Rất hay bà bổ ích !
Trang 1Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.2 Cơ sở lý luận 4
2.2.1 Những khái niệm về môi trường 4
2.2.2 Những vấn đề trong quản lý môi trường 5
2.2.3 Các cơ sở để xây dựng nên hệ thống quản lý môi trường 6
2.2.4 Các công cụ quản lý môi trường 8
2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.3.1 Tình hình quản lý môi trường trên thế giới 9
2.3.2 Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam 10
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn Tân Uyên tới môi trường 18
3.3.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Tân Uyên 18
3.3.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Tân Uyên 18
3.3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho thị trấn Tân Uyên 18
Trang 2trấn Tân Uyên tới môi trường và Đánh giá công tác quản lý nhà
nước về môi trường của thị trấn Tân Uyên 19
3.4.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Tân Uyên 19
3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 19
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.3 Văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế 27
4.2 Thực trạng môi trường thị trấn Tân Uyên 33
4.2.1 Thực trạng môi trường nước 33
4.2.2 Thực trạng môi trường đất 37
4.2.3 Thực trạng môi trường không khí 38
4.2.4 Rác thải 40
4.3 Công tác quản lý môi trường 43
4.3.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại thị trấn Tân Uyên .43
4.3.2 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 46
4.3.3 Cơ sở vật chất và các công trình phục vụ công tác quản lý môi trường .48
4.3.3 Các hoạt động bảo vệ môi trường 49
4.3.4 Tình hình thực thi luật bảo vệ môi trường và công tác triển khai, thực hiện văn bản về quản lý môi trường của thị trấn 49
4.4 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường và bảo vệ môi trường 51
4.4.1 Đánh giá chung 51
4.4.2 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường 52
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 4Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại,
là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảmnghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm
vi toàn thế giới” Đó là lời mở đầu của chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/6/1998của Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII về tăngcường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước
Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các ngành, các cấptrong cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ônhiễm và suy thoái môi trường Để giữ cho được sự phát triển cân bằng kinh
tế xã hội và bảo vệ môi trường, hay nói một cách khác, phát triển kinh tế
-xã hội tạo tiềm lực để BVMT, còn BVMT tạo ra tiềm năng tự nhiên và -xãhội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Chính vìvậy, việc BVMT nói chung và công tác quản lý môi trường nói riêng gópphần vô cùng quan trọng và rất cần thiết trong thời kỳ hiện nay Tuỳ thuộcvào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển
mà lựa chọn phương pháp quản lý môi trường cho phù hợp với điều kiện củatừng quốc gia, từng địa phương Nên cùng với cả nước, ban lãnh đạo tỉnhLai Châu trong những năm gần đây đã có những chủ trương chính sách, biệnpháp giải quyết các vấn đề về môi trường như: đấy mạnh công tác tuyêntruyền giáo dục về bảo vệ môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ tiêntiến trong sản xuất sạch hơn
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết bảo vệ môi trường và được sự phân côngcủa ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học NôngLâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế
Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên , tỉnh Lai Châu”.
Trang 51.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của thị trấn Tân Uyên
về môi trường
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lý và các biện pháp bảo
vệ môi trường có hiệu quả
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT - XH và phát triển của thị trấn TânUyên Đánh giá được sự ảnh hưởng của nó đến môi trường
- Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn
- Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhân sự và cácbiện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất phải có tính khả thi
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá
- Quá trình thực tập giúp sinh viên học hỏi được những kinh nghiệmthực tế, bổ sung những kiến thức phục vụ cho công việc sau này
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường của cấp cơ sở
- So sánh với những kiến thức thực tế được trang bị trong nhà trường, từ
đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho công tác BVMT
Trang 6Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường)
- Luật tài nguyên nước 1998/QH, 20/05/1998 Nxb Chính trị Quốc gia
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ “Hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2005”
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
“Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chínhphủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật BVMT”
- Nghị quyết số 41/NQTW của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tácBVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
- Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn giai đoạn 2006 - 2010”
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệtchiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ “Về sản xuất, cung cấp
và tiêu thụ nước sạch”
- Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính “Về việc quy địnhmức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phépthăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước vàhành nghề khoan”
- Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khaikhoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025"
Trang 7- Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt
“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm2020”, trong đó đã đưa ra danh mục 36 chương trình, nhiệm vụ ưu tiên thựchiện đến năm 2010
- Kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010
- Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện công ước Stockholm về cácchất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển bềnvững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Những khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạoquan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, pháttriển của con người và sinh vật
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật
lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạonên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân vàcộng đồng loài người
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do conngười tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước,đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội…Có ảnh hưởng tới chất lượngcuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống vàsản xuất của con người Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không
Trang 8khí, đất, nước, ánh sáng…liên quan tới chất lượng cuộc sống con người,không xét tới tài nguyên (Trương Thành Nam, 2006)[5]
