1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẨM QUYỀN SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Sơ Thẩm Của Tòa Án Nhân Dân Đối Với Tranh Chấp Thừa Kế Tài Sản
Trường học Bộ Tư Pháp
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO “THẨM QUYỀN SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN” Chuyên ngành Luật Tố tụng dân sự KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội – 2023 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“THẨM QUYỀN SƠ THẨM CỦA TÒAÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP

THỪA KẾ TÀI SẢN”

Chuyên ngành: Luật Tố tụng dân sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“THẨM QUYỀN SƠ THẨM CỦA TÒAÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP

THỪA KẾ TÀI SẢN”

Chuyên ngành: Luật Tố tụng Dân sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2023

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sựBLDS: Bộ luật dân sự

TAND: Tòa án nhân dân

LTCTAND: Luật Tổ chức Tòa án nhân dânHTND: Hội thẩm nhân dân

HĐXX: Hội đồng xét xử

HĐTPTANDTC: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

MỤC LỤC

Trang 4

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án 25

1.1.4 Lược sử về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản 26

1.2 Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản 35

1.2.1 Thẩm quyền sơ thẩm theo loại việc của Tòa án đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản 35

1.2.2 Thẩm quyền sơ thẩm theo cấp của Tòa án đối với các tranh chấp vềthừa kế tài sản 45

1.2.3 Thẩm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ của Tòa án đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 61

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 63

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản của Tòa án nhân dân 63

Trang 5

2.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh

chấp về thừa kế 65

2.2.1 Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế 65

2.2.2 Nguyên nhân những hạn chế, vướng mắc 71

2.3.1 Phương hướng và yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế 74

2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật nội dung – Bộ Luật dân sự năm 2015 75

2.3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng – Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 77

2.3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về thừa kế. 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị tríđặc biệt quan trọng trong các quy định của pháp luật, đây là một hình thức pháp lýquan trọng để ghi nhận và bảo vệ các quyền công dân nói chung Chính vì vậy,thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cánhân, gia đình, cộng đồng xã hội Trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp, mỗi giai tầngchính trị mặc dù có những xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi vấn đề thừakế là một trong những quyền cơ bản của công dân, điều đó đều được quy định rấtcụ thể trong Hiến pháp (đạo luật cao nhất) của quốc gia mình

Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hộitruyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý Có thể thấy, di sảnthừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quanhệ dân sự về thừa kế Đích cuối cùng của giải quyết các tranh chấp thừa kế chính làxác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo đúng kỷ phầnmà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng di sản thừa kế có ýnghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, việc xác định di sản thừa kế- yếu tố quan trọng hàng đầu đốivới việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều khó khăn cả về mặt lý luận vàtrong thực tiễn áp dụng Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thịtrường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sảnthuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng Vì vậy,vấn đề di sản thừa kế và xác định di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn những vấnđề lý luận và thực tiễn cần giải quyết.

Trang 7

Ở nước ta, nhận thức sớm được vai trò đặc biệt quan trọng của quyền thừakế, nên ngay từ những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý,Trần, Hậu Lê…cũng đã lưu ý và ban hành các quy định pháp luật về thừa kế nhằmbảo hộ quyền lợi của người dân Pháp luật về quyền thừa kế ở nước ta lần đầu tiênđược quy định trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều đại của Vua Lê Thái Tổ và vấnđề này nằm trong chương Điền Sản của Bộ luật Trải qua quá trình đấu tranh dựngnước và giữ nước, chế định này đã được quy định, mở rộng và được quy định rấtcụ thể trong các bản Hiến pháp của nhà nước ta như: Điều 19 Hiến pháp năm 1959quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu củacông dân”; Điều 27 Hiến pháp năm 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sảncủa công dân”; Điều 58 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợppháp và quyền thừa kế công dân”…trong giai đoạn này, sự ra đời của Bộ luật Dânsự năm 1995, sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu sự phát triển của hệthống pháp luật dân sự của nước ta nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng; Bộluật Dân sự năm 2005 được xem là thành quả của quá trình pháp điển hóa nhữngquy định của pháp luật về quyền thừa kế, nó kế thừa và phát triển những quy địnhphù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của công dânnói chung, nhất là những người được hưởng thừa kế; Chưa dừng lại ở đó, Hiếnpháp năm 2013 còn quy định khá chặt chẽ về quyền thừa kế, cụ thể tại Điều 32“Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”, thể chế hóa tinhthần của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định khá chặt chẽvề quyền thừa kế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tínhchất ngày càng phức tạp Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòaán, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm chotranh chấp về thừa kế, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến việc xác định di sản

Trang 8

thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế ngày một tăng, làm cho các vụ kiện tranhchấp về bị kéo dài, không dứt điểm Hơn nữa, khi cơ chế thị trường được mở ra,con người có điều kiện lao động tốt hơn, vì vậy mà khối tài sản họ làm ra trước khichết đi là rất lớn, đồng nghĩa với đó là quyền lợi của những người được thừa kếkhối tài sản đó cùng bị ảnh hưởng rất nhiều Nếu như không xác định đúng di sảnthừa kế, ngay cả khi xác định đúng di sản thừa kế mà cách phân chia di sản sai thìcũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người thừa kế Xác định di sản thừa kếvà cách phân chia di sản thừa kế là hai mặt của một vấn đề, nó không chỉ có ýnghĩa về mặt lý luận mà thực tiễn cũng rất quan trọng Tuy vậy, nếu không hiểu rõnhững quy định của pháp luật về xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sảnđể nhận thức được quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản cũng như cáchphân chia di sản, thì việc để lại thừa kế lại là nguyên nhân làm bùng phát tranhchấp giữa những người thừa kế của họ về sau này Việc định đoạt tài sản của ngườiđể lại thừa kế không đúng phạm vi luật định có thể còn làm ảnh hưởng trực tiếpđến quyền lợi của một số người khác dẫn đến những tranh chấp như đã và đangxảy ra trong thực tế là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến truyền thốngđạo đức đã có từ lâu đời của dân tộc Thực tế tố tụng tại Tòa án những năm quacho thấy, việc giải quyết những tranh chấp thừa kế theo pháp luật gặp rất nhiều khókhăn Nhiều vụ việc đã diễn ra trong nhiều năm nhưng do tính chất phức tạp củaquan hệ, cơ quan tố tụng đã giải quyết nhiều lần nhưng cũng chưa thực sự đượcthấu tình đạt lý.

Việc xác định các loại tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án; xác định rõ thẩm quyền thuộc Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh và thẩmquyền thuộc về Tòa án ở đâu giải quyết sơ thẩm đối với tranh cấp về thừa kế là cơsở quan trọng bảo đảm cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết nhanh chóng và đúngđắn các tranh chấp này.

Trang 9

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thẩm quyền sơ thẩm

của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản” là một đề tài có

ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn Việcnghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thẩm quyền sơ thẩmcủa TAND đối với tranh chấp về thừa kế tài sản và làm rõ thực trạng pháp luật,thực tiễn áp dụng pháp luật và những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảiquyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật để từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm, kiến nghị các cơ quan lập pháp có căn cứ để xây dựng, sửa đổi, bổ sungBộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều và ở các cấp độkhác nhau như các khoá luận cử nhân, khóa luận cao học và các luận án tiến sĩ.Ngoài ra, còn một số bài viết trong các tạp chí Luật học của Trường Đại học LuậtHà Nội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư Pháp, Tạp chí Toà án Nhân dân.Những công trình nghiên cứu đó nghiên cứu ở diện rộng và chung nhất về thừa kếtheo pháp luật, thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, sau khi BLDS 2015 có hiệu lực từ01/01/2017 và BLTTDS 2015 có hiệu lực, chưa có một công trình nghiên cứuchuyên sâu nào nghiên cứu về các quy định mới của Pháp luật về thẩm quyền sơthẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản.

- Các luận án tiến sĩ:

+ Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm1945 đến nay” Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kếtheo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay Nội dung chủ yếu của luận ánlàm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điềuchỉnh pháp luật về diện và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Trang 10

+ Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”.Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền của người lập dichúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

+ Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam- những vấn đề lýluận và thực tiễn” Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lýluận về di sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế,thanh toán và phân chia di sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác định,thanh toán, phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luậtvề di sản thừa kế.

- Khóa luận cao học:

+ Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam” Nộidung chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàngthừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật.

+ Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong BLDSViệt Nam”.

- Các công trình nghiên cứu khác:

+ Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản củaBLDS” Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui định trong BLDS1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.

+ Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: “Những vấn đề cơ bản vềBLDS Việt Nam” Đây là số tạp chí chuyên đề về BLDS (số 5/ 1995).Trong đó cóchuyên đề về chế định thừa kế trong BLDS Chuyên đề này nghiên cứu các nguyêntắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật về thừa kế, căn cứ khoa học để phân chia cáchàng thừa kế.

Trang 11

+ Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nângcao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”.

+ Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả sosánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chếđịnh thừa kế trong Bộ luật Dân sự

Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và có hệthống về thẩm quyền sơ thẩm giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật từthực tiễn tại Việt Nam ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu khóa luận là nghiên cứu có hệ thống về mặt lý luận,đánh giá chính xác, khách quan về quy định của pháp luật về thẩm quyền sơ thẩmcủa Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản theo pháp luật tốtụng dân sự Việt Nam Xác định được vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong việcgiải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản hiện nay Đồng thời, đánh giá được thựctrạng áp dụng pháp luật, chỉ ra được một số bất cập hiện nay của các quy định vềthẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp thừa kế.

Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quyđịnh về thẩm quyền sơ thẩm giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản của Tòa án vàcác giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền sơthẩm của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản Thực tiễnthi hành pháp luật, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong

Trang 12

thực thi pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấpthừa kế tài sản.

Đề tài hệ thống được các cơ sở lý luận, nhận thức chung về thẩm quyền sơthẩm của Tòa án đối với tranh chấp về thừa kế tài sản ở Việt Nam Nghiên cứu đềtài này đề tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấpthừa kế bằng Tòa án Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiệnphương thức giải quyết tranh chấp thừa kế bằng con đường Tòa án, từ đó đề ra mộtsố định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế bằng Tòaán ở Việt Nam.

4.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên của khóa luận là các quy phạm pháp luật hiện hành

liên quan trực tiếp đến vấn đề thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối vớitranh chấp thừa kế tài sản, đặc biệt nghiên cứu các quy định trong Bộ luật tố tụngdân sự năm 2015 và những văn bản pháp luật có liên quan.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Khóa luận chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật Việtnam quy định về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án trong việc giải quyết các tranhchấp thừa kế tài sản, trong đó tập trung nghiên cứu các quy định của BLTTDS năm2015, LTCTAND năm 2014… Bên cạnh việc nghiên cứu các quy định hiện hành,khóa luận còn đặt các quy định này trong mối tương quan so sánh với các quy địnhpháp luật được ban hành trước đó để đánh giá những ưu điểm của các quy định vềthẩm quyền sơ thẩm của Tòa án đối với tranh chấp thừa kế tài sản hiện hành.

Ngoài ra Khóa luận nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấpthừa kế tài sản thuộc thẩm quyền sơ thẩm của TAND các cấp từ năm 2017 đếnnay.

Trang 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận được hoàn thiện trên cơ sở cácphương pháp luận nghiên cứu khoa học như: Duy vật lịch sử, duy vật biện chứng,…

Bên cạnh đó, khóa luận nghiên cứu chú trọng sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu khoa học khác nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra đối vớikhóa luận như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

Khóa luận phân tích một số vấn đề lý luận về tranh chấp thừa kế tài sản, vịtrí và vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nước của Việt nam hiện nay Đồng thời,khóa luận cũng nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về thẩmquyền sơ thẩm của Tòa án đối với tranh chấp thừa kế tài sản Trên cơ sở đó, xácđịnh những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đưa ra đượcmột số những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của sơ thẩmcủa Tòa án trong giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.

Do đó, tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu này có một số ý nghĩa như sau:- Thứ nhất, góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận về vấn đề thẩm quyền của Tòa án, tranh chấp thừa kế tài sản, thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án tronggiải quyết tranh chấp.

- Thứ hai, góp phần hệ thống hóa một cách khoa học và logic các quy định của pháp luật có liên quan đến thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản.

- Thứ ba, khóa luận có thể là tài liệu có giá trị tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thẩm quyền sơ thẩm đối với tranh chấp thừa kế

Trang 14

tài sản của Tòa án Tác giả đưa ra một số bất cập còn tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo quy định của pháp luận TTDS, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định này.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương.

Chương 1: Một số vấn đề chung về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản.

Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp về thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của Tòa án nhân dân và các kiến nghị.

Trang 15

Trong từ điển tiếng Việt, “Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và địnhđoạt một vấn đề theo pháp luật”.1 Theo định nghĩa của t ừ điển Luật học thì “thẩmquyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vũ hành động, quyết định của các cơ quan,tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định”.2 Ở một số nướctrên thế giới, thuật ngữ này cũng được sử dụng với nghĩa tương tự Chẳng hạn,

trong Từ điển luật học của Pháp, thuật ngữ thẩm quyền (competence) được hiểu làkhả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyền (autorite publique) hoặc có

1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003, tr 922.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr.57.

Trang 16

quan tài phán (juridiction) thực hiện công việc nhất định hoặc thẩm cứu và xét xử

một vụ kiện.3 Trong Từ điển luật học của Mỹ, thẩm quyền được hiểu là một khảnăng cơ bản và tối thiểu để cơ quan công quyền xem xét và giải quyết một việctheo pháp luật.4 Theo khái niệm này của Từ điển luật học Mỹ, thẩm quyền đượcgắn chặt với khả năng của cơ quan công quyền khi thực hiện việc xem xét, giảiquyết một vấn đề nào đó Nhìn chung, thẩm quyền của tòa án đều được các nướcthừa nhận là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật chophép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó.

Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, khái niệm “thẩm quyền” cũng có sự

khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung các cách giải thích đều thừa nhận thẩmquyền là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chứng năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước trong việc thực thi quyền lực Nhà nướcđược pháp luật quy định.

Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thì “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ

quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Trên cơ sở đó, thẩm quyền của Tòa án cóthể được phân định trong ba lĩnh vực hình sự, hành chính và dân sự Từ đó kết luận

thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau: “Thẩm quyền dân sự củatòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khixem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.”5

Để giải quyết những vụ việc dân sự một cách thận trọng, chính xác, kháchquan, đúng pháp luật của văn bản, quyết định của Tòa án, pháp luật tố tụng dân sự

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr.58.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr.58.

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr.59.

Trang 17

của Việt Nam đã quy định nguyên tắc “Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúcthẩm”6, tức là đầu tiên sẽ xét xử sơ thẩm, nếu sau khi xét xử sơ thểm mà đương sựkháng cáo, phản đối bản án, quyết định sơ thẩm hoặc Viện kiểm sát kháng nghị,không đồng tình bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp của tòa đãxét xử sơ thẩm sẽ xét xử phúc thẩm lại Khi các bên lựa chọn phương thức giảiquyết tranh chấp tại Tòa án thì họ phải tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết tranh

chấp tại Tòa án do pháp luật quy định Theo từ điển tiếng Việt thì “sơ thẩm” là xét

xử một vụ án với tư cách là Tòa án ở cấp xử thấp nhất Theo nghĩa Hán Việt, sơ là

lần đầu, thẩm là xem xét, xét xử Theo giải thích trong Từ điển Luật học thì “sơthẩm” là “xét xử lần đầu”7 Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để giải quyết một vụán dân sự ở cấp sơ thẩm không phải mọi trường hợp Tòa án đều phải thực hiệnviệc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm Việc giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm cóthể trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau Bắt đầu của thủ tục sơ thẩm dân sự làviệc khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức Nếu việc khởi kiện đáp ứng cácđiều kiện do pháp luật quy định thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án dân sự Sau khi thụ lý vụán Tòa án tiến hành các hoạt động như thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án vàra quyết định tố tụng Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về giảiquyết vụ án dân sự thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.Như vậy, dưới góc độ pháp lý, sơ thẩm vụ án dân sự là việc giải quyết lần đầu mộtvụ án dân sự, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hòa giải vàphiên tòa sơ thẩm dân sự.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm thẩm quyền sơ thẩm của tòa

án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản là: Quyền của Tòa án nhândân cấp sơ thẩm trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn rabản án, quyết định khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản.

6 Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr 225.

Trang 18

Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án tại Việt Nam, kháiniệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theoloại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.8 Muốn xác định mộtvụ việc dân sự cụ thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nào thì trước hết phải căn cứvào quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng xác định vụ việc dân sựđó có thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo loại việc hay không, sau đó xemvụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào, cuối cùng mới xác định xemtrong các tòa án cùng cấp đó thì tòa án theo lãnh thổ nào có thẩm quyền giải quyết.

1.1.2 Cơ sở để xây dựng các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế.

1.1.2.1 Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong suốt chiềudài lịch sử gần một thế kỷ qua Đường lối, chính sách của Đảng thể hiện nguyệnvọng của toàn thể nhân dân Trên thực tế, pháp luật luôn thể chế hóa đướng lối,chính sách của Đảng thành những quy định chung thống nhất trong toàn xã hội.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới vớiquyết tâm: triệt để xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển hẳn lênsang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, trước sự đổi thay của tình hình kinh tế - xã hội và thực tiễn xétxử, những quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án các cấp đã không cònphù hợp Để khắc phục sự bất cập này Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 2/06/2005của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định nhiệmvụ phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự Một trong những nội dung cơ

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr 232, 233.

Trang 19

bản mà nghị quyết đã đề ra là: “Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử không phụthuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở mộthoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện.” Bên cạnh đó, Kết luận số 79-KL/TW

ngày 28/07/2010 của Bộ chính trị về đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòaán, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày2/06/2005 của Bộ chính trụ về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rarõ rằng, mục tiêu chung của việc đổi mới là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, môhình tổ chức của hệ thống Tòa án thực sự khoa học, đảm bảo tính đồng bộ phùhợp với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, đề cao tính độclập, khách quan và tuân thủ pháp luật của Tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng,nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử, góp phần xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã họi chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Học tậpNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tiếp tục hoàn thiện môhình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụvà cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đáp ứng mục tiêu,yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộmáy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồngbộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyềncủa Đảng Hoàn thiện thể chế, bảo đảm đồng bộ, liên thông giữa pháp luật của Nhànước với quy định của Đảng về tổ chức bộ máy Đánh giá, hoàn thiện mô hình tổchức đảng theo ngành, lĩnh vực và những nơi có đặc điểm riêng Vào ngày ngày9/11/2022, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 khóaXIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong giai đoạn mới Theo đó, mục tiêu tổng quát là: "Hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện,

Trang 20

được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôntrọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhànước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệuquả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhànước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính;quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh,bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủnghĩa vào năm 2045".

1.1.2.2 Căn cứ vào những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án ở Việt Nam:

Khác với hệ thống Tòa án của nhiều nước trên thế giới, Tòa án Việt Nam cónhững đặc thù về nguyên tắc hoạt động cũng như về tổ chức, điều này tác độngkhông nhỏ đến sự phân định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.Những đặc thù đó là:

Trước hết, nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòaán là cơ sở quan trọng để phân định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự.Theo nguyên tắc này, một vụ việc có thể bị xét xử theo hai cấp sơ thẩm và phúcthẩm và có một thủ tục đặc biệt là thủ tục giảm đốc thẩm hoặc tái thẩm Nguyêntắc này bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng đắn, khách quan, toàn diện hơn đồngthời bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy nhiên, theo các Điều 27(nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao), Điều 37 (nhiệm vụ của Tòa án nhân dâncấp tỉnh) và Điều 44 (nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện) Luật tổ chức Tòaán nhân dân năm 2014 thì mỗi cấp xét xử không được tổ chức tương ứng với mỗicấp Tòa án Vì vậy, pháp luật về tố tụng lại phải có nhiệm vụ phân định thẩmquyền cho phù hợp.

Trang 21

Bên cạnh đó, hệ thống Tòa án của Việt Nam được tổ chức theo địa giới hànhchính lãnh thổ, theo đó ở mỗi tỉnh, huyện đều có Tòa án nhân dân Cách tổ chức đódẫn đền nhu cầu phải phân định thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc theo sự lựa chọncủa nguyên đơn để xác định Tòa án của địa phương nào có thẩm quyền giải quyếtvụ việc dân sự.

Ngoài ra, hệ thống Tòa án Việt Nam được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhândân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhândân cấp huyện, quy định này đặt cho pháp luật tố tụng nhiệm vụ là phải quy địnhnhững vụ việc nào thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện vàvụ việc nào do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Mặt khác, với cách tổ chức các Tòa chuyện trách nằm trong Tòa án nhân dâncấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, đòi hỏi phải có sựphân định thẩm quyền giữa các Tòa chuyên trách trong cùng một cấp Tòa án Vìvậy, pháp luật tố tụng phải quy định thẩm quyền theo vụ việc nhằm phân địnhnhững tranh chấp nào thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự, những trach chấp nào doTòa kinh tế hay Tòa lao động giải quyết.

1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất giải quyết vụ việc dân sự

Để giải quyết một vụ việc, pháp luật quy định nhiều thủ tục, mỗi thủ tục lạicó những yêu cầu khác nhau nên tính chất của các thủ tục cũng khác nhau.

Đối với thủ tục sơ thẩm, với tính chất là xem xét lần đầu nên Tòa án cấp sơthẩm được giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của vụ việc theo yêu cầu của đương sự.Đối với thủ tục phúc thẩm, với tính chất là Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộhoặc từng phần của vụ việc mà các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định nên Tòa án cấp phúcthẩm chỉ xem xét những vấn đề trong kháng cáo và kháng nghị Đối với giám đốc

Trang 22

thẩm, tái thẩm với tính chất là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực phápluật nhưng có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ việc hoặc có những tình tiếtmới được phát hiện có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của vụ án nên Hội đồnggiám đốc thẩm và tái thẩm chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật, việc giải quyết vụviệc của Tòa án cấp dưới có đúng hay không, có tình tiết mới được phát hiện haykhông để khắc phục các sai lầm, thiếu sót của cấp dưới mà không xét xử lại về nộidung vụ việc.

Như vậy, tính chất của các thủ tục giải quyết do pháp luật quy định thể hiệnbản chất của thủ tục đó, đây chính là cơ sở để xác định nhiệm vụ, quyền hạn củamột cấp Tòa án Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của một cấp không được trái vớitính chất của cấp đó mà phải giải quyết những vụ việc nào, giới hạn và quyền giảiquyết đến đâu và chính các quyền năng này lại là nội dung của thẩm quyền củaTòa án.

1.1.2.4 Căn cứ vào năng lực, trình độ giải quyết vụ việc dân sự của các cấp Tòa án.

Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, mỗi cấp Tòa ánkhác nhau đòi hỏi những quy định không giống nhau về tiêu chuẩn của Thẩm phán.Đây cũng là một căn cứ quan trọng để phân định thẩm quyền hợp lý, tránh tìnhtrạng quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp vượt quá khả năng giải quyết củaTòa án.

Hiện nay, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhândân cấp huyện được nâng cao, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tăng thẩmquyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, đáp ứng yêu cầu đó Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015 đã quy định một phạm vi thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện.Mặc dù có một số ý kiến cho rằng không nên quan niệm cứ vụ việc nào khó làthuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh hoặc Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp

Trang 23

tỉnh phải giỏi hơn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện và trong điều kiện hiệnnay, khi pháp luật vẫn quy định những tiêu chuẩn khác nhau đối với Thẩm pháncủa Tòa án nhân dân các cấp thì năng lực và trình độ giải quyết các vụ việc dân sựcủa Tòa án luôn là một căn cứ quan trọng để phân định thẩm quyền cho Tòa án cáccấp.

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án.

Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sựcó ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía tòa án và đương sự.

- Đối với tòa án:

Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việcdân sự là cơ sở pháp lý để xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình hay không Tòa án sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luậtđể xác định xem, đối với yêu cầu này thì mình có thẩm quyền giải quyết không Từđó, tòa án có thể thụ lý, giải quyết đúng các việc dân sự phát sinh trong xã hộithuộc thẩm quyền của mình, tránh trường hợp áp dụng không thống nhất gây kéodài thời gian giải quyết do phải chuyển đi chuyển lại giữa các tòa án Từ việc xácđịnh được đúng thẩm quyền của mình, cũng tránh được trường hợp có tranh chấpthẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp với nhau.

Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý,khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án vớicác cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau Từ đó, góp phần tạo điều kiệncần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các việc dân sự, nâng caođược hiệu quả giải quyết việc dân sự.

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trongviệc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán

Trang 24

bộ ở tòa án Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án phải thực hiệnđược chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Đối với đương sự:

Việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sựlà cơ sở để đương sự yêu cầu tòa án giải quyết các việc dân sự theo thủ tục TTDS.Trong cuộc sống, có nhiều việc dân sự mà tự bản thân đương sự không giải quyếtđược thì những quy định này sẽ là căn cứ để tổ chức, cá nhân biết được việc củamình có được giải quyết theo thủ tục TTDS hay không?

Ngoài ra, qua đó đương sự sẽ xác định được tòa án mà mình có thể gửi đơnyêu cầu tòa án thuận lợi cho mình trong việc tham gia tố tụng Từ đó, giúp đươngsự nhanh chóng thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn lên tòa án không có thẩm quyền gâymất thời gian và chi phí.

Như vậy, các quy định về thẩm quyền của Tòa án là một bảo đảm cho việcthực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.

1.1.4 Lược sử về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản.

1.1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959.

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sửdân tộc Việt Nam, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Ngay sau khi giànhđược chính quyền, để xây dựng, củng cố chính quyền cũng như để đáp ứng đòi hỏimới của đời sống dân sự, nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luậtmới Trong đó, các văn bản về xây dựng hệ thống tư pháp mới và thủ tục tố tụngđược đặc biệt chú trọng, đáng chú ý nhất là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 vềtổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán Sắc lệnh số 13/SL đã đặt cơ sở

Trang 25

đại cương đầu tiên cho việc tổ chức nền tư pháp nói chung và pháp luật TTDS củanước ta nói riêng Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định một cách đầy đủ về tổ chứcgiải quyết các tranh chấp, xử phạt các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức cácTòa án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán.Sắc lệnh quy định hệ thống tổ chức Tòa án bao gồm Tòa án sơ cấp được tổ chức ởmỗi quận (phủ, huyện, châu), Tòa đệ nhị cấp được tổ chức ở mỗi tỉnh và ở cácthành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn và Tòa thượng thẩm được tổchức ở mỗi kỳ (Tòa thượng thẩm Bắc kỳ đặt ở Hà Nội, Tòa thượng thẩm Trung kỳđặt ở Thuận Hóa (Huế), Tòa thượng thẩm Nam kỳ đặt ở Sài Gòn).

Sau Sắc lệnh số 13, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/04/1946 của Chủ tịch Chính

phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về “Ấn định thẩm quyền của các Tòa án vàsự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án” Trong giai đoạn này, thẩm quyền

xét xử sơ thẩm các loại việc dân sự và thương sự do Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa ánđệ nhị cấp giải quyết và xét xử, việc phân định thẩm quyền tính theo giá trị tài sảntranh chấp

Tòa thượng thẩm có thẩm quyền Xét xử những việc kháng cáo án sơ thẩmcủa các toà đệ nhị cấp và phòng luận tội toà thượng thẩm họp ít nhất mỗi tuần lễmột lần, để xét xử việc kháng cáo những mệnh lệnh của các ông dự thẩm.

Tiếp theo là Sắc lệnh số 185/SL ngày 26/05/1948 quy định về thẩm quyềncủa Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp; Theo các văn bản này quy định về thẩm quyềncủa Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp; Theo các văn bản này quy định thì giá trị tài sảnđược coi là tiêu chí để xác định những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử,giải quyết của Tòa án sơ cấp và Tòa án đệ nhị cấp Sắc lệnh số 85 SL ngày

22/05/1950 quy định về “Cải cách bộ máy tư pháp và pháp luật tố tụng”, lần đầu

tiên tên gọi Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh được đưa ra Theo đó, Tòa án cấphuyện được tăng thẩm quyền và có sự phân định cụ thể về thẩm quyền sơ thẩm các

Trang 26

vụ kiện dân sự với Tòa án cấp tỉnh Việc quy định thẩm quyền dân sự sơ thẩm củaTòa án các cấp trong giai đoạn này được coi là nền móng cho việc xây dựng Luậtvà Pháp lệnh sau này.

Có thể nói trong giai đoạn này, với việc ban hành các văn bản pháp luật tốtụng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, những quy định mangtính chất nền tảng cơ bản về thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án dân sự củaTòa án đã được xác lập Mặc dù còn sơ khai, nhưng những Sắc lệnh tố tụng trongthời kỳ này đã đề cập và định hình được những nội dung cơ bản về cách thức tổchức hệ thống Tòa án, thẩm quyền tương ứng của mỗi cấp cũng như cách thức xétxử, giải quyết vụ án của các cấp Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữaTòa sơ cấp và Tòa đệ nhị cấp trong thời kỳ này cũng bước đầu đã căn cứ vào tínhchất đơn giản, phức tạp của vụ việc, giá trị của tài sản để xác định thẩm quyền giữacác Tòa án.

Trong giai đoạn này, ở nước ta đã không có được một văn bản pháp luật nàoquy định một cách toàn diện và khái quát về thừa kế Tuy rằng, trên thực tế có mộtsố thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế như Thôngtư số 1742 của Bộ Tư pháp có hướng dẫn xác định những trường hợp thừa kế theo

pháp luật dựa trên một trong hai căn cứ là “Người chết không để lại di chúc” và“Người chết có để lại di chúc nhưng không hợp pháp” Trong khoảng thời gian này

và trước khi có Thông tư số 81, quyền thừa kế của công dân nước ta chỉ được phápluật thừa nhận như một nguyên tắc Do vậy, các Tòa án địa phương khi giải quyếtnhững tranh chấp về thừa kế cũng chỉ dựa vào hướng dẫn của TANDTC về quanđiểm, đường lối, hướng giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể.

Trang 27

1.1.4.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1989.

Sau năm 1954 đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc Ở miền Namnhà lập pháp của chế độ Sài Gòn đá pháp điển hóa các quy định về tố tụng dân sựvà xây dựng Bộ luật dân sự thương sự tố tụng năm 1972 Ở miền Bắc do hoàn cảnhlịch sử để lại nên một thời gian tương đối dài từ năm 1954 đến 1989 chưa có mộtvăn bản chính thức về tố tụng dân sự Trong thời kỳ này, các văn bản tố tụng đượcban hành dưới hình thức các Công văn, Chỉ thị, Điều lệ và đặc biệt là các Thông tưdo Tòa án nhân dân tối cao ban hành Trong các văn bản pháp luật này, vấn đềphân định thẩm quyền giữa các Tòa án và phân định thẩm quyền trong cùng mộtcấp Tòa án với nhau bắt đầu được quy định.

Ngày 01/01/1960, Chủ tích Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 01/LCT công bốHiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trên cơ sở Hiến pháp năm1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Luật Tổ chức Tòaán nhân dân ngày 14/07/1960 và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháplệnh quy định vụ thể về tổ chức TAND tối cao và tổ chức của các TAND địaphương ngày 23/03/1961 Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu một bước ngoặtlớn của ngành tư pháp nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng Theo quyđịnh tại các văn bản pháp luật quan trọng này, hệ thống TAND có một số thay đổi,Viện công tố được tách khỏi hệ thống Tòa án và hệ thống Tòa án bao gồm:TANDTC, các TAND địa phương, các Tòa án quân sự

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 thì “Tòa án nhân dân cấphuyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệmvụ hòa giải những tranh chấp về dân sự…” (Điều 16) “Tòa án nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩmquyền sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thẩm

Trang 28

quyền của các Tòa án đó và những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dâncấp dưới mà các Tòa án đó lấy lên để xét xử” (Điều 18).

Thông tư số 39/NCPL ngày 21/01/1072 của TAND tối cao hướng dẫn việcthụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấpvề dân sự cũng đã có những quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền của Tòa ántheo lãnh thổ đối với các vụ việc dân sự theo nơi ở, nơi cam kết, nơi phát sinh sựkiện:

“- Đối với những việc ly hôn, Thông tư số 03/NCPL ngày 03/03/1996 củaTANDTC hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn đã hướng dẫn ró những trườnghợp Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi vợ chồng sống chung, hoặc Tòa ánnơi ở của vợ, của chồng.

- Đối với việc tranh chấp về quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa, Tòa án cóthẩm quyền là Tòa án nơi có những tài sản đó.

- Đối với những tranh chấp về tiền bạc, đồ vật, Tòa án có thẩm quyền làTòa án nơi ở của bị đơn, hoặc nơi hai bên đã cam kết, đã giao nhận tiền bạc, đồvật.

- Đối với những tranh chấp về thừa kế, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơiphát sinh việc thừa kế và là nơi có những tài sản chủ yếu của người chết đểlại.v.v…”.

Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số96 NCPL ngày 08/02/1977 của Tòa án nhân dân tối cao đã có những quy định về

thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện Theo đó, “… Tòa án nhândân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm những vụ kiện về dân sự, nhưng Tòa ánnhân dân cấp tỉnh có quyền lấy lên để tự mình xét xử sơ thẩm những vụ việc quantrọng hoặc phức tạp” (điểm c, mục b, phần thứ II).

Trang 29

Trong giai đoạn này, những trường hợp thừa kế theo pháp luật bước đầuđược quy định tương đối đầy đủ, khi Thông tư số 594-NCPL, ngày 27/08/1968 củaTòa án nhân dân tối cao được ban hành, bốn trường hợp thừa kế theo pháp luậtđược xác định: Người chết không để lại di chúc; người thừa kế theo di chúc từ chốihưởng quyền di sản; di chúc không hợp pháp; di chúc không có hiệu lực thi hành.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật tiếp tục được quy định rõ hơntrong Thông tư số 81-TANDTC, như sau: Người lập di chúc chỉ định đoạt theo dichúc một phần tài sản; người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã chết trướcngười lập di chúc hay từ chối không nhận di sản theo di chúc Tuy vậy, Thông tưsố 81 chỉ là một văn bản hướng dẫn đường lối giải quyết những tranh chấp vềquyền thừa kế trong hoàn cảnh mới của một Nhà nước thống nhất Nội dung củaThông tư số 81 không thể giải quyết được toàn diện các yếu tố khách quan phátsinh trong quan hệ thừa kế Ngoài ra, Thông tư số 81 được ban hành trong thời kỳnền kinh tế ở nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp Theo cơ chếnày, quyền sở hữu của Nhà nước và của tập thể được ưu tiên bảo vệ, còn quyền sởhữu và quyền thừa kế của công dân chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàndiện

Dù có những hạn chế trên, nhưng trong lịch sử phát triển luật pháp của ViệtNam, Thông tư số 81 đã là một văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liênquan đến quyền thừa kế của công dân trước khi có PLTK năm 1990, đánh dấu mộtbước trưởng thành và đáp ứng được yêu cầu của một thời kỳ lịch sử,

1.1.4.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004.

Đây là giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với sự phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, các quan hệ xã hội ngàycàng đa dạng và phức tạp hơn trước, nhu cầu giải quyết các tranh chấp dân sự phải

Trang 30

nhanh chóng, kịp hời và đúng pháp luật là thực sự cần thiết Trước yêu cầu đó,Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thôngqua ngày 07/12/1989, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990 Đây là văn bảnpháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay, tạo ra mộthành lang những chuẩn mực nhất định, đánh dấu bước tiến mới trong quá trìnhphát triển của pháp luật tố tụng dân sự Pháp lệnh quy định thẩm quyền sơ thẩmcủa TAND như sau:

- TAND cấp huyện:

+ Những tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định củapháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa phápnhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác;

+ Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình;+ Những việc tranh chấp về lao động;

+ Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, trừ những trườnghợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến tranh thuộc trách nhiệm giảiquyết của các cơ quan hữu quan;

+ Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc khôngchấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;

+ Những việc khiếu nại về danh sách cử tri;

+ Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin cónội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Những việc tranh chấp về lao động không có yếu tố nước ngoài.

Trang 31

- TAND cấp tỉnh:

+ Những vụ án mà đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ởnước ngoài;

+ Những loại việc tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp;

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của TA cấp huyện nhưng TA cấp tỉnh thấycần thiết lấy lên để giải quyết.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 PLTTGQCVADS thì thẩmquyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm của TANDTC vẫn còn tồn tại, theo đó

“Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơthẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dướimà Tòa án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết”.

Sau PLTTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánkinh tế (16/03/1994) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (ngày11/04/1996) lần lượt được ban hành.

Sau Thông tư số 81-TANDTC thì đến khi Pháp lệnh thừa kế ngày30/08/1990 được ban hành, những trường hợp thừa kế theo pháp luật mới thực sựđược quy định đầy đủ, toàn diện tại Điều 24 của Pháp lệnh.

1.1.4.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

Thực hiện mục tiêu của Đảng về cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan

tư pháp, ngày 02/01/2002 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 08-NQ/TW về “Một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó đã nhấn mạnh

định hướng đổi mới trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, tòa án nóiriêng và việc xây dựng hoàn thiện thêm một số bộ luật lớn trong hoạt động tư

pháp Đó là, “tiếp tục xây dựng và hoàn hiện pháp luật về tư pháp Khẩn trương

Trang 32

ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hànhán, pháp lệnh giám định tư pháp và một số luật, pháp lệnh khác làm cơ sở pháp lýcho hoạt động của các cơ quan tư pháp” và “khẩn trương chuẩn bị tốt điều kiện đểthực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp huyện; nghiên cứu mở rộngthẩm quyền xét xử của tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính đểgóp phần khắc phục tình trạng trì trệ trong công tác giải quyết khiếu kiện hànhchính để góp phần khắc phục tình trạng trì trệ trong công tác giải quyết khiếu kiệnhành chính hiện nay; nghiên cứu thành lập Tòa án hôn nhân và gia đình; đổi mớitổ chức của Tòa án nhân dân tối cao để tập trung làm tốt nhiệm vụ giảm đốc thẩm,tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật thống nhất”.

Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, thực trạng pháp luật tố tụng dân sự vàthực tiễn xét xử các vụ việc dân sự, ngày 27/5/2004 Quốc hội Nước CHXHCNVNViệt Nam đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, một thủ tucjchung vềviệc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động đã được quy định một cách thống nhất và hợp lý theonhững điểm đặc thù cho mỗi loại vụ việc Bên cạnh đó, một nội dung quan trọngđã được BLTTDS năm 2004 ghi nhận đó là việc phân chia hai loại thủ tục tố tụngđể Tòa án giải quyết là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và thủ tục giải quyết cácviệc dân sự.

Việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã đánh dấu bước phát triểncủa hệ thống pháp luật tố tụng dân sự VIệt Nam, khắc phục được tình trạng tảnmạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định tố tụng dân sự trước đây đồngthời cũng thể chế hóa được quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật,cải cách tư pháp được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Theo các quy định của Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2004, quy trình Tố tụng dân sự tại các tòa án có sự thay đổi căn bản

Trang 33

theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch Trong đó, đương sự được có vai tròquyết định và chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòaán Sau việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 Nhà nước ta đã ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này Sau một thời gian thi hành cho thấynhiều quy định của BLTTDS 2004 vẫn còn nhiều bất cập Để khắc phục tình trạngnày, ngày 29/03/2011 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóaXII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS và có hiệu lực từ ngày01/01/2012

1.1.4.5 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay.

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 được ban hành đánh dấu mộtbước phát triển mới của pháp luật TTDS Việt nam Năm 2015, BLTTDS năm 2015đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01.07.2016 Do vậy, các quy định củaBLTTDS về thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án đối với tranh chấp thừa kế đãđược sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn Tuy nhiên, các nội dung cơ bản của phápluật TTDS hiện hành về vấn đề này và thực tiễn áp dụng sẽ được phân tích cụ thểtrong phần 2 của Chương 1 của khóa luận này.

1.2 Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản 1.2.1 Thẩm quyền sơ thẩm theo loại việc của Tòa án đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là quyền của Tòa án đượcxem xét, thụ lý, giải quyết các loại việc có mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thểquan hệ pháp luật dân sự trong việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệpháp luật dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự Trên nguyên tắc tòa án không được từchối thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng nên vềnguyên tắc tất cả các tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền của tòa án theo thủ

Trang 34

tục TTDS, trừ trường hợp pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của cáccơ quan, tổ chức khác

Theo Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 LTCTAND năm 2014, Điều 1và mục 1 Chương II từ các Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thìTòa án có thẩm quyết giải quyết những nhóm tranh chấp dân sự sau:

- Nhóm các tranh chấp dân sự xáy ra phổ biến trên thực tế tại các Tòa án:+ Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.+ Tranh chấp về thừa kế tài sản.

+ Tranh chấp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Nhóm các tranh chấp dân sự được bổ sung mới theo quy định củaBLTTDS năm 2015:

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hànhchính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêucầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

+ Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nướctheo quy định của Luật Tài nguyên nước.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luậtbảo về và phát triển rừng.

- Nhóm các tranh chấp dân sự khác theo quy định của Điều 26 BLTTDSnăm 2015:

Trang 35

+ Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quyđịnh của pháp luật về thi hành án dân sự.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 30 BLTTDS năm 2015.

+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định củapháp luật về báo chí.

+ Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký muatài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Hiện nay, hệ thống Tòa án của Việt Nam được tổ chức theo các cấp, theo địagiới hành chính, ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao lại cónhững Tòa chuyên trách để xem xét giải quyết các vụ việc thuộc các lĩnh vực cụthể Việc nghiên cứu cho thấy, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc đượcxác định trên cơ sở các quan hệ pháp luật nội dung có cùng tính chất mà Tòa ánphải xem xét giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là xác định những tranhchấp về thừa kế tài sản nào thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của TAND theo quyđịnh của BLTTDS năm 2015 Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án đối với cáctranh chấp về thừa kế tài sản được quy định tại Khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm2015.

Tranh chấp về thừa kế tài sản có thể là tranh chấp về thừa kế theo luật hoặcthừa kế theo di chúc Tranh chấp về thừa kế cũng có thể là tranh chấp về quyềnthừa kế (tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, bác bỏ quyềnthừa kế của người khác, công nhận quyền thừa kế của mình, tranh chấp về việcphân chia di sản thừa kế) và tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản dongười chết để lại) Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 thì, thời hiệu để

Trang 36

người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối vớiđộng sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về ngườithừa kế đang quản lý di sản đó Trường hợp không có người thừa kế đang quản lýdi sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tạiĐiều 236 của BLDS năm 2015 hoặc di sản thuộc về Nhà nước, nếu không cóngười chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này Thời hiệu để người thừa kế yêucầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiệnnghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Cần lưu ý, đối với trường hợp những người thừa kế không có tranh chấp vềthừa kế mà chỉ yêu cầu công nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì sẽ doUBND hoặc các phòng công chứng, văn phòng công chứng giải quyết Tòa án chỉcó thẩm quyền giải quyết khi các bên có tranh chấp về thừa kế.

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án thừa kế, cóthể phân chia thành bốn loại tranh chấp thừa kế sau:

1.2.1.1 Loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế.

Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất, đối tượng của quan hệ thừa kế chủ yếulà di sản và những người thừa kế không thống nhất được cách phân chia di sản, vềviệc nhận di sản bằng hiện vật hay giá trị dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là những mâu thuẫn, xung đột giữacác chủ thể trong việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà người chết đểlại cho từng người một có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản chung sau khi đãthực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.

Trang 37

Chủ thể tham gia vào tranh chấp phân chia di sản thừa kế có thể là ngườithừa kế hoặc các chủ thể khác Thông thường, những tranh chấp liên quan đến disản thừa kế do người chết để lại là tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau.Khi một trong những người thừa kế nhận thấy di chúc người chết để lại không bảođảm đủ các điều kiện để công nhận là hợp pháp, hoặc giữa những người thừa kếkhông thỏa thuận được về phương thức phân chia di sản thừa kế thì một trongnhững người thừa kế sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về phân chia di sảnthừa kế có thể xuất phát từ ý chí chủ quan của những người thừa kế, nhưng cũng cóthể xuất phát từ ý chí của người để lại di sản khi họ lập di chúc Khi người để lại disản có lập di chúc nhưng có thể nội dung của di chúc đó không rõ ràng khiến chonhững người thừa kế không thống nhất được cách giải thích nội dung của di chúc,thì đương nhiên mâu thuẫn sẽ phát sinh Ngay cả khi nội dung của di chúc rõ ràng,di chúc hợp pháp nhưng một trong những người thừa kế không đống ý với nộidung của di chúc cũng có thể sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

1.2.1.2 Loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế.

Đây là trường hợp một người muốn các thừa kế khác xác nhận mình cũng cóquyền thừa kế di sản của người chết nhưng không được các thừa kế khác côngnhận quyền dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế.

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho

Trang 38

những người khác khi mình mất và quyền được hưởng phần di sản của người để lạidi sản theo di chúc hoặc theo quy định về pháp luật thừa kế hiện hành.

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp thường xuyên xảy ra trong cuộc sống bởi có một số điểm không đồng nhất giữa quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế thường xảy ra ở 02 trường hợp sau:

* Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Người lập di chúc lập di chúc theo tâm nguyện của mình Trong di chúc người có di sản để lại muốn để cho ai thì xác định những người được hưởng di sản thừa kế trong di chúc đó Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật như: Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Tuy nhiên, việc xác định 2/3 một suất thừa kế không hề đơn giản vì phải xác định được chính xác những người được thừa kế theo pháp luật Do đó vì sự khó xác định và không thống nhất này nên dẫn đến tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế.

* Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật:Trường hợp này thường xảy ra khi người mất không để lại di chúc mà chỉ đểlại di sản thừa kế hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc bị xem là vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong trường hợp này là do không có di chúcđể lại nên những người được thừa kế thừa phát sinh tranh chấp trong việc xác định người thừa kế và xác định người bị truất quyền thừa kế Theo quy định của pháp

Trang 39

luật hiện hành thì nếu người chết không để lại di chúc thì di sản để lại sẽ được chia và chia thừa kế theo hàng thừa kế Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định 03 hàng thừa kế, những người được hưởng thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp nếu không có ai ở hàng thừa kế trước nhận di sản thừa kế (do chết, do thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, do bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế).

Bên cạnh đó, việc quy định con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi ở hàng thừa kế thứ nhất rất khó xác nhận nếu không có căn cứ rõ ràng Liệu những người đến nhận là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi thì thừa nhận như thế nào? Hay họ chỉ cần đến xác nhận là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi.

1.2.1.3 Loại tranh chấp thứ ba: Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế.

Đây là trường hợp một người đang được quyền hưởng di sản, nhưng có mộthoặc một số thừa kế cho rằng người này không có quyền hưởng di sản dẫn đếntranh chấp.

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầubác bỏ quyền thừa kế của các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế Việc bác bỏquyền thừa kế là việc những người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lạinhưng lại bị nhưng lại bị người khác yêu cầu Toà án xác định là người được thừakế di sản đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật Dân sự có quy định về những trường hợp không đượchưởng di sản thừa kế do người chết để lại tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.Tuy nhiên những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế khi người để lại di sảnbiết rõ hành vi của người đó nhưng vẫn để cho họ được hưởng di sản thừa kế theo

Trang 40

di chúc Vì những quy định không thống nhất như vậy nên dễ xảy ra những tranhchấp về bác bỏ quyền thừa kế.

Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại:- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc vềhành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêmtrọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khácnhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyềnhưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trongviệc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúcnhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những người nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản

đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.- Người đã nhận di sản theo hàng thừa kế, nhưng sau đó có đủ căn cứ để xácđịnh họ không thuộc một trong các diện thừa kế theo hàng thừa kế.

Khi có đủ căn cứ cho rằng người đã nhận di sản thừa kế không có quyềnhưởng di sản thừa kế do người chết để lại thì người có quyền khởi kiện có thể làmđơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bác bỏ quyền thừa kếcủa người đã hưởng thừa kế.

Ngày đăng: 08/05/2023, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w