1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

264 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 264
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án (12)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (16)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (16)
    • 2.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án (17)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án (22)
  • 5. Kết cấu của luận án (23)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP (24)
    • 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (24)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước (24)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước (37)
    • 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (46)
      • 1.2.1. Khoảng trống kiến thức từ những công trình nghiên cứu đã được công bố liên (46)
      • 1.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án (48)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP (0)
    • 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (50)
      • 2.1.1. Duyên hải (50)
      • 2.1.2. Hải đảo (50)
    • 2.2. DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP (51)
      • 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngư nghiệp (51)
    • 2.3. QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP (70)
      • 2.3.1. Một số khái niệm cơ bản (70)
      • 2.3.2. Sự cần thiết quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (73)
      • 2.3.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (74)
      • 2.3.4. Công cụ và phương thức quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (77)
      • 2.3.5. Nội dung quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (81)
    • 2.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP (89)
      • 2.4.1. Tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (89)
      • 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (95)
    • 2.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (102)
      • 2.5.1. Kinh nghiệm của Phần Lan (102)
      • 2.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc (105)
      • 2.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (111)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (114)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (114)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (116)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (116)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (124)
    • 3.3. THIẾT KẾ THANG ĐO (128)
      • 3.3.1. Thang đo đánh giá dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (128)
      • 3.3.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (128)
      • 3.3.3. Thang đo các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (130)
  • CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (134)
    • 4.1.2. Thực trạng ngành ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (137)
    • 4.1.3. Thực trạng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (141)
    • 4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (151)
      • 4.2.1. Thực trạng hoạch định chính sách phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (153)
      • 4.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (159)
      • 4.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (165)
      • 4.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (172)
    • 4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (175)
      • 4.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (175)
      • 4.3.2. Phân tích các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (176)
    • 4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH QUẢ, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (194)
      • 4.4.1. Một số thành tựu đạt được trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (194)
      • 4.4.2. Những hạn chế trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (197)
      • 4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (199)
  • CHƯƠNG 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (203)
    • 5.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI CỦA NGƯ NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO ĐẾN NĂM 2030 (203)
      • 5.1.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với phát triển ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam đến năm 2030 (203)
      • 5.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo đến năm 2030 (209)
      • 5.1.4. Các yếu tố cần thiết để hoàn thiện quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (0)
    • 5.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO (213)
      • 5.2.1. Hoàn thiện hoạch định chính sách phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (213)
      • 5.2.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (214)
      • 5.2.3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo (216)
      • 5.2.4. Hoàn thiện kiểm tra, giám sát dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và dải đảo (219)
      • 5.2.5. Thiết lập liên kết vùng trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (220)
      • 5.2.6. Tổ chức quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp theo nhóm đối tượng 196 (222)
    • 5.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (223)
      • 5.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (224)
      • 5.3.2. Kiến nghị với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương (224)
  • KẾT LUẬN (173)
  • PHỤ LỤC (245)

Nội dung

Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong xã hội hiện đại, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý và cung ứng DVC cho xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển quốc gia và đời sống của người dân Cung ứng DVC cho xã hội là một trách nhiệm vô cùng to lớn và khó khăn của mọi Nhà nước trong thời đại ngày nay, đồng thời cũng là một trong hai chức năng quản lý xã hội quan trọng của nhà nước Các loại hình DVC do cơ quan hành chính Nhà nước được trao quyền tiến hành thực hiện để phục vụ các quyền và lợi ích cơ bản của người dân và doanh nghiệp.

Trên toàn cầu, ngư nghiệp là nguồn sinh kế chính của hơn 500 triệu người (Mosepele và cộng sự, 2017) và là nguồn dinh dưỡng của hơn 3 tỷ người (FAO, 2022). Theo thống kê của FAO (2022), sản phẩm của ngành ngư nghiệp là mặt hàng được buôn bán nhiều nhất trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, cung cấp lương thực, tạo thu nhập và tăng trưởng, phát triển kinh tế Ngoài ra, ngành ngư nghiệp không chỉ là nguồn sinh kế chính của hầu hết các cộng đồng ven biển trên thế giới mà còn là nguồn đảm bảo an ninh kinh tế (Akpaniteaku và cộng sự, 2005) Các lý thuyết kinh tế học đã chỉ ra vai trò của dịch vụ công đối với tăng trưởng và phát triển. Chính vì vậy, đối với ngành ngư nghiệp, dịch vụ công trở nên vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là các lý thuyết về quản lý dịch vụ phần lớn đã bỏ qua bối cảnh các dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp (Hodgkinson và cộng sự, 2017) Nguyên nhân do, một mặt, quản lý dịch vụ công nói chung và quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp nói riêng rất khác so với quản lý dịch vụ trong khu vực tư nhân vì chúng được cung cấp bởi nhà nước Vì thế, các dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp có xu hướng phản ánh hành vi chính trị và thể chế của cơ quan nhà nước (Lane, 2000) Mặt khác, các dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp thường phức tạp gồm nhiều nhà cung cấp dịch vụ (cơ quan Nhà nước) và các bên liên quan hơn, đồng thời quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp yêu cầu mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn (Osborne và cộng sự, 2013) Chính vì những sự khác biệt đó đã tạo ra một khoảng trống lý thuyết lớn (OECD, 2017) Mặc dù các nhà nghiên cứu trước đây đã kêu gọi các công trình bổ sung để nghiên cứu về lý thuyết cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân nhưng rất ít nhà nghiên cứu phản hồi Quan trọng hơn, người ta biết rất ít về quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp trong lý thuyết quản lý dịch vụ (Pestoff, 2018).

Theo điều tra cơ bản của UNDP (2018) được thực hiện tại một số quốc gia đang phát triển, trong tất cả các ngành kinh tế thì ngư nghiệp bị hạn chế nhất trong tiếp cận với các dịch vụ công Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi đang có sự chuyển biến căn bản, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Song song với quá trình đó là chức năng quản lý của Nhà nước có sự chuyển đổi, từ “nhà nước điều hành sang nhà nước dịch vụ” Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể chế, các văn bản về QLNN, cải cách hành chính gắn với cung cấp các DVC cho toàn xã hội Trong đó, dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp (DVCPVNN) là một bộ phận không thể tách rời của DVC, phục vụ các nhu cầu chung, thiết yếu của các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp, chất lượng cung ứng DVC này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước Tuy nhiên, nhiều vấn đề thuộc chức năng quản lý của Nhà nước mới phát sinh trong DVCPVNN Bởi DVCPVNN ở nước ta đang trong quá trình phát triển, do đó quản lý DVCPVNN là vấn đề mới Hiện nay, chúng ta chưa có một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về vấn đề này Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đòi hỏi phải được lý giải để định hướng cho hoạt động thực tiễn một cách đúng đắn Để đạt được điều đó, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, hoàn thiện lý thuyết về DVC, đồng thời tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống thế chế về DVC gắn với DVCPVNN Từ thực tế đó, quản lý DVCPVNN đang đặt ra nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp Tình trạng yếu kém chất lượng, hạn chế về trách nhiệm quản lý và cung ứng DVCPVNN đã làm giảm mức độ tín nhiệm của các tác nhân kinh tế đối với các cơ quan QLNN.

Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có biển Vùng duyên hải(ven biển) là vùng chuyển tiếp giữa đất liền và vùng biển hệ sinh thái có tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên có thể mang lại lợi ích cho cuộc sống của cộng đồng ven biển (Dahuri và cộng sự, 2000) Khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn trong phát triển các ngành kinh tế biển như kinh tế hàng hải, du lịch biển và đặc biệt là ngành ngư nghiệp Tuy nhiên, xét về tổng thể ngành ngư nghiệp của khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam còn manh mún, lạc hậu, chưa thực sự khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng để góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực và nâng cao đời sống của người dân Hơn nữa, khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam là vùng có sự đa dạng về dân tộc, đa văn hóa và trình độ phát triển không đồng đều cũng như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ đã dẫn đến những khó khăn trong quá trình cung ứng và quản lý DVCPVNN Chính vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã có nhiều biện pháp, cách thức tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như các loại hình DVCPVNN phục vụ các tác nhân kinh tế tại khu vực duyên hải và hải đảo Kết quả đạt được đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong quá trình cung ứng và quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo, bước đầu góp phần làm gia tăng phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngư nghiệp nói riêng, thúc đẩy các tác nhân kinh tế ngày càng phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình quản lý DVCPVNN chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan và luôn luôn xảy ra nhiều bất cập giữa một bên là cung về DVC (chủ thể quản lý), và một bên là cầu về DVC (đối tượng quản lý) Trong đó, về mặt chính sách đối với DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam, thời gian qua còn nhiều lúng túng trong việc ban hành vì thiếu một cơ chế đồng bộ, đặc biệt là cơ chế đẩy mạnh phát triển DVCPVNN trong quan hệ với tăng cường vai trò của Nhà nước và điều tiết của thị trường Bất cập và hạn chế của chính sách thể hiện cả trong tổng thể phát triển hệ thống DVCPVNN cũng như đối với từng loại hình DVCPVNN cụ thể, cùng với những đặc trưng riêng quy định phương thức cung ứng, hình thức tổ chức cung ứng, khả năng thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia, Ngoài ra, quy trình hoạch định chính sách phát triển DVCPVNN – một chính sách liên quan trực tiếp đến đảm bảo công bằng – an sinh xã hội của các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo lại thiếu sự phản biện cần thiết của các cơ quan khoa học, các tổ chức xã hội và các tác nhân kinh tế,nên còn nhiều bất cập thể hiện ở sự thiếu thống nhất, sự liên thông giữa ngành này với ngành khác, giữa địa phương với trung ương, giữa loại hình dịch vụ này với loại hình và dài hạn, giữa mục tiêu thứ yếu với mục tiêu chủ yếu Nguyên nhân sâu xa của hạn chế trên là do thiếu những luận cứ khoa học làm cơ sở vững chắc cho quá trình quản lý DVCPVNN.

Mặt khác, thực tế Việt Nam mới chỉ xem xét các khía cạnh quản lý DVC trong nông nghiệp thuần túy, chưa tính đến lâm – ngư nghiệp Ngoài ra, Nhà nước và các địa phương vùng duyên hải cũng chưa xem xét nghiên cứu thấu đáo dịch vụ công cho vùng sản xuất ngư nghiệp chậm phát triển và vùng có lợi thế phát triển ngư nghiệp. Đồng thời, mới chỉ dừng lại ở góc độ quản lý tổng quan, chưa phản ánh cụ thể các nội dung quản lý, chưa chỉ ra những vướng mắc trong quá trình quản lý từ khâu hoạch định chính sách, phân cấp phân quyền, tổ chức thực hiện chính sách và kiểm tra Quan trọng hơn, thiếu các tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN một cách toàn diện, cụ thể. Quản lý DVCPVNN không chỉ là sự mở rộng về quy mô quản lý mà vấn đề cần có sự đánh giá khoa học, khách quan để phản ánh đúng bức tranh hiệu quả quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, những nguyên nhân căn bản dẫn đến những hạn chế đó.

Trong quá trình cải cách nhà nước theo hướng gần dân hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân nói chung và các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp nói riêng đang diễn ra hiện nay, một yêu cầu bức thiết đặt ra ở nước ta hiện nay là làm rõ vai trò của nhà nước trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo – nơi có vị thế địa chính trị đặc biệt quan trọng của Việt Nam, từ đó xác định những dịch vụ nào chỉ có thể do Nhà nước đảm nhận và những dịch vụ nào có thể thu hút hoặc huy động nguồn lực tham gia của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Xuất phát từ những điểm nghẽn nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của quản lý DVCPVNN nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần đảm bảo công bằng xã hội của các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam” với mong muốn góp phần nghiên cứu sâu hơn về DVC, đem lại một cách hiểu có hệ thống về DVCPVNN trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý DVCPVNN trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính của Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam theo tiếp cận nội dung quản lý và tiêu chí đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảoViệt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên luận án đã xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về các vấn đề xung quanh quản lý DVCPVNN gồm khái niệm, mục tiêu, nội dung, các tiêu chí đánh giá, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN Ngoài ra, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế đối với quản lý DVCPVNN để rút ra bài học cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam giai đoạn 2016-2021 theo các nội dung quản lý, các tiêu chí đánh giá và các yếu ảnh hưởng Từ đó tìm ra một số thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích quan điểm và phương hướng của Nhà nước về quản lýDVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam từ nay tới năm 2030, nêu quan điểm của cá nhân tác giả trong hoàn thiện quản lý DVCPVNN để đề xuất và luận giải một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam đến năm 2030 dựa theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,hội nhập quốc tế mà Chính phủ và Nhà nước đang hướng tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra và giải quyết trong luận án bao gồm:

Câu hỏi 1: Quản lý DVCPVNN được tiếp cận theo các nội dung nào? Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá quản lý DVCPVNN?

Câu hỏi 2: Thực trạng quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo trong thời gian qua như thế nào? Xác định mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo? Mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo?

Câu hỏi 3: Cần những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam trong thời gian tới?

Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trên cơ sở xác định rõ khoảng trống kiến thức của các nghiên cứu trước, luận án đã khái quát hoá và làm rõ nét hơn các vấn đề về lý luận xung quanh quản lý DVCPVNN cũng như mối quan hệ giữa chủ thể quản lý DVCPVNN theo cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ quản lý kinh tế và hướng nghiên cứu chức năng, các nội dung quản lý DVCPVNN.

Luận án đã xây dựng hệ thống 05 tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo bao gồm: (1) tiêu chí hiệu lực, (2) tiêu chí hiệu quả, (3) tiêu chí phù hợp, (4) tiêu chí bền vững và (5) tiêu chí công bằng đồng thời xác định 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN Đây là các tiêu chí và các yếu tố hàm chứa nội dung khoa học bám sát với đề tài, toán học cũng như kinh tế lượng Chính vì vậy, việc sử dụng các tiêu chí đánh giá và các nhóm yếu tố ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong đo lường, đánh giá đúng mức độ các kết quả thực hiện quản lý DVCPVNN, từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra kết luận về kết quả của quá trình quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

Là một công trình nghiên cứu mới, toàn diện mang tính hệ thống về quản lý DVCPVNN Luận án đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm về quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý DVCPVNN tại một số quốc gia trên thế giới có ngành ngư nghiệp phát triển như Trung Quốc và Phần Lan.

Luận án đánh giá được thực trạng nội dung quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam thông qua hệ thống 05 tiêu chí đánh giá Bằng kết quả khảo sát và quá trình phân tích định lượng mô hình Kano - IPA đối với hệ thống các tiêu chí đánh giá, luận án đã nhận thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa việc đưa ra chính sách với việc tổ chức thực hiện các chính sách quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam Bên cạnh đó, luận án đã phân tích 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Từ kết quả phân tích,luận án đã tìm ra một số thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

Luận án dựa trên cơ sở các kết quả từ quá trình nghiên cứu thực trạng và những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam để đề xuất những quan điểm, định hướng và một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam đến năm 2030; Các giải pháp của luận án có tính khả thi cao và đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực ngư nghiệp tham khảo trong việc ban hành các chính sách quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo ViệtNam Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan tại các trường đại học, học viện.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương với những nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp.

Chương 3: Thiết kế và Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

Chương 5: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam đến năm 2030.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

1.1.1.1 Các nghiên cứu về dịch vụ công

DVC là vấn đề được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau Các nghiên cứu về DVC xuất hiện trước hết tại một số quốc gia châu Âu phát triển, sau đó lan rộng ra các quốc gia khác.

DVC theo từ tiếng Anh là “public service” và tương tự trong tiếng Pháp là

“service public” (Petit Larousse, 1995) Về bản chất, dịch vụ công luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ này Hiện nay trên thế giới, khái niệm dịch vụ công được sử dụng rộng rãi và được coi là một nội dung quan trọng trong cải cách hoạt động của bộ máy hành chính ở nhiều nước Dưới góc độ kinh tế học, các nhà nghiên cứu đã phân biệt hàng hoá công và hàng hoá tư mà những thuộc tính của chúng được khu trú hoá để làm rõ trách nhiệm của các chủ thể cung ứng Tính loại trừ và tính tranh giành trong tiêu dùng là những tiêu chí cơ bản phân biệt hàng hoá tư với hàng hoá công cộng Điều này được phân tích sâu sắc trong tác phẩm “Kinh tế học công cộng” của Stigliz (1995), “Sự thất bại về thị trường, sự thất bại nhà nước, sự lãnh đạo và chính sách công” Trong bài nghiên cứu Spicker (2009) về “Bản chất của dịch vụ công”, ông cho rằng các dịch vụ công đã bị hiểu sai Chúng không chỉ đơn giản là các dịch vụ trong khu vực công, không nhất thiết phải có vì “thất bại thị trường”, và DVC không thể được phân tích bởi cùng một tiêu chuẩn dựa trên thị trường Chúng có bốn đặc điểm xác định bao gồm chính sách công, DVC cung cấp dịch vụ cho xã hội, chúng được phân phối lại, và dịch vụ công hoạt động như một niềm tin Do đó, DVC hoạt động khác với sản xuất vì lợi nhuận, trong các ưu tiên, chi phí, công suất và đầu ra.

Cuốn sách viết về nội dung dịch vụ công về phát thanh, truyền hình “Public service broadcasting: a best practices sourcebook” được viết bởi Banerjee & trò quan trọng trong việc cung cấp khả năng tiếp cận và tham gia vào đời sống công cộng Đặc biệt là trong việc phát triển quốc gia, PSB có thể là công cụ thúc đẩy tiếp cận giáo dục và văn hóa, phát triển kiến thức và thúc đẩy sự tương tác giữa các công dân Đối với phần lớn dân số thế giới, bao gồm những cư dân của những vùng nông thôn rộng lớn và người mù chữ, đài phát thanh và truyền hình vẫn là hầu hết các công nghệ thông tin truyền thông phổ biến và sẵn có, với radio ở vị trí đầu tiên là phương tiện truyền thông chính.

Dịch vụ công cũng đã được mô tả trong cuốn “Green Paper” của Tổ chức dịch vụ công (GROPS), nhưng khái niệm này vẫn được đề cập khác nhau trong các cơ quan, tổ chức DVC được mô tả dựa trên mục đích của tổ chức và cũng có những người không biết hoặc sử dụng khái niệm DVC trong tổ chức, ưu tiên các thuật ngữ

“chức năng”, “quy trình”, “quy trình chính”, “tiến hành”, “nhiệm vụ” Ngoài ra, các DVC thường không được phân biệt với các dịch vụ khác do mong muốn giải quyết tất cả các dịch vụ trên cùng một cơ sở trong thẩm quyền.

ESPON EGTC là một nhóm Hợp tác lãnh thổ của châu Âu đã tiến hành một dự án với chủ đề DVC xuyên biên giới “CPS – Cross-border Public Services” vào năm

2018 Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện cung ứng DVC ở các khu vực biên giới Châu Âu và nâng cao nhận thức về giá trị gia tăng của việc cung cấp DVC xuyên biên giới (CPS) Dự án đã phân tích rõ hơn về cơ sở pháp lý, các mô hình quản trị, việc sử dụng cơ sở hạ tầng và các nhu cầu được giải quyết và các nhiệm vụ của CPS Theo đó, 579 DVC đã được xác định dọc theo biên giới châu Âu Chúng nằm ở nhiều biên giới khác nhau và giải quyết một số chính sách quốc gia Hầu hết CPS đã được thực hiện dọc theo biên giới của các nước Bỉ, Pháp, Đức và các nước Bắc Âu Dự án cũng chỉ ra rằng CPS góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực ở biên giới, hỗ trợ dòng người di cư qua biên giới hoặc góp phần nâng cao nhận thức về các khả năng thiết lập các DVC xuyên biên giới.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2020) có bài viết bàn về COVID-19 và DVC

“COVID-19 and the Public Service” Đại dịch COVID-19 được coi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, tác động nặng nề lên hệ thống y tế, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu và xã hội Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi mạnh mẽ sự tăng cường và phát triển các cộng đã được đặt ở vị trí hàng đầu Các chính phủ đã duy trì các DVC theo hình thức cung cấp từ xa, tuy nhiên việc cung cấp một số các dịch vụ công cộng cho người dân vẫn bị ảnh hưởng do giãn cách xã hội để giữ an toàn cho nhân viên, đó là các dịch vụ thu gom rác thải, tòa án, vận chuyển và dịch vụ bưu chính Bài viết cũng chỉ ra, bên cạnh những ảnh hưởng của một số dịch vụ công cộng thì DVC trong lĩnh vực y tế phục vụ người dân tăng cao Tại một số nước Châu Âu có số người nhiễm COVID-19 cao, DVC y tế không đủ cung cấp nhu cầu của người dân Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến tác động của COVID-19 đối với các DVC trong lĩnh vực giáo dục.

Jeon (2022) trong nghiên cứu “Public Service and Administrative Law: A comparative research on french public service doctrine” đã xem xét khái niệm DVC và các thảo luận gần đây về vai trò, sứ mệnh của Nhà nước trong pháp luật về DVC. Jeon đã chỉ ra rằng, vào những năm đầu và giữa của thế kỷ 20, hệ thống và luật pháp của Pháp hiểu DVC là một nội dung sứ mệnh của nền hành chính, giữ chức năng và vai trò tiền đề của hệ thống công vụ đại diện bởi Léon Duigit Tuy nhiên, giờ đây, Jeon lập luận rằng, chúng ta đang bước vào sự thay đổi lớn trong việc thiết lập mối quan hệ giữa cộng đồng xã hội và các DVC để thực hiện các trách nhiệm công vụ của nhà nước do tác động của đại dịch COVID-19 Do đó, Jeon nhận định trong bối cảnh mới này, có thể đánh giá giá trị của lý thuyết DVC như một ý thức đoàn kết và tiếp cận công bằng với dịch vụ công cũng như vai trò của hành chính công.

Pareek và Sole (2022) trong “Quality of Public Services in the Era of

Guaranteed Public Service Delivery” đã nghiên cứu chất lượng dịch vụ công trong kỷ nguyên cung cấp dịch vụ công đảm bảo Các tác giả đưa ra rằng việc cung cấp các dịch vụ công là một trong những chức năng quan trọng được thực hiện bởi chính phủ vì nó đảm bảo sự phát triển của một quốc gia và thúc đẩy phúc lợi, công bằng trong xã hội. Các dịch vụ công được đặc trưng bởi tính kịp thời, chất lượng và giải quyết khiếu nại trong quá trình cung cấp dịch vụ Chất lượng là một thành tố quan trọng trong cung ứng dịch vụ công và quyết định sự hài lòng, niềm tin của người dân đối với chính quyền Pareek và Sole cũng chỉ ra rằng các cuộc tranh luận về quản trị trong những năm 90 tập trung vào việc cung cấp dịch vụ như là thành phần quan trọng nhất trong quy trình quản trị của Nhà nước Trong đó, các dịch vụ công được coi là phương tiện để tương tác giữa người dân và chính phủ thông qua các cơ quan cấp địa phương của nhà nước nhằm thúc đẩy phúc lợi và hạnh phúc của người dân Những phát triển như xây dựng và thực hiện Hiến chương công dân, kiểm toán xã hội, chương trình quản trị điện tử, đạo luật đảm bảo dịch vụ công… đã định hình cơ chế quản lý dịch vụ công ở Ấn Độ Kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng trong cung cấp dịch vụ công, các công cụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ công ở Ấn Độ và các thông lệ quốc tế tốt nhất.

1.1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý dịch vụ công

Wilson (2004) nghiên cứu về đổi mới quản lý dịch vụ công tại Vương quốc Anh

“New Management of Public Services: The United Kingdom Experience” Bài viết đã xem xét những thay đổi trong quản lý dịch vụ công trong bối cảnh môi trường chính trị có nhiều chuyển biến Ông đã lấy Vương quốc Anh làm ví dụ, bài viết xem xét những khiếm khuyết bị cáo buộc của nền hành chính công truyền thống và bản chất cũng như tác động của quản lý công mới Nó cho thấy, việc áp dụng quản lý công mới nhấn mạnh vào tái cơ cấu, đo lường hiệu quả hoạt động… được nhận định là những đặc trưng chính của môi trường dịch vụ công mới.

Nghiên cứu “Integrated Portfolio Management of Public Services” doGovernment Office ủy quyền tiến hành vào tháng 10 năm 2013 - tháng 3 năm 2014 được thực hiện bởi PricewaterhouseCoopers (PwC) Nghiên cứu tập trung vào cácDVC của Chính phủ trung ương và không giải quyết cụ thể các DVC do chính quyền địa phương cung cấp Nghiên cứu chỉ ra rằng DVC có thể được cung cấp dưới dạng dịch vụ không kê đơn hoặc qua kênh điện tử Cũng theo PwC quản lý danh mục đầu tư của các dịch vụ là một cách tiếp cận được tiêu chuẩn hóa về mặt phương pháp trong việc mô tả các dịch vụ và là một điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ Nếu các cơ quan có trách nhiệm đối với các dịch vụ (chủ sở hữu dịch vụ) mô tả thông tin về cung cấp DVC một cách thống nhất và bằng ngôn ngữ thống nhất, nó sẽ mang lại những lợi ích khác nhau trong tương lai Nghiên cứu trường hợp tại Estonia, một quan điểm rõ ràng đưa ra là việc lựa chọn kênh phân phối DVC rất quan trọng và chuyển đổi cung cấp qua kênh điện tử thay vì gặp mặt truyền thống đem lại hiệu quả cao hơn cũng như phù hợp với xu hướng chung của thế giới Ngoài ra, cung cấp qua kênh điện tử sẽ giúp người dân không bị nhầm lẫn trong khi tìm kiếm dịch vụ Bên cạnh đó, còn có một số chỉ ra rằng, việc đo lường và đánh giá DVC tại Estonia còn nhiều hạn chế vì không có các cơ quan chức năng đủ năng lực để thực hiện.

De Vries & cộng sự (2017) nghiên cứu về đổi mới trong khu vực công

“Innovation in the Public Sector: A Systematic Review and Future Research Agenda”. Thông qua phân tích (1) định nghĩa đổi mới; (2) các loại đổi mới, (3) mục tiêu của đổi mới, (4) tiền thân của đổi mới và (5) kết quả của đổi mới Nhóm tác giả đã phát triển một khuôn khổ dựa trên thực nghiệm về các tiền đề quan trọng tiềm ẩn và tác động của đổi mới khu vực công Nhóm tác giả cho rằng các chương trình nghiên cứu trong tương lai cần phải tập trung đa dạng hơn trong các phương pháp chuyển từ định tính chiếm ưu thế so với việc sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như khảo sát, thử nghiệm và phương pháp tiếp cận; nhấn mạnh sự phát triển lý thuyết và thử nghiệm vì các nghiên cứu thường nghèo nàn về lý thuyết; và thực hiện nhiều nghiên cứu xuyên quốc gia và liên ngành hơn, ví dụ như các liên kết khác nhau quản trị truyền thống của nhà nước đối với sự phát triển và tác động của đổi mới khu vực công.

Nghiên cứu của Sicilia & cộng sự (2016) đã có bài nghiên cứu về quản lý DVC và hợp tác cung ứng trong môi trường quản trị đa cấp “Public services management and co-production in multi-level governance settings” cho rằng cần thiết thay đổi từ mô hình hành chính công cũ sang hợp tác cung ứng Theo đó, hợp tác cung ứng DVC nhằm tìm kiếm một khuôn khổ quản lý công mới Thông qua nghiên cứu thực nghiệm ở vùng Lombardy của Italia, trong bối cảnh chăm sóc trẻ tự kỷ rất phức tạp theo hai quan điểm Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, việc quản lý dịch vụ diễn ra trong bối cảnh phân tán vì nó đòi hỏi sự phối hợp của ba cơ quan chính quyền khu vực gồm y tế, phúc lợi và giáo dục Mặt khác, nó được đặc trưng bởi một thiết lập quản trị đa cấp vì trách nhiệm cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và giáo dục được phân chia ở các cấp chính quyền khác nhau (trung ương, khu vực và địa phương) Do vậy, các tổ chức công phải xem xét lại vai trò của họ trong việc cung cấp DVC để chuyển từ cách tiếp cận “dịch vụ chiếm ưu thế” sang cách tiếp cận “năng lực của công dân”.

Hodgkinson & cộng sự (2017) nghiên cứu về định hướng quản lý DVC trong tương lai “Toward a public service management: past, present and future directions”.

Sử dụng phương pháp tích hợp các văn bản quản lý công và quản lý dịch vụ, quá khứ và hiện tại của quản lý DVC để đưa ra các định hướng tương lai cho lĩnh vực này được vạch ra dựa trên cách tiếp cận dịch vụ chiếm ưu thế có tiềm năng chuyển đổi các dịch vụ công.

Nghiên cứu của Inter-American Development Bank (IDB) về những đổi mới trong cung cấp DVC “Innovations in Public Service Delivery”, số 6 có bài viết “The

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1 Khoảng trống kiến thức từ những công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến luận án

Dựa trên cơ sở rà soát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã đưa ra một số kết luận như sau: Đa số các công trình nghiên cứu đều tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau từ tổng quát cho tới chi tiết Ngoài ra, các công trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng như thống kê, phân tích để tổng hợp và giải quyết các vấn đề nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đều được tìm hiểu theo cách logic và cụ thể từ khái quát cơ sở lý luận tới phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục các vấn đề nghiên cứu Một số khác đã đề cập chuyên sâu về cơ sở lý thuyết hoặc tập trung phân tích làm rõ thực trạng các vấn đề nghiên cứu để đưa ra định hướng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn một số khoảng trống kiến thức trong các nghiên cứu trên Cụ thể:

Một là, các nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện ở môi trường thể chế chính trị khác nhau và nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc Tại đó, các điều kiện về thị trường, mô hình tổ chức quản lý, hành lang pháp lý để điều hành nền kinh tế, các quy định về DVC, loại hình DVC và các yêu cầu phát triển DVC nói chung và đối với từng lĩnh vực nói riêng đều rất khác so với đặc thù nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hoạt động quản lý DVC tại Việt Nam.

Hai là, các công trình trong nước mới chỉ dừng lại ở khía cạnh tổng thể thông qua việc đưa ra các khái niệm, phân loại các loại hình DVC, các hình thức cung ứng DVC, công tác quản lý và một số chính sách của chính phủ nhằm cung ứng DVC nói chung Tuy nhiên, các công trình trên chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể mà chỉ dừng lại ở phân tích quản lý DVC hoặc xem xét ở khía cạnh nông nghiệp nói chung, cũng như không có những phân tích đánh giá về các nội dung để quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam hiện nay Trong khi, các tác nhân kinh tế khu vực duyên hải và hải đảo có nhu cầu rất lớn trong việc thụ hưởng DVCPVNN, bởi ngư nghiệp hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ phát triển nhanh và được coi là lợi thế cạnh tranh của vùng.

Ba là, cho đến nay các điều kiện về hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng như những xu thế quản lý mới các loại hình DVC đã có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, do đó các hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt nam rất cần phải được xem xét trong bối cảnh phát triển mới Chưa có nghiên cứu nào đưa ra được tổng thể các vấn đề lý luận của quản lý DVCPVNN như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và nội dung quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam dựa trên 4 chức năng cơ bản của quản lý.

Bốn là, các nghiên cứu chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí để đánh giá nội dung quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam; chưa thống nhất được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Việc áp dụng triệt để các tiêu chí cho hoạt động quản lý đối với từng lĩnh vực tại Việt Nam là chưa phù hợp chỉ mang tính chất tham khảo, kế thừa các chỉ tiêu chỉ mang tính tương đồng Đánh giá nội dung quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo cần hướng tới xây dựng rõ ràng hệ thống các tiêu chí Ngoài ra cần phải xác định rõ ràng các yếu tố nào có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam.

Như vậy, trong các nghiên cứu đã công bố chưa có nghiên cứu nào xem xét, phân tích một cách tổng thể về quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam theo chức năng quản lý, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVC nói chung và DVCPVNN nói riêng Từ những “khoảng trống” trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung làm rõ các vấn đề còn tồn tại cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

1.2.2 Hướng nghiên cứu của luận án

Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu, luận án tiếp tục bổ sung và hoàn thiện theo những nội dung cụ thể như sau:

Luận án tiến hành nghiên cứu và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam;

Tiến hành nghiên cứu các nội dung cụ thể liên quan tới quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam dựa trên 4 chức năng cơ bản của quản lý bao gồm: hoạch định chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát; Tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam thông qua 5 tiêu chí đánh giá bao gồm: Hiệu lực, Hiệu quả, Phù hợp, Bền vững và Công bằng Sử dụng mô hình phân tích IPA để đánh giá các tiêu chí và đưa ra những nhận xét về kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam;

Luận án tiến hành nghiên cứu định lượng làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam;

Xác định các kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam;

Các đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn về quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tạiViệt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 và tầm nhìn đến 2035 để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam.

Trong chương 1 luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong nước và ngoài nước với các nội dung sau: Các nghiên cứu về dịch vụ công; Các nghiên cứu về quản lý dịch vụ công; Các nghiên cứu về quản lý dịch vụ công ngư nghiệp Tuy nhiên có thể nhận thấy qua các công trình nghiên cứu đã công bố vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung làm rõ quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam theo hướng chức năng và quá trình quản lý.

Trên cơ sở tổng quan, luận án đã nhận thấy còn có một số khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục tập trung giải quyết, từ đó luận án đã đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu đã nêu trên.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, 1998), vùng duyên hải thường được định nghĩa là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển Các vùng duyên hải đa dạng về chức năng và hình thức, năng động và không dễ xác định bởi ranh giới không gian chặt chẽ Không giống như các lưu vực, không có ranh giới tự nhiên chính xác phân định rõ ràng các vùng duyên hải.

Finkl (2016) đã chỉ ra rằng, khi được sử dụng như một danh từ, vùng duyên hải là một phần của đất liền bên cạnh hoặc tiếp giáp với bờ biển, biển, hoặc một vùng nước lớn như biển nội địa hoặc hồ Định nghĩa về vùng duyên hải phụ thuộc vào quyền tài phán hoặc mục đích sử dụng Ngoài ra, thuật ngữ “vùng duyên hải” trong tiếng bản ngữ là một tham chiếu chung để chỉ dải đất liền kề với các vùng nước lớn, phổ biến nhất là biển.

Mangor và cộng sự (2017) định nghĩa vùng duyên hải là vùng đất liền và vùng biển giáp với đường bờ.

Nghiên cứu của Nelson (2018) nhận định vùng duyên hải là giao diện giữa đất và nước Ông cho rằng vùng duyên hải rất quan trọng vì phần lớn dân số thế giới sống ở đây Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các đới ven biển liên tục thay đổi do sự tương tác năng động giữa đại dương và đất liền, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân.

Tại Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, vùng duyên hải còn gọi là vùng ven biển là một vùng đất trải rộng, thấp với một bên là biển và bên còn lại địa hình cao trong nội địa (Hoàng Phê, 2009).

Như vậy, mặc dù có các học giả đưa những quan điểm khác nhau về vùng duyên hải, nhưng điểm chung đều khẳng định vùng duyên hải là vùng tiếp giáp giữa đất liền và biển hoặc một vùng nước lớn.

Theo Điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Biển năm 1982, “hải đảo là vùng

Kopaka (2009) định nghĩa hải đảo là vùng đất bao quanh hoàn toàn bởi nước (nước biển hoặc nước ngọt trong hồ, sông.

Tại Việt Nam, dưới góc độ quản lý của Nhà nước, trong nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu là các hải đảo nằm trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của ViệtNam, không xem xét đến các đảo nằm sâu trong những đầm phá hoặc nằm bên trong đường đóng các cửa sông của thềm lục địa Theo đó, hải đảo được hiểu là những vùng đất tự nhiên được bao quanh hoàn toàn bởi nước biển, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn nổi lên trên mặt nước Hải đảo được hình thành bởi các cấu trúc kiến tạo địa hình thềm lục địa như các đỉnh núi ngầm nhô lên, dung nham từ núi lửa dưới biển phun lên,khối nhô lục địa sót lại thời kỳ biển tiến, sự bồi lắng cũng như tích tụ trầm tích của biển.

DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngư nghiệp

2.2.1.1 Các khái niệm liên quan tới ngư nghiệp

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngư nghiệp (hay còn gọi là thủy sản) là ngành kinh tế - kỹ thuật với tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai – mặt nước, đối tượng sản xuất là quần thể sinh vật có khả năng sinh trưởng dựa vào môi trường nước, sản phẩm của ngư nghiệp là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho con người Hay, ngư nghiệp là một thực thể tham gia trong việc nâng cao hoặc thu hoạch cá, được xác định bởi một số cơ quan phải là nghề cá.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, ngư nghiệp được định nghĩa “là một ngành kinh tế khu vực I, bao gồm các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt (khai thác), chế biến và dịch vụ thủy sản ở sông ngòi, trong nội địa hoặc biển được quản lý bởi cơ quan chuyên môn”.

Quan niệm của FAO (2008) về nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là hoạt động nuôi các thủy sinh vật như các nhuyễn thể, giáp xác và thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và nước mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.

Theo giáo trình kinh tế thủy sản, nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, các sản phẩm thủy sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với các chủng loại khác nhau, kết hợp sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Bùi Thị Mai Chi (2017) định nghĩa “nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hoặc nhân tạo thả vào thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản bao gồm (i) sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng; (ii) cá và những thực phẩm tôm, cua phục vụ cho tiêu dùng của con người; (iii) sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay vỗ béo cá tự nhiên.”

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nuôi trồng thủy sản, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận án có thể hiểu “Nuôi trồng thủy sản là khái niệm chỉ hai hoạt động là “nuôi” và “trồng” các loại thủy sản, gồm nuôi các loài động vật như cá, tôm, cua, và các loài thực vật như rong câu chỉ vàng, rong sụn trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ , bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm đem lại năng suất và sản lượng cao, thuộc sở hữu cá nhân hoặc tập thể.”

- Căn cứ vào độ mặn của vùng nước, nuôi trồng thủy sản được phân thành 3 loại: + Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: là hoạt động khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ươm nuôi các loại thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong môi trường nước ngọt) để chúng đạt đến kích cỡ thương phẩm Môi trường nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,5%.

+ Nuôi trồng thủy sản nước lợ: là hoạt động kinh tế nuôi các loài thủy sản ở vùng nước lợ tại vùng cửa sông, ven biển Nước lợ là môi trường có độ mặn dao động mạnh và thay đổi theo mùa Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài tôm, cá vược, cá mú, cá kình, cá đối…

+ Nuôi trồng thủy sản nước mặn: là hoạt động kinh tế nuôi các loài thủy sản sinh trưởng trong môi trường biển Đối tượng nuôi chính là tôm, các loài cá biển như cá thu, cá hồng… và các loại nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương,…).

- Căn cứ vào đối tượng nuôi trồng mà người ta chia thành các ngành: Nuôi cá,nuôi giáp xác, nuôi nhuyễn thể và trồng các loại rong biển.

Giống như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản (khai thác thủy sản) là một trong những bộ phận quan trọng trong lĩnh vực ngư nghiệp Vì vậy, bên cạnh những nét khác biệt thuộc về đặc điểm riêng, khái niệm đánh bắt thủy sản (khai thác thủy sản) mang những nét chung và gắn liền với khái niệm ngư nghiệp.

FAO định nghĩa đánh bắt thủy sản (capture fisheries) bao gồm đánh bắt thủy sản vùng biển và đánh bắt thủy sản nội địa.

Trong cuốn giáo trình Kinh tế thủy sản, Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung

(2005) cho rằng đánh bắt thủy sản là hoạt động đánh bắt từ ao, hồ, sông ngòi, biển và đại dương các loài thủy sản khác nhau, trong đó cá chiếm đến 85-90% sản lượng Sản lượng đánh bắt được chỉ yếu là từ biển và đại dương. Đánh bắt thủy sản là một hoạt động của con người thông qua các ngư cụ, ngư thuyền nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên Sản phẩm của đánh bắt thủy sản (khai thác thủy sản) bao gồm (i) cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người; (ii) con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho nuôi trồng thủy sản và cho đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản; (iii) thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thủy sản (Bùi Thị Mai Chi, 2017).

Có thể thấy, các quan điểm về đánh bắt thủy sản chưa có sự thống nhất Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 4, điều 2 Luật Thủy sản 2003 và khoản 18, điều 3 Luật Thủy sản 2017, đánh bắt thủy sản trong phạm vi nghiên cứu của luận án được định nghĩa “là hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy lợi trên biển, sông, hồ, đầm, phá, và các vùng nước tự nhiên khác hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản nhằm thăm dò, tìm kiếm, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên.”

Bên cạnh nuôi trồng, đánh bắt thủy sản thì chế biến thủy sản là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành ngành ngư nghiệp Tuy nhiên, nếu như hai bộ phận nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngành ngư nghiệp là những lĩnh vực có đặc điểm tương đồng với nông nghiệp, thì khái niệm chế biến thủy hải sản mang đặc điểm của ngành công nghiệp và dịch vụ.

Chế biến là công đoạn cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành thủy sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Những sản phẩm thủy sản chế biến không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP

2.3.1 Một số khái niệm cơ bản

Thuật ngữ “quản lý” xuất hiện rất sớm cách đây hơn 2500 năm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và mọi thời đại Nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện Cha đẻ của lý thuyết Quản lý khoa học, Taylor (1911) cho rằng “Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin.

Koontz và cộng sự (1982) nhận định “quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định.” Tại Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2016), “Quản lý là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì”.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy (2018) định nghĩa “quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật” Trong đó, chủ thể quản lý là tác nhân gây ra các tác động quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, tổ chức, bộ máy… Khách thể quản lý chịu sự tác động hoặc điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội Và đối tượng quản lý tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý Dựa vào những đối tượng quản lý sẽ tạo thành các dạng quản lý khác nhau.

Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự của Bộ Nội Vụ (2018) đưa ra quan điểm sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Bởi vì ba nhân tố có tính chất quyết định sự thành bại, sự phát triển của một công việc, một chế độ xã hội là trí lực, sức lao động và quản lý Trong đó, quản lý là sự phối kết hợp giữa sức lao động và trí thức Nếu phối hợp tốt thì xã hội, nền kinh tế sẽ phát triển, còn ngược lại, xã hội, nền kinh tế sẽ trì trệ, rối ren.

Mặc dù các học giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, nhưng chúng vẫn tồn tại một số điểm tương đồng như quản lý là một hoạt động có chủ đích, mục đích rõ ràng; quản lý gồm 2 bộ phận cấu thành là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý và quản lý là sự tác động mang tính chủ quan Từ những phân tích trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, “quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.”

Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất hiện như một tất yếu khách quan Có nhiều dạng quản lý của nhiều dạng chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội Trong đó, QLNN là một dạng quản lý đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng đối với toàn xã hội.

Về mặt lịch sử, quan niệm QLNN được sử dụng sau khi xuất hiện Nhà nước Ở thời kỳ sơ khai, hoạt động QLNN được hình thành khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, xã hội dần có sự phân chia các giai cấp và đối kháng giai cấp bắt đầu xuất hiện Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, một dạng quản lý đặc thù để xã hội vận hành theo định hướng của giai cấp thống trị Hiện nay, khái niệm QLNN được hiểu theo các giác độ khác nhau.

Trong cuốn giáo trình Lý luận Quản lý nhà nước, Mai Hữu Khuê (2003) đã đưa ra quan điểm QLNN được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Xét theo nghĩa rộng,

“QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, trong đó hệ thống cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) sử dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh các quá trình, các hành vi của con người, của tổ chức trong xã hội nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước” Ngược lại, xét theo nghĩa hẹp, QLNN được hiểu là “hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật” Theo nghĩa hẹp, QLNN được hiểu là quản lý hành chính nhà nước.

Xuất phát từ quan điểm trên, có thể thấy rằng QLNN là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định hướng điều hành, chi phối để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Nhà nước sử dụng quyền lực của mình thông qua bộ máy hành chính nhà nước tạo thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi của con người để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao Do đó, QLNN là một tất yếu khách quan, mang tính cưỡng bức, cưỡng chế, mệnh lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho toàn xã hội.

2.2.1.3 Quản lý dịch vụ công ngư nghiệp

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương đã quy định rõ việc quản lý DVC là một trong những chức năng chủ yếu của bộ máy hành chính Nhà nước Do đó, quản lý DVC là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với xã hội nói chung, bởi xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của toàn cộng đồng mà những vấn đề đó vượt quá phạm vi giải quyết của mỗi cá nhân, hoặc một nhóm người nào, đó là các hàng hóa công cộng liên quan và ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn xã hội, tác động mạnh mẽ lên tất cả mọi công dân trong xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu quản lý DVCPVNN theo nghĩa hẹp: “Quản lý DVCPVNN là sự tác động có tổ chức, có định hướng và mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong việc bảo đảm cung ứng DVCPVNN cho người dân một cách dân chủ, công bằng, ổn định, hiệu quả và phi lợi nhuận.”

Trong đó chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước có thẩm quyền, có chức năng sử dụng quyền lực và các công cụ vĩ mô để quản lý Đối tượng quản lý là các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ cung ứng DVC và các tác nhân trong lĩnh vực ngư nghiệp.

2.3.2 Sự cần thiết quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Ngư nghiệp là ngành sản xuất có tính hỗn hợp gồm nhiều ngành khác nhau như khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản Vì vậy, DVC trong lĩnh vực ngư nghiệp xuất hiện và tồn tại trên cơ sở các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước Do đó, hoạt động quản lý DVCPVNN rất cần thiết, đòi hỏi thực tiễn để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các chủ thể tham gia cung ứng DVC trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Một là, quản lý DVC là sự cam kết của Nhà nước về cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ngư nghiệp, tạo ra niềm tin, sự gắn kết giữa người dân với Nhà nước và xã hội. DVC có vai trò quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phục vụ, phát triển ngành ngư nghiệp, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” Do đó, Nhà nước sẽ sử dụng pháp luật để phản ánh ý chí của Nhà nước, yêu cầu, nguyện vọng của người dân, thể hiện sự cam kết của Nhà nước trong cung ứng DVCPVNN, đáp ứng yêu cầu của người dân Từ đó tạo niềm tin, sự gắn kết giữa người dân và Nhà nước. Hai là, thông qua quản lý DVCPVNN, các cơ quan hành chính Nhà nước nắm bắt được “cầu” của các tác nhân trong lĩnh vực ngư nghiệp Từ đó, Nhà nước xây dựng được khung pháp lý và các quy trình, thủ tục trong quản lý phù hợp với thực tế, tránh được bệnh “quan liêu” mang tính “bàn giấy” cứng nhắc trong giải quyết các TTHC. Ngoài ra, điều đó có nghĩa là các cơ quan QLNN có thể định hướng được xu thế phát triển mang tính chiến lược, với sự tiếp cận “Thông tin phản hồi đưa các nguồn ra của một giai đoạn trở lại quá trình chuyển hóa và trở thành nguồn của giai đoạn sau” Hơn nữa, quản lý DVCPVNN sẽ phát hiện kịp thời tình trạng “cầu” chững lại, ảnh hưởng đến DVC “cung ứng”, tác động đến sự phát triển kinh tế ngư nghiệp Khi đó, Nhà nước sẽ có các chính sách “kích cầu” phù hợp.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP

2.4.1 Tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa trên các tiêu chí đánh giá Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá đã đóng một vai trò quan trọng trong quản lý của Nhà nước (OECD, 2009) Hơn nữa, chúng còn là dấu hiệu, là thang điểm để nhà quản lý phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về kết quả thu được sau khi hoàn thành mục tiêu Chính vì vậy, xây dựng các tiêu chí đánh giá sẽ giúp ích rất lớn cho công tác quản lý và đảm bảo cho quá trình đánh giá được khách quan, đúng đắn. Ngoài ra, các tiêu còn được xem là các dấu hiệu, khuôn mẫu ấn định sẵn và được dùng làm thang đo cho các nhà quản lý phân tích, sử dụng để đánh giá và đưa ra những kết luận về kết quả có được sau khi hoàn thành các mục tiêu đề ra Việc đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu trên được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện theo các tiêu chí đã có Nghiên cứu của Chiavo-Campo & Sundaram (2000), ADB (2003), Manning & Kraan (2006) đã đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá QLNN và nhận được ủng hộ từ các nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau trên thế giới.

Rossell (1993) đã sử dụng nhiều tiêu chí để đánh giá các chính sách công.Nghiên cứu này đề xuất các tiêu chí gồm công bằng, hiệu quả, hiệu lực và tính khả thi về chính trị để đánh giá các chính sách công Đối với hầu hết người Mỹ và các nhà hoạch định chính sách, công bằng đồng nghĩa với công bằng xã hội hơn là bình đẳng. Ngoài ra, tính hiệu quả là mức độ mà một chính sách đạt được các mục tiêu của nó Và hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra Đặc biệt, họ lập luận rằng công bằng, hiệu quả và hiệu lực thường mâu thuẫn với nhau có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách phải ước tính sự kết hợp phù hợp sẽ phù hợp với lợi ích công.

OECD (2009) chỉ ra 6 tiêu chí đánh giá quản lý của Nhà nước bao gồm tính phù hợp, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, bền vững và tác động được phân tích như sau:

Phù hợp Nhất quán Hiệu lực Hiệu quả Bền vững Tác động

Mức độ mà các mục tiêu và chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát

DVCPVNN đáp ứng với những người thụ hưởng, nhu cầu, chính sách và ưu tiên của toàn cầu, quốc gia và đối tác, và tiếp tục thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

Sự tương thích của phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN với các phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN khác trong một quốc gia, lĩnh vực hoặc tổ chức.

Mức độ mà chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN đạt được, hoặc dự kiến đạt được, các mục tiêu và kết quả của nó, bao gồm bất kỳ kết quả khác biệt nào giữa các nhóm.

Mức độ chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN mang lại hoặc có khả năng mang lại kết quả kinh tế và kịp thời.

Mức độ mà lợi ích ròng của phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN tiếp tục, hoặc có khả năng tiếp tục.

Mức độ mà sự phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát DVCPVNN đã tạo ra hoặc dự kiến sẽ tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đáng kể, dự kiến hoặc ngoài ý muốn, ở cấp độ cao hơn.

Nguồn: OECD (2009)Tại Việt Nam, Trần Đình Thắng (2019) khẳng định hai tiêu chí quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thẩm định giá là hiệu lực và hiệu quả Hiệu lực của quản lý Nhà nước thông qua mức độ tuân thủ các quy định pháp luật và quyền lực Nhà

Trần Nguyễn Tịnh Đoan (2021) đã đánh giá công tác quản lý Nhà nước về thu BHXH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thông qua các tiêu chí về mức độ phù hợp Sự phù hợp được phân tích như sau: sự phù hợp của mục tiêu chỉ đạo và quy định của pháp luật, sự phù hợp của nội dung và phương thức hoạt động, công tác thanh tra, giám sát thu BHXH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguyễn Danh Nam và Uông Thị Ngọc Lan (2022) đã nghiên cứu các tiêu chí đánh giá quản lý của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công của Việt Nam Các tác giả đã xác định được 4 tiêu chí đánh giá quản lý gồm: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững Hiệu lực là sự so sánh giữa yếu tố đầu ra và kết quả đạt được hoặc dự kiến đạt được các mục tiêu quản lý của Nhà nước Trong khi đó, hiệu quả quản lý của Nhà nước là kết quả đạt được trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý và tiết kiệm Tiếp đó, phù hợp là sự hợp lý, khả thi về mặt chính sách, mục tiêu, định hướng trong quy hoạch, tình hình thực tế, quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát trong điều kinh tế xã hội của quá trình quản lý của Nhà nước Và bền vững là hệ thống các phương thức quản lý ổn định, đem lại hiệu quả dài lâu thỏa mãn được yêu cầu, mục đích trong dài hạn về quản lý của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá quản lý của Nhà nước

Tiêu chí Rossell OECD Trần Đình Trần Nguyễn đánh giá (1993) (2009) Thắng Nguyễn Danh Nam quản lý (2019) Tịnh Đoan và Uông

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết và kế thừa tiêu chí đánh giá của các nghiên cứu trên kết hợp với mô hình kết quả trung gian – Outcome Model (Morrow, 2013) nghiên cứu này đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam gồm: Tiêu chí hiệu lực, Tiêu chí hiệu quả, Tiêu chí phù hợp, Tiêu chí bền vững và Tiêu chí công bằng.

Trong luận án này, xây dựng các tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo theo quy trình sau:

- Lập danh sách các tiêu chí: Dựa trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, các tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam được lập dựa trên mô hình kết quả trung gian (Outcome Model) Cách tiếp cận này đã được thực hiện tại một số công trình nghiên cứu đối với các lĩnh vực khác nhau (Đào Anh Tuấn, 2013; Nguyễn Hồng Phú, 2018).

- Gửi tham vấn ý kiến của các chuyên gia về danh sách các tiêu chí.

- Hiệu chỉnh và xác định lại các chỉ tiêu có trong 5 tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam theo các ý kiến đóng góp nhận được từ các chuyên gia.

Mô hình kết quả trung gian (Outcome Model) được mô tả như sau:

Nguồn: Morrow (2013) Dưới góc độ quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam, các thành phần được hiểu như sau:

- Các yếu đầu vào (inputs) là những yếu tố nguồn lực (được sử dụng trong quá trình quản lý) như tài chính, những quy định của hệ thống pháp luật về DVCPVNN, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức và các nguồn lực vật chất khác được sử dụng trong quá trình quản lý;

- Các hoạt động (activities) là những nhiệm vụ của cán bộ công chức nhằm

Các yếu tố đầu vào Các hoạt động Các yếu tố đầu ra

Các kết quả trung gian lý theo chức năng và nội dung quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam;

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chính phủ Phần Lan cung cấp các điều kiện dịch vụ công tuyệt vời để đảm bảo khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất ngư nghiệp của người dân, vì Phần Lan có đường bờ biển dài, sông dài và hàng nghìn hồ nước So với các quốc gia châu Âu, ngư nghiệp của Phần Lan là một nguồn sinh kế quan trọng hơn giúp tạo ra công ăn việc làm và mang lại cuộc sống cho người dân ven biển và các quần đảo.

Liên quan đến các nội dung quản lý DVCPVNN từ hoạch định chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện chính sách và kiểm tra, giám sát, Chính phủ Phần Lan đã thực hiện, cụ thể:

Dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp được Phần Lan xác định thành 2 loại phục vụ cho sự phát triển Một loại là các dịch vụ được tài trợ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng viện trợ của Chính phủ, hoặc được tài trợ theo các quy định của Cộng đồng EU về hỗ trợ cơ cấu trong lĩnh vực ngư nghiệp Bằng chứng điển hình cho loại dịch vụ này là các cơ sở cảng cá tại Phần Lan Theo đó, Chính phủ Phần Lan đã xây dựng các dụng cho tất cả người dân sử dụng dịch vụ công Loại thứ hai là các dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực ngư nghiệp có thể được tài trợ một phần bằng viện trợ của Chính phủ (tối đa 35% chi phí hợp lệ) nhưng chủ yếu hoặc hoàn toàn bởi khu vực tư nhân Các dịch vụ công này được cung ứng cho toàn bộ ngư dân nhưng thu phí dựa trên kinh tế kinh doanh.

Chính phủ Phần Lan năm 2015 đã tăng cường cung cấp các dịch vụ để phát triển chuỗi giá trị ngành ngư nghiệp của quốc gia Với mục tiêu thúc đẩy toàn chuỗi giá trị ngành ngư nghiệp, Phần Lan đã phát triển hàng loạt các dịch vụ công được cung ứng bởi Chính phủ tập trung vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, dịch vụ thú y, đào tạo lại, xúc tiến xuất khẩu và cơ sở lưu trữ Các quốc gia Châu Âu đánh giá cao vai trò của hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nhiệp nói riêng Do đó, không ngoại lệ với các quốc gia Châu Âu, Phần Lan đã đẩy mạnh chính sách hợp tác với khu vực tư nhân để cung ứng một số dịch vụ công phục vụ phát triển chuỗi giá trị ngành ngư nghiệp bao gồm các dịch vụ vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, sửa chữa tàu đánh cá ngoài khơi xa hoặc các chiến dịch vận động hành lang. Đối với các dịch vụ công phục vụ cho ngành đánh bắt thủy sản Chính phủ Phần Lan đã xây dựng một hệ thống các chính sách dịch vụ đa dạng nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu của ngư dân Theo đó, các dịch vụ tiếp cận cảng biển, chương trình quan sát viên, thực thi, giám sát vệ sinh, giám sát bến tàu, thu thập dữ liệu, dịch vụ bến cảng, cứu hộ trên biển và hỗ trợ y tế đã được chính phủ Phần Lan cung ứng cho người dân. Ngoài ra, Chính phủ Phần Lan đã đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công đối với ngành đánh bắt thủy sản, giao cho khu vực tư nhân đảm nhận một phần các dịch vụ cung ứng, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ quản lý tài chính và quản lý rủi ro. Đối với các dịch vụ công phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Chính phủ Phần Lan ứng dụng mô hình đối tác công tư, Chính phủ và khu vực tư nhân cùng chia sẻ việc cung ứng các dịch vụ công phục vụ phát triển sản xuất của ngư dân bao gồm dịch vụ thú y, nghiên cứu, đánh giá tác động của môi trường, hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, cung cấp điện và nước ngọt. Đối với các dịch công phục vụ cho ngành chế biến và thương mại với 95% các dịch vụ công đã được Chính phủ Phần Lan tổ chức thực hiện chính sách giao và phân vai trò quản lý cho khu vực tư nhân đảm nhận cung ứng cho người dân gồm sửa chữa, lao động, đào tạo, đánh giá nơi làm việc, nước, điện, kiểm tra chất thải và an toàn. Chính phủ Phần Lan chỉ đóng vai trò là nhà cung ứng và quản lý duy nhất một loại dịch vụ công liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Như vậy, Chính phủ Phần Lan đã chia các loại dịch vụ công thành 4 lĩnh vực của ngành ngư nghiệp (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến) tương ứng với từng loại chính sách nhằm thuận lợi trong việc xác định các dịch vụ công của từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho ngư dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ và có sự phân cấp quyền hạn quản lý và cung ứng các dịch vụ công đó. Đồng thời, Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và các nhà khai thác có thể xin hỗ trợ cho các dự án đầu tư và phát triển phù hợp với các mục tiêu của Chương trình Hoạt động của Quỹ hàng hải và Nghề Cá Châu Âu cho Phần Lan giai đoạn 2014-2020.

Quan trọng hơn, Phần Lan đã xây dựng một hệ thống dịch vụ công hỗ trợ bảo hiểm cho đánh bắt cá trên biển do Trung tâm Phát triển Kinh tế, Giao thông và Môi trường Tây Nam Phần Lan hợp tác cùng với các hiệp hội bảo hiểm thủy sản khu vực nhằm cung ứng cho ngư dân thông qua các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, y tế… Tại Phần Lan, quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp phân cấp thành 3 cấp độ quản lý và tổ chức thực hiện chính sách bao gồm (i) cấp độ địa phương thuộc trách nhiệm của Hiệp hội nghề cá; (ii) cấp độ khu vực thuộc trách nhiệm của các vùng thủy sản và (iii) cấp độ quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Nông Lâm nghiệp Phần Lan và các Trung tâm Việc làm & Phát triển Kinh tế đảm nhận.

Theo đó, Cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc quản lý thủy sản, quản lý các dịch vụ công liên quan đến dịch vụ câu cá giải trí – là một trong hoạt động giải trí ngoài trời quan trọng, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành ngư nghiệp của Phần Lan Không giống với các quốc giaChâu Âu, Phần Lan đã đưa dịch vụ câu cá giải trí trở thành một loại dịch vụ công đượcChính phủ cung ứng Ở quốc gia Tây Âu này, nếu người dân muốn câu cá giải trí tại các hồ hoặc vùng nước ven biển, Chính phủ sẽ cung cấp cho họ 3 loại giấy phép câu cá

Luật Câu cá 286/82 của Phần Lan, người dân từ 18-64 tuổi phải trả phí quản lý ngư nghiệp trước khi sử dụng dịch vụ câu cá Những người muốn tham gia vào các hoạt động đánh bắt khác ngoài câu cá giải trí phải trả một khoản phí giống như thuế phải trả cho Nhà nước nhằm phát triển bền vững ngành ngư nghiệp.

Các Trung tâm Việc làm & Phát triển Kinh tế là các cơ quan hành chính khu vực chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các quỹ của EU và quốc gia cũng như việc các địa phương thực hiện một số chính sách thủy sản Ngoài ra, Trung tâm Việc làm & Phát triển Kinh tế khu vực chịu trách nhiệm quản lý và cung ứng các giấy phép đánh bắt cá hồi thương mại bằng công cụ cần câu và bẫy Đồng thời, Trung tâm cũng quản lý sổ đăng ký và cung cấp các dịch vụ liên quan đến quyền nước, sự chiếm hữu đối với nghề cá, quy hoạch vùng và quản lý nguồn nước Mặc dù các dịch vụ công được cung ứng cho các hộ ngư dân chuyên nghiệp nhưng những người dân câu cá giải trí cũng có thể sử dụng chúng.

Giống như hầu hết các quốc gia Scandinavia, nghề cá, nuôi trồng, chế biến cá là các doanh nghiệp tư nhân Do đó, các dịch vụ công liên quan đến quyền tài sản đối với nghề cá ở vùng nước ngọt và gần bờ được xác định và phân định rõ ràng Việc quản lý và nghiên cứu là công khai và được hỗ trợ thông qua các quỹ quốc gia, một số dựa trên nguồn thu từ cấp giấy phép đánh cá Các hoạt động cấu trúc và định hướng thị trường được lên kế hoạch thông qua và được hỗ trợ theo Chính sách Ngư nghiệp chung (CFP) của Liên minh Châu Âu, nhưng việc thực hiện, giám sát và quản lý các dịch công đó thuộc trách nhiệm của Cơ quan quản lý ngư nghiệp quốc gia.

Mặc dù Phần Lan được đánh giá cao đối với hiệu quả quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp, nhưng phần lớn các ngư dân thương mại phải chịu sự phụ thuộc vào giấy phép đánh bắt cá do hiệp hội nghề cá và chủ sở hữu cá nhân cấp cho họ do việc đánh bắt thủy sản hầu hết diễn ra ở các vùng biển thuộc quyền quản lý của khu vực tư nhân Vì vậy, dẫn đến trở ngại cho việc tiếp cận dịch vụ công của người dân và sự quản lý của Chính phủ đối với các dịch vụ công đó.

2.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có ngành ngư nghiệp lớn nhất trên thế giới với lịch sử đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lâu đời cách đây 500 năm Từ năm 1978, Trung Quốc áp dụng các chính sách cải cách và mở cửa, ngư nghiệp đã được đặt trong đà phát triển

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Nuôi trồng Đánh bắt nhanh chóng Ngư nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực, đặc biệt là từ cuối những năm 1980 trở thành một những ngành hỗ trợ quan trọng nhất của hoạt động kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn Trong số các quốc gia sản xuất ngư nghiệp lớn trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao hơn sản lượng đánh bắt vì Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách ưu tiên và các dịch vụ công cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong chiến lược tổng thể phát triển thủy sản quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, 2021).

Hình 1 1: Tỷ trọng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên trong tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc (2021)Với sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống quản lý tập trung cao độ, kéo dài cho đến khi thực hiện chính sách mở cửa và cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970 Trong thời kỳ này, Chính phủ Trung Quốc duy trì chính sách quốc gia hướng nội, hệ thống quản lý dịch vụ công phục vụ sản xuất ngư nghiệp chưa thực sự được thiết lập do các quy luật khách quan của sản xuất đánh bắt vào thời điểm đó chưa được hiểu đầy đủ và có rất ít nghiên cứu

“Quy định tạm thời về một số vấn đề liên quan đến dịch vụ hành chính công trong cấp phép nghề cá”, “Quy định tạm thời về quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp, và các biện pháp tạm thời quản lý tàu, quản lý nghề cá” Do đó, cung cấp một khung pháp lý sơ bộ để thực hiện quản lý Nhà nước đối với dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp.

THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Toàn bộ quy trình nghiên cứu của Luận án được thể hiện trong sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3 1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất Để thực hiện luận án, tác giả tiến hành quy trình nghiên cứu bao gồm 4 phần: Thứ nhất: Nghiên cứu định tính

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Thảo luận nhóm và phỏng vấn với chuyên gia (n = 36)

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo sơ bộ qua hệ số

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n 36)

Nghiên cứu định lượng chính thức

Khảo sát n = 580 Làm sạch và mã hoá dữ liệu

Thống kê mô tả, đô lệch chuẩn Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích EFA Phân tích tương quan Kiểm định sự khác biệt Biểu diễn lên mô hình IPA

Phân tích kết quả và kết luận, đề xuất các giải pháp Ở bước này, tác giả tập trung nghiên cứu các tài liệu có liên quan đề tài luận án, lược khảo các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và nước ngoài, tổng hợp lý thuyết về đề tài nghiên cứu Sau khi tổng hợp lý thuyết, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả tìm ra khoảng trống kiến thức và xác định hướng nghiên cứu cho luận án, từ đó khái quát hoá cơ sở lý luận về quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam theo chức năng và nội dung quản lý.

Tiếp theo để định hướng nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết đã xây dựng, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia, người hướng dẫn Những người được thảo luận và phỏng vấn là các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực DVC, các cán bộ quản lý tại Tổng cục Thủy sản và các Chi cục Thuỷ sản thuộc 5 Tỉnh điều tra khảo sát có kinh nghiệm trong quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Trên cơ sở trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia và thảo luận với người hướng dẫn, từ đó tác giả sẽ tổng hợp lại, đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các tiêu chí đánh giá để phù hợp với quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Kết quả thu được thang đo sơ bộ.

Thứ hai: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi hình thành thang đo sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành kiểm định thang đo thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với một mẫu có kích thước n = 36 Các thang đo sẽ được điều chỉnh thông qua hai phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng dưới 0,3 trong kiểm định Cronbach Alpha sẽ bị loại bỏ Qua kết quả đó, tác giả tiến hành điều chỉnh lại thang đo sơ bộ để hoàn thiện hơn cho thang đo chính thức và tiến hành điều tra khảo sát thực tế. Thứ ba: Nghiên cứu định lượng chính thức Ở bước này, tác giả khảo sát với số lượng mẫu lớn Dữ liệu thu thập được sẽ đưa vào phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS 26 Các thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi kiểm định thang đo với EFA, các thang đo đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích tương quan nhằm chứng minh các nhân tố có mối quan hệ với nhau Tiếp đó, phân tích mô hình Kano – IPA để kiểm định sự khác biệt và biểu diễn các chỉ tiêu có trong các tiêu chí quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam.

Thứ tư: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào kết quả điểm định mô hình, tác giả thực hiện thảo luận với các chuyên gia và người hướng dẫn, đưa ra các nhận xét đánh giá từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích xây dựng nền tảng cơ sở lý luận cho nghiên cứu quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam, thực trạng quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam, đề xuất khung lý thuyết, xác định các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam.

- Dữ liệu thứ cấp trong luận án được thu thập thông từ các nguồn tài liệu sau: từ internet và các tài liệu, số liệu từ các bài viết, tạp chí, sách báo điện tử, kỷ yếu hội thảo, tham luận và luận án tại thư viện Học viện Khoa học xã hội, thư viện Trường Đại học Thương Mại, Thư viện Quốc gia… cũng được tham khảo trong quá trình nghiên cứu của luận án, các nguồn tham khảo này đều đảm bảo độ tin cậy cao Ngoài ra, để làm giàu thêm hàm lượng khoa học và bổ sung tài liệu tham chiếu, luận án còn thu thập số liệu từ:

- Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ công và dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp.

- Số liệu tổng hợp tại Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT, tại các Chi cục Thuỷ sản - Sở NN&PTNT tại 5 địa phương đại diện khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam, liên quan đến:

+ Thực trạng DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam từ giai đoạn 2016 đến 2021.

+ Thực trạng quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam từ

+ Các mục tiêu, định hướng của nhà nước đối với DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam trong thời gian tới.

- Các báo cáo đánh giá thực hiện các Đề án, Chương trình, Dự án liên quan đến DVC của Bộ NN&PTNT đối với ngành ngư nghiệp, đặc biệt vùng duyên hải và hải đảo tại Việt Nam.

3.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích xây dựng hoàn chỉnh khung nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu là quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập, điều tra lần đầu tiên để đạt được mục đích của nghiên cứu Dữ liệu này được thu thập thông qua phỏng vấn và các phiếu điều tra (bảng hỏi). a Phỏng vấn sâu bán cấu trúc

Việc thu thập được diễn ra một cách độc lập, đảm bảo người được phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài hay bị chi phối bởi quan điểm, cách suy và cảm xúc của người khác Cách thức thực hiện là việc phỏng vấn trực tiếp giữa người hỏi và người được phỏng vấn Đây là phương pháp nghiên cứu rất phù hợp để khám phá quan điểm và suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu.

Luận án lựa chọn mẫu khảo sát phỏng vấn có tính chủ đích nhằm thực hiện nghiên cứu đánh giá hướng tiếp cận nội dung quản lý, xây dựng và lựa chọn các tiêu chí đánh giá, xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Bao gồm: 03 chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực DVC thuộc các học viện, trường đại học và viện nghiên cứu; 03 cán bộ quản lý tại Tổng cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT và 10 cán bộ quản lý tại các Chi cục Thuỷ sản tại 5 Tỉnh điều tra khảo sát; và 20 ngư dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực ngư nghiệp (Phụ lục 4). Đây là những người nắm bắt rõ thực trạng DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam, có kiến thức đầy đủ, tường minh về quản lý trong lĩnh vực ngư nghiệp, trực tiếp điều hành, quản lý và thụ hưởng các DVC trong lĩnh vực ngư nghiệp, đồng thời vừa có lý luận kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam Với kích thước mẫu này đạt tới số lượng phần tử tính tới điểm bão hoà, nghĩa là không thể thu thập thông tin thêm được nữa.

Phỏng vấn sâu bán cấu trúc theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn

- Liên hệ với đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn để xác định thời gian và địa điểm phỏng vấn.

- Phiếu phỏng vấn: Soạn thảo các câu hỏi khám phá nhằm tìm hiểu sâu hơn các vấn đề xung quanh quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam; thực tiễn hoạt động quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo tại Việt Nam (Phụ lục 5). Bước 2: Thực hiện phỏng vấn

- Chủ động giới thiệu về bản thân, chủ đề phỏng vấn, mục đích, vai trò và dự định của cuộc phỏng vấn;

- Tiến hành phỏng lần lượt từng đối tượng phỏng vấn qua các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn (Phụ lục 5).

Bước 3: Ghi chép, phân tích tổng hợp các thông tin đã phỏng vấn

Toàn bộ nội dung câu trả lời của đối tượng phỏng vấn được ghi chép lại và ghi âm (đã được sự cho phép của đối tượng phỏng vấn) nhằm lưu lại để làm cơ sở phục vụ cho phân tích dữ liệu định tính Tác giả sử dụng phần mềm Nvivo 11 để lưu trữ, mã hóa và phân tích dữ liệu định tính Sau quá trình phỏng vấn, kết quả thu về đã được gửi lại cho từng đối tượng phỏng vấn để kiểm tra lại nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lệ Kết quả quá trình phỏng vấn chuyên sâu cho thấy 100% các chuyên gia đồng ý với

5 tiêu chí và các yếu tố đề xuất trong thang đo sơ bộ. b Tiến hành điều tra, khảo sát xã hội học

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á và ở bờ biển phía Tây Thái Bình Dương Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km với dải đất vùng duyên hải trải dài từ Bắc vào Nam Bên cạnh đó Việt Nam còn có hơn 3.000 đảo và các quần đảo Căn cứ vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên các vùng duyên hải, phân chia vùng duyên hải thành các vùng duyên hải Bắc Bộ; vùng duyên hải Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Bộ Theo niên giám của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2016-2021, vùng duyên hải Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Bộ có sự phát triển về ngư nghiệp nhất cả nước với trữ lượng trên 29 triệu tấn Vùng Duyên hảiBắc Bộ chỉ chiếm tỷ lệ 9,2% so với vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Do vậy, 5 tỉnh được chọn mang tính đại diện cho 3 vùng duyên hải và hải đảo của Việt Nam bao gồm Thái Bình (vùng duyên hải Bắc Bộ); Nghệ An và Bình Định (vùng duyên hảiTrung Bộ); Kiên Giang và Cà Mau (vùng duyên hải Nam Bộ) Năm tỉnh được lựa chọn khảo sát là các địa phương có ngành kinh tế ngư nghiệp phát triển nhất cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020).

Bảng 3 1: Địa điểm nghiên cứu của luận án STT Vùng Duyên hải Tỉnh Địa bàn nghiên cứu

1 Vùng duyên hải Bắc Bộ Thái Bình

Huyện Thái Thụy Huyện Tiền Hải Huyện Vũ Thư Huyện Kiến Xương Thành phố Thái Bình

Huyện Quỳnh Lưu Huyện Diễn Châu Huyện Nghi Lộc Huyện Nam Đàn Thị xã Cửa Lò

Huyện Hoài Nhơn Huyện Phù Cát Huyện Phù Mỹ Huyện An Nhơn Huyện Tuy Phước

3 Vùng duyên hải Nam Bộ

Huyện An Minh Huyện đảo Kiên Hải Huyện Kiên Lương Huyện An Biên Thành phố đảo Phú Quốc

Cà Mau Huyện Năm Căn

Huyện Ngọc Hiển Huyện Thới Bình Huyện U Minh Huyện Trần Văn Thời

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tại mỗi tỉnh sẽ chọn 5 huyện, như vậy sẽ chọn được 25 huyện của 5 tỉnh vào diện khảo sát.

* Xác định quy mô mẫu nghiên cứu

Theo Hair & cộng sự (2014) cho biết cỡ mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích nhân tố khám phá là 50 quan sát, tốt nhất là 100 quan sát trở lên Tỷ lệ quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 sẽ cung cấp kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy Luận án này sử dụng quy tắc 10:1 Luận án có 45 biến quan sát nên số lượng mẫu cần thiết tối thiểu là 45 × 10 = 450 mẫu. Ước lượng cỡ mẫu từ công thức tính cỡ mẫu sẽ tính toán ra cỡ mẫu cần có trong luận án Tuy nhiên, việc tính cỡ mẫu cần phải dự trù cho khả năng đối tượng nghiên cứu từ chối tham gia, hoặc bỏ ngang trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo cỡ mẫu cuối cùng cần thiết Số lượng mẫu sau khi dự trù mất mẫu được tính bằng công thức: n bao gồm dự dự trù mất mẫu = n ban đầu / ( 1 – tỷ lệ mất mẫu)

Như vậy, nghiên cứu này tính ra cỡ mẫu cần thiết bằng 450, với dự trù mất mẫu khoảng 25% nên đối tượng nghiên cứu cần tiếp cận là: n bao gồm dự dự trù mất mẫu = 450 / ( 1 – 25%) = 580

Như vậy, số mẫu chọn phát ra cuối cùng là 580 phiếu khảo sát với mục đích đem lại tỷ lệ phản hồi tốt hơn cho nghiên cứu.

Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tiến hành thu thập thông tin với đối với nhóm đối tượng gồm:

Một là, cán bộ quản lý của Sở NN&PTNT 5 tỉnh được chọn nghiên cứu (cán bộ cấp tỉnh).

Hai là, cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện các kế hoạch DVCPVNN của chính quyền địa phương tại các điểm nghiên cứu (cán bộ cấp huyện).

Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với đối tượng là các cán bộ quản lý tại Tổng cục Thủy Sản Số phiếu được phân bổ như sau:

Bảng 3 2: Đối tượng khảo sát của luận án

Tỉnh Đối tượng khảo sát

Cán bộ cấp trung ương

Cán bộ cấp tỉnh Cán bộ huyệncấp

* Thiết kế phiếu khảo sát và quy trình khảo sát

Phiếu khảo sát được thiết kế làm 2 phần:

- Phần A nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng được khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

THIẾT KẾ THANG ĐO

3.3.1 Thang đo đánh giá dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Thang đo đánh giá DVCPVNN phản ánh thực trạng DVC tại các cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo, được đo lường bằng 6 biến quan sát, cụ thể:

Bảng 3 4: Thang đo đánh giá thực trạng DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo

Biến quan sát Mã hóa Nguồn

DVCPVNN luôn đảm bảo tính liên tục với phí và lệ phí phù hợp.

TT1 Đề xuất của tác giả và chuyên DVCPVNN ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, gia đáp ứng kịp thời đối với xu thế phát triển kinh tế.

DVCPVNN đã đáp ứng được yêu cầu của người dân trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh.

DVCPVNN đảm bảo cho mọi người dân có khả năng tiếp nhận ngang nhau, bình đẳng trong thụ hưởng.

Hội nhập quốc tế khiến DVCPVNN ngày càng được nâng cao.

TT5 Ứng dụng CNTT trong DVCPVNN hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.3.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Sau khi tổng hợp ý kiến của chuyên gia, tác giả đề xuất thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN được thể hiện như trong bảng 3.3.

Bảng 3 5: Thang đo các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Yếu tố chủ quan CQ

Hệ thống thể chế của Nhà nước trong quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DVCPVNN của chính CQ3 quyền địa phương Đề xuất của tác giả và chuyên gia

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý DVCPVNN CQ4

Cơ sở vật chất kỹ thuật CQ5

Văn hóa tổ chức CQ6

Yếu tố khách quan KQ

Yếu tố chính trị KQ1

Yếu tố kinh tế KQ2

Yếu tố xã hội KQ3

Yếu tố công nghệ KQ4

Yếu tố quốc tế KQ5

(Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả)

3.3.3 Thang đo các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Thang đo đánh giá quản lý DVCPVNN có 5 tiêu chí với 27 chỉ tiêu được kế thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài nước Trong đó, thang đo “hiệu lực”, thang đo “hiệu quả”, thang đo “phù hợp” và thang đo “bền vững” kế thừa của OECD (2009) và Nguyễn Hồng Phú (2018), thang đo “công bằng” của Rossell (1993) Ngoài ra, tác giả đã hiệu chỉnh một số từ ngữ để thang đo đơn giản dễ hiểu, tránh gây sự nhầm lẫn khi trả lời, phù hợp với khu vực công và trình độ của đối tượng khảo sát Nội dung câu hỏi đánh giá quản lý DVCPVNN được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3 6: Nội dung các chỉ tiêu

Thang đo các chỉ tiêu Mã hóa Nguồn

Tiêu chí hiệu lực: 6 biến quan sát HL

OECD (2009); Nguyễn Hồng Phú (2018); Đề xuất của tác giả và chuyên

Mức độ đáp ứng tính công khai minh bạch của các chính sách quản lý DVCPVNN.

Mức độ đầy đủ, đồng bộ và kịp thời ban hành các chính sách quản lý DVCPVNN.

Mức độ tuân thủ pháp luật, thực thi nghiêm túc các chính sách quản lý DVCPVNN tại các cơ quan có thẩm quyền.

Mức độ phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy hành chính quản lý DVCPVNN.

Mức độ chấp hành các chính sách quản lý DVCPVNN từ phía các tác nhân kinh tế.

Thang đo các chỉ tiêu Mã hóa Nguồn Tiêu chí hiệu quả: 7 biến quan sát HQ OECD

Mức độ hoàn thành kế hoạch trong phát triển DVCPVNN tại các địa phương.

Mức độ hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính quản lý

DVCPVNN đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện và đảm bảo chất lượng.

Mức độ hiệu quả hoạt động truyền thông và tư vấn văn bản pháp luật tại các địa phương.

HQ3 Đề xuất của tác giả và chuyên gia

Mức độ hiệu quả quản lý DVCPVNN đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương gắn với chiến lược phát triển

Mức độ hài lòng của các tác nhân kinh tế về quản lý DVCPVNN HQ5

Mức độ kiểm tra, giám sát quản lý DVCPVNN được công khai và minh bạch.

Mức độ sử dụng ngân sách Nhà nước tương xứng hiệu quả quản lý DVCPVNN tại các địa phương.

Tiêu chí phù hợp: 5 biến quan sát PH OECD

Chính sách quản lý DVCPVNN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhận được sự đồng thuận của các tác nhân kinh tế.

Nguyễn Hồng Phú (2018); Đề xuất

Chính sách quản lý DVCPVNN phù hợp với sự phát triển của các tác nhân kinh tế và tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo phù hợp với thông lệ và các thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương.

PH3 của tác giả và chuyên gia

Chính sách quản lý DVCPVNN có tính khả thi cao và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo tính khách quan và phù hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm.

Tiêu chí công bằng: 4 biến quan sát CB

Chính sách quản lý DVCPVNN hướng tới nguyên tắc bình đẳng, phân bổ lợi ích cân xứng tới các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp.

(1993); Đề xuất của tác giả và chuyên

Chính sách quản lý DVCPVNN tạo điều kiện cho các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng.

Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo cân đối giữa tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển trong lĩnh vực ngư

Thang đo các chỉ tiêu Mã hóa Nguồn nghiệp.

Tiêu chí bền vững: 5 biến quan sát BV OECD

(2009); Nguyễn Hồng Phú (2018); Đề xuất của tác giả và chuyên gia

Chính sách quản lý DVCPVNN hướng tới đảm bảo lợi ích lâu dài cho các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Chính sách quản lý DVCPVNN có tầm nhìn, định hướng ổn định và thích ứng với từng giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách quản lý DVCPVNN cụ thể, hạn chế điều chỉnh bổ sung và không xảy ra xung đột, chồng chéo với các chính sách khác có liên quan.

Chính sách quản lý DVCPVNN có sự kế thừa và có khả năng dự báo cao các biến động xảy ra trong lĩnh vực ngư nghiệp BV4

Chính sách quản lý DVCPVNN tạo hành lang pháp lý, mang tính linh hoạt, không quá cứng nhắc và không quá chi tiết.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Chương 3 đề cập đến cách tiếp cận nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và khung phân tích được sử dụng trong luận án để xác định cách thúc tiến hành nhằm đạt được mục tiêu của luận án Trong chương 3 đã đề cập đến phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng các thang đo của bảng khảo sát điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia là các cán bộ công tác tại Tổng cụcThuỷ sản, các chuyên gia về lĩnh vực DVC và thảo luận với người hướng dẫn Nghiên cứu định lượng được thể hiện qua sử dụng bảng số liệu được thu thập và tính toán,phân tích thực trạng DVCPVNN và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng phương pháp IPA để xem xét mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các tiêu chí đánh giá quản lýDVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo trong thời gian qua.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO

Thực trạng ngành ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản), Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km 2 , với bờ biển dài hơn 3.260 km, trong đó có hơn 3.000 đảo và các quần đảo như Phú Quốc,

Thổ Chu, Nam Du, Côn Sơn, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa… Đây là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế ngư nghiệp nói riêng, trong đó có nuôi trồng, chế biến và thương mại các loài sinh vật biển, thủy sản Hiện nay, Việt Nam có khoảng 54 triệu cư dân sống ở duyên hải (ven biển) và ở các đảo, là lực lượng lao động quan trọng, để phát triển kinh tế-xã hội, gìn giữ an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ngư nghiệp là ngành giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của khu vực duyên hải và hải đảo Đây là ngành truyền thống của ngư dân ven biển và ngày càng phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,77%, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Bảng 4 1: Sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản Đơn vị tính: triệu tấn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nhận xét: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2016, ngành thủy sản đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như rét đậm, rét hại ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ những tháng đầu năm, tình hình hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ,xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên tổng sản lượng thủy sản cả nước vẫn ước đạt 6,7 triệu tấn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015 Trong đó,sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015), sản lượng nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ Giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 ước đạt 212 nghìn tỷ đồng; tổng sản lượng thủy sản đạt 7,23 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,39 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt3,84 triệu tấn (trong đó, cá tra đạt 1,251 triệu tấn, tôm các loại 723,8 nghìn tấn: tôm nước lợ 683,4 nghìn tấn gồm tôm sú 256,4 nghìn tấn, tôm chân trắng 427,0 nghìn tấn); giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,317 tỷ USD Năm 2018, ước tính giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 228 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2017 Tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%, trong đó, sản lượng khai thác đạt 3,59 triệu tấn, tăng 6%; nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3% Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% trong năm 2018 Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9% trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2% Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,6 tỷ USD Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng sản lượng thủy sản năm 2020 cả nước chỉ đạt hơn 8,4 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2019; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt hơn 3,84 triệu tấn, tăng 2,5%; sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 4,56 triệu tấn, tăng 1,4% Năm 2021, đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng tồi tệ hơn đến nền kinh tế nhưng sản lượng thủy sản vẫn có sự tăng trưởng nhẹ đạt 8,8 triệu tấn tăng 4,7% so với năm 2020 tương đương 0,4 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,93 triệu tấn tăng 2,3% so với năm 2020 tương đương 0,09 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 4,86 triệu tấn tăng 6,6% so với năm 2020 tương đương 0,3 triệu tấn.

Như vậy, sản lượng cũng như giá trị sản xuất thủy, hải sản của khu vực duyên hải và hải đảo đã tăng trưởng ổn định theo thời gian Tuy nhiên giữa các vùng duyên hải ởViệt Nam có sự khác nhau rõ rệt; vùng ven biển ĐBSCL (vùng duyên hải Nam Bộ) chiếm sản lượng cũng như giá trị lớn nhất và là khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, tiếp theo đến vùng duyên hải Trung Bộ (vùng Bắc Trung Bộ,ven biển Nam Trung Bộ) và cuối cùng là vùng duyên hải Bắc Bộ Nơi đạt sản lượng và giá trị lớn phải kể đến như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, CàMau, Kiên Giang… Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết,nghêu và một số loài cá biển Bên cạnh đó trong những năm vừa qua, ngành ngư nghiệp của khu vực duyên hải và hải đảo đã giải quyết việc làm cho khoảng 29 triệu lao động, đem lại một nguồn thu ngân sách lớn cho Nhà nước.

Thực trạng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành ngư nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển ấn tượng của DVCPVNN với sự mở rộng của các loại hình dịch vụ gồm DVHCC, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích Thời gian qua, các loại hình DVCPVNN tại Việt Nam ngày càng đa dạng với những bước phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu của các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Hiện nay, các DVCPVNN đã tiếp cận đến các tác nhân kinh tế ở 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, nhưng đặc biệt được sử dụng nhiều tại khu vực duyên hải và hải đảo Thông qua các DVCPVNN đã phục vụ tốt hơn nhu cầu của các tác nhân và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngư nghiệp đã từng bước tăng cường cải tiến dịch vụ, ứng dụng CNTT trong hoạt động cung ứng DVC nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của các tác nhân kinh tế.

4.1.3.1 Thực trạng tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ công

Cung ứng DVCPVNN theo cơ chế một cửa là nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đã thực hiện cung ứng các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 cho các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của trung ương. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ vẫn chủ yếu được thực hiện trực tiếp tại bộ phận một cửa Theo đó, hồ sơ sẽ được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính) Đối với những thủ tục hành chính cần sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” trong cung ứng dịch vụ thông qua Bộ phận Một cửa.

Bộ phận một cửa tại các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục thực hiện việc cập nhật, công bố, niêm yết công khai, tiếp nhận, xử lý và giải quyết các TTHC theo thẩm quyền giải quyết của đơn vị Theo báo của Tổng cục Thủy sản, cho thấy số lượng hồ sơ mà Tổng cục tiếp nhận và giải quyết hàng năm là rất lớn Đáng chú ý, 02 đơn vị của Tổng cục là

Vụ nuôi trồng thủy sản và Vụ khai thác thủy sản chiếm tới 80% hồ sơ mà Tổng cục tiếp nhận, xử lý.

Theo Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Nhà nước cấp huyện và xã không có thẩm quyền giải quyết các TTHC trong lĩnh vực ngư nghiệp Do đó, các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh của

5 địa phương đại diện khu vực duyên hải và hải đảo phải tiếp nhận và giải quyết số lượng TTHC hàng năm là rất lớn Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Bộ phận một cửa tại các Chi cục Thủy sản của 5 địa phương đã và đang áp dụng hình thức công khai bằng hệ thống văn bản, quy trình, biểu mẫu được treo tại bảng công khai danh mục TTHC Có sự tương đồng với quy trình cung ứng DVC của cấp trung ương Tại các Chi cục Thủy sản, hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa đã tiết kiệm thời gian của các tác nhân kinh tế Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản 5 địa phương đại diện đã chỉ ra rằng tổng số hồ sơ DVC của các tỉnh tăng trong giai đoạn 2016-2021, cụ thể năm

2016 trung bình một Chi cục giải quyết 2.225 hồ sơ đến năm 2021 số lượng hồ sơ tăng gấp 4,5 lần Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng duyên hải Theo đó, Chi cục Thủy sản 2 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Bộ chiếm đến 64,3% số lượng TTHC của 5 địa phương.

* Cổng dịch vụ công trực tuyến

Tại cấp trung ương, Tổng cục Thủy sản đã hoàn thành xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục tại địa chỉ: http://tthc.tongcucthuysan.gov.vn; đã xây dựng, hoàn thiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 đối với 9 thủ tục hành chính thực hiện theo chuỗi/ nhóm trong lĩnh vực quản lý cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản và đăng ký tàu cá Mức độ 3, 4 đối với 3 thủ tục hành chính thực hiện trong lĩnh vực quản lý thức ăn thủy sản Cụ thể, Tổng cục Thủy sản đã triển khai được 7/9 DVCTT mức độ 2 đạt 77,78% bao gồm 4 DVCTT lĩnh vực thuộc TTHC khác liên quan NTTS; 3 DVCTT thuộc lĩnh vực quản lý khai thác thủy sản Mức độ 3 và 4 đã triển khai được 3/3 đạt 100% thuộc lĩnh vực đăng ký thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam Tính đến ngày 31/12/2021, các đơn vị của Tổng cục đã thực hiện xử lý trực tuyến 6.738 hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Việc triển khai xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3 và 4 của Tổng cục đã đạt được một số kết quả nhất định, từng bước đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ về xây sản xuất, kinh doanh ngư nghiệp, giảm thiểu thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, giúp cho công tác quản lý nhà nước ngành ngư nghiệp minh bạch và hiệu quả hơn.

Tại cấp địa phương, song song với cung ứng DVCPVNN tại bộ phận một cửa, các Chi cục Thủy sản của 5 địa phương đã triển khai cung ứng DVC trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Chi cục Hiện nay, 32 loại TTHC trong lĩnh vực ngư nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh đã được cung ứng ở mức độ 2 và 3.

* Cổng thông tin một cửa quốc gia

Năm 2016, Tổng cục thí điểm thực hiện cơ chế một cửa quốc gia Đến 2017, Tổng cục đã cơ bản hoàn thành kết nối và chính thức đưa vào sử dụng, hoạt động hiệu quả 4/4 thủ tục hành chính thí điểm thực hiện tại 4 đơn vị trực thuộc Tổng cục bao gồm 2 Vụ (Vụ nuôi trồng thủy sản, Vụ khai thác thủy sản) và 2 Trung tâm (Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản, Trung tâm đăng kiểm tàu cá) trên hệ thống một cửa quốc gia Năm 2018, Tổng cục tiếp tục triển khai giai đoạn

II và hiện đã kết nối 6 TTHC bao gồm Đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu; Cấp lô chứng nhận cho lô hàng thủy sản xuất tại cơ sở trong ưu tiên danh sách; Kiểm tra, cấp chứng chỉ thư cho lô hàng thủy sản xuất tại cơ sở bên ngoài danh sách ưu tiên; Đăng ký sản phẩm thủy sản nhập khẩu; Cấp giấy xác nhận sản phẩm thủy sản nhập khẩu; Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản có nhập khẩu nguồn động Các TTHC được thực hiện theo phương thức này có thể xếp vào nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dựa trên sự kết nối giữa hệ thống DVCTT của Tổng cục Thủy sản với cổng thông tin một cửa Quốc gia Các công việc của khách hàng như: nộp hồ sơ, tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan xử lý, thực hiện các thao tác bổ sung, chỉnh sửa, rút hồ sơ đã nộp đều được thực hiện thông qua Cổng TTMCQG;sau đó hồ sơ sẽ chuyển về hệ thống của Tổng cục Thủy sản để thẩm định, xử lý theo trình tự thông thường của Tổng cục (tương tự như quy trình xử lý áp dụng đối với các dịch vụ công khác thực hiện trực tiếp ở Tổng cục).

Bảng 4 2: Kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia

Năm 2021 Đã xử lý và cấp phép/ Giấy chứng nhận điện tử

(Nguồn: Báo cáo kết quả CCHC của Tổng cục Thủy sản giai đoạn 2016 – 2020) 4.1.3.2 Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

* Kết quả đạt được Để đánh giá về thực trạng hoạt động DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo, kết hợp phân tích các số liệu do cơ quan QLNN trong DVCPVNN cung cấp cùng với việc đánh giá thang đo về thực trạng DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Kết quả kiểm định cho thấy độ tin cậy chung của thang đo thực trạng DVCPVNN là 0,823 – đạt giá trị khá cao (> 0,7) trong đó hệ số tin cậy của các biến quan sát đạt từ 0,801 đến 0,818 So với tiêu chuẩn 0,6 thì tất cả các biến quan sát của thang đo đều đảm bảo. Các hệ số tương quan biến-tổng cao hơn 0,3 Tất cả các thang đo đều đạt được độ tin cậy và phân biệt.

Bảng 4 3: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo thực trạng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Hệ số tương quan với biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Luận án tiếp tục tiến hành thực hiện thống kê mô tả từng biến quan sát Kết quả cho thấy các ứng dụng CNTT trong DVCPVNN ngày càng được nâng cao (điểm trung bình đạt 3,41 và độ lệch chuẩn là 0,736) tiếp đến là cơ quan Nhà nước đảm bảo khả năng tiếp nhận bình đẳng cho các tác nhân kinh tế thụ hưởng DVCPVNN với điểm trung bình đạt 3,37 và độ lệch chuẩn đạt 0,673.

Hình 4 1: Đánh giá thực trạng DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả này có sự tương đồng với các số liệu do cơ quan Nhà nước quản lý DVCPVVN cung cấp với những đánh giá chung được rút ra như sau:

-Đa dạng hóa các hình thức cung ứng DVCPVNN, có xu hướng thay đổi theo nền kinh tế thị trường bằng cách ứng dụng CNTT

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO

Hoạt động quản lý DVCPVNN được thực hiện bởi các cơ quan QLNN các cấp từ trung ương đến cơ sở Tổng cục Thủy sản là cơ quan trực tiếp hoạch định và tổ chức triển khai các hoạt động, chính sách, pháp luật về quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam Đồng thời, theo mô hình QLNN mang tính tập trung của ViệtNam, các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương cấp tỉnh có nhiệm vụ thực thi các hoạt động, chính sách quản lý DVCPVNN theo quy định về phân cấp quản lý Hiệu quả, hiệu lực của Tổng cục thể hiện rõ nét ở kết quả hoạt động ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện quản lý DVCPVNN Tổng cục đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chức năng, phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị trực tiếp cung ứng các DVC trong phạm vi lĩnh vực quản lý Xây dựng chiến lược phát triển ngành, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn ngành Xây dựng chương trình hành động cải cách hành chính, kiện toàn hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp, các trung tâm, cấp phép, uỷ quyền cho các đơn vị tự chủ về tài chính và tổ chức các hoạt động cung ứng dịch vụ Thực tế, công tác quản lý của Nhà nước trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp Đã có nhiều đề tài khoa học được nghiệm thu đưa vào ứng dụng, nhiều chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn được thẩm định và đưa vào thực hiện Các hoạt động cung ứng vật tư, chuyển giao kỹ thuật, khuyến ngư được tổ chức thực hiện đều khắp trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, các dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp đang trong giai đoạn sơ khai của tiến trình xã hội hoá, do đó, Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo tổ chức và thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp như quyết định cấp phép, uỷ quyền, cấp các loại giấy tờ hành chính, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, trực tiếp cung cấp các dịch vụ phòng dịch, chống dịch, dập dịch hại, phòng chống bão lũ, Đối với dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích và nhất là các dịch vụ phục vụ phát triển ngư nghiệp có sự hạn chế về phân công, phân cấp, chuyển giao cho các tổ chức sự nghiệp, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân đảm nhận thực hiện Tổng cục đang đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công từ trung ương đến địa phương và dần giảm bớt sự tài trợ từ NSNN cho các đơn vị này cũng đã góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công của ngành Những hoạt động dịch vụ công trong ngành ngư nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu của ngư dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển ngư nghiệp Việt Nam Nội dung dưới đây sẽ phân tích rõ thực trạng quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo hiện nay.

4.2.1 Thực trạng hoạch định chính sách phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

4.2.1.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển DVCPVNN là nhiệm vụ, nội dung quan trọng của cơ quan QLNN về DVCPVNN Trong những năm qua, Nhà nước đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình quản lý và phát triển DVCPVNN nhằm phục vụ các tác nhân kinh tế một cách tốt nhất, từng bước thiết lập hành lang pháp lý nhằm quản lý DVCPVNN một cách hiệu quả; tạo thuận lợi cho các tác nhân kinh tế tiếp cận các DVCPVNN một cách công bằng và thuận lợi Từ nhận thức về vai trò quan trọng của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển DVCPVNN trong công tác quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về “Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020” Đây là chương trình quan trọng thể hiện rõ quan điểm về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển DVC nói chung và DVCPVNN nói riêng tại Việt Nam Mục tiêu cốt lõi trong giai đoạn đó là nâng cao chất lượng và cải cách DVHCC, DVC và bộ máy hành chính quản lý DVC ở tất cả các lĩnh vực.

Ngày 22 tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020” với nhiệm vụ thực hiện hiệu quả các DVCPVNN để tạo cơ sở thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực ngư nghiệp tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế vững chắc vào nền kinh tế quốc dân gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập và mức sống của các tác nhân và góp phần bảo vệ an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Căn cứ vào 2 Chương trình trên, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số4631/QĐ-BNN-TCCB về “Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2016 – 2020” đã tập trung thực hiện cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng DVC nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp tích cực vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016- 2020; Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT và Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 Ngày 15-11-2017, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TCTS-VP về “Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Thủy sản” nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp, với mục tiêu hỗ trợ các tác nhân tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, phát triển bền vững ngành ngư nghiệp.

Công tác triển khai và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Đảng và Nhà nước được các địa phương ven biển thực hiện nghiêm túc và đã ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện Tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo Nội dung đề án đã nhấn mạnh công tác cải cách hành chính tổng thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là ngư nghiệp, ngành kinh tế quan trọng của tỉnh để phấn đấu đạt được sự hài lòng của các tác nhân kinh tế đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước Cải thiện hiệu quả công tác điều hành, thực hiện các chính sách về DVCPVNN Ngoài ra, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu triển khai các DVCPVNN để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, nhằm nâng cao lợi ích kinh tế cho các tác nhân.

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, Nghệ An đã ban hành Chương trình cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2012-2020 và Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, các chương trình, kế hoạch tập trung vào xây dựng và hoàn thiện các chính sách đảm bảo công tác quản lý DVCPVNN.

Ngoài ra, để triển khai các kế hoạch, chương trình của Đảng, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Bình Định, Cà Mau và Kiên Giang đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các tỉnh Kiên Giang đã phát động chương trình thi đua về cải cách hành chính trong lĩnh vực ngư nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng DVCPVNN.

4.2.1.2 Thực trạng ban hành văn bản pháp luật quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Các văn bản quy phạm pháp luật về DVCPVNN bắt nguồn chủ yếu từ các quy định về quản lý hành chính nhà nước trước đây, được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của DVCPVNN Trải qua những thăng trầm của thời gian và xuất phát từ mục tiêu phục vụ các tác nhân kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp nên các văn bản pháp luật về quản lý DVCPVNN đã có những thay đổi quan trọng trong quy định về trình tự, thủ tục thực hiện với những yêu cầu rõ ràng, công khai về TTHC, thời gian, biểu phí, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngư nghiệp.

Thời gian qua, Chính phủ và Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản đã ban hành các Luật, Nghị quyết, nghị định quan trọng tạo khuôn khổ cho hoạt động quản lý DVCPVNN Cụ thể:

Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 (2001) đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó quy định quản lý DVC là chức năng quản lý quan trọng nhất của Nhà nước trong đó có DVCPVNN.

Ngày 21/11/2017, Quốc hội thông qua Luật Thủy sản xác định: Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển, ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ.

Ngày 23/04/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 14/09/2018 Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 3616/QĐ-BNN-VP ban hành “Kế hoạch thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp”.

Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng việc ứng dụng tin học, CNTT vào quản lý hành chính nhà nước với mục đích là đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa công nghệ hành chính, thực hiện tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao Do đó, ngày 17/10/2000 Ban chấp hành TW Đảng đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã có Nghị quyết 36a/NQ-CP lần đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”.

4.2.1.3 Thực trạng cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nên ngành ngư nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của Nhà nước, tạo nhiều cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để ngành tăng trưởng.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG PHỤC VỤ NGƯ NGHIỆP KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ HẢI ĐẢO

4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Bảng 4 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo

Yếu tố Mức độ ảnh hưởng ̅ Thứ bậc

Tỷ lệ (%) Yếu tố chủ quan

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.5 cho thấy: Đánh giá chung của cán bộ quản lý về các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo có mức độ tác động lớn với ̅ = 3,10 Kết quả cũng cho thấy rằng, không có yếu tố chủ quan và khách quan nào được cán bộ quản lý đánh giá không ảnh hưởng Điều đó chứng tỏ rằng 12 yếu tố chủ quan và khách quan trên có tác động tích cực đến công tác quản lý DVCPVNN khu vực duyên hải và hải đảo Cụ thể:

Yếu tố “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý DVCPVNN” được đánh giá có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả quản lý DVCPVNN với ̅ = 3,43 xếp bậc 1.

Tiếp đến là yếu tố “hệ thống thể chế của nhà nước trong quản lý DVCPVNN” với mức điểm trung bình ̅ = 3,38 xếp bậc 2.

Yếu tố có tác động thấp nhất đến hiệu quả quản lý DVCPVNN là “yếu tố quốc tế” với mức điểm trung bình ̅ = 2,70 xếp bậc 12.

Hộp 2: Đánh giá của ngư dân, doanh nghiệp về sự tác động của các yếu tố

Trong quá trình trao đổi với chị Nguyễn Thị Biền (50 tuổi, ngư dân huyện Phù

Mỹ, tỉnh Bình Định) nhận định “năng lực của đội ngũ quản lý DVCPVNN” có ảnh hưởng quan trọng nhất đến công tác quản DVCPVNN bởi theo chị con người là nhân tố cốt lõi trong mọi hoạt động quản lý Từ trải nghiệm của chị trong quá trình giao dịch, chị nhận thấy năng lực của các nhân viên trực tiếp cung ứng và quản lý các dịch vụ đó rất quan trọng, là nhân tố tạo nên sự hài lòng của người dân.

Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ, Công ty Cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn cho rằng, yếu tố công nghệ có tác động mạnh mẽ đến quá trình cải cách hành chính và quản lý DVCPVNN của các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam Đại diện công ty cho rằng, yếu tố công nghệ đã đẩy mạnh quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện Ngoài ra, cấp phép điện tử cho phép Công ty có quyền truy cập và theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ thủ tục của mình, đồng thời cũng dễ dàng để các Chi cục Thủy sản quản lý được hồ sơ giao dịch.

Nguồn: Dựa trên kết quả đánh giá của ngư dân, doanh nghiệp.

4.3.2 Phân tích các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

4.3.2.1 Thống kê mô tả các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Bảng 4 6: Kết quả đánh giá tiêu chí hiệu lực

Mức độ đánh giá ̅ Thứ bậc

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.6 cho thấy:

Giá trị đồng ý trung bình cao nhất là 3,37 đối với chỉ tiêu “Mức độ tuân thủ pháp luật, thực thi nghiêm túc các chính sách quản lý DVCPVNN tại các cơ quan có thẩm quyền” Tiếp theo là chỉ tiêu “Mức độ chấp hành các chính sách quản lý DVCPVNN từ phía các tác nhân kinh tế” với giá trị trung bình ̅ = 3,13 xếp thứ bậc 2 Trong khi đó, chỉ tiêu “Mức độ kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong quá trình quản lý

DVCPVNN có tính răn đe” được đánh giá thấp nhất với mức điểm trung bình ̅ = 2,81 xếp thứ bậc 7.

Bảng 4 7: Kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả

Mức độ đánh giá ̅ Thứ bậc

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

Mức độ đánh giá ̅ Thứ

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.7 cho thấy:

Chỉ tiêu “Hiệu quả hoạt động truyền thông và tư vấn văn bản pháp luật tại các địa phương” được đánh giá cao nhất ở mức tốt với điểm trung bình ̅ = 3,41 Tiếp theo là chỉ tiêu “mức độ hài lòng của các tác nhân kinh tế về quản lý DVCPVNN” với mức điểm trung bình ̅ = 3,05 xếp ở thứ bậc 2 Và tiêu chí “Mức độ sử dụng NSNN tương xứng hiệu quả quản lý DVCPVNN tại các địa phương” được đánh giá thấp nhất với mức điểm trung bình đạt ̅ = 2,61.

Bảng 4 8: Kết quả đánh giá tiêu chí phù hợp

Mức độ đánh giá ̅ Thứ bậc

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.8 cho thấy:

Chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và và nhận được sự đồng thuận của các tác nhân kinh tế” được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình ̅ = 3,42 xếp ở bậc 1 Tiếp theo là chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo tính khách quan và phù hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm” với mức điểm trung bình ̅ = 3,02 xếp ở bậc 2 Chỉ tiêu

“Chính sách quản lý DVCPVNN phù hợp với sự phát triển của các tác nhân kinh tế và tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực ngư nghiệp với mức điểm trung bình ̅ = 2,53 xếp ở bậc 5.

Bảng 4 9: Kết quả đánh giá tiêu chí công bằng

Mức độ đánh giá ̅ Thứ bậc

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.9 cho thấy:

Chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN tạo điều kiện cho các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng” được đánh giá cao với mức điểm trung bình ̅ = 3,40 Trong khi đó, chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp” được đánh giá thấp nhất với mức điểm trung bình ̅ = 2,60 xếp ở thứ bậc 4.

Bảng 4 10: Kết quả đánh giá tiêu chí bền vững

Mức độ đánh giá ̅ Thứ

Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích tại Bảng 4.10 cho thấy:

Chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN tạo hành lang pháp lý, mang tính linh hoạt, không quá cứng nhắc và không quá chi tiết” được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình ̅ = 3,27 Tiếp đó là chỉ tiêu “Chính sách quản lý DVCPVNN hướng tới lợi ích lâu dài cho các tác nhân kinh tế tham gia trong lĩnh vực ngư nghiệp với mức điểm trung bình ̅ = 3,17 xếp ở thứ bậc 2 Và được đánh giá thấp nhất là chỉ tiêu

“Chính sách quản lý DVCPVNN cụ thể, hạn chế điều chỉnh bổ sung và không xảy ra xung đột, chồng chéo với các chính sách khác có liên quan” với mức điểm trung bình ̅ = 2,52.

4.3.2.2 Kiểm định các thang đo với Cronbach’s Alpha và EFA

Bảng 4 11: Kết quả kiểm định các thang đo

Mã hóa Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha Hệ số tải

Mã hóa Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha Hệ số tải

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát)

Bảng 4.11 đã cho thấy kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá các thang đo tiêu chí đánh giá quản lý DVCPVNN Kết quả cho thấy biến tiềm ẩn

“Bền vững” có giá trị Cronbach’s Alpha thấp nhất là 0,805 trong khi biến tiềm ẩn

“Hiệu lực” có giá trị cao nhất là 0,841 So với tiêu chuẩn 0,6 thì tất cả các biến quan sát của thang đo đều đảm bảo Các hệ số tương quan biến-tổng cao hơn 0,3 Tất cả các thang đo đều đạt được độ tin cậy và phân biệt Do đó, thang đo tốt và đáp ứng yêu cầu tin cậy cho phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thu được kết quả với hệ số KMO = 0,807; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 (

Ngày đăng: 12/04/2023, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w