựa chọn chiêu bài “mưa dầm thấm lâu”, đó là sau khi đã nhắm được đối tượng của mình, chúng không tiếc bỏ ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để "tâm sự" và chiếm được lòng tin của “những con nai vàng ngơ ngác" Sau đó, chúng dụ dỗ các em đến địa điểm hẹn đã sắp đặt trước để thực hiện hành vi đồi bại của mình và đe dọa các
em không được tiết lộ, nếu không chúng sẽ đưa thông tin lên mạng cho bạn bè của trẻ biết Thậm chí trẻ muốn tìm manh mối của kẻ xâm hại mình cũng rất khó khăn bởi lẽ những thông tin trên mạng rất khó kiểm chứng Tác giả cũng cho rằng TE và thanh thiếu niên là đối tượng ham hiểu biết nhưng chưa đủ sức để kháng cự với những tác động và lôi kéo từ bên ngoài Đặc biệt, ở giai đoạn tuổi dậy thì là quãng thời gian trẻ thay đổi và lớn lên nhanh chóng, bắt đầu muốn độc lập và cũng là lúc
Trang 28chúng tò mò về giới tính Những kẻ XHTD sẽ đánh vào sự tò mò và dễ xiêu lòng của các em, dùng mọi cách dụ dỗ, trước tiên có thể đội lốt như người tử tế, tốt bụng, thậm chí còn giúp làm bài tập về nhà Chúng ma mãnh và tìm cách tạo niềm tin nơi những trẻ chúng định xâm hại Các em có thể không nhận biết đâu là sự dụ
dỗ, đâu là tình thương đích thực Nguy cơ này đặc biệt dễ xảy ra nơi những trẻ ít quý trọng bản thân, ít có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình
Trong Luật trẻ em 2016 [58], chỉ rõ: xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng,
bóc lột TE là hành vi bị nghiêm cấm Ấn phẩm mới của UNICEF, nghiên cứu về
Bóc lột tình dục ở trẻ em trai [14] phát hiện, cân nhắc đạo đức và thách thức về
phương pháp luận ghi lại những gì đã biết về tầm quan trọng, các nhân tố rủi ro và hậu quả của bóc lột tình dục TE trai, đồng thời cung cấp phân tích về hậu quả sâu
xa có thể xảy ra từ đại dịch COVID-19 [45]
Trong sổ tay Chính sách bảo vệ trẻ em (2019-2020) của hệ thống trường
Quốc tế Canada [13] đề cập đến XHTD có các đặc điểm rất khác biệt cần được quan tâm chú ý, thường có kế hoạch dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và khó phát hiện Việc lên kế hoạch, còn gọi là “âm mưu” dụ dỗ khiến cho nạn nhân chấp nhận việc bị trách cứ, tự chịu trách nhiệm, mặc cảm tội lỗi và cảm thấy xấu hổ về các hành vi tình dục của kẻ phạm tội gây ra XHTD thường diễn ra bí mật hơn các loại xâm hại khác Nhiều nạn nhân, qua quá trình bị dụ dỗ, được dạy tình dục là một hình thức thể hiện của tình yêu, vì vậy trẻ thường có xu hướng yêu mến kẻ phạm tội và tự cho rằng các em là những đứa trẻ hạnh phúc, không hề thể hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu cực vì nhận thức “mình được yêu” của trẻ Tài liệu cũng đưa ra những dấu hiệu nhận biết trẻ bị XHTD: có hiểu biết về tình dục, hành vi hoặc ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi; mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; có vết thương ở miệng, bộ phận sinh dục; bỏ nhà đi mà không có lý do cụ thể; không muốn ở một mình với một người nào đó; mang thai,
Như vậy, XHTD trẻ em đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đề cập đến với những nét cơ bản về khái niệm, đó là những hành vi tình dục không mong muốn ở các mức độ khác nhau, đáng lên án, có thể xẩy ra đối với tất cả các em; ở mọi độ tuổi, bất cứ nơi nào, gây ảnh hưởng nặng nề, tổn hại về thể chất, tinh thần cho trẻ Đây sẽ cơ sở cần thiết để luận án xây dựng khung lý
Trang 29luận về XHTD tuổi HS THCS Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa có sự thống nhất về khái niệm XHTD mà chỉ là căn cứ vào các hành vi XHTD; có nghiên cứu đang chỉ
ở mức độ xem xét XHTD biểu hiện qua hành động vuốt ve, sờ mó, sử dụng lời lẽ dâm đãng xúc phạm trẻ; có nghiên cứu tính đến hành vi cho trẻ xem băng video, sách báo, tranh ảnh hoặc các ấn phẩm kích dục
1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em
Từ khá sớm Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 [42]
đã quy định: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ TE chống tất cả các hình thức bóc lột tình dục và LDTD; phải đặc biệt thực hiện các biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia, song phương và đa phương để ngăn ngừa: a) Việc xúi giục hay ép buộc TE tham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào; b) Việc sử dụng có tính chất bóc lột
TE trong mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác; c) Việc sử dụng có tính chất bóc lột TE trong các cuộc biểu diễn hay tài liệu khiêu dâm”
Sách chuyên khảo The Epidemic of Rape and Child Sexual Abuse in the United States của các tác giả Diana E H Russell và Rebecca M Bolen, Nxb Sage
Publications Inc, 2000 [97] đã sử dụng phương pháp sưu tầm, phân tích số liệu, tư liệu về các vụ hiếp dâm và LDTD TE, từ đó làm rõ thực trạng vấn nạn hiếp dâm và LDTD TE ở Hoa kỳ rất đáng báo động và đề xuất giải pháp phòng, chống tình trạng LDTD TE ở Hoa Kỳ Công trình là tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà GD và phụ nữ, TE là nạn nhân chủ yếu của hiếp dâm và LDTD trong việc đối phó, khắc phục các hậu quả của hành vi XHTD gây ra
Trong công trình Children’s Rights; Policy and Practice (Quyền trẻ em;
Chính sách và thực hành) của tác giả Jean A Pardeck (2006) [93] đã phân tích về thực trạng thực hiện quyền TE; thực trạng việc chăm sóc TE tại gia đình, trường học
và các cơ sở tư nhân đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân của lạm dụng, sao nhãng đối với TE, từ đó cung cấp các biện pháp GD
từ trường học, gia đình có TE có nguy cơ bị XHTD
Ở một góc độ tiếp cận khác của Tổ chức Stop it now - Anh (2007) trong báo
cáo nghiên cứu Solutions to prevent child sexual abuse (Giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em) [105] đã chỉ ra những vấn đề cấp thiết của việc nhận thức đầy đủ
về XHTD TE dưới góc độ tâm lý học và thực tiễn, trên cơ sở phân tích nguyên nhân
Trang 30dẫn đến hành vi XHTD TE, tài liệu tập trung chính vào các giải pháp phòng, chống XHTD ở cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tác giả David Finkelhor (2009) trong bài viết The Prevention of Childhood Sexual Abuse (Phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em) [87] đã đề xuất các giải
pháp như nâng cao nhận thức về tệ nạn LDTD ở TE, thúc đẩy quan niệm chấm dứt LDTD TE là trách nhiệm của mọi người, cộng đồng và các nhà làm chính sách; đẩy mạnh các chương trình phòng ngừa, hệ thống tư pháp mang tính lâu dài
Trong sổ tay Chính sách bảo vệ trẻ em (2019) của hệ thống trường Quốc tế
Canada [13] cho rằng: trường học đóng vai trò đặc biệt trong xã hội, là nơi bảo vệ
TE, đảm bảo tất cả HS đều được lớn lên và phát triển trong một môi trường an toàn, dù ở trong hay ngoài trường Nhà trường thực hiện cam kết và trách nhiệm của mình trong việc GD HS phòng ngừa xâm hại Hệ thống trường quốc tế Canada
đã đưa ra chương trình GD cho HS khối lớp 6-8 các nội dung: Nhận biết trường hợp lạm dụng, xâm hại và bỏ rơi; Sử dụng mạng trực tuyến an toàn; Cách thức và đối tượng chia sẻ vấn đề; Giải quyết xung đột nhằm bảo đảm một môi trường an toàn để các em HS có thể học tập và phát triển
Trong tác phẩm Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em - giữ gìn tương lai của chúng
ta của tác giả S.Pronina, 2012 [61] đã công bố nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo
vệ, chăm sóc, GD TE và các quyền TE, các nhóm quyền TE thường bị vi phạm và
đề xuất các giải pháp phòng ngừa trên cơ sở nghiên cứu thực tế trong đó có đề cập đến vấn đề GD phòng, ngừa XHTD TE
Mỹ là một trong những quốc gia rất quan tâm nghiên cứu đến GD phòng,
ngừa XHTD TE, trong Kế hoạch quốc gia về phòng ngừa XHTD và bóc lột trẻ em (2012) [41] đã đưa ra các khuyến nghị phòng ngừa, ngăn chặn XHTD và bóc lột
