CÁC DẠNG MÔ HÌNH KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tom – Tài liệu học phân tích kỹ thuật cơ bản
Lý thuyết:Các dạng mô hình kỹ thuật được xác định bằng hỗ trợ, kháng cự và trendlines Chúng là những lý thuyết căn bản nhất mà bất cứ một trader nào cũng cần phải nắm rõ, nhận biết và phân tích được để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn xu hướng buy hay sell.Có rất nhiều mô hình khác nhau được vận dụng, chúng là kết quả của việc nhận biết sóng Elliot một cách rõ ràng nhất và đơn giản nhất Nhưng cơ bản có thể chia ra làm 3 dạng chính:
Dạng 1: Các mô hình kỹ thuật chỉ báo quá trình tiếp diễn của giá.
Dạng 2: Các mô hình kỹ thuật chỉ báo lưỡng tính (2 chiều)
Dạng 3: Các mô hình kỹ thuật chỉ báo quá trình ngược chiều của giá, hay nói cách khác
mô hình kỹ thuật báo hiệu đáy và đỉnh của giáDưới đây các mô hình kỹ thuật sẽ viết tắt là MHKT, chúng ta hãy cùng xem xét từng dạng cơ bản:
1 Mô hình “Cờ chữ nhật” – Flag
a Nhận biết
- Mô hình Cờ chữ nhật rất hay gặp trong các sóng tăng trưởng hoặc thoái lui mạnh,
chúng biểu thị điểm dừng chân tạm thời sau quá trình tăng hoặc giảm giá, để sau đó tiếp diễn xu hướng chính với cường độ tương tự trước quá trình tăng trưởng
- Cách xác định mô hình khá đơn giản, trong khung thời gian sau quá trình tăng giá,
chúng ta thấy có cụm nến thoái lui được bọc bởi vùng hỗ trợ kháng cự song song với nhau như một kênh giá đi ngang ngắn hoặc hướng xuống, cũng tương tự ngược
Trang 2lại với trường hợp thị trường giá đang giảm chúng ta thấy các vùng nến nằm trong một kênh giá ngắn có xu hướng đi ngang hoặc hướng lên.
- Điểm xác định mô hình Cờ chữ nhật chính là điểm Break Out (BO), sau khi phá vỡ
mô hình hiệu chỉnh trong cờ, điểm BO chính là điểm đánh dấu quá trình tăng trưởngtiếp tục để tiếp diễn mô hình và dựa vào đó chúng ta sẽ dùng nó để chốt lời (Take profit – TP) hoặc cắt lỗ (Stop lost – SL) hay set lệnh mua (Bid) Tương tự với việc phá vỡ trendlines, việc quay lại test trendlines ngay sau khi BO thường xuyên sảy ra, tuy nhiên nhiều trường hợp sóng chính tăng trưởng mạnh nên điểm BO sẽ không test lại
b Mục tiêu giá
- Trong xu hướng tăng:
Target = Giá thấp của lá cờ + (chiều cao cột cờ)*61.8%- Trong xu hướng giảm:
Target = Giá cao của lá cờ - (chiều cao cột cờ)*50%
c Mô hình cờ cán cao và biên độ hẹp
- Đây là một trường hợp đặc biệt của mô hình Flag, chỉ xuất hiện trong xu hướng tăng
trưởng giá mạnh với lực tăng trên 90% tại cán cờ
- Kênh hồi giá (lá cờ) thường tạo cờ hướng xuống, và vùng hồi giá ít hơn 36% chiều
cao của cán cờ
- Tỉ lệ thất bại của mô hình rất thấp (dưới 10% hoặc thường xuyên bằng 0), nên mô
hình có độ tin cậy rất cao khi set giá
Target = (chiều cao cột cờ)*50% + điểm BO
d Đảo chiều
- Tương tự việc xác định kênh giá, việc phá vỡ mô hình và đảo chiều mô hình thường
xuyên sảy ra Theo các chuyên gia việc phá vỡ đảo chiều mô hình cờ sảy ra với tần suất ít hơn 36%
Trang 3- Việc lưu ý tín hiệu BO chính là điểm mua bán tin cậy và đạt mức lợi nhuận theo mô
hình cờ hiệu chữ nhật
Target đảo chiều = (chiều cao cột cờ)*61.8% +/- điểm BO
2 Mô hình Cờ đuôi nheo - Pennant
a Nhận biết
- Mô hình Cờ đuôi nheo là một trong những mô hình tiếp diễn thường gặp, đây là một
chỉ báo quan trọng để nhà đầu tư quyết định đặt lệnh buy hoặc sell
- Trong một xu hướng tăng giá, thông thường Cờ đuôi nheo xuất hiện thông thường
như một tam giác cân hoặc vuông hướng xuống, hoặc có thể đi chéo, giá của thị trường cô đọng với biên độ hẹp dần Cần phân biệt mô hình Cờ đuôi nheo với mô hình Tam giác, mô hình cờ đuôi nheo có 2 đường hỗ trợ kháng cự hội tụ tạo thành hình tam giác bọc lấy chiều dài của các nến giá
- Điểm xác định mô hình Cờ đuôi nheo chính là điểm Break Out (BO), sau khi phá vỡ
mô hình hiệu chỉnh trong cờ, điểm BO chính là điểm đánh dấu quá trình tăng trưởngtiếp tục để tiếp diễn mô hình và dựa vào đó chúng ta sẽ dùng nó để chốt lời (Take profit – TP) hoặc cắt lỗ (Stop lost – SL) hay set lệnh mua (Bid) Tương tự với việc phá vỡ trendlines, việc quay lại test trendlines ngay sau khi BO thường xuyên sảy ra, tuy nhiên nhiều trường hợp sóng chính tăng trưởng mạnh nên điểm BO sẽ không test lại
Trang 4b Mục tiêu giá
- Cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng:
Target = Giá thấp nhất của cờ + (độ cao của cán cờ)*61.8%- Cờ đuôi nheo trong xu hướng giảm:
Target = Giá thấp nhất của cờ đuôi nheo – (độ cao của cán cờ)*50%
c Chú ý và đảo chiều
- Trong xu hướng tăng hoặc giảm giá tính hiệu quả của mô hình cờ đuôi nheo tốt hơn
mô hình cờ xuất hiện ở xu hướng hiệu chỉnh
- Như các mô hình kĩ thuật khác, mô hình cờ đuôi nheo có thể bị phá vỡ, theo các
chuyên gia thì có khoảng 25% trong xu hướng tăng và 19% trong xu hướng giảm mô hình cờ đuôi nheo bị phá vỡ dẫn tới đảo chiều
- Mô hình cờ đuôi nheo có độ cao càng ngắn và đáy càng dài có độ tin cậy cao hơn cờ
có độ cao càng dài và đáy càng ngắn
3 Mô hình Tam giác - Triangle
a Nhận biết
- Mô hình Tam giác là một trong những mô hình hiệu chỉnh quan trọng và dễ nhận
biết, báo hiệu xu hướng tăng trưởng hay thoái lui cuối cùng của giá Đây là dấu hiệuquan trọng giúp nhà đầu tư có quyết định thoát vốn hay tiếp tục đầu tư
- Đặc điểm của mô hình là giá của thị trường tăng trưởng và thoái lui theo dao động
giảm dần về phía bên phải tam giác, và được bao bọc bởi 2 trendlines hội tụ sang phía bên phải tạo thành tam giác cân hoặc tam giác vuông
- Các mô hình tam giác là mô hình 2 chiều (tăng giá hoặc giảm giá), phụ thuộc vào
quá trình phá vỡ của mô hình
- Có 3 loại tam giác:
Tam giác cân – Symmertrical Triangle Tam giác vuông hướng xuống – Descending
Tam giác vuông hướng lên – Ascending
Trang 5b Mô hình Tam giác cân – Symmertrical
- Đây mà mô hình 2 chiều, nghĩa là mô hình này có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo
chiều xu hướng chính Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích thì xu hướng tiếp diễn của tam giác cân cao hơn xu hướng đảo chiều, đặc biệt trong xu hướng tăng trưởng mạnh và độ cao của tam giác càng ngắn hơn so với độ dài của đáy
- Trend kháng cự và trend hỗ trợ của mô hình hội tụ về phía bên phải, tạo thành tam
giác cân nhận điểm hội tụ làm trục đối xứng
