Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỚI VIỆT NAM Ngà.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) có các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, điển hình là các nghiên cứu sau đây.
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Kiff và cộng sự (2020) định nghĩa CBDC là đại diện kỹ thuật số của một tiền tệ có chủ quyền được phát hành, là nghĩa vụ nợ của NHTW Bordo và Levin (2017) định nghĩa CBDC như một giá trị tiền tệ được lưu trữ điện tử đại diện cho trách nhiệm pháp lý của NHTW và có thể được sử dụng để thanh toán Ozili (2021) định nghĩa CBDC là tiền pháp định do NHTW phát hành Điểm chung các định nghĩa CBDC, là trách nhiệm pháp lý của NHTW phát hành và khác với tiền mặt ở các thuộc tính vật lý, mặc dù CBDC có chức năng tương tự như tiền mặt, chẳng hạn như để thực hiện các giao dịch thanh toán. Murakami và cộng sự (2022) đã nghiên cứu đến lợi ích CBDC đối với những người không có tài khoản ngân hàng có thêm công cụ tiết kiệm để tiêu dùng dễ dàng và bộ đệm chống lại những biến động kinh tế vĩ mô Engert và Fung (2017) cho rằng có một số động lực để ban hành CBDC, bao gồm nhu cầu tăng tính cạnh tranh của các phương thức thanh toán bán lẻ và để ngăn chặn hoạt động tội phạm, cũng như sự cần thiết phải ban hành CBDC như một biện pháp chống lại phản ứng đối với tiền điện tử tư nhân như Bitcoin (Ozili, 2021). Một số lợi ích phát hành CBDC như một phương tiện hiệu quả để trao đổi, là kho lưu trữ giá trị an toàn, là đơn vị tài khoản thay thế có thể dẫn đến giảm nhu cầu về tiền giấy, CBDC có thể tăng cường chính sách tiền tệ, có các thuộc tính giống như tiền mặt, CBDC có thể cạnh tranh với tiền giấy, giảm chi phí sản xuất và quản lý tiền mặt trong kinh tế (Bordo và Levin, 2017; Itai Agur và cộng sự, 2022).
Một số nghiên cứu đã dự đoán mối quan hệ giữa CBDC và tài chính toàn diện Ozili (2021) cho thấy rằng CBDC có thể thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách số hóa các chuỗi giá trị trong nền ninh tế, cải thiện khả năng tiếp cận kỹ thuật số dịch vụ tài chính, mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao hiệu quả của thanh toán kỹ thuật số và giảm chi phí giao dịch Còn Foster và cộng sự (2021) cho rằngCBDC có thể đẩy nhanh tài chính toàn diện trong các nhóm dân cư bị loại trừ bằng cách cho phép mọi người tiếp cận CBDC với các đại lý Fintech phát hành để những người nghèo nhất có thể tránh được mức chi phí cao do ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ di động tính phí Didenko và Buckley (2021) lập luận rằng CBDC được thiết kế phù hợp với mỗi quốc gia, có thể đưa ra một giải pháp khả thi cho các vấn đề tài chính toàn diện ở khu vực Thái Bình Dương Tuy nhiên, họ kêu gọi các cơ quan quản lý ở Thái Bình Dương khu vực dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu CBDC nhằm xây dựng kiến thức và chuyên môn cụ thể để ban hành CBDC được thiết kế đạt hiệu quả.
Liên quan đến lợi ích ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của CBDC, Kim và Kwon (2019) đã chỉ ra rằng tác động CBDC đến tài chính toàn diện bằng cách sử dụng mô hình cân bằng chung tiền tệ, họ chỉ ra rằng việc đưa tiền gửi vào tài khoản CBDC sẽ làm giảm nguồn cung tín dụng tư nhân của các NHTM, điều này sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa và giảm tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi của các NHTM Điều này có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính, bằng cách tăng khả năng hoảng loạn ngân hàng trong đó các NHTM thiếu dự trữ tiền mặt để trả cho người gửi tiền Với việc nâng cao mục tiêu và chức năng của NHTW, Cukierman (2019) cho rằng, để NHTW duy trì hiệu quả chính sách tiền tệ trong thế giới ngày càng bị ngập tràn bởi tiền kỹ thuật số tư nhân, NHTW sẽ phải phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ.
Lee và cộng sự (2021) lập luận rằng các NHTW đang áp dụng CBDC có thể dựa trên công nghệ sổ cái phân tán hoặc cơ sở hạ tầng NHTW truyền thống, họ chỉ ra rằng các quốc gia thông thạo với công nghệ DLT sẽ có lợi thế cạnh tranh trong phát triển CBDC Sau khi thực hiện CBDC, sẽ phải liên tục xem xét các quy định hiện hành để hỗ trợ trung tâm CBDC và cập nhật chính sách CBDC bất cứ khi nào bối cảnh quốc tế thay đổi.
Andolfatto (2021) cho thấy rằng giới thiệu CBDC có lãi suất có thể làm giảm nhu cầu về tiền mặt và việc giới thiệu CBDC có lãi suất có thể không làm gián đoạn ổn định tài chính ngân hàng, thay vào đó có thể mở rộng cơ sở người gửi tiền nếu sự cạnh tranh gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất trên tiền gửi của khách hàng Davoodalhosseini (2021), trong một nghiên cứu tình huống ở Canada, họ chỉ ra rằng nếu chi phí sử dụng CBDC không quá cao, các đại lý kinh tế sẽ thích sử dụng CBDC hơn tiền mặt.
Rennie và Steele (2021) phác thảo các lựa chọn liên quan thiết kế CBDC và hậu quả những lựa chọn này đối với quyền riêng tư Họ lập luận rằng các NHTW có một số các ưu tiên, mà cuối cùng có thể làm suy yếu quyền riêng tư, chẳng hạn như ngăn chặn tội phạm lạm dụng quyền hệ thống tài chính, mối quan tâm địa chính trị và đổi mới khu vực tư nhân Họ lập luận thêm rằng các các mô hình CBDC hiện tại có rủi ro về quyền riêng tư có thể biến thành các tổn thất như mất ẩn danh, mất tự do, mất kiểm soát cá nhân và mất kiểm soát theo quy định David Chaum và cộng sự (2021) lập luận rằng CBDC bảo vệ quyền riêng tư phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và tuân thủ chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT) pháp luật Họ chỉ ra rằng CBDC có thể đạt được đặc tính bảo mật giao dịch bằng tiền mặt, khi CBDC được triển khai trên các hệ thống dựa trên mã thông báo Darbha và Arora (2020) phác thảo những gì khả thi về mặt công nghệ cho quyền riêng tư trong hệ thống tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương, họ chỉ ra rằng vấn đề chính là về loại thông tin cần giữ kín và tầm quan trọng của người giữ thông tin.
Về bảo mật CBDC, Minwalla (2020) khám phá các khía cạnh bảo mật liên quan đến việc xây dựng và triển khai CBDC Tác giả chỉ ra rằng (i) bảo mật phải thấm nhuần thiết kế CBDC từ khi bắt đầu cho tất cả các trường hợp sử dụng và vận hành bảo mật thông qua thử nghiệm liên tục, bảo vệ xác thực, tuân thủ các phương pháp tốt nhất và được kiểm tra, kiểm toán độc lập định kỳ các thành phần hệ thống quan trọng, (ii) các NHTW phải đảm bảo rằng các hệ thống công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đang sử dụng để triển khai một CBDC có các biện pháp bảo vệ bổ sung, (iii) cần cung cấp dịch vụ chuyên dụng cho mục đích các thiết bị lưu trữ giá trị cục bộ, vì chúng mạnh mẽ chống lại các cuộc tấn công mạng hoặc gián đoạn phát sinh, điều này sẽ đảm bảo rằng giá trị được lưu trữ mang lại khả năng phục hồi cực cao và (iv) NHTW nên đưa ra các biện pháp kiểm soát và quy trình phù hợp để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công quy mô lớn từ không gian mạng quốc tế.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam các nghiên cứu về CBDC dưới góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau Về vai trò và lợi ích tiềm năng, sự ra đời của CBDC có thể giúp cải thiện hệ thống tài chính, tuy nhiên chưa nên hình thành cho đến khi mà những bảo đảm phân bổ tín dụng, hệ thống thanh toán, các biện pháp bảo vệ an toàn ổn định tài chính mới phát huy chức năng vận hành tốt (Châu Văn Thành, 2021) Về những ưu điểm, hạn chế, thuộc tính của tiền điện tử và tiền ảo, hiện chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và không được phép giao dịch (Phùng Trung Tập, 2018) Cũng có những khuyến nghị nên nghiên cứu, phát hành thử nghiệm CBDC để kiểm tra năng lực phù hợp với thực tế, chính sách và các quy định của pháp luật (Thế Việt, Xuân Hoàng, 2021) Về thực trạng và các bài học rút kinh nghiệm cho Việt Nam đề cập đến lợi ích, rủi ro khi nghiên cứu CBDC tại Việt Nam, và đưa ra những đề xuất với việc phát hành CBDC nhằm nâng cao hiệu quả, động lực cạnh tranh cho hệ thống tài chính Việt Nam (Thanh Thúy, Hải Anh, Minh Sáng, 2022) Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu phân tích cơ hội của CBDC đối với hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam (Trung Anh, 2022) những nghiên cứu trên đưa ra các nhận định định tính. Tại hội thảo khoa học UEH năm 2021 về “Hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, nghiên cứu tập trung vào tính năng CBDC, xem xét liệu vai trò và các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN (Bích Trâm, Thùy Linh, 2021) Phương pháp nghiên cứu khảo lược, thực nghiệm và tổng hợp sự kiện thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích kèm rủi ro của CBDC, cùng vấn đề phát sinh liên quan đến tiền giấy pháp định và tiền mã hóa lưu hành trong nền kinh tế, đưa ra một số lợi ích của CBDC (Thanh Phúc, Minh Trí, 2021) Đề cập đến tác động của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương đến tỷ giá, kết quả nghiên cứu cho rằng tiền kỹ thuật số có tác động đến tỷ giá hối đoái (Hoàng Nam, 2021).
1.1.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu a, Lý thuyết có tính kế thừa
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu các dự án tiền kỹ thuật số tiến tới phát hành CBDC, vì vậy những kế thừa về khái niệm và đặc điểm các công trình nghiên cứu CBDC trước đó đã giúp quá trình nghiên cứu khám phá về CBDC trong luận văn được khái quát, từ đó mang đến các đóng góp, giải pháp và hàm ý chính sách với Việt Nam nhằm thúc đẩy nghiên cứu CBDC trong tương lai Đồng thời qua việc nghiên cứu triển khai CBDC tại các quốc gia như Thụy Điển, Trung Quốc, Bahamas là những kinh nghiệm ứng dụng hữu ích khi Việt Nam xây dựng phát triển CBDC trong tương lai. b, Khoảng trống nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện tại, CBDC vẫn là một khái niệm tương đối mới, hầu hết nghiên cứu CBDC là nghiên cứu khám phá, dù đã có các bài nghiên cứu như đã nêu trên, nhưng chưa có nghiên cứu trực tiếp quan sát về mức độ ảnh hưởng của CBDC bằng cách tiếp cận tổng thể và khái quát, và chưa có nhiều bài viết nghiên cứu toàn diện về sự tác động của CBDC đến Việt Nam.
Hiện hữu sau Covid 19, tại Việt Nam các xu thế công nghệ tài chính, thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, như xu thế thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng gia tăng, tỷ lệ sở hữu tiền điện tử tại Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người sở hữu tiền điện tử cao trên thế giới (Nhĩ Anh, 2023) Đây là động lực cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu về tác động CBDC thúc đẩy Fintech tại Việt Nam Ngoài ra, nguồn dữ liệu trong luận văn chủ yếu sử dụng từ các công trình nghiên cứu đã đi trước của các định chế tài chính, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế làm nguồn tham khảo từ đó tổng hợp, phân tích dữ liệu tạo tiền đề nghiên cứu những cơ hội, thách thức tiềm năng hướng đến phát triển CBDC tại Việt Nam. Tuy nhiên, đa số nguồn dữ liệu của các nghiên cứu, hiện đang nằm trong nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ quy mô hạn chế, cần có đề xuất rõ ràng hơn về tác động CBDC đối với tài chính toàn diện, lãi suất, bảo mật hệ thống thanh toán, những điều này cần số liệu nghiên cứu thực nghiệm, xem xét, đánh giá cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định.