TE ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và cấp độ chính sách quốc gia Trên cơ sở phân tích đánh giá hệ thống pháp luật thực tế, tổ chức này đã đề xuất các biện pháp quan trọng để cải thiện tình trạng XHTD và bóc lột TE, là: nâng cao khả năng nghiên cứu, phân tích tội phạm; nâng cao nhận thức cộng đồng; ngăn chặn nguyên nhân và điều kiện của tội phạm XHTD TE; cải thiện chính sách và năng lực hoạt động của các tổ chức có liên quan; cuối cùng là sự hỗ trợ tài chính trong các chương trình phát triển và phòng ngừa
Trang 31Theo Allan John Kemboi (2013) [91]: nạn LDTD TE vẫn tồn tại dù luật pháp
ở Kenya đã rất nghiêm khắc với nó Chính phủ của Kenya đã giới thiệu giáo dục tiểu học miễn phí (FPE) vào năm 2003 để đảm bảo tất cả mọi người đều tiếp cận để giáo dục các em Tuy nhiên, sự tham gia của HS vẫn còn thấp Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở Châu Phi và Kenya, nhưng nghiên cứu hướng đến việc giải quyết vấn đề lạm dụng TE ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ thì rất ít
Trong bài viết Prevention of sexual abuse: improved informationis crucial (Phòng chống lạm dụng tình dục) của các tác giả Hans Zollner SJ, Katharina A
Fuchs và Jorg M Fegert (2014) [89] đã chỉ rõ LDTD có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài, thậm chí có thể cả đời và là một vấn đề nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội Vì vậy, phòng chống LDTD ở những mức độ khác nhau là vô cùng cần thiết Trẻ vị thành niên và người lớn cùng tham gia vào công tác phòng ngừa sẽ góp phần ngăn chặn XHTD trẻ vị thành niên một cách bền vững Nghiên cứu cũng phân tích làm rõ khái niệm phòng, chống XHTD là tạo ra môi trường lành mạnh, an toàn để ngăn chặn tội phạm tình dục trước khi chúng có thể diễn ra; phòng, chống chính là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và tăng các yếu tố bảo vệ với mục tiêu ngăn chặn XHTD Các tác giả đã xây dựng mô hình phòng ngừa gồm bốn cấp độ: (1) xác định vấn đề, (2) xác định yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ, (3) phát triển và thử nghiệm các biện pháp phòng ngừa, (4) đảm bảo áp dụng các biện pháp
Các tác giả Walsh, K., Brandon và L., & Chirio, L (2015) [100], cho biết: khi thực hiện khảo sát 212 bà mẹ Australia liên quan đến phòng, chống XHTD TE,
có 67,5% số người được hỏi đã trả lời có thảo luận về phòng, chống XHTD với con cái; chủ đề thảo luận với con khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi của con Đây
là những nhận định mới về giao tiếp giữa mẹ và con về phòng, chống XHTD TE
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) [73] công bố các nguyên tắc chủ đạo về GD giới tính nhằm trang bị cho thanh thiếu niên trên toàn cầu những kiến thức cơ bản về giới, giúp thanh, thiếu niên tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và chống bị LDTD Những nguyên tắc chủ đạo về GD giới tính của UNESCO, được soạn thảo dựa trên nhiều nghiên cứu, giúp các nhà quản lý GD, y tế và một số ngành khác phát triển và thực hiện các chương trình GD giới tính trong trường học Các nguyên tắc này bao gồm 6 lĩnh vực chủ yếu là các quan hệ; các giá trị, thái độ và kỹ năng; văn hoá, xã hội và
Trang 32pháp luật; phát triển con người; cách hành xử giới; sức khoẻ tình dục và sức khoẻ
sinh sản UNESCO (2016) [73] cũng đã biên soạn Tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới vào chương trình sách giáo khoa phổ thông Đây có thể xem là một bước
ngoặt đáng ghi nhận trong công tác GD phòng, chống XHTD TE
Điều 16 Luật trẻ em (2016) [58] chỉ rõ: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân”
UNICEF (2017) [98] đã nghiên cứu vấn đề bạo lực tình dục đối với TE gái
và TE trai được đề cập trong tác phẩm A familiar face: Violence in the lives of children and adolescents (Gương mặt quen thuộc: Bạo lực trong cuộc sống của trẻ
em và thanh, thiếu niên) UNICEF đã cung cấp số liệu về tình hình TE bị bạo lực, xâm hại trên toàn thế giới, trong đó có số liệu về TE gái từng bị cưỡng bức tình dục; tử vong do bạo lực ở TE vị thành niên Trước tình hình bạo lực và XHTD TE mang tính toàn cầu, UNICEF kêu gọi các các chính phủ khẩn trương hành động và
