Tính chung cho vùng Đông Tây Nam bộ và theo nghề khai thác, tần suất bắt gặp cao nhất là đội tàu lưới kéo cá chiếm chiếm 38%, tiếp đến là đội tàu lưới kéo tôm chiếm 34% và thấp nhất là n
Trang 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
**************
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và
ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ
Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Quốc Huy
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGƯ CỤ ĐỐI VỚI
CÁ CON VÀ TÔM CON Ở VÙNG VEN BIỂN
ĐÔNG TÂY NAM BỘ
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
2 TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGƯ CỤ SỬ DỤNG 2
2.1 Tài liệu nghiên cứu 2
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2
2.2.1 Thu thập số liệu 2
2.2.2 Phân tích số liệu 2
2.3 Ngư cụ sử dụng 3
2.3.1 Ngư cụ sử dụng trong các chuyến giám sát hoạt động khai thác 3
2.3.2 Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm 3
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4
3.1 Nghề lưới kéo cá 4
3.1.1 Thành phần loài 4
3.1.2 Tỉ lệ cá con và tôm con 5
3.1.3 Biến động tần suất chiều dài 6
3.2 Nghề lưới kéo tôm 8
3.2.1 Thành phần loài 8
3.2.2 Tỉ lệ cá con và tôm con 9
3.2.3 Biến động tần suất chiều dài 10
3.3 Nghề vây cá Cơm 12
3.3.1 Thành phần loài 12
3.3.2 Tỉ lệ cá con và tôm con 13
3.3.3 Biến động tần suất chiều dài 14
3.4 Nghề đáy 15
3.4.1 Thành phần loài 15
3.4.2 Tỉ lệ cá con và tôm con 16
Trang 33.4.3 Biến động tần suất chiều dài 17
3.5 Nghề lưới kéo đôi (Cào bay) 19
3.5.1 Thành phần loài 19
3.5.2 Tỷ lệ cá con và tôm con 19
3.5.3 Biến động tần suất chiều dài 20
3.6 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo nghề khai thác 21
3.7 Biến động tỷ lệ cá con và tôm theo thời gian thu mẫu 22
3.8 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo ngư trường khai thác 24
3.8.1 Biến động tỷ lệ cá con 24
3.8.2 Biến động tỷ lệ tôm con theo ngư trường khai thác 24
4 KẾT LUẬN 26
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
6 PHỤ LỤC 28
Trang 4DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Số lượng mẫu phỏng vấn theo loại nghề khai thác ở Đông Tây Nam Bộ năm
2007 - 2008 .4 Bảng 2 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo cá ở vùng biển Đông Tây
Nam Bộ năm 2007 -2008 .5 Bảng 3 Biến động sản lượng và tỷ lệ cá con, tôm con trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ 2007 - 2008 6 Bảng 4 Biến động tần suất chiều dài cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 7 Bảng 5 Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 8 Bảng 6 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ năm 2007 - 2008 .9 Bảng 7 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai thác tôm, ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ năm 2007- 2008 10 Bảng 8 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .11 Bảng 9 Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 12 Bảng 10 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam Bộ, nam 2007 - 2008 .13 Bảng 11 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ năm 2007 – 2008 14 Bảng 12 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở
vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .15 Bảng 13 Một số họ có sản lượng cao trong nghề lưới đáy bắt gặp ở vùng biển vem bờ
Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008 .16 Bảng 14 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông
Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008 .17
Trang 5Bảng 15 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 18 Bảng 16 Biến động chiều dài tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây
Nam bộ, năm 2007 – 2008 18 Bảng 17 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi tại vùng biển Đông
Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 19 Bảng 18 Biến động tỷ lệ tôm con và cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng
biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007-2008 .20 Bảng 19 Biến động tần suất chiều dài bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 21 Bảng 20 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ tôm con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .22 Bảng 21 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ cá con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .22
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Biến động tỷ lệ cá con trong các mẫu phỏng vấn, theo thời gian bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .23 Hình 2 Biến động tỷ lệ tôm con trong các mẫu phỏng vấn, theo thời gian bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 .23 Hình 3 Biến động tỷ lệ cá con theo ngư trường khai thác, bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 24 Hình 4 Biến động tỷ lệ tôm con theo ngư trường khai thác, bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008 25
Trang 6DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Thành phần loài và tỷ lệ sản lượng nghề lưới kéo cá .28 Phụ lục 2 Thành phần loài nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm
2007 – 2008 43 Phụ lục 3 Thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới vây ở vùng biển Đông Tây Nam
Bộ, năm 2007 – 2008 .56 Phụ lục 4 Thành phần loài bắt gặp trong nghề Đáy 62 Phụ lục 5 Thành phần loài, tỷ lệ sản lượng bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi 72 Phụ lục 6 Tỷ lệ cá con và tôm con trung bình trong các mẫu bắt gặp theo ngư trường
ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008 79
Trang 82 TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGƯ CỤ SỬ DỤNG
2.1 Tài liệu nghiên cứu
Tài liệu sử dụng trong báo cáo là số liệu thu mẫu nghề cá thương phẩm do đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ” thực hiện, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng
12 năm 2007 tại 6 tỉnh ven biển Đông Tây Nam Bộ: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Các loại nghề khai thác được lựa chọn gồm: nghề lưới vây, nghề lưới kéo cá, nghề lưới kéo tôm và nghề đáy Song song với nguồn số liệu trên, số liệu các chuyến giám sát hoạt động khai thác trên các tàu lưới kéo cá, lưới kéo tôm, lưới vây ánh sáng và nghề đáy ở các tỉnh ven biển Đông Tây Nam bộ năm 2007 và 2008 được sử dụng
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thu thập số liệu
Tại mỗi tỉnh có một điểm lên cá được lựa chọn để thu mẫu, tuy nhiên, tuỳ theo hiện trạng nghề cá của mỗi tỉnh mà điểm thu mẫu được xác lập cố định hay thay đổi theo mùa vụ Số liệu được thu thập vào các buổi sáng, khi các tàu đánh bắt từ ngư trường
về và bắt đầu bán sản phẩm cho các đầu nậu Sau khi phỏng vấn các thông tin về thời gian, ngư lưới cụ, số nhân công, kinh tế, tàu thuyền … tiến hành thu mẫu theo nhóm thương phẩm lựa chọn (chủ yếu là nhóm cá tạp và cá phân) Các nhóm thương phẩm lựa chọn sẽ được phân tích thành phần loài, đo chiều dài, phân tích sinh học (Ưu tiên các loài cá kinh tế và các loài tôm) Trong đó, chiều dài được đo bằng mm và khối lượng được cân bằng gam Quy trình thu mẫu được thực hiện theo hướng dẫn của FAO (Constantine Stamatopoulos, 2002),
2.2.2 Phân tích số liệu
Phân bố tần suất chiều dài, độ chín mùi tuyến sinh dục được phân tích theo hướng dẫn của Michel King (Michel King, 1996) Các loài được xác định là cá con và tôm con khi chúng chưa phân biệt giới tính Số liệu thành phần loài bắt gặp và tỷ lệ cá con, tôm con được xác định theo các loại nghề khai thác, thời gian và ngư trường khai thác
Số liệu được xử lý theo phương pháp thông kê mô tả thông thường trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003
Trang 92.3 Ngư cụ sử dụng
2.3.1 Ngư cụ sử dụng trong các chuyến giám sát hoạt động khai thác
Đối với nghề lưới kéo cá: Phương tiện chủ yếu là các tàu khai thác của ngư dân; chất liệu vỏ gỗ, chiều dài dao động từ 14,5 đến 16m; công suất máy dao động từ 75 đến 250CV Ngư cụ sử dụng là lưới kéo cá đáy, có chiều dài giềng phao từ 17 đến 22m
và chiều dài giềng chì dao động từ 20 đến 26m, mắt lưới ở đụt dao động từ 15 đên 22mm
Đối với nghề lưới kéo tôm: Phương tiện sử dụng là tàu có các thông số kỷ thuật như sau; Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài lớn nhất 13,7m, chiều rộng lớn nhất 3,58m, chiều cao mạn tàu 1,78m, công suất máy 74 CV, sức chở lớn nhất 12,57 tấn Ngư cụ sử dụng
là lưới kéo đáy có giềng phao dài 14m, giềng chì 16m, kích thước mắt lưới ở đụt 18
mm Trong quá trình kéo lưới, trên tàu sử dụng 2 tăng gông mở rộng, chiều dài mỗi tăng gông là 3,5m
Đối với nghề lưới vây ánh sáng: Phương tiện sử dụng là tàu lưới vây cá cơm có
sử dụng ánh sáng của ngư dân; Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài tàu là 16,9m, công suất máy chính là 350 CV Ngư cụ sử dụng là loại lưới vây cá cơm, có chiều dài lưới là 500m, chiều cao lưới là 80m và mắt lưới ở tùng 2a = 10mm
Đối với nghề đáy: Phương tiện sử dụng là tàu có các thông số kỷ thuật như sau; Chất liệu vỏ gỗ, chiều dài lớn nhất khoảng 8,5m, chiều rộng lớn nhất khoảng 2m, công suất máy 15 CV Ngư cụ sử dụng là lưới chuyên dùng cho nghề đáy có giềng phao và giềng chì khoảng 26m, kích thước mắt lưới ở đụt 10 mm
2.3.2 Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm
Tổng số có 353 lượt tàu thuộc 5 nghề khai thác hải sản khác nhau, trong đó vùng Đông Nam Bộ phỏng vấn 178 lượt tàu chiếm 50,9% và vùng Tây Nam Bộ là 175 lượt tàu chiếm 49,1% Tính chung cho vùng Đông Tây Nam bộ và theo nghề khai thác, tần suất bắt gặp cao nhất là đội tàu lưới kéo cá chiếm chiếm 38%, tiếp đến là đội tàu lưới kéo tôm chiếm 34% và thấp nhất là nghề lưới kéo đôi chỉ chiếm 6% trong tổng số mẫu phỏng vấn, chi tiết số lượng mẫu phỏng vấn theo đội tàu và theo vùng biển được thể hiện tại bảng 1 Phương tiện sử dụng là các tàu khai thác hải sản có nhóm công suất như sau; tàu lưới kéo cá dao động từ 22 đến 500 CV, nghề lưới kéo đôi (cào bay) dao động từ 60 đến 370 CV, lưới kéo tôm dao động từ 12 đến 165 CV, đối với nghề
Trang 10lưới vây, nhóm công suất dao động từ 250 đến 500 CV và thấp nhất là nghề đáy, nhóm
công suất chỉ dao động từ 15 đến 22 CV Ngư cụ bắt gặp trong các chuyến điều tra
nghề cá thương phẩm: Đối với nghề đáy, độ mở ngang của miệng lưới dao động từ 11
đến 25 m, mắt lưới ở đụt dao động từ 10 đến 20 mm Nghề lưới kéo cá, chiều dài
giềng chì dao động từ 9 đến 37 m và chiều dài giềng phao dao động từ 6 đến 35 m, cỡ
mắt lưới ở đụt dao động từ 8 đến 38 mm Đối với nghề lưới kéo đôi (cào bay), ngư cụ
sử dụng có chiều dài giềng phao dao động từ 32 đến 56 m tương ứng với chiều dài
giềng chì dao động từ 36 đến 60 m, kích thước mắt lưới ở đụt dao động trong khoảng
12 đến 25 mm Nghề lưới kéo tôm, kích thước mắt lưới bắt gặp dao động rất nhiều, từ
8 đến 35 mm, chiều dài giềng phao dao động từ 5 đến 25 m tương ứng với chiều dài
giềng chì dao động từ 10 đến 29 m và nghề lưới vây, chiềi dài lưới (chu vi) dao động
từ 250 đến 600 m, tương ứng với chiều cao dao động từ 40 đến 70 m, kích thước mắt
Thành phần loài bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm và các chuyến
giám sát hoạt động khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ ở nghề lưới kéo cá là 457
loài/nhóm loài thuộc 238 giống và 110 họ hải sản Thành phần loài bắt gặp nhiều nhất
ở họ tôm he (Penaeidae) với số lượng 27 loài/nhóm loài, họ cua bơi (Portunidae) bắt
gặp 12 loài/nhóm loài Đối với các họ cá, thành phần loài bắt gặp nhiều nhất ở họ cá
Trang 11họ cá nóc (Tetraodontidae) 16 loài/nhóm loài, họ cá bống đen (Gobiidae) bắt gặp 15
loài/nhóm loài, một số họ có thành phần loài bắt gặp nhiều (>10 loài/nhóm loài) như:
họ cá sơn (Apogonidae), họ cá đàn lia (Callionymidae), … Đối với sản lượng khai
thác, sản lượng bắt gặp cao nhất ở họ cá liệt, tỷ lệ sản lượng chiếm khoảng 19,0%, tiếp đến là họ cá nóc chiếm khoảng 16,6% Một số họ có sản lượng cao trong nghề lưới kéo cá được thể hiện tại bảng 2 Chi tiết thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới kéo cá được thể hiện tại phụ lục 1
Bảng 2 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo cá ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007 -2008
Họ Stt
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
3.1.2 Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con trong các mẻ lưới ở các tháng thu mẫu ở nghề lưới kéo cá dao động từ 23,0% đến 66,8% sản lượng khai thác Tỷ lệ cao nhất bắt gặp trong tháng 4, tiếp đến là tháng 10 và thấp nhất bắt gặp trong tháng 6 Trung bình chung, tỷ lệ cá con trong sản lượng khai thác, ở nghề lưới kéo đáy chiếm khoảng 40,8±13,6% Bên cạnh
đó, tỷ lệ tôm con trong các mẻ lưới, ở các tháng thu mẫu nghề lưới kéo đáy rất thấp, dao động từ 0,6% đến 6,2%, trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ tôm con chiếm khoảng 2,7±2,0% Tỷ lệ tôm con bắt gặp cao nhất trong tháng 7 và thấp nhất ở
Trang 12tháng 3 Tính chung cho các tháng thu mẫu, tỷ lệ cá con và tôm con dao động từ 27,4% đến 67,6%, trung bình ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ này khoảng 43,5±13,2% Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới kéo đáy, theo các tháng thu mẫu được thể hiện tại bảng 3
Bảng 3 Biến động sản lượng và tỷ lệ cá con, tôm con trong nghề lưới kéo cá ở vùng biển Đông Tây Nam bộ 2007 - 2008
(kg)
KLTC (kg)
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ CC (%)
Tỷ lệ TC (%)
Tỷ lệ chung (%)
3.1.3 Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Đối với nghề lưới kéo cá, số cá thể cá con bắt gặp là 2677 thuộc 13
họ cá với 26 loài Biến động chiều dài các loài cá con (chiều dài lớn nhất, bé nhất và chiều dài trung bình) được thể hiện tại bảng 4
1 : Giá trị trung bình
2 : Giá trị lớn nhất
Trang 13Bảng 4 Biến động tần suất chiều dài cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008
(mm)
Mean (mm)
Trang 14+ Đối với tôm con: Biến động chiều dài (vỏ đầu ngực) các loài tôm con bắt gặp trong
nghề lưới kéo cá, ở vùng biển Đông Tây Nam được thể hiện qua chiều dài 11 loài tôm
thuộc họ tôm he, với 2677 cá thể Chiều dài tôm con bắt gặp thấp nhất ở loài tôm vân
đỏ (Metapenaeopsis mogiensis) với chiều dài khoảng 3mm, tiếp đến là loài tôm vỏ
lông (Metapenaeopsis barbata) 4mm Chiều dài tôm con lớn nhất bắt gặp ở loài tôm
sắt choán (Parapenaeopsis maxillipedo) 16mm Biến động chiều dài tôm con các loài
tôm thuộc họ tôm he được thể hiện tại bảng 5
Bảng 5 Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo cá ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008
Thành phần loài bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm
2007 – 2008 khá đa dạng, với 345l oài/nhóm loài được xác định thuộc 185 giống và 95
họ hải sản Trong đó, thành phần loài bắt gặp nhiều nhất thuộc họ tôm he với 27
loài/nhóm loài được xác định, tiếp đến là họ cá bống với số loài/nhóm loài bắt gặp là
Trang 15lượng loài bắt gặp nhiều (>10 loài) như họ cá khế, họ cá sơn, họ cá trỏng
(Engraulidae) … Thành phần sản lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm, vùng biển Đông
Tây Nam Bộ năm 2007 – 2008 cho thấy: sản lượng bắt gặp lớn nhất ở họ tôm he với tỷ
lệ 19,6%, tiếp đến là họ cá nóc chiếm 8,8%, họ cá đàn lia chiếm 5,1% và họ cua bơi chiếm 4,9% … Một số họ có sản lượng cao được thể hiện tại bảng 6 Chi tiết thành phần loài và tỷ lệ sản lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm được thể hiện tại phụ lục 2
Bảng 6 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007 - 2008
Tên họ Stt
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ sản lượng (%)
3.2.2 Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong sản lượng khai thác ở nghề lưới kéo tôm, bắt gặp ở các tháng thu mẫu dao động từ 26,0% đến 74,7%, trung bình khoảng 45,0±16,4% Tỷ lệ này bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất là tháng 4 Tính riêng cho từng đối tượng, tỷ lệ cá con dao động từ 3,9% đến 74,7%, trung bình chung khoảng 32,5±21,1% , tỷ lệ cá con bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất ở tháng 4 Biến động tỷ lệ tôm con trong nghề lưới kéo tôm rất lớn, dao động từ 0% đến 25,2% Trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ tôm con chiếm khoảng 12,6±8,5% sản lượng khai thác Tuy nhiên, so với tỷ lệ cá con, tỷ lệ tôm con bắt gặp cao nhất ở tháng
Trang 166 và thấp nhất là tháng 1 Chi tiết biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai thác tôm, bắt gặp trong các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 được thể hiện tại bảng 7
Bảng 7 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề khai thác tôm, ở vùng biển Đông Tây Nam bộ năm 2007- 2008
(kg)
KL TC (kg)
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ CC (%)
Tỷ lệ TC (%)
Tỷ lệ chung (%)
3.2.3 Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Biến động tần suất chiều dài cá con trong nghề lưới kéo tôm được
xác định với 1883 cá thể cá con thuộc 26 loài và 15 họ cá Trong đó, số cá thể bắt gặp
nhiều nhất loài cá cơm thường (Stolephorus commersonii) với 492 cá thể, tiếp đến là loài cá liệt (Leiognathus blochii) 298 cá thể Số lượng cá con bắt gặp thấp nhất là loài
cá đù (Johnius amblycephalus) chỉ bắt gặp 3 cá thể Chiều dài bé nhất bắt gặp ở các
loài cá con dao động từ 25mm đến 80mm và chiều dài lớn nhất dao động từ 54mm đến 115mm Chiều dài trung bình các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm, ở vùng
Trang 17biển Đông Tây Nam bộ dao động trong khoảng 45mm đến 95mm, tuỳ thuộc vào từng loài Biến động chiều dài các loài cá con được thể hiện tại bảng 8
Bảng 8 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
Trang 18+ Đối với tôm con: biến động tần suất chiều dài chủ yếu được ghi nhận ở 4799 cá thể
tôm con, thuộc 10 loài tôm, tất cả các loài này đều nằm trong họ tôm he Chiều dài tôm
con, bé nhất dao động từ 4mm đến 9mm, chiều dài lớn nhất dao động từ 12mm đến
14mm và chiều dài trung bình các cá thể tôm con dao động từ 9 mm đến 11mm Biến
động chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm, ở vùng biển Đông Tây Nam
bộ được thể hiện ở bảng 9
Bảng 9 Biến động tần suất chiều dài tôm con, bắt gặp trong nghề lưới kéo tôm ở vùng
biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 - 2008
Nghề vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008, bắt gặp 166
loài/nhóm loài thuộc 97 giống và 54 họ hải sản Trong đó, số lượng loài bắt gặp nhiều
nhất 11 loài/nhóm loài thuộc các họ cá khế, tôm he, cá liệt và họ cá trích (Clupeidae)
họ cá thu ngừ (Scombridae), họ cá sơn bắt gặp 7 loài/nhóm loài … Sản lượng khai
thác trong nghề lưới vây cá cơm bắt gặp chủ yếu ở một số họ cá đặc trưng của nghề
khai thác Trong đó, cao nhất ở họ cá trỏng, chiếm 35,6% sản lượng khai thác bắt gặp,
tiếp đến là họ cá thu ngừ chiếm khoảng 29%, họ cá trích chiếm khoảng 16,1% … Chi
Trang 19tại bảng 10 Thành phần loài, tỷ lệ sản lượng bắt gặp ở nghề lưới vây cá cơm, khai thác
ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007 – 2008 được thể hiện tại phụ lục 3
Bảng 10 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ, nam 2007 - 2008
Tên họ Stt
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ sản lượng (%)
3.3.2 Tỉ lệ cá con và tôm con
Tỷ lệ cá con và tôm con, bắt gặp ở nghề lưới vây cá cơm biến động từ 12,6% đến 78,9%, trung bình chung ở các tháng thu mẫu, tỷ lệ cá con và tôm con khoảng 35,9± 22,7% Trong đó, tỷ lệ cá con là chủ yếu, tỷ lệ tôm con trong nghề lưới vây ánh sáng là không đáng kể, chiếm từ 0,0% đến 0,2% sản lượng các mẻ lưới Tỷ lệ cá con bắt gặp cao nhất ở tháng 12 và thấp nhất là tháng 10 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp ở nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 11
Trang 20Bảng 11 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ năm 2007 – 2008
(kg)
KL TC (kg)
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ CC (%)
Tỷ lệ TC (%)
Tỷ lệ chung (%)
3.3.3 Biến động tần suất chiều dài
Đối với nghề lưới vây cá cơm, biến động chiều dài chủ yếu được ghi nhận ở 4329 cá thể cá con thuộc 16 loài và 6 họ cá Tôm con không bắt gặp trong sản lượng của nghề
lưới vây cá cơm Số lượng cá con bắt gặp nhiều nhất là loài cá ba thú (Rastrelliger brachysoma) với 1523 cá thể cá con, tiếp đến là loài cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis) 1281 cá thể cá con Số cá thể cá con bắt gặp thấp nhất là loài cá thu vạch (Scomberomorus commersonii), bắt gặp 5 cá thể cá con trong quá trình thu mẫu Biến
động chiều dài các loài cá con trong nghề lưới vây cá cơm dao động từ 16mm đến 129mm, chiều dài lớn nhất bắt gặp ở các loài cá con dao động 52mm đến 129mm và chiều dài bé nhất dao động từ 16mm đến 100mm, trung bình chiều dài các loài cá con dao động từ 45mm đến 112mm Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 12
Trang 21Bảng 12 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới vây cá cơm ở
vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
(mm)
Mean (mm)
Min
Tổng số có 262 loài/nhóm loài thuộc 139 giống và 76 họ hải sản được xác định, bắt
gặp trong nghề lưới đáy ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008
Trong đó, số lượng loài bắt gặp nhiều nhất là họ tôm he, với 25 loài/nhóm loài Tiếp
đến là các họ cá trỏng, họ cá bống đen, họ cá liệt với 15 loài/nhóm loài bắt gặp Họ cá
đù và họ cá khế đều bắt gặp 13 loài/nhóm loài Sản lượng khai thác bắt gặp cao nhất là
họ cá trỏng, tiếp đến là họ ruốc (Sergestidae), họ tôm he … Một số họ có sản lượng
thấp không đáng kể như họ cá bướm (Chaetodonidae)… Chi tiết thành phần loài, tỷ lệ
sản lượng bắt gặp trong nghề lưới đáy ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ được thể
hiện tại phụ lục 4 Các họ có sản lượng cao được thể hiện tại bảng 13
Trang 22Bảng 13 Một số họ có sản lượng cao trong nghề lưới đáy bắt gặp ở vùng biển vem bờ Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008
Tên họ Stt
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ sản lượng (%)
3.4.2 Tỉ lệ cá con và tôm con
Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy dao động trong khoảng từ 17,1% đến 66,2% Tỷ lệ bắt gặp cao nhất ở tháng 7 và thấp nhất là tháng 4 Tỷ lệ cá con và tôm con trung bình chung ở các tháng khoảng 43,9±15,7% sản lượng khai thác Trong đó, tỷ lệ cá con trung bình ở các tháng chiếm khoảng 37,8±12,6% sản lượng, tỷ
lệ cá con cao nhất bắt gặp ở tháng 7 và thấp nhất ở tháng 4 với tỷ lệ tương ứng là 58,3% và 16,8% Đối với tôm con, trong các tháng thu mẫu đều bắt gặp với tỷ lệ dao động từ 0,3% đến 16,1% sản lượng khai thác của nghề, tỷ lệ tôm con trong sản lượng khai thác các tháng thu mẫu trung bình khoảng 6,1±4,7% Biến động tỷ lệ cá con, tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 14
Trang 23Bảng 14 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ, năm 2007 - 2008
(kg)
KL TC (kg)
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ CC (%)
Tỷ lệ TC (%)
Tỷ lệ chung (%)
3.4.3 Biến động tần suất chiều dài
+ Đối với cá con: Chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông
Tây Nam bộ dao động từ 32mm đến 90mm Trong đó, chiều dài bé nhất bắt gặp ở các loài cá con dao động từ 32mm đến 55mm và chiều dài lớn nhất dao động từ 52mm đến 90mm, chiều dài trung bình dao động từ 44mm đến 67mm Biến động chiều dài được xác định với 767 cá thể cá con thuộc 6 loài và 6 họ cá, số lượng cá thể cá con bắt gặp
lớn nhất thuộc loài cá cơm thường với 540 cá thể và thấp nhất là loài cá đù (Johnius amblycephalus) chỉ bắt gặp có 2 cá thể cá con Biến động chiều dài các loài cá con, số
cá thể bắt gặp ở nghề đáy ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 15
Trang 24Bảng 15 Biến động chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
+ Đối với tôm con: Biến động tần suất chiều dài tôm con bắt gặp ở nghề đáy được xác
định với 6 loài thuộc họ tôm he với 357 cá thể tôm con Số cá thể tôm con bắt gặp
nhiều nhất thuộc loài tôm sắt (Parapenaeopsis cornuta) với 147 cá thể và thấp nhất là
loài tôm nghệ (Metapenaeus brevicornis) 16 cá thể Chiều dài vỏ đầu ngực các loài
tôm con bắt gặp dao động từ 5mm đến 15mm Trong đó, chiều dài lớn nhất dao động
từ 11mm đến 15mm và thấp nhất dao động từ 5mm đến 10mm, chiều dài tôm con
trung bình dao động từ 9mm đến 12mm Biến động chiều dài các loài tôm con, bắt gặp
trong nghề đáy được thể hiện tại bảng 16
Bảng 16 Biến động chiều dài tôm con bắt gặp trong nghề đáy ở vùng biển Đông Tây
Nam bộ, năm 2007 – 2008
Trang 253.5 Nghề lưới kéo đôi (Cào bay)
3.5.1 Thành phần loài
Đối với nghề lưới kéo đôi ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, trong năm 2007 – 2008 đã bắt gặp 144 loài/nhóm loài thuộc 88 giống và 58 họ hải sản Trong đó, số loài bắt gặp nhiều nhất là họ tôm he, với 13 loài/nhóm loài được xác định, tiếp đến là họ cá liệt 12 loài, họ cá sơn và họ cá trỏng bắt gặp 9 loài, … Chi tiết thành phần loài, tỷ lệ sản lượng bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi được thể hiện ở phụ lục 5 Trong 10 họ có sản lượng cao (chiếm khoảng 84% tổng sản lượng) bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi thì họ cá trỏng có sản lượng cao nhất, chiếm khoảng 34%, tiếp đến là họ cá trích có sản lượng chiếm khoảng 18% và thấp hơn là họ tôm he chiếm 1,2% Chi tiết các họ có sản lượng cao được thể hiện tại bảng 17
Bảng 17 Một số họ có sản lượng cao bắt gặp ở nghề lưới kéo đôi tại vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
Họ Stt
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
3.5.2 Tỷ lệ cá con và tôm con
Tỷ lệ cá con và tôm con trong các tháng thu mẫu nghề lưới kéo đôi dao động từ 33,4% đến 74,3%, trung bình chung, tỷ lệ cá con và tôm con chiếm khoảng 50,9±17,2% sản lượng, tỷ lệ này bắt gặp cao nhất ở tháng 1 và thấp nhất ở tháng 10 Đối với tôm con,
Trang 26tỷ lệ không đáng kể, ngoại trừ tháng 10, tỷ lệ chiếm khoảng 5,8% Tỷ lệ cá con trong sản lượng các mẻ lưới ở các tháng dao động từ 33,0% đến 68,6% và trung bình khoảng 49,1±14,8% Chi tiết biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo tháng thu mẫu được thể hiện tại bảng 18
Bảng 18 Biến động tỷ lệ tôm con và cá con, bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ năm 2007-2008
(kg)
KL TC (kg)
Sản lượng (kg)
Tỷ lệ CC (%)
Tỷ lệ TC (%)
Tỷ lệ chung (%)
3.5.3 Biến động tần suất chiều dài
Tần suất chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi dao động từ 26mm đến 115mm Chiều dài trung bình dao động từ 42mm đến 104mm, chiều dài lớn nhất dao động từ 62mm đến 115mm và chiều dài nhỏ nhất bắt gặp, dao động từ 26mm đến 95mm Chiều dài các loài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi được xác định với
832 cá thể cá con với 10 loài cá thuộc 6 họ Trong đó, loài cá cơm thường bắt gặp
nhiều nhất với 455 cá thể cá con và thấp nhất là loài cá phèn (Upeneus japonicus) với
6 cá thể Biến động chiều dài cá con bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng biển Đông Tây Nam bộ được thể hiện tại bảng 19
Trang 27Bảng 19 Biến động tần suất chiều dài bắt gặp trong nghề lưới kéo đôi ở vùng biển
Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
(mm)
Mean (mm)
3.6 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo nghề khai thác
Biến động tỷ lệ cá con và tôm con trong các nghề khai thác được xác định theo số mẫu
thu của từng nghề Kết quả phân tích cho thấy: Đối với tỷ lệ tôm con, bắt gặp cao nhất
ở nghề lưới kéo tôm với tỷ lệ trung bình ở các mẫu khoảng 17,9%, tiếp đến là nghề
đáy và nghề lưới kéo cá, tỷ lệ này tương ứng khoảng 6,5% và 5,6%.Tỷ lệ tôm con
trung bình trong các mẫu của nghề lưới kéo đôi khoảng 1,1% và tỷ lệ này trong nghề
lưới vây là không đáng kể, chiếm khoảng 0,1% sản lượng Kết quả phân tích ANOVA
cho thấy tỷ lệ tôm con bắt gặp trong lưới kéo tôm có sự sai khác có ý so với tỷ lệ này ở
các nghề khai thác còn lại (P<<0,05) Tỷ lệ tôm con trong các nghề khai thác còn lại
không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 20
Trang 28Bảng 20 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ tôm con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
Nghề khai thác "Lưới kéo cá" "Lưới kéo tôm" "Vây " "Đáy" "Kéo đôi"
Đối với tỷ lệ cá con, biến động tỷ lệ trung bình trong các mẫu bắt gặp cao nhất ở nghề
lưới kéo đôi với tỷ lệ khoảng 49,3%, tiếp đến là nghề đáy và nghề lưới kéo cá, tỷ lệ
trung bình bắt gặp trong các mẫu tương ứng khoảng 36,1% và 32,1% Tỷ lệ cá con bắt
gặp thấp nhất ở nghề lưới kéo tôm, khoảng 28,1% và tỷ lệ này ở nghề lưới vây khoảng
30% sản lượng Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tỷ lệ cá con trong nghề lưới kéo
đôi có sự sai khác có ý nghĩa so với các nghề lưới kéo cá, kéo tôm và lưới vây ánh
sáng (P<<0,05) nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đối với nghề đáy, khi
so sánh tỷ lệ này giữa các nghề khai thác còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê, kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 21
Bảng 21 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ cá con trong các mẫu, bắt gặp trong các
nghề khai thác ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, năm 2007 – 2008
Nghề khai thác "Lưới kéo cá" "Lưới kéo tôm" "Vây " "Đáy" "Kéo đôi"
3.7 Biến động tỷ lệ cá con và tôm theo thời gian thu mẫu
Biến động tỷ lệ cá con trong các mẫu theo thời gian thu mẫu dao động rất lớn, trung
bình ở các tháng dao động từ 18,5% đến 59,3% Tỷ lệ cá con trung bình bắt gặp cao
nhất ở tháng 1, tiếp đến là tháng 12 (54,4%) và thấp nhất là tháng 3 Biến động tỷ lệ cá
Trang 2912 11 10 9
8 7 6 5 4 3 2 1
Trang 303.8 Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo ngư trường khai thác
3.8.1 Biến động tỷ lệ cá con
Biến động tỷ lệ cá con theo ngư trường khai thác cho thấy: Tỷ lệ cá con trung bình trong các mẫu bắt gặp cao nhất ở vùng biển Kiên Giang đến Cà Mau chiếm khoảng 78% sản lượng, tiếp đến là ngư trường hòn Ngang, hòn Sơn và ngư trường quanh hòn Sơn, tỷ lệ cá con chiếm khoảng 62% đến 68% Ngư trường ven biển Đất Mũi (Cà Mau), tỷ lệ cá con chiếm khoảng 61% Sản lượng cá con trung bình trong các mẫu còn bắt với tỷ lệ cao (>50% sản lượng) ở các ngư trường như: Vùng biển giáp Mã lai, Từ Nam du đến hòn Gầm ghì, hòn Sơn đến hòn Tre và hòn Nghệ, vùng biển quanh hòn Chuối… Biến động tỷ lệ cá con ở các mẫu bắt gặp, theo ngư trường khai thác được thể hiện tại hình 3 Chi tiết trung bình tỷ lệ cá con bắt gặp trong các mẫu ở các ngư trường khác nhau được thể hiện tại phụ lục 6
3.8.2 Biến động tỷ lệ tôm con theo ngư trường khai thác
Kết quả phân tích cho thấy: Tỷ lệ tôm con trung bình trong các mẫu bắt gặp cao ở các
Trang 31Bình Thuận (22,6%), hòn Tre (20,8%)… Biến động tỷ lệ tôm con trong các mẫu bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam bộ theo ngư trường khai thác được thể hiện tại hình 4 Chi tiết trung bình tỷ lệ tôm con trong các mẫu ở các ngư trường khác nhau được thể hiện tại phụ lục 6
số lượng ngư trường khai thác của các nghề ở vùng biển Đông Tây Nam bộ rất rộng,
từ ven bờ đến xa bờ Kết quả phỏng vấn về ngư trường khai thác thường không chính xác tuyệt đối mà chỉ là tương đối trong một vùng nào đó, vì vậy việc xác định chính xác ngư trường cá con và tôm con bị ảnh hưởng mạnh do các nghề khai thác thường gặp khó khăn Mặt khác, kết quả phỏng vấn còn phụ thuộc vào kỹ năng người đi phỏng vấn, bí mật về ngư trường khai thác của ngư dân … Vì vậy kết quả này chỉ mang tính chất tương đối
Trang 324 KẾT LUẬN
* Tỷ lệ cá con trong nghề lưới kéo đôi bắt gặp cao nhất, chiếm 49,3% sản lượng khai thác, tiếp đến là nghề đáy với tỷ lệ cá con trong sản lượng chiếm 36,1% Nghề lưới kéo cá, tỷ lệ cá con trong sản lượng chiếm 32,1% và nghề lưới vây, nghề lưới kéo tôm
có tỷ lệ cá con trong sản lượng tương ứng là 30,0 và 28,1%
* Tỷ lệ tôm con trong các nghề khai thác bắt gặp cao nhất ở nghề lưới kéo tôm, tỷ lệ này chiếm khoảng 17,9%, tiếp đến là nghề đáy và nghề lưới kéo cá với tỷ lệ tôm con trong sản lượng khai thác tương ứng là 6,5% và 5,6% Nghề lưới kéo đôi và nghề lưới vây, tỷ lệ tôm con trong sản lượng khai thác là không đáng kể, chiếm khoảng 1,1% và 0,1% sản lượng tương ứng
* Biến động tỷ lệ cá con theo thời gian cho thấy: Tỷ lệ cá con bắt gặp cao nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau Tỷ lệ cá con bắt gặp ở các tháng này dao động từ 42,1% đến 59,3% sản lượng khai thác Tỷ lệ cá con trong sản lượng khai thác còn băt gặp cao trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 với tỷ lệ cá con dao động từ 31,9% đến 41,4%
* Tỷ lệ tôm con trong sản lượng khai thác bắt gặp cao nhất ở tháng 7 chiếm khoảng 17,6%, tháng 4 và tháng 10 hàng năm với tỷ lệ tôm con trong sản lượng tương ứng là 12,3% và 10,7% Các tháng còn lại, tỷ lệ tôm con bắt gặp thấp, chiếm dưới 10% sản lượng khai thác Đối với tôm con, ngư trường bắt gặp nhiều ở các ngư trường như: khu vực Mũi Nai, hòn Đồi Mồi, hòn Khế và ven biển Bình Thuận, hòn Tre…
* Biến động tỷ lệ cá con và tôm con theo ngư trường khai thác chỉ ở mức độ tương đối
Tỷ lệ cá con bắt gặp cao ở các ngư trường chính như: vùng biển ven bờ Đất Mũi Cà Mau đến Kiên Giang, khu vực xung quanh các hòn như: hòn Ngang, hòn Sơn, hòn Tre, hòn Nghệ
* Biến động chiều dài cá con và tôm con bắt gặp trong các nghề khai thác khác nhau là khá đa dạng, được thể hiện qua chiều dài trung bình cá con và tôm con theo các nghề khai thác
Trang 335 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tổng cục thống kê (2007) Thông tin thống kê hàng tháng, tháng 7 năm 2007
2 Michel King (1996)."Fiheries Biology Assessment and Manangerment",
Fishing new books
3 Constantine Stamatopoulos (2002) Sanmple-Based Fishery Surveys - A
Technical Handbook."Fao Fisheries Technical Paper 425" Rome, Food and
Agriculture Organization of the United Nations
Trang 346 PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Thành phần loài và tỷ lệ sản lượng nghề lưới kéo cá
Tên họ Tên giống Tên loài Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%)
Trang 36Parastromateus Parastromateus niger 131,8 0,1
Trang 38Cynoglossus Cynoglossus arel 0,6 0,0
Dactyloptena Dactyloptena orientalis 0,1 0,0
Stolephorus Stolephorus commersonii 678,2 0,3
Trang 40Leiognathus Leiognathus abbrevirostris 68,7 0,0