Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển mạnh và bền vững nền nông nghiệp hàng hoá nhằm tạo cho nông dân có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định trong nền kinh tế thị trường là vấn đề đặt ra không chỉ cho nông dân mà với cả các cơ quan quản lý nhà nước Chính vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp, hướng sản xuất gắn với tiêu thụ là một trong những giải pháp cần thiết trong điều kiện hiện nay Thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa có chất lượng, từng bước tham gia thị trường tiêu thụ một cách có hiệu quả.
Xác định quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tìm kiếm thị trường, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 về Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng năm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và làng nghề trên địa bàn Trong đó, công tác thực hiện hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp, các ngành đồng hành cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu Trong giai đoạn 2016-
2020, tỉnh đã hỗ trợ đăng kí thương hiệu cho 9 đơn vị; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch cho 33 đơn vị; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 29 đơn vị; hỗ trợ thiết kế, in bao bì sản phẩm cho 14 đơn vị…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản của tỉnh Thái Nguyên chưa đạt được trình độ chuyên nghiệp Mặc dù là cầu nối để đưa sản phẩm nông sản chủ lực nhanh chóng đến với người tiêu dùng, nhưng hình thức tổ chức, nội dung xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản chủ lực còn nghèo nàn, không thực sự thu hút Những định hướng dài hạn cho xúc tiến thương mại còn mờ nhạt Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ Hàng hóa sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đã xây dựng thương hiệu còn ít, phần lớn sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về đăng ký, bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm thực hiện trong phạm vi hẹp, chưa sâu rộng và đồng bộ dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ còn hạn chế, hiện có rất ít sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi lớn trong và ngoài tỉnh cũng như xuất khẩu vào thị trường các nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”làm luận văn nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-
2020, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016- 2020.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2020.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.
Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản ở địa phương cấp tỉnh.
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 7 giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo để Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên có được các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh TháiNguyên trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NÔNG SẢN
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
1.1.1 Một số khái niệm liên quan a) Khái niệm về nông sản
Nông sản là một trong những hàng hóa thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của người dân ở mỗi quốc gia Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nông sản, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm về nông sản theo quy định tại Kh o ả n 7 , Đ i ề u 3 , Ng h ị đ ị n h s ố 57
/ 20 1 8 / N Đ- CP n gày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Theo đó, khái niệm nông sản được quy định cụ thể như sau: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp” (Ngh ị đị n h s ố
5 7 /2 0 18 / NĐ -CP, 2018). b) Khái niệm xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có thể do các thương nhân cung cấp sản phẩm dịch vụ tự tiến hành để quảng bá, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ của mình và cũng có thể được tiến hành bởi các thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại Ngoài ra xúc tiến thương mại còn có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ Xúc tiến thương mại là hoạt động bổ trợ, được thực hiện không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ mà góp phần làm cho hành vi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại diễn ra thuận lợi hơn Xúc tiến thương mại là hành vi hướng tới sự tiêu dùng của xã hội Theo Khoản 10, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm về xúc tiến thương mại như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ,bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại” (Luật Thương mại, 2005) Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và cơ hội đầu tư. c) Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (Đỗ Thị Hải Hà, 2010) Bản chất của quản lý nhà nước là quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được thực hiện bởi bộ máy nhà nước với cơ sở vật chất - tài chính to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chế. d) Khái niệm quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
Từ khái niệm về nông sản, xúc tiến thương mại và quản lý nhà nước đã phân tích ở trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản là quá trình tác động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản thông qua hệ thống chính sách pháp luật với mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay Nhà nước sử dụng quyền lực được nhân dân giao cho để trực tiếp điều hành, tác động lên các chủ thể quản lý mà ở đây cụ thể là các đối tượng sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản Quá trình tác động này thông qua các công cụ chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch và các quy định khác của pháp luật về hoạt động xúc tiến đầu tư nói chung, hoạt động xúc tiến đầu tư đối với mặt hàng nông sản nói riêng Quyền lực nhà nước được bảo đảm bằng khả năng áp dụng, cưỡng chế thông qua chủ yếu ở các văn bản cụ thể cá biệt Bên cạnh đó,trong hoạt động quản lý của mình, nhà nước còn là chủ thể chấp hành, thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản dưới luật đã được ban hành.
1.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nói chung, xúc tiến thương mại cũng ngày càng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu Chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được chú trọng và nâng cao hơn cùng với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hoá và yêu cầu ngày càng cao của con người Ngày nay, các hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực đến các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại Trong thời gian vừa qua, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách, do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế cần được bổ sung, khắc phục Do đó, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, về hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp bách. Hoạt động quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản có các vai trò sau đây:
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản có hiệu quả là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản duy trì và phát triển thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường tiềm năng, khai thác tốt cơ hội thị trường; cung cấp cho khách hàng những thông tin nổi bật của hàng hóa nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản có hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản, đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay Bởi xúc tiến thương mại trong việc tiêu thụ nông sản thực chất là việc giúp người sản xuất bán hàng đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng giá cả tại các thị trường có lợi thế Nếu không bán đúng thời điểm hoặc bán không đúng đối tượng sẽ đều bị mất giá.
- Ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 8 9 9 / QĐ - TT g v ề phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Khi đề án được triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện theo các nội dung và giải pháp của Đề án và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém Một trong những hạn chế đó là chất lượng một số loại nông sản thấp, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường tiêu thụ còn hẹp, nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng nhưng chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Trước hạn chế đó, Chính phủ đã yêu cầu xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết. Nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Do đó, việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao nhận thức của người dân để người nông dân bỏ hình thức tự sản tự tiêu, sản xuất hàng hóa có chất lượng để tham gia tiêu thụ trên thị trường.
1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển thương mại nhanh, bền vững; đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản phải đáp ứng được mục tiêu phát triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu với phát triển thị trường trong tỉnh; nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý.
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản phải gắn kết với đầu tư sản xuất theo lộ trình cam kết, đồng thời chủ động đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong cả nước Đồng thời phải gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, đưa sự đóng góp của ngành chế biến nông sản trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản phải gắn kết với phát triển đa dạng về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động Quan tâm hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.
- Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản phải dựa trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản ở phạm vi cấp tỉnh
Tổ chức xúc tiến thương mại địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại theo sự chỉ đạo, ủy quyền và định hướng của cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương Trên cơ sở định hướng chính sách hoạt động xúc tiến thương mại từ các cơ quan Trung ương, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại tại địa phương và phối hợp trong việc triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Ở Việt Nam, cơ quan quản lý xúc tiến thương mại Trung ương (Bộ Công Thương) đã ủy quyền nhiều lĩnh vực công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại cho các Sở Công Thương Hàng năm, Chính phủ đều tiến hành xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo định hướng về thị trường, về ngành hàng xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu từng thời kỳ Trên cơ sở Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các tổ chức xúc tiến thương mại tại các địa phương sẽ xây dựng một chương trình xúc tiến thương mại cho riêng mình sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của các doanh nghiệp tại địa phương Tuy nhiên, phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với khả năng tham gia và năng lực sản xuất, kinh doanh, đáp ứng thị trường của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản ở một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km², chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh, thành phố trong cả nước Sơn La có phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Trước đây, mặc dù Sơn La có ưu đãi về khí hậu, đất đai trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhưng do chưa có sự đồng bộ về quy hoạch trồng trọt sản xuất, hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, mới đặt số lượng lên hàng đầu chứ chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như phát triển ra thị trường quốc tế nên Sơn La chưa có những sản phẩm nổi bật cả về chất lượng lẫn hình thức Sau một thời gian nghiên cứu khảo sát trong và ngoài tỉnh cũng như bàn thảo, nhận thấy nếu cứ tiếp tục sản xuất nông sản như vậy sẽ vô cùng lãng phí với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng, tỉnh Sơn
La đã ban hành nhiều nghị quyết về đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cũng như các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển trồng cây sắn, lúa trên đồi dốc thành cây ăn quả, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, tỉnh Sơn La đã chủ động kêu gọi doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tích cực liên kết với các hợp tác xã, hộ gia đình hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững với hệ thống trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó, Sơn
La cũng có nhiều hình thức để quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản an toàn tỉnh, giúp người tiêu dùng tiếp cận được nguồn sản phẩm nông sản chất lượng, đảm bảo an toàn, nhận biết nguồn gốc sản phẩm khi sử dụng, tạo thói quen mua sắm cho người tiêu dùng. Để khắc phục những hạn chế đã gặp phải trước đây, tỉnh Sơn La đã chú trọng tới công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản.Với sự chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, ngành công thương tỉnh Sơn La đã góp phần thiết thực giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường Tỉnh Sơn La đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản như sau:
- Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Công thương; căn cứ vào Đề án phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020 và Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 18/2/2015 về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020 Mục tiêu của Chương trình là cụ thể hoá các chính sách, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản Hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh với nội dung chính gồm: Hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu; Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu; Đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản.
- Tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
+ Tổ chức chuỗi sự kiện về tuần hàng nông sản an toàn tại các thị trường truyền thống (Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh) và mở rộng ra các thị trường mới tiềm năng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An và các tỉnh miền Nam đối với sản phẩm nông sản chế biến Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu Duy trì hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
+ Tổ chức công bố nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ, gắn logo, nhãn bao bì đóng gói sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản.
+ Truyền thông trên truyền hình, báo chí; truyền thông trên màn hình và biển quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, áp phích thông qua các chương trình, sự kiện, các lễ hội.
+ Xây dựng, thiết kế tập gấp, tờ rơi về nhãn hiệu các sản phẩm có thương hiệu của tỉnh; ấn phẩm, clip quảng cáo các loại hình du lịch canh nông để phát hành miễn phí đến người tiêu dùng thông qua các kênh như các chương trình lễ hội, hội nghị, hội chợ thương mại trong và ngoài nước, các đoàn đi xúc tiến ngoài nước, du khách đến Sơn La, các trung tâm phân phối nông sản, hệ thống các siêu thị, các khu, điểm du lịch.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Sơn La tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực tiếp cận thị trường để có thể đủ điều kiện năng lực, trình độ để trực tiếp tham gia xuất khẩu Tập trung chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến thương mại giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La có chất lượng tốt tại thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua các hội nghị, hội chợ quốc tế; thông qua thương mại điện tử.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Sơn La là đơn vị đầu mối được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cũng như công tác báo cáo về chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản Hoạt động kiểm tra, giám sát vừa được thực hiện định kỳ, vừa được thực hiện đột xuất Qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm Đối với công tác báo cáo, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Sơn La thực hiện chế độ báo cáo
6 tháng và báo cáo năm cho UBND tỉnh Sơn La theo đúng quy định về chế độ báo cáo.
Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản được thể hiện rõ qua chỉ tiêu tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu Tổng giá trị hàng hoá nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh giai đoạn
2016 - 2020 đạt gần 500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 5,0%/năm Các sản phẩm chủ yếu là cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức,
Mỹ, Ấn Độ Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản, Trung Quốc Tinh bột sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc… (Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Sơn La, 2020).
1.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm ở phía Đôn g Bắc c ủ a V i ệt N a m Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.843,9 km 2 , với 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm thành phố Bắc Giang và 9 huyện Tỉnh có phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh; phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Bắc Giang có điều kiện thổ nhưỡng cũng như điều kiện khí hậu rất phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, có điều kiện tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị cao Bắc Giang là tỉnh được đánh giá cao về các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có xúc tiến thương mại hàng nông sản chủ lực Rất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Tỉnh không chỉ nổi tiếng khắp cả nước, mà còn vươn xa ra các thị trường quốc tế như vải thiều, gạo, chè Đây là hướng đi đúng đắn, bền vững giúp người nông dân gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, đồng thời đem lại sức bật mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp của địa phương Để đạt được kết quả đó, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản như sau:
- Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Công thương; căn cứ vào Đề án phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020 và Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 15/6/2015 về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 24,9 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 17,9 tỷ đồng, nguồn khác (hỗ trợ, tài trợ) là 7,0 tỷ đồng (Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Bắc Giang, 2020).
- Tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra như thế nào?
- Hoạt động quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?
- Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016 -
2020 để phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các văn bản liên quan, cụ thể là:
- Đề án phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020.
- Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, 2017, 2018, 2019,
2020 và xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 củaTrung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng phát triển thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 -2020 của Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên.
- Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020;
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Mục tiêu: Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ cán bộ làm nghiệp vụ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị, tổ chức đã được Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng nông sản của họ nhằm chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế, tồn tại trong công tác này Đây chính là một cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Đối tượng 1: Cán bộ làm nghiệp vụ về quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Đối tượng 2: Các đơn vị, tổ chức đã được Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản.
+ Đối tượng 1: Tác giả tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo và nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên Tổng số cán bộ tạiTrung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên là 14 người Do tổng thể không lớn nên tác giả điều tra toàn bộ tổng thể Như vậy, số phiếu điều tra đối với đối tượng 1 là 14.
+ Đối tượng 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn mỗi đơn vị, tổ chức một người đại diện (là người trong ban giám đốc hoặc trưởng, phó phòng kinh doanh, thương mại đối với các doanh nghiệp, là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hoặc tổ trưởng đối với các hợp tác xã) Hiện nay, có 80 đơn vị, tổ chức được Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn toàn tỉnh Do tổng thể không lớn nên tác giả điều tra toàn bộ tổng thể Như vậy, số phiếu điều tra đối với đối tượng 2 là 80.
- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế thành 02 mẫu phiếu dành cho 02 đối tượng được điều tra, phỏng vấn (phụ lục 01 và 02). Phiếu điều tra gồm 3 phần, trong đó: phần I nêu các thông tin chung về cá nhân/đơn vị được phỏng vấn; phần II là nội dung đánh giá công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; phần III là các ý kiến đề xuất của người được phỏng vấn để tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thang đo của phiếu điều tra: Tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.
Bảng 2.1: Thang đo Likert Điểm bình quân Ý nghĩa
- Thời gian điều tra, phỏng vấn: Từ tháng 01/2021 đến tháng 02/2021.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu a) Đối với thông tin thứ cấp
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
- Phương pháp tổng hợp số liệu
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra Qua phương pháp này phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2020 Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. b) Đối với thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước và thông qua quá trình phỏng vấn các đối tượng mà đề tài đã lựa chọn Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, nếu phiếu điều tra hợp lệ sẽ được nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tích số liệu Công cụ xử lý và tính toán: sử dụng phần mềm Excel với công cụ PivotTable để xử lý các số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng thông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích.
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên 33 1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km² với 9 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện Tỉnh có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang;
- Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang;
- Phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội.
Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn Với vị trí và hệ thống giao thông như vậy là điều kiện rất thuận lợi để Thái Nguyên giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội với các địa phương lân cận, các địa phương khác trong cả nước.
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m Núi của Thái Nguyên không cao lắm và đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn Địa hình cao hơn cả là dãy núi Tam Đảo, có đỉnh cao nhất 1.590m; sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1.000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc Phía đông tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m - 600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau Phía nam tỉnh, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp Vùng đồi trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm - 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện
Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm: Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Sông Công Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 0 C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 0 C) là 13,7 0 C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác.