hỗ trợ thực hiện các chiến lược nhằm chấm dứt bạo lực với TE
Trong những năm qua, các chương trình GD phòng, chống XHTD TE đã được quan tâm triển khai cho nhiều nhóm mục tiêu khác nhau Các nghiên cứu về lĩnh vực này cũng được công bố, đi kèm là các tài liệu hướng dẫn, tập huấn cho GV
về GD kỹ năng sống cho HS (Bộ GD&ĐT, 2010; UNESCO, 2006a; 2006b) [99] Các kỹ năng thường được GD cho HS gồm: kỹ năng nhận thức vấn đề, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó các tình huống bị XH, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp,… [36], [17]
Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về phòng chống XHTD TE dưới hình thức “Đánh giá chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng chống lạm dụng, XHTE” [78] hay các “Chế tài hình sự đối với tội XHTE và người chưa thành niên phạm tội” của Hà Anh (2006) [1] từ đó cho thấy giải pháp bảo vệ TE; GD phòng, chống XHTD được thể hiện rõ nét và hiệu quả nhất là bằng pháp luật
Theo Trần Thị Cẩm Nhung (2012) [51] trong bài viết “Một số cách tiếp cận nghiên cứu XHTD trẻ em qua nghiên cứu của các nước” đã cho cái nhìn khái quát
các cách tiếp cận trong nghiên cứu về XHTD TE ở một số nước trên thế giới, để từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong GD phòng, chống XHTD TE
Một lĩnh vực nghiên cứu khác của Trần Anh Tuấn (2010) [77] và Nguyễn Dục Quang (2010) [56] có nội dung liên quan đến GD phòng, chống XHTD cho
Trang 33TE đó là GD kỹ năng sống đã công bố các tài liệu hướng dẫn cho GV để sử dụng
Trong Cẩm nang phòng, tránh xâm hại cho con, cha mẹ cần biết trước khi quá muộn, Phạm Thị Thúy (2017) [70] nhấn mạnh: việc GD và bảo vệ TE vị thành
niên trước vấn nạn XHTD đã trở thành đòi hỏi cấp thiết bởi thời gian gần đây xảy
ra nhiều hơn các vụ bắt cóc, XHTD HS lứa tuổi tiểu học Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phòng, chống XHTD và tư vấn tâm lý đối với trẻ bị XHTD
Trong cuốn Giáo dục kỹ năng mềm và Tư vấn tâm lý cho học sinh trung học,
tác giả Huỳnh Văn Sơn (2020) [64] đã cung cấp các thông tin hữu ích cho CBQL
GD, GV và các bên có liên quan trực tiếp trong việc GD cho HS kỹ năng mềm và xây dựng, phát triển hoạt động tư vấn tâm lý trong trường trung học Tài liệu đảm bảo các nội dung lõi, gắn vào nhiệm vụ hay định hướng yêu cầu cần quan tâm, đáp ứng ở vị trí, vai trò của người GV hay CBQL GD
Cùng với nhiều nghiên cứu, các hội thảo cũng được tổ chức để bàn về vấn đề
này Tại Hội thảo Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở GD
tiếp tục với chủ đề “Phòng, chống XHTE trong CSGD” [101], Đoàn giám sát Quốc hội và các đại biểu cho rằng, hình thức XHTE trong các cơ sở GD chủ yếu là bạo lực thể chất và tinh thần, XHTD Đối tượng bị XHTD bao gồm cả HS nữ và HS nam; người gây ra hành vi XHTD cũng có thể là nam, nữ, GV, nhân viên nhà trường Vì vậy, GD phòng, chống bạo lực và XHTD cần phải quan tâm và tăng cường hơn nữa trong các cơ sở GD
Theo tác giả Dương Khánh Linh, Thái Thị Thúy Quỳnh (2017) [20] trong Định hướng phát triển kỹ năng phòng chống XHTD cho HS trung học tỉnh Nghệ An cho
rằng “biện pháp phòng chống XHTD tốt nhất chính là nâng cao nhận thức và phát triển các kỹ năng phòng, chống XHTD cho HS trung học qua tuyên truyền cho HS về
Trang 34giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể, phân biệt hành vi XHTD với các hành vi khác; hướng dẫn HS kỹ năng tự phòng vệ và tìm sự giúp đỡ của người khác”
Các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Phạm Thị Thuý Hằng (2019) [31] khi
nghiên cứu Mô hình quản lý chất lượng hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông nhận thấy: “Giáo dục phòng ngừa XHTD cho HS
góp phần thực hiện chương trình chăm sóc, GD và bảo vệ, thực hiện quyền đối với TE; hướng tới hình thành và phát triển năng lực tâm lý - xã hội, giúp HS phát huy nội lực với những kỹ năng hành động cụ thể để tự bảo vệ và ứng phó trước hoàn cảnh bất lợi, hướng tới phát triển nhân cách toàn diện HS, đáp ứng xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
Trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm mại dâm, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội trong trường học của Văn phòng Hội đồng
Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (2021) [81] chỉ ra rằng: cần nâng cao nhận thức và năng lực của HS, GV, CB phụ trách công tác Đoàn, Đội và CBQL các
cơ sở GD về phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hình thức XHTD TE Trong đó, chú trọng việc xây dựng tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức; tăng cường các hoạt động GD pháp luật ngoại khóa; xây dựng và hỗ trợ hình thành mạng lưới phối hợp tích cực giữa cha mẹ hoặc người giám hộ và GV để cùng thống nhất các nguyên tắc GD học sinh
Theo Bùi Thị Loan (2021) [45]: giáo dục phòng chống XHTD cho HS có mục tiêu chung là phát triển năng lực tâm lý xã hội của HS, giúp các em có kiến thức, hiểu biết đúng đắn; thái độ, tình cảm phù hợp từ đó, hình thành kỹ năng phòng ngừa nguy cơ và ứng phó tích cực với XHTD Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội
Như vậy, trong nhiều nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phòng, chống XHTD cho HS trong các cơ sở GD và cần phải GD phòng, chống XHTD cho HS với nhiều hình thức, nội dung, phương pháp khác nhau
1.1.3 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh
Nghiên cứu của các tác giả Rheingold, A A., Zajac, K., & Patton, M (2012) [96] cho rằng, quá trình triển khai các chương trình phòng, chống XHTD TE phải luôn chú ý đến khâu tổ chức, chỉ đạo hoạt động Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra
Trang 35hiệu quả của một số chương trình phòng, chống XHTD TE mà chủ thể GD là người lớn Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra tính khả thi của việc thực hiện các chương trình Khi nghiên cứu về hình thức GD trực tuyến và trực tiếp, tác giả nhận thấy hình thức GD trực tuyến được đánh giá cao hơn và phù hợp hơn để các em dễ dàng tham gia Đây là một vấn đề mà các nghiên cứu khác cần khảo sát chuyên sâu để có thể
áp dụng ở Việt Nam, đảm bảo tính thích ứng và tính khả thi hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch COVID - 19 [88]
Theo tác giả Hans Zollner SJ., Katharian A Fuchs và Jorg M Fegert (2014) [89], để GD phòng, chống XHTD TE đạt kết quả tốt, cần phải tổ chức cho trẻ vị thành niên tham gia vào quá trình GD một cách tích cực, chủ động
Claudia Pitts (2015) [94] đã đưa ra khung chương trình quốc gia bảo vệ TE năm 2009 - 2012 ở Australia nhằm ngăn ngừa việc XH, sao nhãng và bỏ mặc TE Trong đó khung chương trình quốc gia có đề ra 6 mục tiêu hành động nhằm tăng cường phòng, chống XHTD, bảo vệ TE khỏi mọi hành vi XHTD, bạo lực,… Chính phủ Australia đã đưa GD phòng, chống XHTE thành một mục tiêu chiến lược quốc gia riêng biệt, yêu cầu thực hiện đồng thời các chiến lược, đó là: 1) Nâng cao nhận thức về các hành vi xâm hại, LDTD đối với TE; 2) Tăng cường các biện pháp phòng, ngừa hành vi XHTD TE; 3) Củng cố thực thi pháp luật; tăng cường hiệu quả xử lý và giải quyết các vụ việc XHTE; 4) Đảm bảo TE bị XHTD có quyền tiếp cận với điều trị hiệu quả và nhận hỗ trợ, giúp đỡ
Các tác giả Nguyễn Đăng Cầu (2021) [15]; Trần Thị Bảo Ninh (2020) [52], khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD trong trường THCS đều xem tăng cường quản lý hoạt động GD rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc nâng cao chất lượng GD HS
Tại Việt Nam, hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động này đã được quan tâm chú trọng trong thời gian gần đây Có thể thấy được những nỗ lực nhất định trong các nghiên cứu cũng như thực tiễn hoạt động GD trong các trường học với mục đích trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng bảo vệ và phòng ngừa XHTD [31]
Tác giả Trần Thị Bảo Ninh (2020) [52] trong nghiên cứu Thực trạng lập kế hoạch hoạt động GD phòng tránh XHTD cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh cho rằng “Quá trình lãnh đạo, điều hành của
Trang 36người CBQL cần tập trung thực hiện tốt các chức năng quản lý Hiệu trưởng càng thực hiện tốt chức năng quản lý thì sẽ mang lại kết quả càng cao và ngược lại Tổ chức thực hiện có đạt được kết quả hay không phụ thuộc vào kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn Việc lập kế hoạch là một khâu hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác GD phòng tránh XHTD cho HS, góp phần định hướng việc thực hiện nhiệm vụ năm học”
Theo Nguyễn Thanh Hùng, Phạm Thị Thuý Hằng (2019) [31] khi nghiên
cứu Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông nhận thấy còn thiếu sự quan tâm thực hiện các nghiên cứu
về quản lý chất lượng hoạt động GD phòng ngừa XHTD cho HS trong trường phổ thông Việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng vào lĩnh vực GD trở thành xu hướng chung trong quản lý GD Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu nhà quản lý đề cao vai trò của GV, nhận thức đầy đủ về quản lý chất lượng, đưa ra các chính sách phù hợp sẽ nâng cao chất lượng GD trong nhà trường
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bá Phu (2020) [48] về Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đưa ra kết luận: “Nhìn chung,
công tác quản lý hoạt động GD kỹ năng phòng tránh XHTD cho HS trên địa bàn khảo sát cơ bản đảm bảo được thực hiện đầy đủ các nội dung bao gồm: công tác lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: việc xây dựng kế hoạch chưa có sự đồng bộ, tính khả thi chưa cao; công tác tổ chức thực hiện kế hoạch còn có những lúng túng; công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chưa thường xuyên và chặt chẽ, chưa có tổng kết để tìm ra mặt mạnh và những mặt còn tồn tại, việc kiểm tra còn mang tính thời vụ, ”
Như vậy các nghiên cứu về quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
HS cơ bản đã chỉ ra rằng: các cơ sở GD bước đầu đã áp dụng quản lý hoạt động này theo chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát) và những đặc trưng riêng của GD phòng, chống XHTD nhưng còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên, chưa tổng kết, đánh giá Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra khuyến nghị cần sự hợp tác quản lý giữa trường học, phụ huynh
và các tổ chức xã hội khác để nâng cao hiệu quả hoạt động; nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý hoạt động này cho HS trong các nhà trường
Trang 371.1.4 Đánh giá chung
1.1.4.1 Những vấn đề đã được giải quyết, có thể kế thừa
Từ các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, luận án có thể kế thừa các vấn đề sau: XHTD TE là một vấn nạn xã hội có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ; GD phòng, chống XHTD học sinh cần phải được tiếp cận liên ngành dưới các góc độ: Sinh lý học, Tâm lý học, GD học; Để GD phòng, chống XHTD cho học sinh THCS có hiệu quả cần xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, tài liệu GD gắn với thực tiễn, phù hợp với lứa tuổi;
Hệ thống chính sách, pháp luật là công cụ cần thiết, quan trọng cho quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
1.1.4.2 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết
1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS: Hệ thống khái niệm và khái quát đặc điểm của HS THCS có liên quan đến GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; Sự cần thiết của GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và đổi mới quản lý hoạt động này; Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD; Khung lý luận cơ bản quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, đặc trưng của quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; các thành tố của quá trình quản lý; chức năng quản lý
2) Đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS tại Nghệ An, những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân
3) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi căn cứ trên các văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương để đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS tại Nghệ An và các địa phương có điều kiện tương đồng
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Xâm hại tình dục trẻ em
Theo một nghiên cứu về XHTD của Bộ GD&ĐT 2018; Bộ Y tế 2017; Chính phủ Scotland, 2021a; Ban Dự án Quy trình Bảo vệ Wales, 2020 [104] cho rằng: XHTD TE là khi một đứa trẻ bị ép buộc hoặc bị thuyết phục tham gia vào các hoạt động tình dục; có thể liên quan đến các hoạt động tiếp xúc cơ thể hoặc không tiếp xúc và TE có thể không phải lúc nào cũng hiểu rằng mình đang bị XHTD
Trang 38Theo Angela Browne and David Finkelhor trong Impact of Child Sexual Abuse: A Review of the Research (1986) [83] “Xâm hại tình dục trẻ em” bao gồm
hai loại tương tác: (a) hành vi tình dục cưỡng bức hoặc ép buộc đối với TE và (b) hoạt động tình dục giữa một TE và một người lớn hơn nhiều tuổi, dù có hay không
có ép buộc
Theo Luật Trẻ em (2016) [58], “XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ TE tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với TE và sử dụng TE vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”
Theo Bùi Thị Loan (2021) [45] XHTD TE là hành vi có chủ đích nhằm lôi kéo, dụ dỗ trẻ vào các hoạt động thỏa mãn nhu cầu tình dục mà các em chưa có hiểu biết đầy đủ, chưa có khả năng để đưa ra quyết định đối với những hành vi này
Trong cuốn Sổ tay Chính sách Bảo vệ trẻ em (2019-2020) [13] cho rằng:
XHTD là hành vi cố ý động chạm bộ phận sinh dục, hậu môn hay ngực của trẻ một cách trực tiếp hoặc qua trang phục, trừ mục đích vệ sinh, chăm sóc cho trẻ Thường diễn ra bí mật hơn các loại xâm hại khác
Nhìn chung, nói về khái niệm “xâm hại tình dục”, các tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, đều có chung nhận định: XHTD TE là tất
cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc TE thực hiện một số hành vi mang tính tình dục không phù hợp với lứa tuổi các em Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều có thể được xem là XHTD Khái niệm XHTD được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục như nhiều người vẫn nghĩ
Từ những phân tích trên, nội hàm khái niệm về Xâm hại tình dục trẻ em trong nghiên cứu được hiểu là: những hành vi cố ý ép buộc hoặc lôi kéo trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục; trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ, nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục của thủ phạm xâm hại (trừ mục đích pháp luật cho phép); là một hành động đồi bại, trái pháp luật, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần đối với trẻ em
1.2.2 Phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
Tạp chí Child Sexual Abuse Prevention [94] cho rằng để ngăn chặn LDTD
TE đòi hỏi một nỗ lực của nhiều tổ chức, cá nhân; cần hiểu sâu hơn về nguyên nhân
Trang 39của LDTD TE và các phương pháp để giải quyết nó Một số chiến lược giúp giảm hoặc ngăn chặn bạo lực tình dục đó là: GD kỹ năng phòng chống bạo lực tình dục, tạo cơ hội trao quyền và hỗ trợ TE trẻ gái; tạo môi trường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân giảm thiểu tổn hại; cung cấp dịch vụ chăm sóc và GD có chất lượng ngay từ đầu trong cuộc sống để giảm bớt các tác hại trước mắt và lâu dài
Luật Trẻ em (2016) [58] có đề cập “Phòng ngừa XH trẻ em là các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình, TE nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về tự bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho
TE, giảm thiểu nguy cơ TE bị xâm hại”
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1999) [82] “phòng” là liệu trước để tránh bất trắc, “chống” là gây trở ngại cho hành động của người khác đang tác động đến mình, “phòng, chống” là phòng bị chủ động trước và sẵn sàng chống lại, “phòng, chống” có nghĩa là chủ động có biện pháp tránh, ngăn ngừa điều không hay có thể xảy ra và sẵn sàng chống lại nó nếu xảy ra
