Đề cương ôm tập môn Tài Chính Doanh Nghiệp

10 5.9K 37
Đề cương ôm tập môn Tài Chính Doanh Nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Hãy nêu nội dung và cách xác định dòng tiền ra của dự án đầu tư? Phân biệt giữa dòng tiền ra với chi phí sản xuất kinh doanh. Dòng tiền của dự án đầu tư là bản dự toán thu-chi trong suốt còng đời của dự án, bao gồm các khoản thu nhập do dự án đầu tư mang lại (dòng tiền vào) và cá khaonr tiền chi ra để thực hiện dự án (dòng tiền ra) được tính theo từng năm. Dòng tiền ra: các khoản chi liên quan đến việc bỏ vốn thực hiện đầu tư tạo thành dòng tiền ra của dự án (có thể bỏ VĐt toàn bộ 1 lần hoặc nhiều lần) Với DADT điển hình dòng tiền ra bao gồm: - Chi đầu tư xây dựng cơ bản: bao gồm nhưng khoản chi phí hình thành nên TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, những khoản chi liên quan đến hiện đại hóa hoặc nâng cấp máy móc thiết bị khi dự án đi vào họa động. - Chi đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết: gồm các khaonr vốn đầu tư hình thành vông LĐ thường cuyên cần thiết ban đầu sự án vào hoạt động và số vốn lưu động thường xuyên cấn thiết bổ xúng them trong quá trình hđ của dự án khi có sự tang quy mô kinh doanh. Thông thường, để xác định dòng tiền chi về vốn lưu động, đặc biệt đối với vlđ bổ sung ngừoi ta đưa ra quy tắc: Khi có nhu cầu vlđ tang them ở năm nay thì việc chi bổ sung vlđ được thực hiện ở cuối năm trước. Phân biệt dòng tiền ra với chi phí kinh doanh: Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm. Như vậy có thể thấy khác với dòng tiền ra. Chi phí sản xuất kinh doanh là tổng hao phí trong một kỳ sản xuất của doanh nghiệp còn dòng tiền ra là khoản chi bằng tiền doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào dự án. Để xét rõ hơn sự khác biệt giữa dòng tiền ra và chi phí sx kinh doanh ta xét ví dụ về vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Giả sử số vòng quay vlđ của dn là n vòng/năm ta thấy với số vốn đầu tư ban đầu là A doanh nghiệp có thể thực sử dụng để chi cho các khoản chi phí lên tới nA do khi quay hết một vòng ta có thể thu hồi vlđ để tái sử dụng. Thực chất số tiền mà dn bỏ ra để đầu tư cho dự án là A tuy nhiên lại có thể sử dụng để bù đặp cho các khoản chi phí cao hơn nhiều lần. Mặt khác chi phí sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí khi nọ tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và được tính giảm trừ doanh thu còn dòng tiền ta không tính giảm trừ doanh thu. 1 Câu 2: Xác định dòng tiền vào của DAĐT? Phân biệt dòng tiền vào với donah thu bán hang của dự án đầu tư? Dòng tiền của dự án đầu tư là bản dự toán thu-chi trong suốt còng đời của dự án, bao gồm các khoản thu nhập do dự án đầu tư mang lại (dòng tiền vào) và cá khaonr tiền chi ra để thực hiện dự án (dòng tiền ra) được tính theo từng năm. Dòng tiền vào: Dòng tiền vào phản ảnh các khoản thu nhập do dự án đầu tư đưa vào vận hành mang lại trong tương lai. Dòng tiền vào của DAĐT điển hình gồm: - Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: là khoản chên lệch giữa số tiền thu được và só tiền chi ra phát xinh từ hoạt động thường xuyên hàng năm khi dự án đi vào hđ. Cách tính: Dong tiền thuân hđ hàng năm = LNST hàng năm + Khấu hao TSCĐ hàng năm. - Thu thuần từ thanh lý tài sản khi kết thúc dự án: Là số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được từ việc thanh lý nhượng bán với số tiền chi ra liên quan đến thanh lý nhượng bán và số tiền thuế phải nộp về thanh lý nhượng bán TSCĐ (nếu có). Cách tính: Thu nhậ từ thanh lý nhượng bán TS = Số tièn thu được từ nhượng bán thanh lý TS – Chi phí liên quan đến nhượng bán thanh lý TS - Thu hồi VLD thường xuyên dã ứng ra: Khi dự án đưa vào hoạt động, donah nghiệp đã đàu tư vlđ thường xuyên cần thiết. toàn bộ vlđ đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đày đủ tưo nguyên tắc số vlld động đã được ứng ra bao nhiêu phải thu hồi hết bấy nhiêu. Thời điểm thu hồi có thể thu hôid dấn hoặc toàn bộ một lần khi dự án kết thúc. Phân biệt dòng tiền ra và doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại. Từ khái niệm có thể thấy doanh thu bán hàng có thể thu bằng tiền hoặc các khoản mua chịu của khách hàng đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư. Mặt khác dòng tiền vào là các khoản thu nhập hay nói cách khác là các khoản thu bằng tiền mà dự án đầu tư mang lại cho chủ đầu tư trong tương lai. Doanh thu khi thực hiện sẽ còn phải bù đắp các khoản chi phí bỏ ra chứ chủ đầu tư không được quyền sử dụng toàn bộ doanh thu, còn dòng tiền vào là khoản thu nhập mà chủ đầu tư được phép sử dụng toàn bộ để phục vụ mục đích kinh doanh của mình. 2 Câu 3: Nêu các nguyên tắc cơ bản khi xác định dòng tiền dự án đầu tư? Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được mục tiêu đã định trong một thời gian nhất định, thông qua việ sử dụng các nguồn lực nhất định. Dòng tiền của dự án đầu tư là bản dự toán thu-chi trong suốt còng đời của dự án, bao gồm các khoản thu nhập do dự án đầu tư mang lại (dòng tiền vào) và cá khaonr tiền chi ra để thực hiện dự án (dòng tiền ra) được tính theo từng năm. Việc xác định dòng tiền của dự án cần dựa trên những nguyên tắc sau: - Đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở đánh giá dòng tiền tang them do dự án đầu tư mang ại chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Dòng tiền cho phép các nhà đàu tư biết được lượng tiền thực có ở từng thời điể ma doanh nghiệp được pháp sử dụng để có những quyết định mới: trả nợ, tái đầu tư… trong khi đó lợi nhuận kế toán phụ thuộc vào phương pháp hạch toán của từng doanh nghiệp, mặt khác doanh thu để tính lợi nhuận bao gồm cả doanh thu bán chiuh làm cho dn có thể có lợi nhuận nhưng k có tiền. - Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án: Chi phí cơ hội là khoàn thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu được từ dự án tốt nhất còn lại. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào dòng tiền vì đó là một khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án. Thêm vào đó đặt chi phí cơ hội vào dòng tiền nhằm tang áp lực cho việc đánh giá khẳng định tính hiệu quả của dự án. - Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền của dự án: Chi phí chìm là nhưng khoản chi phi của những DAĐT quá khứ (những chi phí đã xảy ra) không còn kahr năng thu hồi mà doanh nghiệp hoàn toàn phải gánh chịu bất kể dự án có được chấp thuận hay không. Chúng không liên quan đến dự án mới nên nó không được đưa vào để phân tích. - Phải tính đến yêu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền: Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền thu vòa và dòng tiền chi ra của dự án đồng thời ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn. Lạm phát cao có thể làm cho thu nhật mang lại trong tương lai của dự án không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay. Do đó cần tính đến ảnh hưởng của ạm phát đến dòng tiền và tỷ lệ chiết khâu dòng tiền khi đánh giá dự án. - Ảnh hưởng chéo: Phải tính đến ảnh hường của dự án đến các bộ phận khác của doanh nghiệp. chẳng hạn, cới các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, viẹc thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến sản plượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm , làm tang nhu cầu vật tư dự trữ hàng hóa, tang nguyên giá TSCĐ mà mức khấu hao TSCĐ … điều này sẽ làm ảnh huỏng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động của dự án sẽ tác động đến việc đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư. Câu 4: ẢNh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của dự án đầu tư? (tại sao đưa khấu hao vào dòng tiền của dự án đầu tư) 3 Dòng tiền của dự án đầu tư là bản dự toán thu-chi trong suốt còng đời của dự án, bao gồm các khoản thu nhập do dự án đầu tư mang lại (dòng tiền vào) và cá khaonr tiền chi ra để thực hiện dự án (dòng tiền ra) được tính theo từng năm. Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định qua thời gian sử dụng tài sản. Trên góc độ tài chính xem xét khấu hao là sự thu hồi từng phần vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp theo thời gian. Do khấu hao là chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế và việc áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ ảnh hưởng đến số tiền khấu hao TSCĐ nên sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trước và sau thuế -> anh hưởng đến dòng tiền thuần hàng năm của doanh nghiệp: CHh t = CF kt (1-t%) + KH t .t% Trong đó : CHh t : dòng tiền thuần hoạt động năm t CF kt : dòng tiền thuần trước thuế chưa kể khấu hao KH t : mức khấu hao TSCĐ năm t T%: thuế suất thuế TNDN năm t KH t .t%: mức tiết kiệm thuế do khấu hao năm t CF kt = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động bằng tiền Nhìn vào công thức có thể thấy nếu khấu hao càng cao thì dòng tiền thuẩn hàng năm của dự án sẽ càng lớn. Câu 5: Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư. Nội dung: phương pháp này đánh giá lựa chọn DA đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được từ dự án đầu tư mang lại là lợi nhuân (LNST) và tiền vốn bỏ ra đầu tư. Trình tự: 1. Xác định TSL bình quân vốn đầu tư.(tự đưa công thức và giải thích) 2. Đánh giá lựa chọn dự án: với dự án độc lập nếu TSLN BQ VĐT > = tỷ suất sinh lừoi đòi hỏi của DN thì dự án được chọn. nếu xung khắc chọn DA có TSLNBQVĐT lớn nhất. Ưu điểm: đơn giản dễ tính toán và và tính đến tổng thể lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong suốt tuổi thọ của dự án. Nhược điểm: chưa tính đến giá trị thời gian của các khoản lợi nhuận trong tương lai của mỗi dự án. Câu 6: Phương pháp thời gian hoàn vốn. 4 Nội dung: đánh giá, lựa chọn dự án trên ơ sở xem xét thời gian hoàn (thu hồi) vốn đầu tư của các DA. Thời gian hoàn vốn là khoang thơid gián cần thiết mà djw án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn ban đầu để thực hiện dự án. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khaongr thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của tất cả các dòng thu nhâp trong tương lai của dự án bù đắp đủ số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Cách xác định thời gian hoàn vốn: Nếu DA tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm: Thời gian thu hồi VĐT = Vốn đầu tư ban đầu / Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của DA Nếu DA tạo ra chuỗi tiền thệ thu nhập k ổn định ở các năm: - Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự: VDT còn phải thu hồi cuối năm t = số vốn chưa thu hồi ở cuối năm t-1 – dòng tiền thuần của đầu tư năm t - Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhò hơn dòng tiền thuần của đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian số tháng thu hồi nốt vốn đầu tư trong năm kế tiếp: số tháng thu hồi vđt năm t = số vđt chưa thu hồi cuối năm t-1 / dòng tiền thuần năm t x 12 - Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vđt chính là thời gian hoàn vốn đầu tư của DA Nguyên tắc sử dụng: - Trước hết cần loại bỏ các dự án có thời gian thu công kéo dài không đáp ứng được yêu cầu của doing nghiệp - Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó soanh nghiệp sẽ chọn dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp. Ưu điểm: đơn giản dễ tính toán, phù hợp với thầm định các dự án vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tang vòng quay vốn. Nhược điểm: - phương pháp này trú trọng lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn. do đó kỳ hoàn vốn ngắn hạn chưa chắc là một hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án đầu tư, đặc biệt với những dự án có mức sinh lừoi như dự án thâm nhập thị trường mới, … - Không trú trọng đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác, nó k chú ý đến thời điểm phát sinh của các khoản thu. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu khắc phục được nhược điểm này nhưng vẫn tồn tại nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn. Câu 7: Phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV. 5 Nội dung: đánh giá lựa chọn dự án chủ yếu dựa vào GTHT thuần của DA. GTHT thuần cưa dadt là số chên lêhcj giữa GTHT các dòng tiền thuẩn cửa Da đầu tư so với số vđt bỏ ra ban đầu. Cách tính: (tự nêu) Ưu điểm: - Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của Da đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền. - Đo lường trực tiếp giá trị tang thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân của doanh nghiệp. - Có thể tính giá trị hiện tài thuẩn của các dự án kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của của các dự án với nhau: NPV (A+B) = NPV A +NPV B trong khi các phương pháp khác k có tính chất này. Hạn chế: - Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đâu tư ( 1 đồng vốn sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận) - Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời cửa vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. - Không thể đưa ra lựa chọn các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên các dự án đầu tư khi nguồn lực của DN bị giới hạn. Thêm: Tại sao NPV lại phản ánh giá trị tang thêm của dự án đầu tư mang lại mà k phải là lợi nhuận đạt được hay lợi nhuận tăng thêm của dự án: Vì phương pháp NPV sửu dụng dòng tiền thuần của dự án mang lại từng năm chứ không phải dòng lợi nhuận hàng năm của dự án ang lại. Do đó NPV phản ánh giá trị tăng thêm của dự án chứ k phải lợi nhuận tăng thêm. Đối với cá dự án có quy mô vốn khác nhau sử dụng NPV có thể đưa đến đến chọn lựa một dự án có mức sinh lời thấp hơn. Hãy giải thích vì sao: Do phương pháp NPV chỉ cho biết giá trị tăng thêm mà dự án mang lại chứ k phản ánh được mức sinh lừoi cũng như mối quan hệ giữa mức sinh lừoi của vốn đầu tư với chi phí sử dụng vốn nên có thể đưa ra quyết định sai lầm đối với dự án k có cùng quy mô vốn.ví dụ: Dự án A đầu tư 10 triệu, sau 1 năm thu về 12 triệu. Dự án B đầu tư 100 triệu sau 1 năm thu về 112 triệu. Tính NPV với r = 10% => chọn dự án B trong khi dự án A có mức sinh lời cao hơn. Câu 8: Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR 6 Nội dung: đánh giá lựa chọn dadt dựa vào tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi xuất chiết khâu mà với mức lại suất chiết kháu đó làm cho giá trị hiện tại thuần của khác khoản đầu tiền thuần hàng năm trong tương lại do đầu tư mang lại bằng 0 (NPV =0). Cách tính: tự nêu Đánh giá: IRR > , < ,= r đối với dự án độc lập, xung khắc – tự nêu Ưu điểm: - Cho phép đánh gái mức sinh lời của dự án ó tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Co phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được moói liên hệ giưa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong thực hiện dự án đầu tư. - Cho phép đánh giá khẳ năng bù đắp chi phí sử dụng vốn so với tính rủi ro của nó. Nếu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tang tài sản của doanh nghiệp và ngược lại. Nhược điểm: - trong phương pháp này giả định thu nhập được tái đầu tư bang với IRR.điều này không phù hợp với thực tế. - không trú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án đầu tư, vì IRR luôn cao đối với những dự án nhỏ. - khó khăn trong đánh giá dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ. Thêm: Giải thích vì sao có thể có nhiều IRR đối với 1 dự án đầu tư: vì trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư có thể cần bỏ thêm vốn đầu tư vào dự án hoặc đầu tư nâng cấp thay thế tài sản làm cho dòng tiền thuần năm đó âm sau đó những năm sau dòng tiền lại dương.mà IRR là lãi xuất chiết khâu làm cho giá trị hiện tại thuần của các khoản thu nhập trong tương lai bằng 0 nên có thể xảy ra có nhiều IRR cho một dự án. Vì sao tiêu chuẩn IRR được cói là tỷ suất giới hạn đối với chi phí sử dụng vốn: vì IRR phản ánh mức sinh lời của bản thân dự án, tức là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có được khi thực hiện dự án chưa tính đến chi phí sử dụng vốn. với mục tiêu thực hiện dự án nhằm mang lại lợi nhuận cho mình, chủ đầu tư cần phỉa hy động nguồn vốn với chi phí nhỏ hơn IRR, tức là IRR là tỷ suất giới hạn đối với chi phí sử dụng vốn. Tại sao tiêu chuẩn NPV và IRR lại có thể mâu thuẫn nhau: Do đặc điểm riêng biệt của từng dự án mà dòng tiền thuẩn của từng dự án cũng khác nhau, do đó đường NPV của từng dự án có hệ số góc khác nhau dẫn đến mâu thuẫn. Vẽ sơ đồ như của thầy. Cách giải quyết: điểm cân bằng NPV Câu 9: Phương pháp chỉ số sinh lời PI. 7 Nội dung: đánh giá lựa chọn dự án dựa trên có sở so sánh chỉ số sinh lời của các dựa án đầu tư. Chỉ số sinh lời được tính bằng bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khaonr thu nhập từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án. Công thức: … Ưu điểm: - Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập di dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án. - Có thể sử dụng chỉ số sính lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án. - Trong trường hợp nguồn lực bị giới hạn, nếu phải ưu tiên chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu hơn. - Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cso tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Phương pháp này cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chi phí sử dụng vốn nó phù hợp hơn so vơi phưuong pháp IRR Nhược điểm: không phản ánh trực tiếp giá trị tang thêm của dự án đầu tư. Câu 10: Điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh. 8 Điểm hòa vốn: là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bang với chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp k có lạ và cũng k bị lỗ. Điểm hòa vốn kinh tế là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí biến đổi+chi phí cố định kinh doanh chưa gồm lãi vay). Tại điểm hòa vốn kinh tế : EBIT = 0 Cách xác định: Q h = F/(P-V) Điểm hòa vốn tài chính là điểm tại đó biẻu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản uất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm này: EBT =0 Cách xác định: Q hvtc =(F+I)/(P-V) Thời gian đạt điểm hòa vốn t= Q h x12/Q Ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn: - xem xét mốt quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận để từ đó lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất: trong kinh doanh dôanh nghiệp nào cũng phải xác định mức doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí hoạt động.việc xem xét điểm hòa vốn cho phép xác định được mức doanh thu bù đắp được chi phi đã bỏ ra. Như vậy các nhà quản lý có thể đặt ra các mục tiêu về doanh thu đẻ đạt được mức lợi nhuận mong muốn hoặc đặt ra mục tiêu chiến lược cho hoạt động của doanh nghiệpk - giúp các nhà quản lý xem xét cần sản xuất bao nhieu sản phẩm để không bị lỗ với các điều kiện tương ứng là không thay đổi (chi phĩ, giá bán, …) điều này giúp cho các nhà quản lý kinh doanh xác định được mức tương đối sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ để bù đắp được chi phí và mang lại lới nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, xác định được mức sản lượng cho phép nhà quản lý đề ra các chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các tìa sản có chi phí cố đính nhằm gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Nói cách khác, đòn bẩy kinh donah là sử dụng các chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Chi phí cố định là chi phí kinh doanh không thay đổi Mức độ tác động của đòn bẩy KD: DOL = Q(P-V) / Q(p-V)-F Quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn. DOL = Q(P-V) / Q(P-V)-F Q h = F/(P-V) Thay F = Q h x(P-V) ta có DOL = Q/(Q-Q h ) dễ thấy nếu mức sản lượng sản xuât và tiêu thụ của doanh nghiệp càng di chuyển xa so với mức sản lượng hòa vốn Q-Q h càng lớn thì lợi nhuận hoạt 9 động (EBIT=Q(P-V)-F) sẽ hoặc lãi rất lớn (nếu vượt qua mức sản lượng hòa vốn) hoặc lỗ rất lớn, tuy nhiên mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh sẽ giảm dần ( DOL giảm) và Q càng gần Q hòa vốn thì DOL tién đến vô cực. Khi Q càng lớn tiến đến vô hạn Q(P-V)  Q(P-V)-F do đó DOL sẽ tiến dần về 1 tức là tác động của đòn bầy càng nhỏ . Quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh với rủi ro kinh doanh Theo cách hiểu thông thường, rủi ro kinh doanh là sự dao động hay không chắc chắn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Đòn bẩy kinh doanh không phải là nguồn gốc của rủi ro kinh doanh mà nó chỉ khuếch đại mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp kèm với việc khuếch đại tỷ suất sinh lừoi tài sản. DOL= tỷ lệ thay đổi của lợi nhuân trước thuế và lãi vay/ tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượn hàng năm -> do đó khi doanh nghiệp đạt mức sản lượng hòa vốn thì với mỗi 1% tăng thêm của doanh thu hay sản lượng thì EBIT sẽ tăng thêm DOL % tức là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy càng lớn thì EBIT càng lớn. Tuy nhiên cũng có thể thấy nếu doanhthu giảm 1% doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn do tác động của đòn bẩy kinh doanh khuếch đại nó lên. Ý nghĩa nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh đối với công tác quản lý doanh nghiệp - Qua nghiên cứu ảnh hưởng của doanh thu tới lợi nhuận hoạt động để đưa ra các quyết định về chính sách bán hàng và và chi phí của DN ( viết thêm tý) - DN cần lựa chọn chính sách đầu tư chi phí (cơ cấu tài sản) trong quyết định đầu tư dài hạn cho phù hợp. (chém thêm tý) 10 . vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Cách xác định thời gian hoàn vốn: Nếu DA tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm: Thời gian thu hồi VĐT = Vốn đầu tư ban đầu / Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm. mang lại lới nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, xác định được mức sản lượng cho phép nhà quản lý đề ra các chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh

Ngày đăng: 12/05/2014, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan