1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc hiện nay

28 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 294,18 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỦ ĐỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN

Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhóm/Lớp: CC10 Tên nhóm: 6

Đề tài: ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

CỦA TỔ QUỐC HIỆN NAY

STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân công (Nhóm tự đánh giá mức độ đóng gópKết quả

của từng cá nhân)

Ký tên

1 2011771 Đặng Thụy Huỳnh Như Mục 2.2 Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao

2 2052204 Nguyễn Thanh Như Mục 1.1 Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao

3 2052656 Nguyễn Lê Thanh Phúc Mục 2.3 và Kết luận Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao

4 2011869 Huỳnh Diệp Mỹ Phụng Mở đầu và mục 1.2 Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao

5 2053349 Lê Hoàng Mai Phương Mục 2.1 Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Đối tượng nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

I Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay 7

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng 7

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng 7

1.1.2 Một số chủ trương và chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng 9

1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước 11

II Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay 14

2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay 14

2.1.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng 14

2.1.2 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của người dân 15

2.2 Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển đảo 16

2.2.1 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam 16

2.2.2 Quan điểm của các nước ASEAN 19

2.2.3 Quan điểm quốc tế 20

2.3 Nhiệm vụ của sinh viên trong góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 21

2.3.1 Sinh viên nâng cao nhận thức bản thân, tìm hiểu, học tập kiến thức về biển, đảo, cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo 21

2.3.2 Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Quốc gia đến công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ 23

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đối ngoại luônđược xem là yếu tố quan trọng nhất, không chỉ góp phần trong việc bảo vệ độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mà còn đóng góp to lớn trong việc xâydựng và phát triển đất nước Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh, ngoại giao được xem là một trong những mặt trận chiến lược trong hai cuộckháng chiến và kiến quốc của nước ta Cùng với những chính sách mưu lược và khônkhéo như “vừa đánh, vừa đàm”, “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gâythù oán với bất cứ một ai”, ngoại giao đã giúp Việt Nam ta tranh thủ được sự ủng hộ,giúp đỡ to lớn từ những lực lượng tiến bộ và nhân dân trên thế giới tạo nên nhữngthắng lợi vẻ vang trong việc giành độc lập Bên cạnh đó, ngoại giao còn là mặt trận

mở lối, tạo đường, từng bước dỡ bỏ thế bị bao vây, cấm vận, khơi thông quan hệ vớicác đối tác tiềm năng, mở ra một cơ hội mới cho việc phát triển đất nước Tuy nhiên,trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến khó lường hiện nay cùngvới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến từ Trung Quốc, bên cạnh đó là sự phát triểnvượt bậc của công nghệ 4.0 khiến cho chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lựcthù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn Những điều này yêu cầu, đòi hỏi Đảng taphải điều chỉnh, thay đổi các chiến lược và phương thức phát triển mới để tiếp tụcthích ứng, giữ vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường ổn định,hòa bình; huy động được nguồn lực từ đối tác để phát triển, đồng thời nâng cao vị thếcủa đất nước

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ cấu thành chủ quyền quốc gia, là nơichúng ta giao lưu với bạn bè thế giới, khai thác tài nguyên cũng như thủy hải sản phục

vụ cho mục đích sinh tồn cùng với kinh tế, là nơi gắn bó mật thiết với sự nghiệp dựngnước và giữ nước Bên cạnh đó, là quốc gia được mẹ thiên nhiên ưu ái - có đường bờbiển dài 3260km, nên vấn đề an ninh biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với ViệtNam, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế biển - hàng hải và bảo đảm công tácquốc phòng, an ninh, cũng như bảo vệ môi trường hòa bình của nước ta Tuy nhiên,những năm qua, tình hình địa - chính trị trên thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệtliên quan tới vùng Biển Đông Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã khéo léo, bình tĩnh

Trang 5

đưa ra các chính sách cũng như thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận những tuyên

bố của các bên trước thế giới song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và sửa đổi.Xuất phát từ tình hình trên, nhóm em chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại,hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay” đểnghiên cứu

2 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ

chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

Thứ hai, vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước.

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng, những chủ trương và chínhsách quan trọng về đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, và vận dụng trong bảo vệchủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Một là, nêu mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế và bảo vệ chủquyền biển, đảo của đất nước

Hai là, đánh giá tình hình thực tế việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo; quan điểm của các

bên trong vấn đề tranh chấp và các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Namhiện nay

Ba là, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới

quốc gia của Tổ quốc, và những nội dung liên quan đến việc xây dựng và giữ gìn lãnhthổ, biển đảo quốc gia

Bốn là, ý thức và trách nhiệm của công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và

giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo quốc gia của Việt Nam

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là cácphương pháp: phương pháp so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp; phươngpháp lịch sử - logic;…

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 mục chính:Mục 1: Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập Quốc tế và biện pháp bảo vệ chủquyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

Mục 2: Vận dụng trong bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

I Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về

mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khẳng định1 đối ngoại góp phần quantrọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ,

và chủ nghĩa xã hội

Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đã chỉ rõ cơ hội và tháchthức của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trên cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu,nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại

- Cơ hội và thách thức2:

Về cơ hội, xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuậnlợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế Mặt khác, thắnglợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạotiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

Về thách thức, các vấn đề toàn cầu như khoảng cách giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạmquốc tế tác động tiêu cực đến nước ta Nền kinh tế Việt Nam đang chịu áp lực cạnhtranh mạnh mẽ ở cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; biến động của thịtrường quốc tế tác động đến thị trường trong nước ngày càng nhanh và có thể dẫn đếnrối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế, tài chính Hơn nữa, bằng cách lợi dụng toàncầu hóa, các thế lực thù địch đang sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” đểchống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta Cuộc khủng hoảngcủa các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động tiêu cực đến cách mạng đổi mớicủa nước ta, làm một số người hoài nghi đối với chủ nghĩa xã hội, giảm lòng tin đốivới Đảng và Nhà nước3

1 Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tr 264.

2 Giáo trình Đường Lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

3 Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tr 270.

Trang 8

Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyểnhoá lẫn nhau Tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng của ta, không những có thể tạo ra cơhội lớn hơn mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển

- Về mục tiêu và nhiệm vụ:

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN (khóa IX)1 đãxác định kiên định việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xãhội là lợi ích cao nhất của đất nước Việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh

tế quốc tế là tăng cường các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu phát triển của đấtnước; kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh; đề cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; tham gia tích cực vàocuộc đấu tranh chung vì hòa bình của nhân dân thế giới, vì độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội

- Về tư tưởng chỉ đạo2:

Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quanđiểm:

Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công vả bảo vệ vững chắc Tổquốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của ViệtNam

Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại

Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặthợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đốitác; đấu tranh để hợp tác; tránh, trực diện đối đàu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập

Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế

độ chính trị xã hội Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực; chủ động thamgia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu

Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệmôi trường sinh thái trong quá trinh hội nhập quốc tế

1 Thông tấn xã Việt Nam (13/7/2003) Giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội Truy

cập từ Giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội - VnExpress

2 Giáo trình Đường Lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trang 9

Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bênngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế

so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối vớicác hoạt động đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giaoNhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế vàngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh"

1.1.2 Một số chủ trương và chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng

Trong các văn kiện của Đảng liên quan đến đối ngoại, nhất là trong Nghị quyết Hộinghị Trung ương 4 khoá X (2-2007) đã đưa ra một số chủ trương và chính sách quantrọng, chẳng hạn1:

- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững:

Việt Nam ngang tầm với các quốc gia thành viên khác trong việc tham gia vào chínhsách thương mại hóa toàn cầu và tạo lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn; để đấutranh bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại với cácnước và hạn chế những tổn thất khi hội nhập kinh tế quốc tế; gia tăng mức độ tự chủcủa nền kinh tế, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực vàtoàn cầu; tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế trước những tác động từ bênngoài; đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát triển nội lực và liên kết vùngtrong cả nước Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ

và các lĩnh vực khác2, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là chủ động hơn trong việcnghiên cứu, chọn lựa các bộ tiêu chí, xây dựng, triển khai lộ trình áp dụng, đồng thờitham gia xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực chung, góp phần nâng trình độ phát triểncủa nước ta trong các lĩnh vực này; phục vụ các mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức

và con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ, phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc

1 Giáo trình Đường Lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2 N Thanh - V Dung (23/01/2016) Đưa quá trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, hiệu quả Truy

cập từ Đưa quá trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, hiệu quả - Báo Đà Nẵng điện tử

(baodanang.vn)

Trang 10

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ động,

tích cực vạch ra con đường hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng lợi thế của WTOđối với các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động, tích cực nhưng phảitừng bước hội nhập, mở cửa dần thị trường theo lộ trình hợp lý Giờ đây, so với cácđại hội kỳ trước với chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế”, đại hội XI đã đề ra đườnglối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới là “hội nhập quốc tế” Đây làmột phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta Để thực hiện chủ trươnghội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng, thamgia hầu hết các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới nhưASEAN vào tháng 7/1995, là thành viên tham gia sáng lập và là một thành viên tíchcực của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, được kết nạp vào Diễn đàn hợptác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998,… Nước ta được đánhgiá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sáng kiến hợp tác và đónggóp tích cực cho các Diễn đàn hợp tác quốc tế quan trọng này

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các

nguyên tắc, quy định của WTO: Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đa

dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy hìnhthành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các loại thuếcông bằng, thống nhất, đơn giản và thuận tiện cho tất cả các nhà khai thác Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) là một tổ chức kinh tế quốc tế có tính toàn cầu, là mộtthiết chế quốc tế liên quan đến các quy định, quy tắc, luật chơi của thương mại, kinhdoanh toàn cầu Mục tiêu trực tiếp của tổ chức này là nhằm xây dựng một cơ chếthương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn theo hướng tạo ra những thỏathuận và cam kết tương hỗ của các thành viên nhằm giảm đáng kể thuế, hàng rào cảntrở thương mại và loại bỏ sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế1 Với mục tiêuhướng đến thương mại tự do, có thể thấy rằng việc gia nhập WTO của Việt Nam cótác động rất lớn trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa

1 Nghiên cứu viên Học viện Chính trị khu vực IV Phạm Ngọc Hòa (01/10/2018) Tác động của WTO

trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Truy cập từ

Tác động của WTO trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (lapphap.vn)

Trang 11

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà

nước: Ngay từ đầu năm, trong Nghị quyết số 01/2007/NQ-CP ngày 03/01/2007, Chính

phủ đã xác định trong năm 2007 công tác cải cách hành chính phải được đẩy mạnhhơn, coi đó là khâu đột phá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm dân chủ

và phòng, chống tham nhũng1 Một trong những chủ trương là kiên quyết và nhanhchóng loại bỏ các hành vi hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn vớitrách nhiệm giải trình và kiểm toán, kiểm soát hơn; áp dụng mọi nguyên tắc và cơ chếquản lý một cách công khai, minh bạch

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội

nhập kinh tế quốc tế: Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách

và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia Một nềnkinh tế có năng suất, hiệu quả là nền kinh tế có năng lực sử dụng, khai thác tốt cácnguồn lực2 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, phạm trù cạnh tranh hầunhư không tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam Điều này đã làm cho các thành phầnkinh tế trở nên ỷ lại vào Nhà nước, dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia yếu kém.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu bước chuyển bằng cơ chế, chínhsách đổi mới thể chế; nền kinh tế thị trường bắt đầu được hình thành, vấn đề cạnhtranh xuất hiện và đem lại nhiều kết quả tích cực

1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước

Biển Đông là một trong những vùng biển hàng hải lớn của thế giới, là cầu nối giữa cácnước Đông Nam Á đến các vùng lãnh thổ trên địa cầu, và Việt Nam là một trongnhững nước giáp với vùng biển chiến lược quan trọng này Hiện nay, Biển Đông đang

bị tranh chấp bởi nhiều quốc gia, trong đó có “người anh cả” Trung Quốc Vì thế đểbảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự trên biển; thực hiện việc đánh bắt - khaithác thủy hải sản, dầu mỏ, dầu khí; lưu thông hàng hải; vận hành du lịch biển, đảo;v.v…, Đảng ta kiên trì chủ trương giải quyết các xung đột về tranh chấp Biển Đôngdựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển

1 Tiến Sĩ Đinh Duy Hòa (13/09/2013) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý của bộ máy Nhà nước Truy cập từ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước (tcnn.vn)

2 Tạp chí tài chính (24/10/2020) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trước yêu cầu

mới Truy cập từ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trước yêu cầu mới - Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn)

Trang 12

năm 1982 và yêu cầu các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế Bên cạnh đó, quanđiểm của Việt Nam về Biển Đông luôn xuyên suốt và rõ ràng như sau: những vấn đềliên quan tới hai bên thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan tới nhiềunước thì bàn bạc, đưa ra những phương án giải quyết cũng như trung hòa mâu thuẫngiữa các bên liên quan.

Với tình hình tranh chấp giữa các bên kéo dài, cùng với tình hình địa - chính trị diễn

ra phức tạp, khó lường trên thế giới; Đảng ta luôn ghi - nhìn nhận lại vấn đề và đưa ranhững chủ trương, chính sách kịp thời trong việc bảo vệ biển, đảo quốc gia Cụ thể,những biện pháp ấy được nêu ra như sau:

Một là, thực hiện và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển trên mọi mặt, có trọng

tâm nhằm sớm đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia có thế mạnh về kinh tếbiển, kết hợp với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hànhTrung ương Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045 nêu rõ:

Mục tiêu đến năm 2030

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển trong khu vực; đạt các tiêu chí cơ bản

về phát triển bền vững kinh tế biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâmnhập mặn, nước biển dâng; ngăn chặn, phạt nặng các hành vi gây tổn hại, suy thoái, ônhiễm đến môi trường biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; ứng phó trước tìnhtrạng sạt lở biển và bờ biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái biển; áp dụngcác thành tựu khoa học - công nghệ mới vào việc phát triển kinh tế biển

Tầm nhìn đến năm 2045

Việt Nam đã trở thành quốc gia có thế mạnh về kinh tế biển, có một nền an ninh vữngvàng, an toàn về chính trị; kinh tế biển sẽ trở thành một trong những yếu tố chínhtrong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, giúp chúng ta thành nước công nghiệphiện đại theo định hướng chủ nghĩa xã hội; tham gia tích cực, chủ động và trách nhiệmvào các tổ chức quốc tế, đóng góp trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấpquốc tế và trong khu vực về biển và đại dương

- Phát triển các ngành kinh tế biển thuộc các lĩnh vực sau: Du lịch và dịch vụ, Kinh tếhàng hải, Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển; Nuôi trồng và đánh bắt hải

Trang 13

sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới Phát triểncác vùng kinh tế biển theo thế mạnh của từng vùng.

- Xây dựng và mở rộng các mô hình kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển cùngvới sự hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh Đổi mới tư duy trongviệc xây dựng, quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng hiệnđại, thông minh và thân thiện với môi trường Đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện kết cấu hạtầng ở các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng khu kinh tế, công nghiệpsinh thái, có sức hấp dẫn nhằm thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

- Bảo vệ, bảo tồn môi trường và hệ sinh thái biển; phát triển đa dạng sinh học biển; cónhững phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và phòng chống thiêntai

- Nâng cao đời sống nhân dân ven biển; ý thức bảo vệ môi trường biển của ngư dân;xây dựng văn hóa, xã hội gắn bó, thân thiện với biển Bảo tồn kiến trúc, di tích lịch sử,không gian văn hóa và di sản thiên nhiên biển

- Xây dựng lực lượng quân đội tinh nhuệ theo khuynh hướng hiện đại, công nghệ cao;bảo đảm khả năng xử lý tình huống tốt trên biển, mềm dẻo trong việc đàm phán vớicác quốc gia trên các vùng biển

Hai là, xây dựng lực lượng Hải quân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Biên phòng và

lực lượng Kiểm ngư tham gia quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh Nâng cao nănglực, phẩm chất đạo đức và chất lượng (trình độ kỹ thuật, chiến thuật, hợp tác) của cáclực lượng quản lý Phối hợp chặt chẽ sức mạnh bộ đội chủ lực và khả năng xử lý tìnhhuống với các lực lượng quân sự và dân sự ở những địa phương ven biển, luyện tậptác chiến trên biển kết hợp với nghệ thuật chiến đấu truyền thống của dân tộc với sửdụng vũ khí hiện đại cao trong các tình huống có thể xảy ra

Ba là, kiên trì, kiên quyết giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên cơ sở pháp lý,

theo công ước quốc tế; đối thoại giữa các bên nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình; thamgia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông; kết hợp các hình thức, biện phápchính trị, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế trong việc quản lý, bảo vệ biển đảo Tăngcường hợp tác, mở rộng quan hệ với các quốc gia trong khu vực và thế giới cũng nhưcác tổ chức quốc tế trong vấn đề về biển, đảo trên cơ sở bảo đảm an ninh, không dùng

Trang 14

bạo lực, an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng vùng biển khu vực hòa bình,

ổn định

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Cơ quan Tuyên giáo kết hợp chặt chẽ với Hải quân, Biên phòng và Cảnh sát biển cùngxây dựng kế hoạch, tổ chức các buổi bồi dưỡng báo cáo viên; biên soạn, phát hành tàiliệu tuyên truyền trong cư dân sinh sống ở trên đảo, ven biển, kiều bào ở nước ngoài.Thông tin kịp thời, chính xác về bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý và sự chiếm hữuthực tế của nước ta cho người dân, kiều bào nước ngoài hiểu rõ quan điểm, lập trườngcủa Đảng và Nhà nước đối với vấn đề Biển Đông; từ đó có thể tạo dựng lòng tin, niềmtin của nhân dân, xây dựng ý chí quyết tâm, đồng thuận từ cộng đồng các dân tộc ViệtNam, tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình từ các quốc gia, tổ chức quốc tế để bảo vệ chủquyền biển, đảo vững chắc

Năm là, thúc đẩy nhanh quá trình tăng dân số ở các tỉnh vùng ven biển, trên đảo có vị

trí chiến lược kinh tế, quốc phòng - an ninh nhằm xây dựng vùng biển chủ quyền vữngmạnh, đủ khả năng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực thù địch Bảo đảm an sinh xã hội,việc làm cho người dân khi thu hút họ di cư ra các vùng này sinh sống Xây dựng cơ

sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của người dân

II Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay

Biển, đảo từ lâu đã là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, du lịch vàchính trị của nước ta Vì vậy, các đối tượng thù địch cũng coi đây là yếu tố quan trọng

để tấn công và tranh giành, làm ảnh hưởng lớn đến lãnh thổ và cả tính mạng ngườidân Việt Nam Do đó, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước đã trở thành mộtvấn đề cấp thiết suốt nhiều năm qua của Đảng, toàn dân và toàn quân ta

2.1.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng

Nhờ nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vữngkinh tế biển Việt Nam, các khu phát triển kinh tế và đánh bắt vùng biển đã được quyhoạch chặt chẽ và mang tính chất lâu dài hơn như đẩy mạnh đánh bắt xa bờ hay pháttriển nuôi trồng chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu Các lực lượng Hải quân,Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển, Kiểm ngư cũng đóng phần vô cùng

Ngày đăng: 16/04/2023, 05:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w