1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Giáo trình quản lý nhà nước về phát triển nông thôn

70 2,9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 683,84 KB

Nội dung

Giáo trình Quản lý nhà nước về phát triển nông thôn dành cho đào tạo hệ cử nhân hành chính trình bày các nội dung chính khái quát chung về quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn. Nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam. Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: sản xuất, cung ứng nông phẩm cho xã hội và giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái. Cho nên, phát triển nông thôn là một tất yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

Trang 1

GIÁO TRÌNHQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Hệ đào tạo: Cử nhân hành chính

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I Một số khái niệm

1 Khái niệm về nông thôn

Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ củamình thành hai khu vực là đô thị và nông thôn Các nhà xã hội học đã đưa ra một số tiêu chíphân biệt khu vực nông thôn và khu vực đô thị như thành phần xã hội của dân số, các di sảnvăn hóa, sự phồn thịnh, sự phân hóa xã hội dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống

xã hội, cường độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội,… Sự khác nhau căn bản giữa nôngthôn và đô thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã hội học nông thôn - đô thị.Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp việc phân biệt khu vực nông thôn và khu vực đô thịbao gồm: sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số,tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệthống tương tác trong từng vùng (phụ lục 1)

Khái niệm về nông thôn khác nhau ở mỗi quốc gia, nó phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch

sử và tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia khác nhau trên thế giới Ở nhữngnước đang phát triển, việc phân biệt nông thôn với đô thị chưa thể tách bạch hoàn toàn, một

số nơi khu vực nông thôn diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng vẫn còn có sự xenlẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội (VD: ở các thị tứ, thị trấn)

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn nhiều quanđiểm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạtầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị Quan điểmkhác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường và phát triển hàng hóa (sovới đô thị là thấp hơn) Cũng có ý kiến, nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dântrong vùng để xác định, vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng đôthị Một quan điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủyếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp

Những ý kiến trên chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước, phụ thuộcvào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Đối với nhữngnước đang thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang pháttriển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn rải rác ở cácvùng nông thôn thì khái niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây, cóthể hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những thị trấn, đô thị nhỏ, những trung tâm côngnghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại hỗ trợ và thúc đẩy nhauphát triển Vì thế, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nếu nhìn nhận dưới góc độ quản lý cóthể đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:

Nông thôn: Là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tậphợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chếchính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác

Trang 2

Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, mật độ dân cư thấp cótinh thần đoàn kết gắn bó tính cộng đồng cao, nhưng số đông có trình độ văn hóa thấp và lốisống còn mang tính tự do, tùy tiện Bên cạnh dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, khu vựcnông thôn còn có các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn tạo nên kinh tếnông thôn

Tóm lại: Nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là một bộphận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản xuất nông nghiệp lànền tảng như Việt Nam Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: sản xuất, cung ứng nôngphẩm cho xã hội và giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và đảm bảo môi trường sinhthái Cho nên, phát triển nông thôn là một tất yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay và mai sau

2 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểmkhác nhau Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật ngữ này ở các quốc gia trênthế giới Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi

về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau

Phát triển nông thôn là một tổ hợp các hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều ngành,nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn vàđời sống của người dân nông thôn trên các mặt như: kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, điềukiện tự nhiên và môi trường nông thôn Tuy nhiên, phát triển nông thôn chỉ có thể thực hiệnhiệu quả một cách dài hạn nếu phạm vi khuôn khổ và chính sách rõ ràng và được thực hiệntrên phạm vi toàn quốc

Hơn nữa, Là thành thành viên chính thức của WTO, đòi hỏi Việt nam phải hòa hợpvới các hiệp định quốc tế và phải điều chỉnh để trở thành thành viên năng động của nền kinh

tế toàn cầu Khi tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với một nền kinh tế mở, nhiều nhóm trong

xã hội có khả năng sẽ không được hưởng lợi từ lợi ích kinh tế (đặc biệt tập trung ở khu vựcnông thôn) Vì vậy, chúng ta phải phát triển nông thôn nhằm mục đích:

- Sản xuất được nhiều nông sản và sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản phẩm và năngsuất lao động cao, xuất khẩu tăng, tích lũy tái sản xuất mở rộng không ngừng

- Cải thiện đời sống cho phần lớn dân chúng nông thôn: Đời sống của dân cư nôngthôn không ngừng được nâng cao, trình độ học vấn được tăng lên, phát huy được nhữngtruyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn, thực hiện được dân chủ công bằng, văn minh

xã hội và giảm đáng kể các tệ nạn xã hội

- Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học được bảo vệ và phát triển bền vững, giữđược cảnh quan và môi trường sinh thái nông thôn

- Phát triển nông thôn nhằm mục đích giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trìnhtoàn cầu hóa đến nhóm người dân dễ bị tổn thương (ở khu vực nông thôn thì nhóm người nàychính là nông dân)

- Giảm đáng kể những thiệt hại do biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, nôngthôn

Với những mục đích như trên chúng ta có thể khái niệm phát triển nông thôn như sau:Phát triển nông thôn: là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế,văn hóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn Quá

Trang 3

trình này, trước hết chính là do người dân nông thôn với sự hỗ trợ của nhà nước và các tổchức khác.

Phát triển nông thôn sẽ thành công khi chính người dân nông thôn tham gia tích cựcvào quá trình phát triển đó Chính quyền các cấp phải nhận thức đầy đủ, nghiêm túc về pháttriển nông thôn toàn diện, bền vững; xây dựng đề án phát triển nông thôn phải có sự tham giacủa cộng đồng để lôi cuốn người dân vào tiến trình phát triển một cách có ý thức chủ động,năng động, làm sao để người dân thật sự là trung tâm của sự phát triển, là chủ thể của quátrình phát triển, họ vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển;

Chính phủ và ngành nông nghiệp PTNT phải có chủ trương để khuyến khích được độingũ cán bộ khuyến nông tham gia vào công tác phát triển nông thôn mới như là một thànhphần quan trọng hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển cộng đồng trong hiện tại và tương lai lâu dài

Theo FAO: “Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”

(FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc - Food and agricultureorganization of the United Nations)

Với xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam và những đòi hỏi của nền kinh tế hộinhập thì phát triển nông thôn đương nhiên là một tất yếu khách quan Khi công nghiệp và đôthị chưa phát triển thì nông nghiệp và khu dân cư nông thôn giữ vị trí bao trùm Nhưng khi có

sự gia tăng của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nông thôn đã bị thu hẹp kể cả về lãnh thổ vàdân số Song, các làng, bản, ấp, trại vẫn sẽ tồn tại là một địa bàn dân cư nông thôn trong thờiđại văn minh hơn, tiến gần các đô thị hơn Để quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra thuận lợitheo định hướng, tất yếu phải tiến hành phát triển nông thôn nhằm xây dựng các khu dân cưnông thôn, tạo lập các cơ sở vật chất và kỹ thuật thuận lợi cho việc triển khai các hoạt độngsản xuất và tổ chức cuộc sống của người dân lao động trên địa bàn nông thôn

Công tác xây dựng phát triển và quản lý các khu dân cư nông thôn trước đây đượcnghiên cứu triển khai trên cơ sở nền kinh tế kém phát triển, quy hoạch tản mạn không hợp lý.Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có

sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN thì các phương thức tổ chức hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ rất đa dạng; việc tổ chức cuộc sống ở nông thôn xuất hiện nhiều yếu

tố mới Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung quy hoạch và quản lý các khu dân cư nông thôn chophù hợp với nền kinh tế xã hội hiện nay; đồng thời xây dựng cuộc sống mới trong tương lai,nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của cư dân nông thôn, thu dần khoảng cáchgiàu nghèo trong xã hội

Việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn vùng ngoại thành, tăng cường phát triển

về lượng và chất các đô thị vừa và nhỏ, các điểm dân cư nông thôn theo kiểu đô thị mới vừahạn chế và kiểm soát được sự di dân vào các đô thị lớn, vừa cải tạo, nâng cấp được các khu đôthị hiện có, giúp cho sự phát triển hài hòa, ổn định và bền vững Đồng thời, giảm được áp lực

về dân số và tình trạng quá tải, xuống cấp của kết cấu hạ tầng, ô nhiễm môi trường và sự phứctạp về an ninh trật tự do việc di dân từ nông thôn vào các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 4

Ngoài ra, phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải toàn diện hơn, bêncạnh sự phát triển về vật chất, phải đảm bảo các chỉ số về văn hóa, tinh thần, bình đẳng xãhội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, môi trường và sức khỏe của người dân - Đâychính là các tiêu chí của phát triển nông thôn bền vững.

3 Phát triển nông thôn bền vững

Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện năm 1987 trong Báo cáo “Tương laichung của chúng ta” do Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đề cập “Pháttriển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không gây hại tớikhả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Từ khái niệm này thì phát triển nông thôn bền vững được hiểu là:

- Phải đảm bảo nhu cầu nông sản của con người hiện nay nhưng phải duy trì được tàinguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm giữ gìn được quĩ đất, quĩ nước, rừng,không khí, khí quyển và tính đa dạng sinh học,…

- Phát triển bền vững phải đảm bảo công bằng xã hội, hoạt động kinh tế của nhómngười này không gây tổn hại tới nhóm người khác, không ảnh hưởng tới nhu cầu phát triểncủa thế hệ tương lai

Như vậy, phát triển bền vững đối với con người nói chung và người nông dân nóiriêng đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc: (1) dân chủ và an toàn; (2) bình đẳng và công bằng

xã hội; (3) bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân; (4) sự tham gia của người dântrong hợp tác với Chính phủ; (5) tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ maisau

Bền vững trong phát triển nông thôn về kinh tế đòi hỏi: (1) tăng cường và đa dạng hóanền kinh tế nông thôn; (2) đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phươnghọ; (3) thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn; (4) tránh gây ảnh hưởng và tác động xấu đếnkhu vực khác trong nền kinh tế quốc dân; (5) thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, môhình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường; (6) thực hiện quá trình

"công nghiệp hoá sạch"; (7) phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phươngphát triển bền vững

Trên phương diện quản lý thì chương trình hành động của phát triển nông thôn bềnvững thể hiện: (1) phát triển bền vững kinh tế nông thôn (nền nông nghiệp bền vững, mở rộngcác nguồn thu nhập phi nông nghiệp); (2) phát triển bền vững xã hội nông thôn; (3) an toànmôi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; (4) thể chế bền vững

4 Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn

Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn: Là hoạt động thực hiện quyền lực nhànước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nướctrên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơhội để đạt được mục đích ổn định và phát triển nông thôn (kể cả trong điều kiện có sự biếnđộng của môi trường)

Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tạo môi trường và điều kiện cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế ở nông thôn trong nền kinh tế thị trường Bảođảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, duy trì pháp luật trật tự an toàn xã hội,thi hành nhất quán các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới, khống chế lạm phát, điều

Trang 5

tiết các quan hệ thị trường Tạo môi trường tâm lý trong quá trình nhận thức của người nôngdân về cơ chế thị trường, giúp họ nhận thức được tính hai mặt của cơ chế này.