Cơ sở lý thuyết về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC)
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của CBDC
Trước khi nghiên cứu khái niệm, luận văn tìm hiểu nguồn gốc ban đầu tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương(Central bank digital currency- CBDC) thực tế đã xuất hiện từ ba thập kỷ trước, vào năm 1993 ngân hàng Phần lan đã ra mắt thẻ thông minh Avant một dạng tiền mặt điện tử, hệ thống này được coi là CBDC đầu tiên trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm thay đổi bối cảnh tài chính và niềm tin của mọi người vào hệ thống ngân hàng Sự xuất hiện của tiền điện tử và sự gia tăng của các giao dịch kỹ thuật số, cộng hưởng cùng xu thế giảm chi tiêu tiền giấy, có thể đó là sự vận động tất yếu của tiền tệ Bắt đầu năm 2009 khi một cá nhân hoặc một nhóm viết dưới bút danh Satoshi Nakamoto đã đặt ra khuôn khổ lý thuyết của mình trong
“Bitcoin, hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng” Tiền điện tử cung cấp một phương thức thay thế để lưu trữ tiền và thực hiện thanh toán mà không cần dựa vào hệ thống ngân hàng truyền thống và sự kiểm soát của chính phủ- (thường được biết đến là tiền điện tử tư nhân để phân biệt với tiền pháp định của Chính phủ) Với điện thoại thông minh và kết nối internet, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tiền điện tử để gửi và nhận tiền và chi phí giao dịch thường thấp hơn đáng kể so với các giải pháp truyền thống Tiền điện tử tư nhân đang thách thức các trụ cột truyền thống của hệ thống tài chính, trong bối cảnh đó NHTW phải đối mặt với mối đe dọa về việc các cá nhân có thể lưu trữ, chi tiêu và di chuyển giá trị mà không phụ thuộc vào tiền tệ pháp định Đây là một mối đe dọa đối với vai trò truyền thống của NHTW trong chính sách tiền tệ, do đó, các NHTW đang tập trung động lực để phân tích và hiểu những tác động tiềm ẩn của việc giới thiệu CBDC Các tài liệu về CBDC được xuất bản trong những năm gần đây phản ánh nỗ lực toàn cầu chuyên sâu để đánh giá tính khả thi, dựa trên bề rộng của các mô hình và ứng dụng Việc thiếu định nghĩa và thông số kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa CBDC dường như phản ánh giai đoạn đầu của quá trình thăm dò cơ hội và đánh giá rủi ro Các nghiên cứu CBDC trải dài từ chính sách pháp lý, kinh tế, an ninh, vận hành, đến chính sách tiền tệ, hiện nay trên góc nhìn toàn cầu, có nhiều định nghĩa khác nhau được đúc kết giải thích cho tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương.
Khái niệm CBDC, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra “Tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) là dạng tiền như tiền giấy ngân hàng trung ương dưới dạng số” (IMF,2018).
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế “CBDC là một công cụ thanh toán kỹ thuật số, được gán mệnh giá theo đơn vị tính toán quốc gia và là một nghĩa vụ nợ trực tiếp của ngân hàng trung ương” (BIS,2020).
Ngân hàng trung ương Anh định nghĩa “Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ là một dạng tiền điện tử của ngân hàng trung ương, nơi mà các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán Sự khác biệt chính giữa dự trữ (đã được điện tử và ngân hàng trung ương phát hành trong nhiều thập kỷ) là chúng được chấp nhận rộng rãi cho tất cả các hộ gia đình Và không giống như tiền giấy, sẽ hoàn toàn là kỹ thuật số” (BOE,2020).
Nghiên cứu gần đây Ngân hàng thanh toán Quốc tế định nghĩa CBDC “tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương thể hiện trách nhiệm pháp lý của NHTW, loại tiền kỹ thuật số này có chức năng tương tự tiền mặt tùy thuộc vào thiết kế CBDC và đồng tiền này dành cho người dùng cuối là hộ gia đình hay doanh nghiệp sử dụng”
Từ khái niệm về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương của các tổ chức tài chính quốc tế, luận văn rút ra khái niệm chung CBDC là tiền điện tử ngân hàng trung ương hoạt động trên nền tảng công nghệ số, đóng vai trò là phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị như các loại tiền pháp định khác.
Qua các nghiên cứu về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC), ngoài đặc điểm CBDC là khoản nợ của ngân hàng trung ương và tiềm năng trở thành phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt, CBDC còn có các đặc điểm chính như sau:
+ Một là, CBDC là tiền pháp định, có hiệu lực thanh toán bắt buộc được sự quản lý của ngân hàng trung ương Đây là đặc điểm rõ nhất để phân biệt CBDC với Bitcoin và các loại tiền ảo khác, CBDC là tiền pháp định ngân hàng trung ương dưới dạng kỹ thuật số, còn tiền ảo không được Chính phủ bảo đảm đồng nghĩa với việc không phải là tiền pháp định quốc gia vì thế NHTW không kiểm soát, mặt khác tiền ảo được tạo ra và quản lý bởi các cá nhân, tổ chức tư nhân nên sẽ không ổn định, uy tín và hợp pháp như tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương.
+ Hai là, CBDC là loại tiền không mang hình thái vật chất cụ thể, như với tiền pháp định truyền thống khi thanh toán bằng tiền mặt liên quan đến việc trao đổi tiền vật lý, còn các giao dịch kỹ thuật số thì không, mọi giao dịch thanh toán trực tuyến không thể sử dụng bằng tiền mặt Đây là một trong những lý do khiến tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số.
+ Ba là, CBDC hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, công nghệ chuỗi khối và công nghệ sổ cái phân tán điều này giải quyết các hạn chế của hình thái tiền tệ truyền thống về khoảng cách địa lý, thời gian thanh toán, khi cần thanh toán nhanh chóng cho người nào đó ở xa Đồng thời CBDC mang đến quyền riêng tư của các giao dịch thanh toán cũng như tính ẩn danh, bảo mật danh tính cho người dùng.
+ Bốn, CBDC là phương tiện trao đổi, đo lường giá trị và lưu trữ giá trị như các chức năng của tiền pháp định, điều này thích hợp để CBDC thành một hình thức tiền tệ mới nhằm bổ sung cho các hình thức tiền tệ truyền thống Hạn chế chính của tiền giấy, tiền xu là dễ bị đánh cắp và tốn kém chi phí khi vận chuyển với số lượng lớn điều này CBDC có thể thay thế tiền mặt ứng dụng tốt hơn dưới dạng điện tử.
+ Năm là, tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương thực hiện giao dịch thanh toán ngang hàng (P2P) không cần qua các tổ chức trung gian với tốc độ xử lý nhanh chóng theo thời gian thực (RTGS).
+ Sáu là, CBDC đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt một cách thận trọng đảm bảo tính bảo mật, tính minh bạch Với các kỹ thuật mật mã chỉ các giao dịch được xác nhận mới có thể được ghi lại trên chuỗi khối, sau khi được xác thực bởi các nút trong chuỗi khối được giao dịch liên tục, các giao dịch sẽ không thể bị sửa chữa hay thay đổi Sổ cái được chia sẻ giữa tất cả những người tham gia trong mạng Blockchain, điều này mang lại sự minh bạch.
