1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .

198 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Định Hướng Chính Trị, Tư Tưởng Của Đảng Đối Với Hoạt Động Xuất Bản Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lâm
Người hướng dẫn PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, PGS, TS. Đỗ Thị Quyên
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công tác tư tưởng
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 1,92 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất bản (16)
  • 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương thức định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản (23)
  • 1.3. Khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu (30)
  • Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 29 (16)
    • 2.1. Xuất bản và hoạt động xuất bản (35)
    • 2.2. Định hướng chính trị, tư tưởng và phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản (44)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản (59)
  • Chương 3 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT (35)
    • 3.1. Tổng quan về hoạt động xuất bản ở Việt Nam (69)
    • 3.2. Ưu điểm và hạn chế trong phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản và nguyên nhân (75)
  • Chương 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (69)
    • 4.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản (110)
    • 4.2. Quan điểm về đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới (122)
    • 4.3. Giải pháp đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới (128)
  • KẾT LUẬN (145)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (149)
  • PHỤ LỤC (163)

Nội dung

Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay .BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ NGỌC LÂM PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆ.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất bản

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

- Marshall Lee: Bookmaking: Editing, Design, Production (Làm sách: Biên tập, thiết kế, sản xuất), Nxb W W Norton & Company; New York.

2004 Cuốn sách tập trung vào các vấn đề căn bản của hoạt động xuất bản.

Một là biên tập: chức năng, yêu cầu và những cơ hội của nghề biên tập; những mối liên hệ và cách tiếp cận trong biên tập; biên tập bản thảo – cấu trúc và các dạng bản thảo; các vấn đề về phần, chương, mục, tiêu đề Hai là thiết kế và sản xuất: các giải pháp sáng tạo về hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ…; những vấn đề về giấy, in ấn, cách tính giá thành Ba là xuất bản điện tử và tác động của sự thay đổi công nghệ đến hoạt động xuất bản Vấn đề marketing cũng được đề cập đến khi nói về sự chủ động của biên tập viên và tác giả trong việc quảng bá sách đến công chúng.

- Elizabeth Flann, Beryl Hill, Lan Wang: The Australian editing handbook (Cẩm nang biên tập của Ôxtrâylia), Nxb John Wiley & Sons;

Australia 2004 Nghiên cứu giới thiệu về công tác xuất bản của Ôxtrâylia.Sách hướng dẫn toàn diện về quá trình xuất bản, từ làm việc với tác giả, tiếp nhận bản thảo, đến biên tập, sản xuất, in ấn và kinh doanh Sách tập trung đi sâu phân tích vai trò là “người gác cổng” giữa tác giả và công chúng của biên tập viên Đó là một vai trò quan trọng, đòi hỏi kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau khi tổ chức nội dung cũng như biên tập ngôn ngữ bản thảo Sách cũng hướng dẫn cách quản lý từng khâu, từng công đoạn biên tập để đạt yêu cầu về chất lượng sách Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức của biên tập viên trong kỷ nguyên công nghệ số Biên tập trực tiếp trên máy tính; các thao tác xử lý sách điện tử dựa trên nền tảng công nghệ mới; đòi hỏi biên tập viên phải am hiểu về công nghệ, đặc biệt là vấn đề thiết kế ấn phẩm điện tử và thương mại điện tử.

- Tamotsu Hozumi: Cẩm nang quyền tác giả khu vực châu Á, Nxb Kim Đồng, Hà Nội 2005 Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những nhận định về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, cũng như thực trạng về vấn đề này trên toàn khu vực châu Á nói chung, đề xuất một số giải pháp nâng cao quyền tác giả trên bình diện châu Á.

- Scott Norton: Developmental Editing (Phát triển kỹ năng biên tập), Nxb The University of Chicago Press, London 2009 Cuốn sách đưa ra 11 nguyên tắc khi biên tập, từ khâu khảo sát thực tiễn, lập kế hoạch, đến việc tập trung nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch; hay luôn luôn nghĩ đến độc giả trong quá trình biên tập; sự khéo léo, biết lắng nghe trong quá trình làm việc nhóm,… Sách cũng đưa ra những bài học thực tiễn trong biên tập các loại sách như: sách khoa học thường thức, hồi ký, sách hướng dẫn du lịch, sách phi hư cấu đặc biệt là cách xử lý ngôn ngữ, cốt truyện, nhân vật để chuyển những chi tiết viễn tưởng thành câu chuyện gần với đời thực Ngoài ra, sách cũng đưa ra những mẹo nhỏ trong việc chỉnh sửa, biên tập những lỗi kỹ thuật để có được những bản thảo đi in hoàn thiện nhất.

- Janet Mackenzie: The editor's companion (Sổ tay của người biên tập),Nxb Cambridge University Press, London 2011 Nghiên cứu đi sâu giải thích,hướng dẫn các kỹ năng biên tập truyền thống đối với công việc xuất bản;đồng thời hướng dẫn cách biên tập đối với các sản phẩm kỹ thuật số Nghiên cứu cũng đề cập đến sự thay đổi của công nghệ xuất bản, những dịch chuyển của hình thức thông tin khi đồ họa đang ngày một hiện hữu nhiều hơn trong các ấn phẩm; hoặc ngôn ngữ sách đôi khi bị ảnh hưởng bởi sự cường điệu,thậm chí sáo rỗng; đòi hỏi biên tập viên phải gia tăng giá trị thông tin và “giải cứu độc giả” khỏi sự nhàm chán Nghiên cứu nhấn mạnh nhiệm vụ của biên tập viên trong bối cảnh số hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ Những chú giải về thuật ngữ biên tập – xuất bản, các bài tập thực hành biên tập, bí quyết kết nối với chuyên gia và các liên kết web thiết yếu,… là những thông tin quan trọng trong nghiên cứu này.

- Kulesz: Digital Publishing in Developing Countries: The Emergence of New Models? (Xuất bản kỹ thuật số ở các nước đang phát triển: Sự nổi lên của các mô hình mới?), Publishing Research Quarterly, 2011 Trên cơ sở khảo sát 120 nhà xuất bản ở 40 quốc gia, tác giả cho rằng các nước đang phát triển là nơi xuất bản truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ sự phát triển của công nghệ và xuất bản số Với việc dùng công nghệ số để xuất bản, bỏ qua rất nhiều công đoạn truyền thống (như biên tập trên giấy, in ấn, vận chuyển, ), các quốc gia đang phát triển nên đầu tư vào các mô hình xuất bản mới nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu đa dạng của bạn đọc.

- Ali Luke: Publishing E-Books for dummies (Xuất bản sách điện tử - những hướng dẫn dễ hiểu nhất), Publishing Research Quarterly, 2012 Sách giới thiệu những kiến thức căn bản về xuất bản điện tử: từ cuộc cách mạng về xuất bản điện tử đến cách đơn giản nhất để viết một cuốn sách điện tử Tác giả cũng hướng dẫn chi tiết về cách thiết kế và tạo trang sách điện tử; cách tạo website; cách marketing sách điện tử; đồng thời đưa ra “mười” bí quyết biên tập sách điện tử, “mười” cách thúc đẩy việc bán sách cũng như phát triển sự nghiệp xuất bản sách điện tử

- Lucintel: Global Publishing Industry 2012-2017: Trend, Profit and

Forecast Analysis (Ngành xuất bản toàn cầu 2012-2017: Phân tích xu hướng, lợi nhuận và dự báo), Publishing Research Quarterly, 2012 Coi xuất bản như một ngành công nghiệp, Lucintel, một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn quản lý toàn cầu hàng đầu đã phân tích bức tranh xuất bản toàn cầu và chỉ ra rằng:xuất bản qua Internet, đầu tư xuất bản ra nước ngoài được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành xuất bản trong tương lai Sự kết hợp các yếu tố như trình độ dân trí, mức thu nhập, thay đổi phong cách sống, chi tiêu của độc giả, thay đổi công nghệ và quy định của chính phủ sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành Bên cạnh đó, ngành công nghiệp này phải đối mặt với những thách thức như: quản lý; vấn đề bảo hộ bản quyền; tăng nhu cầu về nội dung kỹ thuật số Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung, các thị trường giải trí và truyền thông đang tăng trưởng dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngành xuất bản.

- Nghề sách Trung Quốc, Dương Hổ - Tiêu Dương (Nguyễn Mạnh Sơn dịch), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2013 Trên cơ sở khái lược lịch sử xuất bản sách ở Trung Quốc, nhóm tác giả có những phân tích, bình luận sâu về các vấn đề: nguồn gốc và sự phát triển của nghề sách Trung Quốc; chế tác sách thời cổ đại; lưu giữ, truyền bá điển tịch Trung Quốc; những xuất bản phẩm kết tinh của văn minh Trung Quốc; sự phồn vinh của xuất bản Trung Quốc đương đại; ngành xuất bản Trung Quốc bước ra thế giới.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

- Trần Văn Hải (chủ biên), Biên tập các loại sách chuyên ngành T.1 -

Biên tập sách lý luận, chính trị, sách giáo khoa và sách khoa học kỹ thuật,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản, đó là những kiến thức về công tác biên tập sách; phân loại sách trong công tác biên tập xuất bản; những nghiệp vụ chung nhất trong công tác biên tập các loại sách chuyên ngành như: sách lý luận, chính trị, giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật… Sách chưa đề cập đến những vấn đề luận án nghiên cứu, đó là phương thức định hướng chính trị - tư tưởng trong hoạt động xuất bản.

- Lê Ngọc Huyến, Lê Hùng, Mạc Văn Thiện, Các vấn đề sách giáo dục.T.2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002 Cuốn sách đề cập đến các kỹ năng trong nghiệp vụ xuất bản như: thông tin và sự kiện, nghiên cứu lí luận, công việc người làm sách; công tác phát hành, giới thiệu sách giáo dục… Những nội dung được nhóm tác giả đề cập đến đã góp phần làm rõ thêm quy trình hoạt động xuất bản sách.

- Lê Ngọc Huyến, Lê Hùng, Mạc Văn Thiện, Các vấn đề sách giáo dục. T.3, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002 Trong công trình khoa học này, nhóm tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về biên soạn sách và xuất bản sách của Nxb. Giáo dục: Sách giáo khoa mới môn toán chương trình tiểu học, sách tham khảo tiểu học và trung học, về tổ chức biên soạn SGK lớp 10, chất lượng in sách v.v.

- Đinh Xuân Dũng – Ngô Trần Ái (Đồng chủ biên): Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Công trình đã phác thảo quá trình hình thành và phát triền của hoạt động xuất bản Việt Nam thế kỉ XX; giới thiệu tổng quan các nhà xuất bản Việt Nam đương đại Đồng thời các tác giả đã đưa ra những phân tích tương đối sâu sắc và toàn diện về tình hình trong nước và quốc tế tác động và ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản, dự báo xu thế phát triển của hoạt động xuất bản nước ta, nêu rõ quan điểm, nguyên tắc, phương hướng phát triển, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động xuất bản Việt Nam.

- Nguyễn Văn Toại: Vào nghề làm sách, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội,

2006 Sách là tập hợp các bài viết về nghề xuất bản, từ câu chuyện biên tập (trình độ biên tập viên; câu chữ trong biên tập; một số biên tập viên gắn bó lâu với nghề biên tập;…) đến việc giới thiệu một số dòng sách (thơ, sách địa chí, sách lịch sử,…); hay các câu chuyện xung quanh đời sống sách (sách cũng có số phận riêng; tư nhân là người đồng trách nhiệm; khi cả dòng họ làm sách,…).

- Nguyễn Thắng Vu (chủ biên): Ngành Xuất bản, Nxb Kim Đồng, HàNội, 2007 Cuốn sách giới thiệu về ngành xuất bản và nhà xuất bản, đưa ra những tố chất để lựa chọn làm việc ở ngành xuất bản cũng như những yêu cầu chuyên môn để hoàn thành tốt công việc xuất bản ấn phẩm Ngoài ra, cuốn sách cũng trình bày những luận điểm về quy trình hoạt động của ngành xuất bản nói chung như: biên tập, in, phát hành xuất bản phẩm.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương thức định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản

1.2.1 Các công trình ngoài nước

- Lee Moon Hak, Đề án hợp tác giao lưu quốc tế và giới thiệu ngành xuất bản Hàn Quốc, Báo cáo tại Hội thảo về giao lưu xuất bản giữa Việt Nam và Hàn Quốc, do Hội Xuất bản Việt Nam và Quỹ Công nghiệp Sách Bumwoo vì Văn hóa tổ chức tại Hà Nội từ ngày 15-21/1/2009 Đề án giới thiệu khái quát về bức tranh xuất bản Hàn Quốc, trong đó nhấn mạnh vai trò của xuất bản là “người dẫn đầu trong phong trào dân chủ, dân tộc Hàn Quốc”, “với lịch sử 100 năm phát triển, ngành xuất bản Hàn Quốc đã có một vị thế khác hẳn so với các phương tiện truyền thông khác Một ví dụ cụ thể như, trong lúc báo chí và phát thanh – truyền hình có khuynh hướng theo chủ nghĩa thương mại thì trong lĩnh vực xuất bản, chủ nghĩa thương mại đã bị chỉ trích, phê phán rất gay gắt”… Đề án cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thẩm định nội dung xuất bản phẩm Trước đây, do quan hệ căng thẳng giữa hai miền Nam – Bắc, Ủy ban Luân lý về ấn phẩm phát hành tại Hàn Quốc tập trung thẩm định nội dung xuất bản phẩm liên quan đến sự đối nghịch giữa hai hệ tư tưởng Sau này, trọng tâm thẩm định chuyển sang các vấn đề về luân lý, đạo đức, xã hội; nhưng vẫn có mảng thẩm định về mặt chính trị, tư tưởng Cụ thể là, những xuất bản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Hàn Quốc phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép, nếu đó là ấn phẩm từ Bắc Triều Tiên, hay do tổ chức phản quốc xuất bản; hoặc là tiểu thuyết, truyện tranh, sách tranh - ảnh Ngoài ra, Ủy ban Luân lý về ấn phẩm còn có chức năng xây dựng chiến lược xuất bản và xúc tiến xuất bản những đầu sách bổ ích, cũng như những nghiên cứu khoa học nhằm phát triển ngành xuất bản.

- Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh ESRC, Đại học Cambridge: Báo cáo Nghiên cứu N0 309: Ngành xuất bản ở Nhật Bản và Anh Triết lý, mục tiêu, ứng xử doanh nghiệp, Cambridge, 2005 Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu như ở phương Tây, đặc biệt là Anh, Mỹ, các nhà xuất bản lớn luôn bị hút vào các tập đoàn truyền thông khổng lồ, vốn lấy mục tiêu lợi nhuận là trên hết bằng cách huy động tổng lực kinh doanh các ngành truyền thông khác nhau, ở cấp độ toàn cầu; thì ở Nhật Bản, các nhà xuất bản (đều là các công ty gia đình) ngay từ khi thành lập đã lấy triết lý phục vụ lợi ích cộng đồng và hướng chủ yếu đến thị trường nội địa làm mục tiêu hoạt động Không chỉ các nhà xuất bản, triết lý này cũng được ủng hộ bởi các nhà bán buôn và bán lẻ sách Tất nhiên họ vẫn có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nhưng mục tiêu đó luôn song hành với mục tiêu phục vụ lợi ích chung của xã hội Đó là vấn đề “hài hòa hóa giữa chiến lược tìm kiếm lợi nhuận và bảo đảm lợi ích của cộng đồng”. Ở Nhật Bản, ngành xuất bản bị chi phối bởi các nhóm có xu hướng chính trị khác nhau Chẳng hạn, xuất bản phẩm có nội dung phê phán Nhật hoàng, hoàng gia, hay sự hiếu chiến của giới cầm quyền Nhật Bản trong chiến tranh thì sẽ bị nhóm cực tả phê phán Vì thế, tuy theo xu hướng tự do xuất bản của phương Tây, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn thực thi chế độ kiểm soát xuất bản phẩm thông qua các luật như: Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bảo vệ quyền con người và Luật Bồi dưỡng lành mạnh thanh thiếu niên Thủ tướng và các tỉnh trưởng có quyền chỉ đạo, tư vấn giới truyền thông (đặc biệt là ở hai lĩnh vực: xuất bản và truyền hình) về cách thức cung cấp thông tin cho công chúng.

1.2.2 Các công trình trong nước

- Phạm Viết Thực (chủ nhiệm đề tài), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản trong giai đoạn mới, Đề tài khoa học cấp Bộ của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương,

2007 Trên cơ sở phân tích lý luận của yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất bản và công tác chỉ đạo hoạt động xuất bản; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của công tác chỉ đạo xuất bản hiện nay Từ đó, đề tài đề xuất phương hướng, giải pháp và việc ứng dụng, vận dụng các giải pháp đó vào thực tiễn chỉ đạo hoạt động xuất bản trong giai đoạn mới.

- Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Nguyên (đồng chủ biên), Tổ chức, quản lý và chính sách xuất bản của một số quốc gia – kinh nghiệm đối với Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013 Công trình nghiên cứu giới thiệu về tổ chức, quản lý xuất bản của một số quốc gia gồm Anh, Pháp, Đức,Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,… Đây là các quốc gia đại diện cho ba nhóm: các quốc gia có ngành công nghiệp xuất bản phát triển lâu đời; các cường quốc xuất bản châu Á; các quốc gia có ngành công nghiệp xuất bản đang lên ở Đông Nam Á Từ nghiên cứu này, sách đề xuất một số giải pháp vĩ mô về tổ chức, quản lý và xây dựng chính sách đối với ngành xuất bản Việt Nam.

- Trần Doãn Tiến (chủ biên), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo trước yêu cầu mới, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014 Đây là công trình nghiên cứu gồm tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng từ năm 2007 đến

2014 Nội dung nghiên cứu tập trung vào vấn đề đổi mới công tác tuyên giáo, vai trò của công tác tuyên giáo trong quản lý các hoạt động công tác tư tưởng, khoa giáo, văn hóa; trong đó đề cập đến hoạt động quản lý báo chí – xuất bản, một phương tiện quan trọng của công tác tư tưởng, cần được chỉ đạo, định hướng thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động của các nhà xuất bản đi đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất bản.

- Nguyễn Công Dũng, Định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt

Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Bộ

Quốc phòng, Hà Nội, 2014 Trong luận án này, tác giả đã đưa ra những định nghĩa về báo chí cách mạng và báo điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, đồng thời chỉ ra thực trạng định hướng chính trị, tư tưởng đối với báo điện tử ở Việt Nam hiện nay, cũng như các yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường định hướng chính trị, tư tưởng đối với báo điện tử ở Việt Nam đáp ứng những nhu cầu của quá trình hội nhập Luận án đã đề xuất được nhiều giải pháp cơ bản nhằm tăng cường định hướng chính trị, tư tưởng đối với báo điện tử ở Việt Nam hiện nay có giá trị thực tiễn cao Nghiên cứu bàn sâu về vấn đề định hướng chính trị, tư tưởng mà luận án có thể kế thừa trong phần cơ sở lý luận của đề tài.

- Nguyễn Nguyên, Đổi mới, nâng cao chất lượng xuất bản: Tiền đề để phát triển văn hóa đọc, Tạp chí Tuyên giáo, 18/4/2019 Văn hóa đọc không chỉ giúp mỗi người có trí tuệ để thích ứng với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại mà có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc hơn Tác giả nhận diện 5 vấn đề cũng là 5 kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách cho xuất bản và khuyến đọc: Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi loại hình hoạt động nhà xuất bản Thứ hai, hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển xuất bản điện tử, bởi sách điện tử vừa là xu hướng phát triển chung của xuất bản thế giới, cũng là phương thức hiệu quả nhất để công chúng dễ dàng tiếp cận sách Thứ ba, nghiên cứu, luật hóa các quy định về khuyến khích đọc sách, nhất là khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em Thư tư, tăng cường đầu tư cho hoạt động xuất bản Thứ năm, hoàn thiện quy định, tăng cường mức đầu tư để nâng cao chất lượng Giải thưởng sách Quốc gia.

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học với chủ đề: Vai trò của báo chí, xuất bản trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa ở Việt Nam hiện nay, do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức, ngày 20/6/2019, tại Hà Nội Hội thảo chia sẻ những kết quả nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan về vai trò của báo chí, xuất bản trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa ở Việt Nam, cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở để tham mưu cho Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới hoạt động báo chí, xuất bản để báo chí, xuất bản phát huy tốt hơn nữa vai trò trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.

- Phúc Hằng, Để xuất bản thực sự là hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước, đăng tải trên trang https://vietnamplus.vn, ngày 16/8/2020.

Tác giả cho rằng, để xuất bản thực sự là hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, cần quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau: một là, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi; hai là, phát triển văn hóa đọc; ba là, thúc đẩy xuất bản điện tử phát triển; bốn là, cần tạo ra những cơ hội mới cho ngành xuất bản Ngành xuất bản nếu nhìn vào kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại sẽ tìm thấy không ít cách tiếp cận, lời giải cho những vấn đề mới Các cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản phải là người định hướng, dẫn dắt, tạo ra thể chế, chính sách, tạo ra những nền tảng ban đầu cho sự chuyển đổi này.

- Phạm Thị Vui, Định hướng chính trị, tư tưởng cho hoạt động xuất bản, Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, tháng 6-2020.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vai trò định hướng chính trị, tư tưởng của tổ chức đảng tại các cơ quan chủ quản các NXB hiệu quả phát huy rất hạn chế Vì vậy, thời gian tới cần hướng tới các giải pháp sau: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất bản; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong các cơ quan xuất bản; tăng cường tính công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; triển khai đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản của Nhà nước.

- Phạm Thị Vui, Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2020 Có thể nói, đây là một nghiên cứu có vài điểm khá gần đối với đề tài phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản, tập trung ở việc khẳng định tầm quan trọng của công tác tư tưởng đối với công tác quản lý hoạt động xuất bản Đồng thời, luận án có thể kế thừa ở nghiên cứu này những nét khái quát về bức tranh xuất bản ở Việt Nam hiện nay và một vài giải pháp liên quan đến việc tăng cường công tác tư tưởng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, nghiên cứu không tiếp cận từ góc độ phương thức định hướng chính trị, tư tưởng nên chưa có sự mở rộng nghiên cứu thêm ở công tác xây dựng chiến lược xuất bản, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, của Đảng đối với hoạt động xuất bản.

- TS Tô Trọng Mạnh, Chính sách xuất bản ở Việt Nam - vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện, bài viết đăng tải trên trang https://thanhtravietnam.vn ngày 19/7/2021 Trên cơ sở phân tích những vai trò cụ thể của chính sách xuất bản, những vấn đề đặt ra trong chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất các giải pháp như: cần điều chỉnh bổ sung mục tiêu hướng tới hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa trong hệ thống mục tiêu chính sách Đồng thời, cần phát huy cao hơn nữa tính năng động, tích cực của các chủ thể xây dựng và thực thi chính sách xuất bản.

- Trần Thanh Lâm, Xuất bản là lĩnh vực tư tưởng sắc bén của Đảng,

Nhà nước và nhân dân, đăng tải trên trang https://tuyengiao.vn, ngày 28/3/2022 Trên cơ sở khái quát những kết quả đạt được của ngành xuất bản năm 2021, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản và thúc đẩy sự phát triển của ngành như: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản, tăng cường phối hợp, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xuất bản; đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu chỉ đạo, quản lý và thực tiễn phát triển xuất bản Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 29

Xuất bản và hoạt động xuất bản

2.1.1 Khái niệm xuất bản và hoạt động xuất bản

Thuật ngữ xuất bản ra đời ở châu Âu, tiếng Pháp “xuất bản” là

“publier” (xuất hiện năm 1330), tiếng Anh “xuất bản” là “publish” (xuất hiện năm 1450); đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là “publicare” – nghĩa là “công bố ra đại chúng” Đại từ điển tiếng Anh Oxford (xuất bản năm 1989) định nghĩa xuất bản là “sách, bản đồ, tranh ảnh, bài hát và các tác phẩm khác được sao chép, in ấn hoặc chế bản bằng các phương pháp khác nhau để phát hành hoặc cung cấp cho công chúng” [102, tr.6].

Trong thực tiễn, xuất bản hiểu theo nghĩa rộng là cả một quy trình đồng bộ gồm ba khâu: biên tập, in, phát hành Theo nghĩa hẹp, xuất bản được coi là hoạt động biên tập Tuy nhiên cũng có cách hiểu sai khi nghĩ xuất bản là in ấn, hay đánh đồng nhà in chính là nhà xuất bản.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản là “hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, thông qua việc sản xuất, phổ biến các ấn phẩm đến nhiều người Xuất bản là hoạt động truyền bá, bản thân nó không bao gồm khâu sáng tạo ra tác phẩm Xuất bản khai thác và truyền bá, phổ biến tác phẩm, là khâu nối tiếp, nâng cao giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến với quảng đại quần chúng Xuất bản gồm 3 khâu: biên tập, in, phát hành xuất bản phẩm” [49, tập 4; tr.1057].

Theo khoản 1, điều 4 Luật Xuất bản 2012, “xuất bản là việc tổ chức,khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử” [91].

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy, quan niệm về xuất bản ở Việt Nam so với các nước về cơ bản là giống nhau Tuy nhiên, ở châu Âu, người ta nhấn mạnh đến việc quảng bá, phát hành xuất bản phẩm ra công chúng; còn ở Việt Nam và Trung Quốc lại nhấn mạnh đến tính toàn vẹn trong quy trình xuất bản gồm cả ba khâu: biên tập, in và phát hành.

Như vậy, xuất bản là một hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, thông qua việc biên tập, in và phát hành các ấn phẩm đến nhiều người nhằm truyền bá tri thức và các giá trị tinh thần đến đông đảo công chúng trong xã hội.

Phân tích nội dung, có thể thấy nội hàm khái niệm xuất bản gồm ba yếu tố:

Trước hết, xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, bao gồm việc tổ chức bản thảo, tổ chức biên tập nội dung và hình thức tác phẩm sao cho phù hợp với định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, với tôn chỉ, mục đích nhà xuất bản, cũng như nhu cầu của bạn đọc, nhằm tạo ra những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức Biên tập không phải là sáng tác Biên tập viên không thể thay thế tác giả Tuy nhiên đây lại là hoạt động vô cùng quan trọng khi thông qua việc tổ chức và biên tập nội dung, sẽ định hướng tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như điều chỉnh nội dung tác phẩm cho phù hợp với các tiêu chí xuất bản Ở góc độ này, biên tập viên không chỉ là người hỗ trợ cho tác giả hay là người đồng sáng tạo với tác giả, mà còn là người tư vấn cho tác giả, là người đại diện về mặt pháp lý cho nhà xuất bản…

Hai là, xuất bản là hoạt động in ấn (nhân bản) hàng loạt bản thảo đã được biên tập và thiết kế hoàn chỉnh dưới một dạng vật liệu nhất định Với hoạt động xuất bản truyền thống (sản phẩm là sách in), in ấn là một khâu rất quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm có hình thức đẹp Với công nghệ xuất bản hiện đại ngày nay, hoạt động nhân bản tác phẩm có thể được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số và truyền qua mạng Internet Đây được gọi là xuất bản trực tuyến.

Ba là, xuất bản là hoạt động quảng bá sản phẩm sau khi nhân bản ra toàn xã hội Từ hoạt động truyền thông, marketing đến tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm sau nhân bản, được gọi chung là phát hành Nói đến xuất bản là nói đến việc xã hội hóa tác phẩm của cá nhân tác giả đến với công chúng Đây cũng chính là mục tiêu, là đích đến của bất kỳ một hoạt động xuất bản nào.

Xuất bản phẩm được hiểu theo nghĩa thông thường đó là sản phẩm của hoạt động xuất bản, sau khi đã gia công biên tập, chế bản, nhân bản để phát hành tới công chúng Tại Việt Nam, từ Luật Xuất bản (1993) đã có nội dung quy định về xuất bản phẩm Trong Nghị định 79/CP (tháng 11/1993) của Chính phủ, các nội dung của xuất phẩm được cụ thể hóa Luật Xuất bản 2004, có sự bổ sung, thay đổi trong quan niệm về các loại hình xuất bản phẩm Luật Xuất bản Việt Nam (2012), Điều 4 giải thích: “Xuất bản phẩm tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, các loại lịch, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách” [91] Phát hành chính là hoạt động tuyên truyền tư tưởng văn hóa; đồng thời là cũng là hoạt động thương mại, hoạt động kinh tế Thông qua hoạt động phát hành, người làm xuất bản sẽ nhận được phản hồi từ độc giả, từ thị trường để tiếp tục có những ý tưởng mới, kế hoạch xuất bản mới, đồng thời có những điều chỉnh ở các sản phẩm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bạn đọc, trên cơ sở phù hợp với luật pháp và tôn chỉ, mục đích của đơn vị xuất bản.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa hoạt động là “một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của mình Trong mối quan hệ ấy, chủ thể của hoạt động là con người, khách thể của hoạt động là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Mục đích trên đây thể hiện trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động: kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, tư tưởng, lý luận, văn hóa, tâm lý Nhưng hình thức cơ bản, có ý nghĩa quyết định là thực tiễn xã hội Hoạt động thường được chia thành 2 loại: hoạt động hướng ngoại nhằm cải tạo thiên nhiên và xã hội; hoạt động hướng nội nhằm cải tạo bản thân con người Hai loại hoạt động ấy gắn liền mật thiết với nhau vì con người chỉ có thể cải tạo mình trong quá trình cải tạo thiên nhiên và xã hội Hoạt động bao giờ cũng mang tính lịch sử qua các thời đại khác nhau.” [49, tập 2, tr.341].

Từ cách tiếp cận về hoạt động và xuất bản nêu trên, có thể hiểu hoạt động xuất bản là một chuỗi các tác động có chủ đích thuộc lĩnh vực văn hóa – tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến các ấn phẩm đến nhiều người, từ tổ chức nội dung, biên tập đến tổ chức sản xuất, nhân bản và thương mại được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đạt một mục đích chung trong lĩnh vực xuất bản.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động xuất bản

Hoạt động xuất bản là một quy trình diễn ra với nhiều khâu có liên hệ mật thiết với nhau, với nhiều đặc điểm Có thể khái quát nên bốn đặc điểm cơ bản sau:

Một là, hoạt động xuất bản mang đặc điểm truyền thông Truyền thông xuất bản với những ấn phẩm của nó đưa lại khối lượng thông tin lớn, đa chiều, có khả năng lưu giữ và phổ cập rộng rãi đối với công chúng Truyền thông là chức năng cơ bản đầu tiên của hoạt động xuất bản Xuất bản phẩm,trong đó có sách, là sản phẩm văn hóa tinh thần, là phương tiện lưu giữ, tích lũy, truyền bá tri thức của loài người Trong lịch sử, sự ra đời của sách là một thành tựu kỳ diệu trong sự phát triển của nhân loại Sách ghi lại sự trưởng thành về nhận thức và tư duy, về cải tạo và xây dựng xã hội của loài người, đồng thời nó trao truyền các giá trị văn hóa tinh thần và các thành tựu của văn hóa vật chất mà loài người đã đạt được.

Xuất bản thực hiện chức năng thông tin qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều loại hình, phương tiện khác nhau Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thông tin và tri thức đang là nguồn lực to lớn, quan trọng cho sự phát triển. Khoa học công nghệ sẽ tạo ra những phương thức mới trong việc phổ biến tri thức, nhưng ngành xuất bản vẫn luôn đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa xã hội, phát triển giáo dục và khoa học công nghệ của các quốc gia.

Định hướng chính trị, tư tưởng và phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản

Định hướng chính trị, tư tưởng là một chức năng rất quan trọng và chủ yếu trong công tác tư tưởng của Đảng Công tác tư tưởng “là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và hoàn thiện hệ tư tưởng, là quá trình phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng các giá trị, tạo niềm tin để thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng” [99, tr.27]. Để đạt mục đích, công tác tư tưởng phải thông qua nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện để tác động đến đối tượng Trong đó, hoạt động xuất bản được xem là một phương tiện trọng yếu để chuyển tải nội dung công tác tư tưởng đến đối tượng Vì vậy, việc định hướng chính trị, tư tưởng cho hoạt động xuất bản như một tất yếu khách quan trong công tác tư tưởng của Đảng Vậy định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động xuất bản là gì? Phương thức định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động xuất bản là như thế nào?

2.2.1 Định hướng chính trị, tư tưởng

* Quan niệm về chính trị, tư tưởng

Chính trị: Thuật ngữ “chính trị” có nguồn gốc từ Hy Lạp là Politic với nghĩa là kết quả của một hành động khởi đi bắt đầu từ sự suy nghĩ Nó liên quan đến hai từ: Politi (sự suy nghĩ) và Politica (hành động khởi đi từ suy nghĩ) Trong tiếng Anh, chính trị có thể được hiểu như danh từ, chỉ hoạt động của tổ chức xã hội; Politic – tính từ: có nghĩa là thận trọng, khôn khéo, khôn ngoan; tinh tường, sáng suốt, sắc bén (về chính trị).

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa chính trị là “toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước và các đảng phái xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế Chính trị

“là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế” (Lênin), đồng thời chính trị có vị trí độc lập và tác dụng to lớn đối với kinh tế” [49, tập 1; tr.603] Trong điều kiện xây dựng CNXH hiện nay ở Việt Nam, chính trị là sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra khái niệm sau: Chính trị là hoạt động của các chủ thể quyền lực (các giai cấp, các nhóm, các cá nhân…) nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước; là sự tham gia của công dân vào công việc của nhà nước, của xã hội Về bản chất, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế; chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, lệ thuộc, phản ánh cơ sở hạ tầng; chính trị là ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội; là thái độ của giai cấp, tầng lớp này với giai cấp, tầng lớp khác.

Tư tưởng là khái niệm khó thống nhất, dù nó được sử dụng từ lâu trong lịch sử nhân loại Thuật ngữ tư tưởng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là Idéa (hình tượng, ý tưởng) Tiếng Anh: tư tưởng là Ideology, Idea (danh từ).

Theo Từ điển tiếng Việt, tư tưởng là “1 Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ: tập trung tư tưởng; chuẩn bị tư tưởng lên đường 2 Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội: đổi mới tư tưởng; tư tưởng tiến bộ; hệ tư tưởng nho giáo” [86, tr.1372].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tư tưởng là “hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài Tư tưởng là kết quả khái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi tư tưởng đều được rút ra từ kinh nghiệm Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh xuyên tạc hiện thực Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần là sự phản ánh thế giới khách quan. Trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, tư tưởng xác định con đường để cải tạo thế giới Vì vậy, nội dung của bất kỳ tư tưởng nào cũng bao hàm những mục đích và những nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn Đó là chỗ khác nhau căn bản giữa tư tưởng với các hình thức phản ánh khác…” [49, tập 4, tr.704].

Như vậy, theo nghĩa rộng, tư tưởng là một hình thái của ý thức xã hội được hình thành một cách bền vững, sâu sắc trong tâm thức con người, hướng dẫn hành động của con người trong một thời gian tương đối dài Tư tưởng thường hướng hành động tới mục đích đã có trong ý thức con người. Theo nghĩa hẹp, tư tưởng là một hình thái cụ thể của ý thức xã hội loài người, ý thức cá nhân con người cụ thể, phản ánh thế giới khách quan trong ý thức và định hướng hành động của con người cụ thể Nói cách khác, “Tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người phản ánh hiện thực khách quan, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới xung quanh” [44, tr.8].

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tư tưởng là sản phẩm tư duy có mục đích của một cá nhân, một giai cấp, một chính đảng phản ánh hiện thực khách quan dưới lăng kính lợi ích nhằm giải quyết mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với thế giới.

Tư tưởng sinh ra từ chế độ xã hội, gắn với lợi ích con người và giai cấp, lợi ích nhóm xã hội và quần chúng nhân dân Tư tưởng mang tính giai cấp, gắn liền với chính đảng của giai cấp, gắn liền với tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, vì thế có tính chính trị cao.

Chính trị, tư tưởng là thuật ngữ không xuất hiện trong các từ điển ngôn ngữ, vì đây là cụm từ ghép của hai danh từ chính trị và tư tưởng, “phản ánh trình độ nhận thức, quan điểm, thái độ, ý chí của một giai cấp, một nhóm xã hội, của cá nhân đối với các vấn đề liên quan đến lập trường, lợi ích giai cấp của các đảng phái chính trị, của dân tộc, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, trong xã hội có giai cấp Nó là cái phản ánh và cũng là kết quả của thực tiễn đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức xã hội và có tác động chi phối, định hướng các chủ thể đang tham gia vào cuộc đấu tranh ấy” [33, tr.55].

Trên các trang báo, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, thuật ngữ chính trị, tư tưởng được dùng khá phổ biến và được hiểu là những vấn đề về chủ trương, chính sách, đường lối liên quan đến quyền lực nhà nước cũng như nhận thức của mỗi cá nhân trước các vấn đề xã hội như vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng, linh hồn của công tác xây dựng Đảng; hoặc định hướng chính trị, tư tưởng cho đội ngũ văn nghệ sĩ để họ vững vàng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng của Đảng.

*Định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản Định hướng là “phức hợp những phản xạ không và có điều kiện của cơ thể (hoặc của con người) đối với một vật kích thích mới bất kỳ, nhằm huy động hệ thống cơ thể đánh giá nhanh và chính xác tình huống, kích thích mới để có những phản ứng hành động thích hợp Phản xạ định hướng còn được gọi là phản xạ tìm tòi, hay phản xạ “cái gì thế”, là cơ sở sinh lý thần kinh của tính tò mò nhận thức, khả năng nghiên cứu” [49, tập 1, tr.1024].

THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT

Tổng quan về hoạt động xuất bản ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang có hệ thống nhà xuất bản, cơ sở in, kinh doanh sách khá đa dạng Cả nước có 57 nhà xuất bản, trực thuộc 54 cơ quan chủ quản, trong đó có 15 nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 42 đơn vị sự nghiệp công lập Tổng số cơ sở phát hành sách là 2.725, số cơ sở in khoảng 2200 Về hệ thống cơ quan chỉ đạo, ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương; cơ quan chỉ đạo hoạt động xuất bản ở địa phương là Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy.

Ban Tuyên giáo Trung ương: Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, Ban trực tiếp chỉ đạo, định hướng tư tưởng, nêu ra các giải pháp ổn định về mặt chính trị, tư tưởng đối với hoạt động của các cơ quan xuất bản, hội xuất bản ở Trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp hoặc chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy kiểm tra về quan điểm chính trị, tư tưởng các tác phẩm được xuất bản (khi cần thiết) Định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản đòi hỏi phải rất bài bản, khoa học và có tầm nhìn xa, có khả năng dự báo, lường trước các vấn đề có thể xảy ra để làm căn cứ xây dựng chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động xuất bản.

Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy: là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy, thành ủy mà trực tiếp là ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và thường trực tỉnh ủy, thành ủy về công tác xuất bản ở địa phương Tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan xuất bản ở địa phương, đảm bảo hoạt động đúng đường lối, chính sách, pháp luật về xuất bản Trong trường hợp cần thiết, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy sẽ chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra về mặt quan điểm chính trị, tư tưởng các tác phẩm được xuất bản thuộc phạm vi cơ quan phụ trách.

Về cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông; các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.

Cơ quan chủ quản nhà xuất bản cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay, trong đó có việc định hướng chính trị, tư tưởng, giúp hoạt động xuất bản đi đúng tôn chỉ, mục đích; đồng thời tổ chức công tác cán bộ, sắp xếp bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, khoa học, thực hiện tốt nhiệm vụ phản ánh, truyền thông các sự kiện chính trị trọng tâm của đất nước, các thành tựu của nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế thông qua nội dung xuất bản phẩm góp phần vào việc nâng cao dân trí, tạo sự ổn định, đồng thuận trong toàn xã hội trước xu thế toàn cầu hóa thông tin và sự chi phối mạnh mẽ của truyền thông xã hội đến tư tưởng, nhận thức của người dân hiện nay.

Hoạt động xuất bản những năm gần đây có nhiều bước phát triển đáng kể Theo thống kê đến tháng 10-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả hoạt động xuất bản được thể hiện như bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động xuất bản những năm gần đây

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 2020

1 Tổng số xuất bản phẩm Xuất bản phẩm 32.868 33.087 37.100 36.218 1.1 Xuất bản phẩm dạng sách in Cuốn 30.851 31.438 32.900 32.158

1.2 Xuất bản phẩm dạng điện tử Xuất bản phẩm 217 86 2.400 2.050

1.3 Xuất bản phẩm khác Xuất bản phẩm 1.800 1.563 1.800 2.010

2 Mức hưởng thụ sách bình quân Bản/người/ năm 3,3 4,2 4,6 4,3

3 Số nhà xuất bản Nhà xuất bản 60 59 59 59

4 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.892,58

5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 109,311 187,15 165,412 151,839

6 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 190,489 212,346 230,631 212,610

Riêng từ năm 2020 đến nay, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-

19, so với năm 2019, các chỉ số về sản lượng, doanh thu của hoạt động xuất bản đều giảm Tuy nhiên, mức giảm thấp so với nhiều lĩnh vực truyền thông và dịch vụ văn hóa khác Một số nhà xuất bản vượt qua khó khăn, thách thức, có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt như: Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Thông tấn, Nhà xuất bản Lao động, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Nhà xuất bản Kim Đồng.

Biểu đồ 3.1: Doanh thu các nhà xuất bản Đơn vị tính: tỉ VNĐ

Doanh thu từ các cơ sở in, phát hành tăng liên tục trong các năm từ 2016- 2019 Cũng giống như các nhà xuất bản, doanh thu từ năm 2020 đến nay của các cơ sở này giảm Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử lại phát triển Triển lãm sách, hội chợ sách đã được thực hiện theo hình thức trực tuyến trên nền tảng mạng Internet tại địa chỉ book365.vn, sử dụng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, giao diện bắt mắt nên đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng xã hội.

Doanh thu các cơ sở in Doanh thu các cơ sở phát hành

Biểu đồ 3.2: Doanh thu các sơ sở in, phát hành Đơn vị tính: tỉ VNĐ

Chất lượng nội dung xuất bản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực. Theo Báo cáo Tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm và công tác quản lý, công tác chủ quản nhà xuất bản năm 2020; Triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Cục Xuất bản – In và Phát hành, các nhà xuất bản đã có nhiều nỗ lực trong khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong năm có nhiều sự kiện lớn, như: Sự kiện Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Asean, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021; Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh xuất bản các mảng sách quan trọng Có thể kể đến sách có nội dung đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch; sách tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh , Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng , Hội đồng Lý luận Trung ương , Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật); Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020): Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật); Trung tâm Thông tin khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng (2020): Dân chủ, nhân quyền - mũi nhọn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch (Nxb Chính trị quốc gia

Sự thật); GS.TS Trần Thị Vinh (2019): Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020) (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật) Sách thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng được xuất bản nhiều, tạo dấu ấn cả về nội dung và hình thức như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An (2020): Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật), PGS.TS Đặng Đình Quý (chủ biên) (2019): Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối ngoại đa phương của

Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật) Tỉ lệ xuất bản phẩm/người/năm tăng liên tiếp từ năm2017-2019, năm 2019-2020 có giảm đi do tác động của đại dịch Covid-19.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ xuất bản phẩm/người/năm

Hiện nay, nếu tính theo nhu cầu sách (bình quân đầu người khoảng 4,6 bản sách/đầu người; với 94 triệu dân) thì thị trường trong nước hằng năm cần khoảng 450 triệu bản sách, là thị trường sử dụng sản phẩm sách lớn Đây cũng là một yếu tố tiềm năng cho sự phát triển của hoạt động xuất bản của Việt Nam Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động xuất bản ngày càng được triển khai tích cực hơn.

Bên cạnh những điểm sáng đạt được như trên, hoạt động xuất bản vẫn còn những tồn tại, rào cản cần khắc phục như: mặc dù các nhà xuất bản đã chú trọng về quy trình xuất bản, quy trình biên tập, chất lượng nội dung đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số nhà xuất bản buông lỏng quản lý dẫn đến vi phạm về nội dung, bị xử lý Vi phạm tập trung vào các vấn đề: (1) Nhận định không phù hợp khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng; (2) Nhận định sai lầm về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc về hình ảnh người bộ đội; cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ là “nội chiến”; (3) Đề cập đến vấn đề phức tạp, nhạy cảm một cách phiến diện, dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội; (4) Sai sót về các sự kiện, thời gian lịch sử, hoặc xây dựng hư cấu dẫn đến cách hiểu thiếu khách quan về nhân vật lịch sử; (5) Sử dụng hình ảnh minh họa là bản đồ nhưng thể hiện chưa chính xác chủ quyền quốc gia; (6) Sách công cụ, đặc biệt là sách từ điển tiếng Việt có nhiều từ ngữ giải thích không chính xác; đưa ra những thông tin, quan điểm khác với những kết quả nghiên cứu đã được công bố hoặc thông tin không có cơ sở khoa học, dễ gây hoang mang cho người đọc.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản

4.1.1 Nhận thức của cấp ủy, cán bộ và đảng viên về vai trò của phương thức định hướng chính trị, tư tưởng đối của Đảng với hoạt động xuất bản còn hạn chế, bất cập

Nhận thức về vai trò của việc định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay của một số tổ chức đảng, cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan chủ quản, cán bộ và các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản còn hạn chế, thể hiện trong việc phân công công việc, trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động xuất bản; trong thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất bản Đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản, quan trọng nhất là định hướng trực tiếp cả những vấn đề mang tính chiến lược, cả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn xuất bản, tạo điều kiện, tiền đề cho hoạt động xuất bản đi đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thực tế cho thấy nhiệm vụ này đã và đang được thực hiện song chưa thường xuyên, đầy đủ.

Trước bối cảnh hoạt động theo cơ chế thị trường, xuất bản đã được mở ra một không gian tự do cạnh tranh, cơ hội khai thác bản quyền quốc tế mở rộng, tiếp cận nhu cầu, thị hiếu độc giả tốt hơn, khả năng huy động các nguồn lực cao hơn, khoa học công nghệ phát triển thúc đẩy việc sản xuất xuất bản phẩm nhanh, đẹp, hiện đại, giá cả cạnh tranh hơn, Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận, một số đơn vị xuất bản chạy theo thị hiếu tầm thường của độc giả, hoặc bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch, cho ra đời những cuốn sách có nội dung độc hại, gây bất ổn trong đời sống chính trị, ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa của dân tộc, đời sống tinh thần của công chúng. Đồng thời, vẫn còn tồn tại hiện tượng một số tổ chức đảng, cấp ủy trong cơ quan chủ quản nhà xuất bản, một số nhà xuất bản chưa quyết liệt trong việc định hướng chính trị, tư tưởng, thậm chí buông lỏng lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản, để hoạt động xuất bản vì mục đích lợi nhuận, kinh tế thuần túy mà xa rời tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản; thoát li khỏi vai trò là phương tiện, vũ khí trên trận địa văn hóa – tư tưởng của Đảng Vẫn còn tồn tại những sai phạm về nội dung sách, đặc biệt tập trung ở những đầu sách liên kết xuất bản của một số nhà xuất bản tồn tại phụ thuộc vào dòng sách liên kết, cấp phép cho các công ty sách xuất bản Mặc dù pháp luật đã quy định rõ biên tập viên và tổng biên tập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm liên quan đến nội dung, tư tưởng, nhưng dường như một số cán bộ nhà xuất bản vì lợi nhuận đã bất chấp, để cho các đối tác liên kết làm bừa, làm ẩu, không kiểm soát chặt chẽ trong quá trình biên tập cũng như kiểm duyệt trước và sau in, phê duyệt trước khi phát hành Đây thực sự là một mảng màu xám trong bức tranh xuất bản Việt Nam hiện nay.

Vẫn còn tồn tại những trường hợp đã được định hướng bởi cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản, cơ quan chủ quản song tính hiệu lực, hiệu quả chưa cao;hoặc có định hướng nhưng thiếu tính kịp thời, thiếu rõ ràng, không sát với thực tiễn, đôi khi một chiều Sự nửa vời trong công tác chỉ đạo, quản lý đã khiến cho những vấn đề thực tiễn phát sinh không được giải quyết dứt điểm, sai phạm mới vẫn xảy ra Công tác xử lý sai phạm đây đó còn nhiều nể nang, né tránh, để sai phạm kéo dài làm giảm hiệu quả của công tác định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản.

Một số cơ quan chủ quản, cấp ủy đảng, chính quyền không thường xuyên chỉ đạo, định hướng hoạt động của nhà xuất bản, thậm chí khoán trắng cho giám đốc/tổng biên tập trong việc xây dựng kế hoạch đề tài (không cần định hướng cho đúng tôn chỉ, mục đích xuất bản; hoặc cân đối giữa tỉ lệ sách tự xuất bản và sách liên kết xuất bản, ); buông lỏng trong khâu cấp phép xuất bản; Việc phân định chức năng Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong lĩnh vực xuất bản tuy đã dần được làm rõ nhưng vẫn còn những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phối hợp để giải quyết công việc, nhất là trong xử lý sai phạm Thực tế cho thấy có khuynh hướng dựa dẫm nhau nhằm làm giảm trách nhiệm của cán bộ phụ trách chính trong công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động xuất bản Chính vì vậy, vẫn còn nhiều sai phạm trong hoạt động xuất bản, trong đó có sai phạm về chính trị, tư tưởng, gây tác động tiêu cực tới đời sống xã hội Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về vai trò của định hướng chính trị, tư tưởng là một vấn đề cần được đặt ra và thực hiện nghiêm túc hơn nữa.

4.1.2 Mối quan hệ giữa chức năng tư tưởng với chức năng kinh tế trong định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản chưa rõ ràng

Xuất bản là hoạt động đặc thù, là lĩnh vực văn hóa - tư tưởng nên không thể không được định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, nhất là trong điều kiện Việt Nam, Đảng ta là Đảng cầm quyền Nhưng xuất bản cũng là hoạt động kinh tế, có thị trường và xuất bản phẩm cũng chính là hàng hóa Nhiều vấn đề cần được làm rõ như mối quan hệ giữa thực hiện chức năng tư tưởng với chức năng kinh doanh; tính đặc thù của hoạt động xuất bản; cơ chế quản lý hoạt động xuất bản; quá trình chuyên nghiệp hoá hoạt động xuất bản đưa xuất bản vươn dần lên hiện đại; hoạt động quảng bá sách và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện hội nhập; các mô hình của nhà xuất bản; vai trò, mức độ tham gia và cơ chế kiểm soát các thành phần kinh tế khác trong liên doanh, liên kết xuất bản; vấn đề cổ phần hóa và việc thực hiện chức năng tư tưởng văn hóa của hệ thống phát hành sách nhà nước

Hiện nay, nhận thức về vai trò, vị trí, tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản chưa thống nhất Vấn đề đặt ra khi tăng cường định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với xuất bản nước ta chính là làm thế nào để vừa thực hiện chức năng là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng lại vừa đảm bảo phát triển xuất bản như một ngành kinh tế đặc thù trong cơ chế thị trường định hướng XHCN hiện nay Thực trạng phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản cho thấy tác động của mặt trái cơ chế thị trường khiến nhiều người lúng túng khi xử lý những quan hệ trên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

“Các cơ quan tham mưu, chỉ đạo của Đảng chưa làm rõ vai trò, vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản và chưa thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động này trong các tổ chức Đảng” [85, tr.110].

Mặc dù Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Luật Xuất bản đã xác định rất rõ tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản, tuy nhiên, một số cơ quan chỉ đạo, quản lý, đặc biệt cơ quan chủ quản nhận thức chưa đúng tầm về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, coi đơn vị xuất bản như những cơ sở làm kinh tế đơn thuần, thiếu quan tâm đến chức năng giáo dục và hiệu quả chính trị, xã hội của hoạt động này Một số ý kiến đề cao tính chất chính trị, tư tưởng của hoạt động xuất bản nhưng lại không đề xuất được hoặc không thuyết phục được các cơ quan chức năng khác ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ để đảm bảo tính chất đó thể hiện trong nội dung xuất bản phẩm Từ nhận thức khác nhau nên nội dung, phương thức định hướng chính trị, tư tưởng cũng chưa thật thống nhất, các chính sách đối với xuất bản cũng không nhất quán từ Trung ương đến địa phương Thực trạng này đặt ra vấn đề phải có giải pháp cân bằng mối quan hệ giữa chức năng tư tưởng với chức năng kinh tế trong định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản Mối quan hệ giữa chức năng tư tưởng với chức năng kinh tế trong định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản chưa rõ ràng dẫn đến vấn đề định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lý hoạt động xuất bản chưa hiệu quả.

4.1.3 Vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đối với phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng trong hoạt động xuất bản

Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là rào cản của định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản.

Mở rộng giao lưu quốc tế khó tránh khỏi sự phân hóa về tư tưởng Các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, đối ngược nhau sẽ xuất hiện dưới các hình thức rất tinh vi trong xuất bản phẩm, biểu hiện rõ nhất là các quan điểm hạ thấp chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng của sách, coi sách cung cấp tri thức đơn thuần phi chính trị, gián tiếp truyền bá hệ tư tưởng phi XHCN, phổ biến những thông tin không có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Xuất bản sẽ đặt trước hai thách thức lớn: bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu; tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, giới thiệu văn hoá Việt Nam đến bạn bè quốc tế Trong điều kiện kinh tế phát triển chưa cao,trình độ dân trí không đồng đều, cùng sức tác động rất mạnh của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, việc đánh giá và ngăn chặn những sản phẩm văn hoá kém giá trị, gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn, nó luôn đặt ra những yêu cầu rất mới đối với công tác định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản Cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện thuận lợi nhưng cũng chính những tiến bộ không ngừng về khoa học công nghệ lại đặt ra cho xuất bản Việt Nam những thách thức, khó theo kịp các nước phát triển nếu không tìm được cách phát triển với tốc độ nhanh hơn.

4.1.4 Công tác định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng chưa phát huy hiệu quả vai trò trong việc hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường trong hoạt động xuất bản

Quan điểm về đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới

4.2.1 Đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản phải trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy về lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản trong bối cảnh mới

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của cuộc cách mạng số hóa đã, đang và sẽ giúp cho các quốc gia trên thế giới ngày càng gần nhau hơn Trong thế giới hiện đại, không quốc gia nào có thể đóng cửa với phần còn lại của thế giới mà chỉ là mức độ “mở cửa” ở phạm vi rộng, hẹp đến đâu Các nhà xuất bản cũng phải bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn Trong cuộc cạnh tranh ấy, sức ép về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phối quá nhiều, không dễ để các nhà xuất bản có thể thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ chính trị của mình.

Trước bối cảnh mới như đã nêu ở trên cùng với thực trạng hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới tư duy về lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết, nhằm đảm bảo cả mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhưng vẫn phát triển về kinh tế cho lĩnh vực xuất bản Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, kịp thời hơn nữa giữa cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý xuất bản trong việc giải quyết những khó khăn, tạo động lực phát triển bền vững cho xuất bản trước bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và nhu cầu đọc của công chúng đã có rất nhiều thay đổi như hiện nay.

Sự thay đổi về tư duy cần tập trung có chiều sâu vào định hướng chiến lược phát triển của ngành, tạo dựng hệ sinh thái đọc trong toàn xã hội, ở mọi địa phương, mọi ngành, mọi trường học, mọi gia đình, Ở Việt Nam còn ít những công trình, những bộ sách có tính đột phá, tính mới, sáng tạo và giá trị cao về khoa học cũng như nghệ thuật Chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc xác định vai trò và mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị trong hoạt động liên kết xuất bản, giữa các lực lượng tham gia xã hội hóa hoạt động xuất bản với nhà xuất bản Đây chính là biểu hiện của việc chưa thực sự đổi mới, chưa nhận thức đầy đủ về lĩnh vực xuất bản trong điều kiện phát triển mới, cơ chế mới, bối cảnh xã hội mới Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục tăng cường, đổi mới hơn nữa từ khâu chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản đến những người trực tiếp quản lý tại các nhà xuất bản, nhằm thay đổi và thích ứng với bối cảnh mới đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực xuất bản ở nước ta Bên cạnh đổi mới tư duy là đổi mới phân công, phân cấp cụ thể và nâng cao chất lượng chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản, từ cơ quan chỉ đạo, quản lý ở cấp Trung ương, đến cơ quan chủ quản và nhà xuất bản; nhằm tạo ra sự đổi mới trong toàn hệ thống, tránh sự chồng chéo, trùng lặp, phân định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cũng như từng cá nhân tham gia trong hệ thống.

4.2.2 Đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản phải gắn với hoàn thiện hệ thống chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về xuất bản, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

Việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động xuất bản có tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả phương thức định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản Cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia xây dựng pháp luật với cơ quan tham mưu của Đảng để những văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản được xây dựng theo đúng tinh thần chỉ đạo, định hướng của Đảng; ban hành đảm bảo đúng thời gian dự kiến.

Bên cạnh đó, cần thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản thành các chế tài, quy định rõ ràng, cụ thể, nhằm hiện thực hóa những chỉ đạo, định hướng của Đảng đối với lĩnh vực xuất bản, giúp cho hoạt động xuất bản phát triển, sớm thích ứng với những yêu cầu mới Đồng thời, cần phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các đề án, chương trình để phát triển ngành xuất bản trong thời kỳ mới Như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát biểu trong buổi làm việc với ngành xuất bản, ngày 24/5/2021 về chiến lược phát triển 5 năm tới: “Trong tay chúng ta có rất nhiều công cụ mới để tạo ra tương lai cho sách Đó là công nghệ số, là các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 Và chúng ta còn có một công cụ nữa, còn được coi như một nguồn lực, đó là thể chế và chính sách Sự sáng tạo thể chế và chính sách cho sách cũng là vô hạn” [56].

Ngoài ra, cần chú trọng tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo,quản lý hoạt động xuất bản trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà xuất bản, đồng thời kiện toàn tổ chức, hoàn thiện quy chế hoạt động của các nhà xuất bản, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng vị trí công tác,nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, Tăng cường triển khai các nội dung: Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

4.2.3 Đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản phải gắn với đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; gắn với đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trong hoạt động xuất bản, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành Đối với công tác định hướng chính trị, tư tưởng, chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề vô cùng quan trọng đảm bảo hiệu quả, tính khả thi của mọi chỉ đạo, định hướng, quyết sách về xuất bản Nguồn nhân lực xuất bản gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất bản, biên tập viên với vai trò tổ chức và hoàn thiện, kiểm soát nội dung bản thảo, tổ chức tuyên truyền, marketing sản phẩm; nguồn nhân lực công nghệ với vai trò sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình xuất bản công nghệ số với sản phẩm là sách điện tử và sản phẩm công nghệ số; Họ là những người thực hiện nhiệm vụ trong các khâu của quy trình xuất bản; là những người cần có phẩm chất chính trị tốt, kiên định, là người bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Đảng trong mặt trận tư tưởng Họ cũng cần có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng thích ứng với những yêu cầu mới của hoạt động xuất bản như hiểu biết về công nghệ; vừa có khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung sách, vừa phải có tư duy về kinh tế để sách có sức hút, khả năng cạnh tranh trên thị trường Họ là những người trực tiếp làm công tác định hướng chính trị, tư tưởng (nếu là cán bộ tại cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản hay là quản lý tại các nhà xuất bản, là biên tập viên nếu trực tiếp làm việc với tác giả, chịu trách nhiệm định hướng trực tiếp cho người viết); hoặc là đối tượng được định hướng, là cán bộ trực tiếp làm công tác xuất bản, Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất bản hiện nay, cần phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản theo hướng đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường tri thức về chính trị song song với những tri thức của thời đại số với những hiểu biết về công nghệ, về số hóa, về thương mại điện tử, về quản trị hiện đại,

Bên cạnh nguồn lực con người, để đổi mới công tác định hướng chính trị, tư tưởng, việc tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản là tất yếu Sự đầu tư đó đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, quản lý xuất bản có đủ sức mạnh nội lực, chủ động tài chính và các nguồn lực khác để tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình Với cán bộ tại các cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản, họ sẽ yên tâm công tác, sẽ nhiệt huyết hơn nếu có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, có chế độ đãi ngộ tốt, không bị chi phối bởi vấn đề lợi nhuận mà bỏ qua những chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động xuất bản.

4.2.4 Đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống

“diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các thế lực thù địch

Trong thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta chủ động đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc Đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chia rẽ nội bộ Đảng và chia rẽ Đảng với nhân dân.

Cùng với việc lợi dụng các kẽ hở trong quản lý, nhất là lợi dụng các tiến bộ kỹ thuật như mạng Internet để đưa các ấn phẩm độc hại vào Việt Nam nhằm dần từng bước làm tha hóa về tư tưởng đối với người dân, chúng kích động một số người ở trong nước viết sách, báo, tài liệu và lợi dụng một số diễn đàn để tuyên truyền cho các quan điểm sai trái về “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” tư sản Chúng tìm mọi cách tác động đội ngũ những người làm báo, xuất bản, các văn nghệ sĩ, mua chuộc một số người có tư tưởng dao động, chống đối chế độ, khuyến khích việc sáng tác các tác phẩm phản ánh mặt trái của đời sống xã hội, khoét sâu những khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, coi đó là khuyết điểm chung của cả bộ máy.

Hơn bao giờ hết, công tác định hướng chính trị, tư tưởng phải phát huy vai trò của mình trong việc định hướng nội dung tác phẩm, định hướng tư tưởng cho người viết và cán bộ tham gia hoạt động xuất bản Trong mỗi tác phẩm được xuất bản phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân. Để chống “diễn biến hoà bình”, xuất bản cần đẩy mạnh việc tuyên truyền tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Xuất bản cũng phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tinh thần yêu nước, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững phương hướng đúng đắn trong chỉ đạo dư luận, tạo ra sự hiểu biết với quan điểm, lập trường rõ ràng, những hình thức quần chúng dễ tiếp thu và phương pháp thuyết phục thích hợp với từng đối tượng Đồng thời, quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22-

10-2018 “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới” Trong lĩnh vực xuất bản, cần thực hiện tốt khâu tổ chức nội dung sách, phải tập trung và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất bản sách lý luận chính trị, đổi mới phương thức tuyên truyền trong hoạt động xuất bản, kết hợp với các lĩnh vực truyền thông khác nhằm “phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông; vận dụng tổng hợp các hình thức tuyên truyền, kết hợp chặt chẽ với đổi mới, nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền [ ], góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch” [15] như tinh thần Nghị quyết đã nêu.

Giải pháp đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới

4.3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cơ quan tham mưu, quản lý, cán bộ xuất bản về vai trò của phương thức định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, cơ quan tham mưu về xuất bản và chính quyền nơi có các đơn vị xuất bản, cơ quan chủ quản xuất bản, quản lý các đơn vị xuất bản về vị trí, vai trò của xuất bản trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Một trong những nhiệm vụ về công tác chính trị, tư tưởng được đặc biệt đề cao là phải phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan xuất bản trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, tự chuyển hóa”, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động; đấu tranh loại bỏ nhiều thông tin sai trái, xấu, độc, bịa đặt; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Muốn vậy, cần phải: “Một là, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là những vấn đề căn cốt của đổi mới chính trị, liên quan sống còn đến chế độ chính trị, phải trên cơ sở kiên định những vấn đề nguyên tắc mà vận dụng và đổi mới sáng tạo.Kiên định nguyên tắc, lập trường tư tưởng phải đi đôi với đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ; đổi mới sáng tạo phải gắn liền với chống cơ hội chính trị Hai là, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển, giữa đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là nội dung cốt yếu của đổi mới chính trị, liên quan trực tiếp đến giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tác động đến mọi mặt đời sống, quyết định tiền đồ sự nghiệp cách mạng Bởi vậy, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải được tiến hành bài bản, thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan, nhưng khi đã có căn cứ vững chắc, cần có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt”[70] Đây là những luận cứ khoa học làm cơ sở để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để xuất bản phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chức năng tư tưởng với chức năng kinh tế trong định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chức năng tư tưởng với chức năng kinh tế trong định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản phải gắn liền với giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp, đến đạo đức kinh doanh các xuất bản phẩm Những gì thúc đẩy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích, điểm khác nhau là có hành vi chịu sự chi phối của lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phố bởi lợi ích tinh thần, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích tập thể, xã hội Trong hoạt động xuất bản, các lợi ích khác nhau đó có thể phù hợp với nhau, cũng có thể không phù hợp Để những hoạt động của từng người, từng nhóm người có các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và gây bất ổn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa phổ biến Định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản là một trong những phương thức như vậy Định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản khác với phương thức điều tiết bằng pháp luật có tính chất cưỡng chế, bởi Đảng định hướng bằng tuyên truyền, giáo dục đạo đức, trách nhiệm, mà đạo đức thuộc lĩnh vực của sự tự nguyện vì người khác và vì xã hội Đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng và cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, về việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chức năng kinh tế và chức năng chính trị trong hoạt động xuất bản, cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức khác nhau nhằm quán triệt quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của xuất bản và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ xuất bản trong giai đoạn hiện nay Cần nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên đề Đảng lãnh đạo xuất bản trong các trường đại học chuyên ngành xuất bản và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Cần phổ biến, quán triệt sâu rộng, mở các lớp chuyên đề Đảng lãnh đạo xuất bản để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản, lãnh đạo cơ quan chủ quản và đơn vị xuất bản…

Thứ hai, cần tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong tập thể cán bộ, biên tập viên, cơ quan chủ quản và cơ quan tham mưu, quản lý xuất bản. Để tăng cường công tác tư tưởng đối với đội ngũ xuất bản hiện nay, các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan xuất bản, cơ quan chủ quản xuất bản, cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản cần coi trọng và thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tư tưởng Nếu không làm tốt mặt công tác này thì cấp ủy, tổ chức đảng sẽ không phát huy được vai trò, thậm chí mất vai trò lãnh đạo tư tưởng đối với tập thể cán bộ, biên tập viên; tổ chức đảng sẽ không khai thác và phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ xuất bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan xuất bản, nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý xuất bản.

Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng trong cơ quan xuất bản, cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản cần coi trọng việc lựa chọn, bố trí những cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực vào cấp ủy nói chung, ban tuyên giáo của cấp ủy nói riêng.

Ba là, thường xuyên thực hiện công tác tư tưởng và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, binh chủng tham gia vào công tác tư tưởng.

Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng Đội ngũ cán bộ, chỉ đạo và quản lý xuất bản là những người làm công tác liên quan đến định hướng dư luận xã hội, do vậy, cấp ủy, tổ chức đảng cần cung cấp thông tin cho họ một cách đầy đủ, thường xuyên và có chất lượng.

Năm là, tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng Trước hết, cần nâng cao chất lượng việc tổ chức học tập quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt chính trị về tình hình tư tưởng và nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng.

4.3.2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về xuất bản; phát huy vai trò của cơ quan chủ quản đối với hoạt động xuất bản

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản thể hiện cụ thể trước hết ở việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành xuất bản Cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các vấn đề thực tiễn xuất bản đặt ra khi xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành xuất bản trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cần tăng cường khả năng dự báo xu hướng xuất bản tại Việt Nam để có phương thức định hướng chính trị, tư tưởng phù hợp Để giải quyết vấn đề này, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về xuất bản cần có nghiên cứu thực tế xuất bản, tăng cường giao lưu quốc tế về xuất bản để kịp thời nắm bắt những thay đổi trong xu hướng xuất bản thế giới và đánh giá những tác động, ảnh hưởng của nó tới xuất bản Việt Nam; từ xu hướng viết, nhu cầu đọc, đến những thay đổi về công nghệ xuất bản, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến phương thức “tự xuất bản”, để có những định hướng kịp thời đến đội ngũ tác giả, những người làm xuất bản và cả độc giả, làm sao đảm bảo quyền cá nhân được tự do ngôn luận, tự do đăng tải thông tin, nhưng không vi phạm những điều cấm trong Luật Xuất bản 2012.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch ngành xuất bản cũng không thể tách rời nội dung phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Xét cho cùng, chỉ khi có một nền văn hóa đọc tốt, với một trình độ cao, bạn đọc mới đủ vững vàng để lựa chọn những tác phẩm có giá trị, biết từ chối những tác phẩm xấu, có nội dung độc hại, mà vì một lý do nào đó có thể vẫn tồn tại, tác động không tốt đến tư tưởng của người đọc Và khi trình độ dân trí chưa thật sự cao, đồng đều giữa các vùng, miền thì giải pháp truyền thông qua nhiều kênh thông tin, từ kênh chính thống đến mạng xã hội; từ tổ chức, đơn vị xuất bản đến sự lan tỏa giữa các cá nhân trong cộng đồng để bạn đọc “nói không” với sách lậu, sách có nguồn gốc không rõ ràng và nội dung nhảm nhí, độc hại… là vấn đề cấp bách cần thực hiện ngay. Vấn đề xã hội hóa hoạt động xuất bản để huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của xuất bản trong cơ chế thị trường vốn đã được nghiên cứu, bàn luận, song cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn nữa Việc xây dựng quy hoạch là vấn đề cần thiết “Xây dựng quy hoạch chuyển đổi các cơ sở công lập có điều kiện phù hợp với yêu cầu, mục tiêu xã hội hóa sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ hoặc sang loại hình ngoài công lập với các bước đi thích hợp; định rõ chỉ tiêu, các giải pháp, lộ trình chuyển đổi của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương…” [107, tr.351] Xã hội hóa là một bước đi cần thiết để thúc đẩy kinh tế xuất bản, song luôn phải giữ vững vai trò, chức năng tư tưởng của hoạt động xuất bản Chính vì vậy, cần sự định hướng, chỉ đạo sát sao của Đảng đối với việc quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động xuất bản. Đảng cần tăng cường định hướng, chỉ đạo Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản Trước những đòi hỏi của thực tiễn xuất bản hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu việc thể chế hóa ở các nội dung sau:

Về vấn đề chính sách phát triển và mô hình hoạt động xuất bản, cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi về thuế như thuế VAT, thuế nhà đất, thuế nhập khẩu giấy, tiền thuê nhà, thuê đất,… Đối tượng cần hỗ trợ ở đây không chỉ là các nhà xuất bản, mà Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm nhiều hơn đến các đơn vị liên kết xuất bản, các công ty sách đã và đang có nhiều sách hay, sách có giá trị, sách đạt giải thưởng quốc gia tổ chức thường niên; đặc biệt là những đơn vị xuất bản sách chính trị, sách khoa học – thể loại sách kén độc giả, phải đầu tư nhiều từ việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật đến thiết kế, in ấn; hoặc sách giáo dục (nhất là dòng sách giáo trình đại học được dịch từ các quốc gia có nền giáo dục hiện đại); hay sách dành cho thiếu nhi – đối tượng bạn đọc cần được quan tâm, đầu tư Đây đều là những thể loại sách có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao dân trí, xây dựng một xã hội học tập, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Khi chính sách xuất bản càng cụ thể, càng hướng sâu hơn vào từng đối tượng chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, ý nghĩa thực tiễn của chính sách càng cao, và sẽ tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển, hoàn thành tốt cả chức năng tư tưởng lẫn chức năng kinh tế đối với sự phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước cũng cần có những chính sách cụ thể hơn nữa về hợp tác quốc tế về xuất bản, cần thông qua con đường ngoại giao văn hóa, tạo điều kiện cả về quan hệ đối ngoại lẫn kinh phí đầu tư cho các hoạt động như tham gia hội chợ sách khu vực và quốc tế, tham dự tọa đàm, hội thảo quốc tế về xuất bản Những hoạt động như vậy không chỉ có ý nghĩa mở rộng, phát triển hoạt động xuất bản, ký kết được nhiều hợp đồng bản quyền với các nhà xuất bản lớn trên thế giới mà còn là cơ hội quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế Thông qua những tác phẩm của Việt Nam được chuyển ngữ, xuất bản ra các nước, thế giới sẽ hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước ta (trong đó có lịch sử tư tưởng Việt Nam), biết về văn hóa, những danh thắng, về con người Việt Nam…; và nhất là hiểu về công cuộc Đổi mới mà Việt Nam đang tiến hành.

Việc quan tâm đầu tư chuyển giao công nghệ in hiện đại, nền tảng phát triển thương mại điện tử trong hoạt động xuất bản là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách để xuất bản Việt Nam bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới Chỉ khi thực sự có sự quan tâm bằng những chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, những vấn đề này mới được triển khai đồng bộ, bởi nó cần được giải quyết ở tầm vĩ mô, một vài đơn vị xuất bản không thể đủ nguồn lực để thực hiện Nhìn từ góc độ xuất bản như là một công cụ của truyền thông chính sách thì đây thực chất là đầu tư cho công tác truyền thông chính sách của Việt Nam nhanh, đồng bộ, hiện đại, không chỉ đến với bạn đọc trong nước mà còn đến với bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ hoạt động xuất bản những loại sách phục vụ nhiệm vụ chính trị; sách đối ngoại; sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn; sách dành cho thiếu nhi Ngoài chính sách Nhà nước đặt hàng các đơn vị xuất bản những loại sách này, cũng có thể quan tâm, hỗ trợ các đơn vị xuất bản ở từng khâu trong hoạt động xuất bản như hỗ trợ trong việc mua bản quyền, dịch thuật, truyền thông, phát hành, Nhà nước cũng cần sớm soạn thảo và ban hành một nghị định của Chính phủ nhằm cụ thể hóa Điều 7 Luật Xuất bản về chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động xuất bản.

Ngày đăng: 29/04/2023, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w