HOI KHOA HOC TAM LY - GIAO DUC THANH HOÁ
CHU NHIEM DE TAI: TRAN QUOC CHAN
SUU TAM, KHAO SAT VA BIEN DICH NHUNG DI SAN VAN HOA HAN NOM
6 THANH HOA (2004-2005)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC XÃ HỘI
Thanh Hoá, năm 2005
Trang 2KET QUA THUC HIEN DE TAI
“SUU TAM KHAO SAT VA BIEN DICH NHUNG DISAN HAN NOM HIỆN CÒN Ở THANH HOA”
I- Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
1) Di sản văn hố Hán Nơm bao gồm sách, vở, gia phả, thần phả, văn bia, sắc, chiếu, chế, câu đối là loại tư liệu chính thống phổ biến trong hàng ngàn
năm ở nước ta Nếu sưu tầm và biên dịch được sẽ cung cấp những cứ liệu đáng
tin cậy cho việc tìm hiểu, nghiên cứu sự hình thành và phát triển xã hội — lịch sử thời phong kiến của từng địa phương và của cả nước
2) Thanh Hoá là tỉnh được hình thành từ khi dựng nước, không chia cắt, sát nhập, là hậu cứ của hầu hết các cuộc kháng chiến ngoại xâm và là quê hương của nhiều vua chúa, dựng nên các triều đại phong kiến Việt Nam, nên là
địa phương được các nhà khoa học đầu ngành đánh giá còn lưu giữ các loại di
sản văn hố Hán Nơm nhiều nhất nước ta, cần khẩn trương sưu tầm, biên dịch
để tránh bị huỷ hoại mất mát dần theo thời gian, nhất là trong những năm gần đây „
3) Địa phương Thanh Hoá có một số cán bộ đã nghỉ hưu khá am hiểu Hán
Nôm nguyên trước day Han Nom ở bậc đại học lâu năm, có nhiều sách địch được xuất bản, hoặc người dân tộc thiểu số, lâu nay đã tập hợp thành Ban dịch
thuật Hán Nôm của tỉnh, có nhiệt tình, nhưng phần lớn tuổi đã cao, nên nếu
tranh thủ sử dụng số chuyên gia địa phương này để sưu tầm và biên dịch tư liệu
Hán Nôm hiện còn trong tỉnh, thì sẽ có nhiều thuận lợi mà không có một tổ chức nào ngoài tỉnh có thể làm thay, vừa bảo tồn được một loại di sản văn hoá
quý giá của dân tộc, đáp ứng nhu cầu của nhân dân hiện nay trong việc viết gia phả, tộc phả, trùng tu các di tích, danh lam, vừa góp phần giáo dục nâng cao ý
thức tự hào về truyền thống quê hương cho thế hệ hiện tại, cũng như phát triển du lịch Thanh Hoá vốn có nhiều tiềm năng cần được phát huy
II- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1) Cơ quan quần lý đề tài
Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
2) Cơ quan thực hiện đề tài:
Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Thanh Hoá (trực thuộc Hội Khoa học
Trang 33) Chủ nhiệm đề tài: Ông Trần Quốc Chấn - Phó chủ tịch thường trực
Hội Khoa học Tâm lý — Giáo dục Thanh Hoá, cán bộ nghiên cứu lịch sử 4) Các thành viên tham gia:
- Ông Võ Hồng Phi — Nguyên giảng viên Hán Nôm đại học Vinh, nguyên
chủ nhiệm khoa ngoại ngữ trường CĐSP Thanh Hoá, đã nghỉ hưu
- Ông Quách Lục Kinh - Nguyên cán bộ địa phương là người dân tộc
Mường am hiểu Hán Nôm, đã nghỉ hưu
- Ơng Lê Dỗn Phê, phó chủ tịch Hội y học cố truyền Thanh Hoá, đã nghỉ
hưu
- Ông Phạm Minh Chính, chủ tịch Hội Đơng y Thanh Hố
- Bà Lê Thị Thoa, Thạc sĩ tổ trưởng tổ Hán Nôm trường Đại học Hồng Đức
- Ông Nguyễn Trọng Quang, nguyên cán bộ văn hoá huyện am hiểu Hán
Nôm đã nghỉ hưu
- Ông Lê Văn Đình, nguyên tổ trưởng tổ văn trường THPT chuyên Lam Sơn, nhà phiên dịch Hán Nơm Thanh Hố
5) Cố vấn đề tài:
- Giáo sư Hà Văn Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học
- Phó giáo sư Trần Nghĩa, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Vì điểu kiện không cho phép (thời gian, kinh phí, lực lượng ) nên
không thể thực hiện được phương pháp “cuốn chiếu”, nghĩa là khảo sát dứt
điểm, toàn bộ từng địa bàn huyện, xã trong tỉnh, mà chọn lọc địa phương nào đang lưu giữ số tư liệu Hán Nôm mới mẻ, giá trị (chưa biết, chưa nghiên cứu)
để khảo sát sưu tập
2) Tổng hợp thông tin về những điểm trong tỉnh hiện còn lưu giữ tư liệu
Hán Nôm (qua các cơ quan văn hoá, nhân dân hoặc các tư liệu địa phương cho
biết) để phân bổ các thành viên đi thực địa, trực tiếp khảo sát, chụp, đập hoặc chép lại nguyên bản Đồng thời chọn lọc một số dịch ra Việt ngữ, công bố dần
trên báo chí, để tranh thủ ý kiến đóng góp và kịp thời rút kinh nghiệm
3) Khi đến điểm nào để khảo sát một loại tư liệu Hán Nôm đã biết, thì
đồng thời phải chú ý tiến hành song song việc phát hiện khảo sát các loại tư
Trang 4IV- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Chia làm 2 giai đoạn
1) Từ tháng giêng năm 2004 đến tháng 12 năm 2004:
Xây dựng để cương nghiên cứu Bảo vệ dé cương trước Hội đồng khoa học
của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam — chuẩn bị thủ tục, thống
nhất kế hoạch với các cơ quan hữu quan của tỉnh, huyện để được sự đồng ý và
hỗ trợ Tổ chức đi thực địa, sưu tầm các tư liệu Hán Nôm ở một số địa phương miền xuôi, gôm các huyện: Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương, Thiệu Hoá, Thành phố Thanh Hố - Dạp tồn bộ số bia khắc trong hang động, vách núi (bia ma nhai), mà trước đây
chỉ mới đọc qua vì chưa có điều kiện dập Dịch tất cả các văn bia này và một số tư liệu Hán Nôm chọn lọc khác (gia phả, sắc phong, câu đối .) — Tổ chức một
hội thảo khoa học giới thiệu kết quả sưu tầm và biên dịch những di sản văn hố Hán Nơm hiện còn ở Thanh Hoá trong năm 2004, để tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Trung ương và địa phương, rút kinh nghiệm cho việc triển khai để tài trong giai đoạn tiếp theo
2) Từ tháng giêng năm 2005 đến tháng 9 năm 2005:
- Tiếp tục tổ chức cho các thành viên đi thực địa sưu tầm những tư liệu Hán Nôm ở các huyện chưa khảo sát trong đợt 1 và sơ bộ khảo sát một số
huyện miền núi Tiến hành song song biên dịch toàn bộ số bia ma nhai, sắc
phong sưu tầm trong đợt I và một số tư liệu mới chưa thấy công bố sưu tầm trong đợt 2
- Tranh thủ một số nhà khoa học Hán Nôm ở Trung ương giúp hiệu đính mot số tư liệu đã dịch
- Viết báo cáo tổng kết và chuẩn bị bảo vệ nghiệm thu đề tài trước Hội
đồng khoa học Liên hiệp hội Trung ương
V- KET QUA CU THE
Nhờ sự động viên khuyến khích và cung cấp kinh phí của Liên hiệp hội
Việt Nam, sự hỗ trợ của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uý, Sở Văn hoá Thanh Hoá và một số cơ quan ở các huyện, thị trong tỉnh, sự giúp đỡ của nhiều gia
Trang 5ở Thanh Hoá do Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức vào tháng 12-2004, đã có một sỐ
nhà khoa học đầu ngành ở Trung ương tham dự như giáo sư chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, phó giáo sư nguyên Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Hán Nôm và hầu hết các cán bộ khoa học chuyên
ngành liên quan của tỉnh cũng tới dự Giáo sư, Viện sĩ chủ tịch Liên hiệp các
Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam vì bận công tác đột xuất đã điện hoan nghênh và chúc mừng sự thành công của hội thảo Một số đại biểu đã phát biểu nhất trí
đánh giá cao kết quả thực hiện để tài, nhiệt tình của các thành viên tham gia, tư
liệu sưu tâm và biên dịch đạt được về cả hai mặt khoa học và thực tiễn
Giáo sư, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Viêt Nam đã nhận xét “Thanh Hoá là một kho tàng lớn các đi sản Hán Nôm, nên việc thực hiện đề tài: “Khảo sát sưu tầm và biên dịch những di sản văn hoá Hán Nôm” mà Hội khoa học Tâm lý— Giáo dục Thanh Hoá chủ trì là rất cần thiết, đồng thời cũng hoan nghênh và đánh giá cao các thành viên tham gia đề tài vì nhiệt tình làm việc có hiệu quả, cần được các cơ quan ban ngành của tỉnh quan tâm giúp đỡ và mở rộng sự hợp
tác với tỉnh bạn cũng như Trung ương để tiếp tục đề tài, bởi lẽ số di sản Hán Nơm ở Thanh Hố đang còn nhiều Đồng thời cần chú ý bảo quản tốt những di
”
sản Hán Nôm đã sưu tầm, khảo sát ”
Phó giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng đã phát
biểu: “Công sức các thành viên tham gia đề tài là rất lớn, kỹ thuật thao tác sưu tầm, chỉnh lý đã đạt chuẩn, phạm vi di sản Hán Nôm còn rất rộng gềm cả nhâm cầm, nho y, lý số nên trước mắt cần sưu tầm, bảo quản Hiện tại chưa biên địch được thì con cháu sau sẽ làm Việc này chỉ có các thành viên để tài thực hiện là tốt Giới khoa học thế giới lo ta bảo vệ chưa tốt kho di sản văn hoá đân tộc, nên việc thực hiện đề tài là kịp thời, cần thiết, cần được các cơ quan
chức năng quan tâm ủng hộ .”
Sau gần 2 năm triển khai để tài, các thành viên đã đi lại hàng nghìn cây số, có khi vượt rừng trèo núi để khảo sát, dập bia, có khi phải đến các xóm làng xa xôi cách trung tâm thành phố hàng trăm cây số để trực tiếp đọc, chụp các gia phả, sắc phong, tư liệu Hán Nôm, mà một số gia đình người Kinh và người Mường còn lưu giữ được Sau đây là các loại tư liệu Hán Nôm đã được sưu tầm,
biên dịch
- 1) Van bia:
Như trên đã trình bày, có một số văn bia đã đọc và dịch trước khi bất đầu có đề tài Song vì thiếu kinh phí, phương tiện, nên khi thực hiện dé tài mới dap hết Nhờ có các bản đập đã đọc lại kỹ hơn, nên đính chính được nhiều sai lầm,
Trang 6thiếu sót trong lần dịch trước đây Chẳng hạn bút tích của Nhật Nam nguyên chủ đề năm Canh Dần ở thắng cảnh Hồ Công, thuộc xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, trước năm 2004 chúng tôi đã đọc, dịch và công bố Nhưng bài thơ Đường luật
của tác giả nhiều chữ không rõ, nên phải căn cứ vào bản chép trong cuốn
“Thanh Hoá kỷ thắng” mới phát hiện, để địch Nay nhờ có bản đập, mới biết bài thơ này còn nguyên vẹn và dịch lại chính xác hơn Trong năm 2004-2005 đã dập được 110 bia (xem phụ lục A) Có 56 bia ma nhai khắc trong các hang động, vách núi, phải bắc thang, làm dàn giáo trèo lên cao mới có thể tiếp cận
Nhưng nay đã đập được gần100% Phân loại số bia đã dập và dịch như sau: NIÊN ĐẠI TÁC GIÁ MÚC ĐỘ KHAI THẮC TƯ LIỆU Thể loại x hn Lé Khéng tên cự Phố Đã - | |
văn bia Vua, | Tiến sĩ| bảng | Không | -„_ | Dịch | Dịch rap Trấn |Lê Sơ| Trung | Nguyễn Hung nién dai „ id | chúa | trở lên | cử rõ Dập tóm tất ltồn bộ cơng bố Shi cha |
nhân
ăn xuôi 2|18 | 2ø | 5 |1|1?® |4 |1 |53|3 | tr | ; |!Pamanma:
Văn xuôi 0 1 Abia 4 mat
Ký —_ 1 0 4 3 0 1 3 1 0 5 § 1 3 bia ma nhai Tho 1 8 11 21 0 3 3 13 0 41 0 41 35 |41 bia ma nhai Đại tự 0 0 4 6 1 1 2 2 1 14 0 11 3_ {11 bia ma nhai
Số bia đã khảo sát nằm rải rác khắp các dia bàn trong tỉnh, từ miền xuôi đến miền núi cao Địa điểm đặt bia cũng rất đa dạng Bia dựng ở trong các đền, chùa, nhà thờ họ một số dựng trong nha dan, tru s& uy ban, nơi công cộng Một số khác nằm trên đất hoang đang được dùng để bắc cầu, cống Đặc biệt ở
Thanh Hoá có nhiều núi non, hang động, xưa là những di tích danh lam, nên
hiện ở đây còn khá nhiều bia ma nhai (khắc trực tiếp lên vách núi) Phần lớn số bia nằm trên cao, chưa bị huỷ hoại
Nội dung văn bia cũng có số khớp với địa danh, di tích nơi dựng bia Song
cũng có một số bia đưa từ nơi khác tới Có đi tích đã bị huỷ hoại một phần hoặc
hoàn toàn, nhưng bia lại còn, và văn bia sẽ là một tư liệu rất quan trọng giúp cho việc trùng tu, xây dựng lại di tích khi cần thiết Cũng cần lưu ý đến số bia
đang dùng bắc cầu, cống hoặc nằm dưới khe rãnh, nếu chú ý phát hiện thì vẫn
thấy ở một số địa phương Song trong số này có bia vẫn còn chữ, thườnglà mặt úp xuống dưới, nhiều nội dung có thông tin mới mẻ, giá trị Ví như tấm bia bắc qua rãnh nước trên con đường đi ra đồng ở xã Dong Nwh, Dong Son ma ching tôi tình cờ đi qua phát hiện Sau khi rửa sạch mặt trên bia thấy lờ mờ chữ: “Vạn
cổ lưu hương” và tên một vài vị chức sắc khoa bảng dưới Triều Nguyễn Chúng
Trang 7Lê Trung Hưng đến đầu triểu Nguyễn của từng làng xã thuộc tổng Thạch Khê xưa Bia hiện đã được đưa về để trong nhà văn hoá xã
Nhiều nơi nhân dân thường phản ánh có những bia trước kia bị chôn lấp ở nơi này nơi nọ Cũng có bia khi đào đất thấy, họ đem về để trong vườn Điều
này chứng tô có khả năng còn những bia quý đang bị vùi sâu dưới đất, hoặc đã tình cờ được đào lên, song do không đọc được chữ, không hiểu nội dung, nên người ta dùng làm bàn đá kê chum vại, nêm thuổng cuốc, như tấm bia mộ danh nhân Lê Hy Cát, Đường Vương Cảo ở xã Thọ Minh, Thọ Xuân chẳng hạn Nhưng việc khai quật địa điểm có bia, đem số bia đang dùng để bắc cống rãnh,
làm bàn đá nói trên về nơi bảo quản , không phải là dễ Bởi lẽ nhiều địa phương
chưa hiểu được giá trị lâu dài của văn bia, mà họ chỉ tính đến lợi ích trước mắt Nếu ngành văn hoá có chủ trương phát hiện, tìm kiếm, khai quật bia thì rất có
thể thu thập được những tư liệu có giá trị nhiều mặt
Thực tế hiện nay còn cho thấy hầu hết số bia đã biết đều để ngoài trời, không có mái che Một số bia vào loại hiếm thấy,cao hơn 2m, rộng hơn Im, dày từ 0,3- 0,4m, hoa văn, chữ viết rất đẹp và dày đặc cả 2 mặt, bốn mặt như nhóm bia ở xã Đơng Hồ, xã Đông Hưng, xã Đông Lĩnh, Đông Sơn, mấy bia ở
xã Thuần Lộc, Hậu Lộc, tấm bia khối ở xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc Có niên
đại cách đây 3,4 thế ký, nhưng đều đứng trụ mưa nắng giữa trời! Tình trạng
người đến xem bôi vôi, vạch gạch đá lên mặt chữ cũng rất phổ biến Có địa
phương còn sử dụng những người không am hiểu ngôn ngữ Hán Nôm để khắc
lại chữ trên bia, khiến nội dung bị sai lạc, vô nghĩa (như bia đề thơ của Thượng Dương động chủ ở động Bạch Á, xã Nga Thiện, Nga Sơn)
Qua nội dung những bia đã dịch trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thấy văn bia quả có giá trị đối với nhiều lĩnh vực nghiên cứu hiện nay Có bia cho biết rõ hơn, hoặc bổ sung, đính chính sai sót một số sự kiên ghi trong chính sử Cung cấp cho người đời hiểu thêm về trước tác , công tích và cả tính cách
của danh nhân, phản ánh được ít nhiều các mặt sinh họat xã hội dưới các triều
đại phong kiến Chẳng hạn ở Thanh Hoá hiện đang còn khá nhiều tượng đá,
chạm, khắc công phu vào loại đẹp (các dãy tượng ở khu di tích họ Trịnh (Vĩnh Lộc), khu mộ Trịnh Sâm (Yên Định), đền thờ Nguyễn Văn Nghi, khu sinh từ Mãn quận công Lê Trung Nghĩa (Đông Sơn) ) Nhờ một số tượng có khắc chữ, nên giúp chúng ta hiểu được trang phục của quaz văn, quan võ, binh lính
đương thời, biết rõ các tiện nghi sử dụng theo phẩm trật mà nhà nước phong
Trang 8Bởi vậy cùng với nhiệm vụ phát hiện, sưu tầm số bia chưa biết, cũng cần coi trọng việc gìn giữ số bia đã biết, xem đây là một trong các nhiệm vụ cần
thiết để bảo quản, phát huy vốn di sản văn hoá đân tộc của địa phương
Qua sưu tầm và khảo sát số văn bia nói trên đã đem lại một số kết quả cụ - Phát hiện được những bia có nội dung hoàn toàn mới chưa thấy dịch và &ông bố Ví như những bài thơ của vua Lê Hiến Tông, Lê Tương Dực, hoặc văn thơ của các danh nho Lê Quý Đôn, Trương Đăng Quế, Bùi Văn Dị, Nguyễn
Thuật và một số nhà khoa bảng khác
- Bổ sung thêm phần lạc khoản (thời gian, địa điểm, lý do sáng tác ) cho
một số trước tác của các danh nho đã được sách vở giới thiệu Ví như: Văn thơ
của Phạm Sư Mạnh, Lê Thánh Tông, Ngô Thì S1, Nguyễn Nghiễm, Lưu Công
Đạo
- Đính chính được một số sai lầm về xuất sứ mấy tác phẩm da in trong
sách vở trước đây Chẳng hạn: thơ của Lê Hiến Tông ở núi Chính Trợ, của Ngô Thì Sĩ ở động Lục Vân
- Nhờ trực tiếp đọc văn bia lại đối chiếu với bản dập nên đã phát hiện được một vài sai sót về từ ngữ trong mấy tác phẩm của các danh nho đã được giới
thiệu trước đây như Lê Thánh Tông, Trịnh Sâm, Lưu Công Đạo Chẳng hạn:
bản dịch sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú xuất bản ở
miền Nam năm 1972, các dịch giả đã nghi ngờ rằng câu thơ : “ Nhất khiếu thâm tàng thiên cổ tỉnh” (một lỗ ẩn sâu chiếc giếng cổ) trong bài thơ đề động
Diệu Sơn của chúa Trịnh Sâm là chưa chính xác, vì cuốn “Lịch triều ” họ
dùng để dịch là bản chép tay, nên có thể nhầm và suy đoán rằng câu: “Nhất
khiếu tà tham thiên cổ nguyệt” (một lỗ ánh trăng muôn thủơ rọi vào thăm) chép trong sách Đại Nam nhất thống chí có thể đúng với nguyên bản Nay trực tiếp khảo sát bút tích trên ở động Diệu Sơn thì thấy bài thơ của chúa Trịnh Sâm qủa có câu : “Nhất khiếu tà tham thiên cổ nguyệt” và đã giải đáp được nghi vấn của
các dịch giả miền Nam trước đây
- Lần đầu tiên giải mã được toàn bộ khoảng 20 văn bia ma nhai ở khu
thắng tích Kim Sơn, mà trước đây chưa hề được biết, cũng như văn bia ở thắng cảnh Hồ Công, Lục Vân, Bạch Á, Từ”Thức vừa bổ sung thêm số tát phẩm
Trang 92) Gia pha, than pha, ngoc pha
Số phả đã sưu tầm được như sau:
› Loại Ngôn +» 22 | Mức độ khảo sát
TT Noi dung pha phả Số trang ngữ Người khởi thảo Chụp Dich Chú thích
— eam 112 Thất lạc
+ |RtaiqđbcônghẩnLêVăn | Tốc | lý | gạp | LeHðảng Linh sự tíc a 20x30 Ơng Dục Íoa sụp | Toảnệ | mãữm thấy
th nhân cả + 4 Nguyén Binh ian ar, | Tìm thấy
2 Suton nhân vật Hoàng Đức me 1 s30 Hán | (Đông các đại nt eel bo lần đầu
gan P hoc si) ` tiên
Ngọc 35 > nae
3 | Chân nhân ngọc tích (La Viện) phả | 18x25 Hán ? Chụp | Tóm tắt nt
Gia phả họ Nguyễn Dục tổng | Gia 36 2 x
4 | Phang Chinh pha | 15x27 | Hến Ba chup | Chưa
2 Téc 45 Tran Van Binh =
5_ |Lỗ tự Trần tộc phổ truy biên phả | 1827 Hán (Cử nhan) nt Sơ bộ
of, x Đã bàn
Vụ tộc thé pha (lang Béng Tộc 117 Vũ Tế Mĩ ; : 6 Thượng) phả | 20x25 Hán “Trùng san nt Toàn bộ Hữu
7 _|Gia phảhọ - - (Nguyễn Chích) nà Bang | Han ? nt | Phiên âm
oe as : Gia 45 , “ Dịch tóm 8 | Gia phả dòng họ Lê Niệm phả | 15x28 Hán ? Đã photô tắt
Gia pha chi 3 dòng họ danh Gia 45 2
Ở nhận Lê Lai phả | 15x2g | Hán nt nt
Gia pha chi ho Lê (Hoằng Ga | 97 Quang Đông Dich toan | Ban giao
10 là Trinh - Hoang Hoa) Se ue pha | 11x20 2 Han (sao chép) nt ae bộ cho chi ho la Gia pha nhân vat Va Dinh Gia 53 2 Dịch Dòng họ
1Í Dũng, phả |15x23| lên nt Ì spa | Chămpa
ape a Than 7 Nguyễn Bính Dịch toàn | Phả người
12 | Thần phả chòm Đông Thái ph Hán (Đại học sĩ) Chép tay bô Mường
Việc sưu tầm biên dịch số phả trên đã cung cấp cho một số đòng họ tư liệu
để phục hồi phả hệ, tổ chức cúng lễ, cũng như có cơ sở để xin cấp bằng công
nhận di tích Đồng thời còn phát hiện thêm một vài tư liệu có giá trị Ví như dòng họ Vũ Đình Dũng ở Hà Lai, Hà Trung vốn là tù binh Chăm pa thời Lê Thánh Tông Tiên tổ là bà con với vua Chăm Trà Toàn Được Nhà nước phong
kiến Viêt Nam cho ở lại phục vụ qua các triều đại, lập nên nhiều trang ấp ở rải rác khắp miền Trung Bắc nước ta Qua đó cũng giúp hiểu rõ thêm chính sách
của vua thời Lê Sơ đối với tù binh Chăm pa bấy giờ Hoặc qua cuốn phả “Chòm Đông Thái” đã giúp hiểu biết thêm về việc hình thành một loại làng bản của
người Mường ởzniên núi Thanh Hoá từ thời Lê S2
Trang 10công sưu tầm nhưng không thấy Nay nhờ dịch gia phả mới biết người đời ca tụng văn chương của Lê Văn Linh uyên bác, mạnh mẽ như “Bắt rắn trói hổ” (Bồ xà bác hổ), chứ không phải Lê Văn Linh có bài thơ “Đuổi hổ”
- Qua một số cuốn phả của các chi nhánh những dòng họ thuộc loại cự
tộc ở Thanh Hoá mới sưu tầm, biên dịch được như chi họ Lê Niệm thuộc dòng
họ danh thân Lê Lai, chỉ họ Trịnh Toàn thuộc đồng họ Trịnh Kiểm hy vọng có
thể chắp nối lại để làm sáng rõ hơn sự hình thành và phát triển của các dòng họ
lớn này và có thể khai thác được một số tư liệu quý giá có liên quan đến những sự kiện lịch sử của đất nước
Tuy nhiên khi biên dịch, chúng tôi nhận thấy có một số cuốn phả không ghi xuất xứ (người soạn, thời gian ), hoặc thường không có tên người soạn tiếp, nên rất khó xác định giá trị nội dung của cuốn phả Thực tế cho thấy nếu
người soạn phả có trình độ học vấn càng cao, thì thông tin trong phả có khả
năng độ tin cậy càng lớn Bởi thế khi sử dụng tư liệu phả cung cấp, cần phải nghiên cứu đối chiếu một cách thận trọng Chẳng hạn có cuốn phả họ Nguyễn
ở Thanh Hoá, vì tên một người trong họ là Nguyễn Nghiễm, nên người viết ghi thêm câu: “ Là thân sinh ra thi hào nổi tiếng Nguyễn Du”! Hoặc trong cuốn
“Ngọc phả Chân Nhân” chép về La Viện là nhân vật có tính chất huyền thoại, được sử sách ghi đã có công trấn áp sóng biển giúp thuyền vua Lý (Hùng
Vương?) vượt qua cửa biển Thần Phù vào đánh giặc phương Nam Nhưng phả
lại chép La Viện là một tướng tiên phong, cảm hàng vạn quân theo vua Lê Thánh Tông vào Nam chinh phạt Chăm pa
Hiện tượng người soạn một số phả có ý đồ muốn để cao gia đình, dòng họ
của mình, nên thường ghi nhân vật này , nọ trong họ đỗ cử nhân, tiến sĩ, giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước phong kiến, có công trạng lớn, không đúng thực tế Tuy nhiên hiện nay đang có tình trạng căn cứ vào nội dung trong
pha, để để cao một số nhân vật nào đó học hành đỗ đạt, có công trạng với dân với nước là chưa thật chính xác và vô tình đã đi theo xu hướng “tô hồng” của
một số người viết phả Kinh nghiệm cho hay các loại phả đều quý giá, có
những thông tin cần thiết cần được sưu tầm biên dịch Còn sử dụng, phát huy
nó như thế nào thì phải nghiên cứu, chất lọc, bởi lẽ nội dung một số cuốn có những nhược điểm nói trên, mà qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã gặp
7 3) Sách vớ, tài liệu
Trang 11thế trong năm 2004-2005 đã sưu tầm phát hiện và khảo sát được một số như sau:
ẩ In hay m Thời ; Mức độ khảo sát i
STT Đề mục chép Tác giả gian Nội dung Đọc qua | Chup] Dịch Chú tích ` Rút trong cuốn 5 Thành |Ca ngợi Thanh 2 trở
av, | Chép tay | Lê Hữu Vĩnh a Pan Toan | Thanh Hoa ky + |Thanh Hoa tinh pha (151 cau)} (ghi) , Thai 15 | Hoá địa linh (1903) nhân kiệt a ba Chup bộ jthẳng sưu tầm $ từ trước 2
a tee pt Canh Tý | Thơ giáng sinh
Trần Triều hiển _ In Thành | của một số » Chưa
2 penn chinh kinh tap vn ? Thái | nhân vat lich Đọc qua | Chụp dich ién ang) (1900) | sửthờ Trần
„WEB - In Đạo đức của 3
3 [Ro mean Phung | (108 ? 2 090) vịthánh mẫu | Đọc qua | Chụp | San
° trang) thời Trần `
ws ˆ Chép tay + -| 280 bài thơ, ký :
4 rene Nam hành | (34 | Le Trigu ` của Lê Triệu Chụp Ni
ập vin trang) (1771-1846)
Trúc Đường phú „ Ngô Thế 2 2 Chưa | Chưa
Š luyển Chep tay} Vinh Boe qua | chup | dich
, 'Thiên Nam văn tập - eae 3| Mậu Dân |„ Tx na |Điễu mừng vua _
6 can thé Chép tay | Nhiéu tac gia da Tự Đức 50 tuổi nt nt nt 7 |Sữ biên tùngViệt | Chéptay| Liên Khê ? ? nt nt nt
8 ee dueng nguyen} m lphamTữpư|[ ? ? n | ont | nt
Nhật Dung thương Phạm Đình | Tự Đức 2
9 đảm nt Hé 34 (1880 ? nt nt nt na Thiện Duy Tân 2
10 ¡Việt Sử toát yếu nt Giang?_|7 (1913) ? nt nt nt
h Hưng
11 lu ni địa hình nt Huy Đạo Long 2 ? nt nt | nt
ang x (1294)
Trưởng quan Hà ˆ nt Hà Tông 3 TA 2 Các câu Đã ~ | Dịch "
1 nao Huân phương 4 trang Huân , phương ngôn chụp wen
Như trên đã trình bày, có một số tư liệu Hán Nôm được phát hiện, khảo
sát bước đầu trước khi đăng ký để tài Nay trong quá trình thực hiện đề tai
chúng tôi mới dịch, hoặc dịch lại Trong số có cuốn sách “Thanh Hoá kỷ
thắng” của Hoàng Mậu và Lê Bá Đàng Sách này thấy lưu trữ ở thư viện của
Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv1372/b, nhưng chưa thấy dịch và giới
thiệu Nay chúng tôi đã dịch sơ bộ phần “kỷ thắng” và dịch trọn phần “nh
chí” là một bài phú, ca ngợi địa linh nhân kiệt của Thanh Hoá, để cung cấp cho
một số cơ quan hữu quan của tỉnh Ngoài ra bước đầu còn biên dịch được tác
phẩm: “Liên Khê Nam hành tạp vịnh” của một nho gia người xứ Thanh tên là
Lê Triệu, hiệu Liên Khê, tự Ôn Phủ, sinh năm 1771, mất năm 1846 Việc phát
hiện được tác phẩm này đã giúp lần đầu tiên xác định chính xác nhân vật lịch
Trang 12sử Lê Triệu mà các nhà nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào giai thoại, văn học dân gian, nên có nhiều nhầm lẫn về năm sinh, năm mất, cũng như các trước tác của ông Do Lê Triệu hay thơ, lại thích đi đây đi đó, nên ông đã để lại hơn 200 bài thơ và mấy bài kí tặng cho những người quen, mà hầu hết là các nhà khoa bảng, chức sắc đương thời Đặc biệt ông đã ghi lại một số địa danh lịch sử khi tới tham quan trong chuyến Nam hành Tuy bước đầu chúng tôi mới dịch được khoảng 27 bài thơ và 3 bài kí, nhưng cũng thấy tác phẩm: “Liên Khê Nam hành tạp vịnh” rất có giá trị, ở chỗ tác giả đã cho chúng ta biết rõ một số sự kiện có liên quan đến các địa danh, các nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XVIH đầu thế kỷ
XIX, mà nay chúng ta còn thiếu cứ liệu để tìm hiểu Chẳng hạn trong bài:
“Kiến Quang Trung linh cửu” (Nhìn thấy linh cửu Quang Trung” Lê Triệu cho
biết mình đã đến núi “Khuân Sơn”, nơi đặt mộ Quang Trung, chỉ mấy năm sau
khi bị Gia Long khai quật Nhờ thế, may ra có thể giúp hậu thế chúng ta biết được địa điểm nơi đặt phần mộ vị anh hùng dân tộc, mà đến nay qua nhiều lần tổ chức tìm kiếm, mở các hội thảo khoa học tranh luận, nhưng vẫn chưa biết rõ Hoặc bài: “Khoả đại tiểu nhị Trường Sa” (Đặt chân lên hai Trường Sa lớn nhỏ),
Lê Triệu cho biết từ cửa Thuận An đi về Nam Lý Hoà (?), vượt biển 3 ngày
thuyền thì tới Trường Sa Không hiểu Trường Sa trong thơ tác giả có phải đảo Trường Sa hay không cần phải được thẩm định Nếu đúng thì đầu thế kỷ XIX
đã có một nhà thơ Việt Nam tới thăm đảo và còn sáng tác thơ để lại Đề tài còn
sưu tầm được một tư liệu chữ Nôm của bảng nhãn Hà Tông Huân (1697 —1766) đề là : “Trưởng quan Hà Tông Huân phương ngôn” Bảng nhãn họ Hà là nhân vật được chính sử ca ngợi là người hiển tài nhưng trước tác còn lại rất ít, nên
việc tìm thấy thêm tác phẩm này của ông là rất quý giá, tiếc rằng chưa xác định
rõ đây có đúng là tác phẩm của Hà bảng nhãn không, vì tư liệu này không thấy
ghi xuất xứ Đề tài cũng bước đầu đã sưu tầm và dịch sơ bộ hàng tập tư liệu chữ Hán lưu trữ trong mấy gia đình miền núi, liên quan đến sinh họat xã hội của người Mường Thanh Hoá như : khế ước về ruộng đất, xét xử các vụ trộm cắp trâu bò, việc bất phu, bắt lính, chế độ thế tập của thổ tỉ lang đạo Cũng cần
nói thêm, có 7 cuốn sách chúng tôi đã thấy kể trên có thể là tài liệu quí hiếm Song gia đình bảo quản chỉ cho xem qua, không có thì giờ đọc kỹ, không dược sao chụp, nên chưa rõ nội dung thế nào, chỉ xin ghi lại ở mức phát hiện
Qua thời gian đi thực địa tới nhiều địa phương trong tỉnh, chúng tôi thấy
đây đó có những gia đình còn gi& được khá nhiều sách vở Hán Nơm Ngồi một gia đình ở xã Hoằng Trạch — Hoằng Hoá có kho sách tới 600 cuốn, trong đó có 7 cuốn chúng tôi giới thiệu ở trên, mà nhiều người đã biết, còn có gia đình ở Thọ Nguyên, Thọ Xuân, ở Ngư Lộc, Hậu Lộc chẳng hạn, cũng đang lưu giữ được sách vở xưa Song việc sưu tầm là vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều
Trang 13điều kiện mà trong phạm vi để tài nghiên cứu này chúng tôi chưa thể thực hiện được có kết quả như việc đập bia, chụp sắc
4) Sác phong, chiếu, chế, lệnh dụ
Loại tư liệu Hán Nôm này ở Thanh Hoá còn khá nhiều, khó mà sưu tầm chụp trong một thời gian ngắn Vì thế chúng tôi đặt ra tiêu chuẩn chỉ sưu tầm, biên dịch những sắc, 44., chế của từng triểu vua, có ngày, tháng, năm khác
nhau Bởi lẽ nhiều trường hợp trong cùng ngày một đối tượng được phong liền ba bốn đạo sắc, hoặc nhiều đối tượng được phong cùng một ngày Vẫn biết sưu
tầm, biên dịch được toàn bộ là tốt nhất Song vì không đủ điều kiện (thời gian, kinh phí ) nên chúng tôi phải phân loại như trên Kết quả trong gần 2 năm 2004-2005 đã sưu tầm được 48 đạo sắc, 2 đạo chế, 4 lệnh dụ của 19 triều vua
(xem phụ lục B) Loại đối tượng thứ nhất được ban sắc, chiếu, chế là những
nhân vật đang sống, có công trạng, thăng chức hoặc thi cử đỗ đạt Điều đáng
chú ý là Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xem một số người thân cận với đối tượng được phong như bố, mẹ, vợ, con trai cả: đều có công trạng và được ban
sắc Chẳng hạn như thân sinh Tham tụng Nguyễn Ngọc Huyền là Nguyễn Trọng Huyên, vợ cả ông là Lê Thị Tần, con trai Nguyễn Bá Giai cũng được ban
sắc vua Đối tượng thứ hai là một số danh nhân lịch sử có công với nước, với
dân như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân
khi mất linh thiêng, được nhân dân hàm ơn lập đền thờ phụng, gọi là nhân thần,
thì các triểu vua phong kiến cũng ban sắc, phong chức thần (thượng đẳng thần,
trung đẳng thần ) và tước hiệu, mĩ tự Ngoài ra có người dân nhiều công đức đối với cộng đồng, phẩm chất cao đẹp, sau khi mất được thờ thì cũng là nhân
thần được ban sắc Đối tượng thứ ba là những nhân vật huyền thoại, dân gian
nổi tiếng như Liễu Hạnh công chúa, Cao Sơn, Tứ Hải Đại Vương ., được nhân dan thé phụng, gọi là thiên thần, cũng thuộc đối tượng được ban sắc
Về hình thức tất cả các loại sắc phong thường làm bằng một thứ giấy dó đặc biệt, rất dai bền Mỗi sắc dài trên 1m, rộng trên dưới 0,6m, có màu vàng