II Vai trò của phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội

1 Phát triển nông thôn đảm bảo cho quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu gia dụng khác cho đời sống con người

Nông nghiệp luôn luôn đóng một vai trò quan trọng vì nó là ngành tạo ra lương thực,thực phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu hàng đầu của con người là nhu cầu ăn uống;

Nông nghiệp là bộ phận cấu thành chủ yếu của kinh tế nông thôn, nó có vai trò ngàycàng lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tàinguyên của đất nước và xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nói chung;

Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng của cả

xã hội Người nông dân sản xuất lương thực thực phẩm không những để nuôi sống họ mà còncung cấp cho toàn xã hội, tạo sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển

2 Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng và thực hiện có hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu để công nghiệp hóa; cung cấpmột phần vốn; khu vực nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịchvụ

Ngân hàng Thế giới đã nhận định: “tăng trưởng nông nghiệp chính là yếu tố tiênphong của các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra trên khắp thế giới từ Anh (giữa thế kỷXVIII) cho đến Nhật Bản (cuối thế kỷ XIX) Gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nhanhchóng của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp”.(Trích Báo cáo phát triển thế giới 2008, Ngân hàng Thế giới)

3 Phát triển nông thôn là nhân tố kích thích các ngành phi nông nghiệp phát triển

Khi nông nghiệp, nông thôn phát triển sử dụng ngày càng nhiều loại máy cơ khí phục

vụ nông nghiệp hơn và nếu áp dụng tốt thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệpthì năng suất nông nghiệp tăng lên, các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đáp ứng được vớithị hiếu người tiêu dùng, người dân ưa chuộng hàng nội địa nhiều hơn, các nhu cầu về hànghóa và dịch vụ để hỗ trợ cho sản xuất cũng tăng - đây chính là những yếu tố kích thích cácngành phi nông nghiệp phát triển theo

Nông nghiệp, nông thôn phát triển sẽ sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm của côngnghiệp như: Máy cày, máy xay xát, máy bơm nước, máy bón phân, máy phun thuốc trừ sâu,máy gặt, máy cấy,… Để nâng cao năng suất lao động và giải phóng sức lao động cho ngườidân Vì thế, khi chúng ta phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ là nhân tố tích cực để kích thíchcác ngành phi nông nghiệp phát triển

4 Phát triển bền vững nông thôn góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và phòng chống, ngăn ngừa thiên tai

Nông thôn nước ta bao gồm những khu vực rộng lớn Ở đây, tài nguyên của đất nướcchiếm tuyệt đại bộ phận như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển, nguồn nước Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiênnhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng

Trang 6

Nông thôn nước ta vốn là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phântán, nhiều hủ tục Tuy nhiên, nó cũng là nơi có truyền thống văn hóa cộng đồng còn sâuđậm Phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện để vừa giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyềnthống văn hóa xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hóa lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hóa vàtinh thần ở nông thôn.

5 Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo tích lũy ban đầu đầu tư trở lại cho phát triển kinh tế xã hội

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổng kimngạch xuất khẩu nông sản năm 2010 đạt kỷ lục với 19,15 tỉ USD, tăng trên 22% so với năm2009

- Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt gần 10 tỉ USD, tăng hơn 24%;

- Thủy sản đạt gần 5 tỉ USD, tăng trên 16%;

- Lâm sản và đồ gỗ đạt hơn 3,6 tỉ USD, tăng gần 30%

Có ba mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD là thủy sản, đồ gỗ và gạo; mộtmặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là cao su và hai sản phẩm có kim ngạch xuấtkhẩu hơn 1 tỉ USD là cà phê và điều

Hiện nay, Việt Nam đã có những mặt hàng gia nhập được WTO như: Thủy sản, vàng

6 Phát triển nông thôn có vai trò tích cực trong tạo việc làm cho người nông dân, nhất là đối với những nước có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Cả nước có khoảng 1.500 làng nghề, trong đó trên 300 là làng nghề truyền thống, 80%làng nghề theo quy mô Hộ gia đình, tạo việc làm ổn định cho hơn 4 triệu lao động (Theothống kê của Bộ LĐTB và XH)

Đến tháng 2009, đã có 135.437 trang trại, góp phần tích cực cho vấn đề lao động củangười nông dân nông thôn

7 Góp phần ổn định chính trị xã hội, an ninh trật tự được giữ vững

Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi độnghơn Cơ cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả Công nghiệpgắn bó chặt chẽ với nông nghiệp tại chỗ Vấn đề đô thị hoá sẽ được giải quyết theo phươngthức đô thị hoá nông thôn Vấn đề việc làm cho người lao động sẽ được gia tăng ngày càngnhiều trên địa bàn nông thôn Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vậtchất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sốnggiữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển;

Bên cạnh đó, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ kích thích các ngành phi nông nghiệpphát triển Sự tăng trưởng của các ngành phi nông nghiệp tại nông thôn lại tạo việc làm chonông dân vì thế tốc độ di dân vào các thành phố lớn cũng giảm một cách tự nhiên, thành phố

sẽ giảm tải về dân số, đỡ phức tạp về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường;

Như vậy, tăng trưởng trong nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến tăng trưởng chung củanông thôn và thành thị, nó là nhân tố tích cực hỗ trợ việc ổn định xã hội do các cơ hội làm ănđược phân bố một cách hợp lý, đồng đều và nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm được bảođảm

8 Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hoá ở nông thôn

Trang 7

Nông thôn nước ta trước đây vốn là vùng có kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinhhoạt phân tán, nhiều hủ tục Nhưng, đây cũng là nơi có truyền thống văn hóa cộng đồng cònsâu đậm Vì thế, phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện để vừa giữ gìn, bảo tồn và pháthuy truyền thống văn hóa xã hội tốt đẹp, vừa bài trừ những văn hóa lạc hậu để tổ chức tốt hơnđời sống văn hóa và tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.

III Quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

1 Về thành tựu

1.1 Sơ lược về quá trình phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp truyền thống ở Đông Nam Á, đây làmột trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi xuất hiện sớm nhất loại hình sản xuấtnông nghiệp của loài người

- Các triều đại phong kiến trước đây: Triều đại nào quan tâm đến nông nghiệp, cóchính sách hợp lý được nhân dân ủng hộ thì đất nước hưng thịnh Triều đại nào không chú ýđến nông nghiệp, đề ra sưu cao, thuế nặng, để vỡ đê điều,… thì sản xuất trì trệ, đói kém

- Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945): Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thônđược Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, mang lại thành công rực rỡ trong hoạt độngthực tiễn ở cả 2 giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN Theo Người, vấn

đề nông dân không chỉ ở mặt chính trị, mà còn gắn liền với vấn đề gốc rễ của nó là kinh tếnông nghiệp Công nghiệp, nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế

Vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh, ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước,đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta đều xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng hàngđầu của nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước

- Năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) ban hành Chỉ thị số 100 chophép cải tiến nông nghiệp theo hướng gắn trách nhiệm của người lao động đến kết quả cuốicùng bằng hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã, tậpđoàn sản xuất trên phạm vi cả nước Đây là chìa khoá vàng mở ra thời kỳ mới của nôngnghiệp và kinh tế nông thôn cho nước ta

- Năm 1988 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nôngnghiệp” với những điều chỉnh lớn nhằm giải phóng tư liệu sản xuất trong nông nghiệp nôngthôn, chuyển giao chúng cho các hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, hộ nông dân thànhnhững đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp Người nông dân được tự chủ điều hành, sửdụng lao động, tự chủ đầu tư, tự chủ hợp tác sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm làm

ra, thực hiện chính sách một giá, thương mại hóa vật tư,…

- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) về tiếp tục đổi mới

và phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn (1993) với mục tiêu là biến nền kinh tế chủyếu là nông nghiệp của nước ta thành nền kinh tế có cơ cấu hướng ngoại, tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ nông thôn nhưng số lượng tuyệt đối của sản phẩm nông nghiệp vẫn cứ tănglên Cụ thể:

+ Phát triển nhanh, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp dịch vụ ở nôngthôn, trên cơ sở đó tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế công - nông - dịch

vụ ở mỗi vùng và mỗi địa phương Chú trọng những ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ nôngnghiệp;

Trang 8

+ Tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóasản phẩm chăn nuôi và chú trọng chăn nuôi xuất khẩu;

+ Phát triển các vùng và tiểu vùng trọng điểm sản xuất các sản phẩm lương thực, câycông nghiệp chủ yếu (cao su, cà phê, điều,…) để phát huy thế mạnh của mỗi vùng, trên cơ sở

đó thực hiện thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trongnước và xuất khẩu;

+ Phát triển mạnh ngành thủy sản trên tất cả các mặt: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến,

để khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước và biển của nước ta;

+ Phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bảo vệ rừng hiện có, chăm sóc và tái sinhvốn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kết hợp hợp lý giữa khai thác và chế biến lâm sản

- Nghị quyết Trung ương khóa IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010

Các quyết sách nói trên tạo ra bước ngoặt lớn về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nôngthôn và cơ chế quản lý nông nghiệp Thực chất, đây là các giải pháp điều chỉnh các mối quan

hệ của sở hữu, quản lý và phân phối trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế xãhội nhằm tăng cường sức sản xuất trong nông thôn và từng hộ nông dân, đã tạo ra động lựcquan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển đạt được nhiều thành tựu

1.2 Đánh giá về thành tựu của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

a) Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, liên tục và với tốc độkhá cao

b) Thứ hai, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ,ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới

c) Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường, bộ mặt nhiềuvùng nông thôn thay đổi

d) Thứ tư, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngàycàng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn

e) Thứ năm, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ cơ

sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thế chính trị củanông dân ngày càng được nâng cao

Những thành tựu này góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn vàvai trò quản lý của Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời đại mới

2 Tồn tại và yếu kém

a) Thứ nhất, nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xuhướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sảnxuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp

b) Thứ hai, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh

mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn

c) Thứ ba, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển mạnh sản xuất hàng hóa

Trang 9

d) Thứ tư, nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh

tế xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiêntai còn nhiều hạn chế

e) Thứ năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộnghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn,phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc

g)Thứ sáu, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnhtranh của nông sản hàng hóa yếu;

h) Thứ bảy, lao động dư thừa nhiều

3 Nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém

- Do xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp, chất lượng kết cấu hạtầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp;

- Do chưa thực hiện nghiêm túc đường lối đúng đắn trong các Nghị quyết của Đảng đã

đề ra là: Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

- Công tác xây dựng chính sách chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tíchcăn cứ cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi gây ra tình trạng lãng phí và trục lợi làm giàubất chính

- Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thông thoáng,thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá và tính khả thi chưa cao nhưng chậm được điều chỉnh, bổsung nên chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và xuất khẩu, nhất là các chínhsách về đất đai, khoa học, công nghệ, tín dụng, thị trường,…

- Việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém: Chủ trương, chính sách ban hành nhiềunhưng thực hiện chưa hiệu quả, thiếu kiểm tra, đôn đốc Trách nhiệm của cấp uỷ và chínhquyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, còn tình trạnglàm được đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích Kinh nghiệm tốt ít được tổng kết nhânrộng, nhiều phong trào thi đua mang tính hình thức ít phát huy tác dụng trong thực tiễn Sựphối hợp của các ngành, các cấp, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể còn yếu kém

- Việc nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới vào điềukiện của nước ta còn nhiều hạn chế

- Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn thấp, chưa xứng đáng với vai trò của nó trongnền kinh tế

- Trong điều hành chưa chú ý nắm bắt thực tiễn, không kịp thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc, uốn nắn sai lầm, lệch lạc trong thực hiện chủ trương, chính sách; chậm tổng kếtkinh nghiệm và những mô hình mới, những nhân tố mới của quần chúng của các đơn vị cơ sở

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố để phát huy vai trò chủ đạo và hướng dẫn, hỗtrợ kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân

- Công nghiệp, thương nghiệp chưa liên kết chặt chẽ nên chưa phục vụ tốt sản xuấtnông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nôngnghiệp, nông thôn và yêu cầu tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa

Trang 10

- Một số địa phương chưa xác định đúng tiềm năng, nội lực kinh tế cần tập trung pháthuy là ở nông nghiệp, nông thôn Hệ thống quản lý, chỉ đạo nông nghiệp và phát triển nôngthôn còn phân tán, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Chưa có quy hoạch khoa học về xây dựng làng xã nên không có cơ sở và công cụquản lý trật tự xây dựng Đội ngũ cán bộ có chuyên môn và nghiệp vụ về công tác xây dựngchưa có, thiếu sự chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn thống nhất trong quản lý

IV Khái quát nội dung quản lý đối với phát triển nông thôn

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nên việc quản lý, điều tiết của Nhànước về kinh tế - xã hội là tất yếu khách quan

1 Hoạch định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Dựa trên đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Nhà nước vàchính quyền địa phương phải thống nhất xác định các quan điểm, mục tiêu và biện pháp mangtính định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm phát huy tiềm năng các nguồn lực và lợi thế so sánh của từng vùng để pháttriển nền nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn

2 Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu, hệ thống chính sách và các biện phápđược Nhà nước xây dựng cũng đòi hỏi phải cải tiến đồng bộ, toàn diện và luôn phù hợp, thíchứng với sự thay đổi của các hoạt động kinh tế - xã hội và các điều kiện thực tiễn khách quankhác, nhằm khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, sức mạnh Đồng thời, khuyến khích độngviên mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo đúngđường lối, chính sách và mục tiêu mà Nhà nước đặt ra

3 Quản lý và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

3.1 Quy hoạch phát triển các lĩnh vực trong nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp và hoạt động kinh tế nông thôn

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường vàlợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúađảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài

Cơ cấu lại nghành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường

Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế,nông sản thay thế nhập khẩu

Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch Khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn vớivùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chươngtrình bảo tồn và phát triển làng nghề

Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sốngcủa dân cư nông thôn

3.2 Thực hiện quản lý toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi địa bàn và với tất

cả các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân theo đúng quy định của pháp luật

Trang 11

Tăng cường vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước trong sản xuất nông nghiệp và kinh

tế nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác và HTX, khuyến khích kinh tế hợp tác liên kết vớikinh tế nhà nước để tạo thành nền tảng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn; khuyến khíchphát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa

3.3 Tạo lập và huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng

để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các quỹ bảo hộ sản xuất, quỹ

phòng chống thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến nông - lâm - ngư, quỹ tiêu thụhàng hóa để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và thế giới

4 Quản lý, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn

5 Quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn

6 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn

7 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước, uốn nắn các sai lầm lệch lạc, xử lý nghiêm các vi phạm

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Phân tích khái niệm nông thôn? Những điểm khác biệt cơ bản của nông thôn với đôthị là gì?

2 Nêu khái niệm về phát triển nông thôn? Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?

3 Tại sao phát triển nông thôn là một tất yếu khách quan?

4 Trình bày các nội dung về phát triển nông thôn bền vững?

5 Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn là gì? Phân tích vai trò của phát triểnnông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội?

6 Trình bày khái quát về quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam?

7 Nêu nội dung quản lý của Nhà nước đối với phát triển nông thôn?

Trang 12

CHƯƠNG II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

I Quan điểm, mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam

1 Quan điểm: Phát triển nông thôn bền vững trên các mặt

a) Phát triển bền vững kinh tế nông thôn, thể hiện

- Quan điểm trong phát triển nền nông nghiệp bền vững

+ Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huylợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để tiến tới phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, có năngsuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, mở rộngxuất khẩu;

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệpchế biến, ngành nghề; gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công - nôngnghiệp - Dịch vụ và thị trường; gắn công nghiệp hóa với dân chủ hóa và nâng cao dân trí, tạo

ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo,thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn; thực hiện mục tiêu dân số

và kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả

+ Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học vàcông nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nôngsản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, đồng thời hướng tới xuất khẩu đa dạng các mặthàng

+ Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể, hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng; hướngdẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật

+ Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình hợp tác xã dịch vụcho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã, chútrọng liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện và khuyếnkhích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

- Quan điểm trong việc mở rộng các nguồn thu nhập phi nông nghiệp

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp (lâm,ngư nghiệp) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn.Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế,chính trị, xã hội, củng cố liên minh công nông với tầng lớp trí thức đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN

- Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo quan điểm Nghị

quyết Trung ương 7 khóa X:

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh tháii của đất nước;

Trang 13

+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn vớiquá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thônthì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựngcác cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàndiện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt;

+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cườngvươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sốngvăn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân

b) Quan điểm đối với phát triển bền vững xã hội nông thôn

+ Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảngcách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị;

+ Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân,nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nôngthôn; triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nông nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu;

+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốtchính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn;

+ Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc;

+ Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảođảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn Rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp cótính chất bắt buộc đối với nông dân Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chếdân chủ cơ sở;

+ Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội,giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để gây thành những điểm nóng

ở nông thôn Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vịthế của phụ nữ ở nông thôn

c) Phát triển kinh tế nông thôn theo cơ chế thị trường có sự QL của Nhà nước

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nôngdân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điềukiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội,trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hộinhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huycao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thànhtựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhõn lực,nâng cao dân trí nông dân;

- Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn bằng hệthống pháp luật Tuy nhiên, vẫn tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạtđộng có hiệu quả;

Trang 14

- Nhà nước khuyến khích các hộ làm giàu và cũng có chính sách xoá đói giảm nghèo,khuyến khích các vùng nông thôn phát triển, có chính sách hỗ trợ các vùng nghèo, vùng tụthậu;

- Khuyến khích tự do cạnh tranh, nhưng cũng có biện pháp làm lành mạnh hoá sự cạnhtranh, thực hiện công bằng, dân chủ trong nông thôn

d) Quan điểm tăng cường bảo vệ và quản lý môi trường thiên nhiên

Coi trọng bảo vệ môi trường; quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái; chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổikhí hậu

2 Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòagiữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đượcđào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnhchính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới;

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sảnxuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảovững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài;

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế

và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân tríđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnhđạo của Đảng được tăng cường;

- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vữngmạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định các mục tiêu cụ thể cầnphải hướng tới như sau:

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng đất nông nghiệptiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc giatrong mọi tình huống Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ vàngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thônlên gấp 2,5 lần so với hiện nay, xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo

- Lao động nông nghiệp được chuyển dịch còn khoảng 30% trong tổng lực lượng laođộng xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, số xã đạt tiêu chuẩn nôngthôn mới khoảng 50% (Quyết định số 491 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/2009 về việcban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa,tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến;tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch

vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

Trang 15

+ Phát triển hệ thống đường giao thông bảo đảm thông suốt đến trung tâm xã, có đủtrường học, trạm y tế, nước sạch và điện, cải tạo quy hoạch xây dựng làng, bản, xóm, ấp theo

mô hình nông thôn mới

+ Đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa, mở rộng diện tích tưới chorau màu, cây công nghiệp; cấp thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản, làm muối

+ Xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá

+ Cấp điện sinh hoạt cho dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Hệ thống ngăn mặn, chống nước biển dâng, phòng chống bão lũ, ô nhiễm môitrường

+ Đảm bảo đủ trường học, trạm y tế và hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt

- Bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nôngthôn, xoá hộ đói, giảm tỷ lệ nghèo;

- Tăng cường công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho mọi tầng lớpdân cư

- Bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn nạn phá rừng, có chính sách huy động nhândân và các thành phần kinh tế tích cực; khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ và trồng rừng, tăng tỷ lệche phủ của rừng

- Nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy, hải sản, chú trọng thâm canh và đẩymạnh nuôi trồng thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, phấn đấu để sớm đứng vào hàng ngũ nhữngquốc gia có sản lượng thủy, hải sản lớn trong khu vực và thế giới

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và xây dựng nếpsống văn minh ở nông thôn

- Quy hoạch, cải tạo xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa các khu dân cư nông thôn

II Định hướng phát triển nông thôn Việt Nam

1 Thực hiện có hiệu quả việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền công nghiệp hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đạt mức trung

bình tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về giá trị gia tăng trên một đơn vị diệntích Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, mở rộng sản phẩm tiêu thụ nông sảntrong và ngoài nước Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn Tăng đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng cuộc sống văn minh, dân chủ, công bằng ởnông thôn

Tuy nhiên, để thực hiện được định hướng này Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vàđộng viên sự tham gia của toàn xã hội, đảm bảo phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, bảo vệmôi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá làng, xã Việt Nam theo hướng:

• Công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp;

• Đô thị thúc đẩy nông thôn;

• Doanh nghiệp tác động và hỗ trợ nông dân;

• Khoa học - công nghệ tác động và làm thay đổi phong tục, tập quán và phương thứcsản xuất

2 Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Trang 16

Muốn xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần chú ý tới các phương hướngsau:

- Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực, nâng cao giá trị và hiệuquả xuất khẩu gạo, có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực

Trên cơ sở chuyển một bộ phận nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tậptrung ruộng đất tăng quỹ đất canh tác cho lao động nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhậpcủa dân cư nông thôn

Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 4 - 5% Mức xuấtkhẩu gạo hàng năm đạt 4 triệu tấn

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 - 17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trongtổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 25% Thủy sản đạt sản lượng 3,0 - 3,5 triệu tấn Bảo vệ

10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành trồng mới 5 triệu ha rừng Kim ngạch xuất khẩu nônglâm, thủy sản đạt khoảng 3,5 tỷ USD (năm 2008, 2009 xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỷ USD)

- Phát triển các vùng cây công nghiệp đáp ứng yêu cầu nguyên vật liệu cho côngnghiệp và xuất khẩu, hình thành các vùng cây ăn quả có giá trị cao, khai thác tiềm năng rauquả vụ đông, phát triển các cơ sở bảo quản và chế biến

VD: Các cây có giá trị xuất khẩu và làm nguyên vật liệu cho công nghiệp chúng ta cầnphải phát triển đó là: Bông, dâu tằm, cao su, cà phê, hạt điều, mía, lạc,…

- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; tăng tỷ trọngngành chăn nuôi trong nông nghiệp

- Phát huy lợi thế của ngành thủy sản tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươnlên hàng đầu trong khu vực Phát triển mạnh nuôi trồng thủy hải sản theo hướng thâm canh,giữ gìn môi trường sông, nước và biển, bảo đảm sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng; kết hợp lâm nghiệp với nôngnghiệp để định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi Đẩy mạnhtrồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp như: Làm giấy, đồ gỗ gia dụng

và mỹ nghệ xuất khẩu,…

3 Tăng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm,…Côngnghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất giống, trình độ thâm canh,…

4 Hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, tưới tiêu đảm bảo an toàn, ổn định cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân Đối với những khu vực thường bị bão lũ, cùng với các giải pháp hạn chế tác hại của thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên.

5 Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp, các làng nghề với công nghệ thích hợp gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Thu hút đầu

tư của mọi thành phần kinh tế vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

6 Quy hoạch, xây dựng và cải tạo các điểm dân cư nông thôn

7 Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ và ngày càng hiện đại

III Chính sách về phát triển nông thôn

Trang 17

Chính sách phát triển nông thôn là các biện pháp kinh tế và biện pháp khác của Nhànước tác động đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đếnnông nghiệp, nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong phát triển kinh tế xã hội.

1 Vai trò của chính sách phát triển nông thôn

- Chính sách phát triển nông thôn là mặt chủ yếu tạo lập các môi trường pháp lý vàkinh tế để khuyến khích nông nghiệp, nông thôn phát triển phù hợp với mục tiêu phát triểnnông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn;

+ Nó là môi trường pháp lý trong việc khuyến khích khai thác tiềm năng đất đai, sứclao động và các yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

+ Nó là môi trường pháp lý cho việc phát triển các thành phần kinh tế nhằm khai tháccác thành phần kinh tế nông thôn

- Điều tiết, hạn chế sự phát triển không phù hợp; xóa bỏ những xu hướng phát triểnmang tính tiêu cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường;

+ Hạn chế sự phát triển tự phát của nuôi trồng thủy sản dẫn đến phá hoại môi trường;+ Hạn chế và phá bỏ việc trồng cây thuốc phiện gây nên tệ nạn xã hội;

- Điều tiết các mối quan hệ trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân và giữa các vùngtrong nông thôn;

+ Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trong mối tương quan với trồng trọt;+ Phát triển ngành nghề trong mối tương quan với nông nghiệp;

+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách cho các vùng đặc biệt khókhăn trong mối tương quan với các vùng nông thôn khác…

- Phát huy vai trò dân chủ, kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với kinh tế, văn hóa, xãhội nông thôn, xây dựng nông thôn mới;

2 Đặc điểm của chính sách phát triển nông thôn

- Phần lớn là mang tính hỗ trợ vì nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có điều kiện sảnxuất khó khăn hơn, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên;

- Chính sách phát triển nông thôn có tính vùng, tính khu vực rõ rệt;

Cũng là mục tiêu khai thác đất hoang hóa nhưng đất hoang hóa ở vùng Trung du vàMiền núi khác với đất hoang hóa vùng bãi bồi ven sông, ven biển Vì thế, Nhà nước có QĐ

327 với khai thác đất trống đồi núi trọc và QĐ 773 với khai thác đất bãi bồi, ven sông, venbiển

- Chính sách phát triển nông thôn có cả tính kinh tế và tính phi kinh tế;

- Việc tổ chức triển khai văn bản chính sách phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý, tậpquán của người nông dân, của nguồn lao động nông thôn;

Điều kiện, dân trí ở nông thôn thấp; hoạt động nông nghiệp chịu sự tác động nhiều củacác điều kiện tự nhiên đã tạo tâm lý thực dụng của người nông dân Do đó, chính sách tácđộng đến nông dân phải có những biện pháp tổ chức thích hợp mới mang lại hiệu quả cao

3 Một số chính sách phát triển nông thôn

3.1 Chính sách đất đai

Chính sách đất đai trong phát triển nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế và phikinh tế của Nhà nước tác động đến quá trình vận động của đất đai và tạo lập các môi trườngcho đất đai vận động nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, gắn khai

Trang 18

thác sử dụng với bảo vệ, nâng cao chất lượng đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh nôngnghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

* Chính sách đất đai có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống chính sách phát triển

* Vai trò của chính sách đất đai trong phát triển nông thôn

- Chính sách đất đai hợp lý sẽ tạo động lực cho việc sử dụng có hiệu quả đất đai

- Chính sách đất đai hợp lý là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn;

Khi Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ nông dân, ngư dân, diêm dân, người làm nghềrừng thực hiện quy hoạch đất đai, tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất hàng hoá tậptrung; khuyến khích phát triển một số ngành hàng có tiềm năng; phát triển cây ăn quả, chănnuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản Công việc này chính là để chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn;

- Chính sách đất đai có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển nền nông nghiệpnước ta sang sản xuất hàng hóa

Việc dồn điền đổi thửa, tạo các môi trường kinh tế cho chuyển nhượng đất đai hợppháp,… tạo điều kiện cho việc đưa KHCN và máy móc vào sản xuất các loại cây con có giátrị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt

Hệ thống chính sách pháp luật đất đai trong những năm qua không ngừng được hoànthiện đã tạo môi trường pháp lý tốt cho người nông dân và các thành phần kinh tế yên tâm đầu

tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, để phát huy vai trò của đất đai đốiphát triển nông nghiệp, nông thôn thì chính sách đất đai cần phải đảm bảo các mục tiêu:

- Khuyến khích việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả;

- Gắn việc sử dụng với việc bảo vệ môi trường đất, cải tạo, khôi phục chất lượng đấtđai, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh và hạn chế

sự tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên đất;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi và quá trình tích tụ đất đai thông qua chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuêhình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn để đưa ra các sản phẩm nông nghiệp sạch đáp ứng thị trường tiêu thụ ngày cànghiện đại

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề cập, các chính sách đất đai cần tập trung vào cácvấn đề:

- Đảm bảo các quyền lợi của người sử dụng đất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp Đây

là đặc điểm cơ bản nhằm mục đích gắn người sử dụng với đất đai, gắn việc khai thác với bảo

vệ môi trường đất, nâng cao chất lượng đất đai, thể hiện:

+ Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức cá nhân ổn định lâu dài Nhà nướcđịnh giá đất công khai căn cứ vào từng loại đất, từng vùng và mức độ đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng làm cơ sở để xây dựng chính sách chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mức độ đền bù

Trang 19

khi thu hồi, thế chấp khi vay vốn,…(Nghị định số 64/NĐ - CP ngày 27/9/1993 ban hành quyđịnh về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mụcđích sản xuất nông nghiệp; Thông tư 14 ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;)

+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợppháp của mình;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp phápcủa mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền

sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồithường khi Nhà nước thu hồi đất

- Xác định thời gian giao đất, cho thuê đất một cách phù hợp và linh hoạt để người dânyên tâm đầu tư cải tạo đất;

- Quy định mức hạn điền hợp lý để kích thích sản xuất nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa;

- Quy định việc chuyển quyền thừa kế, chuyển nhượng đất nông nghiệp hợp lý tránhtình trạng làm nhỏ lẻ, manh mún đất nông nghiệp gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất;

- Tạo điều kiện về môi trường pháp lý và kinh tế gắn với đất đai được xác lập Các vănbản pháp luật phải được quy định cụ thể, rõ thẩm quyền về tổ chức thực hiện và chế tài xử lý

vi phạm Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất phải được chú trọng và diễn ra thường xuyên,kết hợp với việc tạo điều kiện về vốn vay, hỗ trợ mở rộng sản xuất có hiệu quả;

Kiểm soát, chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ trong sử dụng đất nông lâm - ngư - diêm nghiệp:

-+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độsâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất vàtuân theo các quy định khác của pháp luật;

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằngquyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợppháp của người sử dụng đất có liên quan;

+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

+ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụngđất

- Tiếp tục thực hiện việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp; điều chỉnh chính sáchkhuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển trồng rừng kinh tế và cấp

Trang 20

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho nông dân, giải quyết dứt điểm nhữngtranh chấp và khiếu kiện về đất đai; (Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số163/1999/NĐ CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ giađình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;)

- Bảo vệ diện tích đất canh tác lúa nước Việc trồng cây lâu năm trên đất trồng lúahoặc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải theo quy hoạch và được các cơ quan cóthẩm quyền quyết định; (Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đât, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;)

3.2 Chính sách thuế

- Để lại tỷ lệ thỏa đáng các nguồn thu từ thuế sử dụng đất cho ngân sách huyện và xã

để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn Thực hiện chính sách huy động hợp lý sự đónggóp của nhân dân vào xây dựng nông thôn, xóa bỏ các loại phí, các loại đóng góp tùy tiện, tráipháp luật

Xây dựng chính sách thuế hợp lý góp phần bảo tồn được quỹ đất nông lâm ngư diêm nghiệp đảm bảo cho sự phát triển tài nguyên rừng và an ninh lương thực trong mọi điềukiện bất lợi xảy ra, không để tích tụ ruộng đất diễn ra tự phát làm cho người nông dân mấtruộng, không có việc làm trở thành bần cùng hóa

Sửa đổi luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, thực hiện luật thuế sử dụng đất Nghiêncứu, sửa đổi bổ sung thuế thu nhập nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động phục vụtrực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn;

- Ban hành các văn bản khác về chính sách thuế và miễn giảm thuế để khuyến khíchđầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn:

+ Nghị quyết số 51/1999/NQ - CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việcQuy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) về thực hiện miễnthuế thu nhập

+ Nghị quyết số 15/2003/QH11 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 2003 2010;

-+ Luật số 07/2003/QH11 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về miễn giảm thuế cácsản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nôngthôn và thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Nghị định số 20/2011/NĐ - CP ngày 23/3/2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Nghị quyết ra ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nôngnghiệp

3.3 Chính sách vốn và đầu tư vốn cho phát triển nông thôn

Xuất phát từ vai trò của nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bảncủa nền kinh tế quốc dân, nhưng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao và lợinhuận ít hơn các ngành khác, khả năng tích lũy vốn của từng hộ nông dân nhỏ Vì thế, từngbước đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, khuyến khích, thu hút đầu tư vào các lĩnh vựctrực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu của chính sách vốn và đầu tưvốn cho phát triển nông thôn

* Vai trò của chính sách vốn và đầu tư vốn đối với phát triển nông thôn

Trang 21

- Nó tạo điều kiện cho việc khai thác tiềm năng về đất đai, các nguồn lợi tự nhiên vàsức lao động để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo kịp sự biến đổi của nền kinh

tế bước vào thời kỳ hội nhập WTO;

- Nó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội, nângcao dân trí và điều kiện sống cho cư dân nông thôn;

- Chính sách vốn có vai trò tích cực trong việc đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư chonông nghiệp, nông thôn được sử dụng có hiệu quả

* Việc đầu tư vốn cho phát triển nông thôn được thực hiện qua các hình thức

- Đầu tư vốn dưới hình thức cấp phát tài chính: cấp phát trực tiếp không phải hoàn trả;cấp phát thông qua các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi,… (Quyết định 120/2003/QĐ - TTg về phê duyệt phát triển kinh tế- xã hộibiên giới Việt - Trung đến 2010);

- Đầu tư vốn ngân sách bằng hình thức tín dụng, vốn tín dụng được hình thành từ ngânsách nhà nước để cho vay với lãi suất ưu đãi, cho vay để xây dựng kết cấu hạ tầng và cho vaythông qua dự án phát triển kinh tế xã hội - Đây là hình thức được nhiều nước trên thế giới ápdụng (QĐ 230 của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/11/2003 về việc sử dụng vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thôngnông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản; Quyết định171/2006/QĐ-TTg về bố trí 22.200 tỷ đồng cho thuỷ lợi và 4.000 tỷ đồng cho xây dựngđường ô tô đến trung tâm các xã…)

- Đầu tư vốn tín dụng kinh doanh: Là hình thức đầu tư bình đẳng không ưu đãi, nguồnvốn được huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân để cho vay với lãi suất không ưu đãi

- Đầu tư bằng vốn nước ngoài qua liên doanh, liên kết bao gồm: Vốn hợp tác liêndoanh, liên kết, vốn vay và vốn viện trợ

Như vậy, chính sách vốn và đầu tư vốn cho phát triển nông thôn cần phải quan tâm

tới rất nhiều vấn đề:

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho nông nghiệp, nôngthôn thông qua ưu đãi về thuế trong thời hạn nhất định, cơ sở hạ tầng (Luật Khuyến khích đầu

tư trong nước)

- Thực hiện hiệu quả việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp,nông thôn

- Đầu tư vốn đến đúng đối tượng của nông nghiệp, nông thôn với hình thức hợp lý.Đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần tập trung đầu tư hìnhthành vùng chuyên canh hàng hóa lớn, thâm canh tăng năng suất, kết hợp với phát triển côngnghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ tại các vùng sản xuất nguyên liệu Đầu tư phát triển cơ sởnghiên cứu các loại giống có năng suất, chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao trên thịtrường trong và ngoài nước Đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai đảm bảotính chính xác cao

3.4 Chính sách xã hội

Chính sách xã hội nông thôn là các giải pháp kinh tế và phi kinh tế tác động đến cácvấn đề xã hội nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế, xã hội nhất định trongnhững thời hạn và với những điều kiện nhất định

Mục tiêu của chính sách xã hội

Trang 22

- Bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội;

- Giảm dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng và giữa các tầnglớp dân cư;

- Xây dựng một xã hội văn minh hiện đại ở nông thôn

Sau khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường,tình hình kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều biến đổi Vấn đề tệ nạn xã hội gia tăng theo gâytrở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới Trong nền kinh tế thịtrường, bên cạnh sự tiến bộ về kinh tế là xu thế nảy sinh các vấn đề xã hội (suy đồi về đạo đứclối sống, lừa đảo, tham nhũng, lãng phí,…) do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đất nôngnghiệp bị thu hẹp, trình độ dân trí thấp, những hủ tục lạc hậu và tính gia trưởng bảo thủ cònnặng nề ở xã hội nông thôn cản trở sự tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh tế mang nặng tính thầnnông, đời sống của phần đông dân cư quá thấp, kết hợp với việc nhiều địa phương chưa quantâm giải quyết các vấn đề xã hội, có những nơi lại do quản lý lỏng lẻo hoặc chưa có biện pháp

để kết hợp đẩy mạnh sản xuất với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân

Để giải quyết được các vấn đề trên, chúng ta cần phải đảm bảo cho người nông dân córuộng đất, có kiến thức, có việc làm đảm bảo thu nhập ổn định, có tích lũy dự phòng khi thiêntai xảy ra và đặc biệt là khả năng đương đầu với các rủi ro trong cuộc sống và loại bỏ đượcnhững tiêu cực của nền kinh tế thị trường gây nên Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và thựchiện các chính sách xã hội là một biện pháp để xây dựng xã hội ngày càng công bằng dân chủ

và văn minh Các giải pháp cụ thể trong giai đoạn hiện nay là:

* Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

- Chính sách hỗ trợ đất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, địnhcanh, định cư, ổn định đời sống (QĐ số 134/2004/QĐ - TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướngChính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bàodân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình 135 - QĐ số 135/1998/QĐ - TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặcbiệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa);

- Giúp đỡ các địa phương miền núi và vùng đồng bào các dân tộc xây dựng và thựchiện tốt các dự án thuộc các chương trình của Chính phủ do Quốc tế tài trợ Giảm bớt các thủtục phiền hà, các tầng nấc trung gian, đưa đủ và kịp thời vốn, kinh phí, vật tư đến đúng địa chỉ(Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo (QĐ số 20/2007/QĐ - TTg ngày 05/2/2007 củaThủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010; Dự án trồng mới 45 triệu ha rừng; Chính sách hỗ trợ Phụ Nữ nông thôn phát triển sảnxuất và nâng cao chất lượng cuộc sống,…);

- Hỗ trợ kinh phí để quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhất là những nơi cóđiều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai;

- Hỗ trợ về giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tếcao; hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản vàtiêu thụ nông sản;

* Chính sách đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao dân tríNguồn lao động nông thôn đại đa số có điều kiện sống khó khăn, lao động nặng nhọc,thu nhập thấp Hầu hết các nước trên thế giới đều phải có các chính sách cho giáo dục và nâng

Trang 23

cao sức khỏe cho cộng đồng nông thôn Ở Việt Nam, giáo dục và nâng cao sức khỏe cộngđồng nông thôn cũng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống vật chất,nâng cao dân trí và chất lượng lao động cho khu vực nông thôn thông qua các việc làm cụ thểnhư:

- Đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đáp ứng các yêu cầu của đào tạo vànâng cao sức khỏe cộng đồng (Quyết định 159/2002/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình kiên

cố hoá 67.500 phòng học);

- Chính sách đào tạo cán bộ ngành giáo dục, y tế đáp ứng yêu cầu đổi mới; Phát triểngiáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và sinh đẻ có kế hoạch trên địa bàn nông thôn, nâng cao dântrí, trình độ khoa học kỹ thuật, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh và việc chăm sóc sứckhỏe cho người dân (QĐ số 139 ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc khám,chữa bệnh cho người nghèo);

- Đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Gắn lao độngvới đất đai và tài nguyên khác thông qua việc thực hiện thâm canh tăng vụ, trồng rừng, pháttriển chăn nuôi, khai thác môi trường sinh thái, Tổ chức các hoạt động bổ trợ kiến thức về

kỹ thuật, kinh tế và tổ chức cuộc sống để họ tự vươn lên tự chủ trong sản xuất kinh doanh(Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao dộng nôngthôn) Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với việc làm thông qua hỗ trợ đào tạo nâng caochất lượng nguồn lao động và giới thiệu việc làm (Quyết định số 126/1998/QĐ - TTg ngày11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làmđến năm 2000);

* Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo

Có chính sách ưu đãi và hình thức thích hợp về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộcán bộ người dân tộc và cán bộ lên công tác tại miền núi như: chính sách luân chuyển và tăngcường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triểnkhai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầuđối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm,

bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ Hỗ trợ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút,khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo (Quyết định190/2003/QĐ-TTg về chính sách di dân thực hiện quy hoạch bố trí dân cư đến 2010…)

* Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn

Đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như: trường học, trạm y tế xã đạt tiêuchuẩn, đường giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp (kênhmương nội đồng và thủy lợi nhỏ), điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, công trình nước sinhhoạt, nhà văn hóa, mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề, xử lý chất thải (Quyết định

số 167/2008/QĐ - TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộnghèo về nhà ở,…)

3.5 Chính sách thị trường

Song song với các hoạt động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp

và phát triển nông thôn là phát triển công nghiệp và tìm thị trường cho các mặt hàng nông sản.Hiện nay khái niệm thị trường còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, Luật cạnh tranhcũng chưa đưa ra định nghĩa chính xác về thị trường Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn nó ở cácgóc độ khác nhau để nghiên cứu:

Trang 24

Theo nghĩa hẹp thì thị trường nói đến địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá,

là nơi giữa người bán - người mua, hàng và tiền và diễn ra các hoạt động mua bán, có sự lưuthông hàng hoá

Theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua traođổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trìnhtrao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ Theo cách hiểu này người bán và người mua cóthể không trực tiếp trao đổi, mà thông qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường.Theo David Begg, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và ngườimua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ Ở đây nhấn mạnh đến các quan hệ traođổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán Xét một cách khái quát thì thịtrường còn được quan niệm là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua, người bánbình đẳng cạnh tranh, số lượng người bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trườnglớn hay nhỏ Sự cạnh tranh trên thị trường có thể do xảy ra giữa người bán, người mua vàngược lại Việc xác định giá cả trên thị trường là do cung và cầu quyết định

Theo cách hiểu khác thì thị trường là một sự sắp xếp của xã hội, cho phép người mua

và người bán tìm hiểu, khai thác thông tin và tiến hành những hoạt động trao đổi hàng hoá vàdịch vụ một cách tự nguyện Là một trong hai tổ chức cốt lõi tiến hành tổ chức hoạt độngthương mại, cùng với quyền sở hữu tài sản

Với cách hiểu đơn giản hơn thì thị trường là nơi mà người mua và người bán tiến hànhcác hoạt động trao đổi hay mua bán hàng hóa, dịch vụ

Từ khái niệm về thị trường cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của nó đối với nôngnghiệp và phát triển kinh tế nông thôn Nó là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nơi cungcấp các TLSX, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò là cơ sở cho sự phát triểncủa kinh tế nông thôn và nó cũng là động lực thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn pháttriển Với những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của thị trường, ngành nông nghiệp đòi hỏiphải áp dụng khoa học công nghệ và các cơ chế chính sách để tăng năng suất, sản xuất ngànhhàng đa dạng, đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn xuất khẩu của quốc tế Hơn nữa, vớitrình độ của người nông dân Việt Nam hiện nay rất khó khăn cho việc đảm phán với các đốitác nước ngoài để tiêu thụ và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam Vì vậy, chính sách vềthị trường trong phát triển nông thôn cần tập trung vào rất nhiều vấn đề:

- Thiết lập và phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các doanhnghiệp thương mại (lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) với cơ sở công nghiệp chế biến,hợp tác xã thương mại và dịch vụ, công ty cổ phần nông thôn và với hộ nông dân, trang trại,

cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản Tạo ra mối liên kết dọc theo từng sản phẩm, từkhâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào, sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ (trong

và ngoài nước);

- Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làmcầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp thương mại và cơ sở chế biến, thực hiệnviệc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân Khuyến khích việc hình thành các mốiliên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộ nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xãthương mại - dịch vụ và các cơ sở chế biến;

Trang 25

- Từng bước xây dựng và hình thành mạng lưới chợ nông sản có tính trật tự, cạnhtranh và thống nhất để hình thành thị trường hàng nông sản lớn, thống nhất trên toàn quốc,đồng thời kết nối với thị trường nông sản quốc tế.

- Hình thành mạng lưới chợ đầu mối bán buôn hàng nông sản với cơ chế hoạt độnghiện đại Hoàn thiện các chức năng cung cấp thông tin, tập hợp và phân phối hàng hoá, pháthuy vai trò của chợ bán buôn trong việc hình thành giá nông sản, đổi mới các phương thứcgiao dịch, kết hợp chặt chẽ giữa phương thức lưu thông hiện đại với chợ bán buôn nông sản

- Hình thành cơ cấu và phương thức giao dịch trên thị trường hàng nông sản phù hợpvới đặc trưng của từng khu vực và đặc trưng của chủng loại sản phẩm, cần căn cứ vào nhu cầucủa thị trường hàng nông sản trong và ngoài nước để kịp thời điều chỉnh cơ cấu, đảm bảo cóthể cung ứng hàng nông sản đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng và thực hiện tiêuchuẩn cho chợ nông sản sạch

- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phát huy ưu thế vềchất lượng và giá cho hàng nông sản, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và người sản xuất,tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

- Tổ chức tìm thị trường và giữ thị trường, cung cấp thông tin thị trường, kết hợp vớiviệc làm tốt công tác dự báo và phân tích thị trường, tổ chức sản xuất qui mô lớn bằng cáchợp tác xã nông nghiệp hoặc trang trại; sửa đổi, bổ sung luật đầu tư, luật hợp đồng cho phùhợp với nền kinh tế hội nhập để các nhà đầu tư yên tâm;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chợ và các trung tâmthương mại, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm hoạt động thươngmại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trongnước khi thị trường thế giới biến động;

- Thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO) Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệpnhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với cáctập đoàn nước ngoài

- Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đạikhác như: sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mạiđiện tử

- Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanhhiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế;

- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nông sảnnâng cao khả năng cạnh tranh của nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá; hỗ trợ hợp lý một số ngànhhàng thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn khó khăn, yếu kém nhưng có triển vọng pháttriển

3.6 Chính sách về khoa học và công nghệ

Chính sách phát triển khoa học và công nghệ là chính sách tác động của Nhà nướcgiúp cho việc nghiên cứu sáng tạo các công nghệ mới, lựa chọn và phổ biến cho con người ápdụng trong thực tiễn sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm tốt có sức cạnh tranh cao

Vai trò của chính sách phát triển khoa học và công nghệ đối với phát triển nông thôn:

Trang 26

- Là động lực để khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, phát minh côngnghệ mới phục vụ có hiệu quả cho quá trình sản xuất;

- Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ mới từ các nhà khoa học tới người dân vàviệc áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ KHCN và sản xuất nông nghiệp góp phần tạo ra cácgiống tốt, năng suất cao, giá thành hạ có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nướcphù hợp với nền kinh tế hội nhập quốc tế;

- Đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp là khó bảo quản, nên việc ứng dụng KHCN

sẽ giúp cho công đoạn bảo quản hiệu quả hơn, nâng cao được giá thành của sản phẩm, tăngthu nhập chính đáng cho người nông dân;

Để phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần tập trung vàocác giải pháp:

* Chọn, tạo các loại giống cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt,tính chịu mặn, chịu hạn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

- Đối với cây nông nghiệp: tập trung nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai và công nghệgen để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gen có các đặc tính nông học ưuviệt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu câygiống có chất lượng, sạch sâu bệnh;

- Đối với cây lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào, côngnghệ vi phân giống để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng cao, chấtlượng gỗ tốt; nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gen để tạo giống câylâm nghiệp chống sâu bệnh;

- Đối với giống vật nuôi: nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ

tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ tinh ống nghiệm; ápdụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ gen trong chọn, tạo các giống vật nuôi mới cónăng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính phôi một số loạigia súc quan trọng;

- Đối với giống thủy sản: tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống vớicông nghệ gen để chọn, tạo một số giống thủy sản chủ yếu có tốc độ sinh trưởng nhanh; tạogiống thủy sản đơn tính; tạo giống thủy sản sạch bệnh

* Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản bằng cách phát triển công nghệ

vi sinh để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, thuốctrừ sâu sinh học với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái và bền vững;

- Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng côngnghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinhhọc dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chuẩn đoán, giám định bệnhcây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ hàngkhông trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại rừng;

- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đểchuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xinphòng, chống bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng ở gia súc và cácbệnh nguy hiểm khác;

Trang 27

- Về phòng, trừ dịch bệnh thủy sản: nghiên cứu sản xuất một số loại kit chẩn đoánnhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vậthọc trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.

* Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp vàthủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao

- Đối với trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự độnghóa qui trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: giá thể,công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc,thu hoạch Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổnghợp; quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;

- Đối với trồng rừng: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự độnghóa trong trồng rừng thâm canh;

- Đối với chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự độnghóa quy trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điềuhòa nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;

- Đối với nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâmcanh, nuôi siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trường đối với một số loài thủy sản

* Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cây nôngnghiệp, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: phân bón chuyêndụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chămsúc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôitrồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thốngphân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệthống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồngthủy sản

* Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến nông sản: nghiên cứu phát triển công nghệchiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh,sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi qui mô tậptrung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp vớichất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau,quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩmchức năng; công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chấtphụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;

- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công nghệthông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả

sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảoquản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệmới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;

- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệlạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản

Trang 28

xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ lên men nhanh để chế biến các sảnphẩm thủy sản truyền thống.

* Nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng phục vụ chănnuôi và nuôi trồng thủy sản tạo ra các sản phẩm sạch cho sức khỏe con người

* Chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiêncứu, các trung tâm, tổ chức sự nghiệp khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp

3.7 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là hệ thống các biệnpháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vàolĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nôngthôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhândân Vì thế, chính sách tín dụng cần tập trung vào các giải pháp:

- Phát triển thị trường tín dụng, tăng vốn vay trung và dài hạn cho nông dân, thực hiệnchính sách ưu đãi về lãi suất cho các chương trình, dự án ưu tiên phát triển nông nghiệp, nôngthôn; (Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ

về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”; Nghị định số178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổchức tín dụng; Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượngchính sách khác; Quyết định 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay giảiquyết việc làm; Quyết định 230/2003/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển

để thực hiện kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề….)

- Hình thành và mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn

để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất;

- Tạo cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng chuyển vốn nhiều hơn về cho vay tronglĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế cho vay thương mại với lãi suất phù hợp; cóchính sách để khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thông qua việc đơngiản hoá thủ tục, giảm bớt những điều kiện kém lợi thế cho khách hàng và có chính sách hỗtrợ nông dân khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (NĐ 41/2010/NĐ -CP) Thể hiện:

+ Mở rộng lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (8 lĩnh vực Điều 4 NĐ 41);

-+ Về cơ chế bảo đảm tiền vay được quy định rõ ràng hơn;

+ Tổ chức tín dụng có chính sách miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảohiểm trong nông nghiệp theo chính sách khách hàng của mình để khuyến khích khách hàngvay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro đối với tổ chức tíndụng

+ Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi rophát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể kháctrong từng thời kỳ

3.8 Chính sách bảo hộ nông nghiệp

Trong lịch sử, chính sách bảo hộ nông nghiệp ra đời từ rất sớm - vào thời kỳ tích luỹnguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản Chính sách này đã có tác động khá mạnh tới việc mở mang

Trang 29

nông nghiệp của các quốc gia Tây Âu Chính sách bảo hộ thời kỳ này mang tính chất ôn hòa,bảo hộ hướng vào nâng đỡ các ngành sản xuất non kém để chúng có đủ sức cạnh tranh trên thịtrường nội địa và thị trường nước ngoài.

Ở các nước công nghiệp phát triển, thực hiện bảo hộ nông nghiệp không vì mục đíchtăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, mà bảo hộ để duy trì việc làm, ổn định thu nhập,cân bằng, ổn định môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên Ngược lại, các nước đang pháttriển và những nước có trình độ phát triển thấp lý do bảo hộ là để nâng cao khả năng cạnhtranh của sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh thấp, bảo hộ nhằm khuyến khích xuấtkhẩu, duy trì và ổn định công ăn việc làm, và các lý do khác như điều tiết tiêu dùng, an toànlương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái,

Ở Việt Nam, bảo hộ nông nghiệp là biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợsản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với hànghoá nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông nghiệpcủa quốc gia nhập khẩu Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bằng cách: Thứ nhất,thông qua các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế quan; thứ hai,các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua và bán hàng, chovay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,… nhằm tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm

Bản chất của bảo hộ là phải phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng tới nâng caokhả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế Nhưng nếu bảo hộquá mức và quá dài sẽ làm cho sản xuất đình trệ, làm giảm sức cạnh tranh, làm sai lệch lợi thế

so sánh của đối tác tham gia thị trường, thậm chí còn dẫn đến việc phân bổ sai nguồn lực, làmthiệt hại cho người tiêu dùng trong nước Những ngành sản xuất “ốm yếu”, không có tiền đồphát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường đương nhiên không nên bảo hộ

Để giải quyết vấn đề thương mại hàng nông sản, các nước thành viên WTO đã ký

“Hiệp định nông nghiệp - URAA” nhằm thiết lập một hệ thống thương mại nông sản côngbằng và theo hướng thị trường, giảm đáng kể và nhanh chóng trợ cấp và bảo hộ nông nghiệpliên tục trong một thời gian được thoả thuận để ngăn chặn những hạn chế và bóp méo thịtrường nông sản thế giới

Việt Nam trong quá trình đưa nông nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cảnthương mại đối với hàng nông sản đã được tháo gỡ dần, thông thoáng hơn và ngày càng phùhợp hơn với các chuẩn mực quốc tế Bảo hộ nông nghiệp được chuyển từ hạn chế nhập khẩuthông qua hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép và thuế quan sang áp dụng chế độ thuế quan” Còn

để hỗ trợ xuất khẩu Nhà nước đã áp dụng biện pháp hỗ trợ thông qua cung cấp tín dụng, ưuđãi về lãi suất, cung cấp giống, trợ giá xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi

3.9 Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là hệ thống các biện pháp, chính sách củaNhà nước nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, bảođảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, kết hợp với giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dântộc

Hiện nay, ngành nghề nông thôn được xác định bao gồm:

* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;

Trang 30

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khínhỏ ở nông thôn;

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn;

Vì thế, các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn cần tập trung vào các vấn đề:

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triểnngành nghề nông thôn, khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợppháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn, nhất là ngành nghề truyền thốngnhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phầngiải quyết việc làm ở nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dântộc

- Bảo hộ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, bí quyết công nghệ, phátminh sáng chế, bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp của

cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn

- Các nghệ nhân được tổ chức truyền nghề trực tiếp và được thu tiền học của học viêntrên nguyên tắc thoả thuận; được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề theo quyđịnh hiện hành;

- Các cơ sở ngành nghề nông thôn đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thìđược Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền (tỉnh, huyện) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất Các cơ sở ngành nghề nông thôn có nhu cầu sửdụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuêđất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, gây trồng vùng nguyênliệu thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thuê đấtthấp nhất, hỗ trợ kinh phí di dời

- Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghềcho lao động; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, chuyên gia nướcngoài truyền dạy nghề, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất các nghề tiểu, thủ công nghiệp, thủcông mỹ nghệ truyền thống của các nước cho Việt Nam

IV Cơ hội và thách thức trong phát triển nông thôn bền vững

1 Cơ hội

- Là thành viên của WTO Việt Nam có cơ hội, học tập được nhiều kinh nghiệm pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và cũng tạo có sức ép phải đổi mới để phát triển; đồngthời đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển theo kịp các nước trong khu vực;

- Có sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn: Đại hội X khẳngđịnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầmchiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng cáclàng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Hình thành các khu

Trang 31

dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: thuỷ lợi, giao thông, điện,nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ "

- Đã có một số mô hình nông thôn mới trong quá trình triển khai thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn có thể tổng kết và nhân rộng những mô hình này

2 Thách thức

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là khó khăn lớn nhất, là rào cản cho việc ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vănminh - hiện đại - bền vững;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hạ tầng xã hội và hạ tầng phục vụ sản xuất) đòihỏi vốn đầu tư lớn, trong điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp, huy động nội lực hạn chế cũng

là thách thức lớn đối với việc phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn vàthành thị;

- Môi trường nông thôn đang bị xuống cấp nhanh chóng, nguồn tài nguyên thiên nhiên

bị khai thác cạn kiệt (rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, diện tích đồi núi trọc tăng ) ảnhhưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người dân và sản xuất nông nghiệp;

- Ruộng đất manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu, lao động thủ công, hệ số sử dụngđất thấp đang là trở lực lớn cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá và khả năng cạnh tranh củanông sản Sẽ là thách thức cho mục tiêu giải quyết lao động, việc làm và nâng cao thu nhậpcho người dân;

- Thách thức do nhu cầu sử dụng đất cho đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp;

- Năng lực quản lý xã hội của bộ máy hành chính nhà nước chưa đáp ứng được yêucầu xây dựng và phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 Quan điểm, mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam?

2 Định hướng phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020?

3 Chính sách phát triển nông thôn là gì? Phân tích các vai trò và đặc điểm của nó?

4 Làm rõ chính sách đất đai trong phát triển nông thôn?

5 Làm rõ chính sách vốn và đầu tư vốn trong phát triển nông thôn?

6 Làm rõ chính sách xã hội trong phát triển nông thôn?

7 Làm rõ chính sách thị trường trong phát triển nông thôn?

8 Làm rõ chính sách khoa học và công nghệ trong phát triển nông thôn?

9 Làm rõ chính sách tín dụng trong phát triển nông thôn?

10 Làm rõ chính sách phát triển ngành nghề nông thôn?

Trang 32

CHƯƠNG III NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

I Một số vấn đề chung về phát triển kinh tế nông thôn

1 Kinh tế nông thôn

Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyềnthống các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thươngnghiệp và dịch vụ tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn

bộ nền kinh tế quốc dân

Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Nóhình thành bởi kinh tế nông nghiệp, kinh tế từ các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, côngnghiệp nhẹ và dịch vụ nông thôn, cụ thể:

- Cơ cấu ngành nghề: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

- Cơ cấu thành phần: Nhiều thành phần KT, trong đó thành phần KTNN là chủ đạo

- Về trình độ công nghệ : Kết hợp có căn cứ KH nhiều trình độ và quy mô nhất định

- Về cơ cấu xã hội - giai cấp: biến đổi quan trọng về cơ cấu xã hội - giai cấp và đờisống văn hóa xã hội ở nông thôn

Vì thế, phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi phải thực hiện các mục tiêu:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn mới theo định hướng XHCN;

- Phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần;

- Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị

2 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn

2.1 Khái niệm

Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp vớiquá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Mác đồng thời nhấn mạnh,khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính

là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội Như vậy, cơcấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng củachúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành

Vận dụng khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nôngthôn là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận của kinh tế bao gồm mối quan hệ tương tác giữacác yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trongnhững khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định

Cơ cấu kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng hàng đầu để tăng trưởng và phát triểnnông thôn một cách bền vững Nó quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tàinguyên đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật Nó quyết định chiều hướng và tốc độ phát triểnnông thôn từ trạng thái tự cung - tự cấp sang sản xuất hàng hóa và xuất khẩu Nó góp phầntăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn

Từ trong lịch sử cho đến nay, cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam được tổ chức gắnliền với ngành nghề và lãnh thổ như:

(1) Làng thuần nông;

(2) Làng nông nghiệp kiêm nghề phụ;

(3) Làng chuyên các ngành nghề truyền thống (làng gốm, làng dệt,…)

Trang 33

(4) Làng nghề mới hình thành (ven đô thị, ven trục đường giao thông,…)

(5) Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp (trang trại, xí nghiệp phi nông nghiệp

ở các thị trấn, thị tứ);

(6) Các xí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của tỉnh (quy mô nhỏ);

(7) Các xí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của Trung ương đặt tại địa bàn tỉnh vàcác thành phố (quy mô lớn);

Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghĩa với cụm từ chuyểndịch cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng, nhưng về bản chất đều chỉ

sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (change hay transformation) Bên cạnh quá trình chuyển đổi

cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và chúng ta khôngthể tách rời hai quá trình này Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việcchuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn là sự thay đổi tỷ lệ củacác bộ phận cấu thành nên cơ cấu đó nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra Chẳng hạn: (1)trong nông nghiệp là tỷ lệ giữa Trồng trọt - Chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và trong nội bộngành trồng trọt là tỷ lệ giữa cây lương thực - cây công nghiệp, rau quả; (2) tỷ lệ giữa nôngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và làng nghề - Dịch vụnông thôn

Chuyển dịch kinh tế nông thôn gắn liền với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bởi lẽ nếulấy việc phát triển nông thôn là mục tiêu thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là tiền

đề và là phương tiện quan trọng, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp lại là tiền đề quan trọngcho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Nếu cơ cấu nông nghiệp không có nhữngchuyển dịch tích cực và hợp lý thì không có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý

2.2 Hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta đã

có sự chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp, dịch vụ, nhưng nhìn chung còn chậm,biểu hiện ở: ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, việc chuyển sang chăn nuôi, nuôitrồng thủy hải sản và SX ngư nghiệp chậm, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế lớn hơn nhiều so vớichăn nuôi và ngay trong nội bộ ngành trồng trọt diện tích cây lương thực vẫn chiếm lớn hơn

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ngành năm 2004 - 2009 (%)

Trang 34

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành trong thờigian qua đã giải phóng được đáng kể sức sản xuất trong nông thôn, tạo ra được những thànhtựu to lớn góp phần từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc sangsản xuất hàng hóa Trên phạm vi toàn quốc gia, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnói riêng và cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung đã và đang có chuyển biến theo hướng tíchcực Tuy nhiên, nếu xét trong phạm vi từng vùng, miền thì chưa phải tất cả đã đạt được nhưthế, sự phát triển không đồng đều đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các vùng khônggiống nhau Ở những vùng kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo trình tựchung; còn ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể bắt đầu

từ việc phá thế độc canh cây lúa chuyển sang đa canh lúa, màu, phát triển chăn nuôi và tiếptheo là phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Nhìn chung, cho đến nay về căn bản cơ cấu nông nghiệp nước ta chưa có thay đổinhiều về chất, mặc dù nó đã đạt được thành tựu nổi bật trong thời gian qua (tăng trưởng vềdiện tích, quy mô, sản lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp, thậm chí nhiều nông sảnđược xuất khẩu sang thị trường các nước với kim ngạch và thị phần lớn) Nhưng chủ yếu vẫnxuất khẩu nông sản dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hóa

so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới luôn bị thua thiệt

Cơ cấu nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, nền kinh tế cònmang nặng tính chất tự cấp, tự túc và vẫn còn đang ở trình độ SX hàng hóa nhỏ lẻ là chủ yếu

Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thốngnhất, thậm chí còn gây trở ngại, mâu thuẫn gay gắt trong quá trình phát triển Tỷ lệ hộ thuầnnông còn cao, chưa gắn kinh tế nông nghiệp với nông thôn, số hộ chuyên và kiêm về ngànhnghề phi nông nghiệp chưa nhiều, phần lớn là lao động thủ công, sự hỗ trợ từ công nghiệp đốivới nông nghiệp còn ít

Kinh tế hộ tự chủ đã có bước phát triển khá tốt song năng lực nội sinh còn yếu, chưa

đủ sức tự vươn lên để phát triển kinh tế hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và cơ cấu kinh tế nông thôn

Trong thời gian tới đòi hỏi phải tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tếnông thôn thì mới có thể tiếp tục giải phóng sức sản xuất, mở rộng các ngành nghề, tạo ranhiều công ăn việc làm, khai thác hết lợi thế so sánh của từng vùng, miền để tăng thu nhập,cải thiện đời sống vật, chất, văn hóa của nông dân, xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn

Hướng chuyển dịch của cơ cấu nông nghiệp là giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm lươngthực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi; hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh

tế nông thôn là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp

Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nôngthôn, cần thực hiện:

- Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theohướng hiệu quả, ổn định và bền vững

- Trong nông nghiệp tăng cường đầu tư và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quảcác vùng chuyên canh, ưu tiên phát triển các cây trồng vật nuôi có quy mô xuất khẩu tươngđối lớn và thị trường ổn định Đặc biệt coi trọng các nông lâm sản quý hiếm có lợi cho côngnghiệp Việt Nam và ưu thế từng vùng, nâng cao mức cung cấp nguyên vật liệu cho công

Trang 35

nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản qua chế biến với chất ượng và sức cạnh tranh cao.

l Khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triểncác ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn bằng cách chú trọng xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xóa bỏ các thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh, có cácchế độ ưu đãi về thuế, tín dụng cho các đối tượng này

- Điều chỉnh về chính sách ruộng đất để tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn Chính sách ruộng đất phải khuyến khích được các hộ nông dân chuyển đổi ruộngđất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán, manh mún Trong quá trìnhchuyển nhượng, một bộ phận nông dân có vốn để chuyển sang ngành nghề khác, một bộ phận

có điều kiện tích tụ ruộng đất và mở rộng quy mô sản xuất, đưa sản xuất phát triển theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra;

- Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủysản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng vàquản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệthương hiệu hàng hóa;

- Thực hiện tốt quá trình CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn phát triển nôngnghiệp với phát triển công nghiệp

Nội dung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trong thời gian tới:

- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xoá đói giảmnghèo;

- Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các loại câynguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm Tận dụng triệt đểnguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi

- Thúc đẩy đa dạng hoá nội ngành thông qua chế biến nhằm ổn định hệ thống sản xuấtcho hộ nông dân;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây hàng hóa (như rau,cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày) phục vụ thị trường trongnước và đa dạng hoá xuất khẩu;

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộngquy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2015 đạt 38%, năm 2020 đạt trên42%; Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả cácbệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thứctrang trại, công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu;

- Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bịtiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thựcphẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công ápdụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượngsản phẩm, có hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường

- Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nông thôn nhằm đadạng nguồn thu nhập của nông dân và đẩy nhanh công nghiệp hóa;

Ngày đăng: 14/05/2014, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng: Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam năm 2007;18. Luật đất đai năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệpvà chính sách đất đai ở Việt Nam năm 2007
1. Giáo trình cử nhân Hành chính: Quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn năm 2010 Khác
2. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Khác
3. Nghị quyết số 06/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn Khác
4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 ngày 18 tháng 3 năm 2002 Khác
5. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng Khác
6. Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn Khác
7. QCVN 14: 2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn năm 2009 Khác
8. Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Khác
10. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Khác
11. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo Khác
12. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn Khác
13. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Khác
14. TS. Trần Ngọc Ngoạn: Phát triển nông thôn bền vững Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới năm 2008 Khác
15. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - 2008 Khác
16. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn năm 2007 Khác
19. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông: Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn năm 2004 Khác
20. Nghị định số 20/2011NĐ-CP ngày 23/3/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị Quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Khác
21. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w