1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

5 câu nói, hành động khiến bạn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn

3 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 68 KB

Nội dung

5 câu nói, hành động khiến bạn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn

5 câu nói, hành động khiến bạn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn Bạn đã chuẩn bị thật kỹ cho cuộc phỏng vấn xin việc và tin tưởng mình sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bạn có thể sẽ “đổ xuống sông xuống bể” nếu bạn có những hành độngcâu nói dưới đây: Ảnh minh họa. 1. Những câu chung chung như “Tôi là một người biết giải quyết” hay “Tôi là một người biết làm việc theo nhóm một cách thực sự” Những câu nói mang tính tổng quát, chung chung về thế mạnh của bạn thường bị nhà tuyển dụng phớt lờ, quên lãng, thậm chí là không để ý tới. Khi nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên, họ sẽ dành sự chú ý vào những ví dụ và câu chuyện mà ứng viên kể lại để dẫn chứng. Từ những ví dụ và câu chuyện này, nhà tuyển dụng sẽ rút ra kết luận ứng viên đó sở hữu những thế mạnh hay đức tính gì, tới mức độ nào. 2. “Tôi không có bất kỳ một điểm yếu nào” Ai cũng có điểm yếu riêng. Thực chất, câu hỏi này không nhằm vào các điểm yếu của bạn, mà là một cách để nhà tuyển dụng xác định tính cách, sự trung thực và khả năng nhận thức về bản thân của bạn. Nếu bạn trả lời là bạn không có điểm yếu nào, điều đó đồng nghĩa với nói rằng, bạn đã ngừng phát triển, không thể học thêm được những cái mới và không thể tiếp thu được sự chỉ bảo. Ngược lại, nếu bạn cởi mở nói về một điểm yếu nào của bản thân và nói xem bạn đã học được những gì để khắc phục điều yếu đó, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn là một người cầu tiến, biết tiếp thu. 3. Đưa ra những câu trả lời dài dòng hoặc cụt lủn Trong một cuộc phỏng vấn, bạn bị nhà tuyển dụng đánh giá không chỉ dựa trên nội dung các câu trả lời của bạn mà còn cả cách bạn trình bày những câu trả lời đó. Thời lượng phù hợp nhất là 1-2 phút cho mỗi câu trả lời. Nếu câu trả lời của bạn quá ngắn, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu khả năng, không có sự hiểu biết hoặc không quan tâm tới vấn đề. Tệ hơn, nhà tuyển dụng sẽ phải vất vả hơn với việc đặt câu hỏi cho bạn để làm rõ vấn đề. Trong khi đó, những người nói quá dài lại bị đánh giá là buồn tẻ, thiếu khả năng diễn đạt khúc chiết. Thậm chí, nhà tuyển dụng có lúc phải ngắt lời bạn và nói với bạn rằng họ chẳng hiểu bạn nói gì. 4. Hỏi những câu kiểu như “Tôi sẽ được gì?” Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, hãy hành động như thể bạn là người bán hàng, cho dù bạn tin mình là ứng viên sáng giá nhất mà nhà tuyển dụng đang muốn tuyển được. Việc đặt ra những câu hỏi phục vụ riêng cho mục đích của bản thân bạn như “Tôi sẽ được trả bao nhiêu?” hay những câu hỏi về các chế độ đãi ngộ khác sẽ ngay lập tức khiến bạn bị “mất điểm”. Hãy nhớ, bạn chỉ nên đưa ra những câu hỏi như vậy một khi nhà tuyển dụng phát tín hiệu bạn có thể được tuyển. 5. Nhìn vào hồ sơ xin việc của mình trong cuộc phỏng vấn Hồ sơ của bạn có thể được nhà tuyển dụng đặt ngay trên mặt bàn khi bạn được phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn chăm chăm vào đó, thì hành động này sẽ bị nhà tuyển dụng xem là lo lắng thái quá, hoặc bạn đang nói dối điều gì đó. Nhà phỏng vấn kỳ vọng bạn thuộc lòng về lịch sử công việc của bản thân, bao gồm các công ty bạn đã làm việc qua, thời gian, chức danh, vai trò, vị trí, những thành tích chính… Để tránh bị quên những chi tiết quan trọng, bạn có thể viết vào sổ tay những ý chính trước khi đi tới cuộc phỏng vấn và sử dụng những ghi chép đó trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, việc “dán mắt” vào hồ sơ khi được phỏng vấn là không nên chút nào. Còn dưới đây là một số bí quyết giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: 1. Chuẩn bị kỹ lưỡng Mỗi cuộc phỏng vấn xin việc là một bài thuyết trình quan trọng, nên sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước là điều không thể thiếu. Hãy đọc kỹ thông tin về công ty, lĩnh vực hoạt động, miêu tả công việc, hồ sơ của những người sẽ phỏng vấn bạn trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn (nếu có). Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Quan trọng hơn, bạn cầu hiểu rõ về bản thân, hồ sơ của mình, các thế mạnh, điểm yếu, cũng như các câu trả lời và các câu hỏi mà bạn dự định đưa ra trong cuộc phỏng vấn. 2. Đưa ra những câu hỏi chất lượng Các nhà phỏng vấn đánh giá ứng viên dựa trên 3 tiêu chí chính, bao gồm: ấn tượng ban đầu về ứng viên, chất lượng các câu trả lời, và chất lượng của các câu hỏi mà ứng viên đưa ra. Những câu hỏi chất lượng có thể bù đắp cho một số yếu điểm của ứng viên. Những câu hỏi tốt nhất là những câu hỏi về ảnh hưởng và những thách thức của vị trí ứng tuyển, cũng như mối quan hệ giữa vị trí này với hoạt động của công ty. 3. Biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc rà soát lại những thành tích công việc trước đây của bạn Nếu nhà phỏng vấn có vẻ như chỉ muốn kiểm tra là bạn có/không có những kinh nghiệm và kỹ năng, hãy hỏi xem những kỳ vọng chính mà công ty đặt ra cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển là gì. Sau đó, hãy đưa ra những ví dụ về các thành tích tốt nhất mà bạn đã đạt được trong công việc trước kia để chứng minh là bạn có thể hoàn thành được công việc ứng tuyển như kỳ vọng của nhà tuyển dụng. 4. Chứng minh thế mạnh và trung hòa các yếu điểm Hãy viết ra toàn bộ các điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Với mỗi điểm mạnh, liệt kê 1-2 thành tích mà bạn đã đạt được để chứng minh. Còn để trung hòa điểm yếu, hãy kể với nhà tuyển dụng xem bạn đã biến điểm yếu đó thành bài học như thế nào, hoặc cách mà bạn xử lý điểm yếu đó. 5. Hỏi về những bước tiếp theo Về cuối cuộc phỏng vấn, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn đang đứng ở vị trí nào và những bước tiếp theo là gì. Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra thờ ơ, có thể bạn sẽ không được gọi lại. Trong trường hợp này, hãy hỏi xem bạn có thiếu sót gì về bằng cấp, học vấn hay kỹ năng mà công việc yêu cầu. Một khi đã biết được điều này, bạn có thể giảm thiểu sự lo lắng của nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một thành tích tương đương mà bạn đã đạt được nhưng chưa được đề cập tới trong cuộc phỏng vấn. Phương Anh Theo Business Insider . 5 câu nói, hành động khiến bạn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn Bạn đã chuẩn bị thật kỹ cho cuộc phỏng vấn xin việc và tin tưởng mình sẽ gây được. ngắt lời bạn và nói với bạn rằng họ chẳng hiểu bạn nói gì. 4. Hỏi những câu kiểu như “Tôi sẽ được gì?” Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, hãy hành động như thể bạn là người bán hàng, cho dù bạn tin. trí này với hoạt động của công ty. 3. Biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc rà soát lại những thành tích công việc trước đây của bạn Nếu nhà phỏng vấn có vẻ như chỉ muốn kiểm tra là bạn có/không có

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w