2.2.2 Những vấn đề trong quản lý môi trường.
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, cótác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệthống và các kỹ năng điều phối thông tin
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, cótác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệthống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường cóliên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sựphát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Nguyễn Ngọc Nông và cs,2006)[7]
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể củaquản lý Nhà nước Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoahọc, kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm giữ cân bằnggiữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Tổng hợp biện pháp luậtpháp, chính sách, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môitrường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia (Khoa học môitrường đại cương, Lê Văn Khoa, 2001)[3]
Mục tiêu trong công tác quản lý môi trường hiện nay:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinhtrong các hoạt động sống của con người
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hànhcác chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường,nghiêm chỉnh thi hành luật BVMT
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ươngđến điạ phương, công tác nghiên cứu đào tạo cán bộ về môi trường
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hộinghị Rio – 92 thông qua
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, cácvùng lãnh thổ riêng biệt
Trang 9Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác quản lý môi trường:
- Hướng tới phát triển bền vững
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồngdân cư trong việc quản lý môi trường
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cầnđược thực hiện nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc
xử lý phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền
2.2.3 Các cơ sở để xây dựng nên hệ thống quản lý môi trường
Cơ sở triết học của quản lý môi trường
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, conngười và xã hội thành một hệ thống rộng lớn: “Tự nhiên - Con người - Xãhội” Sự thống nhất của hệ thống trên được thể hiện trong các chu trình sinhđịa hóa của 5 thành phần cơ bản: Sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vậtphân hủy; con người và các chất vô cơ; hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinhvật và con người
- Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” gắnliền với quá trình tiến hóa của sinh quyển và lịch sử phát triển của xã hội loàingười Yếu tố con người là mắt xích quan trọng trong mối quan hệ Tự nhiên -Con người - Xã hội, yếu tố Xã hội quyết định sự bảo tồn của sự sống trên tráiđất, nguồn tài nguyên có giá trị khác nhau đối với con người và xã hội loàingười trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau Xã hội ngày càng phát triển thìviệc gắn bó với tự nhiên là điều tất yếu Cơ sở thống nhất của hệ thống Tựnhiên - Con người - Xã hội được quy định bởi cấu trúc chặt chẽ liên hoàn củasinh quyển và bởi cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tự tổ chức, tự bảo vệ, tựđiều chỉnh, tự làm sạch của chu trình sinh địa hóa Vì vậy cần phải có quanđiểm hệ thống và toàn diện trong việc giải quyết các vấn đề môi trường vàquản lý môi trường hiện nay
- Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triểncủa xã hội loài người Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình phát triển lịch
Trang 10sử lâu dài và phức tạp Con người và xã hội ngày càng phát triển thì những tácđộng đến tự nhiên ngày càng gia tăng Ngược lại, sự phát triển của con ngườikhông tách rời khỏi tự nhiên và mối quan hệ của con người với xã hội loàingười (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[7].
Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học,
kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triểnbền vững kinh tế, xã hội
Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môitrường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường,các nguyên lý và quy luật môi trường
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạtđộng sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trườngnhư kỹ thuật viễn thám, tin học, được phát triển ở nhiều nước trên thế giới
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “
Tự nhiên - Con người - Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[7]
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thịtrường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cảivật chất đều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị Loại hànghóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn Trong khiloại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng Vì vậy chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướnghoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ônhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệthống các tiêu chuẩn ISO Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài
Trang 11nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất
có sinh ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo(Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[6]
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về Luật quốc tế
và Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế trongviệc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia vàmôi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia
Các văn bản luật chính thức được hình thành từ thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi Từ hội nghị quốc tế
về “Môi trường và con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thụy Điển và sauhội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo
và ký kết
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộluật, trong đó có Luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Việt Nam thôngqua ngày 27/12/1993, đây cũng là văn bản quan trọng nhất Chính phủ cũngban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo
vệ môi trường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hànhchính về bảo vệ môi trường Bộ luật hình sự, hàng loạt các thông tư, nghịđịnh, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đãđược ban hành Một số tiêu chuẩn môi trường đã được soạn thảo và thôngqua Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bảnkhác như luật khoáng sản, luật đất đai, luật bảo vệ rừng,
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước taphê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[6]
2.2.4 Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện côngtác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi
Trang 12một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗtrợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm:Công cụ điều chỉnh vi mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụđiều chỉnh vi mô là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công
cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế – xã hội, như các quy định hànhchính, quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũkhí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môitrường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá,đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường Công cụquản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luậtquốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môitrường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương
Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiềncủa hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng cóhiệu quả trong nền kinh tế thị trường
Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sátnhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành vàphân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý
có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chấtthải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý cóthể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển nhưthế nào
2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1 Tình hình quản lý môi trường trên thế giới
Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm môi trường đối vớiviệc phát triển bền vững, Hội thảo về Môi trường và Phát triển bền vững củaLiên Hợp Quốc được tổ chức từ ngày 3/6/1992 đến ngày 14/6/1992 tại Rio De
Trang 13Janeiro, tại Brazil là một chương trình toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề môitrường và phát triển.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững diễn ratại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 109 vị nguyên thủ quốc gia,hơn 45.000 đại biểu của hơn 190 nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hộikhác Nội dung chính của Hội nghị là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu
và các nước nghèo trên thế giới, xóa bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnhhưởng tới môi sinh Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bốchính trị Johannesburg 2002 và kế hoạch thực hiện Hai văn kiện này khẳngđịnh sự cấp thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽvới bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, khuvực và toàn cầu Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xãhội là nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện
Tổng chi cho môi trường của các nước thuộc khối liên minh châu Âu
EU là 1,77% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 0,44%; ngành côngnghiệp dịch vụ môi trường chiếm 0,86% và doanh nghiệp chiếm 0,47% Có
xu hướng chuyển dịch chi BVMT từ nhà nước sang ngành công nghiệp dịch
vụ môi trường Ví dụ, khu vực Nhà nước nhà nước giảm từ 0,7% xuống còn0,44% năm 2006 trong khi công nghiệp dịch vụ môi trường tăng từ 0,8% lên0,86% GDP năm 2006 Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là sự tăngcường tham gia của doanh nghiệp và ngành công nghiệp môi trường Kết quảđiều tra từ 39 nước cho thấy, mức chi bình quân từ ngân sách nhà nước chomôi trường là 0,55%GDP Cao nhất là Jordan (3,7%), tiếp đó là Butan(1,94%), Trung Quốc (1,49%), Đan Mạch 1,09% Thấp nhất là Ghana(0,02%) Trong khu vực châu Á, cao nhất là Trung Quốc (1,49%), Nhật(0,44%), Hàn Quốc (0,39%) Chi cho môi trường của Việt Nam năm 2010 là0,386%, cao hơn Lào (0,06%) và Thái Lan (0,2%) (Tổng cục môi trường-Viện Khoa học quản lý môi trường )[12]
2.3.2 Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam
Tại Việt Nam, quan điểm về áp dụng chứng chỉ kỹ thuật trong quản lýmôi trường đó được đề cập trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của
Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời
Trang 14kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết của Bộ Chính trị số41-NQ/TW ngày 15/11/2004 và gần đây nhất là nghị quyết số27/BCSĐBTNMT ngày 2/12/2009 của Ban cán sự Đảng Bộ TN&MT về việctăng cường chủ trương kinh tế hóa ngành TN&MT.