- Đặc điểm kỹ thuật của mô hình chính là tại hai trendlines của tam giác cần phải có 2
đỉnh và 2 đáy (2 lần giá của thị trường chạm vào trend ở trên và ở dưới)
- Mục tiêu giá:Mục tiêu giá hướng tăng trưởng = Giá phá vỡ + (giá cao nhất của tam giác –
giá thấp nhất của tam giác )*78.6%Mục tiêu giá hướng thoái lui = Giá phá vỡ - (giá cao nhất của tam giác – giá
thấp nhất của tam giác ) *50%
c Mô hình Tam giác vuông hướng xuống – Descending
Trang 6- Theo các chuyên gia, xu hướng tam giác hướng xuống đi theo hướng giảm chiếm
khoảng 64% và theo hướng tăng chiếm khoảng 36% trong các tam giác vuông hướng xuống
- Đặc điểm của mô hình chính là việc giảm dần của trendline kháng cự và hội tụ với
trendline hỗ trợ đi theo phương ngang tại bên phải của tam giác tạo thành mô hình tam giác vuông
- Mô hình có đặc điểm có 3 điểm chạm trend kháng cự và 3 lần chạm trend hỗ trợ.- Tại điểm phá vỡ mô hình thông thường sẽ có điểm kiểm trend như các mô hình
khác, tuy nhiên nếu xu hướng mạnh có thể vùng kiểm trend này không xuất hiện
- Mục tiêu giá:Target theo hướng lên = Giá BO + (giá cao nhất tam giác – giá thấp nhất tam
giác )*84%Target theo hướng xuống = Giá BO – (giá cao nhất tam giác – giá thấp nhất
tam giác) * 54%
d Mô hình Tam giác vuông hướng lên – Ascending
- Theo các chuyên gia, mô hình tam giác vuông hướng lên có xu hướng tăng giá
chiếm 77%, và theo hướng giảm giá chiếm 23%
- Đặc điểm của mô hình là việc tăng dần của trendline hỗ trợ và hội tụ với trendline
hỗ trợ đi theo phương ngang tại bên phải của tam giác tạo thành mô hình tam giác vuông
Trang 7- Mô hình thường có 3 đỉnh chạm kháng cự và 3 đáy chạm hỗ trợ của tam giác Điểm
BO chính là dấu hiệu xác nhận xu hướng của tam giác, và thường xuyên sảy ra sự kiểm lại giá của điểm BO, tuy nhiên cũng có xu hướng không kiểm lại trend khi xu hướng mạnh
- Mục tiêu giá:Target phá vỡ tăng = Giá BO + (giá cao nhất tam giác – giá thấp nhất tam giác)
*75%Target phá vỡ giảm = Giá BO – (giá cao nhất tam giác – giá thấp nhất tam
giác) *68%
4 Mô hình Cái nêm – Wedge
a Nhận biết
- Mô hình cái nêm là một mô hình tam giác đặc biệt, trong đó đường hỗ trợ và kháng
cự hội tụ về phía bên phải của tam giác, tuy nhiên 2 đường trend của tam giác có xu hướng cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống
- Có 2 dạng nêm: Nêm hướng lên (Rising wedge) và nêm hướng xuống (falling
wedge)
- Về cơ bản mô hình nêm đi ngược xu hướng chính, tuy nhiên cùng với đó nó vẫn là
mô hình tiếp diễn nên mô hình nêm là mô hình 2 chiều
Trang 8-b Mô hình nêm hướng lên
- Mô hình nêm hướng lên xuất hiện trong 2 quá trình riêng biệt: Sau quá trình tăng
giá mạnh mẽ, nêm hướng lên xuất hiện báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm, đỉnh củatam giác chính là điểm cực trị, và điểm cực trị này tạo thành kháng cự mạnh mẽ Điểm BO ở hỗ trợ thường xuất hiện xu hướng kiểm lại hỗ trợ tạo thành mô hình 2 đỉnh Quá trình thứ 2 xuất hiện sau quá trình giảm giá mạnh của giá trong thời gian dài, báo hiệu sự tiếp tục rơi giá xuống
- Theo các chuyên gia, sau quá trình giảm giá thì hướng phá vỡ theo hướng của nêm
hướng lên theo hướng giảm giá chiếm khoảng 69%, và hướng phá vỡ đảo chiều chỉ chiếm khoảng 31% các trường hợp
- Mục tiêu giá:
Trang 9Target giảm giá = Giá BO – (đỉnh cao nhất của nêm – đáy thấp nhất của nêm)
* 46%
c Mô hình nêm hướng xuống
- Tương tự mô hình nêm hướng lên, mô hình nêm hướng xuống xuất hiện ở 2 trường
hợp riêng biệt: Trường hợp nêm xuất hiện sau một giai đoạn giảm giá, mô hình nêmhướng xuống báo hiệu xu hướng có thể đảo chiều tăng giá, và ở một trường hợp khác là sau quá trình tăng giá mạnh, nêm hướng xuống xuất hiện hiệu chỉnh giá ngắn để tiếp tục xu hướng tăng giá, đỉnh xuất hiện tạo thành đỉnh của nêm gọi là cựcđiểm, và vùng BO xuất hiện báo hiệu xu hướng tăng giá tiếp diễn Như vậy mô hìnhnày cũng là mô hình 2 chiều
- Theo các chuyên gia, có khoảng 68% trường hợp nêm hướng xuống thì tăng giá,
còn lại 32% các trường hợp phá vỡ mô hình và giảm giá Tương tự các MHKT, để biết hướng lên xuống của nêm phải dựa vào điểm BO, hoặc giống với các mô hình tam giác hiệu chỉnh khác đếm nhịp tăng giảm để dự đoán hướng phá vỡ
Trang 10- Mục tiêu giá:Target tăng giá = Giá BO + (đỉnh cao nhất của nêm – đáy thấp nhất của nêm) *
70%
5 Mô hình Nêm mở rộng – Broadening Wedges
a Nhận biết
- Tương tự mô hình Nêm, mô hình nêm mở rộng cũng là một MHKT phổ biến
thường thấy trong biểu đồ giá, tuy nhiên, khác với mô hình nêm có đỉnh và đáy dao động tắt dần và hội tụ về bên phải của tam giác thì mô hình Nêm mở rộng lại có xu hướng phân kỳ và dao động tăng dần về bên phải
- Có 2 dạng nêm mở rộng : Nêm mở rộng tăng dần và nêm mở rộng giảm dần.
b Mô hình nêm mở rộng tăng dần
- Mô hình này có xu hướng tạo các đỉnh và đáy theo hướng tăng dần về phía bên
phải, và đỉnh có độ cao tăng dần lớn hơn đáy, hay đường kháng cự có độ dốc cao hơn đường hỗ trợ và phân kỳ Thông thường mô hình sẽ tạo 3 đỉnh và 2 đáy trên đường hỗ trợ kháng cự
Trang 11- Mô hình này cũng là mô hình lưỡng tính 2 chiều, tuy nhiên theo các chuyên gia,
hướng phá vỡ chính của mô hình chủ yếu là phá vỡ xuống dưới và giảm giá (chiếm khoảng 73% các trường hợp)
- Mục tiêu giá:
Target tăng giá = Giá BO + (giá cao nhất – giá thấp nhất nêm)*69%Target giảm giá = Giá BO – (giá cao nhất – giá thấp nhất nêm) * 58%
c Mô hình nêm mở rộng giảm dần
- Tương tự mô hình nêm mở rộng tăng dần, mô hình nêm giảm dần cũng có 2 đường
hỗ trợ và kháng cự phân kỳ về bên phải, tuy nhiên hướng của 2 đường này đều dốc xuống, và đường hỗ trợ có xu hướng dốc xuống sâu hơn đường kháng cự
Trang 12- Theo các chuyên gia, hướng phá vỡ chính của nêm mở rộng giảm dần là phá vỡ lên
trên và tăng, chiếm tới 80% các trường hợp sảy ra
hướng tăng tiếp diễn kéo dài sau một quá trình hỗ trợ mua đủ lâu
- Đặc điểm của mô hình chính là quá trình tăng giá trước khi tạo đỉnh thứ nhất, sau đó
giá giảm theo xu hướng thoải về phần đáy tương tự đáy của một chiếc cốc hình chữ U, sau đó giá hồi lại về bằng đỉnh cũ rồi đi xuống tạo tay cầm Tay cầm của cốc có
Trang 13thể là bất cứ một mô hình hiệu chỉnh giá nào, thông thường sẽ tạo các mô hình tam giác Tín hiệu mua vào chính là điểm BO phá vỡ mô hình.
- Thông thường vùng tay cầm này không hồi quá 38.2% độ cao của cốc, nhưng trong
-những vùng sóng mạnh có thể hồi tới 61.8%
b Mục tiêu giá
Target = Giá BO + (giá miệng cốc – giá đáy cốc)*79%
7 Mô hình Cốc và tay cầm úp ngược – Cup and handle Inverted
a Nhận biết- Mô hình CAH úp ngược là một dạng khác của mô hình CAH, được hình thành như
là vùng hồi giá sau quá trình giảm giá kéo dài Tương tự với CAH, CAH úp ngược có trend vào mô hình là trend giảm và tạo đáy thứ nhất trước khi vụt lên tạo phần đỉnh thoải giống một chiếc cốc úp ngược trước khi rơi giá về vùng đáy lần thứ hai Vùng hồi phần còn lại tạo một chiếc tay cầm có thể là bất cứ mô hình hiệu chỉnh nào, thường gặp nhất là mô hình tam giác
Trang 14Điểm bán cũng chính là điểm phá vỡ mô hình theo hướng đi xuống,
b Mục tiêu giá
Target giảm = Giá BO – (giá đáy cốc – giá miệng cốc)*68%
8 Mô hình Hai đáy – Double bottom
a Nhận biết
Trang 15- Mô hình hai đáy là một trong những chỉ báo đảo chiều quan trọng cơ bản, được hình
thành trong quá trình giảm giá Khi giá chạm vào vùng đáy thứ nhất sẽ bật lên tạo đỉnh sẽ quay lại vùng đáy tạo vùng hỗ trợ cứng, đường giá đi giống hình chữ W
b Mục tiêu giá
Target = Giá đỉnh giữa + (Giá đỉnh giữa – giá đáy thấp nhất trong 2
đáy)*66%c Các loại mô hình 2 đáy
Mô hình Eva & Eva (EE): Đây là trường hợp thường gặp của mô hình 2 đáy, với mô hình này có 2 vùng đáy giá gần như bằng nhau cả về giá lẫn hình dạng phát triển Tuy nhiên, vùng 2 đáy khá thoải tạo hình 2 chữ U Target của mô hình này thường đạt tới 100% vùng chênh lệch giá từ đỉnh giữa Thông thường với mô hình EE thường không có sự kiểm trend lại sau khi BO
Mô hình Adam & Adam (AA): Khác với EE, mô hình AA có 2 đáy khá nhọn hình chữ V, thường được tạo từ 1 nến đáy
Trang 16 Mô hình Eva & Adam (EA): Mô hình này có đáy trái thoải hình chữ U và đáy phải nhọn chữ V.
Mô hình Adam & Eva (AE): Đây là mô hình thường gặp với mô hình hai đáy, thường tạo đáy trái dạng chữ V và đáy phải chữ U
Trang 179 Mô hình 3 đáy – triple bottom
a Nhận biết
- Tương tự mô hình 2 đáy, mô hình 3 đáy cũng tạo lần lượt các đáy ở đường hỗ trợ,
kháng cự chính là 2 đỉnh cân xứng và tạo thành 3 chữ V xếp gần nhau
- Mô hình được kích hoạt khi tín hiệu BO ở vùng đỉnh, có thể test lại trend hoặc
không test lại
- Các mô hình tam giác tăng trưởng cũng là trường hợp đặc biệt của mô hình 3 đáy
Trang 18b Mục tiêu giá:
Target = BO + (đỉnh – đáy)*78%
10 Mô hình 3 đáy tăng dần – Three rising valeysa Nhận biết
- Mô hình 3 đáy tăng dần là trường hợp đặc biệt của mô hình 3 đáy, thường sảy ra sau
quá trình tăng giá, tạo mô hình này để tạo đà tăng tiếp, cũng có thể sảy ra số ít trường hợp xu hướng giảm cũng tạo mô hình 3 đáy tăng dần này để đảo chiều tăng giá
Trang 19- Đặc điểm của mô hình chính là sự tăng dần của các đáy và nằm trên một trendline
tăng giá, có thể đỉnh thứ 2 cao hơn hoặc bằng đỉnh thứ nhất Điểm BO chính là tín hiệu mua bán tin cậy ở mô hình
- Các mô hình tam giác hiệu chỉnh theo hình nêm hướng lên cũng là trường hợp đặc
biệt của mô hình 3 đáy tăng dần
b Mục tiêu giá
Target = Giá BO + (giá đỉnh cao – giá đáy thấp nhất)* 58%
11.Mô hình đỉnh đầu vai ngược – Inverse Head & Shoulders
a Nhận biết- Đây là mô hình đảo chiều ở đáy, với 2 đáy cân đối hai bên và đáy ở giữa nằm sâu
tạo thành cái “đầu” cân đối với 2 vai hai bên úp ngược Thông thường có 3 đáy chữ V
- Có 3 dạng chính: Đường cổ chếch lên khi đỉnh thứ 2 cao hơn đỉnh thứ nhất, đường
cổ nằm ngang khi hai đỉnh bằng nhau và đường cổ chếch xuống khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước Trong đó mô hình có cổ chếch lên thường báo hiệu kết thúc xu hướng giảm, trong khi đó cổ chếch xuống chỉ là vùng hồi giá, báo hiệu xu hướng bán ra vẫn còn tồn tại
- Điểm tín hiệu xác nhận mô hình là điểm BO.