Theo Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bá Phu trong nghiên cứu Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh XHTD cho học sinh (2020) [48] cho rằng
kỹ năng phòng tránh XHTD là khả năng của bản thân có thể nhận biết các nguy cơ, hành vi XHTD và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa
và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị XHTD
Theo Bùi Thị Loan (2021) [45] “Chống” trong “phòng, chống” gần nghĩa với “Chống đỡ” - chống lại để cố gắng tự vệ hay “chống cự” - đánh trả lại để tự vệ Trên cơ sở phân tích và tổng hợp, tác giả đi đến kết luận: phòng, chống là quá trình lên kế hoạch, dự tính trước biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa những nguy cơ gây tổn hại về vật chất hay tinh thần, thân thể của con người và trong những trường hợp
bị tổn thương về vật chất hay tinh thần, thân thể thì bản thân phải có khả năng chống lại hay ứng phó một cách tích cực nhằm làm hạn chế ít nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra Phòng chống bao gồm hai thành tố: (1) Phòng ngừa những nguy cơ xấu xảy ra và (2) Ứng phó tích cực trước các hành vi gây tổn hại Phòng chống thể hiện năng lực của cá nhân khi ý thức được tầm quan trọng của phòng ngừa những nguy cơ xấu xảy ra với bản thân, thái độ bình tĩnh, tự giác, sẵn sàng và cuối cùng thể hiện ở các hành động, hành vi ứng phó với những nguy hiểm
Như vậy, có thể hiểu: Phòng, chống XHTD cho HS THCS là những hành
Trang 40động, biện pháp, chế tài, quy định để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, ý định, hành vi XHTD; lên án và buộc tội các hành vi XHTD Phòng, chống XHTD cho HS THCS, bao gồm: (1) Phòng ngừa: là trang bị cho HS có kiến thức,
kỹ năng, thái độ phòng, chống XHTD, là sự chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện kịp thời những biểu hiện, hành vi XHTD tránh điều bất lợi xẩy ra (2) Chống XHTD: là HS
có kỹ năng chống lại, đương đầu, kháng cự thông minh và hiệu quả với hành vi XHTD của đối tượng
1.2.3 Hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
Theo tài liệu Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Hướng dẫn thảo luận với cán bộ cộng đồng của Tầm nhìn thế giới Việt Nam (2014) [74]: tất cả TE trên thế
giới đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức XH Là người lớn, chúng ta phải
có trách nhiệm bảo vệ TE Không bao giờ được đổ lỗi cho TE về việc TE bị XH
Tác giả Claudia Pitts (2015) [94] Child sexual abuse prevention programs: (A synthesis of current evidence) đã nghiên cứu việc làm thế nào để ngăn chặn
XHTD TE trong các CSGD Các phát hiện được liệt kê và mô tả theo quan điểm của Thuyết thay đổi, cho thấy các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với kiến thức của TE liên quan đến XHTD
Theo Trương Quốc Hội (2019) [29]: GD phòng ngừa XHTD là GD cách xử
lý các tình huống liên quan đến XHTD trong xã hội hiện đại do yêu cầu của xã hội đặt ra, có liên quan đến sức khoẻ của cá nhân, của cộng đồng Có thể quan niệm
GD phòng ngừa XHTD cho HS là quá trình hình thành, rèn luyện, thay đổi các hành vi về XHTD theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS, dựa trên cơ sở giúp HS có tri thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống hiện đại
Theo tác giả Bùi Thị Loan (2021) [45]: GD phòng chống XHTD cho HS là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của nhà GD lên HS thông qua việc vận dụng có hiệu quả các hình thức, phương pháp, con đường GD nhằm giúp HS có kiến thức, thái độ phù hợp, trên cơ sở đó thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực để phòng ngừa các nguy cơ và ứng phó chủ động với XHTD Hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS là hoạt động chủ đạo của nhà GD tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của HS giúp HS có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và