Thuế và phí môi trường
Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ khoảnthu với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm và tạo nguồn thucho ngân sách Nhà nước Có hai loại thuế/phí môi trường chính: Thuế đánhvào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường (thuế Pigovian), và thuế nguyênliệu/sản phẩm (hay còn gọi là thuế gián tiếp)
Hiện tại ở Việt Nam, loại thuế/phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ramôi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí BVMT đối với nước thải,đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản
Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, phí BVMT đối vớinước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập Các cơ quan quản lý còn lúng túngtrong cách thu và tính phí Các doanh nghiệp cũng tìm cách trốn tránh và nợphí Kết quả là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp Phí BVMT đốivới chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được quy định trongnghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 Ngoài ra, phí vệ sinh được ápdụng 2003 theo quy định tại Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003của Bộ Tài chính Tuy nhiên, khoản thu từ các khoản phí này không đủ bùđắp chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn Ngoài ra, các văn bản hiện tại khôngquy định rõ trách nhiệm thu phí của các đơn vị, tổ chức nên việc thu phí ở cácđịa phương còn gặp nhiều khó khăn
Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo Nghị định
số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ Tuy nhiên, việc thu phícòn gặp nhiều khó khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tự giác thực hiệnnghĩa vụ này Còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượng khai thác thấphơn thực tế để giảm số phí phải nộp
Ngoài ba loại phí thuộc nhóm thuế/phí Pigovian nêu trên còn có LuậtThuế BVMT mới được thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2011 Đây là
Trang 15quy định thuế đánh vào nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm 8 nhóm sản phẩm:xăng dầu, than, môi chất làm sạch chứa HCFC, túi nhựa xốp (túi nilon) vànhóm hạn chế sử dụng như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừmối và thuốc khử trùng kho Một điểm đáng lưu ý là thuế BVMT được địnhnghĩa là “loại thuế gián thu, thu vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác độngxấu đến môi trường” Định nghĩa này là định nghĩa hẹp của thuế BVMT vìmới đề cập đến loại thuế nguyên liệu/sản phẩm chứ chưa bao hàm loại thuếđánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường Ưu điểm của việc áp dụngthuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán và dễ áp dụng.Nhược điểm, loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyếnkhích đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó Vì vậy,tác động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông quaviệc sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ônhiễm Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụngnhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất)nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm.
Một số công cụ kinh tế khác
Ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ Ký quỹ môitrường đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong công tác kiểmsoát ô nhiễm đối với các hoạt động khai thác khoáng sản Tuy nhiên, việc ápdụng công cụ này trên thực tế chỉ mới dừng lại các dự án quy mô nhỏ hoặccòn ở giai đoạn thử nghiệm do công thức dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môitrường, chưa cụ thể, khó thực hiện
Cơ chế hỗ trợ tài chính cho các các hoạt động BVMT được thực hiệntheo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ - CP ngày 14/1/2009 Ngoài ra,thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có những điều khoản
ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ, thiết bị và công nghệ môi trường Mặc dù đã có cơ chế hỗ trợ tài chínhsong chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động này vì nhu cầu đầu
tư cho môi trường chưa cao Nói cách khác, "cầu" cho hoạt động BVMT chưa
đủ cao để kích thích các hoạt động "cung"
Trang 16Một cơ chế khác là Quỹ Môi trường đã được hình thành nhằm hỗ trợvốn cho các doanh nghiệp đầu tư BVMT như: Quỹ Môi trường cấp quốc gia(Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ Bảo tồn Việt Nam), Quỹ BVMT các tỉnh/TP,Quỹ Môi trường ngành Sau một thời gian hoạt động, các quỹ môi trường đãgóp phần đưa nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện dự án môi trường hiệuquả; bước đầu huy động được một phần nguồn lực từ trong và ngoài nước chocác hoạt động BVMT Tuy nhiên các quỹ này chưa phát huy hết hiệu quả donguồn vốn chưa đủ, các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về các thủ tụcvay cũng như chưa có áp lực cần vay vốn đầu tư BVMT.
