1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN cơ sở văn hóa VIỆT NAM tìm HIỂU NGHỆ THUẬT hát XOAN TRONG văn hóa VIỆT NAM

86 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 707 KB

Nội dung

Trong tiến trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm ấy, vùng đất Phú Thọ đãhình thành nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú và quý giá, trong đóphải kể đến nghệ thuật

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BẬC: ĐẠI HỌC - CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG ANH KINH DOANH

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT HÁT XOAN TRONG VĂN

HÓA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: NGUYỄN THỊ NGUYỆT

HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2023

Trang 3

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT HÁT XOAN TRONG VĂN

HÓA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Trang 4

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Điểm chấm: ………

Điểm làm tròn: Điểm chữ: ……… ………

Ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

………

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận với đề tài “Nghệ thuật hát Xoan trong văn hóa

Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của nhóm chúng tôi Những vấn đề trình

bày trong tiểu luận chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình

Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu, dưới sự truyền dạy, hướngdẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của giảng viên Nguyễn Thị Nguyệt Vì thế,trước tiên, chúng tôi xin kính gửi đến các cô lời cảm ơn chân thành về những tri thức

và tình cảm mà thầy cô đã dành cho chúng tôi trong thời gian qua

Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Nguyễn ThịNguyệt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận Nhân đây, chúng tôicũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã độngviên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi, trong quá trình tiếp cận tư liệu để hoànthành tiểu luận

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1 Xác định vấn đề nghiên cứu 1

2 Lý do chọn đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH 8

1.1 Cơ sở hình thành 8

1.1.1 Định nghĩa, khái niệm và phân tích 8

1.1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 10

1.1.2.1 Về nguồn gốc lịch sử 11

1.1.2.2 Về các khía cạnh liên quan đến văn hóa 11

1.1.2.3 Về các khía cạnh liên quan đến nghệ thuật 13

1.2 Cơ sở hình thành 15

1.2.1 Tổng quan về văn hóa Việt Nam 17

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT HÁT XOAN 8

2.1 Hiện trạng .8

2.2 Đặc điểm loại hình nghệ thuật 8

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan 10

2.2.2 Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng 11

2.2.3 Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát 11

2.3 Nghệ thuật dân ca Hát Xoan 13

2.3.1 Nội dung lời hát 15

2.3.2 Âm nhạc 17

2.4 Giá trị văn hóa của nghệ thuật Hát Xoan 19

2.5 Sức sống trường tồn của Hát Xoan 8

Trang 8

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT HÁT XOAN TRONG

BỐI CẢNH HIỆN NAY 8

3.1 Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan 8

3.1.1 Thực trạng di ản hát Xoan và công tác bảo vệ di sản trước năm 2011 10

3.1.2 Công tác bảo vệ và phát huy Hát Xoan sau khi UNESCO ghi danh là DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ cần bảo vệ khẩn cấp 11

2.2.3 Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát 11

3.2 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hát Xoan trong bối cảnh đất nước hiện nay 13

3.2.1 Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan 15

3.2.1.1 Những vấn đề lý luận đặt ra 17

3.2.1.2 Những vấn đề thực tiễn đặt ra 15

3.2.2 Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan 17

3.2.2.1 Quản lý, bảo vệ di sản Hát Xoan trong bối cảnh phát triển du lịch 15

3.2.2.2 Bảo vệ giá trị của các làn điệu Xoan 17

3.2.2.3 Bảo tồn không gian diễn xướng của Hát Xoan 15

3.2.2.4 Xây dựng chính sách bồi dưỡng nghệ nhân 17

3.2.2.5 Kiến nghị, đề xuất 15

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Việt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, mỗi loại hình nghệ thuậtlại có nét đặc sắc riêng Trong số các loại hình nghệ thuật phi vật thể được thế giớicông nhận, hát Xoan là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào nhất của ViệtNam nhờ có lịch sử hình thành rất lâu đời và mang bản sắc rất riêng

Nhắc đến Phú Thọ là chúng ta nhắc đến một nền văn hóa sinh hoạt dân gian hátXoan và là nơi Đất Tổ Hùng Vương – Kinh đô của nước Văn Lang, nhà nước đâu tiêncủa người Việt Ở nơi hợp lưu 3 con sông Đà, sông Lô và sông Thao, từ cách đây mấynghìn năm trước, dưới sự trị vì của vua Hùng Vương, đất nước Văn Lang vui hưởngthái bình, muôn dân ấm no, ngày đêm ca hát

Trong tiến trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm ấy, vùng đất Phú Thọ đãhình thành nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú và quý giá, trong đóphải kể đến nghệ thuật Hát Xoan, một loại hình dân ca nghi lễ đặc sắc, thường đượcbiểu diễn tại các đỉnh làng vào dịp mùa Xuân nhằm tưởng nhớ ơn đưc Vua Hùng Vớihình thức nghệ thuật đa yếu tố: Trống, Hát và Múa, phường hát Xoan biểu diễm cùng

là để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời ca ngợi cảnh vật thiênnhiên, mô tả lao động, sình hoạt ở nông thôn…

Thời gian qua, Phú Thọ đã triển khai một cách đồng bộ, bài bản các chươngtrình, dự án bảo tồn Hát Xoan; trong đó xác định rõ việc tuyên truyền, quảng bá, pháthuy giá trị di sản Hát Xoan là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt Các cấp, ngành từ tỉnhđến cơ sở đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địaphương đăng tải hàng nghìn tin, bài, phóng sự về Hát Xoan; tổ chức tốt các chươngtrình trình diễn Hát Xoan gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa trong và ngoài tỉnh

2 Lý do chọn đề tài

Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học dân gian từ góc nhìn Ngôn ngữhọc có lịch sử lâu dài và đạt thành tựu đáng kể Nhưng nghiên cứu ca từ của một thểloại dân ca vùng miền thì vẫn còn một khoảng trống lớn cần được lắp đầy Đây là mộthướng đi nhiều triển vọng hấp dẫn và hứa hẹn những thành tựu mới

Cũng như nhiều di sản văn hoá phi vật thể khác, hát Xoan đang đứng trước sựtiếp biến văn hoá và nguy cơ mai một Các nghệ nhân hát Xoan lâu đời (các cụ trùmXoan - những báu vật nhân văn sống, những người lưu giữ nghệ thuật trình diễn hát

Trang 10

Xoan) không còn nhiều Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền dạy di sảnnày cho các thế hệ kế tiếp Các bài bản Xoan gốc nhiều năm đã bị mai một, hiện tạikhông tránh khỏi “tam sao thất bản”, làm mất đi tính nguyên gốc của di sản hoặc diễnxướng không đầy đủ nội dung

Hát Xoan được tạo nên từ nhiều yếu tố như ca múa, nhạc, thơ tuy chúng khôngthường xuyên được trình diễn trên các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu nhưnglại có tính nghệ thuật rất cao Múa và hát được kết hợp chặt chẽ với nhiều hình thứccác đào hát múa trên chiếu, kép nam đúng bên cột đình hát dẫn cách

Xoan còn có sự đối đáp trong cách biểu diễn, giao lưu giữa các làng Xoan vớinhau Đây là một trong những điểm đặc biệt mà ít có loại hình nghệ thuật nào làmđược

Là loại hình dân ca nghi lễ, hát Xoan phải tuân theo những nguyên tắc khánghiêm ngặt của phong tục, tín ngưỡng như chỉ được biểu diễn vào những ngày nhấtđịnh trong năm (thường là vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch); biểu diễn hát Xoanphải ở phía trước nhang án trong gian Đình cũng như việc tập luyện chỉ được tổ chứctrong nhà Mỗi làn điệu hát Xoan khi biểu diễn phải kết hợp được nhuần nhuyễn, linhhoạt giữa múa và hát cùng nhạc cụ cơ bản là trống cái, trống quân

Xét từ góc độ văn học, lời hát Xoan là di sản văn học dân gian rất tiêu biểu củangười dân Phú Thọ nói chung và Hy Cương nói riêng Việc nghiên cứu về hát Xoan ở

xã Hy Cương và vấn đề giáo dục học sinh phổ thông ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọchính là tìm hiểu sâu sắc về di sản văn học dân gian đó ở một địa bàn văn hóa tiêu biểu

và mối quan hệ giữa di sản văn hóa đó với vấn đề giáo dục học sinh ở các trường phổthông trong địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, để từ đó nâng cao ý thức bảo tồn

và phát triển hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng ở học sinh phổ thông của huyện LâmThao, tình Phú Thọ

Hát Xoan là hình thức nghệ thuật dẫn xướng tổng hợp ca - múa - nhạc, phục vụnhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng, là di sản văn hoá phi vật thể quý báu của vùng đất

Tổ Phú Thọ nói riêng và của kho tàng di sản văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung Đây là hình thức dân ca được sinh ra ở một vùng văn hóa cổ, mang đậm tính nghi lễ,phong tục - còn gọi là hát cửa đình hay “khúc môn đình”, được trình diễn vào hội làngmùa Xuân Lối hát này có bề dày lịch sử, có tổ chức phường hội chặt chẽ, không gianvăn hoá rộng lớn và từng có sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng Hát Xoan Phú Thọ

Trang 11

đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vàongày 3-2 năm 2018.

