Nhữnghànhđộngdễgâyhiểulầmtrong cuộc phỏngvấn Cuối cùng sau bao ngày chờ đợi bạn cũng đã được gọi đi phỏng vấn. Chắc chắn bạn muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về mình ngay từ lúc bạn đặt chân vào công ty. Tuy nhiên, nhiều khi vô tình bạn lại có nhữnghànhđộng khiến nhà tuyển dụng hiểu sai về năng lực, trình độ của mình ngay trong buổi gặp mặt đầu tiên. Dưới đây là nhữnghànhđộng như vậy: Bạn đã phải nói lời xin lỗi Bạn đến muộn cuộcphỏngvấn và nói lời xin lỗi. Bạn có một hoặc rất nhiều lý do chính đáng như do tắc đường, có một tai nạn xảy ra, hoặc bạn đi nhầm đường do người ta chỉ đường sai… Bạn đã nói sự thật nhưng dù gì bạn cũng đến muộn và bạn đang biện minh cho hànhđộng đó của mình. Rất hiếm các nhà tuyển dụng bỏ qua sai lầm này của ứng viên. Vì vậy, nếu bạn không thể đến sớm 10 - 15 phút hay đúng giờ, hãy thôi hi vọng bạn sẽ nhận được công việc đó. Bạn trông giống như một người cẩu thả Có thể bạn đã được nghe có người đã mặc áo phông, đi dép tông đến công sở. Điều này có thể không vấnđề gì nếu bạn đã nhận công việc và làm việc trong một môi trường thoải mái. Nhưng nếu bạn mặc như vậy trong buổi phỏngvấn thì không điều gì tệ hơn. Để chuyên nghiệp và tôn trọng người khác bạn nên mặc những bộ đồ công sở kín đáo, lịch sự. An toàn nhất là mặc quần kaki, áo sơ mi có cổ cắm thùng để tránh những ấn tượng không tốt. Bạn nói quá nhiều Nhấn mạnh sự quan tâm và lạc quan của bạn đối với vị trí này là rất tốt, nhưng bạn không nên sa đà nói cho các nhà tuyển dụng bạn đã chờ đợi cơ hội này từ rất lâu, hay bạn thực sự muốn công việc này để có thể trả hết nợ trong thẻ tín dụng… Càng nói dông dài, nhà tuyển dụng càng bớt thiện cảm với bạn. Cử chỉ ngôn ngữ của bạn không dứt khoát Các nghiên cứu đã cho thấy ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều, và nhà tuyển dụng sẽ quyết định liệu bạn có chuyên nghiệp và tự tin hay không ngày từ thời khắc họ nhìn thấy bạn. Hãy đứng thẳng, cười và nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi bạn gặp họ. Bạn có thể luyện tập cách bắt tay và ngồi thẳng lưng mà không cảm thấy gò bó, khó chịu. Nếu không, bạn có nguy cơ trượt phỏngvấn với lý do chưa chuẩn bị kĩ cho vị trí này. Bạn diễn đạt thiếu súc tích Mọi người thông thường khó tập trung trong thời gian dài. Nếu bạn gây nhàm chán cho các nhà tuyển dụng bởi những câu trả lời dài dòng, thiếu trọng tâm, bạn sẽ mất cơ hội nhận được công việc đó. Bạn nên thực hành việc trả lời ngắn gọn các câu hỏi để không đánh mất sự chú ý của người nghe trước khi bạn trình bày điều bạn muốn nói. Bạn không chuẩn bị Một trong những sai lầm của ứng viên là không chuẩn bị, không tìm hiểu kĩ về công ty cũng như vị trí ứng tuyển trược mỗi cuộcphỏng vấn. Bạn không nên hỏi những câu hỏi như “ Công ty này làm gì?” hay “Công việc này là gì?” nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn nên nghiên cứu về công việc, công ty và sẵn sàng đặt các câu hỏi trong suốt quá trình phỏngvấn mà bạn chưa thể trả lời từ nghiên cứu riêng của mình. Tốt hơn nữa nếu bạn có thể minh họa những điều quan trọng bạn biết về công ty. Ví dụ, “Tôi đọc tạp chí Forbes tháng trước và biết rằng công ty của bạn đang xem xét việc mở một công ty công nghệ cao. Anh/ chị nghĩ quyết định đó ảnh hưởng đến bộ phận này như thế nào?” Các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá bạn rất cao nếu bạn có thể liệt kê kỹ năng và chuyên môn để hoàn thành những mục tiêu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nói chung, nếu bạn thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển, bạn nên chuẩn bị thật kĩ từ những chi tiết nhỏ nhất. . Những hành động dễ gây hiểu lầm trong cuộc phỏng vấn Cuối cùng sau bao ngày chờ đợi bạn cũng đã được gọi đi phỏng vấn. Chắc chắn bạn muốn nhà tuyển dụng. những hành động khiến nhà tuyển dụng hiểu sai về năng lực, trình độ của mình ngay trong buổi gặp mặt đầu tiên. Dưới đây là những hành động như vậy: Bạn đã phải nói lời xin lỗi Bạn đến muộn cuộc. bị, không tìm hiểu kĩ về công ty cũng như vị trí ứng tuyển trược mỗi cuộc phỏng vấn. Bạn không nên hỏi những câu hỏi như “ Công ty này làm gì?” hay “Công việc này là gì?” nếu muốn gây ấn tượng