Công cụ công khai hóa thông tin hoạt động môi trường của doanhnghiệp nhằm tạo áp lực từ cộng đồng và người tiêu dùng đến việc doanhnghiệp tuân thủ các qui định môi trường cũng đã được áp dụng nhưng mới chỉ
ở quy mô nhỏ trong khuôn khổ một số dự án thử nghiệm tại Hà Nội, TP HồChí Minh, Bắc Ninh và Quảng Nam Chương trình cấp Nhãn sinh thái đãđược Bộ TN&MT phê duyệt năm 2009 nhằm khuyến khích các mô hình sảnxuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường Đặt cọc hoàn trả,mặc dù chưa có quy định của nhà nước nhưng cũng đã được áp dụng có tính
tự phát ở một số lĩnh vực như đặt cọc vỏ chai
Có thể nói một số lượng đáng kể các công cụ kinh tế trong quản lý ônhiễm đã được triển khai ở Việt Nam Tuy nhiên, hiệu quả của các công cụnày còn chưa được như mong đợi do các quy định còn bất cập, năng lực thựchiện còn hạn chế đặc biệt là các chế tài chưa đủ mạnh để tạo động lực tuânthủ các quy định này
Quản lý môi trường với các doanh nghiệp Việt Nam:
Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cạn kiệt tàinguyên, ô nhiễm môi trường và kết quả là làm suy thoái chất lượng sống củacộng đồng Điển hình cho vấn đề môi trường hiện nay là vụ Vedan (ĐồngNai) và Miwon (Phú Thọ) đã để lại hậu quả nặng nề mà theo tính toán sơ bộ
sẽ mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để có thể phục hồi lại môi trường đó bịảnh hưởng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quantrọng, là một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lượccủa quốc gia Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được nhà
Trang 17nước và các bộ ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triểnsong hành cùng kinh tế Với tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ ngườidân, từ chính phủ mà chính cả khách hàng cũng mong muốn các tổ chức đốitác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường Một thực tế hiện nay là luậtbảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực sự có tính ngăn chặn và răn đe cao
và nhiều doanh nghiệp vẫn có thể lách luật được Thứ trưởng Bộ TN&MTTrần Hồng Hà cho biết: “Không chỉ có Vedan, theo thống kê hiện nay, trong
số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quyđịnh về môi trường Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra
đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêmtrọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểmnóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, tỉnh Khánh Hoà, lưu vựcsông Nhuệ, sông Đáy ” vậy có nghĩa là 80% các khu công nghiệp hiện vẫnđang nằm ngoài tầm quản lý chặt chẽ về môi trường
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường
và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lýmôi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT 08 về hướng dẫnđánh giá tác động môi trường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về
sử dụng tài nguyên thiên nhiên…
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương pháp tiếp cậnchung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo lường được các kết quảhoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng môitrường cũng như nâng cao hình ảnh tổ chức, năm 1993 tổ chức tiêu chuẩnquốc tế ISO đã xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hướng đến thống nhất việcquản lý môi trường trong tổ chức một cách có hệ thống
Với một số những ưu điểm vượt trội trong công tác giảm thiểu các rủi
ro môi trường thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang muốn tiếp cận vớiISO 14000 Thực tế cho thấy để một doanh nghiệp nằm trong khu côngnghiệp, chế xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải đôi khi tốn hàng trămtriệu đồng có khi đến hàng tỷ đồng Để làm giảm tác động của ô nhiễm doanhnghiệp có thể có hai lựa chọn, một là đẩy mạnh công tác xử lý đầu ra hai làkiểm soát thật tốt khâu đầu vào cũng như quá trình sản xuất để giảm thiểu tối
đa chất thải Thông thường hai cách này được phối kết hợp tuy nhiên do vấn
Trang 18đề môi trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến việckiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đang còn rất yếu kém
kể cả mặt chuyên môn lẫn quản lý Qua thống kê rất nhiều các đơn vị thựchiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 thì thấy rằng doanh nghiệp cóthể không cần đầu tư quá nhiều vào khâu xử lý mà chuyển trọng tâm sangquản lý thật tốt các quá trình mà có khả năng rủi ro cao về môi trường cũngnhư có nguồn thải cao Việc quản lý như thế sẽ dẫn đến được việc phân loạingay từ đầu nguồn chất thải tạo cơ hội cho việc tái chế chất thải đồng thờigiảm lượng chất thải tổng hợp sau sản xuất (rất khó tái chế) tăng giá trị giatăng cho doanh nghiệp Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng gópphần cho doanh nghiệp tiếp cận dần với sản xuất sạch hơn Với việc xác địnhchính xác các vấn đề môi trường cần quản lý cũng giúp cho nhà quản lý tậptrung nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất, giúp chongười lao động trong tổ chức hiểu được các vấn đề môi trường mà họ đangphải đối mặt khi đó họ sẽ có các ứng xử tốt hơn với môi trường Nhà quản lýcũng dễ dàng trong việc đặt ra được các chính sách, mục tiêu, kế hoạch để đạtđược việc giảm thiểu nguồn chất thải trong hoạt động của mình
Như vậy để thấy rằng nếu như các tổ chức áp dụng và duy trì tốt hệthống quản lý môi trường tốt thì việc giảm dần các tác động môi trường có hại
từ các hoạt động của chính bản thân các tổ chức không phải là khó khăn khi
mà chi phí cho việc xây dựng cũng như duy trì hệ thống quản lý môi trườngnày nhỏ hơn rất nhiều so với việc họ phải đầu tư vào công nghệ hoặc chi phí
mà các tổ chức doanh nghiệp phải chi trả cho việc xử lý
Chi tiêu cho môi trường là một trong những cơ chế đảm bảo nguồn lựcthiết yếu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường Ở Việt Nam, nguồntài chính cho bảo vệ môi trường (BVMT) đã được quan tâm Từ năm 2006đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách nhànước đã được duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mức chi hiện tại còn chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn, trong bối cảnh các vấn đề ô nhiễm và suy thoái môitrường ngày một gia tăng
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằngBVMT là công việc của Nhà nước và không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư
Trang 19nước ngoài lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trốn tránh trách nhiệm
BVMT Người dân chưa thi hành tốt pháp luật về BVMT do nhận thức sai lệch về vấn đề môi trường Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, có tới 33,9% số người được hỏi cho rằng tài nguyên của Việt Nam là