Trong Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, các nhà khoa

học của Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ ChíMinh đã đưa ra quan niệm: Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống của xã hội,

mà đời sống xã hội là một phức thể các hoạt động sống của con người,nhằm đáp ứngcác nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho conngười tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp cho con người tồn tạinhư một xã hội, tứclà một nhân cách văn hóa

Trong Báo cáo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Viện văn hóa và Phát triển,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa: Đời sốngvăn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm trong nhữngcảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa con người, những sự tác động lẫnnhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người,trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội

Thực trạng nhận thức và giữ gìn, phát huy giá trị hát Xoan trong đời sống, cũngnhư nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đang chịu những tác động tiêu cựccủa xã hội hiện đại và đang có nguy cơ mai một dần Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Senchia sẻ: “Trước đây, hát Xoan rất được ưa chuộng, nó có mặt trong tất cả các đêm hộicủa làng Nhưng cùng với sự đổi thay của lịch sử, nghệ thuật hát Xoan cũng trải quanhiều biến cố thăng trầm, các nghệ nhân hát Xoan ngày càng vắng bóng

Đã có không ít các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian bỏ nhiều côngsưu tầm nghiên cứu về nghệ thuật hát Xoan qua ca dao, tục ngữ Về lĩnh vực này,nhiều công trình, bài viết rất có giá trị trong đó cũng có công trình ít nhiều đề cập đến

Từ khi được công nhận đến nay, diện mạo của Hát Xoan đã có nhiều thay đổi.Việc ghi danh di sản đã tác động mạnh đến những chính sách và thực hành Hát Xoan,đồng thời kéo theo những chiều cạnh phức tạp trong mối quan hệ giữa cộng đồng chủthể, nhà nước và di sản Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứuđầy đủ về vấn đề văn hóa, nghệ thuật hát Xoan trong văn hóa Việt Nam Vì thế, chúng

tôi lựa chọn đề “Nghệ thuật hát Xoan trong văn hóa Việt Nam” Chúng tôi mong

muốn sẽ có một cách nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn khi tìm hiểu về hai thể loại phảnánh chung một vấn đề đồng thời cũng cho thấy những nét đặc trưng trong mỗi thể loại

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận có tên gọi là “Nghệ thuật hát Xoan trong văn

hóa Việt Nam” nên đối tượng nghiên cứu là các thực hành Hát Xoan được tiến hành

tại tỉnh Phú Thọ sau quá trình ghi danh của UNESCO, trong sự tham chiếu với cácthực hành Hát Xoan diễn ra trước đó Các thực hành Hát Xoan diễn ra tại Phú Thọ rất

đa dạng và phong phú, cả ở các phường Xoan cổ, ở các CLB, tại trường học, công sở,các điểm du lịch, các chương trình văn hóa văn nghệ và trong nhiều nghi lễ, lễ hội tạiđịa phương Chúng tôi sẽ tìm hiểu về các loại hình hát Xoan, hướng bảo tồn và pháthuy các loại hình hát Xoan trong bối cảnh hiện nay Sở dĩ, chúng tôi chọn tìm hiểu vềcác loại hình hát Xoan là đây là hình thức dân ca được sinh ra ở một vùng văn hóa cổ,mang đậm tính nghi lễ, phong tục - còn gọi là hát cửa đình hay “khúc môn đình”, đượctrình diễn vào hội làng mùa Xuân Lối hát này có bề dày lịch sử, có tổ chức phườnghội chặt chẽ, không gian văn hoá rộng lớn và từng có sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộngđồng

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về nghệ thuật hát Xoan tỉnh

Phú Thọ từ năm 2013 đến nay Đó là mốc thời gian ngành Văn hóa - Thể thao và Dulịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học, nhà nghiêncứu văn hóa dân gian tiến hành nghiên cứu sưu tầm, biên tập xuất bản 6.000 đĩa CD,VCD và 3.000 cuốn sách Hát Xoan Phú Thọ; 12.000 tập gấp song ngữ Hát Xoan;1.700 cuốn sách, 1.400 đĩa DVD phục vụ giảng dạy Hát Xoan trong các trường tiểuhọc và THCS trên địa bàn toàn tỉnh…Đồng thời sưu tầm, phục chế, bổ sung tài liệu,hiện vật, hình ảnh và tổ chức trưng bày chuyên đề về Hát Xoan tại Bảo tàng HùngVương, miếu Lãi Lèn (thành phố Việt Trì1)

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp tổng hợp, phân tích: Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng

trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp các tư liệu thứ cấp đã có về Hát Xoan (cả tư liệunghiên cứu và tư liệu thực hành), về các quan điểm nghiên cứu, bảo vệ, phát huy disản nói chung và di sản Hát Xoan nói riêng Hệ thống các tư liệu này được tìm kiếm trong các thư viện (thư viện Quốc gia và thư viện tỉnh Phú Thọ), các trung tâm lưu trữtại Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Phú Thọ, tại phòng văn hóa, Trung tâm di sản

1 Cả 4 họ Xoan đều được gọi theo tên làng.

Trang 13

của tỉnh, kỷ yếu các hội thảo (cả về chủ đề Hát Xoan và một số loại hình di sản đượcghi danh khác) Ngoài ra, các tư liệu liên quan đến quan điểm và chính sách bảo vệ,phát huy di sản còn được tác giả tổng hợp từ tư liệu công bố trên website củaUNESCO, trong các kỷ yếu hội thảo, trong các quyết định, thông tư liên quan tới disản nói chung và Hát Xoan nói riêng, đặc biệt là hệ thống các công văn triển khai hoạtđộng bảo vệ phát huy di sản tại tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp khảo sát thực địa – sử dụng thao tác: Phỏng vấn sâu: Các cán bộ

văn hóa, người dân tham gia, người tổ chức các hoạt động văn hóa về nguyện vọng,nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa; Quan sát, tìm hiểu rõ hoạt động tuyên truyền,quảng bá góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quantrọng, ý nghĩa và sự cần thiết của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan trongthời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; So sánh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, sựkhác biệt để hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa sau này;Miêu tả, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập các tài liệu về công trình nghiên cứu, báo cáokhoa học về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xoan trong văn hóa Việt Nam,đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Dulịch Phú Thọ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhằm phân tích thực trạng tổ chức vàquản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Phú Thọ

Ngoài ra, do Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật có âm nhạc, lời ca, giai điệu,trang phục, nhạc cụ, luận án còn vận dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích củangành nhạc học và dân tộc học âm nhạc, đặc biệt trong phần tìm hiểu về ký âm, âmnhạc, múa trong Hát Xoan Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả luôn cố gắngtuân thủ các nguyên tắc trong việc khai thác các tư liệu điền dã Tên của các thông tínviên được thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh, và các tư liệu phỏng vấn được gỡbăng ngay sau thời điểm tiến hành khai thác tại thực địa Duy trì việc kết nối với cácthông tín viên (thông qua điện thoại, Facebook ) để có thể nắm bắt kịp thời các hoạtđộng diễn ra tại địa phương Thông tin đăng tải từ website của các khu du lịch, cáctrung tâm du lịch tại Phú Thọ, các chương trình hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàntỉnh được chúng tôi cập nhật thường xuyên

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH NÊN NGHỆ THUẬT

HÁT XOAN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Định nghĩa, khái niệm và phân tích

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóabao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng,giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả haikhía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cáchnhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ làAlfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau

về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cập đến trongnhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặcdân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, vănhóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóacũng khác nhau Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗingay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều Một trong nhữngcách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây

Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục thờ thần, thành hoàng thườngđược biểu diễn trong các dịp lễ đầu xuân tại Phú Thọ – vùng đất tổ của các vị vuaHùng Hát xoan còn được gọi là hát cửa đình hay Khúc môn đình gồm các yếu tố nghệthuật cơ bản như hát, ca múa nhạc phục vụ tín ngưỡng chung của cộng đồng

(Hát Xoan Phú Thọ)

Trang 15

Vào năm 2011, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thểcủa nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp

Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để đượccông nhận là: Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời nàyqua đời khác; Sức sống mạnh mẽ của hát xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuậtnày không bị biến mất trong đời sống hiện đại; Đây là một số ít những hồ sơ nhậnđược toàn bộ sự ủng hộ của hội đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ HùngVương Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình,hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa

Hát Xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam,khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Ngày 24/11/2011, HátXoan được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rấtlớn

Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng.Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng Thời điểm hát được quy định tạimột điểm nhất định, mỗi "phường" chọn một vị trí cửa đình Hát cửa đình giữ cửa đìnhmục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ(làng khác) là vai em Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn vớinhau do là anh em

Phường hát Xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người cóquan hệ họ hàng với nhau Hát Xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấnnguyện thần linh ban phúc cho dân làng Đứng đầu một phường Xoan là ông trùmphường - người dạy nghệ thuật hát xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn Theohầu ông trùm là các cô đào trẻ Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp vớinhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca

Có 3 hình thức hát Xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng,hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát traoduyên Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múamời rượu, hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinhsôi

Trang 16

Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội) Hátnghi lễ gồm các bài: Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóngđám Hát quả cách gồm 14 bài (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát): Kiều giangcách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồiliên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách;Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách Hát hội gồm nhiều bài, hát tự dophóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi làBợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mò cá

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.2.1 Về nguồn gốc lịch sử

Hát Xoan là một di sản văn hóa, nghệ thuật dân gian đặc sắc của vùng đất PhúThọ Việc sưu tầm và tìm hiểu về Hát Xoan bắt đầu được thực hiện từ cuối những năm

1950 Đặc biệt, trong những năm gần đây, kể từ khi Hát Xoan được chọn để đệ trình

và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp,

di sản này đã trở thành đối tượng thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu từcác góc độ khác nhau Cho đến nay, đã có không ít các bài viết, công trình, sách xuấtbản mang tính tổng hợp hay chuyên sâu đề cập đến các khía cạnh của Hát Xoan

Trong số các tài liệu nghiên cứu tiếp cận Hát Xoan từ góc độ lịch sử, văn hoá,nghệ thuật, chúng tôi đã tuyển chọn 33 tài liệu bao gồm sách, công trình khoa học vàbài viết đã được công bố và xuất bản để giới thiệu trong phần viết này Ngoại trừ 4 tàiliệu tập trung viết về lịch sử, 3 tài liệu bàn riêng về văn hóa, 4 tài liệu chuyên sâu vềnghệ thuật, 22 tài liệu còn lại gần như đều chung một nội dung mang tính tổng hợpkhái quát, đó là điểm qua hoặc khảo sát về nguồn gốc, địa bàn trình diễn, lịch trình, tổchức sinh hoạt, lề lối, nội dung mỗi đoạn trình diễn, làn điệu âm nhạc và múa… vớinhững mức độ nông sâu, nhiều ít khác nhau

Trong số 33 tài liệu, chỉ có 4 bài viết bàn riêng về lịch sử của Hát Xoan 11 tàiliệu khác đều chỉ có một phần nội dung đề cập tới vấn đề này Ở đây, chúng tôi thấynổi lên 2 phương pháp tiếp cận để xác định nguồn gốc, lịch sử của Hát Xoan Đó là:

“Tìm hiểu nguồn gốc cùa Hát Xoan thông qua các câu chuyện truyền thuyết, để từ đónhận định có phải Hát Xoan có từ thời Hùng Vương hay không?”