+ Bảy là, CBDC có khả năng xử lý được khối lượng các giao dịch lớn với chi phí thanh toán hợp lý trên phạm vi toàn cầu.
+ Tám là, CBDC hướng đến tăng cường vị thế quốc tế của một loại tiền tệ quốc gia, có tiềm năng thay thế hệ thống thanh toán chuyển tiền SWIFT nhờ hoạt động bảo mật dựa vào công nghệ chuỗi khối, điều này củng cố an toàn chủ quyền tiền tệ quốc gia, ứng phó với các nguy cơ kinh tế- chính trị trên thế giới lan tỏa sang hệ thống tài chính, trước những thay đổi sâu rộng cục diện địa, chính trị, tiền tệ toàn cầu.
1.2.1.3 Phân biệt CBDC với tiền điện tử và tiền ảo Bitcoin
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ THỬ NGHIỆM TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thử nghiệm CBDC
2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.1.1.1 Đặc điểm kinh tế Trung Quốc
Hiện Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, theo số liệu của cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, trung bình đóng góp 38,6% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn các nước G7 cộng lại Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 140 quốc gia, vào năm 2030 Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới theo báo cáo kinh tế thế giới thường niên năm 2021 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) Dân số Trung Quốc hiện có hơn 1,45 tỷ người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và chiếm 18,11% dân số thế giới Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Tổng diện tích đất là 9.390.784 km2, độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 39,5 tuổi Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc hiện là một trong những nước đóng vai trò kinh tế và tài chính quan trọng nhất trên thế giới Các chính sách và hành động của Trung Quốc có tác động đến tăng trưởng toàn cầu và cấu trúc kinh tế toàn cầu.
2.1.1.2 Quá trình thử nghiệm DC/EP
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được công nhận là một trong những NHTW đầu tiên trên thế giới tích cực nghiên cứu CBDC từ năm 2014 với mục tiêu thay thế cho RMB dạng tiền giấy và tiền xu Đầu năm 2017, PBOC khánh thành “Viện nghiên cứu tiền kỹ thuật số” và mời các ngân hàng quốc doanh cùng các tổ chức trong ngành tham gia phát triển “Hệ thống Thanh toán điện tử tiền kỹ thuật số”- DC/EP (Digital Currency Electronic Payment) Bắt đầu năm 2019PBOC bắt tay phổ biến các thông tin về tiền số, nhân dân tệ số- hay tiền số thanh toán điện tử DC/EP Theo Zhou (2020) DC/EP chính là tiền pháp định dạng số của đồng nhân dân tệ của ngân hàng nhân dân Trung Quốc và chịu điều chỉnh bởi luật hiện hành đối Thống đốc PBOC Yi Gang cho biết các thử nghiệm của DC/EP đang diễn ra ở Thâm Quyến, Tô Châu, Xiong’an và Thành Đô, cùng thời điểm Ngân hàng Nông nghiệp Trung
Quốc phát hành một ứng dụng di động thử nghiệm DC/EP sẽ được sử dụng ở thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022.
Tuy nhiên, kết quả ban đầu không lạc quan khi nhiều công dân không cài đặt hệ thống thanh toán này Trong một phát biểu thống đốc PBOC Yi Gang cho biết hơn 2 tỷ RMB (299,07 triệu USD) đã được chi tiêu bằng cách sử dụng nhân dân tệ số trong bốn triệu giao dịch ở Trung Quốc Người dân đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán, bao gồm mã vạch, nhận dạng khuôn mặt và giao dịch một chạm (tap-to- go) Trong tương lai, danh sách thành phố thí điểm có thể thêm Thượng Hải, Hải Nam, Thanh Đảo, Đại Liên và Tây An Vào tháng 12 năm 2020, Giám đốc Điều hành Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) Eddie Yue cho biết PBOC và HKMA đang chuẩn bị thử nghiệm việc sử dụng DC/EP cho các khoản thanh toán xuyên biên giới Đến tháng 1 năm 2021, SWIFT đã thành lập một liên doanh tại Bắc Kinh với PBOC cùng với các cổ đông khác là Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc (CIPS) và Hiệp hội thanh toán và bù trừ của Trung Quốc Tháng 2 năm 2021, PBOC hợp tác với NHTW UAE, Hong Kong, Thái Lan và BIS trong dự án ‘mCBDC Bridge’ để thanh toán xuyên biên giới Đây được xem là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tích cực thực hiện việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc chưa có văn bản pháp lý chính thức đối với DC/EP, mà hiện đang chuẩn bị sửa đổi chung về Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (bản dự thảo), trong đó đề xuất rằng tiền Trung Quốc bao gồm cả dạng vật lý và kỹ thuật số (e-CNY) và xác nhận tình trạng đấu thầu hợp pháp của e- CNY.
Dự thảo luật trao cho NHTW quyền hạn rộng lớn trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giám sát hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính NHTW sẽ có trách nhiệm điều phối công việc về an ninh tài chính quốc gia, với mục tiêu phát triển CBDC của Trung Quốc Ngoài ra, dự thảo luật nghiêm cấm và phạt tiền đối với việc sản xuất, bán và lưu hành “CBDC bất hợp pháp”, không được Nhà nước công nhận.
Trung Quốc sẽ “tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích mới như tiền tệ số,tài sản ảo trực tuyến và dữ liệu, đây có thể được xem là cơ sở pháp lý ban đầu cho tiền số Ngoài ra, vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, PBOC đã công bố dự thảo sửa đổi Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để lấy ý kiến cộng đồng (“Dự thảo LuậtNHTW”).
Dự thảo Luật DC/EP của PBOC cho rằng không ai được sản xuất và bán các token số thay thế cho nhân dân tệ.
PBOC và các tổ chức tài chính Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ công khai bất kỳ thông tin tài liệu, thông báo, đặc điểm hoạt động hoặc luật và quy định nào về DC/EP cho công chúng Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của NHTW, chính phủ và các cơ quan quản lý pháp lý khác đã bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ thông tin cập nhật về dự án DC/EP của Trung Quốc.
Tiền của NHTW truyền thống có ba chức năng chính, là thanh toán, định giá và đầu tư Do đó, CBDC nói chung cũng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một phương tiện trao đổi gần như miễn phí, một đơn vị tài khoản ổn định và lưu trữ giá trị an toàn trong các điều kiện lý tưởng Tuy nhiên, DC/EP hiện tại sẽ chỉ tập trung vào việc tạo điều kiện thanh toán và nhằm mục đích thay thế tiền mặt trong lưu thông Đối với PBOC, thanh toán sẽ chỉ là bước đầu tiên và tương đối thận trọng, và DC/EP sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc định giá và đầu tư trong tương lai So sánh với các loại tiền số tư nhân và các phương tiện thanh toán khác, DC/EP có những đặc điểm được thể hiện ở bảng bên dưới.
Bảng 2.1: Đặc điểm DC/EP so với các phương tiện thanh toán khác
Thiết kế và cách thức hoạt động của DC/EP được phát hành và phân phối dựa trên một hệ thống hai cấp (Li và Huang, 2021) Cấp đầu tiên sẽ là phát hành DC/EP từ NHTW cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức phi tài chính như Alibaba, Tencent và UnionPay (các tổ chức trung gian) Cấp thứ hai sẽ là phân phối DC/EP từ các trung gian nêu trên cho người dùng cuối như các công ty và cá nhân. Người sử dụng có thể thực hiện thanh toán bằng ví DC/EP (thanh toán qua mã QR, NFC, v.v.) để mua hàng hóa.
Hình 2.1: Mô hình hoạt động DC/EP
Trung Quốc đã phát triển thị trường thanh toán di động lớn nhất thế giới với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng năm, và tổng số những người dùng điện thoại thông minh chiếm gần 95% (theo dữ liệu của IPSOS- công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia) Trong bối cảnh thanh toán di động Alipay và Tenpay kết hợp với nhau để chiếm hơn 90% tổng thị phần Ví di động trong ứng dụng thử nghiệm DC/EP ban đầu tương tự như các công cụ thanh toán của bên thứ ba như Alipay và Wechat.
Thử nghiệm ví điện thoại di động DC/EP sử dụng thanh toán bằng mã quét, chuyển tiền, thu tiền và sử dụng thiết bị di động để thanh toán hoặc chuyển từ thiết bị di động sang thiết bị di động khác để thanh toán và đây là điểm khác biệt chính giữa khả năng chuyển DC/EP giữa các hệ thống tài khoản khác nhau, điều này không thể xảy ra đối với WeChat và Alipay Ngoài ra, phương thức thanh toán điện tử hiện tại chỉ hỗ trợ thanh toán ngoại tuyến một lần trong các tình huống hàng ngày, trong khi DC/EP có thể cho phép cả hai bên chuyển sang ngoại tuyến trong thời gian ngắn với các tình huống khác nhau.
Mối quan tâm của PBOC là làm cho việc thanh toán DC/EP trở nên thuận tiện và cạnh tranh nhất có thể Theo thông tin phát hành bằng sáng chế hiện tại, DC/
EP có thể hỗ trợ việc quẹt thẻ chip và các phương thức kết nối gần khi sử dụng điện thoại di động thông minh cho người sử dụng Quan trọng hơn DC/EP sẽ sử dụng trung tâm xác nhận tín dụng của PBOC, bảo mật có thể sẽ cao hơn so với các tùy chọn thanh toán của các tổ chức trung gian Bất kể ứng dụng DC/EP hướng tới người tiêu dùng cuối cùng được thiết kế như nào, DC/EP có thể tạo ra một sự thay thế phần nào hoạt động thanh toán của các tổ chức trung gian.
Hiện chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra, nhưng có khả năng Alibaba, Tencent và các công ty công nghệ tài chính khác sẽ đóng vai trò là nhà phân phối DC/EP theo cách tương tự đối với các ngân hàng thương mại Theo các bằng sáng chế do Alipay đệ trình, các công ty công nghệ tài chính có thể đăng ký trở thành nhà phân phối DC/EP và sau đó có thể cung cấp các dịch vụ tài chính dựa trên DC/EP cho người dùng Mặc dù DC/EP là một phương thức bổ sung cho phương thức thanh toán (thay thế cho tiền mặt), nhưng nó có thể khiến người dùng phải lựa chọn giữa các tổ chức trung gian và ví DC/EP.
Từ quan điểm này, DC/EP cung cấp một nghiên cứu điển hình thú vị khác về các nền kinh tế có thị trường thanh toán tư nhân tập trung và cách các ngân hàng trung ương có thể tìm cách thúc đẩy khả năng cạnh tranh thanh toán hơn nữa bằng cách sử dụng CBDC.
Hình 2.2: Mô hình DC/EP trong thanh toán quốc tế
Bài học rút ra cho Việt Nam
Nghiên cứu thiết kế, mô hình hoạt động tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương của ba quốc gia nói trên, tác giả thấy rằng phát triển CBDC là xu thế trên thế giới đồng thời tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm đề xuất với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, phát hành và ứng dụng CBDC là xu hướng phát triển cần thiết tại
Việt Nam, phù hợp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số CBDC sẽ là phương thức thanh toán mới bổ sung cho thị trường tiền tệ, và đóng vai trò bù đắp các hạn chế của các loại tiền truyền thống.
Thứ hai, NHNN cần đưa ra các văn bản pháp lý, chính sách cụ thể định hướng tiên phong trong các giải pháp quản lý, mô tả rõ ràng định nghĩa về CBDC, phân biệt đặc điểm của các loại tiền như tiền ảo, tiền điện tử, làm cơ sở xây dựng khung pháp lý với các loại tiền hoạt động trên môi trường công nghệ, điện tử theo tiêu chuẩn hội nhập quốc tế Trong các dự án CBDC của Trung Quốc và Thụy Điển đang dự thảo và chuẩn bị sửa đổi luật, còn Bahamas đã ban hành sửa đổi luật áp dụng cho đồng tiền kỹ thuật số Sand dollar Một số NHTW cho rằng không cần cải cách luật, bổ sung trong giai đoạn thí điểm, nhưng cải cách luật sẽ cần thiết cho giai đoạn cuối (giai đoạn triển khai) Việc thực hiện các chính sách trong giai đoạn thử nghiệm có thể hữu ích khi NHTW thay đổi các tính năng thiết kế cơ bản sau khi thử nghiệm.
Thứ ba, phát triển hệ thống thanh toán quốc gia (TTQG) dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán, đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro các giao dịch thanh toán xuyên quốc gia liên quan đến CBDC trong tương lai.
Nâng cấp hệ thống thanh tức thời RTGS, cho phép các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán phi ngân hàng được tiếp cận RTGS, làm tiền đề CBDC được tích hợp hiệu quả vào hệ thống TTQG.
Nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hạ tầng thanh toán tập trung, gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng các máy chủ an toàn vận hành hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ, đáp ứng sự phát triển của tiền kỹ thuật số và các phương thức công nghệ thanh toán mới Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, công nghệ DLT là động lực chính phát triển CBDC, các quốc gia có quan điểm khác nhau về bảo mật dựa trên cách tiếp cận công nghệ, một số nhà thầu chính phối hợp với NHTW để vận hành CBDC như Bahamas và Thụy Điển, đồng thời sử dụng công nghệ DLT để thử nghiệm và triển khai CBDC (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Công nghệ sổ cái phân tán của các quốc gia
Nguồn: Cấn Văn Lực và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (2020) Thứ tư, NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước đi đầu trong các nghiên cứu cũng như học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển CBDC trên thế giới, như Trung Quốc, Bahamas và Thụy Điển để xây dựng các kịch bản phát hànhCBDC phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam Đặc biệt cập nhật và có các kịch bản kịp thời nghiên cứu sự ảnh hưởng việc triển khai DC/EP của Trung Quốc trong thời gian tới đối với hệ thống tài chính, thương mại, đầu tư Việt Nam.
Bảng 2.4: Quan điểm và tiến độ phát triển CBDC của các quốc gia
Nguồn: Cấn Văn Lực và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
(2020) Thứ năm, NHNN cùng các cơ quan của Chính phủ, xây dựng các quy định, quy chuẩn, quy định cấp phép với các tổ chức, cá nhân trung gian tham gia cung cấp các dịch vụ thanh toán công nghệ số đảm bảo an ninh bảo mật đặc biệt lưu ý đến các báo cáo giao dịch thanh toán đáng ngờ và kiểm toán định kỳ số dư tiền pháp định và tiền ảo, dưới sự chủ trì và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Hiện chính sách, chủ trương và quyết tâm của Chính phủ được thể hiện trong “Chiến lược tổng thể về hệ thống thanh toán quốc gia”, NHNN cần ban hành cập nhật, sửa đổi Nghị định về TTKDTM với quy định đột phá, thích ứng nhanh chóng, bổ sung và hoàn chỉnh văn bản pháp luật với các công nghệ hiện đại ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ tài chính, trong đó có công nghệ chuỗi khối, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu phát triển thiết kế CBDC phù hợp với Việt Nam.
Bảng 2.5: Thiết kế CBDC của Trung Quốc, Bahamas, Thụy Điển
Nguồn: Cấn Văn Lực và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (2020)
Qua các nghiên cứu và triển khai CBDC các quốc gia như với Trung Quốc mục tiêu phát triển CBDC hướng đến tăng cường an toàn, chủ quyền tiền tệ quốc tế, thay thế hệ thống tiền dự trữ, thúc đẩy tài chính toàn diện, tiết giảm nguồn lực chi phí, phòng chống tội phạm, chế độ ẩn danh cao nhưng vẫn được kiểm soát Với
Bahamas phát triển CBDC được ưu tiên sử dụng trong nước, tăng cường hiệu quả giao dịch thanh toán, chủ động kiểm soát hoạt động rửa tiền, bất hợp pháp, giảm chi phí chuyển tiền, hướng đến tài chính toàn diện Tại Thụy Điển, quốc gia có nền kinh tế phát triển, mục tiêu là tìm kiếm các giải pháp thanh toán mới ứng phó trước sự suy giảm sử dụng tiền mặt, tăng cường hiện đại hóa hệ thống tiền tệ và bảo mật, cung cấp một phiên bản tiền giá trị mang đến cho người dùng giá trị ổn định và phương tiện thanh toán hiệu quả.
Những kinh nghiệm trên sẽ hữu ích cho việc nghiên cứu CBDC tại Việt Nam Tác giả cho rằng phát triển CBDC là xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghệ số, đồng thời CBDC sẽ là phương thức thanh toán bổ sung bù đắp hạn chế cho các loại tiền truyền thống Tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm đề xuất với Việt Nam như sau:
+ Phát hành và ứng dụng CBDC là xu hướng phát triển cần thiết tại Việt Nam, phù hợp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số.
+ NHNN cần đưa ra các văn bản pháp lý, chính sách định hướng tiên phong trong các giải pháp quản lý, định nghĩa rõ ràng về CBDC và phân biệt đặc điểm của các loại tiền như tiền ảo, tiền điện tử, làm cơ sở xây dựng khung pháp lý các loại tiền hoạt động trên môi trường công nghệ số theo tiêu chuẩn hội nhập quốc tế.
+ Phát triển và nâng cấp hệ thống thanh toán quốc gia (TTQG) dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống thanh tức thời RTGS, có giải pháp ứng dụng Blockchain tiến tới đáp ứng sự phát triển CBDC và các phương thức công nghệ thanh toán mới trong tương lai.
+ NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước đi đầu trong các nghiên cứu cũng như học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển CBDC trên thế giới Đặc biệt cập nhật và có các kịch bản kịp thời nghiên cứu sự ảnh hưởng việc triển khai
DC/EP của Trung Quốc với hệ thống tài chính, thương mại, đầu tư Việt Nam.
+ NHNN cùng các cơ quan của Chính phủ có các biện pháp quản lý, giám sát các tổ chức, cá nhân trung gian tham gia cung cấp các dịch vụ thanh toán công nghệ số đảm bảo tính an toàn bảo mật hệ thống mang đến hiệu quả giao dịch thanh toán.
Sự cần thiết của việc nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số ngân hàng
3.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại Việt Nam
Nghiên cứu các dự án phát triển CBDC và công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, thấy rằng, về nguyên tắc cơ bản cần phát triển CBDC là một đơn vị tiền tệ hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử, được lưu giữ trên Internet, hệ thống máy tính, điện thoại thông minh và các thẻ thanh toán điện tử, cho phép các giao dịch tức thời được thực hiện liền mạch CBDC sẽ là đồng tiền pháp định được NHNN quản lý và bảo đảm như tiền giấy, thay vì in tiền giấy, NHNN phát hành một lượng nhất định tiền kỹ thuật số trên nền tảng công nghệ số.
Các lợi ích của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương, giúp hiện đại hóa hệ thống thanh toán góp phần thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam CBDC giúp tiết giảm chi phí in ấn, phát hành và quản lý so với tiền giấy đồng thời hướng đến tiêu chí xanh, thân thiện và bảo vệ môi trường Việc phát hành CBDC giúp NHNN giảm thiểu được các loại chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển và quản lý so với tiền giấy Khi phát triển CBDC là một trong các nhân tố thúc đẩy tài chính toàn diện sẽ giúp nhiều người dân bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính ở vùng sâu, vùng xa, đối tượng yếu thế sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính tại nơi họ sinh sống và làm việc, mang lại sự an toàn hơn Hiện nay, công chúng có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích, trả nợ các khoản vay tín dụng nhỏ, hay sử dụng thanh toán mua bảo hiểm Người dân có mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ có khả năng nhận các khoản thanh toán, các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ thông qua kỹ thuật số, giúp người dân tiết kiệm các nguồn lực về thời gian và chi phí đi lại, có thể trong nhiều năm tới các NHNN sẽ tiếp tục sử dụng đồng tiền pháp định truyền thống cùng với ví điện tử, nhưng CBDC đầy triển vọng rất có thể sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
3.2 Đánh giá khả năng thử nghiệm CBDC tại Việt Nam
Trong Quyết định số 942/QĐ- TTg Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 Chính phủ đã giao NHNN nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) giai đoạn 2021- 2023. Đây được xem là một bước mở đường của Chính phủ để NHNN bắt nhịp với xu hướng nghiên cứu, phát triển và thí điểm tiền kỹ thuật số hiện đang được các ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện trên toàn cầu. Đặc điểm nguồn lực ưu việt của Việt Nam, hiện là quốc gia đang trong thời kỳ vàng của dân số trẻ, cộng với sự đồng hành và hỗ trợ chính sách của Chính Phủ qua các quyết định “Chính phủ số- Xã hội số” kể trên, điều này tác động giao thoa cùng dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư quốc tế, khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam Điều này, là động lực mạnh mẽ đang thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở Việt Nam đúng theo đường hướng và quyết tâm thể hiện trong Quyết định số 942/QĐ- TTg.
Trong 5 năm tới, sự chuyển đổi mạnh mẽ sẽ diễn ra trong lĩnh vực công nghệ Việt nam, nền kinh tế số được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 8,9% trong giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát trong chỉ số các nền kinh tế kỹ thuật số do Financial Times và công ty Omdia thiết lập và theo dõi (Khánh Lan,2022) Chỉ số này theo dõi các thước đo tăng trưởng trong 5 hạng mục lớn sau: Kết nối, việc truy cập các dịch vụ kỹ thuật số qua băng thông rộng cố định và di động Thiết bị di động, sự sẵn có của điện thoại thông minh, máy tính bảng… Giải trí kỹ thuật số: số lượng thuê bao đăng ký dịch vụ phát nhạc và video trực tiếp cũng như số lượng người dùng YouTube và Facebook Thanh toán, số lượng chủ thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và giá trị giao dịch Và cuối cùng là chi phí của doanh nghiệp cho dịch vụ điện toán đám mây và công nghệ thông tin nói chung.
Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế số trong 5 năm tới
Gần đây, tháng 6 năm 2022, tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”, số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố tại hội thảo cho biết, đến nay, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015- 2021 Đồng thời, có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC) Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ) Đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021 (Minh Đức,2022)
Hình 3.2 Tăng trưởng mở tài khoản cá nhân từ năm 2015- 2021
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, cho biết Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, ban hành: kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; chỉ thị về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng tiền ảo gia tăng mạnh mẽ, hiện Việt Nam đang đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng top 20 quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao nhất trong năm 2021 theo báo cáo của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development- Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) Báo cáo được công bố mới đây của UNCTAD cho biết việc sử dụng tiền mã hóa trên toàn cầu có xu hướng tăng mạnh trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, trong đó Việt Nam xếp thứ 11 với 6,1% dân số, cao hơn Thái Lan có tỷ lệ 5,2% Ukraine là nơi dẫn đầu trong danh sách này khi có 12,7% dân số sở hữu tiền mã hóa Đứng kế tiếp là Nga có tỷ lệ 11,9%, Venezuela là 10,3%, ngoài ba quốc gia dẫn đầu nêu trên, Singapore đứng thứ 4 có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao với mức 9,4%.
Hình 3.3 Tỷ lệ dân số các quốc gia sở hữu tiền ảo
Qua các dữ liệu kinh tế và thống kê trên, thấy rằng Việt nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số từ Chính phủ, NHNN đến công chúng luôn sẵn sàng chấp nhận và thích ứng với công nghệ số, điều này là nền tảng cơ bản để hướng đến việc xây dựng, nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số tại Việt nam.
3.2.1 Phân tích ma trận SWOT
Phương pháp phân tích SWOT còn được gọi là ma trận Dawes SWOT được đề xuất bởi giáo sư quản lý Weirick, từ Đại học San Francisco vào đầu những năm
1980 và thường được sử dụng để xây dựng chiến lược công ty, phân tích đối thủ cạnh tranh và các dịp khác Phần chính của SWOT gồm, “Điểm mạnh” (Strengths),
“Điểm yếu” (Weaknesses), “Cơ hội” (Opportunities) và “Thách thức” (Threats) của mục tiêu phân tích.
Trong luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu dựa trên khung phân tíchSWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức màCBDC đang có và đang đối mặt, từ đó sẽ đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp nhằm tiến tới thúc đẩy CBDC phát triển tại Việt Nam.
3.2.1.1 Phân tích về điểm mạnh (S)
Trong nội tại kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều điểm mạnh là chất xúc tác cho quá trình xây dựng và phát triển CBDC như sau a, Việt Nam đang trong thời điểm có các động lực, thời cơ và xu hướng phát triển của các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối và Internet vạn vật, các mô hình mới và hình thức kinh doanh mới của nền kinh tế kỹ thuật số không ngừng xuất hiện Chính vì điều đó nền kinh tế Việt N am đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, năm 2022 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng vượt qua 8% (Dương Ngọc,2023), đổi mới công nghệ mà đại diện là nền kinh tế số đã trở thành động lực thiết yếu cho đà phát triển. b, Thị trường trong nước của Việt Nam với thời kỳ dân số vàng có thể nhanh chóng hỗ trợ các yêu cầu phát triển công nghệ số là nền tảng của tiền kỹ thuật số, Fintech cùng xu thế tiết kiệm tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt gia tăng. c, Thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, cung cấp cho công chúng các dịch vụ thanh toán bán lẻ tiện lợi và hiệu quả trong những năm gần đây Quá trình phát triển nền kinh tế số, người dân đã hình thành thói quen thanh toán kỹ thuật số và nâng cao hiểu biết của công chúng về công nghệ và dịch vụ số Fintech, ví điện tử, đồng thời, để đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội chất lượng cao, một loại hình cơ sở hạ tầng thanh toán bán lẻ mới an toàn, linh hoạt và toàn diện hơn là cần thiết như một sản phẩm công cộng phục vụ nhu cầu thanh toán đa dạng của người sử dụng và để nâng cao mức độ dịch vụ tài chính thiết yếu, thúc đẩy dòng chảy công nghệ tài chính trong nước và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng một mô hình phát triển xã hội số như thanh toán ví điện tử viễn thông Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ví điện tử cùng các tương tác giao dịch ngân hàng năm 2020 tăng 61% so với năm 2019 tại Châu Á (Hình 3.4) theo hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA,2021)
Hình 3.4: Tăng trưởng mobile money và giao dịch với ngân hàng
Nguồn: GSMA (2021) d, Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, xã hội số cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh, Việt Nam hiện quốc gia có tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2017 đến năm 2021 theo số liệu của NHNN (Hình 3.5) Ước tính đến hết tháng 11, tăng trưởng tín dụng năm 2022 đạt 12,2% so với GDP 2022 đạt 8% Tốc độ tăng tín dụng qua các năm 2020, 2021 vẫn giữ mức phát triển lần lượt là 12,17% và 13,53% mặc dù GDP giảm do các phong tỏa hạn chế Covid 19, điều này cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia vào hoạt động tài chính tín dụng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP của Việt Nam
Nguồn: Chí Tín (2022) Để đạt được những kết quả trên, NHNN đã điều hành, quản lý chắc chắn,chủ động, hiệu quả, phối hợp đồng bộ chính sách tiền tệ với các chính sách tài chính khác đồng thời bám sát các chỉ đạo kịp thời, quyết liệt và sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm đảm bảo ổn định tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội Việt Nam,những điểm mạnh trên nhận được sự ghi nhận đánh giá cao của các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào nội tại kinh tế ViệtNam, bằng minh chứng tổng lượng vốn FDI qua các năm đều khả quan.
3.2.1.2 Phân tích về điểm yếu (W) a, Hiện chưa có khung pháp lý chính thức đề cập đến tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương và pháp luật không bảo hộ tiền ảo và tiền kỹ thuật số khu vực tư nhân chính vì vậy NHNN không công nhận lưu hành tiền ảo tại Việt Nam Và tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương vẫn chưa được định nghĩa riêng biệt và phân loại rõ ràng với các đồng tiền khác Hiện số lượng người sở hữu tiền ảo tại Việt Nam chiếm số lượng cao điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn an ninh tài chính tiền tệ đến từ rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các hoạt động kinh tế, chính trị phi pháp khác có diễn biến ngầm trong xã hội, điều này là điểm nghẽn nằm ở khung pháp lý của Chính phủ và NHNN chưa có quy định pháp lý cho các hình thức tiền điện tử. b, Rủi ro lỗ hổng bảo mật và các hoạt động tội phạm mạng của các thanh toán công nghệ số, có sự khác biệt với các hình thức thanh toán ngân hàng truyền thống Khi tính đến phương án triển khai CBDC hoạt động trên môi trường công nghệ số điều này tiềm ẩn rủi ro bảo mật hệ thống gia tăng theo các cuộc tấn công trực tuyến trên môi trường không gian mạng, nguy cơ diễn ra các giao dịch rửa tiền, phi pháp, các kỹ thuật tấn công ngày càng tinh vi và khó xác định được đối tượng thực hiện NHTW cần nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và quản lý đồng bộ. c, Về nguồn nhân lực, vẫn thiếu đội ngũ chuyên gia, nhân sự then chốt, chuyên nghiệp, bản lĩnh có tầm khu vực và quốc tế, thiếu nhân sự có năng lực cao về công nghệ số hiện đại và chuyển đổi số Đặc biệt khi ứng dụng và vận hành CBDC đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự với năng lực kỹ thuật cao để quản lý, vận hành cũng là một trong những điều kiện khó khăn. d, Trong khu vực Đông Nam Á, tài chính toàn diện ở Việt Nam đang nằm ở khoảng giữa, với tỷ trọng hơn 30% dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Đến cuối năm 2019 Việt Nam có gần 40% dân số có tài khoản ngân hàng theo IDG(Tập đoàn dữ liệu quốc tế), tới 80% tiêu dùng hàng ngày của người dân được thực hiện bằng tiền mặt (Hoàng Yến, 2022) Tỷ trọng sở hữu tài khoản ngân hàng ở mức trung bình Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ ngân hàng trên đầu người dân thấp, với tỷ lệ 3,8/100.0000 dân và số lượng máy ATM gần 24/100.000 dân là rất hạn chế so với các quốc gia Đông Nam Á.
Hình 3.6: Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng tại Đông Nam Á
Thách thức đặt ra khi NHNN Việt Nam áp dụng CBDC
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở cao, trong tương lai khi áp dụng CBDC, NHNN sẽ đối mặt một số thách thức dưới đây và cần được xem xét cẩn trọng:
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở cao, trong tương lai khi áp dụng CBDC, NHNN sẽ đối mặt một số thách thức dưới đây và cần được xem xét cẩn trọng:
Một là, CBDC hoạt động dựa trên công nghệ chuỗi khối, dựa vào khả năng thiết kế CBDC của NHNN do đó bất kỳ lỗ hổng thiết kế nào đều dẫn đến những kết quả không mong đợi, chính vì vậy NHNN cần phải thiết lập hệ thống thanh toán an toàn và các giải pháp bảo mật cả phần cứng, phần mềm và ở nhiều tầng khác nhau của hệ thống, đồng thời NHNN đầu tư vào công nghệ và hệ thống bảo mật dữ liệu hiện đại nhằm đem đến các yếu tố về quyền riêng tư và sự an toàn cho hệ thống thanh toán CBDC trước các cuộc tấn công mạng.
Hai là, thách thức đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ, do các dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam bằng CBDC có thể luân chuyển tức thời, điều này gây ra sự biến động mạnh mẽ cho hệ thống tài chính Việt Nam tạo áp lực lên vai trò thực thi quản lý điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Ba là, sự đồng thuận chấp nhận của người dùng, việc chấp nhận và sử dụng
CBDC rộng rãi phụ thuộc vào sự tin tưởng của người sử dụng NHNN cần xây dựng niềm tin của công chúng vào CBDC và đảm bảo rằng nó được đưa ra thị trường một cách an toàn, tiện lợi và đạt hiệu quả cao.
Bốn là, CBDC có thể ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán hiện có của Việt
Nam, NHNN cần điều chỉnh, cập nhật các quy trình thanh toán và hệ thống thanh toán để tích hợp CBDC một cách tốt nhất và đảm bảo sự liên kết với hệ thống thanh toán toàn cầu thông suốt và nhanh chóng.
Năm là, NHNN cũng phải đối mặt với các thách thức liên quan đến kiểm soát rủi ro, quản lý thanh khoản ảnh hưởng các yếu tố ngoại tệ và rủi ro trong việc kiểm soát, ngăn chặn các loại tội phạm công nghệ cao, rửa tiền xuyên biên giới.
Sáu là, thách thức phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ số, tài chính số với NHNN để phát triển CBDC phù hợp với Việt Nam, NHNN cần tham vấn chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số bởi CBDC là tiền điện tử nên điểm quan trọng là bảo mật dữ liệu và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.