vô tận; 36,9% cho rằng tài nguyên rừng của Việt Nam là vô tận; 27,55% chorằng chỉ nước mặt mới bị ô nhiễm, còn nước ngầm thì không; 29,2% cho rằngmôi trường ở thành phố bị ô nhiễm, còn ở nông thôn thì không Nhận thức sailệch trên là một trong những nguyên nhân khiến cho con người có nhữnghành vi không thân thiện với môi trường, vi phạm pháp luật BVMT; hiểu biếtcủa người dân về pháp luật, chính sách BVMT hạn chế, có nhiều quy định vềBVMT mà người dân không biết và cán bộ cũng không biết Điều này tạo ramột khoảng cách xa giữa việc ban hành luật và thực thi luật, hình thành nêntâm lý coi thường luật ở người dân Việc xóa bỏ tâm lý này không phải làcông việc dễ dàng Theo kết quả khảo sát ở phạm vi hẹp tại Hà Nội về thái độứng xử của người dân đối với hành vi thải rác không đúng nơi quy định củangười khác, chỉ có 12,2% số người được hỏi tỏ thái độ nhắc nhở, có tới 55,1%không tỏ thái độ gì và 11,25% không chú ý đến hành vi vi phạm đó Họ chorằng, đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường,không phải của họ; cộng đồng tham gia hoạt động BVMT một cách thụ động.Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thật sựmạnh dạn trao quyền cho cộng đồng Kiểu quản lý này làm cho sự tham giacủa cộng đồng vào hoạt động BVMT trở nên bị động, họ chủ yếu chỉ là lựclượng thực hiện các quyết định quản lý được đưa từ trên xuống Điều này dẫnđến hệ quả là, các quyết định quản lý không sát thực tiễn cuộc sống, cònngười dân trở nên thờ ơ và thiếu trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luậtBVMT; công tác truyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT chưa
tốt Việc vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT, vận động họ tự nguyện
thay đổi những thói quen lạc hậu và hình thành những thói quen, nếp sốngthân thiện với môi trường chưa được quan tâm đầy đủ Các hoạt động BVMT
do nhà trường tiến hành còn mang nặng tính phong trào, hình thức, khôngthường xuyên Tình trạng nhận thức và ý thức BVMT chưa trở thành tráchnhiệm của nhiều người đã góp phần làm cho môi trường nước ta ngày càng ônhiễm nghiêm trọng Nhận ra những bất cập nêu trên, Đại hội XI của Đảng
khẳng định: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn
Trang 20xã hội và của mọi công dân Điều này cần sớm được thể chế hóa trong hệthống pháp luật BVMT của nước ta.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều biện phápnhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trong các vănbản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, chúng ta đặc biệt
chú ý tới (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 22/4/2003 Về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) nội dung của Quyết định chỉ rõ: đến năm
2005 phải xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đếnnăm 2007 tiếp tục xử lý xong 388 cơ sở; đến năm 2012 tiếp tục xử lý xong đốivới 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường khác và các cơ sở mới phát sinh Tuynhiên, tính đến tháng 3/2010 (quá thời hạn gần 3 năm) kết quả đạt được vẫn rấtthấp Trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý dứtđiểm trong giai đoạn 2003 - 2007, mới có 87 cơ sở (chiếm 19,85%) đã đượccấp chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để; có 27 cơ sở
đã giải thể, phá sản, không còn gây ô nhiễm môi trường; 106 cơ sở cơ bản đãhoàn thành, nhưng chưa được cấp quyết định chứng nhận đã hoàn thành; 194
cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm môi trường triệt để và 25 cơ sở chưa triểnkhai Như vậy, tính đến tháng 3/2010 vẫn còn 49,88% số cơ sở gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng, chưa hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt
để Nguyên nhân chính là do mức độ chấp hành các văn bản pháp luật về khắcphục ô nhiễm, suy thoái môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh thờigian qua rất thấp Hoạt động kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai công tácBVMT chưa thường xuyên; các vi phạm pháp luật về BVMT chưa được xử lýkịp thời và việc cưỡng chế thi hành còn nhiều bất cập Do vậy, tình trạng suythoái môi trường, ô nhiễm môi trường ở cả thành thị và nông thôn nước ta đang
có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây Trong những năm tiếp theo,
để bảo vệ và cải thiện môi trường sống của người dân thì “Thực hiện nghiêmngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường” là việc làm cần thiết vàquan trọng của công tác quản lý nhà nước về BVMT Nếu không làm tốt côngviệc này thì tình trạng vi phạm pháp luật BVMT sẽ vẫn diễn ra và đó là nguyênnhân dẫn đến môi trường sống bị hủy hoại
Trang 21Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý môi trường tại thị trấn TânUyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung môi trường rác thải, nước thải
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thị trấn Tân Uyên
- Thời gian: 01/2012 - 4/2012
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn Tân Uyên tới môi trường.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - Xã hội
- Các nguồn tài nguyên
- Đánh giá sự phát triển của thị trấn ảnh hưởng đến môi trường
3.3.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Tân Uyên
- Thực trạng môi trường nước
- Thực trạng môi trường đất và không khí
- Rác thải, nước thải
3.3.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Tân Uyên
- Bộ máy quản lý môi trường của thị trấn
- Công tác quản lý môi trường của thị trấn trong những năm gần đây
- Các hoạt động về bảo vệ môi trường
3.3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho thị trấn Tân Uyên
- Giải pháp về thể chế chính sách
- Giải pháp về nhân sự
- Giải pháp kỹ thuật
Trang 223.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn Tân Uyên tới môi trường và Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Tân Uyên
Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật và các quyđịnh có liên quan
- Phương pháp kế thừa thông tin và số liệu thứ cấp của phòng TN&MThuyện Tân Uyên và UBND thị trấn Tân Uyên
3.4.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Tân Uyên
- Điều tra theo phương pháp quan sát thực trạng và phỏng vấn nhómngười dân
3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Mẫu thu được sẽ được phân tích và tiến hành xử lý số liệu dựa trên tiêuchuẩn Việt Nam hiện hành
Trang 23Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Tân Uyên là trung tâm huyện lỵ, được xác định là vùng kinh tế
có nhiều tiềm năng của huyện, có mạng lưới giao thông huyết mạch nối liềnvới nhiều xã lân cận, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội
- Phía Bắc giáp xã Phúc Khoa - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu
Phía Nam giáp xã Trung Đồng và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Phía Đông giáp xã Tả Van huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Phía Tây giáp xã Mường Khoa - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu
4.1.1.2 Địa hình
Thị Trấn có địa hình chia cắt phức tạp, cao ở phía Đông Bắc và thấpdần về phía tây Nam, phổ biến là kiểu địa hình núi cao trung bình có độ dốclớn, trên 60% diện tích tự nhiên của thị trấn có độ cao trên 800m, hơn 90%địa hình có độ dốc lớn hơn 20 - 250 và bị chia cắt mạch bởi các dãy núi có độcao từ 1500 - 2000m so với mực nước biển
Điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, mùa khô hạn hán kéodài, mùa mưa có mưa nhiều, kéo dài gây lũ lụt Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân
4.1.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc,ngày nóng đêm lạnh, khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt; mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, có nhiệt độ độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 10đến tháng 3 năm sau vào mùa này khí hậu lạnh độ ẩm lượng mưa thấp
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,250C
Trang 24Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm/năm, độ ẩm không khí trungbình 80%.
- Dựa trên điều tra khí hậu,thuỷ văn trong khu vực dựa trên số liệu thống
kê trong niêm giám năm 2006 Cục thống kê Tỉnh Lai Châu cụ thể như sau:
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm: 30oC
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 15,44oC
+ Nhiệt độ trung bình trong năm: 22,9 oC
+ Độ ẩm không khí cao nhất trong năm: 87%
+ Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm: 75%
+ Độ ẩm không khí trung bình trong năm: 81 %
+ Lượng mưa trung bình lớn nhất: 375 mm/tháng
+ Lượng mưa trung bình nhỏ nhất: 22 mm/tháng
+ Lượng mưa trung bình 5 năm gần đây: 2872 mm/năm
+ Tốc độ gió lớn nhất: 22/m/s
4.1.1.4 Thủy văn
Thị Trấn Tân Uyên có hệ thống mạng lưới các con suối khá dày đặc, cócác con suối lớn là: suối Nậm Pầu, suối Nà Cóc, suối Nậm Chăng To, suốiChăng Luông, suối Nậm Giàng, suối Tát Xôm, suối Nậm Chẳng, suối Nậm
4.1.1.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn là 7.020,34 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp : 5.360,99 ha
- Đất phi nông nghiệp : 271,91 ha
- Đất chưa sử dụng : 1.364,97 ha
- Đất đô thị : 7.020,34 ha
Trang 25Các yếu tố về địa chất thổ nhưỡng :
Tân Uyên có 2 loại đất cơ bản: Feralit đỏ vàng và đất Feralit vàng đỏNhìn chung, đất đai trên địa bàn thị trấn có hàm lượng mùn cao nhưngthường xuyên bị quá trình Feralit hóa xảy ra, đất được hình thành từ nền đátrầm tích và thảm thực vật Điều kiện thuận lợi về đất đai và địa hình đã tạonên vùng nguyên liệu chè có tiếng trong khu vực
4.1.1.6 Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếucủa sự sống và môi trường
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân thị trấnđược lấy từ 2 nguồn:
Nguồn nước mặt
Thị trấn Tân Uyên có nguồn nước mặt khá dồi dào từ các con suối Trênđịa bàn thị trấn có hệ thống mạng lưới các con suối khá dày đặc, có các consuối lớn là: Suối Nậm Pầu, suối Nà Cóc, suối Nậm Chăng To, suối ChăngLuông, suối Nậm Giàng, suối Tát Xôm, suối Nậm Chăng, suối Nậm Pe, suốiChạm Cả…
Với lượng nước mặt dồi dào để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt củangười dân trong thị trấn Tuy nhiên, do lượng nước mưa phân bố không đồngđều trong năm, mùa khô thời tiết khô hanh, hạn hán, mùa mưa có mưa nhiều,
lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Nguồn nước ngầm
Do địa hình là đồi núi cao nên nguồn nước ngầm của thị trấn khó khaithác Sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thị trấn chủ yếu là từ nguồnnước mặt
4.1.1.7 Tài nguyên rừng
Tính đến tháng 1 năm 2011, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn thị trấn
là 2.917,50 ha, độ che phủ đạt 58,19%, với tỉ lệ che phủ rừng là 41,56%.Trong đó, rừng sản xuất là 143,10 ha, rừng phòng hộ là 2.774,40 ha Với :
Trang 26- Rừng tự nhiên có diện tích 2.774,40 ha chiếm 39,52% tổng diện tích
tự nhiên
- Rừng trồng có diện tích 143,10 ha chiếm 2,04% tổng diện tích tự nhiên.Trên địa bàn thị trấn đã tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên,trồng rừng mới nhưng hiện nay vẫn còn một phần lớn diện tích đất chưa sửdụng cần được đưa vào trồng rừng giai đoạn tới để nâng cao độ che phủ rừnghơn nữa
4.1.1.8 Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thị trấn Tân Uyên có 11 dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu
là dân tộc Kinh, Mông, Thái, Khơ Mú… Các dân tộc trong thị trấn đã có quátrình cộng cư lâu dài giao lưu cả về kinh tế văn hóa và hôn nhân… Nhưng vẫnbảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hóa Nhân dân các dân tộc trongtoàn thị trấn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm sản xuấtphát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói giảmnghèo Những giá trị văn hóa truyền thống, các lễ hội nhân dân, những giá trịvăn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn cần được gìn giữ,phát huy và tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Cùng với sự phát triển chung của toàn huyện trong thời kỳ đổi mới,trong những năm vừa qua nền kinh tế của thị trấn có những bước phát triểncao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân được cảithiện Bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn mới được chia táchgiao thông còn khó khăn, trên địa bàn nhiều dân tộc sinh sống
Trồng trọt
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 3.151,1 tấn/3.031 tấn đạt 104% KH(tăng 7% so năm 2010)
- Tổng diện tích đất gieo trồng: 1.439 ha/1.401 ha đạt 103% KH
Trong đó:
- Cây lúa: Thực hiện vụ Đông xuân 178 ha/175 ha đạt 102% KH, năngsuất bình quân 59 tạ/ha; vụ mùa 366/348 ha đạt 105% KH, năng suất bình
