1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quảng Ninh chuyển đổi mô hình từ “tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh”

3 600 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 26,06 KB

Nội dung

Quảng Ninh chuyển đổi mô hình từ “tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh”

Quảng Ninh chuyển đổi hình từ “tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh”Đặng Huy HậuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng NinhQuảng Ninh mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, mảnh đất giàu truyền thống Cách mạng, có đường biên giới trên bộ và trên biển thông thương thuận lợi với Trung Quốc; bờ biển trải dài 250 km tạo ra một ngư trường rộng lớn trên 6.000 km2 và một dải đất liền ven biển hơn 6.100 km2. Quảng Ninh có nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá, chiếm trên 90% trữ lượng cả nước; tiếp đến là đá vôi, đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên .Quảng Ninh có danh thắng Yên Tử và có kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Thế mạnh, tiềm năng tự nhiên và con người xã hội của Quảng Ninh đem đến những cơ hội để phát triển kinh tế bền vững như dịch vụ du lịch, biên mậu, hậu cần cảng biển; đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng và đang phát triển một trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam .Trong những năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới và Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 95%; nông nghiệp chiếm 5,6%). Năm 2011, Quảng Ninh đạt được mức tăng trưởng trên 12%, gấp hơn 2 lần mức bình quân cả nước; GDP bình quân đầu người đạt trên 2.200 USD; thu ngân sách đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng – mức cao nhất từ trước đến nay. Đó là những kết quả quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nỗ lực phấn đấu đạt được.Tuy nhiên, trong tiến trình CNH - HĐH, Quảng Ninh đang đối mặt với những thách thức lớn, đó là giải quyết mâu thuẫn giữa tiềm năng vô hạn với nguồn lực có hạn; giữa phát triển công nghiệp (khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, đóng tàu .), đô thị hóa nhanh với phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, đặc biệt là đối với kỳ quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và danh thắng Yên Tử, giữa cộng đồng dân cư đa dạng về dân tộc (22 dân tộc), tôn giáo; với vị trí biên giới hiểm yếu nên Quảng Ninh luôn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị và là cơ hội để các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triển khai âm mưu "diễn biến hòa bình". Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là địa bàn có nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt có các loại tội phạm công nghệ cao.Thực hiện Kết luận Hội nghị TW 3 và Nghị quyết TW 4 khóa XI, Nghị quyết số 03 - NQ/TU ngày 1/12/2011 của Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành về phương hướng nhiệm vụ năm 2012 với mục tiêu: . "Phát triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới hình từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế . Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và hạ tầng, quy hoạch sử dụng tài nguyên và đất đai, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường .". Theo đó, thực hiện đổi mới hình tăng trưởng kinh tế từ tăng trưởng nóng dựa trên những tài nguyên hữu hạn như than, đất sang tăng trưởng xanh theo hướng phát huy những giá trị vô hạn của dịch vụ du lịch, văn hóa, lịch sử truyền thống, thương mại mậu dịch biên giới và phát triển kinh tế biển. Từ phát triển theo bề rộng như ồ ạt khai thác tài nguyên, bán nguyên liệu thô sang phát triển theo chiều sâu, bền vững theo hướng tăng giá trị tài nguyên, tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong từng sản phẩm; ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quản lý và kinh doanh. Quá trình thục hiện đổi mới hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới và hải đảo.Hiện nay, Quảng Ninh đang phải đối mặt với sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này và rút ngắn khoảng cách trong phát triển có tính dài hạn nhằm phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại phúc lợi tốt nhất cho người dân, yêu cầu chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là tất yếu nhằm "Đổi mới hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo phúc lợi và bảo vệ tài nguyên môi trường", muốn vậy nên tiếp cận theo hướng "Kinh tế xanh".Trong Kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu của Nhà nước và nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải cácbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái, mang lại lợi ích cho mọi nguôi. Sự đầu đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu.Để thực hiện được mục tiêu "Kinh tế xanh", "Tăng trưởng xanh", gắn việc tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, phân đấu thành tỉnh công nghiệp dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015, Quảng Ninh cần tập trung vào một số nhiệm vụ:Một là, triển khai lập quy hoạch có nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá, chiếm trên 90% trữ lượng cả nước; tiếp đến là đá vôi, đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đồng bộ cấp tỉnh và cấp huyện, trên cơ sở kế thừa các quy hoạch đã lập như: Quy hoạch BVMT thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; Quy hoạch BVMT vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch BVMT tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.Triển khai xây dựng quy hoạch BVMT tỉnh, quy hoạch BVMT vịnh Hạ Long, quy hoạch BVMT cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn 2020 cho phù họp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để hiện thực hóa nội dung trên, ngày 29/3/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 1233/UBND-MT1 đồng ý chủ trương điều chỉnh và lập quy hoạch BVMT. Theo đó, giao Sở TN&MT và các địa phương tiến hành lập quy hoạch BVMT toàn tỉnh, Quy hoạch BVMT vịnh Hạ Long và Quy hoạch BVMT cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoàn thành trong năm 2012.Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về BVMT; Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường; Đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn; Phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua BVMT; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về BVMT.Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường: Tập trung trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái; Đa dạng hóa việc ứng dụng các loại hình công nghệ sử dụng và BVMT phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương . Bốn là, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vị trí xây dựng các nhà máy nhiệt điện, xi măng cần phải cách rất xa các trung tâm du lịch, đô thị khu thương mại (hiện nay việc xây dựng các cơ sở nhiệt điện, xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là không phù hợp, gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường khu vực). Trong thu hút đầu tư, cần lựa chọn các lĩnh vực công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường hoặc công nghệ tiên tiến.Năm là, tăng cường đầu và đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT. Đầu cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của "Kinh tế xanh" như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu cho công tác BVMT, đầu và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh, kinh phí sự nghiệp môi trường ngành than.Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu vào lĩnh vực BVMT. Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu BVMT. Phát triển, nhân rộng phong trào quần chúng tham gia BVMT; huy động nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác BVMT với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.Việc chuyển đổi hình tăng trưởng "từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh" là mục tiêu chiến lược, là quyết tâm chính trị của tỉnh, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015.TCMT 06/2012 . Quảng Ninh chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh” ặng Huy HậuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng NinhQuảng Ninh mảnh đất. về môi trường...". Theo đó, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ tăng trưởng nóng dựa trên những tài nguyên hữu hạn như than, đất sang tăng

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w