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 356.282 ha, trong đó: đất núi là 172.426ha, chiếm 48,4% diện tích đất tự nhiên; đất đồi là 111.873ha, chiếm 31,4% diện tích tự nhiên; đất ruộng là 71.983ha, chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,2% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm
30,8% diện tích tự nhiên) Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
Tỉnh Thái Nguyên có 2 sông chính chảy qua đó là sông Cầu và sông Công Ngoài ra còn có sông Rong bắt nguồn từ vùng núi huyện Võ Nhai đổ vào lưu vực sông Thương ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có nhiều phụ lưu, những phụ lưu chính đều nằm trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên như sông Chu, sông Du ở hữu ngạn; ở tả ngạn có sông Nghinh Tường, sông Khe Mo, sông Huống Thượng Trên sông Cầu có đập Thác Huống giữ nước tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình Sông Công dài 96km, có lưu vực rộng 951km 2 , bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chảy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo Sông Công hội với sông Cầu ở điểm cực nam huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Lượng nước sông Công khá dồi dào do chẩy qua khu vực có lượng mưa nhiều nhất tỉnh Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên có nhiều hồ nước, trong đó lớn nhất là
Hồ Núi Cốc Hồ có mặt nước rộng 25 - 30 km 2 , sâu từ 25 - 30m, chứa 210 triệu m 3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa mầu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công Về nước ngầm, ở Thái Nguyên có trữ lượng khá lớn, có độ khoáng khá cao: trên10g/L Hiện mới khai thác một phần nước ngầm ở tầng nông làm nước sinh hoạt và có một điểm khai thác nước khoáng thiên nhiên ở
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là hơn 106.000 ha, diện tích rừng trồng khoảng 50.000 ha Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy Thái Nguyên có đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đ á Mac m a , đ á bi ế n c h ấ t v à t rầm tí c h Đất núi thích hợp cho việc phát triển l â m ng h i ệ p , trồng rừng đầu nguồn, r ừ n g p h òn g h ộ , rừng kinh doanh và cũng thích hợp để trồng cây ăn qu ả, một phần c ây lư ơ n g t h ự c cho nhân dân vùng cao.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng Ngoài ra, khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên như quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, Khoáng sản phi kim loại có pyrít, barít, phốtphorít trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên, tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
Thái Nguyên có lợi thế với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai; Khu du lịch hồ Núi Cốc,cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan; Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên, đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên; Các khu du lịch như hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km; Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên) Ngoài ra, Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 10,47%/năm, cao hơn mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra là tăng 10%/năm Về chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, năng suất lao động bình quân chung các ngành của tỉnh Thái Nguyên (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt 140 triệu đồng/lao động, cao hơn khoảng
1,4 lần so với bình quân chung cả nước (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2020). Nguyên nhân dẫn đến mức tăng năng suất lao động của tỉnh cao hơn so với bình quân chung cả nước là cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu lao động dịch chuyển từ khu vực nông lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị tăng thêm ngành công nghiệp lớn nên năng suất lao động chung của cả nền kinh tế tăng nhanh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái
Nguyên phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng ngành Trong giai đoạn2016-2020 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp,thuỷ sản trong tổng GRDP của Tỉnh Cơ cấu kinh tế của Tỉnh năm 2020 là:Công nghiệp và xây dựng chiếm 57,8% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra là 53%); Thương mại - Dịch vụ chiếm 30,9% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra là 36%); Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11,3% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra là 11%) Như vậy đến năm 2020, tỷ trọng khu vực Công nghiệp
- Xây dựng và khu vực Thương mại - Dịch vụ chiếm 88,7%, chuyển dịch tăng cơ cấu lên 5,1 điểm phần trăm so với đầu giai đoạn; khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch cơ cấu giảm từ 15,1% năm 2016 xuống còn 11,3% vào năm 2020 (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2020).
- Thu nhập bình quân đầu người
Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1 Bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản
3.2.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản
Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên làm đầu mối, phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại nói chung, xúc tiến thương mại nói đối với nông sản nói riêng Bộ máy tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái
Nguyên được thể hiện ở sơ đồ 3.1.
PHÒNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
PHÒNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên)
Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định Chịu sự chỉ đạo của
Sở Công thương về tổ chức và công tác, chịu sự chỉ đạo của Cục Xúc tiến thương mại về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Giám đốc: Lãnh đạo và quản lý toàn diện hoạt động của Trung tâm,chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, UBND tỉnh, Cục Xúc tiếnThương mại, Bộ Công Thương và các cơ quan cấp trên có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình lãnh đạo Sở phê duyệt Điều hành đơn vị tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ xúc tiến thương mại - công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn theo quy định hiện hành và kế hoạch đột xuất do cấp có thẩm quyền giao.
- Phó Giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và Lãnh đạo Sở Công Thương trong các lĩnh vực công tác được phân công và giải quyết một số việc của Trung tâm khi Giám đốc đi vắng Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài và cơ chế chính sách phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm do Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Thương mại điện tử, Sở Công Thương chỉ đạo.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp: Phụ trách công tác tài chính, tài sản và các chế độ của người lao động theo quy định; xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm, công tác thi đua khen thưởng; xây dựng kế hoạch, kiểm tra báo cáo quyết toán, định mức, quản lý thu chi theo quy định; thực hiện một số công việc khác khi được lãnh đạo phân công.
- Phòng Xúc tiến Thương mại: Phụ trách công tác xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án phù hợp với nhiệm vụ chung của Trung tâm; tham gia tổ chức, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tổ chức hội chợ, đào tạo, tập huấn, hội thảo và thực hiện một số công việc khác khi được lãnh đạo phân công.
- Phòng Thông tin Kinh tế Công Thương: Phụ trách công tác xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án; biên tập nội dung Bản tin Kinh tế Công Thương; quản trị, duy trì trang Website của ngành; quản trị và phát triển Sàn giao dịch thương mại của tỉnh; quản trị trang Dịch vụ công trực tuyến; thực hiện một số công việc khác khi được lãnh đạo phân công.
3.2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản
Tại thời điểm 31/12/2020, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên có tổng số là 14 cán bộ, công chức Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại nói đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở bảng số liệu 3.1.
- Xét theo giới tính: Gồm lao động nam và lao động nữ Tại thời điểm 31/12/2020, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên có tổng số là
14 cán bộ, công chức thì có 08 cán bộ là nam giới, chiếm tỷ lệ 57,1%; có 06 cán bộ là nữ giới, chiếm tỷ lệ 42,9% Như vậy, xét về giới tính thì số cán bộ là nam giới và nữ giới chênh lệch nhau không nhiều.
- Xét theo độ tuổi: Độ tuổi được chia thành 3 nhóm tuổi là nhóm tuổi dưới
30 tuổi; nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi; nhóm tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi. Nhóm tuổi có số người đông nhất là nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi với 09 người, chiếm tỷ lệ 64,3% Nhóm tuổi có số người đông thứ hai là nhóm tuổi từ
41 tuổi đến 50 tuổi với 04 người, chiếm tỷ lệ 28,6% Nhóm tuổi có số người đông thứ ba là nhóm tuổi dưới 30 tuổi với 01 người, chiếm tỷ lệ 7,1% Qua phân tích cho thấy, số cán bộ của Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở 02 nhóm tuổi là nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi và nhóm tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi.
Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản thời điểm 31/12/2020
1 Lao động phân theo giới tính 14 100
2 Lao động phân theo độ tuổi 14 100
4 Lao động phân theo trình độ chuyên môn 14 100
- Khác (từ cao đẳng trở xuống) 1 7,1
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên)
- Về thâm niên công tác: Cán bộ có thâm niên công tác dưới 5 năm là 1 người, chiếm tỷ lệ 7,1%; có thâm niên từ 5 đến 10 năm là 2 người, chiếm tỷ lệ 14,3%; có thâm niên từ 11 đến 15 năm là 7 người, chiếm tỷ lệ 50%; có thâm niên trên 15 năm là 4 người, chiếm tỷ lệ 28,6% Như vậy, nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 11 đến 15 năm chiếm tỷ lớn nhất với 50%.
- Xét theo trình độ chuyên môn: Thời gian qua, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trong tổng số là 14 cán bộ, công chức hiện có thì có 04 cán bộ có trình độ sau Đại học (thạc sỹ), chiếm tỷ lệ 28,6%; có 09 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ
64,3%; có 01 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 7,1% Dựa trên chuyên ngành được đào tạo của từng người, Giám đốc Trung tâm sẽ sắp xếp vị trí của từng người cho phù hợp với chuyên môn được đào tạo để phát huy được tối đa chuyên môn, năng lực, sở trường của từng người Qua đó giúp Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2 Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản
3.2.2.1 Các căn cứ xây dựng chương trình xúc tiến thương mại đối với nông sản a) Các văn bản của Trung ương
- Luật thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
4.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025
- Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản phải phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
- Chương trình xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên phải xem xét trong mối quan hệ với phát triển thị trường và thương mại cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; tăng cường hoạt động liên kết theo chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu dùng trong đó cần đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên đến tay người tiêu dùng Từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh với năng suất, chất lượng ngày một nâng cao kết hợp bảo vệ môi trường, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương.
- Chương trình xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa tỉnh Thái Nguyên trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu và xuất khẩu bền vững Với tiềm năng và nguồn lực sẵn có của tỉnh, sự chung tay nỗ lực của các cơ quan chức năng cùng các đơn vị, doanh nghiệp, hàng nông sản của tỉnh TháiNguyên sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường nội địa và xuất khẩu Tuy nhiên,quan điểm trong việc hỗ trợ của Nhà nước chỉ là người tiếp sức, còn doanh nghiệp là người đóng vai trò quyết định.
- Xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản đồng thời phải khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển hoạt động sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
- Tranh thủ nguồn lực của Trung ương, phân bổ nguồn lực địa phương hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với nông sản có trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng chủ lực, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP.
- Xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên đồng thời phát huy vai trò Nhà nước và các tổ chức có liên quan trong quản lý thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ hoạt động sản xuất của địa phương.
- Hỗ trợ các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh định hướng, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển thương mại điện tử gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao khả năng tiếp cận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức thông qua triển khai ứng dụng thương mại điện tử gắn với kinh tế số Xây dựng thị trường thương mại điện tử tại địa phương lành mạnh, phát triển bền vững Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng thương mại điện tử.
4.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025
- Tăng cường hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ Chú trọng hỗ trợ các hợp tác xã, làng nghề truyền thống,các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng chủ lực có thế mạnh của tỉnh Duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối hàng Việt tới thị trường nông thôn, miền núi góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng tăng xuất khẩu những mặt hàng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô, từng bước khẳng định vị trí của Thái Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh về vai trò, lợi ích và kỹ năng xúc tiến thương mại trong sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế.
- Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế vào thực hiện công tác xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và nhân dân trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau, gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
- Đối với công tác thông tin truyền thông, quảng bá: xây dựng từ 5-10 phóng sự/năm để phát sóng trên Đài Phát thanh tuyền hình tỉnh Thái Nguyên và các kênh thông tin, truyền thông khác Bản tin Kinh tế Công Thương phát hành 12 số/năm, 300 cuốn/số Mỗi năm phát hành 10.000 tờ rơi, tập gấp giới thiệu các sản phẩm, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Đối với tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm: hàng năm tổ chức từ 5 - 10 khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế Mỗi năm tổ chức từ 8-10 hội chợ, hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh (thành phố 02 hội chợ, mỗi huyện 01 hội chợ) Mỗi năm tổ chức từ 4-5 chương trình phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi và khu công nghiệp Tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm mới của tỉnh tại các trung tâm, khu đô thị, thành phố lớn.
- Về tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài, giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước: hàng năm tổ chức, tham gia 2-3 đoàn giao dịch thương mại, hội chợ, triển lãm, hội nghị giới thiệu tiềm năng cung ứng, kết nối kinh doanh…ở thị trường các nước có tính chiến lược và thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước đối tác đã ký kết FTA với Việt Nam như EU, các nước CPTPP (Canada, Mexico), Nhật Bản, Hàn Quốc…và thị trường ASEAN Tổ chức 5-6 Hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành trong khu vực nhằm liên kết các doanh nghiệp, nhà phân phối, nhà bán lẻ có uy tín, năng lực kết nối giao thương với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đối với nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xúc tiến thương mại đối với nông sản
- Hàng năm, phối hợp với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Công Thương: Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại; các cơ quan thông tin truyền thông trong và ngoài tỉnh thu thập, cập nhật kịp thời các thông tin liên quan đến tình hình thương mại trong và ngoài nước, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm hàng hóa của địa phương, đồng thời tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại bằng các hình thức đa dạng, phong phú Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của tỉnh trên các trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành Trung ương (trang chủ Hội nhập Quốc tế ASEMCONECT, nhãn hiệu Việt Nam…); Website Sở Công Thương Thái Nguyên, Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên, Bản tin Kinh tế Công Thương; Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên.
- Phát hành ấn phẩm xúc tiến thương mại đối với nông sản như: Bản tinKinh tế Công Thương; phát hành tờ rơi, tập gấp giới thiệu các sản phẩm, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh; biên tập và phát hành Cẩm nang xúc tiến thương mại với nhiều chủ đề giới thiệu tiềm năng, lợi thế phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh thông qua các kênh hội nghị, hội thảo, hội chợ trong và ngoài nước, các chương trình xúc tiến thương mại của Trung ương và các địa phương trong nước và quốc tế.
- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trên địa bàn tỉnh tham gia thành viên, mở gian hàng giao dịch mua bán trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên và các sàn Thương mại điện tử khác.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng công nghệ mới và thương mại điện tử trên các phương thức quảng bá và bán hàng online.
4.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh Thái Nguyên
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan của các Bộ, ngành Trung ương như Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại các tỉnh, thành phố; các Tập đoàn phân phối, hệ thống siêu thị; các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong tỉnh; các tổ chức Xúc tiến Thương mại, tổ chức tham dự hội chợ triển lãm, các sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối cung cầu tiêu biểu của tỉnh, của vùng; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường cơ hội kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ, trao đổi sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Hằng năm tổ chức các khu trưng bày, giới thiệu phẩm OCOP, sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên tại các Hội nghị, hội thảo; Hội chợ triển lãm trọng điểm, Hội chợ triển lãm chuyên ngành trong nước và quốc tế được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
- Duy trì việc tổ chức Hội chợ Xuân và Hội chợ Triển lãm “Mỗi xã phường một sản phẩm” hàng năm Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức các hội chợ, triển lãm thường niên tại các huyện, thành phố và thị xã.
- Thường xuyên tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước nhằm tuyên truyền, hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tổ chức các chương trình phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi và khu công nghiệp; Tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm mới của tỉnh tại các trung tâm, khu đô thị, thành phố lớn.
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại.
- Duy trì hoạt động có hiệu quả Điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng Việt Nam tại Sở Công Thương, nhằm giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản có tiềm năng, có thế mạnh của tỉnh để giúp các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
4.2.3 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài, giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước
- Hàng năm tổ chức, tham gia các đoàn giao dịch thương mại, hội chợ, triển lãm, hội nghị giới thiệu tiềm năng cung ứng, kết nối kinh doanh ở thị trường các nước có tính chiến lược và thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước đối tác đã ký kết FTA với Việt Nam như
EU, các nước CPTPP (Canada, Mexico), Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường ASEAN.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo đón đoàn khách nước ngoài vào Thái Nguyên để giới thiệu tiềm năng sản xuất, năng lực xuất khẩu, chương trình kết nối liên doanh liên kết, mua hàng.
- Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành trong khu vực nhằm liên kết các doanh nghiệp, nhà phân phối, nhà bán lẻ có uy tín, năng lực kết nối giao thương với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhThái Nguyên.
- Tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh vào hệ thống các siêu thị: BigC, Coopmart, Vinmart, Lottemart, Alohamal, Mega Market, Emart, hệ thống cửa hàng trên trạm dừng nghỉ đường cao tốc và hệ thống chợ đầu mối.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến tổng hợp (thương mại kết hợp đầu tư và du lịch) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của tỉnh ra nước ngoài, đồng thời tư vấn pháp lý, thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch nước ngoài đến Thái Nguyên.
4.2.4 Hỗ trợ xây dựng phát triển thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp