1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ việt nam

229 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án (16)
  • 6. Những đóng góp mới của luận án (17)
  • 7. Kết cấu của luận án (19)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN (19)
    • 1.1 Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết (19)
    • 1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực chứng (23)
      • 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (23)
      • 1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về ngành bán lẻ nói chung và năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng (31)
    • 1.3 Khoảng trống nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ (37)
    • 2.1 Một số vấn đề và lý thuyết có liên quan (37)
      • 2.1.1 Lý thuyết về nguồn lực (37)
      • 2.1.2 Lý thuyết về năng lực động (38)
      • 2.1.3 Quan điểm và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của (42)
    • 2.2 Phân định những nội dung nghiên cứu năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ.32 .1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ (44)
      • 2.2.3 Các thành tố năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ (47)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ (60)
      • 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (60)
      • 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (62)
    • 2.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ (68)
      • 2.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô (68)
      • 2.4.2 Các yếu tố môi trường ngành (70)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (73)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (73)
      • 3.2.1 Tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test) (73)
      • 3.2.2 Phỏng vấn chuyên sâu (74)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (74)
      • 3.3.1 Thiết kế bảng hỏi (74)
      • 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu (82)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu (85)
      • 3.3.4 Quy trình và nội dung phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng (86)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC (92)
    • 4.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (92)
      • 4.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (92)
      • 4.1.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bán lẻ Việt (94)
  • Nam 82 (0)
    • 4.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngành đến doanh nghiệp bán lẻ Việt (98)
  • Nam 86 (0)
    • 4.2 Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu (101)
    • 4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (105)
      • 4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường (105)
      • 4.3.2 Đánh giá mô hình cấu trúc (109)
      • 4.3.3 Đánh giá các phát hiện nghiên cứu từ nghiên cứu định lượng (118)
    • 4.4 Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động và kết quả hoạt động kinh (124)
      • 4.4.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBLVN (128)
      • 4.4.3 Thực trạng năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các DNBLVN (131)
      • 4.4.4 Thực trạng năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN (132)
      • 4.4.5 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN (134)
  • CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM (137)
    • 5.1 Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (137)
      • 5.1.1 Triển vọng phát triển ngành bán lẻ Việt Nam (137)
      • 5.1.2 Quan điểm phát triển ngành bán lẻ Việt Nam (138)
      • 5.1.3 Định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt (140)
    • 5.2 Các giải pháp nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh (141)
      • 5.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ (141)
      • 5.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực tích hợp đa kênh (147)
      • 5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu (151)
      • 5.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo (156)
    • 5.3 Một số kiến nghị (161)
      • 5.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý vĩ mô (161)
      • 5.3.2 Một số kiến nghị với Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (164)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (174)
  • PHỤ LỤC (30)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới Việc tham gia hàng loạt các tổ chức, cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội mới và những thách thức mới Bên cạnh những thời cơ về khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý… thì các thách thức cũng là không nhỏ Một trong những thách thức quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều biến động, đang trong quá trình hồi phục hậu khủng hoảng, cạnh tranh càng trở nên phức tạp và khó khăn Do vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng và nâng cao khả năng cạnh tranh vì đó là một trong những chìa khóa dẫn tới sự thành công cho các doanh nghiệp.

Các lý thuyết về cạnh tranh đã được nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau Trong đó nổi bật là lý thuyết cạnh tranh dựa vào nguồn lực RBV (Resource- based view) của Barney (1991) Lý thuyết RBV hướng tới giải quyết bài toán về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với tiếp cận nghiên cứu xuất phát từ các yếu tố nguồn lực nội bộ hiện có Có thể thấy, lý thuyết RBV được nghiên cứu trong điều kiện thị trường ổn định, cân bằng mà chưa tiếp cận tại các thị trường có nhiều biến động Chính vì vậy, các nghiên cứu sau này có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong điều kiện động của thị trường (Năng lực động

– Dynamic capability) Kết quả của những nghiên cứu về năng lực động phản ánh trên các bình diện nghiên cứu khai phá lý thuyết và các nghiên cứu thực chứng.Trong đó, các nghiên cứu lý thuyết tập trung làm rõ khái niệm và bản chất của năng lực động Các nghiên cứu thực chứng giải quyết bài toán xác định các thành tố năng lực động và xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố này tới khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi cũng như tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các tiền nghiên cứu có xu hướng nhận dạng các thành tố năng lực động nói chung và có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp Trong khi đó, mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù khác biệt rõ rệt về đặc điểm của doanh nghiệp trong ngành cũng như về cấu trúc cạnh tranh của ngành Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề năng lực động cần được tiếp cận dưới lăng kính của từng ngành nghề cụ thể Trên cơ sở đó, cần chỉ ra các thành tố năng lực động cho các doanh nghiệp của từng ngành nghề riêng biệt; từ đó, tìm ra cách thức tạo lập, duy trì các năng lực động này, cũng như xem xét sự tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các nghiên cứu về năng lực động thời gian qua chủ yếu được thực hiện với bối cảnh thị trường tại các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi Trong khi đó, sự biến động và thay đổi của môi trường thường xảy ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia này là cần nuôi dưỡng, duy trì và phát triển các năng lực động để đáp ứng với các thay đổi của thị trường kinh doanh. Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây vẫn được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu (Kearney, 2017) Xét về tổng giá trị bán lẻ hàng hóa của nước ta từ 2008 đến nay có thể thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt qua các năm với mức tăng trưởng tương đối đồng đều, đạt bình quân 119%/năm (Tổng Cục Thống Kê, 2019) Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn bởi các lý do sau: (1) – Định hướng cơ cấu ngành nghề trong nước ưu tiên tập trung cho đầu tư và phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng các lĩnh vực nông lâm thủy sản (2) – Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 15 trên thế giới và cơ cấu dân số vàng (3)- Mật độ phân bổ mạng lưới bán lẻ/phân bổ dân cư thì còn khá thưa thớt (4)- Nhu cầu mua sắm, chi tiêu gia đình của các hộ gia đình Việt Nam ngày càng cao (5)- Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới Bên cạnh những tiềm năng và cơ hội phát triển, ngành bán lẻ Việt Nam thời gian qua cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức Đầu tiên phải kể đến là sự sụt giảm nghiêm trọng trong thứ hạng về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Tiếp đến là những khó khăn do tập trung phát triển về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, dẫn đến việc thiếu tính liên kết giữa các lực lượng, bộ phận khi tham gia thị trường bán lẻ Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh và quản lý, từ khâu quản lý chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, kiểm soát đầu vào không chặt chẽ… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới tập trung vào các hình thức bán lẻ truyền thống, các hình thức bán lẻ hiện đại như bán lẻ trực tuyến, bán lẻ ứng dụng công nghệ còn chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức Bên cạnh những thách thức trên, doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và ngày càng có chiều hướng tăng cao do sức ép mở cửa thị trường bán lẻ; cùng với đó là lượng vốn FDI đổ vào ngành bán lẻ đã gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong ba nhóm ngành nghề có lượng FDI lớn nhất cả nước Đứng trước thực tế này, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần nhanh chóng tìm ra cách thức cạnh tranh, thích ứng với điều kiện thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể đứng vững trước làn sóng cạnh tranh, duy trì và cải thiện được kết quả kinh doanh cũng như tạo lập và phát triển các năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Như vậy, có thể thấy việc thực hiện một nghiên cứu chính thức về năng lực động nói chung và năng lực động của DNBL nói riêng là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn và điều kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhiều thách thức, khó khăn đặt ra Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu chính thức của luận án.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu hệ thống các lý luận và thực tiễn về năng lực động của DNBL: nhận dạng các thành tố năng lực động; xem xét cơ chế tác động và mối quan hệ giữa các năng lực động và sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL Từ đó, luận án xác lập các định hướng, quan điểm và các giải pháp có luận cứ lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực động nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

+ Luận giải và hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động; xác lập các thành tố năng lực động trên cơ sở phân định và nhận dạng thành tố năng lực động tổng quát và cụ thể của DNBL; xây dựng mô hình nghiên cứu và xác lập các giả thuyết nghiên cứu nhằm xem xét cơ chế chuyển hóa của các năng lực tác nghiệp thành các năng lực động cụ thể của DNBL; và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

+ Kiểm định và đánh giá cơ chế tác động của các thành tố năng lực động tổng quát tới các thành tố cụ thể và sự tác động của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN; thực hiện đánh giá mức độ khác biệt về sự ảnh hưởng giữa các nhóm năng lực động và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

+ Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động của các DNBLVN thông qua kết hợp đồng thời các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp từ nghiên cứu định tính và định lượng Từ đó đánh giá thực trạng năng lực động của các DNBLVN.

+ Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1)- Năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ là gì?

(2)- Năng lực động của DNBL gồm những yếu tố nào? Có thể được chia thành những nhóm năng lực động nào?

(3)- Cơ chế tác động và mối quan hệ giữa các nhóm năng lực động của

(4)- Sự tác động và ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh

Phát hiện vấn đề nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu Xác định phương pháp nghiên cứu

Thực hiện phân tích kết quả và đánh giá thực trạng Quan điểm, định hướng và giải pháp doanh của các DNBLVN?

(5)- Có những giải pháp nào nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN?

Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

a) Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng là phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, logic và lịch sử để xem xét các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ giữa cái chung (năng lực động của doanh nghiệp) với cái riêng (năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ) Nghiên cứu năng lực động là nghiên cứu các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. b) Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Quy trình nghiên cứu : Quy trình nghiên cứu cụ thể của luận án được thực hiện với 07 bước, được thể hiện trong hình 1.

Từ quy trình nghiên cứu được chỉ ra, tác giả dựa trên những yêu cầu về lý luận và thực tiễn để đưa ra vấn đề nghiên cứu chính là năng lực động của các DNBLVN.

Từ vấn đề nghiên cứu được phát hiện, tác giả thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn Từ đó định hình những vấn đề lý luận, mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp, giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu được phát hiện Tiếp đó, tác giả tiến hành lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, bao gồm các nghiên cứu định tính và định lượng Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện thu thập dữ liệu, gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Dựa trên các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xử lý, phân tích kết quả để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu Dựa trên thực trạng nghiên cứu được phát hiện, tác giả đưa ra một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu Cuối cùng, tác giả trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu.

Hình 1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Để có được bức tranh tổng thể về năng lực động thông qua các thành tố và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN, luận án thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo ngành bán lẻ của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng như các bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến bán lẻ và các DNBLVN trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay Bên cạnh đó, các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL nội địa từ 2017 đến nay cũng được tác giả thu thập và lựa chọn để phục vụ cho nghiên cứu và viết thực trạng.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trả lời được câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Với phương pháp nghiên cứu định tính, luận án thực hiện phỏng vấn chuyên gia để tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test) phục vụ cho nghiên cứu định lượng và phỏng vấn chuyên sâu để đánh giá thực trạng năng lực động của các DNBLVN Với phương pháp nghiên cứu định lượng - là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án - tác giả thực hiện việc xây dựng các khái niệm nghiên cứu, xác định các thang đo nghiên cứu thông qua kế thừa một phần, kế thừa có chỉnh sửa/bổ sung và kế thừa toàn bộ thang đo từ các tiền nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Tiếp đến, tác giả tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng việc đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc thông qua phương pháp cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được mô tả chi tiết trong chương 3.

Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã mang lại những đóng góp mới sau:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động của DN nói chung và vận dụng cho DNBL nói riêng Từ việc tổng quan các nghiên cứu có liên quan và kế thừa các lý thuyết nền tảng, luận án đưa ra khái niệm và đặc điểm của năng lực động gắn với DNBL dựa trên việc kết hợp cả quan điểm ngoại suy và nội suy.

Thứ hai, luận án đã nhận dạng các thành tố năng lực động của DNBL Trên cơ sở kế thừa và phát triển, luận án đã đưa ra nhưng luận cứ để chỉ ra các thành tố năng lực động trên hai khía cạnh: năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể. Trong đó, các năng lực động tổng quát đóng vai trò là các năng lực tiền đề, thúc đẩy các năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp thay đổi và cải tiến để thích nghi với điều kiện biến động của môi trường và biến các năng lực tác nghiệp thành những thành tố năng lực động cụ thể Với đặc thù của DNBL, các thành tố năng lực động tổng quát được chỉ ra trong luận án gồm năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo; các thành tố năng lực động cụ thể gồm năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp cho lý thuyết về quản trị chiến lược Bằng các luận cứ khoa học, luận án đưa ra các luận điểm để xác lập mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế hoạt động của năng lực động; cụ thể: (1)- Cơ chế tác động và mối quan hệ của các thành tố năng lực động tổng quát tới các thành tố năng lực động cụ thể; (2)- Cơ chế ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua xem xét đồng thời trên khía cạnh tác động trực tiếp và gián tiếp.

Luận án đã tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết qua bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra và xác lập mô hình nghiên cứu thực tế về năng lực động của các DNBL phù hợp với môi trường và thị trường bán lẻ Việt Nam Những phát hiện và đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn gồm:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã làm rõ cơ chế tác động tích cực và mạnh mẽ của các năng lực động tổng quát (năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo) tới năng lực động cụ thể (năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh) của DNBL Phát hiện nghiên cứu đã làm rõ vai trò tiền đề của các các năng lực động tổng quát trong việc thúc đẩy các năng lực động cụ thể của DNBL phát triển; đồng thời làm rõ cơ chế biến đổi của các năng lực tác nghiệp trong DN thành các năng lực động cụ thể thông qua sự tác động của các năng lực động tổng quát.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ tích cực và đáng kể của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua đồng thời các tác động trực tiếp và gián tiếp Trong đó, các thành tố năng lực động cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL Các năng lực động tổng quát với vai trò và vị trí tiền đề đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN thông qua thành tố trung gian là các năng lực động cụ thể Kết quả nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm tin cậy về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng các năng lực tác nghiệp để biến chúng trở thành các năng lực động, giúp DN thích ứng tốt với các điều kiện biến động từ môi trường. Thứ ba, bằng việc sử dụng đồng thời dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ phân tích định tính và định lượng, kết quả phân tích đã chỉ ra bức tranh tương đối toàn cảnh về thực trạng năng lực động của các DNBLVN Thông qua đó, luận án chỉ ra mức độ quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển các thành tố năng lực động trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

Về mục tiêu nghiên cứu :

Từ các phát hiện và kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030 Các giải pháp đề xuất được sắp xếp theo mức độ quan trọng của từng thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm hỗ trợ các DNBL nội địa phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và nâng cao năng lực động nói riêng.

Kết cấu của luận án

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan.

Chương 2: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu về năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ

Chương 5: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết

Thuật ngữ năng lực động (Dynamic Capability) lần đầu được Teece & Pisano

(1994) nhắc đến trong một bài báo khoa học về năng lực động Các nghiên cứu mang tính nền tảng để xây dựng khung lý thuyết về năng lực động và mối quan hệ của năng lực động đến quản trị chiến lược có thể kể đến như nghiên cứu của Teece

& Pisano (1994); Helfat (1997); Teece & cộng sự (1997); Eisenhardt & Martin (2000); Zollo & Winter (2002); Winter (2003); Zahra & cộng sự (2006); Helfat & cộng sự (2007); Teece (2009) Đây được coi là các nghiên cứu lý thuyết quan trọng, giúp làm sáng tỏ khái niệm, bản chất của năng lực động cũng như sự cần thiết phải nghiên cứu năng lực động trong điều kiện môi trường biến động hiện nay Ngoài các nghiên cứu lý thuyết nền tảng này, thời gian qua còn có một số công trình nghiên cứu về lý thuyết năng lực động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của năng lực động với doanh nghiệp Một số nghiên cứu điển hình từ giai đoạn 2010 đến nay có thể kể đến như:

Nghiên cứu của Barreto (2010) được thực hiện trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực động, nhận dạng các điểm hạn chế và thách thức chủ yếu từ các nghiên cứu, đề xuất việc cần khái niệm hóa năng lực động như là một cấu trúc tổng hợp đa chiều, và đưa ra những cho các nghiên cứu về năng lực động trong tương lai Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của các nghiên cứu năng lực động thông qua các công trình nghiên cứu về đề tài này Dựa trên nghiên cứu định tính, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu năng lực động đối với DN trong điều kiện môi trường thay đổi và biến động, đồng thời chỉ ra lĩnh vực nghiên cứu này không chỉ là chủ đề của quản trị kinh doanh mà còn là chủ đề cần được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực quản trị chức năng khác nhau Cùng với các nghiên cứu lý thuyết trước đó, nghiên cứu của Barreto (2010) đã tái khẳng định sự cần thiết của nghiên cứu năng lực động trong điều kiện thị trường nhiều biến động và cạnh tranh hiện nay.

Cuốn sách của Jones & cộng sự (2013) gồm 12 chương tập trung phân tích về các nguồn lực bên trong DN mà tập trung nhiều vào việc tạo lập và phát triển các nguồn lực vô hình dựa trên sự học hỏi để cải biến thành các năng lực động trong

DN Cuốn sách đặc biệt tập trung phân tích trong bối cảnh của các DN khởi nghiệp. Chương 9 và chương 12 của cuốn sách tập trung phân tích năng lực động và cách thức tạo ra năng lực động dựa trên quá trình học hỏi của DN khởi nghiệp để từ đó tạo được thành công cho DN trong tương lai.

Nghiên cứu của Williamson (2016) về việc xây dựng và tận dụng các năng lực động dựa trên việc ứng dụng đổi mới & sáng tạo được thực hiện dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết về năng lực động và năng lực đổi mới & sáng tạo; gắn kết năng lực đổi mới & sáng tạo để xây dựng năng lực động và lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tình huống điển hình và phỏng vấn chuyên sâu 14 doanh nghiệp Trung Quốc trong hai giai đoạn – là những doanh nghiệp được cho là có tính đại diện tốt nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng thúc đẩy và triển khai các hoạt động đổi mới

& sáng tạo thành công Bài viết cũng chỉ ra ba thành tố của năng lực động để nghiên cứu là: năng lực cảm nhận cơ hội, năng lực nắm bắt cơ hội và năng lực chuyển đổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thông qua việc tối ưu hóa năng lực đổi mới & sáng tạo, cả ba thành tố của năng lực động đều được phát huy tối đa Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực động là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững Đóng góp của nghiên cứu là đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp và tích cực của năng lực động đến lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại phân tích ba nhóm thành tố của năng lực động được kế thừa từ Teece & cộng sự (2009) Các thành tố còn lại của năng lực động vẫn chưa được đề cập trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Vijaya & cộng sự (2017) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tại bàn trên cơ sở thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp để giải quyết vấn đề Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống từ 171 bài viết nghiên cứu về năng lực động trong giai đoạn 1999 – 2016, bài viết đã tổng hợp và đưa ra: (1)- các biến số đầu vào của năng lực động; (2)- các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực động và (3)- các kết quả đạt được từ việc sử dụng và phát triển năng lực động Các biến số đầu vào của năng lực động bao gồm các nguồn lực của tổ chức (nguồn nhân lực; tài chính; cơ sở hạ tầng và công nghệ kỹ thuật; thông tin, tri thức và các hệ thống của tổ chức; và mạng lưới hoạt động & các mối quan hệ); các quy trình của tổ chức (công viêc – quy trình; hành vi – quy trình; sự thay đổi – quy trình) Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực động gồm các yếu tố nội bộ DN (văn hóa của tổ chức, lãnh đạo, các yếu tố cụ thể của DN và các hành động quản trị) và các yếu tố bên ngoài (đối thủ cạnh tranh; nhà cung ứng; khách hàng; các đặc điểm của thị trường; các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội, luật pháp) Các kết quả đạt được từ việc sử dụng và phát triển năng lực động gồm các kết quả trong ngắn hạn (tạo lập lợi thế cạnh tranh ngắn hạn, tạo ra hiệu suất và lợi nhuận cho DN, sáng tạo giá trị cho khách hàng và các kết quả trong dài hạn (tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, thị phần và duy trì giá trị trong DN). Đóng góp của nghiên cứu là đã hệ thống được các yếu tố tác động, cấu thành và các kết quả từ năng lực động Hạn chế của nghiên cứu là chưa đưa ra các kiểm định cụ thể về các thành tố, yếu tố tác động và các kết quả đạt được từ năng lực động ở DN/nhóm DN/ngành hàng cụ thể.

Nghiên cứu của Zeng & cộng sự (2017) đã chỉ ra vai trò của năng lực động không chỉ đơn thuần là việc làm mới một nhóm các năng lực cụ thể mà là một siêu năng lực giúp doanh nghiệp làm mới và tích hợp tất cả các năng lực của mình một cách liên tục Nghiên cứu cũng đã bổ sung thêm vào lý thuyết về năng lực động bằng việc nhận dạng các năng lực mang lại hiệu suất tối ưu cho doanh nghiệp Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu 36 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất ngành hàng may mặc và điện tử của Trung Quốc, nghiên cứu đã thiết lập được mô hình quy trình phát triển năng lực gồm ba giai đoạn: (1)-Giai đoạn thiết lập các trọng tâm chú ý mới gồm: từ bỏ thói quen học hỏi từ các kinh nghiệm và các bài học có trước; chú trọng đầu tư vào các cơ sở nguồn lực mới;xây dựng văn hóa học tập trong toàn bộ doanh nghiệp (2)- Giai đoạn tập trung vào quá trình chuyển đổi nguồn lực gồm: tiến hành thử nghiệm; tiến hành phân bổ các tài nguyên, nguồn lực hiện có; xây dựng các mạng lưới kết nối mở rộng với các bên liên quan (3)- Đồng sáng tạo với hệ sinh thái gồm: thể chế hóa việc linh hoạt các thói quen; làm giàu hơn nữa các nguồn lực của doanh nghiệp; phối kết hợp các mạng lưới kết nối mở rộng với các bên liên quan Giai đoạn (1) được chuyển sang giai đoạn (2) thông qua năng lực lãnh đạo gồm: khả năng hoạch định lực lượng lao động chiến lược của doanh nghiệp; khả năng xây dựng hệ thống điều hành liên ngành Giai đoạn (2) được chuyển sang giai đoạn (3) thông qua các năng lực nền tảng gồm: khả năng xây dựng cơ sở hạ tần nền tảng số cho doanh nghiệp; khả năng thúc đẩy các thành viên tham gia vào nền tảng số của doanh nghiệp Đóng góp của nghiên cứu là ngoài việc xây dựng được mô hình quy trình phát triển năng lực của doanh nghiệp còn tập trung vào năng lực động tại cac quốc gia mới nổi và đang phát triển Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tập trung vào nhóm các doanh nghiệp sản xuất với các đặc điểm khác biệt rõ ràng với các doanh nghiệp thương mại nói chung mà cụ thể là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Ở Việt Nam trong thời gian qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) nói chung Có thể kể đến như các nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa (2004), Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Trần Sửu (2006) … Các nghiên cứu trên nhìn chung đã có đóng góp nhất định cho việc xây dựng phương pháp đánh giá NLCT cho các DN trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng “mở”. Đối với các nghiên cứu cụ thể về năng lực động thì có thể thấy số lượng các nghiên cứu không nhiều Các nghiên cứu về chủ đề năng lực động thực sự được chú ý ở Việt Nam từ 2009 đến nay Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu biểu sau: Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Việt (2012) đã làm rõ khái niệm năng lực kinh doanh Dựa trên việc tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về năng lực động, tác giả bài báo đã phân năng lực kinh doanh thành bốn loại: năng lực tài sản, năng lực nguồn lực kinh doanh, năng lực kinh doanh hiển thị và năng lực kinh doanh động. Nghiên cứu đã xây dựng được cấu trúc bậc năng lực kinh doanh Theo đó, năng lực kinh doanh gồm năm bậc xếp theo thứ tự từ bậc thấp nhất đến bậc cao nhất là: năng lực nguồn  năng lực hiển thị  năng lực động  tài sản chiến lược kinh doanh

 lợi thế cạnh tranh bền vững Trong bài viết này, tác giả đã phân loại 5 nhóm thành tố và trọng số đánh giá năng lực kinh doanh động của DN gồm: (1)-năng lực xây dựng và phát triển các cổ đông kinh doanh (trọng số Pi=0.15); (2)- năng lực tái thiết các quá trình kinh doanh cốt lõi (Pi=0.2); (3)-năng lực tái tạo và phát triển các năng lực kinh doanh cốt lõi và khác biệt (Pi=0.25); (4)- năng lực tổ chức và văn hóa tổ chức DN (Pi=0.2); (5)-năng lực lãnh đạo kinh doanh dựa trên tri thức và giá trị của các CEO (Pi=0.2) Đóng góp của nghiên cứu là đã xây dựng được bộ tiêu chí và các thang đo đánh giá năng lực kinh doanh nói chung của DN và năng lực kinh doanh động nói riêng Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tập trung xây dựng hệ thống lý thuyết mà chưa xây dựng được mô hình và kiểm định thực tế tại các nhóm DN cụ thể Nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ (2013) tập trung tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đó về năng lực động bao gồm các trường phái, khái niệm và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu năng lực động trong thời gian từ 1995 đến nay Theo đó, tác giả bài viết đã tổng hợp thành sáu nhóm yếu tố cơ bản của năng lực động gồm: năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng, năng lực hấp thụ (năng lực tiếp thu), năng lực kết nối, năng lực nhận thức và năng lực tích hợp Dựa trên các nghiên cứu chung về năng lực động, bài viết cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực động tại các DNNVV Việt Nam, trong bối cảnh các nghiên cứu về năng lực động tại SMEs còn chưa được quan tâm nhiều Đóng góp của bài báo là đã tổng hợp được một số thành phần cơ bản của năng lực động từ các công trình nghiên cứu trước đó và đã phần nào gắn kết cũng như nêu được tầm quan trọng của năng lực động với SMEs Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác giả chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu cụ thể cho đối tượng và khách thể nghiên cứu Thêm nữa, bài viết mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu mang tính lý thuyết, dựa trên tổng hợp lý thuyết và nhận dạng các thành tố năng lực động mà chưa đưa ra mô hình, giả thuyết nghiên cứu để từ đó tiến hành các nghiên cứu kiểm định với các DNNVV ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bức tranh tổng thể về năng lực động, vai trò, tầm quan trọng của năng lực động đối với DN Dù các tiếp cận về quan điểm năng lực động là khác nhau nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu năng lực động, đặc biệt là trong điều kiện thị trường biến động và bất ổn.

Tổng quan các nghiên cứu thực chứng

Ngoài các nghiên cứu lý thuyết, trong những năm trở lại đây, các nghiên cứu về năng lực động trên thế giới có xu hướng tập trung vào các nghiên cứu thực chứng tại một bối cảnh thị trường cụ thể hoặc tại một nhóm các DN cụ thể Các nghiên cứu ngoài việc kiểm định các thành tố năng lực động đã được các tác giả trước đó đưa ra còn đề xuất thêm các thành tố năng lực động khác; đồng thời cũng tiến hành xem xét mối quan hệ của năng lực động với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh trong các công trình nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt Theo đó, có hai nhóm quan điểm về mức độ ảnh hưởng giữa hai biến số này như sau: (1)- nhóm quan điểm cho rằng năng lực động có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của DN và (2)- nhóm quan điểm cho rằng năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN.

1.2.1.1 Năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng quan các nghiên cứu khẳng định mối quan hệ trực tiếp của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN có thể kể đến như một số nghiên cứu của Wang & Ahmed (2007); Fang & Zou (2009); Chien & Tsai (2012); Banjongprasert (2013); Tseng & Lee (2014); Bùi Quang Tuyến (2017) Theo đó, Wang & Ahmed (2007) đã giải thích rằng năng lực động năng lực động cho phép

DN gia tăng hiệu suất và cải thiện kết quả kinh doanh, cụ thể là khi DN đó có định hướng chiến lược tốt và có năng lực phát triển đồng bộ thì năng lực động giúp DN đạt được hiệu suất vượt trội. Đồng quan điểm đó, nghiên cứu của Fang & Zou (2009) đã kiểm định mối quan hệ của năng lực động gắn với yếu tố marketing (Marketing dynamic capability) với kết quả hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của DN Trong nghiên cứu này, năng lực động được gắn với một hoạt động chức năng cụ thể là marketing và được xác định là loại biến phản ánh (reflective construct), được phản ánh bởi ba yếu tố: quản trị quan hệ khách hàng, quản trị phát triển sản phẩm và quản trị chuỗi cung ứng Dựa trên kết quả khảo sát của 114 nhà quản trị cấp cao của các công ty liên doanh trong lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc có tồn tại mối quan hệ tích cực, đáng kể và thuận chiều của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh mà cụ thể là năng lực marketing động tới kết quả hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, nghiên cứu của Fang & Zou (2009) đã củng cố cho quan điểm năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DN. Chien & Tsai (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm bốn giả thuyết (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) Đáng chú ý là giả thuyết H1 được đưa ra về mối quan hệ tích cực của năng lực động đến kết quả kinh doanh của DN. Dựa trên kết quả khảo sát của 132 nhà quản lý cửa hàng của các chuỗi nhà hàng ăn nhanh tại Đài Loan, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM với kỹ thuật phân tích AMOS để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả hoạt động kinh doanh của DN (giả thuyết H1) đã được khẳng định với mức độ tác động là lớn nhất (hệ số Beta đạt 0.72) Điều này cho thấy sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ, đáng kể và thuận chiều của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DN.

Nghiên cứu của Banjongprasert (2013) đã chỉ ra bốn thành tố của năng lực động và gọi chúng là mô hình 4A: năng lực thích ứng cấp độ cá nhân; năng lực hấp thụ cấp độ cá nhân; năng lực sắp xếp cấp độ cá nhân và năng lực quản trị cấp độ cá nhân. Đáng chú ý là các yếu tố năng lực động tiếp cận trong luận án được nhận dạng trên hai khía cạnh: các năng lực động tổng quát năng lực động cụ thể gắn với khách thể nghiên cứu của luận án Trong đó, năng lực thích ứng và hấp thụ thuộc nhóm năng lực động tổng quát; năng lực sắp xếp và năng lực quản trị cấp độ cá nhân là nhóm năng lực cụ thể ở cấp độ cá nhân với khách thể là các DN dịch vụ mới (NSD – New service Development) (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) Trên cơ sở điều tra các nhà quản trị phụ trách hoạt động bán hàng và marketing (giám đốc bán hàng và marketing, thư ký giám đốc bán hàng và marketing, trợ lý giám đốc marketing); các nhà quản trị phát triển hoạt động kinh doanh; trợ lý giám đốc điều hành; trưởng và phó phòng quản trị….của 227 khách sạn ở Thái Lan, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích AMOS để thiết lập mô hình cấu trúc tuyến tínhSEM Kết quả nghiên cứu cho thấy các năng lực động tổng quát có ảnh hưởng tới việc phát triển các năng lực động cụ thể; đồng thời đều là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất và kết quả kinh doanh của các DN trong ngành dịch vụ mới.Nghiên cứu của Tseng & Lee (2014) được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức – năng lực động –kết quả kinh doanh của DN Trên cơ sở tổng quan về cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra ba giả thuyết cho nghiên cứu này gồm: (1)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (2)- năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (3)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) Biến năng lực động là biến bậc 2 (2 nd -order construct) và được đo lường bởi bốn biến bậc 1:Năng lực chuyển đổi tri thức; năng lực bảo vệ tri thức, năng lực cảm nhận và năng lực tích hợp Biến kết quả kinh doanh được đo lường bởi cả các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính; các chỉ tiêu của biến kết quả kinh doanh được kế thừa củaBolat & Yilmaz (2009) Để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn khách thể nghiên cứu là các nhà quản trị cấp cao trong các DN SMEs có thực hiện công tác quản trị tri thức tại các ngành công nghiệp dịch vụ, kỹ thuật và sản xuất ở TrungQuốc, với quy mô mẫu là 232 nhà quản trị Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiêm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giả thuyết nghiên cứu là phù hợp; trong đó, năng lực động có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến kết quả kinh doanh của DN Đáng chú ý là năng lực động được xem là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực và mạnh mẽ nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh với hệ số R2adj đạt 73.5% (giả thuyết H2) Kết quả nghiên cứu một lần nữa làm dày thêm các kiểm định về mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hồ Trung Thanh (2012) đã chỉ ra năm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh động và cũng là năm biến độc lập trong giả thuyết gồm: năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing và định hướng kinh doanh Biến phụ thuộc được xác định trong giả thuyết nghiên cứu là kết quả kinh doanh Nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa các biến số và sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Mẫu nghiên cứu gồm 100 DN thuộc ngành dệt may Việt Nam Dựa trên các nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay các tiêu chí trong giả thuyết nghiên cứu đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Áp vào thực tế ngành dệt may Việt Nam thì thấy: các DN có định hướng áp dụng các tiêu chi năng lực động trong hoạt động kinh doanh và phát triển của mình; hiện đã có 20% DN áp dụng thành công Tiêu chí năng lực sáng tạo được các DN đánh giá rất quan trọng, tuy nhiên các DNVN chưa có định hướng rõ rệt cho việc đầu tư, phát triển năng lực này do thiếu nhân lực và kinh phí Tiêu chí định hướng kinh doanh ở các DNVN còn hạn chế, hiện mới chỉ 22% DN đi đúng định hướng kinh doanh đã đề ra Tiêu chí năng lực marketing rất được các DNVN chú trọng với tỷ lệ áp dụng để thành công là 52%.Tiêu chí sự hội nhập toàn cầu hiện mới được khoảng 20% DN tận dụng được Về kết quả kinh doanh thì hiện có khoảng 30% DNVN hài lòng với kết quả kinh doanh đạt được Tiêu chí định hướng học hỏi được 20% DN áp dụng và tận dụng tốt Nhìn chung, nghiên cứu của Hồ Trung Thanh (2012) đã phần nào khái quát được các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh động Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra, kiểm định ở 100 DN ngành Dệt may Việt Nam nên tính khái quát hóa thành thực trạng năng lực cạnh tranh động của các DN ngành công thương nước ta còn chưa cao Do còn nhiều nhóm các DN kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau:như thương mại, công nghiệp nặng, dịch vụ, các lĩnh vực đòi hòi công nghệ cao….Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến (2017) đã chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành này với nhau và mối quan hệ với kết quả kinh doanh Các thành tố của năng lực động của Viettel được xác định gồm năng lực marketing; năng lực thích nghi; năng lực sáng tạo; định hướng kinh doanh; định hướng học hỏi và danh tiếng của DN Biến “kết quả kinh doanh” được đo lường thông qua các chỉ số: (1)-Thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng; (2)- Đơn vị đạt được sự tăng trưởng như kỳ vọng; (3)- Các sản phẩm, dịch vụ mới có tỷ lệ thành công cao; (4)- Đơn vị đem đến sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường nhanh hơn các nhà cung cấp khác;(5)- năng suất của đơn vị cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn; (5)-Nhìn chung đơn vị có kết quả kinh doanh tốt hơn các nhà cung cấp khác Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) Tác giả thực hiện nghiên cứu với khách thể nghiên cứu là Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Với số lượng mẫu là 565 nhà quản trị đảm nhiệm vị trí giám đốc và phó giám đốc kinh doanh của các SBU cấp huyện hoặc tương đương trên các thị trường kinh doanh của Viettel, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định lượng SEM với phần mềm AMOS Kết nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng thuận chiều của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này lại cho thấy những khác biệt nhất định, cụ thể: năng lực thích nghi, danh tiếng của DN là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh; trong khi đó, các yếu tố định hướng học hỏi, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo và năng lực marketing lại cho thấy sự ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biến trung gian – cũng chính là các năng lực động của DN Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng khác nhau đáng kể Danh tiếng của DN được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất và định hướng kinh doanh lại là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến (2017) đã cho thấy sự tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó kết quả kinh doanh được đo lường bởi các chỉ tiêu định tính. Thêm vào đó, nghiên cứu mặc dù đưa ra sáu thành tố của năng lực động nhưng nhìn chung là những thành tố mang tính tổng quát, chưa cho thấy những thành tố được xem là điển hình đối với ngành viễn thông nói chung và đối với Viettel nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu mới kiểm định giả thuyết với khách thể là tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với đặc thù kinh doanh khác biệt với các DN trong các ngành kinh doanh khác, đặc biệt là ngành bán lẻ.

Bên cạnh các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ trực tiếp và tích cực của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh, một số nghiên cứu trong thời gian qua cũng chỉ ra rằng năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh khi tồn tại sự tác động của các yếu tố mang tính điều tiết Nói cách khác, sự ảnh hưởng trực tiếp của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của các biến điều tiết Một số tác giả ủng hộ cho quan điểm này như Drnevich & Kriauciunas (2011) và Wilden & cộng sự (2013).

Nghiên cứu của Drnevich & Kriauciunas (2011) đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực tổ chức vận hành thông thường của DN và năng lực động của tổ chức với kết quả kinh doanh của DN trong điều kiện thị trường động Dựa trên hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, bài viết đưa ra mô hình giả thuyết nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) với biến ngoại sinh được xác lập là biến Năng lực tổ chức vận hành thông thường và năng lực động có tác động trực tiếp tới biến nội sinh là kết quả kinh doanh – được đo lường bởi 2 chỉ tiêu: lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận trên tổng tài sản; tỷ suất lợi nhuận ròng so với đối thủ cạnh tranh) và hiệu suất thị trường (thị phần, khối lượng hàng bán và mức độ tăng trưởng thị phần và doanh số) Biến cơ chế động của thị trường (environmental dynamism) và tính phức tạp của các năng lực trong DN (hetergeneity of capability) đóng vai trò là biến điều tiết (moderator variables) đến mối quan hệ của năng lực tổ chức vận hành thông thường và năng lực động tới kết quả kinh doanh của DN Khách thể nghiên cứu của bài viết là các DN ở thị trường Chile với đặc điểm là thị trường đang phát triển và nhiều biến động bất thường; số lượng mẫu nghiên cứu được lựa chọn là 700 DN Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN là không đáng kể Tuy nhiên, với sự tồn tại của một trong hai biến điều tiết là Cơ chế động của môi trường và tính phức tạp của các năng lực nội bộ thì mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh lại được thể hiện rõ hơn Cụ thể, cơ chế động của môi trường càng mạnh mẽ thì càng tác động tích cực và đáng kể đến mối quan hệ thuận chiều của năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh Tương tực, tính phức tạp của năng lực nội bộ càng cao thì càng tác động thuận chiều đến mối quan hệ tích cực và đáng kể của năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh chưa được khẳng định.

Nghiên cứu của Wilden & cộng sự (2013) tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN thông qua sự điều tiết trung gian của hai tác động bên ngoài là cường độ cạnh tranh (competitive intensity) và bên trong là cấu trúc tổ chức của DN (organizational structure), mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1 Biến năng lực động được xác định trong nghiên cứu là biến bậc 2 và là loại biến hỗn hợp (reflective-formative type), được đo lường bởi ba biến bậc 1: năng lực cảm nhận; năng lực nắm bắt và năng lực tái định dạng Để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát khách thể là 228 nhà quản trị cấp cao của các DN có quy mô lớn ở Australia với quy mô nhân sự từ 150 người trở lên và có doanh thu bán hàng từ $20 triệu/ năm trở lên Phương pháp phân tích dữ liệu mà nghiên cứu này sử dụng là kỹ thuật phân tích PLS-SEM Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy năng lực động không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DN.

Tuy nhiên, sự tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh lại chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các yếu tố tác động khác Cụ thể, các yếu tố tác động bên trong (cấu trúc tổ chức) được xem là yếu tố có vai trò điều tiết tích cực vào mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh; các yếu tố tác động bên ngoài (cường độ cạnh tranh) được xem là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ các năng lực động để thích ứng với điều kiện bên ngoài đó, thông qua đó làm cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của DN Như vậy, nghiên cứu của Wilden

& cộng sự (2013) đã một lần nữa khẳng định cho giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động tới kết quả kinh doanh của DN là không đáng kể.

1.2.1.2 Năng lực động có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong các công trình nghiên cứu định tính, các tác giả Eisenhardt & Martin (2000); Winter (2003); Zahra & cộng sự (2006) đã chỉ ra mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực động với kết quả kinh doanh Các tác giả này cho rằng năng lực động góp phần tác động tích cực và trực tiếp tới các năng lực tổ chức vận hành thông thường, từ đó các năng lực này trực tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh và trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của DN đó Căn cứ từ các luận điểm này, các công trình nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ tích cực và gián tiếp giữa năng lực động và kết quả kinh doanh đã được thực hiện Một số công trình nghiên cứu điển hình về mối quan hệ này có thể kể đến như các nghiên cứu của Protogerou & cộng sự (2012); Rehman & Saeed (2015); Torres & cộng sự (2018); Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009).

Nghiên cứu của Protogerou & cộng sự (2012) trả lời câu hỏi năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả kinh doanh của DN Bài viết đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó về năng lực động nói chung và về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN Bài viết cũng chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa năng lực động với các năng lực tổ chức vận hành thông thường Trên cơ sở các phân tích và tổng quan, tác giả bài viết kế thừa các quan điểm trước đó về mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN và đã chỉ ra ba giả thuyết lớn về mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh cụ DN, cụ thể: (1)- năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới hai nhóm năng lực tổ chức vận hành của DN là năng lực marketing và năng lực kỹ thuật; (2)- hai nhóm năng lực tổ chức vận hành này có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả kinh doanh của DN; và (3)- năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh của DN Từ các giả thuyết trên, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết và mức độ tác động (mô hình nghiên cứu được trình bày trong

Phụ lục 1) Trong đó, năng lực động có cấu trúc là biến bậc 2 và được đo lường bởi ba biến bậc 1: năng lực phối hợp, năng lực học hỏi và khả năng phúc đáp với cạnh tranh Khách thể nghiên cứu được chọn là các DN thuộc lĩnh vực sản xuất của Hy Lạp; số lượng mẫu nghiên cứu được thực hiện là 271 DN Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc năng lực động có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh là không được khẳng định Đáng chú ý là mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN là mối quan hệ tích cực nhưng gián tiếp, cụ thể: nhóm năng lực tổ chức vận hành của DN (gồm năng lực marketing và năng lực kỹ thuật) có vai trò là năng lực trung gian trong mối quan hệ tác động tích cực của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DN Kết quả nghiên cứu này một mặt cho thấy vai trò và tầm quan trọng của năng lực động với hoạt động kinh doanh của DN, mặt khác cũng cho thấy sự phát triển của năng lực động sẽ cải thiện các năng lực quan trọng khác trong DN. Nghiên cứu của Rehman & Saeed (2015) tập trung vào nghiên cứu tác động của năng lực động đến kết quả kinh doanh của DN với vai trò điều tiết là các năng lực của tổ chức Nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm thành tố năng lực động gồm: năng lực cảm nhận, năng lực học hỏi, năng lực phối hợp mạnh mẽ và khả năng phúc đáp với cạnh tranh Kết quả kinh doanh được đo lường bởi 11 chỉ tiêu định tính Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu (được trình bày trong Phụ lục 1) gồm hai giả thuyết chính với bốn giả thuyết nhỏ cho mỗi giả thuyết chính đó Nghiên cứu thực hiện kiểm định mô hình và giả thuyết với khách thể nghiên cứu là các nhà quản trị cấp trung và cấp cao trong các DN trong ngành giấy tại Pakistan Với số lượng mẫu tham gia khảo sát là 104 DN, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính và ANOVA để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng trực tiếp, đáng kể và thuận chiều của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN Trong đó, cả bốn năng lực động được xác định trong bài đều ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh với năng lực cảm nhận và năng lực tích hợp được xem là có ảnh hưởng mạnh hơn so với năng lực học hỏi và năng lực phối hợp Với vai trò là biến điều tiết, năng lực tổ chức (organizational competences) có tác động thuận chiều và tích cực đến mối quan hệ của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

Nghiên cứu của Torres & cộng sự (2018) được thực hiện nhằm tìm kiếm câu trả lời cho mối quan hệ giữa năng lực động – năng lực phân tích và tình báo kinh doanh

Khoảng trống nghiên cứu

Lý thuyết về năng lực động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bức tranh toàn cảnh về nghiên cứu cạnh tranh Có thể thấy, nghiên cứu về năng lực động là một chủ đề cần được tiếp tục quan tâm và đầu tư nghiên cứu Trong điều kiện hiện tại, với sự ảnh hưởng và biến động mạnh mẽ của nền kinh tế giới, nghiên cứu về năng lực động lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì năng lực động được xem là yếu tố quan trọng giúp DN thích ứng với những biến đổi của môi trường và tăng cường tiềm lực cạnh tranh cho DN Do vậy, cần tiếp tục có sự quan tâm cho các nghiên cứu về chủ đề năng lực động, đặc biệt là các nghiên cứu thực chứng, gắn với khách thể nghiên cứu là các nền kinh tế đang phát triển điển hình như Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu và bảng tổng hợp tổng quan (Phụ lục 2) có thể chỉ ra một số khoảng trống sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu thực chứng nhằm nhận dạng các thành tố năng lực động và nhìn nhận chúng dưới vai trò và vị trí của các năng lực động tổng quát và cụ thể trong từng ngành nghề kinh doanh còn ít được quan tâm và thực hiện Mặc dù các tiền nghiên cứu đã chỉ ra các thành tố năng lực động nhưng các thành tố năng lực động tại mỗi chủ đề và khách thể nghiên cứu là khác nhau Thêm vào đó, ngoài một số nghiên cứu điển hình xem xét cơ chế tác động của các năng lực động đến các năng lực tác nghiệp và biến các năng lực tác nghiệp trở thành những thành tố năng lực động mới của DN (Banjongpraset, 2013; Frasquet & cộng sự, 2018) thì hầu hết các nghiên cứu tiếp cận thành tố năng lực động dưới vai trò và vị trí tương đương nhau Trong khi đó, mỗi loại hình DN có xu hướng phát triển năng lực động ở các dạng thức khác nhau; dẫn đến các thành tố năng lực động cần được tiếp cận ở nhiều lăng kính và cấp độ riêng biệt Chính vì vậy, việc nhận dạng các thành tố, đặc điểm và cơ chế tác động của các năng lực động là rất cần thiết, vì chúng giúp DN đưa ra các quyết định nuôi dưỡng và phát triển các năng lực trọng yếu một cách đúng đắn và hiệu quả.

Thứ hai, các nghiên cứu thực chứng về năng lực động gắn với khách thể nghiên cứu là các DN trong ngành bán lẻ tại quốc gia đang phát triển điển hình nhưViệt Nam còn thiếu Mặc dù đã có một vài nghiên cứu thực hiện nhận dạng các thành tố năng lực động của DNBL như Cao (2011, 2015), Frasquet & cộng sự (2013),Frasquet & cộng sự (2018) nhưng khách thể DNBL tại các nghiên cứu này lại tập trung vào nhóm DNBL đa quốc gia tại Trung Quốc (Cao, 2011) hay tại các DNBL mặt hàng thời trang tại Anh Quốc (Frasquet & cộng sự, 2013; Frasquet & cộng sự, 2018). Thêm vào đó, tại Việt Nam, mặc dù thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu về ngành bán lẻ nội địa với các chủ đề nghiên cứu khá đa dạng và phong phú nhưng nghiên cứu cụ thể về năng lực động còn ít được quan tâm và thực hiện; trong khi đó, với cấu trúc cạnh tranh ngành bán lẻ thay đổi liên tục và khó lường nên cần thiết phải tiếp tục có các công trình nghiên cứu tiếp theo tập trung giải quyết bài toán thị trường biến động này.

Thứ ba, cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác động khác nhau rõ rệt trong mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả hoạt động kinh doanh Cụ thể, có hai trường phái quan điểm về đặc điểm mối quan hệ này: quan hệ mang tính tác động trực tiếp và quan hệ mang tính gián tiếp Với những bất đồng trong quan điểm trên, cần thiết phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về việc có hay không sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh và tính chất của sự tác động như thế nào (là trực tiếp hay gián tiếp).

Từ khoảng trống nghiên cứu được xác định, có thể thấy cần có một nghiên cứu chính thức về năng lực động gắn với khách thể nghiên cứu là các DN trong ngành bán lẻ tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Việc nghiên cứu chủ đề này cho phép giải quyết các khoảng trống nghiên cứu được chỉ ra thông qua việc: (1)-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động và chỉ ra các thành tố năng lực động, trong đó nhận dạng năng lực động dưới hai khía cạnh năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của DNBL; (2)- Tìm ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn và tin cậy cơ chế tác động giữa các năng lực động tổng quát tới năng lực động cụ thể và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN; (3)- Từ phát hiện nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực động góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu đã thực hiện tổng hợp phân tích các đóng góp và những hạn chế còn tồn tại của các tiền nghiên cứu có liên quan đến chủ đề về năng lực động nói chung và tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN Chương 1 đã thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thông qua tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực chứng Từ các phân tích tổng quan đó, tác giả đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xác định định hướng nghiên cứu của luận án là tìm ra các thành tố năng lực động trên hai khía cạnh: năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của DNBL, xem xét cơ chế tác động các năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện việc xây dựng khung cơ sở lý luận về năng lực động, thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu về năng lực động của các DNBLVN ở chương 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

Một số vấn đề và lý thuyết có liên quan

2.1.1 Lý thuyết về nguồn lực

Lý thuyết về nguồn lực (Resource- based view/ RBV) được phát triển bởi Barney (1991) Theo đó, các yếu tố nguồn lực bên trong được coi là trung tâm cho việc phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau Barney (1991) định nghĩa “Nguồn lực bao gồm tất cả các tải sản, khả năng, quy trình tổ chức, các thuộc tính, tri thức… mà được kiểm soát bởi doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp xây dựng và triển khai các chiến lược để cải thiện hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp” Porter (1985) đưa ra khái niệm về nguồn lực “là tất cả các đầu vào giúp doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ” Đồng quan điểm đó, Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015) định nghĩa “nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của một tổ chức kinh doanh” Như vậy, tất cả các yếu tố nội bộ doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm đầu ra, bao gồm cả sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ đều được coi là nguồn lực.

Căn cứ vào mức độ hiện hữu và khả năng định lượng, nguồn lực được chia làm hai dạng: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant, 1991) Nguồn lực hữu hình là những tài sản của doanh nghiệp mà có tính hiện hữu (có thể nhìn thấy được) và có thể định lượng được Có nhiều cách thức phân chia nguồn lực hữu hình khác nhau Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) chia nguồn lực hữu hình thành hai nhóm: nguồn lực về tài chính (financial resources) và nguồn lực vật chất hữu hình (physical resources) Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt

(2015) cho rằng các nguồn lực hữu hình có thể được chia thành bốn nhóm: nguồn lực tài chính; nguồn lực vật chất; nguồn lực con người; nguồn lực tổ chức.

Tiếp cận ngược lại với nguồn lực hữu hình, các nguồn lực không thể nhìn thấy được và khó để định lượng riêng lẻ từng nguồn lực này được gọi là nguồn lực vô hình (Grant, 1991) Đặc điểm của nguồn lực này là tính vô hình, không thể nhìn thấy và không có tính hiện hữu Nguồn lực vô hình bao gồm các yếu tố như công nghệ, danh tiếng, nguồn lực trí tuệ, mạng lưới kinh doanh, kỹ năng tổ chức kinh doanh, mối quan hệ với các đối tác và cộng đồng… (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009; Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt, 2015).

Lý thuyết về nguồn lực cho rằng nguồn lực nội bộ doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo lập và quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, dựa trên giả thuyết các doanh nghiệp trong cùng một ngành có chiến lược kinh doanh khác nhau

(Wernerfelt, 1984) Một nguồn lực được coi là có khả năng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu nó thỏa mãn 4 tiêu chí VRIN: (1)- nguồn lực có tính giá trị

(valuable); (2)- nguồn lực có tính hiếm (rare); (3)- nguồn lực khó bắt chước (inimitable); và (4)- nguồn lực không thể thay thế (non-substitutable) (Barney, 1991). Như vậy, lý thuyết nguồn lực tập trung phát triển các yếu tố nội lực trong doanh nghiệp để tạo tiền đề cho phát triển lợi thế cạnh tranh Lý thuyết nguồn lực cho phép doanh nghiệp nhận dạng và phát triển các nguồn lực đặc biệt để làm tiền đề cho việc hoạch định và triển khai hiệu quả các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2 Lý thuyết về năng lực động

Năng lực được hiểu là “khả năng của DN trong việc triển khai các nguồn lực thông qua việc phối kết hợp, sử dụng các quy trình của tổ chức để đạt được kết quả mong muốn” (Amit & Schoemaker, 1993 trích dẫn trong Eisenhardt & Martin,

2000) Theo Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015) thì năng lực là

“khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho một mục đích chung” Các nguồn lực hữu hình và vô hình được coi là yếu tố then chốt tạo lập năng lực cho

DN Sự liên kết một cách có mục đích giữa các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình tạo nên các năng lực cho DN Năng lực được hình thành trên cơ sở thu nhận, phát triển và phối kết hợp các thông tin, dữ liệu và những tri thức chung của tập thể người lao động trong DN.

Tính “động” (dynamic) đã được Teece & Pisano (1994) lần đầu nhắc đến để nói đến đặc điểm thay đổi của môi trường Phát triển từ quan điểm đó, Teece & cộng sự (1997) định nghĩa thuật ngữ “động” là “khả năng làm mới các năng lực để đạt được sự đồng dư với môi trường thay đổi” Như vậy, tính “động” bao gồm những thay đổi và biến động xuất phát từ cả các yếu tố bên ngoài và các điều kiện nội bộ bên trong của DN Sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài được xem là những thay đổi mang tính khách quan, mà thông qua đó các hoạt động trong nội bộ DN cần chủ động, linh hoạt và biến đổi nhằm thích ứng tốt nhất với các điều kiện

“động” từ bên ngoài đó.

Lý thuyết về năng lực động được bắt nguồn từ quan điểm tiếp cận nguồn lựcRBV của Barney (1991) và đặt trong điều kiện biến động của môi trường Lý thuyết năng lực động kế thừa quan điểm phát triển nguồn lực để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên cơ sở nuôi dưỡng, phát triển các năng lực cốt lõi để thích nghi với các thay đổi từ bên ngoài (Teece & cộng sự, 1997) Nếu như lý thuyếtRBV tập trung vào việc khai thác các năng lực đặc biệt để tạo lập lợi thế cạnh tranh thì lý thuyết năng lực động đã phát triển và mở rộng các năng lực đặc biệt này để đảm bảo khả năng phúc đáp nhanh chóng với những yếu tố khách quan từ bên ngoài(Eisenhardt & Martin, 2000; Lee& cộng sự, 2002) Các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm và các cách tiếp cận khác nhau về năng lực động Theo đó, có các cách tiếp cận coi năng lực động là một dạng năng lực hay khả năng của DN; một nhóm tiếp cận khác lại coi năng lực động là một dạng của các hành vi và hành động của DN (Banjongprasert, 2013) Tổng hợp lại, khái niệm về năng lực động thời gian qua đã chỉ ra khá nhiều cách tiếp cận khác nhau như năng lực động là: hoạt động, khả năng, nguồn lực, quy trình, năng lực và nguồn của lợi thế cạnh tranh trong DN Các định nghĩa, khái niệm về năng lực động của các tác giả được hệ thống hóa trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về năng lực động

Tác giả Khái niệm về Năng lực động

Collis (1994) “Năng lực động là khả năng để phát triển các năng lực đổi mới, cải tiến nhanh hơn (hoặc tốt hơn)”

Helfat (1997) “Năng lực động là tập hợp các năng lực/ khả năng cho phép DN sáng tạo các sản phẩm mới và các quy trình mới, và phúc đáp lại với những điều kiện thay đổi của thị trường”

Teece & cộng sự (1997) “Năng lực động là khả năng tích hợp, xây dựng và cấu hình lại các năng lực bên trong và bên ngoài để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh”

Martin (2000) “Năng lực động được hiểu là quá trình mà DN sử dụng, tích hợp và tái định dạng, thu nhận và giải phóng các năng lực để thích ứngvới những thay đổi từ môi trường”

Phân định những nội dung nghiên cứu năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ.32 1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ

Xét về các định nghĩa “bán lẻ”, đã có nhiều nghiên cứu chính thức được các cá nhân, nhà nghiên cứu và tổ chức đưa ra về đinh nghĩa bán lẻ Kotler (2000) đưa ra quan điểm “Bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh” Tại Khoản 7, điều 3 Nghị định số 9/2018 NĐ –

CP của Chính phủ ngày 15/01/2018 đã chỉ rõ “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng” Theo định nghĩa này, bán lẻ được hiểu là hoạt động bán trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng với mục đích sử dụng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức với mục đích phi thương mại Luận án tiếp cận bán lẻ theo quan điểm của Kotler (2000) và trên cơ sở pháp lý của nghị định số 9/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bán lẻ, cụ thể: “Bán lẻ là hình thức bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân, phi thương mại”.

Xét về khái niệm của doanh nghiệp, tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp

2020 thì “DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Như vậy, DN là một tổ chức được pháp luật thừa nhận, có tư cách pháp nhân cụ thể, có mục tiêu cụ thể và hoạt động kinh doanh theo quy định của luật pháp nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đó.

Từ các tiếp cận về doanh nghiệp và bán lẻ, tác giả đưa ra cách hiểu về DN bán lẻ như sau: “Doanh nghiệp bán lẻ là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch cụ thể, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân, phi thương mại”.

Từ quan điểm trên, doanh nghiệp bán lẻ được tiếp cận trong luận án gồm các đặc điểm sau:

Thứ nhất, DNBL là những tổ chức được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện dịch vụ bán lẻ hàng hóa Tùy thuộc vào các tiêu thức mà DNBL có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau.

Thứ hai, hàng hóa được cung cấp bởi các DNBL nhằm mục đích tiêu dùng, không mang tính thương mại Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua hàng với mục đích sử dụng cá nhân, hộ gia đình và tổ chức mà không nhằm mục đích mua đi bán lại hay kinh doanh Nghĩa là hàng hóa đã được trao đổi không còn được quay lại thị trường để tiếp tục được lưu thông.

Thứ ba, DNBL nằm ở vị trí trung gian giúp các nhà sản xuất và/hoặc các nhà phân phối phía trước tiếp cận được khách hàng cuối cùng và tiêu thụ được sản phẩm Xét về phía khách hàng, nhà bán lẻ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn được sản phẩm mà mình mong muốn và thỏa mãn được yêu cầu của họ

(Hogos, 2010). Thứ tư, sản phẩm của DNBL thường rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại với nhiều người bán khác nhau DNBL có xu hướng cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau với chủng loại và thương hiệu khác nhau Do vậy, DNBL có khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng khách hàng Thông qua đó, bán lẻ có thể đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao nhờ vào số lượng hàng hóa trao đổi đa dạng và số lượng người mua lớn.

2.2.2 Khái niệm và bản chất năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ

Như đã đề cập ở phần 2.1.2, năng lực động có thể được hình thành từ những yêu cầu thay đổi mang tính khách quan của bên ngoài (tiếp cận ngoại suy) và từ chính những áp lực phải thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp (tiếp cận nội suy) Xem xét khía cạnh tiếp cận về khái niệm năng lực động của DN thì thấy:

(1)- Các nghiên cứu còn chưa đề cập đầy đủ và toàn diện về các giá trị gia tăng có thể mang lại khi DN nuôi dưỡng và phát triển năng lực động Các công trình nghiên cứu về năng lực động chủ yếu tập trung chỉ rõ khả năng tái định dạng và thay đổi các hoạt động (năng lực) thông thường của tổ chức nhằm thích ứng với các biến động của thị trường mà chưa chỉ ra những giá trị cụ thể mà năng lực động có thể mang lại cho DN như cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của DN nói chung cũng như của các bộ phận, đơn vị kinh doanh cụ thể trong DN nói riêng.

(2)- Nghiên cứu về năng lực động được phát triển dựa trên quan điểm lý thuyết RBV nhưng các quan điểm tiếp cận chưa chỉ rõ được mối quan hệ giữa năng lực động với năng lực cốt lõi của DN cũng như cách thức vận dụng quan điểm RBV để nhận dạng và phát triển các năng lực động cho DN Do vậy, cần chỉ rõ mối quan hệ giữa năng lực động với năng lực cốt lõi cũng như cách thức nhận dạng năng lực động của DN dựa trên quan điểm lý thuyết RBV

(3)- Các nghiên cứu về năng lực động tiếp cận theo những cách khác nhau. Cách tiếp cận nội suy cho thấy năng lực động xuất phát từ những nhu cầu thay đổi và làm mới từ nội bộ DN Cách tiếp cận ngoại suy lại chỉ ra năng lực động chỉ được hình thành trong điều kiện thị trường có nhiều biến động Mặc dù mỗi cách tiếp cận có những ưu điểm riêng nhưng vẫn cần có quan điểm tiếp cận kết hợp hài hòa cả hướng ngoại suy và nội suy để tạo nên cái nhìn đa chiều và toàn diện về năng lực động.

(3)- Năng lực động cần phải được phát triển và nuôi dưỡng tương thích và phù hợp với từng nhóm DN và từng ngành nghề kinh doanh cụ thể Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm và tính chất cạnh tranh khác nhau, do vậy năng lực động của mỗi nhóm là khác nhau Việc nhận dạng các năng lực động cho từng nhóm ngành nghề căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng nhóm ngành nghề đó. DNBL cần xem xét và nhận dạng kỹ những đặc trưng của ngành nghề kinh doanh để tìm ra những thành tố năng lực động phù hợp và hiệu quả.

Từ những phân tích và đánh giá trên, có thể thấy cần có một khái niệm về năng lực động mà có thể kết hợp dung hòa trường phái nội suy và ngoại suy Thông qua đó tạo nên quan điểm tiếp cận toàn diện hơn về năng lực động trong điều kiện sự thay đổi gồm cả chủ quan và khách quan của môi trường.

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các luận cứ được xác lập nhằm nhận dạng các thành tố năng lực động, luận án thực hiện việc xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu Với cách tiếp cận năng lực động của DNBL dưới lăng kính của năng lực động tổng quát và các năng lực động cụ thể, cần thiết phải làm rõ cơ chế và cách thức các năng lực động tổng quát tác động đến các năng lực động cụ thể (Banjongprasert, 2013; Frasquet & cộng sự,

2018) Bên cạnh đó, như đã đề cập về đặc điểm của năng lực động ở phần 2.2.2,năng lực động

Kết quả hoạt động kinh doanh của DN (Firm Performance)

NL đổi mới sáng tạo (IC)

(AC) NL xây dựng & phát triển thương hiệu (BC)

Quy mô và loại hình kinh doanh của DNBL

NL tích hợp đa kênh (CC) của DN nói chung và DNBL nói riêng là những năng lực đặc biệt, cho phép DN cải thiện và duy trì kết quả hoạt động kinh doanh như kỳ vọng Chính vì vậy, cần làm rõ mức độ tác động của các năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các

DNBL Do có thể tồn tại cơ chế tác động giữa các năng lực động tổng quát tới các năng lực động cụ thể, việc xem xét sự ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL cần phải được thực hiện trên cả hai khía cạnh: tác động trực tiếp của tất cả bốn thành tố năng lực động và tác động gián tiếp của nhóm năng lực động tổng quát tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua nhóm năng lực động tác nghiệp cụ thể của DNBL Bên cạnh đó, xét về đặc điểm của DNBL, do có sự khác biệt đáng kể về quy mô và loại hình DNBL nên cần thiết phải sử dụng các biến kiểm soát để đánh giá mức độ khác biệt từ các nhóm DNBL đến kết quả nghiên cứu.

Từ các lập luận trên, mô hình nghiên cứu về năng lực động của DNBL được xây dựng như hình 2.1:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Nguồn: Tác giả tự đề xuất Trong đó:

Giả thuyết H1  H4 : Mối quan hệ trực tiếp giữa các năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của DNBL Giả thuyết H5  H8 : Mối quan hệ tác động trực tiếp của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh Giả thuyết H9  H12 : Mối quan hệ tác động gián tiếp của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh

Các giả thuyết được xác lập trong nghiên cứu gồm:

2.3.2.1 Mối quan hệ giữa năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của doanh nghiệp bán lẻ

Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL:

Các nghiên cứu về năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu được đặt trong bối cảnh nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực marketing nói chung của DN Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực hấp thụ và NL marketing, Brodie & cộng sự (2017) đã cho thấy có mối quan hệ đáng kể và mạnh mẽ của năng lực hấp thụ tới một trong các NL thuộc NL marketing

– NL xây dựng & phát triển thương hiệu Các nghiên cứu của Barrales-Molina & cộng sự (2014), Najafi-Tavani & cộng sự (2016) về năng lực hấp thụ với NL xây dựng & phát triển thương hiệu cũng đã cho thấy sự thay đổi và phát triển tích cực của năng lực hấp thụ sẽ thúc đẩy sự phát triển của NL xây dựng & phát triển thương hiệu trong DN Xuất phát từ những nhận định đó, luận án đưa ra giả thuyết tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu như sau:

Giả thuyết H1: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL

 Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh:

Xét về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh, nghiên cứu của Costa & cộng sự (2018) đã cho thấy sự tác động đáng kể và tích cực của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh của DN thông qua việc coi năng lực tích hợp đa kênh như là một thành tố của năng lực phân phối – vốn thuộc một trong bốn biến số của marketing-mix Ngoài ra, nghiên cứu của Zahra & Geogre

(2002) về năng lực hấp thụ cũng cho thấy rằng việc một DN có được năng lực hấp thụ tốt, nghĩa có được khả năng lĩnh hội, đồng hóa, chuyển đổi và ứng dụng các tri thức từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh của DN cho phép DN đó có thể sáng tạo và ứng dụng các loại hình kinh doanh bán lẻ mới trên cơ sở đồng khai thác các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện tại các phương thức kinh doanh mới trên cơ sở đồng thời sử dụng các phương thức kinh doanh hiện tại, từ đó tạo nên sự phát triển chung cho toàn DN Murray & cộng sự (2011) cũng đã cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của năng lực hấp thụ đến việc triển khai và mở rộng hệ thống bán hàng của DN Như vậy, luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và năng lực tích hợp đa kênh như sau:

Giả thuyết H2 : Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích hợp đa kênh của DNBL

Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu:

Xét về các nghiên cứu về mối quan hệ giữa NL đổi mới sáng tạo với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu thì có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của Abbing (2010); Halliday & Trott (2010); Flikkema & cộng sự (2019) hay Paswan & cộng sự (2020) Trong đó, Paswan & cộng sự (2020) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực và đáng kể của NL đổi mới sáng tạo tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu thông qua việc đổi mới sáng tạo các sản phẩm của DN Các nghiên cứu của Halliday & Trott (2010); Flikkema & cộng sự (2019) lại tập trung nghiên cứu sự đổi mới sáng tạo của sản phẩm dịch vụ với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và đã chỉ ra được mối quan hệ mạnh mẽ và cùng chiều của NL đổi mới sáng tạo đến Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu Abbing (2010) cũng cho thấy rằng NL đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu Từ các nhận định trên, tác giả xin đưa ra giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của NL đổi mới sáng tạo đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các DNBLVN như sau:

Giả thuyết H3 : Năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL

 Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo đến năng lực tích hợp đa kênh:

Việc đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ được xem là giúp các DNBL có thể mở rộng và đa dạng hóa các hình thức bán lẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của khách hàng Nhận định này đã được củng cố bởi các nghiên cứu của Wilson & Daniel (2007), Cao & Li (2018), Du & cộng sự (2018) Trong khi Wilson

& Daniel (2007), Cao & Li (2018) cho rằng nếu một DN càng có được khả năng đổi mới sáng tạo thì việc ứng dụng và phát triển mô hình tích hợp đa kênh càng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn, thì Du & cộng sự (2018) lại gắn việc đổi mới sáng tạo với khía cạnh ứng dụng và sáng tạo DN và các sản phẩm kinh doanh của DN dựa trên nền tảng Internet và CNTT Từ đó nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng việc đổi mới cải tiến DN trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ hơn CNTT và Internet vào hoạt động

KD giúp cải thiện đáng kể và mạnh mẽ năng lực tích hợp đa kênh của DN Như vậy, có thể thấy có thể tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực đổi mới sáng tạo với năng lực tích hợp đa kênh của DN Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H4: Năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích hợp đa kênh của DNBL

2.3.2.2 Mối quan hệ tác động trực tiếp giữa năng lực động với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ: Đề cập đến mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động tích cực của năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh của DN (Zahra & George, 2002; Lane & cộng sự,

2006) Liu & cộng sự (2013) đã khẳng định sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể của năng lực hấp thụ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng quan điểm đó, các kết quả nghiên cứu của của Tzokas & cộng sự (2015), Latukha & Veselova (2019) đã cho thấy mối quan hệ trực tiếp và mạnh mẽ của năng lực hấp thụ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những nghiên cứu trên đã củng cố cho quan điểm về việc tồn tại sự tác động tích cực của năng lực hấp thụ đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN Chính vì vậy, để khẳng định mối quan hệ này, giả thuyết nghiên cứu H5 được đưa ra là:

Giả thuyết H5: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL

Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

Với vai trò là một thành tố của năng lực động, một số nghiên cứu thời gian qua đã thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nghiên cứu của Terziovski (2010), Saunila

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ

Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến DN nói chung và đến các DNBL nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố cơ hội và các thách thức có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp (Rothaermel, 2016) Theo David (2016), để phân tích môi trường bên ngoài, trước hết doanh nghiệp cần thu thập các thông tin về các yếu tố từ môi trường vĩ mô như yếu tố kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa – xã hội, công nghệ Bên cạnh đó, các thông tin về cạnh tranh từ môi trường ngành như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối là những thông tin từ môi trường ngành mà DN cũng cần đặc biệt quan tâm và phân tích (David, 2016).

2.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trường vĩ mô được thực hiện thông qua đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ về các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính trị, luật pháp (Pan & công sự, 2019) Ở mỗi khía cạnh, các DNBL cần xem xét trên phương diện rà soát và đánh giá lần lượt các từng yếu tố để chỉ ra mức độ và tính chất tác động của các yếu tố đó tới DN (David, 2016).

Yếu tố kinh tế trong môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hay một khu vực (Rothaermel, 2016) Do vậy, nhà quản trị của DNBL cần thực hiện rà soát, phân tích và xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế tới doanh nghiệp của mình Một số chỉ tiêu quan trọng được khuyến nghị cần xem xét gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tình hình tăng trưởng/ biến động của toàn ngành.

 Yếu tố chính trị - luật pháp

Yếu tố chính trị luậ pháp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược (David, 2016) của doanh nghiệp nói chung và DNBL nói riêng Theo Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015), các yếu tố chính trị - luật pháp cần được xem xét bao gồm: sự ổn định chính trị; vai trò và thái độ của chính phủ trong kinh doanh quốc tế; hệ thống văn bản, chính sách điều tiết/hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của các DNBL nói riêng.

 Yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa – xã hội liên quan nhiều tới đặc điểm văn hóa, giá trị, tiêu chuẩn và các yếu tố nhân khẩu học của một quốc gia Theo Rothaermel (2016), vì có sự khác biệt nhất định về các đặc điểm văn hóa – xã hội giữa các nhóm dân cư tại mỗi quốc gia nên các DN nói chung các DNBL nói riêng cần phân tích và rà soát thật kỹ lưỡng để đảm bảo hiểu rõ xu hướng, đặc điểm của từng nhóm dân cư và từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp Theo David (2016), một số chỉ tiêu quan trọng cần được đánh giá gồm các yếu tố nhân khẩu học như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, cơ cấu dân số, thu nhập bình quân đầu người, đặc điểm nguồn lao động và thói quen mua sắm.

Yếu tố công nghệ phản ánh việc ứng dụng các tri thức mới vào việc sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động mới của DN (Rothaermel, 2016) Với DNBL, việc xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ có thể xem xét dựa trên khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp (David, 2016), trong đó điển hình là thành tựu từ CMCN

4.0 như Internet vạn vật, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ Big Data…

Yếu tố tự nhiên là những yếu tố khách quan gây tác động lớn tới mọi doanh nghiệp và mọi quốc gia (Rothaermel, 2016) Các yếu tố tự nhiên có thể tác động tới các DNBL nói riêng gồm vấn đề ô nhiễm môi trường; vấn đề về tự nhiên như thiên tai, hạn hán; hay các vấn đề về dịch bệnh và sự lây lan nguy hiểm của dịch bệnh cũng được xem là những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên gây tác động tới DNBL.

2.4.2 Các yếu tố môi trường ngành

Theo David (2016), phân tích môi trường ngành là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi DN Việc phân tích môi trường ngành cho phép các DN nói chung và DNBL nói riêng xác định các đặc điểm và cấu trúc cạnh tranh của ngành, từ đó nhận dạng được cường độ cạnh tranh và mức độ hấp dẫn của ngành Kỹ thuật phân tích môi trường ngành được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích môi trường ngành dựa trên phân tích Năm lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của Porter (1985) Theo đó, việc phân tích ngành được thực hiện dựa trên đánh giá và rà soát c lực lượng thuộc môi trường ngành, gồm: (1)- Cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành; (2)- Đe dọa gia nhập mới; (3)- Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp; (4)- Quyền lực thương lượng của khách hàng.

 Cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng giúp định hình cấu trúc cạnh tranh của ngành (David, 2016) Đồng thời, cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành cũng là yếu tố chịu tác động bởi tất cả bốn lực lượng còn lại Porter (1985) và Rothaermel

(2016) đã chỉ ra một số yếu tố được xem là làm tăng sự cạnh tranh từ các DN hiện tại trong ngành gồm: cấu trúc cạnh tranh ngành thông qua xác định số lượng, quy mô và đặc điểm kinh doanh của các DN hiện tại; tốc độ tăng trưởng ngành; các rào cản rút lui khỏi ngành; và mức độ khác biệt hóa giữa các DN trong ngành.

 Đe dọa gia nhập mới Đe dọa gia nhập mới đề cập đến những rủi ro, khó khăn mà các DN hiện tại trong ngành có thể gặp phải khi các DN tiềm năng có thể gia nhập thị trường Một ngành càng mà sự đe dọa gia nhập mới càng lớn sẽ càng làm tăng cường độ cạnh tranh do sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN hiện tại với các DN gia nhập mới (Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt, 2015) Để xác định mức độ ảnh hưởng của đe dọa gia nhập mới, Porter (1985) cho rằng cần thiết phải xem xét khả năng thiết lập các hàng rào gia nhập của các DN hiện tại trong ngành Nếu hàng rào gia nhập càng cao thì đe dọa gia nhập mới càng giảm, từ đó làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành Một số yếu tố được xem là rào cản gia nhập hiệu quả gồm: tính kinh tế theo quy mô; chi phí chuyển đổi doanh nghiệp của khách hàng; yêu cầu về vốn đầu tư và các quy định của chính phủ.

 Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp cho biết mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các DN trong ngành từ những áp lực mà nhà cung cấp đặt ra(Rothaermel, 2016) Những áp lực này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng của ngành càng giảm, dẫn tới sự cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền lực thương lượng của nhà cung cấp gồm: mức độ đa dạng của nguồn cung, sự khác biệt hóa của nhà cugn cấp hay mức độ khan hiếm của nguyên vật liệu (Rothaermel, 2016).

 Quyền lực thương lượng của khách hàng

Tương tự như quyền lực thương lượng của nhà cung cấp, quyền lực thương lượng của khách hàng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các DN hiện tại và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến cường độ cạnh tranh trong ngành tăng lên Một số yếu tố làm tăng quyền lực thương lượng của khách hàng như: chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp, mức độ đa dạng và sự khác biệt hóa trong sản phẩm, dịch vụ mà DNBL cung ứng cho khách hàng (Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt,2015).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Ở chương 2, tác giả đã thực hiện hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu về năng lực động Trên cơ sở đó, tác giả đã hệ thống hóa 1 số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động nói chung và thiết lập các luận cứ về năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ Trên cơ sở đó, chương 2 đã nhận dạng các thành tố năng lực động năng lực động của DN và phân định sự khác biệt giữa hai nhóm thành tố là năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của DNBL Dựa trên các tổng hợp lý thuyết, chương 2 đã thiết lập mô hình nghiên cứu và đưa ra các luận điểm để cho thấy: (1)- Khả năng tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa các thành tố năng lực động, cụ thể là giữa nhóm năng lực động tổng quát tới nhóm năng lực động cụ thể của DNBL; (2)- Khả năng tồn tại mối quan hệ trực tiếp của nhóm năng lực động cụ thể đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL; và (3)- Khả năng tồn tại mối quan hệ gián tiếp của nhóm năng lực động tổng quát tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua biến trung gian là nhóm năng lực động cụ thể Để để xác định mức độ khác biệt của sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN bán lẻ, biến kiểm soát được thiết lập gồm đặc điểm của DNBLVN với 3 biến quan sát được xác định Chương tiếp theo sẽ tập trung xác định phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu, phục vụ cho việc kiểm định mô hình giả thuyết được thiết lập ở chương 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định tính

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như là một trong hai phương pháp quan trọng giúp luận giải và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính cho phép tác giả thẩm định bộ thang đo nghiên cứu và đánh giá sự phù hợp của bảng hỏi (pre-test) thông qua phỏng vấn các chuyên gia. Đồng thời, cùng với kết quả nghiên cứu định lượng và dữ liệu thứ cấp, kết quả nghiên cứu định tính giúp làm rõ hơn và sâu hơn thực trạng năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN Để thực hiện được hai nhiệm vụ này, quy trình nghiên cứu định tính được thực hiện gồm hai phần: Một là tiền thẩm định bảng hỏi (Pre-test) và hai là phỏng vấn chuyên sâu nhà quản trị của các DNBLVN để hỏi sâu hơn và cụ thể hơn về thực trạng năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

3.2.1 Tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test)

Tiền thẩm định bảng hỏi được xem là bước quan trọng, tiền đề cho nghiên cứu định lượng Bộ thang đo lường sau khi được chọn lọc cần phải được tiền thẩm định nhằm đảm bảo phù hợp với nội dung và bối cảnh nghiên cứu Mục đích tiền thẩm định này là xem xét mức độ phù hợp của các thang đo và tìm ra các ý kiến phản đối/chỉnh sửa/bổ sung các thang đo cho từng nhân tố để đảm bảo mức độ phù hợp với khách thể nghiên cứu là các DNBLVN Để tiền thẩm định bảng hỏi, tác giả liên hệ và hẹn lịch phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị kinh doanh và các chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực bán lẻ Tổng số chuyên gia được mời cho việc tiền thẩm định là 25 chuyên gia (danh sách chuyên gia được đính kèm ở Phụ lục 5) Thời gian thực hiện phỏng vấn chuyên gia là từ giữa tháng6/2020 đến đầu tháng 7/2020 Các chuyên gia được mời phỏng vấn sẽ thực hiện đánh giá về mức độ phù hợp của từng câu hỏi/ nội dung cho từng nhân tố trên thang điểm 10 Trên cơ sở tổng hợp mức độ đánh giá của hai nhóm chuyên gia là nhóm giảng viên và nhóm chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, câu hỏi/ nội dung nào có điểm trung bình dưới 5 điểm sẽ cần xem xét loại bỏ Bên cạnh đó, một số câu hỏi/nội dung có thể được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với văn phong và bối cảnh nghiên cứu Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ phỏng vấn, tác giả tiến hành hiệu đính, chỉnh sửa và bổ sung (nếu cần) để có được bảng câu hỏi hoàn thiện Các nội dung hiệu đính, chỉnh sửa và bổ sung sẽ được trình bày cụ thể trong phần 3.3.1.Tiếp đó, bảng câu hỏi một lần nữa được gửi lại đến các chuyên gia để đánh giá và đưa ra các quyết định lựa chọn thang đo phù hợp cho từng biến nghiên cứu trong mô hình Từ các thông tin phản hồi cuối cùng, bảng hỏi được hiệu chỉnh lần cuối Kết quả của lần hiệu chỉnh cuối này là tác giả có được bảng hỏi hoàn chỉnh, sẵn sàng sử dụng cho điều tra khảo sát. Chi tiết nội dung bảng hỏi khảo sát sẽ được mô tả chi tiết trong phần 3.3.1.

Việc phỏng vấn chuyên sâu cho phép tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp Các DNBLVN được lựa chọn trong phỏng vấn chuyên sâu là 07 DNBL có quy mô đa dạng: vừa, nhỏ và lớn; có số năm thành lập từ 3 năm trở lên; và có hoạt động kinh doanh tại cả ba nhóm: bán lẻ theo hình thức siêu thị tổng hợp, siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi và siêu thị chuyên doanh Để có được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, tác giả hẹn gặp các nhà quản trị ở các vị trí phó giám đốc và giám đốc của 7 DNBLVN được lựa chọn Các buổi phỏng vấn được tiến hành từ giữa tháng 6/2020 đến đầu tháng 7/2020 tại Hà Nội Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc đánh giá thực trạng năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL. Lưới câu hỏi phỏng vấn được đính kèm trong Phụ lục 6 Thời gian mỗi buổi phỏng vấn nhà quản trị thường kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ với nội dung phỏng vấn xoay quanh việc mô tả thực trạng thành tố năng lực động của các DN đó. Để đảm bảo nguồn dữ liệu thu thập được chính xác và khách quan, tác giả thực hiện ghi chép bằng sổ tay kết hợp ghi âm tất cả các cuộc phỏng vấn Các dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được đưa vào xử lý theo ba bước Bước thứ nhất, tác giả thực hiện mã hóa các câu trả lời phỏng vấn căn cứ vào nội dung của các thành tố năng lực động cũng như các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh củaDNBL được xác định trong chương 2 Tiếp theo, tác giả liên kết các câu trả lời phỏng vấn vào các nội dung cần nghiên cứu để tìm ra các quan điểm và thực trạng của từng thành tố năng lực động của các DNBLVN Bước cuối cùng, tác giả thực hiện sắp xếp và diễn giải các câu trả lời vào từng nội dung nghiên cứu tương ứng để đánh giá thực trạng về thành tố năng lực động của các DNBLVN.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Kiểm định giả thuyết được xem là mục tiêu quan trọng của luận án nghiên cứu Do vậy, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi cũng được xem là công cụ nghiên cứu trọng yếu Việc khảo sát bảng câu hỏi được thực hiện ở cùng một thời điểm cụ thể nhằm thu thập dữ liệu Để có được các dữ liệu có giá trị và đáng tin cậy, quy trình thiết kế bảng hỏi được thực hiện với ba bước chính, cụ thể:

(1) – Thiết lập bộ thang đo đo lường cho từng biến nghiên cứu trong mô hình thông qua tổng hợp từ các tiền nghiên cứu Dựa trên các tổng quan lý thuyết, tác giả kế thừa (gồm kế thừa có chỉnh sửa và/ hoặc kế thừa toàn bộ) các bộ thang đo đã được xây dựng và kiểm định cho nghiên cứu này Tiếp đến, tác giả tiến hành dịch ngược và dịch xuôi độc lập để đảm bảo các thang đo, câu hỏi dễ hiểu và truyền tải đầy đủ nội dung ý nghĩa Kết quả của bước 1 là tác giả có được một bản nháp các câu hỏi bao gồm các nội dung đo lường cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, sẵn sàng để thực hiện các bước tiếp theo.

Bộ thang đo lường được xác định trong nghiên cứu như sau:

NL hấp thụ có cấu trúc là loại biến phản ánh (reflective construct) và là biến bậc 2 (2 nd -order construct) Năng lực hấp thụ được đo lường bởi bốn biến bậc 1 (1 st - order construct) là năng lực lĩnh hội tri thức, năng lực đồng hóa tri thức, năng lực chuyển đổi tri thức và năng lực ứng dụng tri thức Bộ thang đo lường cho các biến này được tác giả kế thừa và chỉnh sửa/ bổ sung (adapt) cho phù hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu Thang đo lường cho năng lực lĩnh hội tri thức gồm 03 biến quan sát, được kế thừa từ nghiên cứu của Tu & cộng sự (2006) và Camisón & Forés

(2010) Thang đo lường cho biến năng lực đồng hóa tri thức gồm 06 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Jansen & cộng sự (2006) và Camisón & Forés

(2010) Thang đo cho năng lực chuyển đổi tri thức được kế thừa (adapt) từ Jansen & cộng sự (2006) và Camisón & Forés (2010) với 04 biến quan sát Với năng lực ứng dụng tri thức, thang đo lường gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ Camisón & Forés (2010).

 Năng lực đổi mới sáng tạo

NL đổi mới sáng tạo có cấu trúc là biến phản ánh bậc 2 (2 nd -order reflective construct) NL đổi mới sáng tạo được phản ánh bởi hai biến bậc 1 là NL đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động kinh doanh và NL đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ.

NL đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động kinh doanh được đo lường với bốn thang đo và được kế thừa (adapt) từ nghiên cứu của Wang & Ahmed (2004) NL đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ có bộ thang đo gồm 5 biến quan sát và được kế thừa (adapt) từ bộ thang đo đã được kiểm định của Grawe & cộng sự (2009).

 Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu

Cấu trúc biến NL xây dựng & phát triển thương hiệu được xác định và kế thừa(adapt) theo Ewing & Napoli (2005) và O’Cass & Ngo (2011) Theo đó, năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu có đặc điểm là biến phản ánh bậc 2 và được đo lường bởi ba biến bậc 1 là NL tương tác của thương hiệu với các bên liên quan, NL đồng xây dựng thương hiệu và NL phát triển thái độ & tình cảm tích cực về thương hiệu.

Mỗi biến bậc 1 được đo lường lần lượt bởi bộ thang đo gồm 5; 5 và 3 biến quan sát tương ứng.

 Năng lực tích hợp đa kênh

Bộ thang đo NL tích hợp đa kênh được phát triển dựa trên bộ thang đo gốc của

Oh & cộng sự (2012) Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tích hợp đa kênh có những thay đổi đáng kể dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin mới Goraya & cộng sự (2020) đã cập nhật những phương thức phát triển đa kênh trên nền tảng công nghệ tiên tiến để phát triển bộ thang đo từ Oh & cộng sự (2012) và Zhang & cộng sự (2018) Trên cơ sở gắn với đặc thù của ngành bán lẻ cũng như xem xét tích hợp đa kênh dưới góc độ phản ánh mối quan hệ và liên kết giữa các kênh bán lẻ vật lý với các kênh bán lẻ trực tuyến thông qua những trao đổi và thông tin hai chiều của hàng hóa, giá cả, cách thức đặt hàng, phương thức giao hàng, nghiên cứu này xác định NL tích hợp đa kênh có cấu trúc là biến phản ánh bậc 1 (1 st -order reflective construct) và được đo lường bởi bộ thang đo gồm năm biến quan sát, được kế thừa và phát triển (adapt) từ các nghiên cứu của Oh & cộng sự (2012); Zhang & cộng sự (2018) và Goraya & cộng sự (2020) Theo đó, bộ thang đo lường cho NL tích hợp đa kênh gồm: “NL quản trị thông tin giao dịch và truyền thông tích hợp”; “NL hoàn thành đơn hàng tích hợp đa kênh”; “NL quản trị thông tin sản phẩm tích hợp đa kênh”; “NL quản trị xúc tiến tích hợp đa kênh” và “NL quản trị sản phẩm và giá cả tích hợp đa kênh”.

 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh được xem là một biến phụ thuộc quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp (March & Sutton, 1997) Để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau, như dựa trên Thẻ điểm cân bằng BSC (Kaplan & Norton, 1996), dựa trên lăng kính đo lường hiệu suất (Neely & cộng sự, 2002) hay dựa trên mô hình đòn bẩy của khung kiểm soát (Simons, 1995). Trong một nghiên cứu tiếp cận từ quan điểm năng lực động, Torres & cộng sự

(2018) đã chỉ ra việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh cần được thực hiện trên cả hai nhóm chỉ số tài chính và phi tài chính Theo đó, các tác giả này đã sử dụng bộ thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh được xác định gồm 8 biến quan sát là với 4 biến quan sát đại diện cho nhóm chỉ số tài chính và 4 biến quan sát thuôc nhóm chỉ số phi tài chính.

Trong luận án này, kết quả hoạt động kinh doanh được coi như là một biến nội sinh quan trọng và chịu sự ảnh hưởng của tất cả các biến thành tố năng lực động Để đo lường một cách khách quan và đầy đủ về kết quả hoạt động kinh doanh, luận án kế thừa hoàn toàn (Adopt) bộ thang đo đã được kiểm định của Torres & cộng sự

(2018) Cụ thể thang đo cho biến kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI); Doanh thu; Lợi nhuận; Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Tốc độ tăng trưởng; Thị phần; Vị thế cạnh tranh và Đánh giá chung về mức độ thành công.

Luận án sử dụng biến kiểm soát được đo lường bởi ba biến quan sát: “Số năm hoạt động của DN”, “Quy mô của DN” và “Loại hình kinh doanh của DN” Trong đó, biến “Số năm hoạt động của DN”, “Quy mô của DN” được kế thừa (adopt) từ bộ thang đo đã được kiểm định của Danneels (2008) Biến “Loại hình kinh doanh của DN” do tác giả bổ sung căn cứ vào tiêu thức phân loại DNBL được xác định trong giới hạn nghiên cứu và lý luận về DNBL (mục 2.1.2) Mục đích của việc sử dụng biến kiểm soát là nhằm loại trừ những khác biệt của quy mô, loại hình và các sản phẩm kinh doanh giữa các DNBL trong việc dự báo, lượng hóa sự ảnh hưởng của các biến năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Từ kế thừa, phát triển các thang đo nghiên cứu, luận án xây dựng bảng hỏi và thực hiện mã hóa các thang đo để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu sau này.

(2) – Tiền thẩm định bảng hỏi qua phỏng vấn chuyên sâu Như đã trình bày ở mục 3.2.1, việc tiến hành tiền thẩm định bảng hỏi được thực hiện thông qua phỏng vấn 25 chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu Kết quả của việc tiền thẩm định cho từng biến trong bảng hỏi cho thấy cần chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung một số nội dung sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC

Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

4.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

 Số lượng và quy mô doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Về số lượng doanh nghiệp, tính đến 2019 tổng số lượng doanh nghiệp trên cả nước đang hoạt động là 758,610 doanh nghiệp, tăng 43,855 doanh nghiệp so với năm 2018 đạt mức tăng trưởng 6.14% (Tổng cục thống kê, 2019) So với thời điểm

2015, mức độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đạt 88.6% Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam Xét về cơ cấu hình thức sở hữu, các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 1.18%, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 96.23%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng, chiếm 2.59% Có thể thấy hiện nay, xu hướng thành lập và phát triển doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng nhanh Cùng với xu thế chung, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ cũng đạt mức độ tăng trưởng cao trong thời gian qua.

Theo số liệu niên giám thống kê, tổng số lượng doanh nghiệp bán lẻ đang hoạt động trên cả nước năm 2019 là 52,675 doanh nghiệp, đạt mức tăng trưởng 2.03% so với 2018 và 4.32% so với 2017 Trong ba năm 2017 - 2019, số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng gia tăng Sự gia tăng về số lượng DNBL kéo theo sự gia tăng về số lượng lao động làm việc tại các DNBLVN ngày càng tăng cao (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Tổng số doanh nghiệp bán lẻ trên cả nước

Số lượng DNBL trên cả nước (Đvt: doanh nghiệp) 50,490 51,628 52,675

Số lượng lao động làm việc tại các DNBL trêncả nước (Đvt: người)

Nguồn: Niên giám thống kê các năm

Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt năm 2019 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực bán lẻ giảm 5.86% so với 2018 Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm nhưng tổng số lượng doanh nghiệp bán lẻ trên cả nước đến 2019 vẫn đạt 52,675 doanh nghiệp, chiếm tới 7.88% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (Niên giám thống kê 2020).

Xét theo quy mô hoạt động, nhóm các DNBLVN có quy mô siêu nhỏ (có số lượng nhân sự dưới 10 người và vốn đăng ký kinh doanh dưới 1 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng lớn, với 44,394 doanh nghiệp năm 2017 và 46,677 doanh nghiệp năm 2019, đạt mức tăng trưởng giai đoạn 2017 – 2019 là 5.14% Như vậy, số lượng các DNBLVN có quy mô nhỏ, vừa và lớn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng lại là những DNBL đóng góp phần lớn tỷ trọng doanh thu vào tổng giá trị hàng hóa bán lẻ của toàn ngành.

Bảng 4.2: Cơ cấu DNBL trên cả nước theo quy mô Đvt: doanh nghiệp

DNBL siêu nhỏ DNBL có quy mô nhỏ, vừa và lớn Tổng số DNBL

Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm

Trong số các DNBL tại Việt Nam, tỷ trọng số lượng các DNBL nước ngoài bao gồm các DNBL có vốn đầu tư trực tiếp và liên doanh với nước ngoài chiếm tỷ trọng 17% số các DNBL có quy mô lớn (Liên Nguyễn, 2020) Con số này được dự báo còn tiếp tục tăng lên với tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp FDI vào ngành bán lẻ năm 2019 là 8154.9 triệu USD Trong thời gian tới, khi các DNBL nước ngoài giải ngân số vốn đăng ký này thì số lượng DNBL ngoại dự kiến sẽ tăng mạnh tại Việt Nam.

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Nhìn chung, tổng mức giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và đồng đều, với đặc trưng là sức mua tiêu dùng tăng cao Tốc độ tăng trưởng của giá trị bán lẻ hàng hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 dao động trong khoảng từ 10.1% đến 11.8%. Trong đó, tính riêng giá trị bán lẻ hàng hóa mang lại phần lớn tổng mức giá trị của toàn lĩnh vực (xem bảng 4.3) Những chỉ số này cho thấy sự tăng trưởng và đóng góp đáng kể của mảng bán lẻ hàng hóa đến sự tăng trưởng và phát triển của toàn thị trường cũng như tiềm năng cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới Trong đó, các ngành hàng có mức độ tăng trưởng và đóng góp khác nhau.

Bảng 4.3: Thống kê doanh thu từ bán lẻ hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019

Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa (đvt: nghìn tỷ đồng) 2,937.3 3,306.1 3,751.3

Tỷ trọng trên tổng mức giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng 74.7% 75.2% 75.9%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kinh tế - xã hội qua các năm

 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL

Với quy mô và tốc độ tăng trưởng cao, trong những năm vừa qua kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đã đạt được những tăng trưởng nhất định (xem bảng 4.4) Trong đó, doanh thu thuần của toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình là 12.38% Lợi nhuận trước thuế của các DNBLVN mặc dù giảm vào năm 2018 nhưng đến 2019 đã tăng mạnh từ mức 7991 nghìn tỷ đồng

(2018) lên 13423 nghìn tỷ đồng (2019) Cùng với đó là các chỉ số khả quan về tỷ suất lợi nhuận trong toàn ngành Những chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh này cho thấy tiềm năng và sự tăng trưởng tốt của ngành bán lẻ Việt Nam nói chung và của các DNBLVN nói riêng.

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 12,269 7,991 13,423

Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm 4.1.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng GDP (thể hiện trong hình 4.1) Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao Xét về mức độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP theo lĩnh vực thì thấy, khu vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực bán buôn bán lẻ nói riêng có mức độ tăng trưởng cao Trong đó, lĩnh vực bán buôn bán lẻ luôn là lĩnh vực nằm trong nhóm Top 2 lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất và tỷ lệ đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng chung của toàn khu vực dịch vụ trong thời gian qua (xem hình 4.2).

Thứ hai, xét về số lượng DN thành lập mới và tạm dừng/giải thể Năm 2018, số lượng DN thành lập mới trong lĩnh vực này tăng chỉ tăng 7.03%; năm 2019 tốc độ tăng chỉ còn 2.25% Điều này cho thấy số lượng DN gia nhập trong ngành bán lẻ trong thời gian gần đây có chiều hướng tăng ít hơn; đây được xem là một cơ hội tốt cho các DN bán lẻ hiện tại do sức ép cạnh tranh từ các đối thủ mới gia nhập sẽ được giảm đáng kể.

2017201820192020 Tốc độ tăng trưởng của Khu vực dịch vụ Tốc độ tăng trưởng của Lĩnh vực bán buôn bán lẻ

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2017 – 2020

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KT-XH qua các năm

Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực bán buôn bán lẻ 2017-2020

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KT-XH qua các năm

Thứ ba, xét về vấn đề lạm phát CPI qua các năm có sự tăng ở mức độ vừa phải và đạt được mục tiêu kỳ vọng vĩ mô với chỉ số cụ thể qua giai đoạn 2017 –

2020 lần lượt là 3.53%; 3.54%; 2.79% và 3.23% Đây được coi là tín hiệu tốt cho phát triển nền kinh tế cũng như kích thích tiêu dùng trên cả nước.

4.1.2.2 Yếu tố chính trị - luật pháp

Là một quốc gia có nền chính trị tương đối ổn định, Việt Nam được coi là môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn với các DN Xét về các yếu tố luật pháp với ngành bán lẻ, các văn bản pháp luật có thể được chia thành các nhóm như sau: (1)- hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động với các loại hình DN nói chung (2)- hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng với hoạt động bán lẻ, gồm 02 nhóm: (i) – Nhóm áp dụng cho mọi loại hình chủ thể bán lẻ, gồm có: Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ tên một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc các nhóm “cấm”, “hạn chế” hoặc

“kinh doanh có điều kiện” đối với bán lẻ (ii) – Nhóm áp dụng riêng với chủ thể bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài như: “Nghị định 23/2007/NĐ-CP” của Chính phủ,

“Thông tư 08/2013/TT-BCT” của Bộ Công thương (3)- các chính sách ưu đãi, thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ, được thể hiện trong Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015- NĐ-CP của Chính phủ với các ưu đãi dành riêng cho ngành và được áp dụng theo mô hình bán lẻ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ.

Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngành đến doanh nghiệp bán lẻ Việt

4.1.2.1 Cạnh tranh giữa các DN bán lẻ hiện tại trong ngành

Sức ép cạnh tranh giữa các DN bán lẻ hiện tại trong ngành là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến cấu trúc cạnh tranh ngành bán lẻ Việt Nam Cường độ cạnh tranh từ giữa các DN bán lẻ trong ngành được thể hiện thông qua:

Thứ nhất, xét về số lượng, quy mô và phân đoạn thị trường bán lẻ Hiện nay, thị trường bán lẻ hiện đại được chia thành các nhóm phân khúc như: phân khúc siêu thị/cửa hàng bách hóa tổng hợp; phân khúc cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini và phân khúc cửa hàng chuyên doanh Như đã đề cập ở phần 4.1.1, nhóm các DN bán lẻ hiện đại có sự tăng trưởng về quy mô và số lượng cửa hàng là khá nhanh và mạnh (Tuấn Anh, 2020) Với số lượng và sự đa dạng về phân khúc bán lẻ đó, cường độ cạnh tranh giữa các DN bán lẻ hiện tại sẽ trở nên ngày càng gay gắt và khốc liệt trong thời gian tới.

Thứ hai, xét về tốc độ tăng trưởng của ngành Lĩnh vực bán lẻ hàng hóa có tốc độ tăng trưởng của cao từ 10.9% đến 12.7% trong giai đoạn 2017 – 2020 (Tổng cục thống kê, 2018, 2019, 2020) Trong khi đó, phân khúc bán lẻ hiện đại của vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng do tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại còn thấp, mới đạt tương đương 25% tổng mức bán lẻ toàn thị trường (đối sánh với các nước trong khu vực như Philipines 33%; Thái Lan 34%; Malaysia 60%; Singapore 90%) (Trần Ngọc Tùng, 2019).

Thứ ba, xét về sự tồn tại và phát triển của các DN nước ngoài Việc tham gia ký kết vào các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới đã mang đến một cơ hội tốt cho các DN nước ngoài gia nhập vào thị trường bán lẻ nội địa Cho đến nay, đã có nhiều đại gia bán lẻ trong khu vực và trên thế giới xâm nhập vào thị trường bán lẻ trong nước với quy mô và sức ảnh hưởng lớn cũng như tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như Tập đoàn TCC Holding của Thái Lan (sở hữu thương hiệu Mega Market và hệ thống siêu thị bán lẻ của tập đoàn Phú Thái); Tập đoànCentral group của Thái Lan (sở hữu thương hiệu Big C); Aeon của Nhật Bản; Tập đoàn Lotte của

Hàn Quốc, BGF Retail của Hàn Quốc; Family Mart của Nhật Bản hay 7-Eleven của Mỹ… Các DN bán lẻ nước ngoài đa dạng cả về hình thức bán lẻ (siêu thị/cửa hàng tiện lợi/ cửa hàng chuyên doanh) và còn có lợi thế về vốn; kinh nghiệm quản lý và vận hành chuỗi hệ thống bán lẻ hiện đại cũng như khả năng mở rộng quy mô và thị phần nhanh chóng Sự hiện diện và phát triển mạnh mẽ của các đối thủ ngoại được xem là một trong những thách thức trọng yếu tác động đến khả năng cạnh tranh của các DN bán lẻ nội địa trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Thứ tư, xét về các rào cản rút lui khỏi ngành Việc rút lui khỏi ngành bán lẻ lại trở nên dễ dàng hơn nhờ xu hướng M&A trong ngành Nhiều DN bán lẻ cả nội địa và nước ngoài trong thời gian qua đã rút lui khỏi thị trường một cách tương đối dễ dàng nhờ vào việc ký kết hợp đồng M&A các doanh nghiệp khác, điển hình như Big C bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh cho Tập đoàn Central Group; Tập đoàn Auchan của Pháp bán lại toàn bộ hệ thống kinh doanh cho Sài Gòn Co.op; Vinmart và Vinmart+ trở thành thành viên chính thức của Masan Consumer… Điều này khiến cho rào cản rút lui khỏi ngành bị hạ thấp đáng kể nhưng lại không làm thuyên giảm số lượng siêu thị, cửa hàng mà trái lại, còn làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt do những doanh nghiệp M&A có tiềm lực tài chính và khả năng mở rộng thị trường một cách nhanh chóng.

Thứ năm, khả năng tạo ra sự khác biệt trong cung ứng dịch vụ bán lẻ của các

DN bán lẻ hiện tại Một số DN bán lẻ điển hình tại các phân khúc đã tạo được nét đặc trưng và được khách hàng đón nhận như: Vinmart và Vinmart+ với hệ thống phân phối dày đặc, giúp khách hàng dễ dàng mua hàng ở mọi nơi và hệ thống sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng với mặt hàng thực phẩm, rau được nuôi trồng theo tiêu chuẩn Vietgap Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh với chuỗi cửa hàng dày đặc, cho phép khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua hàng, cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng trước – trong và sau bán tuyệt vời là những yếu tố mang lại lợi thế cho DN này trong thời gian qua Hay hệ thống Cirle-K với ưu điểm bán hàng 24/7, cho phép khách hàng có thể mua hàng ở mọi thời điểm cũng được xem là một trong những điểm nổi bật của hệ thống cửa hàng tiện lợi này Việc nỗ lực tạo ra sự khác biệt giúp các DN đáp ứng tốt nhất được những nhu cầu đặc thù của từng nhóm khách hàng, từ đó tạo dựng hệ thống khách hàng quen thuộc và thân thiết Thông qua đó cũng làm giảm bớt áp lực cạnh tranh từ các DN nội tại trong ngành.

4.1.2.2 Đe dọa gia nhập mới

Gia nhập tiềm năng trong ngành bán lẻ được xác định bao gồm hai nhóm: Một là các DN bán lẻ nước ngoài có khả năng xâm nhập vào thị trường bán lẻ nội địa trong tương lai và hai là, các DN nội địa có khả năng đa dạng và mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thông qua các hình thức thành lập mới và/hoặc M&A Nhìn từ thực trạng phân tích tình thế hiện tại trong ngành bán lẻ nội địa có thể thấy có một số rào cản gia nhập đối với các DN mới như sau: (1)- Tính kinh tế theo quy mô và khả năng mở rộng hệ thống phân phối: Doanh nghiệp gia nhập mới gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn điểm bán; thêm vào đó là quy định về về yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT với các DN ngoại khi muốn mở từ siêu thị/ trung tâm thương mại lớn thứ hai gây nên những trở ngại cho các doanh nghiệp khi muốn xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam (2)- Các quy định pháp lý của Chính phủ với các DN bán lẻ nước ngoài nói chung (trừ những DN bán lẻ thuộc các quốc gia có quan hệ hợp tác song phương/ đa phương) không được phép thiết lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tuy nhiên, đối với những DNBL tại các quốc gia có quan hệ hợp tác song phương, đa phương với Việt Nam thì yêu cầu này lại không còn hiệu lực - các cam kết về mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ đã gây ra một sức ép lớn với các DN bán lẻ nội địa trước sự cạnh tranh từ các DN bán lẻ ngoại này (3)- Các phương thức và hình thức gia nhập thị trường với xu hướng gia nhập chính là M&A; M&A cho phép DN mới giảm thiểu áp lực về vốn đầu tư ban đầu, tận dụng được sự sẵn có của hệ thống phân phối, của mạng lưới cung ứng và tập khách hàng quen thuộc.

4.1.2.3 Quyền lực thương lượng của khách hàng

Khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ là những người có quyền lực thương lượng rất cao (Phạm Việt Duy, 2019) Một số yếu tố tác động đến quyền lực thương lượng của khách hàng cao như:

Một là, chi phí chuyển đổi nhà bán lẻ của khách hàng là rất thấp, thậm chí bằng không Mặc dù các DN bán lẻ đã nỗ lực trong việc thiết lập các dịch vụ hậu mãi nhưng điều đó không phải là mối bận tâm lớn với khách hàng, vì họ có thể nhận được những dịch vụ hậu mãi tương tự từ hầu khắp các DN bán lẻ trên thị trường. Hai là, sự đa dạng trong chủng loại mặt hàng cung ứng trong ngành là tương đương nhau Hầu hết các DN bán lẻ đều cùng bày bán những loại mặt hàng tương tự nhau, do vậy khách hàng có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho họ. Mặc dù thời gian gần đây các thương hiệu bán lẻ lớn như BigC, Vinmart, Sài Gòn Co.op Mart đã nỗ lực tạo ra những nhóm sản phẩm mang thương hiệu của chinh DN nhưng nhìn chung các sản phẩm đó không có được sự khác biệt lớn và không đủ hấp dẫn để lôi kéo và giữ chân khách hàng.

4.1.2.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp trong ngành bán lẻ nhìn chung ở mức thấp Minh chứng cho nhận định này bao gồm:

Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu

Với điều tra khảo sát, tổng số phiếu được phát đi là 500 phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2020 Số phiếu thu về là 209 Quá trình phân loại và làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích thì thấy có 08 phiếu không đạt yêu cầu do các lỗi: (1)- tích toàn bộ câu trả lời vào 1 ô tương ứng (03 phiếu); (2)- tích câu trả lời theo hình ziczac (02 phiếu); và (3)- tích nhiều hơn 1 phương án vào

1 câu trả lời (03 phiếu) Cuối cùng, số phiếu trả lời đạt yêu cầu, sẵn sàng cho việc đưa vào phân tích chỉ còn lại 201 phiếu, chiếm tỷ lệ 40.2% trên tổng số phiếu phát ra.

Phân tích thống kê mô tả các phiếu trả lời, tác giả thu được các kết quả như sau: i) Về số năm thành lập: Kết quả thống kê mô tả cho thấy trong số 201 DN được hỏi thì tỷ lệ về thời gian thành lập có sự khác biệt không đáng kể (xem Hình

4.3 và Bảng 4.5) Kết quả khảo sát về tuổi đời của DN bán lẻ là hợp lý và logic với thực tế của các DNBLVN hiện nay, khi mà từ 2018 trở lại đây, số lượng DN bán lẻ đăng ký thành lập mới và số lượng DN giải thể tăng mạnh (Tổng cụ thống kê 2018,

2019, 2020) Do vậy, tỷ lệ mẫu khảo sát DN bán lẻ căn cứ vào số năm thành lập được xem là có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Bảng 4.5: Thống kê mô tả năm thành lập của DNBLVN

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy

Từ 3 năm đến dưới 5 năm 56 27.9 27.9 27.9

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 69 34.3 34.3 62.2

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Hình 4.3: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo số năm hoạt động

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 ii) Về quy mô của DN bán lẻ:

Từ kết quả điều tra về quy mô của DN bán lẻ xét theo quy mô nhân sự, ta thấy phần lớn các DNBL tham gia khảo sát là những DN có quy mô vừa và lớn (chiếm 76.1% tổng mẫu điều tra) Kết quả này được xem là chấp nhận được và có tính đại diện tương đối với thực trạng về quy mô của các DNBLVN hiện nay Lý giải cho việc này là do hiện nay, để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh tranh thành công, các DNBLVN có xu hướng mở rộng quy mô thị trường hoạt động ra phạm vi cả nước, đồng thời gia tăng số lượng điểm bán lẻ để đáp ứng yêu cầu thuận tiện trong tiếp cận điểm bán lẻ của khách hàng Việc mở rộng phạm vi hoạt động và gia tăng số lượng điểm bán dẫn đến việc DNBLVN tăng cường quy mô nhân sự để đáp ứng với sự lớn mạnh của DN Thêm vào đó, với đặc điểm các DNBLVN được lựa chọn trong khảo sát là từ 3 năm trở lên thì những DN này đã có kinh nghiệm trên thị trường, và đang hoặc đã triển khai thành công các chiến lược mở rộng quy mô Trong khi đó, có tới 62.2% DNBLVN được khảo sát là những DNBL có tuổi đời từ 5 năm trở lên.

Do vậy, việc có quy mô nhân sự từ 50 trở lên chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu vẫn chấp nhận được và đảm bảo độ tin cậy về mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả quy mô của các DNBLVN

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy

Từ 10 người đến dưới 50 người 48 23.9 23.9 23.9

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Hình 4.4: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo quy mô nhân sự

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 iii) Về loại hình kinh doanh: Kết quả điều tra đã chỉ ra phần lớn các DN bán lẻ trả lời câu hỏi là các DN kinh doanh theo hình thức siêu thị chuyên doanh, tiếp đến là mô hình kinh doanh theo hình thức siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi, số lượng

DN kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp chiếm tỷ lệ thấp hơn Kết quả khảo sát này là chấp nhận được do trên thực tế, số lượng các DN bán lẻ kinh doanh theo hình thức siêu thị chuyên doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất (SBS, 2020) Đối với các

DN kinh doanh theo hình thức cửa hàng tiện lợi tuy đạt tỷ lệ lớn thứ 2; nhưng thực tế chỉ chiếm 27.4% trên tổng số mẫu điều tra Lý giải cho việc tỷ lệ phúc đáp của hình thức kinh doanh này chỉ đạt tỷ lệ 27.4% là do: (1)- Phần lớn các DN bán lẻ theo hình thức cửa hàng tiện lợi là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó mẫu khảo sát là các DN được thành lập và sở hữu bởi tổ chức/ cá nhân Việt Nam; (2)- Các cửa hàng tiện lợi tuy có số lượng tăng trưởng rất lớn về cửa hàng trên toàn quốc nhưng thực tế không tăng nhanh về số lượng DN tham gia, nghĩa là các DN kinh doanh theo hình thức này không tăng nhanh về số lượng mà chủ yếu tăng về khả năng mở rộng và bao phủ thị trường (các DN mở rộng chuỗi của mình); do vậy, mặc dù số lượng cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam tính đến 2019 là 2495 cửa hàng nhưng thực tế số lượng DN Việt Nam sở hữu chuỗi này còn hạn chế (Tuấn Anh,

2020) (3)- Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi mới thực sự nở rộ trong một vài năm trở lại đây (Bích Thủy, 2020); trong khi đó, mẫu nghiên cứu được lựa chọn như đã trình bày là những DN bán lẻ có thời gian thành lập từ 3 năm trở lên Như vậy, tính từ trước thời điểm 2017, số lượng DN Việt Nam kinh doanh theo hình thức cửa hàng tiện lợi còn khiêm tốn; điều này dẫn đến thực tế tỷ lệ DN kinh doanh theo hình thức này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mẫu điều tra Tương tự như vậy, với nhóm DN bán lẻ kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp, tỷ lệ phúc đáp đạt thấp nhất trong cả ba nhóm (21.9%) Điều này là do một số nguyên nhân sau: (1)-Mặc dù số lượng các siêu thị tổng hợp trên cả nước lên tới 3,437 siêu thị tổng hợp (Tuấn Anh, 2020), nhưng thực tế các siêu thị này hoạt động theo hình thức chuỗi, tức là một DN có thể mở hàng chục hoặc vài chục siêu thị trên cả nước (Siêu thị Vinmart hay siêu thị Sài Gon Co.op Mart….); do vậy, mặc dù số lượng siêu thị tổng hợp trên cả nước nhiều nhưng xét về khía cạnh DN thì lại khá khiêm tốn (2)- Các DN kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp ở Việt Nam hiện nay có tới hơn 30% là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (Phạm Việt Duy, 2019); trong khi đó mẫu nghiên cứu được xác định trong luận án là các DN bán lẻ được thành lập và có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, chính vì vậy, số lượng DN bán lẻ theo hình thức siêu thị tổng hợp được lựa chọn trong mẫu sẽ giảm đi nhiều. (3)- Thời gian gần đây, ngành bán lẻ VN chứng kiến hàng loạt các thương vụ M&A, dẫn đến sự suy giảm đáng kể về mặt số lượng các DN bán lẻ tham gia trong ngành, việc sáp nhập và mua lại thường không làm giảm số lượng siêu thị hoạt động trên cả nước do các DN M&A sẽ tận dụng các cửa hàng, siêu thị có sẵn để tiếp tục triển khai hoạt động kinh doanh; tuy nhiên, việc này lại làm giảm đáng kể các DNBL trong ngành Điều này dẫn đến số lượng các DNBLVN hiện kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp chiếm tỷ lệ ít hơn so với các DNBL khác Do vậy, việc các

DN bán lẻ theo hình thức siêu thị tổng hợp chiếm 21.9% trên tổng mẫu nghiên cứu là chấp nhận được.

Bảng 4.7: Thống kê mô tả về loại hình kinh doanh của DNBL

Tần suất Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy DNBL theo hình thức siêu thị tổng hợp 44 21.9 21.9 21.9 DNBL h theo hình thức siêu thị mini/ Cửa hàng tiện lợi 55 27.4 27.4 49.3

DNBL k theo hình thức siêu thị chuyên doanh 102 50.7 50.7 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Hình 4.5: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo loại hình kinh doanh

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Việc phân tích định lượng với kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua: (1)- Mô tả mẫu nghiên cứu; (2)- Đánh giá mô hình đo lường và (3)- Đánh giá mô hình cấu trúc.

4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường

4.3.1.1 Độ tin cậy tổng hợp và đánh giá giá trị hội tụ của thang đo

Như đã đề cập ở chương 3, việc đánh giá độ tin cậy tổng hợp được thực hiện thông qua hai giai đoạn: (1) – Đánh giá độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ của thang đo cho các biến bậc 1, và (2) – Đánh giá độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ của thang đo cho các biến bậc 2 thông qua tính điểm tiềm ẩn Latent Scores và gắn nhãn điểm tiềm ẩn này vào các biến bậc 2 tương ứng (kết quả tính điểm Latent Scores được đính kèm trong Phụ lục 11) Kết quả chi tiết đánh giá độ tin cậy tổng hợp được đính kèm trong phụ lục 9 và 10.

Nhìn từ kết quả đánh giá mô hình đo lường ta thấy, hầu hết các biến đều đạt yêu cầu với hệ số tải ngoài Outer-loading lớn hơn 0.7 Trong đó có ba thang đo là BC_COBU4; BC-COBU5 và CC1 có chỉ số tải ngoài lớn hơn 0.6, đạt gần bằng 0.7; xem xét các chỉ số đi kèm về Cronbach’s Alpha và AVE của các biến chứa thang đo này thì thấy đều đạt yêu cầu với Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 và AVE lớn hơn 0.5.

Do vậy, để tránh việc loại bỏ thang đo có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, tác giả quyết định giữ lại cả ba thang đo này.

Bảng 4.8 thể hiện kết quả đo lường độ tin cậy tổng hợp với tất cả hai biến ngoại sinh và ba biến nội sinh trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo được đo tin cậy tổng hợp Cụ thể, chỉ số Cronbach’s Alpha của các biến nằm trong khoảng [0.750; 0.913] cho thấy bảng thang đo phù hợp Chỉ số về độ tin cậy tổng hợp CR và tổng phương sai trích AVE đều đạt trên mức yêu cầu, lần lượt nằm trong khoảng [0.834; 0.960] và [0.503; 0.924] Như vậy, có thể kết luận là các thang đo và các biến được sử dụng trong mô hình có độ tin cậy cao, phù hợp với yêu cầu và đảm bảo đo lường tốt cho mô hình nghiên cứu Hình 4.6 và Hình 4.7 lần lượt thể hiện các báo cáo về kết quả phân tích mô hình đo lường của các biến bậc 1 và bậc 2 với sự trình bày của hệ số tải ngoài Outer-loading trên đường dẫn và chỉ số tổng phương sai trích AVE tại các biến.

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá mô hình đo lường

Chỉ số tải Outer-loading Cronbach’s

NL lĩnh hội tri thức (AC_ACQU) 0.779 0.871 0.693

NL đồng hóa tri thức (AC_ASSI) 0.893 0.919 0.654

NL chuyển đổi tri thức (AC_TRAN) 0.859 0.950 0.782

NL ứng dụng tri thức (AC_APPL) 0.788 0.876 0.703

NL đổi mới sáng tạo (IC) 0.960 0.924

NL đổi mới sáng tạo quy trình (IC_PC) 0.865 0.908 0.712

NL đổi mới sáng tạo dịch vụ (IC_SC) 0.890 0.920 0.697

NL xây dựng & phát triển thương hiệu

NL tương tác của thương hiệu với các bên liên quan (BC_INTER) 0.806 0.865 0.682

NL đồng xây dựng thương hiệu

NL phát triển thái độ và tinh cảm của thương hiệu với các bên liên quan 0.766 0.865 0.682

NL tích hợp đa kênh (CC) 0.815 0.870 0.575

Kết quả hoạt động kinh doanh của DN

(Ghi chú: Chỉ số CR và AVE của biến bậc 2 AC; IC và BC được tính toán dựa trên các biến bậc 1)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Kết quả báo cáo về đánh giá độ tin cậy tổng hợp cho biến bậc 1 và biến bậc 2 trong mô hình đo lường được thể hiện lần lượt trong hình 4.6 và 4.7:

Hình 4.6: Kết quả phân tích mô hình đo lường với các biến bậc 1

(mô hình hiển thị chỉ số tải và AVE)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình đo lường với các biến bậc 2

(mô hình hiển thị chỉ số tải và AVE)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 4.3.1.2 Đánh giá mức độ chính xác về giá trị phân biệt

Nghiên cứu sử dụng chỉ số tương quan HTMT để kiểm tra mức độ chính xác về sự phân biệt giữa các tập chỉ báo hay các khái niệm với nhau Kết quả hệ số HTMT được thể hiện trong bảng 4.10 dưới đây:

Bảng 4.9: Bảng chỉ số HTMT của các nhân tố

AC IC BC CC FP Firmage Firmsize Firmtype

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

Bảng 4.9 cho thấy chỉ số HTMT của tất cả các cặp chỉ báo đều nhỏ hơn 0.85. Trong đó, điểm HTMT cao nhất là của cặp HTMTAC-BC = 0.792; và cặp thấp nhất là

HTMTIC-BC = 0.406 Đối với mối quan hệ giữa biến kiểm soát và các biến trong mô hình, cặp chỉ số HTMTIC-Firmsize là lớn nhất = 0.378 và cặp HTMTIC-Firmtype thấp nhất

= 0.052 Kết quả này cho thấy các biến có sự độc lập và phân biệt rõ ràng với nhau. Hay nói cách khác, các cặp tập chỉ báo đo lường trong mô hình nghiên cứu đạt được tính chính xác về mặt phân biệt Các chỉ số HTMT trong mô hình đều nhỏ hơn 0.85 và đạt điều kiện để tiếp tục thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.3.2 Đánh giá mô hình cấu trúc

Như đã trình bày ở chương 3, để đánh giá mô hình cấu trúc, trước hết tác giả xác định điểm tiềm ẩn Latent Scores và gắn điểm tiền ẩn vào các biến bậc 1 và coi các biến bậc 1 này trở thành thang đo cho các biến bậc 2 tương ứng (Hair & cộng sự, 2014) Mô hình cấu trúc nhờ đó cũng được thiết lập đơn giản và ngắn gọn hơn. Hình

4.8 thể hiện mô hình cấu trúc sau khi thay thế các biến bậc 1 thành các thang đo cho các biến bậc 2.

Hình 4.8: Mô hình cấu trúc được thay thế bằng điểm số tiềm ẩn cho các biến bậc

1 (bậc 1) của AC, IC và BC

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 4.3.2.1 Dò tìm đa cộng tuyến

Kết quả kiểm tra tình trạng đa cộng tuyến được thể hiện trong bảng 4.11. Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn xác định mức độ đa cộng tuyến của Henseler & cộng sự

(2015), với yêu cầu VIF phải nhỏ hơn 10 Nhìn từ kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ở bảng 4.10 ta thấy, chỉ số VIF giữa các cặp chỉ báo đạt mức nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn yêu cầu là nhỏ hơn 10, với tập chỉ báo có hệ số VIF cao nhất là giữa Firmsize-FP và đạt mức 1.647 Như vậy, có thể khẳng định không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Do đó, dữ liệu đảm bảo yêu cầu để tiếp tục thực hiện các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tình trạng đa cộng tuyến

AC IC BC CC FP

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 4.3.2.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Với yêu cầu chỉ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thực tế SRMR phải nhỏ hơn 0.08, kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình cho thấy các chỉ số đều đạt yêu cầu Điều đó cho thấy mô hình phù hợp với thực tế nghiên cứu (xem bảng

Bảng 4.11: Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu

Mô hình bão hòa (Saturated Model) Mô hình đo lường

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 4.3.2.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Để kiểm định giả thuyết, nghiên cứu thực hiện theo trình tự: Kiểm định giả thuyết tác động trực tiếp và kiểm định giả thuyết tồn tại sự điều tiết trung gian của biến trung gian và xác định tổng mức tác động Việc kiểm định được thực hiện như sau: a) Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu tác động trực tiếp

Căn cứ vào các chỉ số được xác định để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, bảng kết quả kiểm định được thể hiện trong Bảng 4.12 và 4.13:

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hệ số Q 2

Biến Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu (BC)

Năng lực tích hợp đa kênh (CC) Kết quả hoạt động kinh doanh (FP)

Kết luận về mức độ dự báo Mức độ dự báo cao Mức độ dự báo trung bình Mức độ dự báo

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020 cao

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác động trực tiếp thuyết Giả Mối quan hệ

Hệ số Beta chuẩn hóa lệch Độ chuẩn

Hệ số Value P- Hệ số f 2

Khoảng tin cậy chuẩn hóa (CI)

H5 AC => FP 0.020 0.067 0.291 0.386 0.000 -0.093 0.127 Chưa khẳng định H6 IC => FP 0.042 0.050 0.850 0.198 0.003 -0.04 0.123 Chưa khẳng định

Firmage => FP 0.035 0.050 0.695 0.244 0.002 -0.051 0.117 Tác động nhỏ

Firmsize => FP 0.073 0.056 1.305 0.096 0.008 -0.017 0.165 Tác động nhỏ

Firmtype => FP -0.021 0.054 0.399 0.345 0.001 -0.109 0.069 Tác động nhỏ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 2020

- AC : Năng lực hấp thụ

- IC : Năng lực đổi mới sáng tạo

- BC : Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu

- CC : Năng lực tích hợp đa kênh

- FP : Kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động và kết quả hoạt động kinh

Bên cạnh việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu và xác định tổng mức độ tác động của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng năng lực động thì cần thiết nhìn nhận và phân tích dựa trên việc sử dụng đồng thời cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua nghiên cứu định tính và định lượng Chính vì vậy, trên cơ sở kết hợp đồng thời cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thực trạng về các thành tố năng lực động của các DNBLVN được chỉ ra như sau:

4.4.1 Thực trạng năng lực hấp thụ của các DNBLVN

Năng lực hấp thụ được phản ánh bởi bốn nhóm yếu tố: năng lực lĩnh hội tri thức, năng lực đồng hóa tri thức, năng lực chuyển đổi tri thức và năng lực ứng dụng tri thức.

Với năng lực lĩnh hội tri thức, kết quả thống kê mô tả từ điều tra khảo sát cho thấy các DNBLVN hiện đánh giá mức độ đạt được của năng lực này ở mức độ trung bình khá (Trị số Mean của 3 thang đo lường cho năng lực lĩnh hội tri thức là 2.61; 2.77; và 2.06) Kết quả này cho thấy các DNBLVN hiện đã có những quan tâm nhất định tới việc thực hiện phân tích, rà soát và dự báo các yếu tố môi trường Trong đó, tính chủ động và mức độ thường xuyên trong phân tích dự báo môi trường được các DNBLVN đánh giá với mức độ thực hiện tốt nhất Yếu tố về nội lực phát triển các năng lực công nghệ là yếu tố mà các DNBLVN còn yếu nhất trong ba yếu tố của năng lực lĩnh hội tri thức.

Kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ sử dụng năng lực lĩnh hội tri thức thì được biết “DNBL của tôi hiện nay có phân công một nhóm thuộc phòng Kinh doanh để thực hiện việc phân tích môi trường kinh doanh” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lớn theo hình thức chuyên doanh). Đối với nhóm các DNNVV thì việc thiết lập bộ phận chuyên trách cho việc phân tích môi trường còn chưa được quan tâm, việc rà soát và dự báo môi trường đôi khi còn do chính ban quản trị DN thực hiện “Tôi và anh phó giám đốc phụ trách việc phân tích môi trường và đưa ra mục tiêu phát triển cho DN trong cả một năm” (kết quả khảo sát nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini). Việc này có thể dẫn đến quá tải công việc khiến cho việc phân tích môi trường đôi khi không đạt hiệu quả như mong muốn, có thể bỏ sót hoặc không nhận dạng được chính xác về mức độ tác động của các tác nhân tới DN Đối với khả năng về thu nhận các tri thức và công nghệ mới, có sự khác biệt đáng kể căn cứ vào quy mô của các DNBLVN Cụ thể, các DNBLVN có quy mô lớn cho thấy khả năng thu nhận tri thức và công nghệ bán lẻ mới tốt hơn so với các DNBLVN có quy mô vừa và nhỏ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các DNNVV trong ngành thường bị hạn chế bởi điều kiện tài chính nên khả năng thu nhận kém hơn đáng kể so với các DN có quy mô lớn “Nếu bây giờ yêu cầu cần áp dụng ngay các phương thức bán lẻ mới thì

DNBL của chúng tôi thật sự chưa sẵn sàng, vì điều kiện tài chính của DN tôi còn hạn chế” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini).

Năng lực đồng hóa tri thức được đo lường bởi bộ thang đo gồm 6 chỉ tiêu Từ kết quả điều tra khảo sát, mức độ đánh giá năng lực đồng hóa tri thức bởi 6 yếu tố có trị số Mean cao nhất đạt 3.02 và yếu tố có mức độ đánh giá thấp nhất là 2.08.Việc đồng hóa tri thức phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị tri thức của doanh nghiệp, bao gồm: việc đồng nhất công nghệ mới với công nghệ hiện tại, khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thích nghi với các yêu cầu của ngành, mức độ tham gia vào các hoạt động truyền bá và quản trị tri thức Kết quả điều tra ngụ ý rằng năng lực đồng hóa tri thức giữa các nhóm DNBLVN được thực hiện có phần tốt hơn tại các nhóm DN có quy mô lớn, có tuổi đời từ 5 năm trở lên.

Kết quả thu được từ điều tra khảo sát khá phù hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia với nhóm DN có quy mô lớn và có tuổi đời trên 10 năm: “Ngoài công việc tại DN, tôi còn thường xuyên liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để chia sẻ cho các học viên tại các trung tâm đó về kinh nghiệm và cách thức quản lý doanh nghiệp Tôi cũng có các kết nối với các trường Đại học và Viện để tổ chức các khóa học ngắn hạn về công tác quản trị tri thức trong DN của tôi Năm 2019, tôi đã tổ chức được 1 buổi tọa đàm cho nhân viên tại Hà Nội” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lơn theo hình thức siêu thị tổng hợp) Tại các DN có quy mô nhỏ, việc nuôi dưỡng năng lực quản trị tri thức còn chưa được quan tâm, do quan điểm của nhà quản trị là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít và quy mô hoạt động còn khiêm tốn nên chưa cần thiết phát triển công tác này trong toàn doanh nghiệp “DN của tôi có quy mô nhỏ nên việc tham gia các hoạt động quản trị tri thức thường sẽ do chính tôi chủ động Hiệp hội hay các cơ quan vĩ mô có tổ chức khóa học, nếu có thời gian tôi sẽ cố gắng tham gia” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ).

Các dữ liệu thứ cấp thu thập được của tác giả thông qua quan sát cho thấy các chương trình hay các buổi tọa đàm mà Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tổ chức thường thu hút sự tham gia của các DNBL có quy mô vừa và lớn nhiều hơn Theo quan sát của tác giả trong Đại hội toàn thể lần thứ II của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam năm 2019, các câu hỏi, chia sẻ cũng thường được đặt ra bởi các DNBLVN có quy mô lớn.

Năng lực chuyển đổi tri thức được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị Mean cho 3 thang đo lường là 2.29; 2.43; và 2.70 (theo kết quả điều tra khảo sát) Năng lực chuyển đổi tri thức đề cập đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như các tri thức, kinh nghiệm mới vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế điều tra cho thấy các DNBLVN mới chỉ đạt được mức độ trung bình cho năng lực này.

Kết quả phỏng vấn chuyên sâu tiếp tục tạo nên bức tranh toàn cảnh về năng lực chuyển đổi tri thức của các DNBLVN: “DN của chúng tôi mới thành lập được 5 năm, chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn với bài toán về tài chính và lượng khách hàng chưa thực sự quá đông nên chúng tôi chưa cần đầu tư cho các phần mềm quản lý doanh nghiệp, ít nhất là trong vòng 3-5 năm tới” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL theo hình thức siêu thị chuyên doanh) “Chúng tôi có triển khai hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM và hệ thống đánh giá hiệu quả công việc KPI cho nhân sự CRM cho phép chúng tôi thu thập và tiếp cận các thông tin về khách hàng nhanh chóng Còn KPI thì thực sự hiệu quả vì giúp chúng tôi lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân một cách khách quan và cụ thể” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lớn và có thời gian thành lập hơn 5 năm).

Thực tế thu thập được từ các dữ liệu thứ cấp cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và vào các phương thức bán lẻ mới nói riêng còn nhiều hạn chế Các phần mềm quản lý doanh nghiệp như phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERM), phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) hay các phương thức để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc như KPI, thẻ điểm cân bằng (BSC) mới chỉ được triển khai ở một số lượng nhỏ các DNBLVN có quy mô lớn Đối với các DNBL nội địa có quy mô vừa và nhỏ, việc triển khai các phần mềm và ứng dụng này còn chưa được quan tâm, một phần do năng lực tài chính còn hạn chế và một phần do quy mô hoạt động của DN còn nhỏ nên quan điểm của ban quản trị là chưa cần thiết vào thời điểm này.

Năng lực ứng dụng tri thức được đo lường bởi ba thang đo Kết quả thống kê mô tả từ điều tra khảo sát cho thấy năng lực này được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị cao nhất đạt 2.37 Kết quả thống kê này được xem là phù hợp vì để ứng dụng được tri thức thì đòi hỏi các DNBLVN phải thực hiện tốt cả ba năng lực lĩnh hội tri thức, đồng hóa tri thức và chuyển đổi tri thức Trong khi đó, thực tế cho thấy ba nhóm năng lực này mới chỉ được các DNBL nội địa thực hiện ở mức độ trung bình và có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm DNBL về quy mô và tuổi đời Do vậy, việc đánh giá mức độ trung bình cho năng lực ứng dụng tri thức là phù hợp và logic với kết quả điều tra.

Kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng “Việc ứng dụng tri thức và công nghệ mới mặc dù là cần thiết và quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, vì điều này phụ thuộc vào ngân sách, khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp và năng lực của hệ thống nhân sự Có lẽ những DNBL có quy mô lớn và có phạm vi hoạt động rộng sẽ có được năng lực này tốt hơn”.

Một trong những phương thức hiệu quả nhằm nghiên cứu và thu thập dữ liệu,thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay là ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào việc tổng hợp và thu nhận các thông tin từ bên ngoài Việc triển khai ứng dụng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép DNBL dễ dàng tiếp cận thông tin về khách hàng cũng như thực hiện hiệu quả các nghiên cứu về sở thích và hành vi của khách hàng, góp phần làm tiền đề cho việc đổi mới sáng tạo các dịch vụ bán lẻ và cung ứng những trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng Chính nhờ việc ứng dụng những công nghệ này cho phép DNBL hiểu rõ được quá trình ra quyết định mua của khách hàng Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2020 của Vietnam Report (2021) cho thấy 5 yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất trước khi quyết định lựa chọn mộtDNBL và một hình thức bán lẻ cho riêng mình, gồm: (1)- tự chủ động tìm hiểu và lựa chọn (56.9% người chọn); (2)- nhận thông tin tư vấn, tham khảo từ người thân và gia đình (20.6% người chọn); (3)- tiếp nhận thông tin từ các chương trình khuyến mại, quảng cáo và các hoạt động truyền thông khác (13.7%); (4)- tiếp nhận thông tin từ những người không quen biết trên mạng xã hội (5.9%); và (5)- tiếp nhận thông tin từ các chương trình quảng cáo trên tivi hay radio.

Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng các tri thức và công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của các DNBL là cần thiết bởi các tri thức và công nghệ mới này cho phép các DNBLVN đáp ứng đáp ứng khách hàng tốt hơn, từ đó mang lại kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn.

4.4.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBLVN

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

5.1.1 Triển vọng phát triển ngành bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ trong thời gian qua cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tích cực Trong thời gian tới, ngành bán lẻ nước ta sẽ còn có nhiều triển vọng phát triển nhanh và mạnh hơn nữa Các mô hình bán lẻ hiện đại như bán lẻ theo hình thức siêu thị cỡ vừa, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ trên đà phát triển mạnh Lý giải cho sự phát triển mạnh của phân khúc bán lẻ hiện đại cỡ vừa và nhỏ là do mô hình này khá phù hợp và tương thích với đặc điểm phát triển của quy mô tiêu dùng nước ta, khi mà phần lớn giá trị và lượng hàng tiêu dùng vẫn thuộc về phân khúc tiêu dùng thành thị Trong khi đó, do quỹ đất hạn chế và quy hoạch đã hoàn thành nên việc tìm kiếm và mở các siêu thị bán lẻ quy mô lớn trở nên khó khăn và tốn kém nhiều hơn thì việc ưu tiên mở các siêu thị bán lẻ mini và cửa hàng tiện lợi được xem là phù hợp hơn cả Bên cạnh đó, với đặc điểm là dân số trẻ nên đặc điểm tiêu dùng ở Việt Nam là tiêu dùng trẻ, dẫn đến những ưu tiên cho việc lựa chọn mua sắm ở phân khúc này là sự thuận tiện và khoảng cách địa lý.

Xu hướng phát triển kênh bán lẻ theo hình thức siêu thị mini cỡ nhỏ và cửa hàng tiện lợi cũng được xem là tương thích với xu hướng phát triển thị trường bán lẻ trên thế giới và trong khu vực Trên thực tế, tỷ lệ bán lẻ hiện đại trên tổng số các mô hình bán lẻ (gồm cả bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại) của Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực Theo thống kê của Chính phủ về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam qua các năm thì thấy tỷ lệ bán lẻ hiện đại trên của Việt Nam mới đạt mức 25% - thấp hơn đáng kể với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Phillippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%)… Điều này cũng cho thấy tương lai và triển vọng của việc sẽ còn tiếp tục tăng mạnh số lượng các DN gia nhập ngành với tư cách là nhà bán lẻ hiện đại.

Hình thức bán lẻ hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới Với số lượng người sử dụng Internet và sử dụng smartphone lớn như hiện nay thì việc tăng trưởng và phát triển kênh bán lẻ hiện đại qua Internet sẽ trở thành một xu thế tất yếu, bắt buộc các DN bán lẻ nếu muốn cạnh tranh thành công và lâu dài cần phải xem xét ứng dụng và triển khai.Xét về nguồn cung hàng hóa cho ngành bán lẻ, trong thời gian tới nguồn cung hàng hóa sẽ ngày càng đa dạng và nhiều hơn do sự mở cửa nền kinh tế của ViệtNam.

Hàng loạt các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết và có hiệu lực khiến cho hàng hóa từ thị trường quốc tế dễ dàng tiếp cận thị trường nội địa Bên cạnh đó, những cam kết từ việc giảm thuế suất và ưu đãi cho các DN thuộc các quốc gia đối tác còn khiến cho giá cả mặt hàng về gần sát với giá cả hàng hóa trong nước Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, gia tăng sức mua đáng kể và được xem là một cơ hội rất lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các DN bán lẻ do khả năng tiếp cận nguồn cung dễ dàng, với chất lượng và giá cả cạnh tranh, cho phép DN bán lẻ giảm sức ép tìm kiếm nhà cung cấp và giảm quyền lực thương lượng của các nhà cung cấp đến các DN bán lẻ trong ngành.

Từ những nhận định trên, có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều triển vọng để tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới Đây vừa được xem là cơ hội tăng trưởng, cũng vừa được xem là những thách thức đặt ra đòi hỏi các DNBLVN ngoài việc nhanh chóng gia tăng, mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh còn phải đầu tư cải thiện và đổi mới chất lượng và quy trình cung ứng dịch vụ bán lẻ, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các DN bán lẻ ngoại trên thị trường

5.1.2 Quan điểm phát triển ngành bán lẻ Việt Nam

Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội như sau: “Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, chú trọng thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam Tăng cường kết nối giữa DN sản xuất, phân phối các Hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước, chủ động tham gia mạng lưới phân phối toàn cầu” Từ văn kiện này có thể thấy định hướng, chủ trương rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta về thương mại bán lẻ là xây dựng một nền bán lẻ hiện đại trên cơ sở phát triển đồng bộ và hài hòa cả phương thức bán lẻ offline và bán lẻ online Đồng thời, việc xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu bán lẻ nội địa cũng được xem là một trong những nhiệm vụ then chốt cần thực hiện của ngành bán lẻ đến 2025.

Kế thừa từ quan điểm phát triển đến 2020, Chiến lược phát triển thương mại nội địa định hướng 2025, tầm nhìn 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt ra mục tiêu là: (1)- Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tốc mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến 2025 đạt tương đương 10.7%/ năm; (2)-Tổng múc bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước phải chiếm đại đa số,trung bình đạt khoảng 95% trên tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước; khu vực có vốn đầu tư nước chiếm khoảng 5%; (3)- tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo hình thức TMĐT đạt tương đương 30% đến 2020.

Thực hiện và hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược phát triển thương mại nội địa đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cần phải tiến hành đồng bộ, kịp thời và có hệ thống các giải pháp cơ bản và toàn diện, gồm: hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực Trong ba giải pháp này, Nhà nước và Chính phủ đặt trọng tâm vào việc kiện toàn và hoàn thiện thể chế nhằm xây dựng cơ chế và các quy định pháp luật tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển bán lẻ trên thị trường Các giải pháp và định hướng được đưa ra Chính phủ đưa ra trong khâu hoàn thiện thể chế đầu tư và kinh doanh bán lẻ, gồm: Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lwocj tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ

2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm

2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước; Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia….; Bên cạnh đó, Bộ Luật hỗ trợ DNNVV được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV có hiệu lực từ 01/01/2018 đã chính thức hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các DNNVV của nước ta nói chung cũng như các DNNVV của

VN kinh doanh trong ngành bán lẻ nói riêng Đây được xem là những bước đi đáng kể trong khâu hoàn thiện thể chế, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy các DNBL trong nước phát triển bền vững.

Bên cạnh hoàn thiện khung thể chế chính sách pháp luật, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của các DNBL nội địa và phát triển bền vững ngành bán lẻ VN, việc đưa ra các giải pháp toàn diện, hệ thống trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh bán lẻ được xem là ưu tiên hàng đầu và là cơ sở nền tảng cho việc lựa chọn các phương thức hành động cụ thể trong từng giai đoạn và thời kỳ.Trước hết, cần xác định phương hướng và mục tiêu dài hạn cho phát triển bền vững thị trường bán lẻ nội địa Từ đó đưa ra các kế hoạch, hành động và hướng đi cụ thể,đúng đắn với lộ trình phù hợp, gắn liền với xu thế phát triển của ngành bán lẻ và xu thế phát triển của TMĐT Đồng thời, các chính sách triển khai chiến lược cũng cần gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và định hướng tăng trưởng xanh và bền vững mà Chính phủ đã phát động trong thời gian qua Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô cần ban hành kịp thời và đầy đủ các chính sách h triển khai và thực hiện chiến lược trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ triệt để cho các DNBL nói chung và các DNBLVN nói riêng từng bước nâng cao NLtham gia thị trường một cách ổn định và lâu dài Cuối cùng, phát triển thị trường bán lẻ bền vững cần gắn với việc thúc đẩy việc đa dạng hóa phương thức bán lẻ, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ, cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng CNTT để vừa là tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, vừa là tạo điều kiện để các DNBL dễ dàng ứng dụng và triển khai đồng thời nhiều phương thức bán lẻ mới, hiện đại để thích ứng với những yêu cầu mới của ngành bán lẻ.

5.1.3 Định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Thực trạng nghiên cứu đã cho thấy vai trò và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng và phát triển các năng lực động trong DN Trong điều kiện môi trường biến động, việc tạo dựng được các năng lực động giúp DN nói chung và các DNBLVN nói riêng thay đổi và thích ứng tốt hơn để từ đó đạt được kết quả hoạt động kinh doanh như kỳ vọng. Chương 4 đã chỉ ra thực trạng về các thành tố năng lực động, đặc điểm và mối quan hệ giữa các thành tố cũng như sự ảnh hưởng của các thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN Để tăng cường tiềm lực cạnh tranh và duy trì vị thế trên thị trường, các DNBLVN cần chú trọng nuôi dưỡng và phát triển đồng bộ cả bốn nhóm năng lực động này Quan điểm và định hướng về xây dựng và phát triển năng lực động của các DNBLVN đến 2025, tầm nhìn 2030 được thể hiện như sau:

Một là, tăng cường công tác quản trị chiến lược trong DN thông qua việc hoạch định chiến lược, triển khai chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh tương thích với điều kiện của thị trường và đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng Chú trọng phát triển nguồn nhân lực DN, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng và tay nghề, đáp ứng với yêu cầu mới trong phát triển DNBL nói chung và phát triển năng lực động của các DNBLVN nói riêng

Hai là, việc nâng cao năng lực động nên được thực hiện theo thứ tự và mức độ ưu tiên, căn cứ vào mức độ tác động của từng thành tố năng lực động của

Ba là, với định hướng nâng cao năng lực hấp thụ: cần tăng cường công tác rà soát, đánh giá và phân tích môi trường bên ngoài Xây dựng cơ chế tiếp nhận, học hỏi và ứng dụng các tri thức, kinh nghiệm mới từ thị trường và từ đối thủ cạnh tranh Tạo môi trường văn hóa học hỏi trong toàn DN, tái cơ cấu DN để tăng tính chủ động, linh hoạt thích ứng và thay đổi với những biến động khách quan từ bên ngoài.

Các giải pháp nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh

Dựa trên kết quả phân tích định lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng (hệ số Beta, mức độ tác động f 2 với các giả thuyết tác động trực tiếp và hệ số Beta với các giả thuyết tác động gián tiếp) và kết quả đánh giá thực trạng năng lực động được xác định ở chương 4, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh thông qua nâng cao các thành tố năng lực động của các DNBLVN Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ tác động giữa các yếu tố tới kết quả hoạt động kinh doanh có sự khác biệt nhất định Trong đó, thứ tự ưu tiên cho các giải pháp căn cứ vào mức độ quan trọng của từng yếu tố tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN được sắp xếp như sau: (1)- Năng lực hấp thụ (hệ số Beta của tổng mức độ tác động là 0.462; (2)- Năng lực tích hợp đa kênh (hệ số Beta đạt 0.426, f 2 đạt 0.295); (3)- Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu (hệ số Beta đạt 0.393, f 2 đạt 0.170); (4)- Năng lực đổi mới sáng tạo (hệ số Beta đạt 0.110).

Từ các quan điểm và định hướng nâng cao năn lực động của các DNBLVN được chỉ rõ trong phần 5.1, các giải pháp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cao năng lực động của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được đưa ra cụ thể như sau:

5.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ

Kết quả phân tích định lượng ở chương 4 đã cho thấy năng lực hấp thụ đóng vai trò là tiền đề quan trọng nhất trong cải thiện và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Với tổng mức tác động (hệ số Beta) là 0.462, năng lực hấp thụ đã cho thấy sự tác động mạnh mẽ và tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua sự ảnh hưởng đáng kể của năng lực hấp thụ tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh Bên cạnh đó, xét trong mối quan hệ trực tiếp đã cho thấy sự ảnh hưởng và tác động rất mạnh của năng lực hấp thụ tới việc cải thiện năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu (hệ số Beta đạt 0.679 và hệ số mức tác động f 2 đạt 0.817) Đồng thời, năng lực hấp thụ cũng được xem là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện mạnh mẽ năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN (với hệ số tác động trực tiếp Beta là 0.412 và f 2 đạt 0.250).

Với bốn thành tố đo lường cho năng lực hấp thụ là: năng lực lĩnh hội tri thức, năng lực đồng hóa tri thức, năng lực chuyển đổi tri thức và năng lực ứng dụng tri thức; để duy trì và nuôi dưỡng năng lực động, các DNBLVN cần chú trọng phát triển đồng thời cả bón nhóm năng lực này Từ quan điểm, định hướng nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh được đề cập ở phần 5.1, các giải pháp đề xuất được đặt theo mức độ ưu tiên cho những nhóm năng lực quan trọng nhất đến nhóm năng lực ít quan trọng thông qua xem xét hệ số tải ngoài Outer-loading Theo đó, các giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ được ưu tiên theo thứ tự: năng lực ứng dụng tri thức (hệ số Outer-loading đạt 0.946); năng lực đồng hóa tri thức (hệ số Outer- loading đạt 0.942); năng lực chuyển đổi tri thức (hệ số Outer-loading đạt 0.883); và năng lực lĩnh hội tri thức (hệ số Outer-loading đạt 0.881).

5.2.1.1 Giải pháp nâng cao “NL ứng dụng tri thức”

Thứ nhất, tăng cường tính chủ động trong phát triển công nghệ bán lẻ mới. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến NL ứng dụng tri thức, được thể hiện bởi chỉ số tải ngoài cao nhất, đạt 0.869 Tuy nhiên, thực trạng lại cho thấy đây là yếu tố mà hiện nay các DNBLVN còn thực hiện chưa tốt với giá trị trung bình mà kết quả khảo sát nhận được là 2.16 Do vậy, cần nâng cao nhận thức và tính chủ động trong việc đón nhận các công nghệ bán lẻ mới cho DN Mỗi DNBLVN cần coi việc phát triển và khai thác các công nghệ mới trong lĩnh vực bán lẻ là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công trong DN Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và Internet trở nên phổ biến đã tạo ra những xu hướng mua sắm mới của khách hàng. Điều này tạo nên sức ép cho các DNBL nói chung và các DNBLVN nói riêng trong việc tìm kiếm các phương thức bán lẻ mới và đưa các phương thức bán lẻ này vào hoạt động bán lẻ của DN, góp phần cải thiện vị thế của DN Việc thiết lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng và khai thác công nghệ bán lẻ là việc mà các DNBLVN nên xem xét thực hiện Bộ phận này không chỉ giúp các DNBL nội địa tao ra các công nghệ bán lẻ mới mà còn lại nơi chuyên trách việc thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của các công nghệ mới này để từ đó đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cho ban lãnh đạo về các quyết định ứng dụng tri thức và công nghệ bán lẻ vào DN.

Thứ hai, nâng cao khả năng sẵn sàng ứng dụng và chia sẻ kinh nghiệm vào cải thiện hoạt động kinh doanh của các DNBLVN Kết quả kiểm tra chỉ số tải ngoài cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai tới NL ứng dụng tri thức (Outer- loading đạt 0.838) Với giá trị Mean đạt khiêm tốn (2.23) cho thấy hiện nay việc chia sẻ kinh nghiệm vào quá trình kinh doanh của các DNBLVN còn hạn chế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các DNBL nội địa cần xây dựng các cơ chế khuyến khích các thành viên chia sẻ kinh nghiệm để cùng cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của toàn DN DNBL cần đề cao vai trò và tầm quan trọng của việc kết hợp làm việc nhóm thông qua học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên nhóm để cùng tạo nên một tập thể chủ động, sáng tạo trong công việc. Việc này cần phải được thực hiện đồng thời tại tất cả các bộ phận của DN và phải được thường xuyên nuôi dưỡng và thực hiện Các DN có thể tổ chức các buổi tọa đàm và phân công các thành viên lần lượt chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn được giao Trên cơ sở đó, các thành viên khác cùng đưa ra các nhận xét, góp ý nhằm giúp mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân hơn cũng như giúp tạo nên một tập thể chuyên nghiệp và hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao tính chủ động trong khai thác tri thức mới Yếu tố này có mức độ ảnh hưởng quan trọng thứ 3 đến NL ứng dụng tri thức, với hệ số Outer- loading được xác định là 0.807 Với giá trị Mean chỉ đạt 2.37 cho thấy mức độ đáp ứng của các DNBLVN với yếu tố này mới ở mức độ trung bình Do vậy, trong thời gian tới, DNBL nội địa cần nâng cao tính chủ động trong khai thác các tri thức mới có liên quan đến lĩnh vực bán lẻ Các DNBLVN cần coi việc thay đổi và tiếp nhận các thành tựu mới, các tri thức mới và các kinh nghiệm đã được kiểm chứng vào hoạt động là yếu tố quan trọng Để tạo được tính chủ động, việc đầu tiên là cần thay đổi tư duy và quan điểm của ban lãnh đạo DN cũng như các nhà quản trị trong việc sẵn sàng chấp nhận thay đổi Quan điểm của ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, tác động tới các quyết định và hành động của tất cả các phòng ban và bộ phận của

DN, để chủ động sử dụng các tri thức mới và đánh giá một cách nghiêm túc hiệu quả của các tri thức mới đó đến hiệu suất hoạt động của từng bộ phận, phòng ban. Trên cơ sở đó, các DNBLVN có thể đánh giá một cách chính xác về mức độ phù hợp và đưa ra các quyết định về việc tiếp tục khai thác hay cần xem xét thay đổi cho tương thích với đặc thù của DN hay không.

5.2.1.2 Giải pháp nâng cao năng lực đồng hóa tri thức Để nâng cao năng lực đồng hóa tri thức, các DNBL nội địa cần chú trọng cải thiện đồng thời cả sáu yếu tố phản ánh năng lực này, căn cứ vào hệ số tải ngoàiOuter- loading, việc cải thiện được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: (1)- cải thiện công tác quản trị tri thức trong toàn DN; (2)- phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu mới; (3)- thường xuyên tham dự các khóa đào tạo và các sự kiện liên quan đến tri thức cũng như các lĩnh vực chuyên môn; (4)- nâng cao khả năng thích ứng với các tiêu chuẩn và chuẩn mực trong ngành; (5)- tăng cường tham gia các hoạt động truyền bá tri thức; và (6)- cải thiện khả năng ứng dụng và đồng bộ các tri thức mới với tri thức hiện tại.

Thứ nhất, DNBLVN cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quản trị tri thức trong DN Mặc dù là yếu tố quan trọng nhất của năng lực đồng hóa tri thức nhưng các DNBL nội địa mới thực hiện công tác này ở mức độ khiêm tốn (trị số Mean đạt 2.16) Do vậy, trong thời gian tới, các DNBL có thể xem xét thiết lập bộ phận chuyên trách về quản trị tri thức Nhân lực cho bộ phận này cũng cần phải được đào tạo và có trình độ về quản trị tri thức Ngoài ra, họ cũng phải là người am hiểu về DN, về đặc thù kinh doanh bán lẻ và về những xu hướng, thay đổi trong ngành bán lẻ để có những đánh giá, nhận định một cách khách quan, phù hợp và kịp thời trong công tác lĩnh hội, chuyển đổi, ứng dụng và truyền đạt tri thức mới đến các bộ phận/ phòng ban có liên quan.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu mới Hiện tại, các

DNBL trong nước đã phần nào quan tâm và có những chính sách nhất định cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực với mức đánh giá cho yếu tố này đạt

3.02 Chính vì vậy, trong thời gian tới, các DNBLVN cần tiếp tục duy trì việc phát triển nguồn nhân lực này DNBL có thể phối kết hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Hiệp hội để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động Các buổi tọa đàm, buổi trao đổi nội bộ cũng nên được tổ chưc định kỳ, thường xuyên trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong

DN DN nên có cơ chế khuyến khích người lao động học hỏi, tự trau dồi và nâng cao trình độ bản thân để đáp ứng tốt với những điều kiện mới trong DN.

Thứ ba, chủ động và tích cực tham dự các khóa đào tạo và các sự kiện liên quan đến tri thức và các lĩnh vực chuyên môn Thực tế cho thấy các DNBLVN còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động này (giá trị trung bình đạt 2.08) Bởi vậy, DNBL nội địa cần có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của học tập và đào tạo, cử nhân sự phù hợp tham gia các khóa đào tạo của Hiệp hội, của Ngành hay của các cơ quan có liên quan khác Bên cạnh đó, các DN cần chủ động gia nhập các Hội,Ban, Ngành có liên quan đến bán lẻ để thiết lập mối quan hệ cũng như tạo môi trường chia sẻ tri thức, chia sẻ kinh nghiệm và các phương thức bán lẻ mới, góp phần cải thiện hệ thống, quy trình và công nghệ bán lẻ của chính DN.

Thứ tư, nâng cao khả năng thích ứng với các tiêu chuẩn và chuẩn mực trong ngành Trước sự thay đổi và biến động mạnh mẽ của ngành bán lẻ, các DNBLVN cần tiếp tục phát huy tính chủ động, xây dựng cấu trúc tổ chức mở để sẵn sàng linh hoạt, thích ứng với những yêu cầu mới, chuẩn mực mới Các DNBL nội địa cần luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng thay đổi, cải tiến, tái cấu trúc để thích ứng với điều kiện mới, xu thế mới Việc này không chỉ đơn thuần ở khẩu hiệu hay ở văn bản hoạch định chiến lược của DN mà nó cần phải được hiểu, được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong DN.

Ngày đăng: 11/04/2023, 22:39

w