nghệ hoặc màu gạch, trang trí hoa văn rồng, phượng , nội dung bằng chữ
Hán, viết đẹp, có ghi rõ triểu vua và thời điểm ban sắc Đạo sắc cổ nhất lần đầu
tiên để tài phát hiện thấy ở Thanh Hoá có niên đại Gia Thái 4 (1576) hiện được
giữ trong một gia đình người Mường ở huyện miền núi Quan Hoá Điều này mở ra hy vọng có thể sưu tầrh được trên đất Thanh những đạo sắc cổ hơn (đạo sắc cổ nhất nước ta hiện tìm thấy ở Thái Bình, có niên hiệu Hồng Đức 23
(1492)
Các lệnh dụ thì đều viết trên giấy bản khổ rộng có ghi triểu vua, đóng dấu ấn đỏ như sắc phong song nội dung là mệnh lệnh của chúa (chúa Trịnh) về một
Trang 14vấn đề nào đó ví như lệnh cho dân Lỗ Tự thờ phụng danh thần Lê Lựu Đặc biệt
đã sưu tâm được haitờ chế, bằng lụa trắng Một tờ ghi là (Thượng chế)
có niên hiệu Dương Hoà 6 (1639) dài khoảng 2,5m , rộng trên dưới 0,5m của vua Lê Thần Tông ban chức tước, khen ngợi nhân vật Đàm Cảnh Sĩ, người xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn là Trụ quốc thượng trật, được đánh giá : “Nhân vật kỳ tài”, vì có công lớn đánh bại nhà Mạc Đặc biệt tờ chế có niên đại Quang Thuận 7 (1466) dài tới 3,2m, rộng 0,5m của vua Lê Thánh Tông ban chức tước, kim phù cho nhân vật Lê Niệm (cháu danh thần Lê Lai), người đã có công
phò Lê Thánh Tông lên ngôi vua, hiện được lưu giữ ở đến thờ Lê Niệm xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hoá Đáng tiếc là nhiều chữ trên tờ chế: này bị mối
đục Ngay dòng chữ ghi niên hiệu, niên đại, thì chữ “Thuận” sau chữ “Quang”
cũng chỉ còn một nửa và năm tháng đều bị mất May mắn trong cuốn gia phả
mà đồng họ Lê ở đây còn lưu giữ, có chép lại một phần nội dung tờ chế này, nên khi đối chiếu chúng tôi mới xác định được xuất xứ Nội dung tờ ch ế gồm
3 phần Phần đầu từ phải sang trái ở phía trên có 2 hình vẽ như kiểu chữ Triện
(chưa giải mã được), dưới là 6 đòng chữ Hán viết đọc, mỗi dòng 9 chữ (một
nửa số chữ đã bị mất) Tiếp đến là 2 chữ Hán lớn “Mộc thiệt”, rồi 8 dòng chữ
Nôm cổ cũng viết từ trên xuống, mỗi dòng trung bình có từ 35-36 chữ, đại ý ghi lai nội dung lời thể của Lê Lợi đối với Lê Lai Tiếp nữa là dòng chữ : “Quang Thuận ? thập thất nhật” và dấu ấn nhà vua Cuối cùng là khoảng 22 dòng chữ Hán mỗi dòng trên dưới 12 chữ đã bị mối đục mất nét gần hết Nội dung các dòng chữ này được sao chép lại trong gia phả, đã cho biết những chức tước công tích, ân sủng mà Lê Thánh Tông ban cho Lê Niệm
Đây là nguyên bản của một tờ chế khá cổ và hiếm thấy Nếu giải mã được hết chẳng những sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về nhân vật lịch sử Lê Niêm, mà còn cung cấp một số thông tin bổ ích về các mặt lịch sử (nguyên bản di huấn của Lê Thái Tổ về Lê Lai) ngôn ngữ (chữ Nôm, ký hiệu sử dụng thời Lê Sơ .) Những sắc phong, chế, lệnh dụ nói trên đáng lẽ phải phôtô theo đúng kích thước bản chính Song ở địa phương Thanh Hố khơng có phôtô màu, lại không thể mượn được các tư liệu đưa ra khỏi nơi lưu giữ, vả lại có một số sắc, chế đã rách mủn nên chúng tôi đã chụp phim sau đó phóng to lên giấy ảnh cỡ 20x30cm, giữ đúng chữ viết, hoa văn, màu sắc như nguyên bản, để bảo
quản làm tài liệu nghiên cứu sau này
Qua số sắc phong, ˆ chế, lệnh dụ đã sưu tầm và biên dịch được, có
thể rút ra một số giá trị thực tiễn khoa học sau:
Mot la, bé sung cho gia pha, than pha da bi mất giúp phát hiện được các
Trang 15Hải Thanh, Tĩnh Gia do còn iưu giữ được hàng chục đạo sắc nên mới biết rõ
trước kia nơi đây có đến thờ một số nhân thần như Tô Hiến Thành thời Lý, Hoàng Minh Tự thời Trần một số thiên thần như Liễu Hanh, Sát Hải và Tứ
Vị thánh nương (Hoàng hậu công chúa nhà Tống bị quân Nguyên đánh bại trôi dạt sang nước ta Nay do các đến bị huỷ hoại nên đã thờ chung tất ca tai dén Lach Bang)
Hai là, về niên đại các sắc, chiếu, chế xác định rất cụ thể, hoa văn lại
mang đặc điểm riêng của từng triéu đại vua, nên có thể giúp chúng ta đối chiếu với hoa văn ở các công trình kiến trúc xưa hiện còn, để biết niên đại xây dựng, trùng tu của các công trình đó Chẳng hạn chỉ riêng hình rồng trên sắc thì thời
Lê Sơ, Lê Trung Hưng và thời Nguyễn đều có những điểm khác nhau có thể
phân biệt được
Ba là, qua nội dung các sắc, chiếu, chế còn nghiên cứu để biết rõ một số từ ngữ Hán Nôm, kiểu chữ, cách viết, văn phong, các chữ huý của từng triều đại phong kiến Việt Nam
Bốn là Căn cứ nội dung các sắc phong, chiếu, chế để có thể nghiên cứu
tìm hiểu các tước hiệu, chức sắc, địa danh ở từng triều đại, mà nay không còn
sử dụng góp phần xác định mối liên quan về vị trí, địa đanh hành chính hiện nay với các thời kỳ xưa cũng như chế độ khen thưởng của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với những người có công khi sống và sau khi đã mất
5) Hoành phi, câu đối
Đây cũng là một loại di sản văn hố Hán Nơm luôn bắt gặp trong các nhà thờ, chùa chiển, đền miếu trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã chụp,
chép, dịch được 30 hoành phi, biển gỗ, một số bài vị và 50 câu đối Hán Nơm Hồnh phi thường là những đại tự, mĩ tự ví như: “Lịch lãm vô cùng”, “Nam
Tống cương thường” trong đền Lạch Bạng ở làng Do Xuyên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, hoặc các từ “Đại vương từ”, “Tướng công từ” ở một số ngôi đền Biển gỗ có loại khắc những đại tự chỉ công đức, chức vụ, tài năng của nhân vật được
thờ Ví như: “Hiển cung đại phu”, “Ân tứ vinh quy” ở nhà thờ nhân vật Nguyễn Thanh, đỗ tiến sĩ khoa thi năm Tân Sửu niên hiệu Quang Hoà | (1541)
quê xã Hoằng Lộc, Hồng Hố, Thanh Hố Hoặc: “Thượng trụ phụ quốc
vương” ở nhà thờ quận công Lê Đình Châu thé ky tht XVIII xa Ngoc Lĩnh, Tĩnh Gia Các bài vị cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng khi muốn xác định tính danh các nhân vật được thờ trong các đền miếu Ví như nhờ đọc bài vị đặt
trong một ngôi đền ở làng Do Xuyên xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, mà trước đây các
Trang 16Huệ Hoặc nhờ bài vị đặt trong nhà thờ ở gia đình ông Lê Đình Kính xóm 5 xa Đông Ninh, Đông Sơn, mà xác định rõ nhân vật được thờ ở đây là quận công
Lê Giám
Qua khảo sát thực địa chúng tôi cũng đã chép lại và dịch lại được 50 câu
đối Hán Nôm, chủ yếu là câu đối hay, cổ, có tính chất đặc trưng Song phần lớn không có lạc khoản (tên tác giả, niên đại ) Trong thực tế đến, chùa nào
cũng đều có câu đối ít hoặc nhiều Một vài bia đá cũng khắc cả câu đối Tìm hiểu khoảng 200 câu đối mà chúng tôi được đọc trong quá trình thực hiện đề tài, thì thấy xuất hiện tình trạng một số mới sáng tác hoặc viết lại, khắc lại qua
phong trào trùng tu đền, chùa mấy năm gần đây thường có hiện tượng dùng
chữ sai, không tuân theo luật làm câu đối, ý chung chung mà bất cứ đền chùa nào cũng sử dụng được Nguyên nhân của tình trạng trên là do người sáng tác, người khác viết lại không am hiểu sâu ngôn ngữ Hán Nôm và luật sáng tác câu
đối Bởi vậy, các cơ quan văn hoá cần quan tâm hơn vấn đề này, không nên bỏ
mặc xem thường việc viết câu đối khi trùng tu các di tích, danh lam Mặt khác địa phương, gia tộc khi khắc, viết lại câu đối nên tìm chuyên gia Hán Nôm hỏi
ý-kiến, không nên tự làm khi chưa thật am hiểu
VI- MỘT SỐ KẾT LUẬN
Đề tài khoa học: “Khảo sát sưu tầm và biên dịch các di sản văn hố Hán
Nơm ở Thanh Hoá” thực ra trước đây được Ban dịch thuật Hán Nôm trực thuộc Hội khoa học Tâm lý —- Giáo dục thực hiện từ năm 1997, Nhưng vì thiếu điều kiện, nhất là phải tự túc kinh phí, nên chỉ mới có tính chất thăm dò, khảo sát
tổng quát bước đầu số di sản Hán Nôm hiện còn ở một số địa bàn miền xuôi
trong tỉnh Kế hoạch dập các văn bia, chụp, in các tư liệu Hán Nôm chưa thực hiện được, vì thiếu phương tiện, mà chủ yếu là đọc và ghi Đến năm 2004 nhờ Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho dang ky dé tài, có kinh phí nghiên cứu, nên mới đập và dịch được toàn bộ số bia ma nhai và một số bia
khác Chụp, ¡n được tất cả các tư liệu Hán Nôm phát hiện và đã tiến hành biên
dịch được một số tư liệu mới, có giá trị mà chưa được công bố Sau 2 năm thực hiện đề tài, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
1) Các loại di sản văn hoá Hán Nơm ở Thanh Hố hiện đang còn nhiều Ngoài số đã công khai mà các cơ quan văn hoá nắm được, còn có một số nằm duới đất, ao, hồ, cống rãnh (bia) hoặc được cất giữ kín trong các gia đình (sắc,
chiếu, tư liệu Hán Nôm ), từ miền xuôi đến miền ngược qua bao đời nay, nếu
không đi thực địa tìm hiểu khảo sát thì không thể phát hiện được Chỉ trong một gia đình người Mường họ Phạm ở xã Điền Lư huyện miền núi Bá Thước hoặc ở Hồi Xuân huyện Quan Hoá cũng còn cất giữ được đến nay một số khá
Trang 17lớn sắc phong, chiếu chỉ, tài liệu chữ Hán từ đầu thời Lê Trung Hưng trở về sau
2) Do điều kiện chủ quan, khách quan, nên số di sản văn hố Hán Nơm
mà để tài sưu tầm, biên dịch chưa thể đầy đủ, nhưng đã có tác dụng thực tế rất
rõ rệt là phát hiện được một số tư liệu hoàn toàn mới, có giá trị đối với việc nghiên cứu tầm hiểu lịch sử xã hội của Thanh Hoá nói riêng và của cả nước nói chung Đính chính được sai sót nhầm lẫn của một số sách vở trước đây, vì thủơ đó ởi lại khó khăn, các tác giả không trực tiếp khảo sát được bản gốc, gây nên sai sót đây chuyền Nếu không kịp thời sưu tầm khảo sát thì một số sẽ bị huỷ hoại bởi thời gian và mặc nhiên các thế hệ sau vẫn tưởng nhầm những điều sai sót đó là đúng, để dựa vào phân tích, nghiên cứu, đánh giá các trước tác của
tiền nhân một cách sai lệch đáng tiếc
3) Muốn sưu tầm biên dịch những di sản Hán Nôm hiện nay còn lưu giữ ở từng địa phương, trong các gia đình, cần phải có mấy điều kiện:
Một là, phải có người am hiểu Hán Nôm ở địa phương, chịu khó say sưa nhiệt tình, vì công việc đi thực địa khảo sát khá vất vả Bởi lẽ những tư liệu Hán Nôm mới mẻ còn lại đến nay thường được lưu giữ ở các nơi xa xôi hẻo lánh,
đòi hỏi nhiều thời gian công sức để sưu tầm , dập, chụp, phải quyết tâm lắm
mới thực hiện được
Hai là, mỗi lần đi thực địa tốt nhất là phối hợp đồng bộ 3 thành phần: người am hiểu Hán Nôm, người nghiên cứu lịch sử và người có khả năng dập, chụp (biết kỹ thuật, có sức khoẻ ) thì mới có thể đễ dàng thu thập tư liệu
Ba là, phải có các công cụ hỗ trợ chuẩn bị trước hoặc mang theo như:
giấy, mực, dập bia, máy ảnh, phim chụp tư liệu, thang, dàn giáo để khảo sát các bia cao, lương thực để để phòng những nơi hẻo lánh không có nơi ăn ngủ,
đi lại mất thì giờ Thí dụ khi chúng tôi dập bia ở động Lục Vân (Nga Điền, Nga
Sơn) thì phải đùng thuyền, nối thang cao, thời gian hết gần 1 ngày và là nơi hoang vắng không có thức ăn nước uống
Bốn là, kinh nghiệm cho hay, khi đến khảo sát loại tư liệu Hán Nôm ở một địa điểm thì đồng thời cần phải thăm dò, phát hiện tư liệu Hán Nôm chưa
được biết, có thể còn lưu giữ ở địa phương đó, vì thường chúng có liên quan
đến nhau Thí dụ phát hiện được chỗ có bia thì có thể đang còn cả gia pha, than -
phả, sắc phong hoặc ngược lại
4) Cần tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của cán bộ văn hoá địa phương từ tỉnh đến huyện, xã Tuy nhiên hiện nay có tình trạng phần lớn số cán bộ này không hiểu biết ngôn ngữ Hán Hôm và ít quan tâm đến ý nghĩa giá trị di sản
Trang 18Hán Nôm Vì thế nên họ thường tỏ thái độ thờ ơ, ít giúp đỡ cộng tác, không nắm được số di sản Hán Nôm hiện còn ở địa phương và ý thức bảo quản loại di
sản này chưa được tốt, khiến cho số đi sản Hán Nôm hiện còn bị huy hoại mất
mát với một tốc độ nhanh chóng Nên chăng Bộ Văn hoá và các cơ quan quản
lý hữu quan cần có những văn bản, chỉ thị, quy định, hướng dẫn công tác phát
hiện, sưu tầm, bảo quản các loại di sản Hán Nôm cho các cơ quan văn hố, tỉnh, huyện, xã Khơng nên vì ít cán bộ am hiểu ngôn ngữ Hán Nôm mà không đặt nặng vấn đẻ, hoặc bỏ mặc như hiện nay
VII- PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC ĐỀ TÀI
1) Sẽ hoàn thiện việc viết, phiên âm và dịch ra Việt ngữ tất cả những bút
tích Hán Nôm trong các hang động, vách núi đã dập được (đây là đặc điểm nổi
bật của Thanh Hoá về số bia còn lại), để làm thành một cuốn sách nhằm cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu cũng như tất cả những ai quan tam đến lĩnh vực lịch sử, văn học xã hội Đồng thời giới thiệu với bạn đọc rộng rãi số di tích danh lam của Thanh Hoá từ xưa đã có nhiều tao nhân mặc khách đến tham quan, để lại bút tích trên gồm các sáng tác văn, thơ, đại tự, mĩ tự, nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và khởi động hoạt động du
lịch mà Thanh Hoá đang chậm phát triển
2) Hoàn chỉnh việc dịch ra Việt ngữ một số tư liệu mới có giá trị đã sưu tâm giới thiệu lên báo chí Một mặt để trao đối tư liệu với bạn đọc, lấy ý kiến phẩm bình, nhận xét Mặt khác để có kinh phí sử dụng cho công tác dịch thuật
sau khi đề tài kết thúc Ví như dịch tập thơ Liên Khê Nam hành của Lê Triệu hoặc cuốn phả của dòng họ Vũ gốc tù binh Chăm pa
3) Các di sản văn hố Hán Nơm đã sưu tầm trong 2 năm qua, cần được một số cơ quan văn hoá ở Thanh Hoá (thư viện, bảo tàng ) và trung ương, nhất
là Viện nghiên cứu Hán Nôm quan tâm, bằng cách có kế hoạch chuyển nguyên bản hoặc bản sao đập về bảo quản, sử dụng Không nên để mất mát, thất lạc, rồi sưu tầm đi sưu tầm lại nhiều lần, tốn kém công sức, tiền của như trước đây
đã làm Vả lại có những tư liệu sau này không còn sưu tầm được nữa Bởi lễ mới đây đã bị phá huỷ Ví như một số bia, sắc phong do người tham quan du lịch ngày càng nhiều, ý thức bảo quản kém nên đã làm hỏng
4) Qua quá trình thực hiện đề tài bước đầu chúng tôi phát hiện thấy một số gia đình, dòng họ còn Ìưu giữ được nhiều loại tư liệu Hán Nôm mà cơ quan văn hoá địa phương chưa nắm được Trong đó có một số gia đình thuộc các dân tộc ít người, dòng dõi lang đạo xưa ở các huyện, xã miền núi Thanh Hoá Những tư liệu này thường có tính chất mới mẻ, có giá trị giúp cho việc tìm hiểu nghiên
Trang 19cứu lịch sử xã hội, nhất là của các dân tộc miền núi Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung Bởi thế chúng tôi để nghị các cơ quan hữu quan cho tiếp tục
thực hiện đề tài này tập trung ở địa bàn miền núi Thanh Hố, khơng nên bỏ dỡ đáng tiếc
Qua hai năm triển khai đề tài, được sự hỗ trợ tinh than va vat chat cha
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sự cổ vũ và giúp đỡ về chuyên môn của một số nhà khoa học đầu ngành ở Trung ương, sự cộng tác hỗ trợ của một số cơ quan hữu quan , nhân dân trong tỉnh, cộng với sự nhiệt tình của các
thành viên tham gia nên đã hoàn thành được đẻ tài cấp chủ quản giao đúng
thời gian, đạt kết quả theo kế kaa;h đã định, đóng góp được một phần vào việc
sưu tầm, bảo quản và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc đã xác định ở phần mục đích ý nghĩa -:: ~~ cha dé tai
Thanh Hoá, ngày 36 tháng 9 năm 200%
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HỘI KHOA HỌC
TÂM LÝ - GIÁO DỤC THANH HOÁ
Trang 20
Để tài khoa học : “Khảo sát và
biên dịch những di sản văn hoá PHỤ LỤC A
VĂN BIA SƯU TẦM Ở THANH HOÁ TRONG NĂM 2004 —2005 Hán Nơm ở Thanh Hố” Số ¬ le ` Thé} Tom tat ag "
TT dập Tên bìa Kích thước Niên đại |Ngôn ngữ! Người soạn loại nội dung Địa điểm |Chú thích
+ | 1 |ManLỗismlý 218m TH TH Hán | Nhhiớn |Ký [3 nam canh dep nil Nga -Nạa| Bia
2 | 18 |Vôđể 14x135m |CanhDấn (770) - tuyên chủ Thơ nt nt nt
313 Sing nêm W Vân lỗi “1,25 x19 me man 3 - Phạm Sư Mạnh Ky Nes a chua Sung nt nt
efoto] fe RES] |
5 | 12 |Lê Công mộ chi 1,0x0,9x0,05 Oy eo a 5 - ? — ÍVăn Tu Đến vat Heh Tho hint ~The
6 | 15 |Đại Vương Tân miếukí | 1,f2x0,02 ? - ? Văn Tiu sử Đưởng Vương nt
7) 14 |Pal_ Viet Cẩm Vinh x12 Cảnh Thống 1 - Thân Nhân van Tiểu sử công chúa| Xuân Thắng trưởng công chúa bì (1498) Trung minh Cẩm Vinh Thọ Xuân
8 | 20 |PhangDieuSondong | 0@xi3 ÌCanhDẩn(770| - Abani Tha {Vinh động Diệu Sơn Gn nai
9 | 128 i tích sơn phật động | {xịt Tờ 12 eee Văn ÌVề chùa Diệu Sơn nt nt
10 | 4 {Bé Luc Van dong 1,65 x0,9 ee ‘on Nam |Thơ |Cangợ cảnh Lục Vân "Wea pen nt
11 | 86 nt 1.4 x0/95 canon +] Tung Dương | Tha |nt nt at
12 | 85 nt 15x11 re a 8 |Báo Thin dong Bì nt nt nt
13 | 27 |Lục Vân động 11x19 CN 3 Ngo Thist | The vớ o ne tue) ont nt
141 8 |Vôđể 0,47 x04 eee 1 - ÌPhanKhắc Hoài Thơ Cone cảnh đẹp Hồ vnn wh nt
16 | 10 |Du hỏ công động 0,65 x0,8 aN ea - Ni Thơ nt nt nt
16 | 11 |voas 08x11 aan - Ngo ThiST_ | Tho Janae Tế cảnh đẹpHỏI | ot
17 | 9 \voas 04x045 | QU a Bai) =| Nguyén Dao |Tho |MO lễ sự ame thang) nt nt
181 7 (He Ging ob tich 075x065 | Ty Bite 5 (1882) | - Het {tho nt n nữ
19 | 27 |Đề Hồ Công động 04x035 | Canh Dan (170)} - ania etd van nt nt nt
mw (6 (ved 0355x045 _|~ Thanh Thais : Nguyễn Xã [Thơ _— a nữ
21 | 118 ne chế dé Hỏ Công 14x09 cane 4 - ee Tho Cana cảnh động Hồ nt nt
22 | 11 [Pu M6 Cong dong te] 0x06 | BdoBai5(1990)| - "anwar Thơ [Cô cài thẳng cảnh og nt
23 | 118 |Võ để 10x08 ch l | Môm | Trinh Gude Van lx cing cho chia; my nt 24 | 140 |Võ đề 14x075 Meee) an | ThS ĐỂ Ímg cong canh ding He; nt
25 | 121 |Vô để 14x078 | lên an Trương Công Thơ nt nt nt
28 | 117 |Vô để 05x08 Cae age -_ | Lưự Công Đạo | Thơ nt nt ont
27 | 123 |Vô để osxog | Mau tang) Đức LêLưu — |Thơ nt nt nt
28 | 1g | ung tu Du Anh tự Hỏi 2,21x 1,65 Hoằng Định 6 Phung Khac Van Về việc trùng tu chùa nt
Công — —_ (4 mat) (1605) _ Khoan Du Anh
29 | 124 to 5 động Du Anh “a map “4 8) 3 - Chêu tăng Xã Văn nt nt
Trang 21Số
: ¬ , sân đai R The Tóm tắt + giể 4
TT | bia dập Tên bia Kích thước Niên đại : Ngôn ngữ| Người soạn loại i" nội dung ae Địa đểm |Chú thích
Hồng Thuận3 | Wee Bảo Thiên Bia
31 | 86 |Để Bạch Nha động 1,8 x 1,25 (1511) ° động chủ |" at at ma nhai
Nhật Nam
32 | 82 |Đé Bạch Nha động 1,0x0,75 Tân Mão (1771) : niên chủ Thơ nt nt nt Tu tập Chiêu Khánh Đức Long 6 l Trùng tu miếu Chiêu| Đông Hoả
33 | 41 Í ngu bị lý 1,8x0,9 x0,2 (1634) Nguyễn Thực |Văn Khánh Đông Sơn
era Dựng miếu thử liên
+ | 42 |Tu tập Uy Linh miếu bi| 22.1 4xọ4 | Pie Long? ký (1835) - — | Nguyễn Thực |Văn {quan đến nhân vậtLê| — nỉ Có
am Nói về việc dựng cây 35 | 37 |Uy linh miếu 1/00x0,6 Tự Đức 34 (1881) - Nguyễn Tái |Văn cầu của địa phương nt
Văn hội trùng tu văn từ A i Văn hội làng Vân| Đông Lĩnh 36 | 34 vụ bị ký 1/22x0,8 |Thiệu Trị ? (1847) Vũ Giai Văn Nhưng Bong Son ảnh Tz Truyền thống làng 37 | 39 |Danh minh vu thạch 1,2x0,8 | Cảnh Trị 2 (1664) ˆ Vũ Duy Đoán |Văn Vận Nhưng nt Van os 0,8 x 0,4 Thịnh Đức 4 4 ù 18 x0, l - _ |Phạm Công Trứ|+ at nt
38 | 38 | Từ miếu hau bi (4 mặt (1656) am Cong mm
: Phúc Thái † ) Tiểu sử tướng công họ|_ Thuần Lộc ~
39 [35 |Tướng công thọ bì 2,2x 1,4x0,4 (1643) - Nguyễn Nam |Văn |r Beg ne) au Lon
Danh sách các nhà x 3 - % khoa bảng Việt Nam Phuong Ham
40 |43 |Mấtchữ 1,7x1,0x0,18 | Tự Đức 34 (1881) - ? Văn cúng tiến vào văn " : Rồng - TP Thanh Hoá miếu Thanh Hoá
Canh Thin Ty - Nguyễn Ngu aa Ty Đông Hưng Bia 41 143° | Tién Sontu 0,35x0,25 Bite (1860) Thuy Thơ |Cảnh chùa Tiên Sơn Đông Sơn ma nhai
Giáp Thìn Thành Hồng Chỉ - Tôn Phong cảnh núi An
42 | 48 |Vô để 0,85 x0,45 Thái (1904) - Thất Lãnh Thơ Hoach nt nt Minh Ménh 10 l Nguyễn Văn
43 | 54 |Tiên Sơn tự 0,53 x 0,63 (1829) Đạt Thơ nt nt nt
44 | 45 |Vôđề 12x ae !4 | | TinhĐườn |Thơ nt at nt
Bao Bai Quy Dau - ` h 4 Vĩnh Long 45 | 55 |Để Tây Đô 0,62 x0,62 (1933) Nguyễn Dao |Thơ [Vịnh thành Nhả Hồ Vĩnh Lộc
46 | 56 |Hả thành cổtch 055 | Bao Bai5(1929)| - ‘avn Tho nt nt
Ngự chế Chiếu Bạch Cảnh Thống 4 - Thượng Dương Tnhh nữ Chi Hà Lâm 47 | 24 sơn 1,8 x0,9x0,1 (1501) đồng chủ Thơ |Vịnh núi Chiếu Bạch Hà Trung
, Hồng Thuận 6 Bảo Thiên động | Thơ
48 | 25 | Đề Chiếu Bạch sơ 1,15x0,8x0, 1 (1514) - cha (2) nt nt Đại Việt Đường Vương Hồng Đức 23 Tiểu sử Buémg Vuong! Thọ Minh 49 | 29 mộ chí 08 x06 (1492) Lê Khắc Niệm | Văn oe (con Lê Thánh Tông) Thọ Xuân Khai quốc công thần Lê Tiểu sử danh nhân| Thiệu Quang 50 | 32 lu 1,0x0,6x0,1 | Tự Đức 17 (1864) ` NhữBá§T jVăn | v1 Thiệu Hoá > T Ca à ả 51 | 49 |Vạn cổlưu hương 13x08 |TựÐứœo(iesj| | NHWễnTrng [ Ôn tổng Thạch Khê |Các nhả khoa bang) Đông Khả Đông Sơ Ngự chế phiếm Thần Cảnh Thống 4 Thị Dị N Ú i 52 | 8? |Phù hải đăng Chich Tra] 2.4x1.45 sm mn (1501) thong wang SHG LTH | Vinh Gi Chich Tra đồng chủ Nga Son ga Phú ma nhai Bia Ngự chế để Chính Trợ 4 Nhật Nam 53 | 84 sơn 1,45 x0,95 Mất chữ ˆ nguyên chủ Thơ nt nt nt Ngự chế đề Từ Thức N Ci i a i
54 | a3 | động 44xt0 |TanMão(77)| - nguyên chủ hậNam | „ |C2 ngợi thắng cảnh| Nga Thiện Từ Thức Nga Sơn ati
Trùng tu Bảo Nham nh ty Trùng tu chủa Bao] Yên Thọ
55 | 77 thiên tự 1,15 x11 Vinh tri 5 (1680) Vương Ích Long | Văn Nham ^ Yen Binh
56 | 78 |Nam mé adi da phat 07x05 [Bao Thai5 (1724) Nguyén Binh Văn | Về giáo lý đạo phật nt
a Nguyén Khac Tình cảnh người công| Vĩnh Minh 57 | 97 |Cam bị phận 0,5x0,75 | Duy Tân 7 (1910) Xương Văn giao ỡ Vĩnh Mình Vinh Loc Đoan Khánh 5 5 Trùng tu chùa Ngọc)! Cảm Sơn 58 | 65 Ngọc Châu tự 0,65 x0,5 (1509) Lê Khắc Kiệm | Văn Châu Cẩm Thuỷ
Thịnh Đức 2 Chữa chiếc chuông đá
59 | 66 |Vô để 0,45 x0,35 (1654) ˆ ?- Văn ở chùa Ngọc Châu nt
Trang 22Số 2 -
TT | bia dập Tên bia Kích thước | Niênđại |Ngônngữ| Người soạn |Ihễ| loại nội dung Tom tat Địa điểm |Chú thích
Trương quân phu nhân Minh Mệnh 14 | Howe Bia mộ Hà Quận| ĐiểnTrun
60 | 67 | TƯ gu pm bí tự 1,0x0,65 (183) ` ? — |Văn Công phụ nhân Bá Thước 9
Hà quân công bịt 08x04 Minh Mệnh 14 Trần TÁc Phủ Văn Tiểu sử Quận Công nt
61 | 66 [Hả quận công bi ty enh (1833) (Trấn Lê Hiệu) Hà Công Thái
105 |Vê 263x025 Ất Ty Thành Thái ; Văn Tiểu sử trí châu Pham} Hỏi Xuân 63 x 0, :
5 (1905) Thai Quan Quan Hoá
Ky Dau Duy Tan Vé dong ho Pham! Phu Nghiém
63 | 126 |Pham téc than bi ky 1,05 x0,25 ˆ ? van ae ; (1909) người Mường Quan Hoá
1,3 x0,67 Viée thé té ho Pham} Hdi Xuân Quan
64 | 127 |Phạm tộc thần tự bị ? ˆ 2 Văn -
(4 mặt) làm thần Hoá
Thạch Lam tự đường bí Vẻ ngôi nhà thờ ở| Cẩm Thạch 6 |70 | ˆ ý Sương 1,0x0,7 | Bảo Đại 3(1928) : ? Van 9 mm
chí Thach Lam Cam Thuy
: „ Về ngôi chùa Diễn| Hợp Thành
67 | 106 | Diễn Khánh tự bi 2,0 x 0,8 x0,17 | Tự Đức 22 (1869) - ? Văn ' Khanh Triệu Sơn
Lê Đại Hành hoàng đế Hoàng Định 2 Phùng Khắc Ruộng đất thờ ở đến| Xuân Lập 68 | 107 1/21 x0,8x0,5 - Văn - điền chí (1801) Khoan vua Lê Đại Hành Thọ Xuân Tuy, Văn |_ | Lê Đại Hành hoàng đế - Tiểu sử vua Lê Đại 69 | 108); 1,91x1,17x0,21 | Vịnh Tộ 8 (1626) - Nguyễn Thực |+ nt điện miếu bí |Hành minh
a Cảnh Hưng 30 Thượng Chí ¬ | Hai Thanh 70 | 109 |Hau phat bi ky 0,9 x0,6x0, 14 - Văn JVề ngôi chùa Đột Tiên
(1765) Đường Tinh Gia
Lê Ơng Định Về ngơi chùa Thiên| Bình Minh 71 | 110 | Thiên Vương tự bị ký _ | 1,35x0,65x0,14 | Thiệu Trị 6 (1846) : "9 van DỤ CHME nga) in -
(Lê Bảo) Vương Tinh Gia
1,7x0,65 | Canh Hung 40 Tiểu sử quận céng Lé} Ngoc Linh
72 | 113 |Phúc thần bi ký (4 mat) (1779) {mg - |êQugĐên van [oY Sate cong Đình Châu Tĩnh Gia gee
Về việc dựng nhà thời - Hải Ninh
73 | 114 |Phan tộc từ đường ký | 1,1x06x0,15 |TựĐức18(1863)| - — [Phan Huy Tuanjvan | CỔ C8 họ Phan Tĩnh Gia m
Nguyệt dạ phiếm chu Nhật Nai Ca ngợi cảnh đêm| Nga Bid Í
74 | 8Ð | TP cà p 17x12 |TanMáo(7T)| - atNam lạng [C2 ngợ cảnh đêm| Nga Bien Bia
qua Than Phu nguyên chủ trăng Thần Phù Nga Son ma nhai
Ky Dau Thanh Lai lich lang Ra
75 | 71 |Bia tộc họ làng Ram 0,95 x0,75 ỷ vu - 9 Van [Ua lich lắng Rảm Quang Trung
Thai (1909) Ngoc Lac Ngoc Lac
Tiểu sử danh nh
78 | 72 |BiaThảiuý TínhKhả | 125x072 | Matcha - 1 |Văn | TU SỬ danh nhân| VnhHoà Vnh Trịnh Khả Lộc
Đại Hữu thôn văn hội Mở chữ L Hoằng khánh
77 | T6 |tién ta tai Lương Cong! 0,55 x0,45 mt Cong ivan |van hạ bên ĐạiH | " “ a
Tung ty bi ky ng ống
Huyện doãn Nguyễn Quý Dậu Bảo Đại Vĩnh An Bia 78 | 30 0,3 x0,5 : ‘ - Nguyễn Dao |Thơ | Tả cảnh đẹp Kim Sơn
Dao đề Kim Sơn động (1933) sự cần) 6§P Vĩnh Lộc ma nhai Nguyễn Vnh TT, ảnh Kí 79 | 19 |Du sơn động thi tự 185xi4 |TựĐứco(i656)| «| NER VIN | Ký Hổ cuậc văn cảnh Km nt nt Tu +thơ |Sơn Lê Lượng Bạt | Thơ Tự Đức 18 ng ; ; (11888) _ (2) n at nt Hoang Kế Viêm | Thơ
80 | 92 |Du sơn động ký v 14xig - | hôm Pin Thanh , „ Thái (1892) - Nguyễn Thuật | Ký |Tả cảnh đẹp Kim $ guyen uyên (huậi te | SY ä canh đẹp id Kim son at at
Trang 23Số 2 egg
TT | bia dập Tân bia Kích thước | Niênđại |Ngôn ngữi Ngườisoạn |hổ| — Tớmất loại nội dung Địa điểm |Chú thích
Nhâm Thìn Thanh] @ww |Nguyễn Xuân " ; Vinh An Bia
81 | 94 |Tu Sơn động ngẫu đắc 0,6 x0,96 - Tho | Ta cảnh đẹp Kim son - Thái (1892) Tiêu Vĩnh Lộc ma nhai Chu bạc Kim Sơn tân Minh Mệnh 18 Trương Đăng | Thơ su
82 | 95 1,55 x 1,1 : Văn cảnh Kim Sơn nt nt thứ (1837) Quế (3) Nhâm Thìn Thành - a 83 | 96 |Du Kim Sơn động ký 2,15 x1,35 - Bui An Niên Ky | M6 tả chơi Kim Sơn nt nt Thai (1892) Mậu Thân Tự Đức Cảm hứng về cảnh 84 | |Vôđề 0,3 x 0,36 : Lé Luu Tho nt nt (1848) Kim Son
Quy Siu Duy Tan
85 | 89 |Vô đề 0,4 x0,42 (1913) - Lê Đăng Tam | Văn | Thăm Kim Sơn nt nt
Nguyễn Vĩnh và Hoa thơ Phan Đường
88 | 31 |Vô đề 0,3 x0,3 Tự Đức 19 (18966) * Thơ at nt Lé Céng Hanh dai nhan
Giáp Thìn Bảo Tiểu sử tướng công| Quảng Trạch 87 | 2 |Tướng công bì ký 2,6 x1,2x0,4 : Lê Vĩ Văn
Thai (1724) Bui Hoang Hoan Quảng Xương
Đồng Phạm - Đông Hưng
88 | 121 |Hậu ký bị ký 18x0,1 | Tự Đức 31(1878) - Van | Dong dai họ Ngô
Dinh Đông Sơn Tiết Hữu Tố , Thơ
Nguyễn Xuân Ôn, | Thơ |
| Thanh Thai 15 Ca ngợi khí tiết nàng| Vĩnh Long 89 ¡ 63 | Đề Bình Khương miếu 0,9 x0,6 : Ha Van Ngoan, | Thơ `
(1903) Bình Khương Vint Lc
Hồ ĐắcDựvà | Thơ Đoàn Văn Thước | Tho
Trùng tu Bình Khương ¬ Về việc trùng tu miếu 90} Gi | 1,3 x0,7 Bảo Đại 5 (1930) - ? Văn nt
miểu nàng Bình Khương
| Thanh Thai 15 Sự tich nang Binh 91 | 64 |Bình Khương miếu 0,4 x0,45 : ? Văn nt
- (1903) Khương
Liên Sơn thánh mẫu lình Trương Văn Công đức Liên Sơn Cẩm Tú 92162 0,75 x0,45_ | Bảo Đại 6 (1931) - Van Š
từ Phú thánh mẫu Cẩm Thuỷ
Bính Tý Tự Đức én Phy Văn chỉ tổng Thạch| Đông Hưn 93 | 53 |Văn chi bi ky 1,8x0,9 ym - Ngự ï Văn gi guns
(1876) Hoang Khê Đông Sơn
Thành Thái 15 Quảng Tân 94 | 57 | Thạch kiểu bị ký 0,92 x 0,61 : 2 Văn | Việc bắc chiếc cầu đá 9 (1903) Quảng Xương Danh sách khoa bảng - Đông Khê 95 | 74 |Thạch Khê khoahoạnbil 14x09 |TựĐức23(1870) : ? Văn |chức sắc tổng Thạch Đông Sơn Khê
Vĩnh Gia tự bái đường bi Khải Định 10 Hoằng Phượng 96 {75 | 1,12x0,9 : ? Văn | Về chủa Vinh Gia
ky 2 (1925) 2 Hoang Hoa
- Trùng tu chùa Liên Vĩnh An 97 | 93 |Liên Hoa tự 1,15x0,9 {Tự đức 33 (1880) ˆ ? Văn
Hoa Vĩnh Lộc
Phỏ mã Đô uý khảo Hồng Đức 19 Nguyễn Trọn Bia mệ vợ chồng phỏ| = Hat |
% 21 | ý Rh20 Hg «050,05 9 aye DY an | HỘ vợ CÔNG avong
chỉ mộ (1488) Y mã Nguyễn Hữu Vĩnh Hà Trưng
- Mô tả việc trùng tụ ,
Trung tu danh lam = š 3 ue Ha Lam
99 | 22 Chiếu Bach 1,7 x1,0x0,01 | Vinh T6 11 (1629) ? Van |thang cảnh Chiếu Bạch: đền, chùa, cấu Hà Trung
Trang 24Số : An by sa ˆ Thể Tóm tắt ta ể TT | bia Tén bia Kích thước Niên đại Ngôn ngữ| Người soạn loại nội dung Địa điểm |Chú thích dập ạ 0
Nguyén Đại _ _ 1 Vinh Ninh Vinh | Bia
100 | 26 |Sơn bất tại cao 0,3m mỗi chữ 3 Trién Ca ngợi núi Xuân Đài - Nghiễm tự Lộc ma nhai ` Nhâm Thìn Thành Nguyễn Xuân Đặt tên động Ngọc| Vinh An
101 | 98 |Ngọc Kiểu động nt Han ’ mt f nt Thái (1892) Tiêu Kiều Vĩnh Lộc
102 | 101 | Thanh Hoá bị niệt nt Bảo Đại 5 (1930) Hán Phan Huy Tung} nt lKhắc ở động Ngọc Hồ nt nt Nham Thin Thanh
103 | 102 | Thanh Hoá thắng tích nt - Nguyễn Thuật | nt nt nt nt Thai (1892) 104 | 103 | Thanh cao nhién han, at nt : Hồ Trí Nhân nt nt nt at Nguyễn Xuân 105 | 89 [Ngọc Hỏ động nt nt - nt nt nt nt Tiêu Lầu Thư Cẩm bích Oa Khắc trong một động 106 | 100 nt ? - ? nt nt nt
Thiều Minh nhỏ ở Kim Sơn
- Canh Dần Thành "sie Đông Tân Đông
107 Kiệt nhiên trung trĩ nt | ˆ Nguyễn Thuật | nt | Vọng phu núi An nt Thái (†890) Sơn Hoạch - „ Khắc ở động Diệu) Cẩm Vân Cẩm 108 Trí Diệu, Câm Vân nt Canh Dần (1770) - Trịnh Sâm nt nt San Thuy | Khắc trong động Hỏ| Vĩnh Ninh Vĩnh 109 Ngọc Hỏ nt nt - nt nt nt Céng Lộc c ` |Khắc trên phiến đã 110 Thanh Kỳ khả ái nt nt : nt nt động Hỏ Công ot nt
Tổng số bia đã dập (lên giấy) trong năm 2004-2005: 110 Trong đó : có 56 bia ma nhai (khắc trực tiếp vào vách núi cao)
Trang 25Đề tài khoa học : “Khảo sát và
biên địch những di sản văn hoá PHỤ LỤC B
Hán Nôm ở Thanh Hoá SẮC PHONG, CHIEU CHE, LENH DỤ CÁC TRIỀU VUA PHONG KIEN
VIỆT NAM SUU TAM © THANH HOA TRONG NAM 2004 —2005 (1)
sé sé Triểu vua Niên đại Loại Tóm tắt nội dung Nơi bảo quản Ghi chú
4g Lê Thánh Tông! 17-4 Quang Thuận 7 Chế Phong chức cho công thẩn| Nhà thờ Lê Niệm ở xã|Bằng lụa dài
1 (1460-1496) (1466) _ |Lê Niệm Hoằng Hải - Hoằng Hoá _ |3,3m
2 l2 Lê Thế Tông 24-7Gia Thái 4 Sắc Phong chức Thượng tướng| Nhà ông Phạm Văn Nêu|Bị mất nhiều (1573 -1598) (1576) quan cho Sầm Ban (?) Hồi Xuân ~ Quan Hoá chữ
3 | 57 Lê Thần Tơng 20-3 Dương Hồ 6 chế Khen thưởng nhân vật Đàm | Nhà ông Đàm Lê Đồng |Bằng lụa dài
(1619-1642) (1639) Cảnh Sĩ Đông Lĩnh - Đông Sơn _ |25m
Lê Chân Tông 28-4 Phúc Thái 5 Sắc |Phong thần Hối Sơn 2 Đền Bà Triệu ở Phú Điền ĩ
4 | 76 | 1643 1648) (1847) © yrneng ten -Hậu Lộc
28-2 Phúc Thái 7 - t
t
5 |} 72 nt (1649) n n
_ TA 11-9 Thịnh Đức 5 Phong thần cho nhân vật Ngọ| Nhà ông Bang xã Định
6 | 9 |Lê Thần Tòng (1657) Tự Thành Long - Yên Định
ˆ ˆ : ` us i oma Nhà ông Trần Quang 7Ì 84 Lê Hy Tơng †1-11Vính Trị2 | Lệnh |Về việc xã Thiên Bản thờ Hoãn - Thiệu Quang
- 1677 Điềm Quốc ê _
(1675-1704) (1677) du | Điềm Quốc Công Lê Lựu Thiệu Hóa
a | 62 nt 20-01 Vĩnh Trị 5 Cấp đất cho xã Thiên Ban để nt (1680) thờ Điểm Quốc Cơng Í ê Lựu
2403ChínhHoa7 | „„ |Phong chức cho nhân vật ˆ
9 | 55 nt (1686) Sắc Đàm Cảnh Thuần Nhà ông Đàm Lê Đồng 4Ì 61 nt 21-03 Chính Hồ 10 | Lệnh |Lệnh cho con cháu họ Lê thờ| Nhà ông Trần Quang
(1689) dụ |danh thần Lê Lựu, Lê Lai Hoãn
1 | py |Lê Du Tông - VnhThỹh7 | „„ |Phong chức cho nhân vật Hường vấHong al
(1705-1728) (1711) Nguyén Ngoc Huyén Hoằng Hoá l
7-03 Vĩnh Thịnh 1
12 | 22 nt (1718) - nt nt
12 | 105 Lê Thuần Tông 16-4 Long Đức 3 Phong mĩ tự cho vua Lê Đại | Đền thờ vua Lê Đại Hanh (1732-1734) (1734) Hành ở Xuân Lộc ~ Thọ Xuân
4Ì 101 Lê Hiển Tông 24-7 Cảnh Hưng 1 |Phong thần cho danh nhân Nhà thờ Trần Lộng
(1740 -1785) (1740) Trần Long xã Thọ Vực - Triệu Sơn 16 | 42 nt 42-6 Canh Hung 16 Phong chức cho nhân vật Bùi Nhà thờ họ Trần
(1755) Đình Nhương Quảng Thanh-TP T.Hoa
16 | 45 nt 2-3 Cảnh Hưng 29 Phong thần cho nhân vật Nhà thờ Hoàng Đức Toàn
(1768) Hoàng Đức Toàn Hà Lai ~ Hà Trung
7 58 nt 24-3 Canh Hung 32 |> | Phong mi ty cho khai quốc Nha 6ng Tran Quang L (1771) công thần Lé Luu Hoan
2 as Nhà thờ quận công Lê , 18 | 109 nt 18(2) C 0) “nr Ne ae ae oa nhân vat | sh Chau xé Ngoc Linh - 7 PI °
Tinh Gia
49 | 441 nt 7-10 Canh Hung 38 (1777) Yến lập công [Ban khen nhan vat Lé Van Nhà thờ “Quan Đội" xã Hai Ninh - Tinh Gia
Trang 26
» se Triểu vua Niên đại Loại Tóm tắt nội dung Nơi bảo quản Ghi chú
20 | 110 at 10-12 Cảnh Hưng 39 Sắc Phong chức cho nhân vật Lê | Nhà thờ “Quan Đội” xã
_ (1778) Văn Yến Hải Ninh - Tĩnh Gia
21 Í 43 nt 19-2 Cảnh Hưng 39 - Phong chức cho Lê Trọng Họ Lê xã Quảng Thành —
(1778) Trác ở An Khê TP Thanh Hoá
22 | 50 nt 21-4 Canh Hung 39 - Phong chức cho ông Lê Văn | Nhà ông Lê Đình Sinh
(1778) Hành ở Vĩnh Gia Hoằng Phượng -H.Hố
23 Ì 408 nt 27-7 Canh Hung 43 Phong chức cho nhân vật Lê Nhà thờ quận công _ (1782) Đình Châu Lê Đình Châu
24 | sa nt 16-5 Canh Humg 44 | |Phong thần cho danh nhân Nhà ông Trần Quang
(1784) Trần Lựu Hoãn
25 | 92 nt 10-01Canh Hung 45 Phong thần cho nhân vật Lưu | Nhà ông Lưu Định Quyết
_ (1788) Đình Chất Hoằng Quí - Hoằng Hoá
26 | 98 Nguyễn Quang 21-12 Quang Trung 5 - Phong thần cho nhan vật Ngọ Nhà ông Bang Trung (1788-1792) (1792) Tự Thành Định Long - Yên Định
2 | ta Nguyễn Cảnh 1-3 Cảnh Thịnh 5 |Ban khen Thổ tù Phạm Công Họ Phạm
L Thinhh (1793-1802) (1797) Tiến Điền Lư - Bá Thước 17-5 Bao Hưng 2 os Đền Bà Triệu
28] 69 nt (1802) - _ |Ban mĩ tự cho Bả Triệu Phú Điền — Hau Lộc 29 | 113 Nguyễn Thế Tộ 27-8 Gia Long 1 - Phong chức cho Thổ tủ Phạm Họ Phạm
(1802 - 1819) (1802) Công Tiến Điển Lư - Bá Thước
30 | 97 nt 15-6 Gia Long 9 - Phong thần cho nhân vật Ngọ Nhà ông Bang (1810) Ty Thanh Định Long ~ Yên Định
31 | 104 nt 218 Go 9 Hàn han để Tiểu Đại | pen the vua Lé Dai Hành
32 | 44 Nguyễn Thánh Tổ | 21-7 Minh Mệnh 5 _ |Phong cho Đông Long Cao Họ Phạm (1820 -1840) (1824) Cac chi than Ha Binh ~ Hà Trung
33 | 44 nt 22-12 Minh Ménh 20 Ban khen tri huyén Nguyén Nha thờ Nguyễn Hữu Thái
_ (1839) Hữu Thái Hoằng Vinh - Hoằng Hoá 34 | 91 Nguyễn Hiển Tổ 18-12 Thiệu Trị 1 |Phong chức Đội trưởng cho Nhà ông Lê Đỉnh Kính
(1841-1846) (1841) Lê Đình Tinh Đông Ninh - Đông Sơn
25 | g9 nt 4-5 Thiệu Trị 4 Sắc cho dia phương biết nt
(1845) Lê Đình Tịnh là Đội trưởng
36 | 107 nt 24-3 Thiệu Trị 4 |Phong thần cho Đại Càn Dén Lach Bang
(1845) quốc gia Nam Hải Hải Thanh - Tĩnh Gia
37 | 65 Nguyễn Dực Tông| 23-10 Tự Đức 6 Phong thân cho danh nhân Nhà ông Trần Quang Bản sao (1848-1882) (1853) Lé Luu Hoan
98 | 88 nt 25-3 Tự Đức 7 |Phong thần cho Thái quận Nhà ông Lê Định Kính
(1854) công Lê Giám Đông Ninh - Đông Sơn
99 | 47 nt 11-10 Tự Đức 7 _ |Phong thần cho Đông-Lung Họ Phạm ˆ
(1854) Cao Các Hà Bình - Hà Trung
40 Ì 98 n ?-8 Tự Đức 8 _ |Phong thần cho Thái quận Nhà ông Lê Đình Kính
(1855) công Lê Giám Đông Ninh - Đông Sơn
41 nt 15-9 Tự Đức 18 _ [Ban cho Thé ty Phạm Bình _ _ HọPhạm -
(1865) hàm Chánh cửu phâm Bá hộ Điển Lư - Bá Thước
42 Ì g5 nt 21-11 Tự Đức 33 _ |Phong thần cho nhân vật Nhà thờ Nguyễn Đăng (1880) Nguyễn Đăng Khoa | Khoa ~ Đông Hoả- Ð.Sơn
Trang 27
sé 3 Trigu vua Niên đại Loại Tóm tắt nội dung Nơi bảo quản Ghi chú
43 | 96 Nguyén UngLich | 11-12 Kiến Phúc 1 Chỉ Phong thần cho nhân vật Ngọ Nhà ông Bang
(1884) (1884) Tư Thành Định Long - Yên Định
aa} og | Nguyễn Bửu Lân “1 mm Thái sạc |Phong thần cho nhân vật Lưu | in Quyết
(1889 - 1906) (901) Đình Chất 9 y
45 | 81 nt 16-5 Thanh Thai 17 | (1905) Ban mtu cho Bà Tiệu Đền Bà Triệu
Nguyễn Vĩnh San 25-9 Duy Tân 1 Phong thần cho Thái quận om
- Chinh
48 | % | (1907 1916) (1907) công Lê Giám Nhà ông Lé Binh Chin
a7 | 400 nt 15-8 Duy Tân 3 Phong thần cho Liễu Hạnh Chùa Thái Lai
(1909) công chúa Đông Lĩnh - Đông Sơn
4 | 60 Nguyễn Hồng Tơng |_ 25-7 Khải Định 9 - Sắc dân sở tại về việc phụng |_ Nhà ông Trần Quang
(1916 - 1924) (1924) sự Điểm quốc công Lê Luu Hoãn
Nguyễn Vĩnh Thuy |_ 11-7 Bảo Đại8 Gia tặng chức Thị đại học sĩ | „5 đnh ông Nguyễn 49 | 87 | (4926 -1945) (1933) ˆ Ícho ông Nguyễn Xuan Quang | “487 Dương - Đông Vệ: 390 9] TPThanh Hoá 30 | 88 n 9-01 Bảo Đại 9 Sắc khen nhân vật Lê Gia đình ông Lê Văn Đình
(1934) Nguyên Vĩ Ngọc Trao —TP T Hoá
29-11 Bảo Đại 19 Phong thần cho tiến sĩ Phạm „
70 a a waa THA
51 nt (1944) Héng Hinh (2) Đền thờ Bà Triệu
(1) Các sắc phong, chiếu chế, lệnh dụ khác đối tượng nhưng cùng triéu vua trùng ngày, tháng, năm
Trang 28NHỮNG BÀI BÁO ĐÃ GIỚI THIỆU KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI TRONG 2 NĂM 2004 - 2005
STT Đề mục bài báo Tên báo Số in
1 Bai ky của tiến sỹ Ninh Tốn ( thế ký 19 ) ở Vân Văn hố Thơng tin | 8/4/2004
Lôi Sơn CS _ Thanh Hơá CS
2 Mấy phát hiện thêm về bút tích của Phạm Sư Nt 20/5/2004
Mạnh ( thế kỷ 14) ở Vân Lỗi Sơn
Mấy bài thơ của Thượng Dương động chủ ( Lê 12/2/2004
3 Hiến Tông) sáng tác vào mùa xuân hiện còn khắc Nt trên vách núi ở Thanh Hoá
4 Một số hiểu biết mới về nhân vật lịch sử Lê Văn Nt 17/6/2004
Linh qua cuốn phả mới tìm thấy lại
5 Mot s6 bai tho chit Han khắc trên vách đá ở Nt 14/10/2004
thắng canh An Hoach ( Đông Son)
6 | May cut lieu giúp hiểu đúng một số bút tích chữ Nt 12/5/2005
Hán hiện còn khắc trên núi ở Thanh Hoá
+ | Phát hiện tác phẩm của Lê Triệu, một nho gia nổi Nt 4/8/2005
tiếng của xứ Thanh đầu thế ky 19
Tấm bia ghi tiểu sử, công tích vị tướng mới 14 m 4829
8 | wudi G thé ky 15 ngườigứThanh Báo Thanh Hoá | gu |
9 Về di tích lịch sử văn hoá Van Nhưng Nt 4908
( Đông Sơn ) mới được khảo sát (8/2004)
10 Những điều đã biết và còn tổn nghi qua những Nt 4912
bút tích Hán Nôm ở khu Núi Vàng ( Vĩnh Lộc) (8/2004)
H Kho di sản văn hố Hán Nơm ở Đồng Pho Nt 4900
(Dong Son) (8/2004)
l2 Giới thiệu bút tích mấy nhà nho yêu nước khắc Nt 4928
trên vách núi Kim Sơn ( Vĩnh Lộc) (9/2004)
3 Vài nét về tấm bia :" Thạch Khê tổng đăng khoa N 12/2004
"na a uy nh t
bi ky" moi phat hién ¬
14 | Về hai tấm bia ở thế kỷ 16 tại chùa Ngọc Châu Nt 12005 gon ge 2 Mua N = Ts 5004-5004- 15 ang harley fm và mấy bài thơ chữ Hán NI 5006-5007 oC at (2/2005) ¡s | Cum di tich thắng cảnh Do Xuyên qua văn bia, N 6/2005 Ngài á A2 1+ ` t
bài vị, sắc phong, câu đối hiện còn
19 Về tác phẩm: " Liên Khê Nam hành tạp vịnh" của M 6/2005
Lê Triệu ở thế kỷ19 |
20 Bài thơ:” Nhìn thấy linh cữu Quang Trung" của Nt 7/2005 Lê Triệu sáng tác vào khoảng năm 1808
Hai bài thơ của Lê Lượng Bạt - Một nhà khoa x ^ 4/2005
21 | bảng xứ Nghệ được âm thấy ở Thanh Hoá Văn hoá Nghệ An
Bài thơ chữ Hán của hoàng giáp Nguyễn Khắc 4/2005
22 | Niém (Ha Tĩnh) ở thắng cảnh Từ Thức Thanh Văn hoá Hà Tĩnh | Hoa
23 Tư liệu văn hoá lịch sử rút ra từ những tấm bia An ninh Thế giới 10/2004
chưa được quy tập ở Thanh Hoá thứ 7
24 Bút tích mấy nhà nho yêu nước khắc trên vách Văn nghệ Công an 11/2004
núi Kim Sơn ——
2s | Giới thiệu bài :" Thanh Hoá tỉnh phú" mới tìm Văn nghệ Thanh Hoá 9/2005
thấy
Trang 29Mục lục
Trang
I- Ý nghĩa đề tài 1
II- Tổ chức nghiên cứu 1
TH- Phương pháp nghiên cứu 2
Trang 30HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ - GIÁO DỤC THANH HOÁ
kkk
BAO CAO TOM TAT KET QUA DE TAI
"SUU TAM, KHAO SAT VA BIEN DICH NHUNG DI SAN VAN HOA HAN NOM @ THANH HOA"
THANG 9 NAM 2005
5659-7
Trang 31BAO CAO TOM TAT KET QUA DE TAI:
“SUU TAM, KHAO SAT VA BIEN DICH NHUNG DI SAN VAN HOA HAN NOM 0 THANH HOA"
Từ năm 2004, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã đặc cách giao cho Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Thanh Hoá thực hiện đề tài
nghiên cứu "Sưu tầm, khảo sát và biên dịch những di sản Văn hóa Hán Nôm 6 Thanh Hoa", trong 2 năm 2004 - 2005
Trước đó Hội Thanh Hóa đã tập hợp một số hội viên am hiểu ngôn ngữ Hán
Nôm và khoa học Lịch sử lập thành: " Ban dịch thuật Hán Nôm Thanh Hoá" và tự xuất kinh phí đi thực địa để sơ bộ khảo sát số di sản văn hoá Hán Nôm hiện
còn ở các địa phương trong tỉnh như: văn bỉa, sách vở, tư liệu, gia phả, thần phả, ngọc phả, sắc phong, câu đối, đại tự, Trong quá trình khảo sát đó, Hội đã phát hiện ở rải rác khắp địa phương trong tỉnh vẫn còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu
Hán Nôm, một số công khai mà các cơ quan văn hoá trong tỉnh đã biết, nhưng còn một số không ít đang được các gia đình, dòng họ, địa phương lưu giữ, hoặc
nằm ở các địa điểm hẻo lánh chưa hẻ biết
Đầu năm 2004, khi được giao đề tài, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục
Thanh Hoá đã lên kế hoạch tổ chức cho các thành viên tham gia đi thực địa được
15 huyện thị, thành phố, trong đó có 3 huyện miền núi, khảo sát 5O điểm, có
điểm xa nhất là 150 cây số, bằng các phương tiện: xe máy, ởi bộ, đi
thuyền Nhiều nơi phải leo trèo núi cao, luồn rừng, đến những vùng nông thôn
hẻo lánh Tuy một số thành viên hiểu biết Hán Nôm tham gia tuổi đã cao (2
người từ 80 tuổi trở lên), nhưng nhờ nhiệt tình, hăng say, không quản khó khăn cùng hỗ trợ nhau nên đã thu được một số kết quả cụ thể sau:
1, Vé van bia: Đã đập được 110 bia, mà trước kia đo thiếu điều kiện nên chưa dập được bia nào Đặc biệt đã sử dụng dàn giáo, thang bắc lên núi cao, nên dap được hầu như toàn bộ số bia ma nhai (khắc trực tiếp vào hang động, núi đá),
ở Thanh Hoá, gồm 56 bia Trong đó có 41 văn bia bằng thơ, 4 văn bia là ký và
Trang 3211 văn bia là đại tự, mỹ tự Song song với việc đập, trực tiếp khảo sát, đối chiếu, đã tiến hành dịch được 56 văn bia ma nhai nói trên, từ phiên âm, dịch nghĩa và địch thơ Một số cụm văn bia ở khu thắng tích Kim Sơn (Vĩnh An - Vĩnh Lộc),
Thần Phù (Nga Điền - Nga Sơn) lần đâu tiên đã được các thành viên của đề tài
nghiên cứu, giải mã, dịch và lân lượt cơng bố Ngồi ra còn địch thêm toàn bộ 25
văn bia khác của một số danh nho như: Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan,
Nguyễn Thực, Vũ Duy Đoán Có một số bia theo chúng tôi được biết từ trước đến nay chưa có thác bản lưu trữ ở các cơ quan nghiên cứu Song nhờ thực hiện
đề tài nên đã có bản dập và được dịch ra Việt ngữ như: tấm bia ở chùa Ngọc
Châu, thuộc huyện miền núi Cẩm Thuỷ, có niên đại Đoan Khánh thứ IV (1509), tấm bia của tiến sĩ Bùi Ân Niên, đo tác giả sáng tác và tự viết chữ, với một loại thư pháp đặc sắc, ở động Ngọc Kiều thuộc huyện Vĩnh Lộc, đề năm Thành Thái
thứ IV (1892)
Một số văn bia khác lần đầu tiên cũng được dập và biên dịch như: 10 bài thơ của Lê Tương Dực, 5 bài thơ của Trương Đăng Quế và Trương Công Đản, một số thơ văn của các nho sĩ ngoài tỉnh từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Hoặc một số văn bia của mấy dòng họ lớn ở miền núi Thanh Hóa như họ Hà (Bá Thước), họ Phạm (Quan Hoá), Có số bia rất giá trị nhưng lâu nay bắc cống rãnh, qua khảo sát và
phát hiện được như tấm bia: "Vạn cổ lưu hương" ở xã Đông Ninh - Đông Sơn, ghi tên các nhà khoa bảng đỗ tiến sĩ, cử nhân, từ triều Gia Long trở về trước của
tổng Thạch Khê Ngoài ra còn dập và dịch một số văn bia là đại tự, mỹ tự khắc ở một số đi tích, thắng cảnh trong tỉnh, nên nhờ đó mới biết được xuất xứ của một số bút tích liên quan cũng như tên gọi của các địa danh nói trên
2 Về sách vở, tư liêu: Phát hiện một số gia đình còn giữ được khá nhiều sách vở, tư liệu Hán Nôm Ngoài một gia đình ở Hoằng Hoá còn giữ được 600
cuốn sách mà các phương tiện thông tin đại chúng đã giới thiệu Chúng tôi còn phát hiện thêm những gia đình ở Hậu Lộc, Thọ Xuân, Ngọc Lặc cũng có những tủ sách xưa quý giá, nhưng đề tài chưa có điều kiện khai thác Bằng chứng là trong một gia đình Lang đạo người Mường ở huyện miền núi cao Quan Hoá
vẫn còn giữ được khá nhiều sắc phong, chiếu chỉ, khế ước, đơn kiện từ đầu thời
Trang 33Lê Trung Hưng cho mãi đến thời Bảo Đại đầu thế kỷ XX, trước khi chấm dứt chế
độ phong kiến Việt Nam Đặc biệt đã sưu tâm được cuốn: "Liên Khê Nam hành
tạp vịnh" , gồm 2 tác phẩm: "Liên Khê di tập" và: "Nam hành tạp vịnh” của một
nhà nho Thanh Hoá có tên là Lê Triệu (1771 - 1846) mà từ trước tới nay các nhà
nghiên cứu viết về ông chỉ mới dựa vào các chuyện giai thoại, đân gian, nên còn thiếu chính xác, thậm chí có những sai lầm Hai tác phẩm trên của Lê Triệu có
hơn 250 bài thơ, bài kí liên quan đến nhiều nhà khoa bảng, chức sắc, và các địa danh lịch sử đương thời Hiện đã dịch được 30 bài thơ và kí Trong đó có bài thơ: "Kiến Quang Trung linh cửu" (Nhìn thấy linh cửu Quang Trung), tác giả cho biết
ông đã đến nơi đặt lăng mộ của Quang Trung, chỉ sau khoảng 6 năm Gia Long
cho khai quật và tàn phá Lâu nay chúng ta đã có nhiều bài nghiên cứu, hội thảo khoa học nhưng chưa biết đích xác vị trí đặt mộ vị anh hùng dân tộc Quang Trung ở đâu Nay qua bài thơ trên, Lê Triệu đã cho biết vị trí khu lăng mộ, nên có lẽ nhờ đó giúp chúng ta biết được phần mộ vị anh hùng dân tộc Quang Trung, mà nhiều năm nay đã mất công tìm tòi, nghiên cứu nhưng vẫn chưa xác định
được Các thành viên trong đẻ tài còn phát hiện được một tác phẩm nữa của Lê Triệu, nhan đề: "Sử biên tùng Việt”, nhưng chưa có điều kiện khảo sát, biên dịch
Nhân vật Lê Triệu đã được người đời ca ngợi giỏi chữ nghĩa văn chương, thể hiện trong câu: "Nghệ Hai Hành, Thanh Cà Triệu" Nhưng đến nay Lê Triệu chưa được xếp vào số tác gia, nhân vật lịch sử Việt Nam, như Nguyễn Hành ở Hà
Tĩnh, người gọi đại thi hào Nguyễn Du là chú ruột Nay nhờ sưu tầm được 3 tác phẩm trên nên nếu biên dịch, giới thiệu được đầy đủ, thì sẽ bổ sung thêm một số tác phẩm văn thơ mới, tác gia mới của Việt Nam
Đã sưu tầm và dịch được cuốn phương ngôn viết bằng chữ Nôm, đề tác giả là "Hà Tông Huân trưởng quan", nhưng không thấy ghi thời gian và tên người sao chép Chúng ta biết rằng Hà Tông Huân đỗ bảng nhãn khoa Giáp Thìn, triều
Bảo Thái (1724), được người đời ca ngợi có tài thơ văn, từng chấm nhiều khoa
thi hội, soạn sách cho học trò Quốc Tử Giám đọc để bồi đưỡng nhân tài , song
trước tác của Hà bảng nhãn đến nay mất mát gần hết, chỉ còn lại vài bài văn bia và cuốn gia phả đòng họ Ngô thân mẫu vua Lê Thánh Tông mà thôi Nếu xác định được xuất xứ tác phẩm này, thì đây là một tư liệu mới có giá trị Chúng tôi
Trang 34cũng đã dịch được tồn văn bài: "Thanh Hố tỉnh phú” và 4 bài thơ của hoàng
giáp Nguyễn Văn Giai trong cuốn: "Thanh Hoá kỷ thắng” đã phát hiện được từ
trước
3 Vé gia pha, than pha, ngoc pha: Dé tai sưu tầm được 10 cuốn Có cuốn
như gia phả nhân vật lịch sử Lê Niệm (cháu ruột đanh thân Lê Lai thế kỷ thứ
XV), chưa hề dịch, nên chúng tôi dịch sơ bộ để cung cấp cho dòng họ Lê này Cuốn gia phả họ Vũ, hậu duệ của vua Chăm Trà Toàn đã cho biết việc sử dựng tù binh Chăm Pa thời Lê Sơ và việc thành lập các làng Chăm Hoặc cuốn thân phả Chân Nhân La Viện đã cung cấp thêm một số chỉ tiết về việc thờ phụng nhân vật
thân thoại này ở khu vực Thân Phù Nhìn chung các cuốn phả nếu được thu thập thêm, đối chiếu với nhau, thì có thể rút ra được một số tư liệu mới mẻ có giá trị, liên quan đến lịch sử xã hội nước ta thời phong kiến Song nội dung một số cuốn cũng còn nhầm lẫn, sai sót, nên khi sử dụng cần phải thẩm định thật kỹ càng cẩn
thận
4 Câu đối: Hâu như đên, chùa, nhà thờ nào cũng có câu đối Hán Nôm Một số tấm bia dọc theo chiều dày cũng thấy khắc câu đối Nhưng nhìn chung câu đối cổ, có lạc khoản hiện còn rất ít Hiện tượng câu đối viết sai chữ, không đúng luật và nội dung chung chung là rất phổ biến Vì thế sau khi khảo sát hơn 200 câu đối, chúng tôi chỉ chọn được 50 câu đạt các tiêu chí sau: Viết đúng, hay,
nội dung phản ánh được đặc điểm nhân vật được thờ, địa danh di tích , để viết
lại và dịch ra Việt ngữ Thí dụ: Đôi câu đối noi dén thờ Nguyễn Huệ, ở Do Xuyên - Tinh Gia:
"Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ
Miếu mạo quang lưu Bạng Hải kim”
Hoặc đôi câu đối đền thờ Lý Thường Kiệt ở Hà Ngọc - Hà Trung: "Chính triều trị quận, Việt quốc quân đức độ an dân Phat Tong bình Chiêm, Lý nghĩa đệ kỉ cương phụ quốc"
Š Sắc, chế, lênh du: Qua 2 năm thực hiện đẻ tài, đã sưu tầm được 45 sắc phong, 2 đạo chế và 4 lệnh dụ Mỗi triều vua chỉ chọn số sắc, chế, lệnh dụ khác
Trang 35tuần, nhà vua cấp rất nhiều sắc phong Nhưng chỉ chọn những đạo khác ngày, tháng, năm để chụp, dịch Vì không thể mượn để phô tô nguyên bản, và lại
không có phô tô cỡ lớn, phô tô màu, một số đạo sắc, chế, lệnh dụ bị mun, nên phải dùng cách chụp phim, phóng to lên giấy ảnh cỡ 20 x 30 cm để bảo đảm đọc
được chữ và giữ nguyên màu sắc, hoa văn trang trí
Đặc biệt có 2 đạo chế bằng lụa trắng Đạo thứ nhất rộng 0,5 m; đài 2,4 m, niên đại triều Dương Hoà VI (1639), phong cho Dé đốc Trụ quốc thượng trật Đàm Cảnh Sĩ vì có công lớn dẹp họ Mạc ở Cao Bằng Đạo thứ 2 dài 3,2 m, niên đại triều Quang Thuận VII (1466) phong cho công thân Lê Niệm đã có công lớn
đối với triều đại Lê Sơ Điểm đặc sắc của tờ chế này, ngoài niên đại cổ nhất đến
nay đã được biết, còn thấy ghi nguyên nội dung lời thể của Lê Lợi đối với Lê Lai Tờ chế này bị mối đục mất nhiều chữ Song trong cuốn gia phả dòng họ Lê Niệm có thấy ghi lại một phần nội dung đạo chế này, nên chúng tôi đã dịch ra
Việt ngữ Ngoài các đạo sắc, chế, còn sưu tam được 4 lệnh dụ của chúa Trịnh,
lệnh cho đân địa phương và gia tộc họ Trần ở huyện Thiệu Hoá thờ phụng danh
nhân khởi nghĩa Lam Sơn là Trần Lựu Các sắc chế sưu tầm được nói trên giúp
phân biệt được rõ ràng đặc điểm nội dung từng loại Có thể căn cứ trên hoa văn trang trí theo kiểu từng triều đại để đối chiếu với hoa văn các loại di vật khác (kiến trúc đên chùa, đồ dùng sinh hoạt ) nhằm xác định niên đại của các di vật
đó Cũng có thể căn cứ vào chữ viết để tìm hiểu kiểu chữ, văn phong, cách viết
chữ huý, chế độ quan chức, phẩm hàm của từng triểu đại phong kiến Việt Nam
* Qua 2 năm thực hiện đề tài có thể rút ra mấy kết luận:
- Tuy số di sản văn hố Hán Nơm đã bị mất mát, song đến nay một số gia đình, địa phương vẫn còn lưu giữ được khá nhiều, mà các cơ quan văn hoá huyện xã chưa phát hiện được, do không hiểu ngôn ngữ Hán Nôm nên chưa quan tâm
- Các dân tộc ít người ở miền núi Thanh Hoá, có gia đình, dòng họ vẫn lưu
giữ khá tốt nhiêu loại di sản văn hố Hán Nơm Đây là hiện tượng đặc biệt, cần
được các cơ quan văn hoá quan tâm sưu tầm, khảo sát
- Kinh nghiệm muốn sưu tầm các tư liệu Hán Nôm có kết quả thì nhất thiết
Trang 36Hán Nôm, người am hiểu lịch sử và người hiểu biết ít nhiều Hán Nôm nhưng có sức khỏe, tháo vát để leo, trèo, đi đến những chỗ khó khăn làm nhiệm vụ dập, chụp, sao
- Theo nhân dân một số địa phương cho biết thì từ nhiều năm trước đã có người đến khảo sát, dập, chụp các tư liệu Hán Nôm Nhưng đến nay không biết
để đâu và cũng không thấy công bố Vì thế cần tiến hành việc sưu tầm song song
với việc biên dịch, ít nhất cũng phải dịch sơ bộ ngay Không nên tách hai khâu này
- Nhiều địa phương, gia đình còn lưu giữ các tư liệu Hán Nôm nhưng vì họ
không biết chữ, lại sợ bị thất lạc Nên khi biết có người am hiểu ngôn ngữ tới
dịch giúp thì rất phấn khởi, đón mời Đây là điêu kiện thuận lợi cho công tác sưu
tầm khảo sát đi sản văn hố Hán Nơm hiện nay
- Các loại tư liệu Hán Nôm hiện còn ở Thanh Hoá phần nhiều là tư liệu gốc, rất cần để giúp hiểu chính xác lich sử xã hội thời phong kiến Nên đề nghị ngành
Văn hoá và các cơ quan hữu quan cấp tiếp kinh phí để thực hiện đề tài trong
những năm tới Đồng thời cần có chủ trương, tạo điều kiện để cho các địa
phương khác tiến hành những đề tài thuộc loại này, kịp thời sưu tập, biên dịch số
di sản Hán Nôm hiện còn lưu giữ
Thanh Hoá, ngày 30 tháng 9 năm 2005
Chủ nhiệm đề tài