9/14 tài liệu đã ghi chép lại các câu chuyện truyền thuyết (với một vài dị bảnkhác nhau đôi chút) của làng Phù Đức, An Thái, Cao Mại và Hương Nộn Các truyện

Trang 17

kể hầu hết đều có liên quan đến thời điểm lịch sử tồn tại của tục Hát Xoan là thời vuaHùng, cách đây khoảng 4000 năm Tuy nhiên, trong đó chỉ có tác giả Đặng ĐìnhThuận khẳng định rằng “Hát Xoan Phú Thọ có từ thời Hùng Vương”.

Cẩn trọng hơn,trong bài viết “Hát Xoan – Tài sản dân ca lâu đời, phong phú vàđặc sắc”, tác giả Cao Khắc Thùy chỉ cho rằng “Hát Xoan khởi nguồn từ thời HùngVương”

Trong khi đó, tác giả Nguyễn Khắc Xương lại dường như không đồng tình vớinhững phán đoán về thời điểm ra đời cụ thể này của Hát Xoan.Trong cuốn Hát XoanPhú Thọ, ông viết “Huyền thoại chỉ là huyền thoại (…) và những sự tích Hát Xoan gắnvới thời kỳ lịch sử Hùng Vương chỉ có ý nghĩa là Xoan vốn có từ rất lâu đời”

Trong bài viết của mình, Phó giáo sư Tú Ngọc cho rằng “nguồn gốc của HátXoan cũng như nhiều hình thức ca hát phong tục không thể tách khỏi vấn đề nguồngốc chung của thể loại, nghĩa là nó hình thành ngay từ khi có những lễ nghi nôngnghiệp trên dải đất người Việt cổ”

Quan điểm của tác giả Cao Văn Định trong bài “Về tuổi tác của Hát Xoan”, lại là

“Những kết quả khảo sát ngôn ngữ học về từ vựng, ngữ pháp, thi pháp giữa thơ Quốc

âm với xoan cho thấy, về mặt văn tự thành văn, hát xoan Phú Thọ đã manh nha xuấthiện từ thời Lý – Trần, phát triển vào thời Lê và hoàn chỉnh vào thời Lê Trịnh”

Rõ ràng và cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương dựa vào phươngpháp chứng minh, đối chiếu và so sánh, đã tạm đi đến kết luận “Xoan có một nguồngốc, đó là sản phẩm thời Lê và từ nhạc cung đình thời Lê Thánh Tông mà đi vào dângian, tiếp tục phát triển vào thời Lê Trịnh”

Cũng tương đồng với ý kiến này, bằng việc phân tích lời ca của một số bài ở 3chặng Hát Xoan, tác giả Nguyễn Anh Tuấn trong bài “Lịch sử Hát Xoan” đã viết “Vớinhững truyền thuyết và những sự tích Hát Xoan gắn với thời kỳ lịch sử Hùng Vươngchúng ta có thể hiểu rằng Hát Xoan vốn có từ rất lâu đời (…) Hát Xoan ra đời và đượchoàn chỉnh như các bản Xoan hiện tồn chủyếu vào thời Lê sơ (thế kỉ XV)”

Như vậy, về thời điểm ra đời của Xoan, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn ThịMinh Châu đã nhận xét trong bài viết “Mùa xuân về với hát Xoan” rằng “chưa ngãngũ, giữa thời điểm từ thời vua Hùng và thời điểm ra đời của đình làng?”

1.1.2.2 Về các khía cạnh liên quan đến văn hóa

Trang 18

Khi nghiên cứu về một thể loại văn hóa dân gian nói chung và Hát Xoan nóiriêng, những khía cạnh liên quan đến văn hóa luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm.Trong số 33 tài liệu mà chúng tôi thu thập được, có tới 25 tài liệu (chiếm gần 76%)khảo tả các yếu tố văn hóa liên quan tới Hát Xoan Có thể thấy gi từ 25 tài liệu này?

Thứ nhất, mục đích ra đời của hát Xoan:

Tác giả Đặng Đình Thuận cho rằng Hát Xoan “là tín ngưỡng phồn thực thờ trời

và các thần linh, cầu cho “nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, cây cối quanhnăm xanh tốt, mùa màng bội thu Tín ngưỡng ấy gắn liền với tín ngưỡng thờ Thànhhoàng làng và thờ Vua ”

Trong bài viết Sau điền dã tôi hiểu Xoan là như thế, tác giả Đặng Hoành Loankhẳng định rõ hơn “Hát Xoan thờ vua Hùng và các con vua Hùng, không thờ thànhhoàng làng nào không liên quan đến vua Hùng”

Tác giả Nguyễn Khắc Xương trong bài “Mùa xuân hát Xoan trên đất Tổ” chorằng Hát Xoan được hát ở “Các đình … thờ Hùng Vương và các công chúa, thờ TảnViên và thờ các tướng của Hai Bà Trưng”

Thứ hai, tên gọi của Xoan:

Theo Phó giáo sư Tú Ngọc “Hát Xoan là tên gọi khác đi của hai từ hát Xuân, caXuân (…) Hát Xoan còn được gọi là Khúc đình môn (…), trong dân gian còn gọi lốihát này là Hát Lãi liền (…) Một vài nơi khác còn gọi Hát Xoan là hát Đúm”

Nhưng tác giả Đặng Hoành Loan lại cho rằng “không nên gọi Hát Xoan là lốiHát cửa đình hay Khúc đình môn mà là loại hình nghệ thuật sinh ra để hát thờ vuaHùng”

Thứ ba, địa bàn và lịch trình đi hát của các phường Xoan:

Lịch trình và số lượng các đình mà phường Xoan đến hát hàng năm đã có quyđịnh Tác giả Nguyễn Khắc Xương trong cuốn Hát Xoan Phú Thọ đã ghi lại tương đốichi tiết về lịch trình này “(…) Mùng 1 tết, họ xoan thôn nào hát ở miếu thờ vua Hùngthôn ấy Từ mùng 1-4, bốn họ hát chung ở bổn cửa miếu: Yên Thái, Kim Đới, Lãi Lèn

và Thét Mùng 5 bắt đầu đi hát ở các cửa đình trong tỉnh vào những ngàv nhất định.Hát suốt tháng Giêng, tới ngày 10/2 hai họ xoan Yên Thái và Thét đến hát ở cửa đìnhHương Nộn Cuối xuân, 4 phường Xoan về hát hội ở Đền Hùng”

Lịch trình và địa bàn đi hát của các phường Xoan cũng được đề cập trong nhiềubài và tài liệu nghiên cứu của các tác giả Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt đôi chút về

Trang 19

số lượng các đình hàng năm có tổ chức lễ hội mời phường Xoan đến thờ Cùng tác giảNguyễn Khắc Xương, ở 3 bài viết vào 3 thời điểm khác nhau, số lượng cửa đình có hátXoan cũng khác nhau Ví dụ trong bài “Mùa xuân hát Xoan trên đẩt Tổ”, tác giả viết

“Hát xoan chỉ hát trong các dịp tế thần và cũng chỉ hát ở 14- cửa đình trong tỉnh”,trong cuốn Hát Xoan Phú Thọ, tác giả liệt kê Xoan hát ở 18 đình, miếu và trong bài

“Hát Xoan Vĩnh Phú (Dân ca lễ nghi -phong tục)” tác giả liệt kê Hát Xoan được hát ở

20 cửa đình

Khác với Nguyễn Khắc Xương, Phó giáo sư Tú Ngọc có liệt kê 4 làng Xoan gốc(thôn) có người đi hát là Kim Đái, Phù Đức, Thét và An Thái và 17 đình làng, tức làHát Xoan được hát ở 21 đình

Tác giả Phạm Trọng Toàn trong bài “Vị trí, ý nghĩa của Hát Xoan trong văn hóa

âm nhạc Việt Nam” cũng cho rằng Hát Xoan được hát ở 21 đình

Theo tác giả Cao Khắc Thùy, ngoài việc hát ở cửa đình, hát Xoan còn được “hát

ở tư gia nhưng thường không hát phần lễ (hoặc chỉ hát một vài tiết mục trong hát lềlối)

Tuy nhiên, trong bài viết Hát Xoan – nghệ thuật thờ vua Hùng, tác giả ĐặngHoành Loan lại cho rằng “Hát Xoan chỉ trình diễn trong miếu, đền, đình, không trìnhdiễn ở tư gia, không hát thính phòng”

Thứ tư, cơ cấu tổ chức phường Xoan:

Nhìn chung, các tài liệu đều thống nhất về phương thức tổ chức của Xoan là theo

họ hoặc phường “Mỗi họ đều có một ông trùm, đứng tuổi, biết chữ Nôm, là ngườihướng dẫn đào kép hát múa và quản lý, giao dịch với các làng mà phường xoan đếnhát Cách truyền nghề, cách huấn luyện và hoạt động chỉ là “nghiệp dư” hay “bánchuyên nghiệp”

Số lượng thành viên trong mỗi họ là bao nhiêu?

Phó giáo sư Tú Ngọc mô tả, mỗi phường Xoan có từ 8- 15 đào kép (có thể đônghơn)

Theo Nguyễn Lộc, “Mỗi họ Xoan thường có từ 15-17 họ viên, tuổi từ 18-20 Mỗi

họ có 1 ông trùm” theo Phạm Trọng Toàn “phường xoan hoặc họ Xoam thường có từ15-20 người, tuổi từ 15-20” và theo Cao Khắc Thùy “Tổ chức phường hội Xoan gồm 1ông trùm, 12-18 người trong đó có 4-5 kép, còn lại là đào tuổi 18-20”

Thứ năm, các vấn đề liên quan tới tục lệ của Hát Xoan:

Trang 20

Một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới là tục giữ cửađình, tục kết nghĩa và những quy định khi giữ cửa đình trong Hát Xoan Một số tác giả

có những cách giải thích khác nhau về tập tục này Trong bài viết Hát Xoan Vĩnh Phú(Dân ca lễ nghi – phong tục), tác giả viết “Mỗi phường Xoan đều có các cửa đình quenthuộc của mình Tục giữ cửa đình có một ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chânlên nhau giữa các phường Xoan Khi hát, nam Yên Thái hát với nữ Thét và ngược lại”Còn tác giả Đặng Hoành Loan lại nhận xét rằng việc giữ cửa đình “tạo ra tục kếtnước nghĩa giữa các phường Xoan và các làng phường Xoan đi lưu diễn như chất keogắn kết tình cảm và trách nhiệm của phường Xoan với các làng Quan hệ tốt đẹp vàbền chặt này đã tạo ra Văn hóa vùng Xoan”

Ngoài tục giữ cửa đình, trong cuốn Hát Xoan Phú, tác giả Nguyễn Khắc Xươngcòn dành một phần nói thêm về tục lệ đưa đón, tiếp đãi của các cửa đĩnh khi mờiphường Xoan đến hát và vài tục lệ riêng của Hát Xoan ở một số địa phương như ĐứcBác với hát trống quân và lệ chuốc rượu các cụ Quỳnh tương, Hương Nộn với tục thihát Xoan và bày con ngắm

Tác giả Phạm Minh Hương trong công trình Trống quân Đức Bác cũng có mụcbàn về những nghi tục đối với phường Xoan khi tham dự lễ hội Khai xuân cầu đinh ởlàng quê Đức Bác

Thứ sáu, trang phục của các đào, kép Xoan:

Mặc dù đây không phải là nội dung chính song vấn đề này vẫn là một trongnhững nội dung được các nhà nghiên cứu về Xoan nhắc đến Tác giả Đặng HoànhLoan mô tả về trang phục của đào, kép và ông trùm trong bài viết “Sau điền dã tôi hiểuXoan là như thế” như sau: “đào mặc áo năm thân màu nâu non, co kín, khuy cài bên,không mặc áo hai vạt buông vì hát thờ vua phải kín đáo, đầu chít khăn vấn, ngoài độikhăn vuông mỏ quạ vì tháng giêng trời rét Trùm và kép thường mặc áo dài đen, quầntrắng, đầu đội khăn lượt”

Bên cạnh đó trong phần viết của mình, một số tác giả như Phó giáo sư Tú Ngọc,Phạm Trọng Toàn cũng đã mô tả sơ lược cách ăn mặc của những người đi trình diễnXoan

Riêng tác giả Nguyễn Khắc Xương lại viết về trang phục của “bày con ngắm” ởlàng Hương Nộn

1.1.2.3 Về các khía cạnh liên quan đến nghệ thuật

Trang 21

Là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, ở Xoan chúng ta thấy có sự tíchhợp giữa văn học, âm nhạc, múa và diễn xướng Gần 79% số lượng tài liệu nghiên cứu(26/33 tài liệu) mà chúng tôi sưu tầm được có bàn về những khía cạnh liên quan tớinghệ thuật của Hát Xoan.

Về lề lối trình diễn:

Có 10/33 tài liệu ghi lại lề lối, hệ thống bài bản trong một buổi trình diễn Xoan.Nhìn chung hệ thống bài bản trong hát Xoan ờ các tài liệu đều thống nhất nhưng cáchphân chia số lượng những bài bản đó ra thành từng chặng, hoặc từng phần thì chưathống nhất

Cách phân thứ nhất: chia hệ thống bài bản ra thành 3 chặng: chặng mở đầu (hátchúc), chặng 2: hát 14 quả cách và chặng 3: diễn xướng các giọng vặt gồm các bài hát– múa Đây là cách phân chia được PGS Tú Ngọc ghi lại trong các tài liệu của mình.Cách phân chia này cũng được thấy trong các bài viết của tác giả Nguyễn KhắcXương, Phạm Trọng Toàn, nhóm nghiên cứu viên của Viện Âm nhạc

Cách phân chia thứ 2 cho rằng lề lối của một cuộc Hát Xoan chia làm hai phần:Hát lễ (hát thờ) và hát hội (hát giao duyên, vui chơi) Đây là cách phân chia của tác giảCao Khắc Thùy trong cuốn Hát Xoan – Hát Ghẹo, dấu ấn một chặng đường

Tác giả Đặng Hoành Loan trong bài Hát Xoan – nghệ thuật hát thờ Vua Hùng lạiphân chia Diễn trình của một cuộc hát Xoan gồm 3 chặng giống như của PGS TúNgọc, nhưng Phương thức trình diễn của hát Xoan được chia làm 2 chặng Chặng 1:hát hàng dọc gồm các bài mở đầu và các quả cách; chặng 2: hát hàng ngang gồm 2 loạibài: loại dành cho đào vừa hát vừa múa và loại bài dành cho đào trình diễn với trailàng Tác giả cũng cho rằng có rất nhiều cách thức trình diễn khác nhau, lối hát khácnhau, tùy thuộc vào sở thích, thói quen của từng làng Hát hàng ngang là “chất keo”gắn kết các làng với phường Xoan, là động lực đẩy Hát Xoan vượt khỏi đinh làng, trởthành nghệ thuật sinh hoạt “đời thường“, phục vụ đông đảo công chúng

Về văn học:

Những tài liệu đi vào phân tích chi tiết về các yếu tố có trong lời ca của Xoankhông có nhiều Ở đây chúng tôi chỉ thấy có 4 tài liệu mà trong đó có dành một phầnriêng để phân tích về vấn đề này

Cuốn Hát Xoan Dân ca lễ nghi – phong tục của PGS.Tú Ngọc với chương V bàn

về “Thành tố văn chương (ca từ) trong Hát Xoan” Trong chương này, tác giả phân

Trang 22

tích nội dung tư tưởng đề tài, các thể điệu văn chương – thể thơ, các thành phần bổ trợtrong ca từ của Xoan Tài liệu thứ hai đó là phần phân tích về nội dung lời ca, thể thơ

và từ phụ của Hát Xoan trong công trình nghiên cứu cấp bộ về “cẩu trúc bài bản một

số thể loại dân ca người Việt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng” do Viện Âm nhạcthực hiện năm 20092 Cả 2 cuốn này đều đi vào phân tích lời ca của Xoan dưới gócnhìn của những người nghiên cứu âm nhạc Lời ca ở đây được coi như môt thành tốtrong âm nhạc, nên khi phân tích, ngoài phân tích nội dung lời ca, các tác giả còn đivào phân tích thể thơ, từ phụ tương ứng với cấu trúc của âm nhạc

Đối với cuốn Hát Xoan Phú Thọ, tác giả Nguyễn Khắc Xương phân tích lời cacủa Xoan dưới góc độ của nhà nghiên cứu văn hóa Khi bàn về ngôn ngữ văn họctrong Xoan, trước tiên ông lại lý giải những nguyên nhân tại sao trong lời ca của Xoan

có nhiều câu, từ “tối nghĩa, khó hiểu” Sau đó, thông qua nội dung của một số lời caXoan, ông mới đi vào phân tích nội dung theo hai hệ thống: ngôn ngữ văn chương báchọc của trí thức nho sĩ và ngôn ngữ dân gian của tầng lớp bình dân

Cũng dưới góc độ của văn hóa học nhưng không đi vào tổng thể phần lời ca củacác bài Xoan, trong bài viết ” Ý nghĩa nhân văn trong câu hát Xoan Phú Thọ ”, tác giảĐặng Đình Thuận chỉ phân tích lời ca của bài “Mời rượu” để qua đó nói lên những cáihay, cái đẹp, ý nghĩa nhân văn trong lời ca của Xoan

Ngoài 4 tài liệu vừa nêu, một số tài liệu khác tuy không đi phân tích chuyên sâunhưng trong khi viết, các tác giả cũng đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này.Chẳng hạn, trong bài Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan trong văn hóa âm nhạc Việt Nam,khi bàn về lời ca trong hát Xoan, tác giả Phạm Trọng Toàn cho rằng “lời ca phản ánhkhá nhiều những tín ngưỡng cộng đồng người Việt (…) cùng với nội dung về thầnlinh, thần quyền, vương quyền, vai trò của tứ dân, những nội dung trữ tình giaoduyên…” Hoặc trong bài Hát Xoan Vĩnh Phú – Dân ca lễ nghi phong tục, tác giảNguyễn Khắc Xương nhận xét “Nội dung hát Xoan rất phong phú và đã vượt ra ngoàikhuôn khổ của hát cửa đình Văn học của Xoan đặt ra trước chúng ta khá nhiều vấn đề:ngôn ngữ, hình thức thể loại, sự giao lưu giữa các vùng văn hóa, tác động qua lại củacác loại hình ca hát dân gian, xã hội của hát Xoan…”

Về âm nhạc:

Số lượng tài liệu mang tính lý luận nghiên cứu, tiếp cận dưới dạng thuần dạng âmnhạc học phân tích chiếm một tỷ lệ thấp Trong số các tài liệu đó, có thể nói cuốn Hát

Trang 23

Xoan Dân ca lễ nghi phong tục của Phó giáo sư Tú Ngọc là một tài liệu đầu tiên đivào phân tích kỹ về các thành tố âm nhạc bao gồm giai điệu và các kiểu giai điệu,thang âm, điệu thức, khúc thức, nhịp điệu trong hát Xoan Nó được coi như một cuốn

“kim chỉ nam”, một tài liệu nghiên cứu được những tác giả thế hệ đi sau trích dẫn,tham khảo nhiều

Tiếp thu những cơ sở nghiên cứu của Phó giáo sư Tú Ngọc, nhưng trong côngtrình nghiên cứu cấp bộ về “cấu trúc bài bản một số thể loại dân ca người Việt vùngđồng bằng châu thổ sông Hồng” các tác giả của Viện Âm nhạc đã mở rộng và đi vàophân tích sâu hơn, đối chiếu, so sánh với nhiều dị bản của các nghệ nhân hát ở nhữngthời điểm khác nhau, từ đó rút ra những dạng thức, quy luật trong lối tiến hành giaiđiệu, cấụ trúc thang âm, các mô hình nhịp điệu trong từng chặng của hát Xoan

Không đi vào phân tích chi tiết, nhưng trong bài viết của mình, tác giả ĐặngHoành Loan nêu lên một đặc trưng nổi bật trong âm nhạc của Xoan, đó là “trong dân

ca Việt Nam chưa thấy lối hát hai giọng đào – kép cách nhau quãng 4 trong cùng mộtbài dân ca (lối hát hai giọng này khác với lối hát chuyển hò trong Tài tử – Cải lương).Đây là đặc điểm nồi bật làm cho âm nhạc Hát Xoan có phong cách riêng Chúng tôigọi lối hát này là lối hát dịch giọng”

Ngoài ra trong những tài liệu như “Hát Xoan – Hát Ghẹo dấu ấn một chặngđường” của Cao Khắc Thùy, “Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan trong văn hóa âm nhạc ViệtNam” của Phạm Trọng Toàn, “Trống quân Đức Bác” của Phạm Minh Hương cũng cónhững phần được trích dẫn từ Phó giáo sư Tú Ngọc khi bàn về âm nhạc của Hát Xoan

Về múa:

Có ít nhất 7/33 tài liệu có đề cập đến múa trong Xoan nhưng trong số đó bài viếtVai trò của múa trong diễn xướng Xoan là một trong số ít những bài giới thiệu sâu vềMúa trong Xoan Từ góc độ của người biên đạo múa, tác giả Phạm Hùng Thoan đãphân tích ngôn ngữ, vai trò và chức năng biểu thị của múa trong Xoan: đội hình, độngtác, nhạc cụ đệm, đạo cụ, sự phối hợp với các yếu tố nghệ thuật khác, phân loại cácnhóm chức năng biểu thị của múa Xoan… Tác giả cũng khẳng định rằng “Với tần suất

có trong 20/24 bài, vai trò của múa rất quan trọng trong Xoan, tạo nên sức hấp dẫn chocác tiết mục hát thờ thần linh và cho con người”

Từ góc độ người dàn dựng và sáng tác mới, tác giả Nguyễn Kính trong bài viết

về biểu diễn Xoan Ghẹo đã thông qua việc mô tả một số tiết mục Hát múa của Xoan

Trang 24

như “Bợm gái”, “Cài hoa”, “Giã cá”, “Bỏ bộ” để nhấn mạnh về các yếu tố trình diễntrong Xoan.

Các tài liệu còn lại tuy không đi vào phân tích kỹ, phần viết về múa thường đượcgài vào trong các tiết mục của phần viết về lề lối trình diễn nhưng điều đó cũng phầnnào giúp người đọc hiểu hoặc mường tượng thế nào là múa Xoan Chẳng hạn, trongbài viết của Đặng Hoành Loan, ông đã mô tả một cách khái quát và dễ hiểu về múaXoan như sau “Hầu như điệu hát nào cũng có múa Múa Hát Xoan chỉ diễn ra trongmột số động tác có tính mô hình, rồi tùy vào nội dung lời ca mà biến đổi cho phùhợp.Cái dễ nhận biết nhất là sự chuyển động đội hình: khởi đầu bao giờ cũng là độihình hàng ngang, hoặc hai hàng dọc; rồi dần chuyển thành đội hình hai hàng ngang,bốn hàng ngang và các kiểu đội hình vòng tròn khác nhau Khi đội hình biến đổi, đàonương vẫn giữ nguyên hoặc di biến đôi chút động tác tay và chân”

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề như nguồn gốc, quá trình phát triển và đặc trưngthể loại của Hát Xoan, một hướng nghiên cứu mà một số tác giả đã thực hiện trong cáccông trình của mình là so sánh Hát Xoan với một số thể loại dân ca khác của ngườiViệt PGS.Tú Ngọc dành một chương bàn về “Hát Xoan và dân ca lễ nghi phong tụccủa người Việt” Ở đây, tác giả đặt hát Xoan trong mối quan hệ của Hát cửa đình, hátXoan trong quan hệ với một số thể loại như Ca trù, Chèo tàu, Hát Dô, hát Dậm và đốichiếu Hát Xoan với một số hình thức diễn xướng và diễn trò tế thần ở đồng bằng sông

Mã (Thanh Hóa)

Trong bài viết Vị trí, ý nghĩa của Hát Xoan trong văn hóa âm nhạc Việt Nam vàbài về mối quan hệ giữa Hát Xoan với dân ca người Việt vùng trung du châu thổ sôngHồng, tác giả Phạm Trọng Toàn đã bàn về mối quan hệ giữa hát Xoan và một số hìnhthức sinh hoạt văn hóa âm nhạc ở vùng Trung du và châu thổ Bắc Bộ như Hát Xoan vàmối quan hệ với hát ví, hát Đúm, hát Ghẹo và hát Trống quân; Hát Xoan và mối quan

hệ với hát Dô, hát Dậm, hát Chèo tàu; Hát Xoan và Quan họ; Hát Xoan và Ả đào Tácgiả cho rằng, Hát Xoan là tiền đề cho những sinh hoạt văn hóa âm nhạc dân gian củangười Việt ở trung du và châu thổ sông Hồng nói riêng, của cộng đồng người Việt ởnước ta nói chung Dựa trên luận điểm đó, tác giả đi tim những sự liên hệ giữa HátXoan và các thể loại khác

Ngoài ra, Phó giáo sư Tú Ngọc cũng có một bài viết riêng về mối quan hệ giữahát Xoan và hát Ca trù tác giả Phạm Minh Hương có những phần viết đề cập đến mối

Trang 25

quan hệ mật thiết giữa Hát Xoan và Trống Quân Đức Bác trong luận văn Thạc sĩ củamình; và nhóm nghiên cứu Viện Ầm nhạc cũng có phần nghiên cứu, so sánh nhữngđặc điểm về tín ngưỡng, bài bản và âm nhạc giữa Hát Xoan và hát Chèo tàu.

Có thể nói, khi nghiên cứu Xoan, các tác giả thường đi sâu vào mô tả, rồi từ đóxác định những yếu tố biểu trưng mang tính phổ quát như nguồn gốc lịch sử, các khíacạnh về văn hóa và nghệ thuật của nó.Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến nguồngốc lịch sử của Xoan còn ít được quan tâm nghiên cứu và cũng chưa một nhà nghiêncứu nào đi đến được một “đích” cụ thể Việc nghiên cứu một số khía cạnh trong vănhóa, nghệ thuật tuy đã có những công trình mang tính chuyên sâu về từng mặt như vănhóa, âm nhạc và múa nhưng vẫn chưa có được những đúc kết một cách đầy đủ, rõràng Đây chắc chắn vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà nghiên cứu khaithác Trong thời gian tới, chúng ta chờ đợi những chuyên khảo đi sâu phân tích từngkhía cạnh trong hát Xoan như lịch sử, văn hóa, âm nhạc, múa… và đưa ra được nhữngnhận định, đúc kết một cách đầy đủ, có hệ thống

Về chất lượng khoa học:

Trong số 33 tài liệu Xoan được sưu tầm và giới thiệu, chúng tôi nhận thấy đaphần là những công trình, bài viết nghiên cứu có giá trị Song bên cạnh đó, cũng cókhông ít những tài liệu chưa mang tính khoa học cao Những bài viết này chủ yếu chỉ

mô tả chung chung, nếu có nhận xét thì thường bao chứa những lập luận mâu thuẫn,nhiều khi khiên cưỡng, quy chụp, không xác đáng Một số bài sau khi nêu lên nhữngđặc trưng, tán dương những cái hay nét đẹp của Xoan, nhưng lại không lý giải được tạisao Xoan không được nghiên cứu và phát triển như nhiều loại hình nghệ thuật kháccho đến thời điểm trước khi Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vậtthể cần được bảo vệ khẩn cấp

Mặc dù vẫn còn những điểm khuyết trong các tài liệu nghiên cứu về Xoan nhưngvới các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, một diện mạo chung về các khía cạnh lịch

sử, văn hóa, nghệ thuật của Xoan được hiện lên rõ nét Đó là một quá trình nối tiếpnhững thành tựu nghiên cứu của nhiều thế hệ

1.2 Cơ sở hình thành

1.2.1 Tổng quan về văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóadân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người Khái niệm dân

Trang 26

tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó vớinhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc Quan niệm này hiện nay đang là quanniệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóaViệt Nam.

Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng vănhoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trướcCông nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này Đó là cộng đồng văn hoáĐông Sơn Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đươngthời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưngcủa văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phươngNam) và nền văn minh lúa nước Những con đường phát triển khác nhau của văn hoábản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v ) đã hội

tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôithai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chốnggiặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20 - 30của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin Với

sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn,phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới

Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lênnhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp vănhoá giao lưu với phương Tây Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc vănhoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lạicòn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc.Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng,nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn Điều kiện tự nhiên (nhiệt,

ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đờisống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người ViệtNam Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến vănhoá và tâm lý dân tộc Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có nhữngđiểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán,

Trang 27

cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mangthêm các đặc điểm văn hoá Đông Á.

Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranhgiữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu vàbao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được

cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc Chiến tranhliên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam cótính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn,khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi Cũng vì chiến tranh phá hoại, ViệtNam ít có được những công trình văn hoá - nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng khôngbảo tồn được nguyên vẹn

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắcthái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng Ngoài vănhoá Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày

- Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khơme, H’Mông - Dao, nhất là văn hoá cácdân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một

xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đasắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính

Đặc trưng thứ hai:

Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ranhững vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôi của vănhóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã

và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc vàĐông bắc Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ

Trang 28

đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ nhữngvùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến

sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên

Đặc trưng thứ ba:

Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ vềsau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đếnnhững ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng

từ xa xưa của Trung Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng củaPháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam

đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đinhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiệnđại

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Hát Xoan tên gốc là hát Xuân; là làn điệu dân ca ra đời sớm nhất, lâu đời nhấtcủa những cư dân nông nghiệp làm lúa nước, được hát vào mùa xuân Đây là loại hìnhvăn hóa, văn nghệ xuất hiện trước cả thời kỳ Hùng Vương dựng nước Theo các nhàkhoa học Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Trung Quốc, những năm đầu của thế kỷ 20 ,

từ những căn cứ mà các nhà khoa học sưu tầm được đã khẳng định Việt Nam là cái nôicủa nền văn minh lúa nước đã xuất hiện cách đây 10 nghìn năm, quá trình lao động,giao tiếp đã nảy sinh tiếng hát, đó chính là hát Xuân Đây là loại hình nghệ thuật dângian nảy sinh từ lao động khi Vua Hùng thấy được ý nghĩa tác dụng hát Xuân đối vớiđời sống xã hội đã ban chiếu chỉ cho muôn dân cần lan truyền phổ cập rộng khắp cáclàng quê, tổ chức thành những phường hát để phục vụ lễ hội

Nguồn gốc của Hát Xoan có nhiều cách giải thích bằng huyền thoại được đặt vàothời các Vua Hùng dựng nước Có chuyện kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, mộthôm nghỉ chân ở nơi này là quê Xoan Phù Đức - An Thái, thấy các trẻ chăn trâu hátmúa, vua rất ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy củaVua Hùng và các em chăn trâu, đó cũng là những điệu Xoan tiên

Lại có câu chuyện kể rằng vợ Vua Hùng đau bụng đã lâu ngày mà vẫn khôngsinh nở, một nàng hầu gái bàn nên đón nàng Quế Hoa múa đẹp hát hay đến múa hát.Quế Hoa được gọi đến trước giường, uốn tay đưa chân, dáng như tiên, giọng như suối,sắc như hoa Vợ Vua Hùng xem múa nghe hát quả nhiên vui vẻ sinh ra được 3 người

Trang 29

con trai tuấn tú khác thường Vua Hùng rất vui mừng, truyền cho các công chúa trongcung nữ đều học những điệu múa hát của Quế Hoa Lúc đó vào mùa xuân nên vua đặttên các điệu múa hát đó là Hát Xuân.

Chuyện dân gian xã Cao Mại kể rằng Nguyệt Cư công chúa, Vua bà xã Cao Mại,con Vua Hùng, lúc lọt lòng mẹ cứ khóc hoài không ai dỗ được, chỉ khi nghe ngườilàng An Thái hát em mới nín khóc, cứ như thế cho tới năm em lên ba tuổi Các cụ còn

kể rằng Nguyệt Cư qua làng An Thái được nghe hát rồi đau bụng đẻ, quân gia phảikhiêng kiệu chạy thật nhanh về trang để bà kịp sinh nở Cũng vì những tình tiết trên

mà ở Cao Mại có lệ chạy kiệu Vua Bà và có hát Xoan trong các ngày đình đám tế lễ,

đó là những trò diễn hội làng có ý nghĩa kỷ niệm

Làng Hương Nộn, nơi có hát Xoan thờ Xuân Nương, một tướng của Hai BàTrưng, các cụ kể rằng: Xuân Nương khởi nghĩa đánh giặc Hán tham tàn, có lần hànhquân qua làng Xoan được nghe hát Xoan bèn cho quân học hát Cũng vì sự tích trên

mà ngày tế Xuân Nương, dân làng Hương Nộn tổ chức Hát Xoan Nếu thời Hai BàTrưng đã có Hát Xoan để quân bà Xuân Nương học hát thì Hát Xoan hẳn đã ra đờitrước đó nghĩa là vào thời Hùng Vương

Một số nhà nghiên cứu âm nhạc lại cho rằng: Hát Xoan xuất hiện vào khoảng thế

kỷ XV (tức là đời hậu Lê), lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, văn chươngcủa thế kỷ XV, nghĩa là hình thể chưa cố định, vừa gồm các thể thất ngôn, vừa xen kẽnhững câu 6 tiếng và kết luận rằng: Hát Xoan là một hình thức âm nhạc phong tục phátsinh từ thời kỳ nhà Lê

Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội) Hátnghi lễ gồm các bài: Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóngđám Hát quả cách gồm 14 bài (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát): Kiều giangcách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồiliên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách;Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách Hát hội gồm nhiều bài, hát tự dophóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi làBợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá

Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóarộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng Trên chặng đường dài của lịch sử,Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân

Trang 30

sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển Do nguồn gốc của Hát Xoangắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốcđều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái,Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì, nên HátXoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đạibình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của

Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tạiBali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Disản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại

(Hát xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại)

Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sảnvăn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tìnhtrạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO Sự kiện này đãđánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyếttâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấpsuốt 6 năm qua

Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nướcVăn Lang; 1.000 năm Bắc thuộc; thời đại phong kiến Việt Nam tự chủ; chế độ phongkiến suy tàn; thời Pháp thuộc; đế quốc Mỹ xâm lược đến chế độ Việt Nam dân chủcộng hòa, Hát Xoan vẫn tồn tại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt:

Trang 31

Hát thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương;hát trước cửa đình và hát vào mùa xuân; hát lễ và hát đám Nét đặc sắc hơn cả của HátXoan là khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉ làmột chiếc trống da.

Hát Xoan hiện có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã,phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và ĐoanHùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnhVĩnh Phúc) Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập đanghoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét,phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái

Trang 32

đã ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường lịch

sử – kinh tế xã hội hàng nghìn năm, ít nhất là khi cộng đồng người Việt đặt chân cư trú

ở vùng đồng bằng sông Hồng Trải qua thời đại các vua Hùng với nhà nước Văn Lang,

Âu Lạc, thời đại độc lập tự chủ của nhà nước Đại Việt và thời đại nhà nước phongkiến toàn thịnh dưới triều Hậu Lê cho đến khi chế độ phong kiến suy tàn ở Việt Nam,vào cuối thế kỷ XIX, Hát Xoan vẫn hiện diện qua những biến thiên của lịch sử, vầntồn tại trong đời sống tinh thần của dân tộc Điều đó chứng tỏ sức sống bên trong, sựbiến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung vàthể loại Hát Xoan nói riêng

Tuy nhiên có một thực tế không mấy khả quan hiện nay đó là nhiều loại hình vănhoá truyền thống của dân tộc đang bị mai một dần và ngày càng bị “rơi vào lãngquên” Hiện nay thì Hát Xoan cũng đang dần bị rơi vào tình trạng chung như vậy.Bằng chứng là qua những nghiên cứu khảo sát thực tiễn ở quê hương của loạihình nghệ thuật Hát Xoan đã chứng minh thực tế đó Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch ởlàng Xoan An Thái, xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì, cho biết: Ngày xưa hát xoanrất được ưa chuộng Trong tất cả các đêm hội của làng, người ta thường biểu diễn hátXoan Ở làng An Thái, nhà nhà biết hát Xoan, người người biết hát Xoan Nhưng cùngvới sự đổi thay của lịch sử, nghệ thuật hát Xoan cũng trải qua nhiều biến cố thăngtrầm, các nghệ nhân hát Xoan ngày càng vắng bóng Nói đến sự phát triển của nghệthuật hát Xoan hiện nay, bà Lịch tâm sự: Hát xoan là di sản văn hóa vô giá, là niềm tựhào của người dân Phú Thọ Nhưng hiện giờ số người hát Xoan thành thạo ngày cànghiếm Lớp thanh niên lớn lên rời bỏ làng quê đi kiếm sống nên dần thấy xa lạ với câuhát xưa Còn những người mà câu ca, điệu hát đã ăn sâu vào trong máu thịt thì đa phầnđều đã lớn tuổi

Theo khảo sát của những nhà nghiên cứu văn hóa tại vùng Xoan, nhiều người ở

độ tuổi hơn 60 vẫn hiểu và thích Xoan nhưng lại không hát được hoặc không thuộcmột trong 14 quả cách Độ tuổi càng thấp thì sự xa cách với Xoan càng lớn Điều đó

Trang 33

có nghĩa là các nghệ nhân cao tuổi còn rất ít và việc truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻđang gặp rất nhiều khó khăn Xoan gắn liền với lễ hội, với nhu cầu tâm linh Khôngđược “cắm rễ” vào mảnh đất lễ hội, hát Xoan sẽ đứng trước nguy cơ lụi tàn Bên cạnh

đó, việc “bùng nổ” thị trường âm nhạc hiện đại đã đẩy hát Xoan vào tình trạng bị “sânkhấu hóa” và dần mất đi những giá trị nguyên gốc Như vậy một vấn đề mang tínhthực tế đặt ra cho những nhà làm công tác quản lý văn hoá và nhưng người có tâmhuyết nghiên cứu về thể loại nghệ thuật truyền thống này là làm thế nào có thể giữ gìnbảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của thể loại Hát Xoan, làm cho nó được lantoả và ảnh hưởng rộng trong quần chúng nhân dân và làm cho bạn bè quốc tế cũng biết

về Hát Xoan

2.3 Đặc điểm loại hình nghệ thuật

2.3.1 Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan

Những người đi Hát Xoan được tổ chức lại gọi là phường Xoan (hoặc họ Xoan).Phường Xoan từ 15 – 20 người, trong đó 4 -5 người là nam, nữ từ 15 – 20 người Namgọi là kép, nữ gọi là đào Kép có thể đã có vợ nhưng trong phường ít nhất phải có mộtkép trẻ, tuổi từ 10 – 15 Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay, tuổi từ 15 – 20 Đứngđầu phường Xoan là một người đàn ông đã đứng tuổi, thuộc nhiều bài hát Xoan, biếtchữ Nôm, được dân làng tín nhiệm bầu làm trùm Ông trùm vừa là người hướng dẫnđào, kép hát, múa, vừa là người quản lý, vừa là người giao dịch với các làng màphường Xoan đến hát Để có uy tín với các làng kết nghĩa, vai trò của ông trùm rấtquan trọng Ông trùm phường Xoan thường là kép của phường, đã tham gia đi hát rấtnhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, biết nhiều điển tích, đọc được văn bản Hát Xoanbằng chữ Nôm Ông trùm vừa là nhạc công thuần phục giữ nhịp trống phách, vừa làkép hát dẫn thành thạo, vừa chỉ đạo nghệ thuật, vừa là thầy dạy dỗ các đào kép hátmúa Đặc biệt ông trùm phải có khả năng quản lý và giao dịch Hàng năm vào thángchạp âm lịch, phường Xoan được tập hợp dưới luyện tập hướng dẫn của ông trùm Địađiểm luyện tập tại nhà ông trùm

Phường Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyênnghiệp, do đó khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng Kép trong phường Xoankhông những là diễn viên hát mà còn là nhạc công có tay trống tay phách điêu luyện.Đào phường Xoan phải đảm bảo có hai tiêu chuẩn nhanh và sắc Thiếu một trong haitiêu chuẩn không được nhập phường Khi đã có chồng thường các cô đào không theo

Trang 34

chồng đi hát nữa Ngoài khả năng bẩm sinh về thanh sắc, các cô đào được truyền kỹnăng về hát múa, được giảng dạy cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡngthường xuyên về kiến thức văn học dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học.Như một đơn vị nghệ thuật bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làngnày qua làng khác, mỗi làng sở tại đều có những yêu cầu riêng Có làng yêu cầu ngoàiphần hát lề lối các cô đào cùng các chàng trai sở tại Hát Đúm giao duyên Có làng cónhững tư gia mời phường Xoan đến hát tại nhà, chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộcgiọng ngoài như: Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú…đây là bài bản làn điệu có âmđiệu, lời ca và lối hát khác với Hát Xoan Nhất là giọng Phú, chủ hát những điển tíchcủa văn chương bác học: Phú Kiều, phú Lưu Bình Dương Lễ, phú Thị Kính.

Với những yêu cầu của các làng sở tại thì từ ông trùm đến các đào kép phải cómột trình độ nhất định và khả năng văn hóa âm nhạc tương đối phong phú mới đápứng được yêu cầu

2.3.2 Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng

Như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa phường Xoan với các làng phường Xoanđến ca hát là quan hệ an hem, tục kết nghĩa giao ước phường Xoan là em, làng sở tạ làanh Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên đều hết sức trân trọng, xưng là anh emnhưng bình đẳng

Địa điểm diễn xướng ở cửa đình nhưng còn hát ở trong cửa đình Ngày xưa trướccuộc Hát Xoan, đào phường Xoan thường Hát Trống Quân với trai làng Đức Bác ởbến sông, trên đường làng, đầu đường làng rồi mới vào hát ở cửa đình Một số làng lại

có những tư gia, sau khi nghe Hát Xoan ở cửa đình thì lại mời phường Xoan về hát ởnhà, nhưng không hát thờ mà chủ yếu nghe Hát Phú ngâm ngợi những bài thơ áng văn

2.3.3 Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát

Ban đầu, mục đích của sinh hoạt Hát Xoan là tế thần cầu mong mưa thuận gióhòa, dân làng an khang thịnh vượng, sau đó là để trai gái hát giao duyên Trên cơ sởcủa múa tín ngưỡng người ta xướng lên những lời cầu khẩn trầm bổng mà thành HátXoan Để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu giao tiếp, nhiều làng mời Xoan gốc đếnhát, và để cảm tạ những người đi hát người ta cho tiền hoặc biếu gạo cho họ, lâu dần

lệ Vì thế, mục đích đi hát của phường Xoan ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh,nhu cầu ca hát thì còn nhằm hưởng gạo hoặc tiền

Trang 35

Khi đi hát các cô đào thường mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, nămthân (hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăn nhung đen, hay khăn mỏ quạ Kéo vànhững chàng trai làng tham gia trong cuộc Hát Xoan mặc quần ống sớ màu trắng, áothe thâm dài tới đầu gối, cổ quàng dải nhiễu điều, đầu đội khăn hay khăn xếp đen.Trong quan niệm của phường Xoan, trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng khôngnhững biểu lòng tôn kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trọng của mình đối vớidân các làng kết nghĩa Đây cũng là biểu hiện văn hóa ứng xử của phường Xoan.Đạo cụ hành nghề của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy vói một quyểnsách chép đầy đủ 14 Quả cách chép bằng chữ Nôm.

Nhạc cụ của phường Xoan chỉ gốm một trống nhỏ bằng gỗ (thường gỗ mít giả)hoặc cặp trống bịt bằng da trâu hoặc da bò, và một cặp phách

Nghệ thuật trình diễn bằng hát Xoan được trình diễn theo một trình tự nhất địnhbao gồm 3 chặng: Chặng nghi thức, Chặng hát quả cách và Chặng hát hội

* Chặng nghi thức:

Phường Xoan thường đi hát ở các làng kết nghĩa, nên phần nghi thức ông trùmphường cùng ông chủ tế làng sẽ phải đứng trước hương án của làng, chắp tay kính cẩnvái lạy các thần linh Sau đó ông trùm phường hát những lời thỉnh mời, được xướngtheo kiểu vái tế gọi là Hát Chúc, nối tiếp bài Hát Chúc là bài Giáo Trống Bài GiáoTrống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừanhảy dẫn, phường Xoan phụ họa phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương

án, tay nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơnhang, Đóng đám…

Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vịthần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mùa màng tươi tốt, thiên hạthái bình

Đây là phần lễ hát múa phục vụ các nghi lễ Những người hát nghi lễ phải đượctuyển chọn kỹ càng thể hiện nghiêm túc từ trang phục, giọng hát, điệu múa Khởi đầuhát nghi lễ là phải có mâm lễ dâng lên Sau đó hát chào Vua và mời đức Vua về đìnhlàng dự lễ hội Khi các thủ tục dâng lễ đã hoàn tất Đoàn kiệu bát công do 8 trai làngtrẻ trung khôi ngô tuấn tú chưa vợ, nhà không có tang chế, với đầy đủ trướng, phướn,tiếng chiêng vang lên khởi kiệu rước Vua từ điện về đình Khi rước có 4 đào Xoan trẻtuổi chưa chồng, đi dưới gầm kiệu hát điệu phụ giá:

Trang 36

“Tám người trai kiệu bước vào

Tay lót khăn đào rước lấy vua lên

Vui lên thánh đức trị vì

Vua về nghe hát mừng làng sống lâu”

Sau nghi lễ khởi đầu rước kiệu Vua vào nội điện là đến giáo trống và giáo pháothể hiện hai làn điệu múa và hát trình diễn thành liên khúc Trong giáo trống được thểhiện hai âm, âm trầm và âm cao (âm trầm là tầm); (âm cao gọi là vông) muốn thể hiện

âm tầm và vông của trống phải có mâm cơm bưng lên mặt trống Gọi là trống cơm dophường Xoan vỗ vang lên trong tiệc đình làng, cầu mong cho trăm họ no đủ, an hòaphúc lộc được thể hiện bằng lời ca như:

“Trống này be bé mà vẻ rồng vàng

Đôi tay tôi nâng cả đám làng

Trống tôi vỗ bên “tầm” thờ vua, thờ chúa

Trống tôi vỗ lên “Vông”

Thờ Đức Đại vương”

Sau giáo trống, giáo pháo là điệu thơ nhang Thơ nhang là làn điệu hát dânghương lên ban thờ Đại Vương, cầu xin vua giáng phúc cho dân làng Khi múa hát cácđoàn, Xoan tây cầm nhang vừa múa vừa hát có câu:

“Cầu vua lên ngự ngai vàng

Vua về nghe hát mừng làng sống lâu”

Trên đây là giới thiệu sơ lược một phần về hát Xoan và nghi lễ, còn hát quả cáchthì đa dạng và phong phú hơn nhiều, được thể hiện từ các quan viên, đến mọi tầng lớptrong xã hội phong kiến, thuật ngữ quả cách có hai từ quả và cách, quả là làn điệu, còncách là trình diễn

Trang 37

dạng và phong phú phản ảnh trong lao động thuộc các ngành nghề khác nhau Theothống kê chưa đầy đủ đã có 15 quả cách, đó là: Nhàn ngân cách, tràng mai cách, xoanthời cách, mục đồng cách, đồng dẫy cách, hồi liên cách, tứ mùa cách, thuyền chèocách, từ dân cách, chơi dân cách, kiều giang cách…

Trong 15 quả cách được thể hiện hát Xoan thành 4 nhóm bổ sung:

Nhóm thứ nhất là: Những quả cách kể về các nhân vật lịch sử đó là: Kiều giang

cách, hội liên cách và tứ dân cách

Nhóm thứ hai là: Những quả cách hát chúc các bậc thánh nhân tiên đế đã được

dân chúng tôn vinh là những người đem lại hạnh phúc thịnh vượng cho muôn dân, đólà: Nhàn ngân cách, trùng mai cách, thuyền chèo cách

Nhóm thứ ba là: Các quả cách thể hiện những cảm xúc của con người trước thiên

nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đó là: Quả cách xoan thời, quả cách hạ thời, thuthời cách, đông thời cách

Nhóm thứ tư là: Những quả cách miêu tả về 4 lớp người trong xã hội nông thôn

thời phong kiến thể hiện trên các nghề (dạy học, nghề nông, làm ruộng, chăn tằm,đánh cá ): Đúc đồng, đóng thuyền, làm mộc, làm rèn và nghề thương (người làmnghề buôn bán) được thể hiện các quả cách: Ngư tiều cách, canh mục cách, tứ dâncách, để thấy sự đa dạng và phong phú của quả cách

Hát quả cách gồm 14 bài bản được gọi là Quả cách và có tên gọi và được sắp xếptrình diễn như sau: Kiều Giang Cách; Nhàn Ngâm Cách; Tràng Mai Cách; Ngư TiềuCanh Mục Cách; Đối Dẫy Cách; Xuân Thời Cách; Hồi Liên Cách; Hạ Thời Cách; ThuĐông Cách; Đông Thời Cách; Tứ Mùa Cách; Thuyền Chèo Cách; Tứ Dân Cách; ChơiDâu Cách

Cấu trúc mỗi Quả cách gồm có ba phần: mở đầu là giáo cách, phần trung tâm làđưa cách, phần kết thúc là kết cách Về diễn xướng thì mỗi Quả cách có nhiều vẻnhưng cơ bản là hát ngâm và hát nói Ông trùm phường Xoan hay một kép ngồi ở giữakhoang đình vừa đánh trống phách vừa hát dẫn, các cô đào đứng sau hát phụ họa bằngcách hát lại nguyên một câu hay một đoạn vừa hát, có khi chỉ là những câu đưa hơi Đểnối các Quả cách theo tình tự diễn xướng người ta thường dùng các câu láy

Các Quả cách là những áng văn chữ Nôm được cấy ghép vào Hát Xoan do một

số các nhà Nho viết ra, mang những yếu tổ của văn chương bác học Một trong nhữngbiểu hiện của sự cấy ghép này là một các đình làng như Cao Mại, Hữu Bổ, Hương

Trang 38

Nộn,…ở Phú Thọ có tổ chức mời các phường Xoan đến hát thi các Quả cách Hát thì

có giải nhất, nhì, ba tùy theo sự chính xác về lời văn của người thi hát so với sách mẫu

* Chặng hát hội

Hát hội là chặng sôi nổi nhất, sinh động nhất và kết thúc một cuộc Hát Xoan Háthội gồm nhiều bài được kết nối với nhau theo hình thức tổ khúc hay liên khúc vừa hát,vừa múa, vừa diễn trò Trình tự hát hội có các phần: Bợm gái, Bỏ Bộ, Xin hoa – Đốchữ, Gài Hoa, Dã Cá Dã Cá là tiết mục được trình diễn như một hoạt cảnh có nơi làcác cô đào, có nơi là các trai láng sở tại được đóng vai cá bị lưới bủa vây, bắt đượcdâng lên bàn thờ tế thần, tế thần xong mới được trở lại làm người Tiết mục Dã Cá rấtsôi nổi vui vẻ, kết thúc cuộc Hát Xoan trong không khí tưng bừng của lễ hội Trướctiết mục Dã Cá, ở nhiều làng còn đưa thêm mục Hát Đúm xen vào trong cuộc HátXoan Hát Đúm được xen vào Hát Xoan làm tăng thêm phần sinh động của cuộc hát.Hát múa Bỏ Bộ là múa hát minh họa muôn mặt của đời sống sinh hoạt của ngườinông dân thể hiện những động tác, những công việc, thậm chí từng công đoạn củacông việc, nên lời hát đến đâu thì động tác múa trình diễn minh hoạ đến đấy

Hát Huề là hát đố chữ được hát liền mạch, liền khúc như Huề đố chữ là nhữngcâu hát lắt léo để thử trí, thử tài, nhằm thôi thúc, khích lệ tinh thần hiếu học Thí dụtrong lời ca đó có câu:

“Anh đố em biết chữ gì trên trời rơi xuống?

Anh đố em biết chữ gì làm ruộng nuôi ta?

Anh đố em biết chữ gì nên việc cửa, việc nhà?

Anh đố em biết chữ gì thấy người qua mà chẳng chào?

Một đào Xoan hát đáp lại rằng:

Anh đã đố thì anh phải giảng

Em chẳng biết thời anh giảng giải cho dân làng nghe

Chàng Xoan cất tiếng hát ơ hờ em không biết thì anh xin giảng giải

Vũ là mưa trên trời rơi xuống

Ngưu là trâu làm ruộng nuôi ta

Thê là vợ nên giỏi việc cửa, việc nhà

Nộ là giận thấy người qua chẳng chào

Trang 39

Hát Đúm là một nhóm người tập trung làm việc với một nhóm người kia, có thểhát về công việc họ làm và kết quả đạt được khi mưa thuận, gió hòa là gieo trồng đúngngày, đúng vụ nên có được những vụ mùa bội thu.

Hát Bợm là hát tỏ tình giao duyên một nhóm nam, nhóm nữ, đi lễ, đi trẩy hội, họgặp nhau hai bên nam nữ thay nhau lúc đầu là hát thăm dò sau là hát tỏ tình rồi hẹn hò

Từ đây sẽ có những cuộc hẹn hò đôi lứa riêng để nên vợ, nên chồng Bài khái lượcdiễn giải trên đây để chứng minh giá trị lịch sử văn hóa của người Việt cổ nói lên tầmquan trọng giá trị nghệ thuật phong phú, sâu sắc của hát Xoan trong đời sống cư dânnông nghiệp vùng đất Tổ cội nguồn Hát Xoan xuất hiện rất sớm, như các nhà khoahọc ở các nước tiên tiến trên thế giới đến nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Việt Nam đãxác nhận

2.3 Nghệ thuật dân ca Hát Xoan

Nghệ thuật Hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, hát đi đôi với múa vànhạc đỡ giọng giữ nhịp, trong đó yếu tố hát là chính Hát Xoan là hình thức nghệ thuật

“Hát thơ”, hát trên rất nhiều thể thơ truyền thống Việt Nam như: Lục bát, song thất lụcbát, lục bát biến thể, các thể thất ngôn và thể 4 chữ

Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hátnghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe, và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giaoduyên

2.3.1 Nội dung lời hát

Vì là lối hát thờ Thần linh, Thành hoàng làng và các Vua Hùng trước cửa đìnhnên nghệ thuật trình diễn của Hát Xoan rất đơn giản, mộc mạc với sự kết hợp hài hòagiữa âm nhạc, thơ, vè và giọng điệu mang đậm dấu ấn thổ ngữ của địa phương vùngtrung du Phú Thọ (dân ca) Lời ca trong Hát Xoan còn có sự kết hợp với các điệu múađơn giản chủ yếu bằng đôi tay của các đào, kép đưa ra, thu vào, ngửa bàn tay, úp bàntay, kết hợp với việc sử dụng các đạo cụ, như quạt, phách tre, nậm rượu Di chuyểntrong Hát Xoan bằng đôi chân chủ yếu theo hàng dọc hoặc hàng ngang và vòng tròn(mó, giã cá) cũng đơn giản không phức tạp Lời Xoan thường được thể hiện dưới dạngthể thơ song thất lục bát ( 2 câu 7, một câu 6, một câu 8), thất ngôn ( 7 từ), lục bát, lụcbát biến thể, bốn từ, sáu từ đơn giản dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát

Cũng như một số loại hình nghệ thuật sinh hoạt dân gian khác của người Việt,

Trang 40

Hát Xoan có khởi đầu là lối hát tế thần Là loại dân ca lễ nghi – phong tục, lời catrong Hát Xoan phản ánh khá rõ tín ngưỡng của cộng đồng người Việt: phồn thực thờ

tổ tiên, thờ thần,…

Tín ngưỡng thờ thần:

“May ra bắt được cá măng

Đem lên tiến cúng cả làng bình yên”

Tín ngưỡng phồn thực:

“Tôi bước chân vào giáo trống

Tìm đền thượng chúc cho minh

Năm trống cơm thiên hạ thái bình

Năm trống cơm nhà no mọi đủ

Năm trống cơm mọi vẻ mọi hay.”

Cùng với nội dung về thần linh, thần quyền, lời ca trong Hát Xoan còn đề cậpđến vương quyền:

“Nhà tôi nhà Lê

Là song Bồ Đề

Trở về thiên hạ

Cày bừa ruộng Lê.”

Kẻ sĩ là một trong bốn thành phần tứ dân: sĩ nông – công – thương cũng đượcphản ánh rõ nét trong lời ca Hát Xoan Các nhà Nho đồng nghĩa với kẻ sĩ thì phải họchành Học hành thi cử để làm quan, vinh quy bái tổ là ước mơ của các tầng lớp nhândân lúc bấy giờ:

“Sống được làm quan

Cưỡi ngựa bên Tàu

Vinh quy bái tổ.”

Là một xã hội nông nghiệp, chủ đề chính của nội dung Hát Xoan vẫn là nghềnông:

“Đêm mưa ngày nắng

Đầu tháng cuối năm

Lúa dé, lúa chiêm cho no làng

Ngoài đồng tốt lúa

Ngày đăng: 26/04/2023, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w