Trang 27quân 46 tạ/ha; tổng sản lượng 2.733,8 tấn đạt 103% KH (tăng 1,3% diện tích
so với năm 2010) Thực hiện đề án 50 ha "Sản xuất lúa hàng hoá, chất lượng"
giống hương thơm số 1 tại 3 điểm (Khu 24, Chạm Cả, Huổi Luồng), năng suấtbình quân 44 tạ/ha
- Cây ngô: Thực hiện 107 ha/100 ha đạt 107% (tăng 8% so với năm2010), năng suất đạt 39 tạ/ha, sản lượng 417,3 tấn
- Cây lạc: Thực hiện 17 ha/13 ha đạt 131% KH (tăng 31% so với năm2010), sản lượng đạt 23,8 tấn
- Cây đậu tương: thực hiện 10 ha/10 ha đạt 100% KH, sản lượng 13 tấn
- Khoai các loại: Thực hiện 13 ha/KH 8 ha đạt 162,5% KH (tăng 30%
so với năm 2010), sản lượng 221 tấn
- Cây sắn thực hiện 23 ha/17 ha đạt 135,3% KH (giảm 6% so với năm2010)
- Các cây trồng khác (măng tre điền trúc, giong giềng, mía, cỏ voi…):Thực hiện 10 ha/KH 10 ha đạt 100% KH
- Rau các loại: Thực hiện 45 ha/45 ha đạt 100% KH, sản lượng 185 tấn
- Cây ăn quả: Tổng diện tích 40 ha/40 ha đạt 100% KH, sản lượng đạt
99 tấn
- Cây thảo quả tổng diện tích 50 ha/50 ha đạt 100% KH, sản lượng 10 tấn
* Các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
- Uỷ ban nhân dân thị trấn đã ký hợp đồng với Chi nhánh vật tư Nôngnghiệp Tân Uyên cung ứng cho nhân dân 2 bản Chạm cả, Huổi Luồng vay 17tấn phân NPK trả chậm để sản xuất
- Vận động nhân dân thực hiện cây trồng vụ đông: 12 ha (ngô, rau,khoai tây)
- Thực hiện mô hình 15 ha "Sản xuất lúa hàng hoá, chất lượng" giốnghương thơm số 1 tại 4 điểm (Chạm Cả, 5, 24, 26) do Trung tâm Khuyếnnông tỉnh đầu tư, năng suất bình quân 47 tạ/ha; giống lúa xác nhận củaCông ty giống Thái Bình thực hiện 2,1 ha tại tổ dân phố 3, năng suất bìnhquân 50 tạ/ha
Trang 28* Cây chè: Tổng diện tích chè: 580 ha chè kinh doanh, sản lượng chè
búp tươi đến thời điểm báo cáo 6.786/KH 7.008 tấn đạt 97% KH, ước thựchiện cả năm 7.192 tấn đạt 103% KH, tăng 30,4% so với năm 2010 (trong đó:chè Công ty 565 ha, sản lượng 6.700 tấn, ước cả năm 7.100 tấn)
Chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc: thực hiện 7.818 con/10.815 con đạt 72,3% KH (tăng17,62% so với năm 2010)
Trong đó: Đàn trâu: 1.620 con; đàn bò: 192 con; đàn lợn: 5.572 con;
đàn dê, ngựa: 434 con
- Tổng đàn gia cầm: thực hiện 39.842 con/30.000 con đạt 133% KH(tăng 27,3% so với năm 2010)
- Bảo vệ diện tích rừng tái sinh; hoàn thành trồng mới 38/30 ha rừngsản xuất đạt 126,6% kế hoạch giao
Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi của thị trấn Tân Uyên về cơ bản là các tuyến mươngdẫn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong thị trấn Tổngdiện tích đất thủy lợi trên địa bàn thị trấn là 7,10 ha
Trang 29Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của thị trấn khá là dày và ngày càng hoànthiện, hệ thống mương mới được xây dựng là mương bê tông Hàng năm, thịtrấn tiến hành nạo vét, kiên cố hóa kênh mương Trên địa bàn thị trấn cũng có
hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dântrong thị trấn Trong thời gian tới cần tiến hành kiên cố hóa, bê tông hóa cáctuyến mương đất, cải tạo nâng cấp, sửa chữa để phục vụ tốt hơn nữa cho pháttriển sản xuất và xây dựng mới hệ thống nước sạch để đáp ứng nhu cầu củanhân dân
- Các tổ dân phố, bản chủ động tu sửa, nạo vét các tuyến kênh mươngphục vụ sản xuất Tổ dân phố 24, Bản Huổi Luồng, Chạm Cả, Hua Chăng đãđược đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới một số tuyến mương với tổngchiều dài 2.736 m
- Cấp phát tiền cấp bù thuỷ lợi phí năm 2011 cho 22 tổ quản lý thuỷnông ở bản, tổ dân phố với số tiền 202.764.000đ
Giao thông vận tải
Diện tích đất giao thông trên địa bàn thị trấn hiện nay là 13,75 ha, baogồm các tuyến đường quốc lộ 32, đường liên thôn bản và giao thông nội đồng
Các tuyến đường quốc lộ 32 với chiều dài 7,5 km, mặt cắt ngang đườngtrung bình 20m Kết cấu bề mặt là đường nhựa chất lượng tốt Ngoài ra, cũng
có các tuyến đường liên bản liên khu dân cư
Nhìn chung, hệ thống giao thông của thị trấn chưa đáp ứng được nhucầu đi lại, giao lưu phát triển kinh tế của thị trấn trong tương lai cần nâng cấpcác tuyến đường liên khu hiện đang là đường cấp phối và đường đất, mở mớimột số tuyến đường quan trọng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinhhoạt của nhân dân trong thị trấn như đường Vành đai, đường tránh thị trấn
Bưu chính viễn thông
Nhân dân thị trấn Tân Uyên đã được sử dụng điện lưới quốc gia Thịtrấn đã có một bưu điện của thị trấn với diện tích 0,01 ha Bưu điện thị trấn là
Trang 30nhà cấp B2, chất lượng tốt Nhìn chung, các công trình năng lượng, bưu chínhviễn thông trên địa bàn thị trấn đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân thị trấn.
Hiện nay, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại rộng khắp và có lướiđiện quốc gia đến từng khu bản
4.1.3 Văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế
4.1.3.1 Giáo dục
- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục - Đào tạo vànâng cao chất lượng mũi nhọn Huy động và duy trì tỷ lệ chuyên cần ở cácngành học, bậc học; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục; huy động trẻ
5 tuổi ra lớp mẫu giáo 327/327 đạt 100%; huy động học sinh Tiểu học ra lớp822/822 đạt 100% kế hoạch; tiếp nhận 101 học sinh tiểu học các bản tái địnhcư; huy động học sinh trung học cơ sở 510/525 đạt 97,1%; tiếp nhận đầy đủhọc sinh THCS các bản tái định cư Chất lượng, hiệu quả giáo dục nâng lên rõrệt; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng 12% so với năm học 2009 -2010; tỷ lệ hoànthành chương trình Tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt 100%; tỷ lệ tốtnghiệp Trung học phổ thông đạt 100% Duy trì kết quả PCGD trẻ 5 tuổi,chuẩn PCGD tiểu học , PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD Trung học cơ sở.Đang tiến hành kiểm tra hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn năm 2011
- Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo thực hiện tốtviệc Tổng kết năm học 2010 -2011 và khai giảng năm học mới 2011-2012
- Công tác khuyến học: Thực hiện tốt công tác khuyến học Chi khenthưởng học sinh đạt giải cao trong các kì thi số tiền 15.400.000đ (trích từnguồn Quỹ Khuyến học của thị trấn)
4.1.3.2 Dân số
Tình hình biến động dân số từ năm 2006 đến năm 2011 của thị trấn TânUyên thể hiện qua số liệu sau:
Trang 31Bảng 4.1: Tình hình biến động dân số qua các năm
1 Tổng số nhân khẩu Người 5.076 5.116 5.207 8.043 8.385 9.090 1.1 Nữ Người 2.679 2.693 2.715 4.396 4.371 4.630 1.2 Nam Người 2.239 2.423 2.492 3.647 4.014 4.460
2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,50 0,79 1,78 54,47 4,25 8,41
3 Tổng số hộ Hộ 1.416 1.513 1.523 2.045 2.167 2.306
4 Tổng số lao động Lao động 2.589 2.584 2.604 3.941 4.025 4.345
6 Quy mô số hộ Người/hộ 3,58 3,38 3,42 3,93 3,87 3,94
(Nguồn: Tài liệu về dân số và nhà ở của UBND thị trấn Tân Uyên)
9090 8385
8043
5207 5116
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự tăng dân số qua các năm
Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy: biến động dân số từ năm 2006 đến năm
2011 của thị trấn Tân Uyên là không ổn định Năm 2006, dân số của toàn thịtrấn là 5.076 người đến năm 2009 tổng dân số là 8.043 người Biến động dân
số năm 2009 lớn là do trong năm, thị trấn tiếp nhận 8 bản của xã Thân Thuộcchuyển về quản lý Đến năm 2011, dân số của toàn thị trấn là 9.090 người
Trang 32tăng 1.074 người so với năm 2009 do trong năm trên địa bàn thị trấn có thờiđiểm tái định cư bản Pắc Sỏ (A, B) Đây là một trong những điểm tái định cưtiếp nhận các hộ nằm trong vùng ngập của thủy điện Bản Chát và thủy điệnHuội Quảng.
Tổng số lao động của thị trấn tăng qua các năm tạo ra lực lượng laođộng dồi dào cho thị trấn Lực lượng lao động nông nghiệp và lao động phinông nghiệp tương đối đồng đều và phù hợp với cơ cấu kinh tế Trong giaiđoạn tới cần đào tạo để nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trong thịtrấn hơn nữa tạo điều kiện phát triển kinh tế
Nguồn lao động
Số người trong độ tuổi lao động của thị trấn là 4.345 người, chiếm47,80% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 2.217 người, chiếm 51,02tổng lao động của thị trấn Tân Uyên là một thị trấn ở vùng miền núi cao TâyBắc nơi lao động sản xuất nông - lâm nghiệp ở thị trấn nhiều hơn lao động phinông nghiệp Tuy nhiên, lao động qua đào tạo có nhiều so với các xã khácnhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ khácao là 48,98%
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của thị trấn khôngngừng tăng lên Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt độngkinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý.Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chấtthời vụ vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, lực lượnglao động nông nhàn vẫn còn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, huyện và thị trấn đã thựchiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình
dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người laođộng như hỗ trợ, đầu tư xây dưng các mô hình kinh tế, phối hợp với cácngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệlao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo Trong những năm tới, cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội, còn đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân