Địa hình việt nam

7 529 0
Địa hình việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Nhóm 2 – Lớp QHPT3 I. Đặc điểm chung 1. Địa hình nước ta với diện tích đồi núi chiếm phần lớn nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: - Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. - Địa hình có độ cao dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Tây lãnh thổ, địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%. - Đồi núi hiểm trở, độ dốc cao, phân cắt mạnh, ít dân, khai thác kinh tế khó khăn; đồng bằng đất bằng, màu mỡ, tập trung hầu hết cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, dân cư đông đúc - Đồi núi và đồng bằng liên quan chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên 2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng với sự phân bậc rõ nét: - Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa và có tính phân bậc. - Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Cấu trúc gồm 2 hướng chính: • Hướng tây bắc – đông nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. • Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam. 3. Địa hình mang tính chất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: - Địa hình chịu sự ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Với nền nhiệt cao, trong năm có gió mùa hoạt động vào mùa đông và mùa hè. - Địa hình bị chia cắt mạnh do sự mưa lớn tạo dòng chảy bào mòn địa hình. 4. Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người - Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đang tác động không tốt tới địa hình nước ta - Các quá trình khai thác có tác động mạnh mẽ làm biến đổi địa hình đó là: khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, đốt rừng làm nương rẫy… II. Các kiểu địa hình - Nhóm địa hình đồi núi: + Kiểu núi cao, kiểu núi trung bình, kiểu núi thấp. + Kiểu sơn nguyên, kiều cao nguyên, kiểu đồi. - Nhóm Địa hình karst: + Kiểu thung - đồng karst, kiểu đồi karst. + Kiểu núi karst, sơn nguyên karst. - Nhóm địa hình thung lũng: + Kiểu thung lũng. + Kiểu lòng chảo bồn địa. - Nhóm địa hình đồng bằng: + Kiểu đồng bằng chân núi. + Kiểu đồng bằng thềm xâm thực - tích tụ; tích tụ - xâm thực. + Kiểu đồng bằng tích tụ phù sa; kiểu đồng bằng ven biển. - Nhóm địa hình bờ biển: + Kiểu bờ biển tích tụ. + Kiểu bờ biển mài mòn. + Kiều bờ biển san hô. III. Các khu vực địa hình 1/ Miền Bắc và đông Bắc Bắc Bộ - Nằm ở tả ngạn sông Hồng - Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Năm. Núi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh. - Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung; xen giữa các vòng cùng núi là các thung lũng: cánh cung sông Gâm, thung lũng sông cầu; cánh cung Ngân Sơn; thung lũng sông Na Rì và sông Hiến; cánh cung Bắc Sơn; biển nông ven bờ; cánh cung đảo. - Trung tâm miền là khu vực karst rộng nhất Việt Nam. - Địa hình đồi chiếm một diện tích khá lớn trong miền. - Phía đông bắc là dải đồng bằng hẹp ven biển Quảng Ninh. - Phía nam - đông nam là đồng bằng bồi tụ châu thổ sông Hồng rộng lớn. - Phía đông là cánh cung đảo đá vôi bị nhấn chìm làm thành cảnh quan tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. - Bờ biển chia làm hai đoạn chình: đoạn bờ biển duyên hải Quảng Ninh, đoạn bờ biển tích tụ cửa sông Hồng và Thái Bình. 2/ Miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ - Nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được tân kiến tạo nâng lên rất mạnh ở phía tây bắc, giảm dần cường độ về phía nam và phía đông. - Địa hình núi cao, cao nhất là đỉnh Fansipan - Địa hình gồm các dải núi và thung lũng chạy song song với nhau theo hướng tây bắc - đông nam ra sát biển và ăn ngầm xuống biển thành các đảo chìm nổi. - Chia thành hai khu vực lớn: khu vực từ sông Hồng đến sông Cả Từ sông Cả đến đèo Hải Vân. + Khu vực từ sông Hồng đến sông Cả với dãy núi cao nhất Việt Nam là dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, sườn dốc, cắt xẻ mạnh và sâu. Sơn nguyên đá vôi xen núi diệp thạch đồ sộ dài 300 km từ Phong Thổ đến Mộc Châu, rộng khoảng 25 - 40 km cao trên dưới 1000m. Giữa hai dải này là thung lũng sông Đà, phía tây là các khối núi trung bình Su Xung Chao Chai và dãy Pu Sam Sao chạy dọc biên giới Việt - Lào. Giữa là đứt gãy sông Mã, sông Cả. + Khu vực từ sông Cả đến Hải Vân là nếp uốn Hecxini, là đoạn hẹp ngang nhất của lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn bóc mòn tân kiến tạo làm lộ nhân granit. Địa hình gồm các dãy núi chạy song song hướng Tây bắc - đông nam. Có các sống núi ăn sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành đồng bằng Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bình - Trị - Thiên. 3/ Miền nam Trung Bộ và Nam Bộ -Gồm nhiều dãy núi cổ, các đỉnh cao chênh vênh nghiêng dần về phía Đông hoạt động núi lửa, được tân kiến tạo nâng lên và xâm thực cải tạo lại bề mặt địa hình, đồng thời hoạt động phun trào bazan trên diện rộng, hình thành một dải cao nguyên nối tiếp từ Kon Tum qua Gia Lai, Đắc Lắc đến Lâm Đồng. - Dạng địa hình chủ yếu là các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên bazan, các núi chủ yếu dạng vòm, khối tảng. - Các khu vực địa hình: phía bắc là khu vực đồi núi sông Bung cao trên dưới 1000 m, tiếp đến khối nhô Kon Tum với các đỉnh cao trên 2000m, đến các cao nguyên Kon Tum - Plei Ku (500-600 m) và cao nguyên Đắc Lắc (700-800 m). Phía nam là khối núi - cao nguyên xếp tầng cực nam trung bộ. Phía đông là dải đồng bằng duyên hải bị các mạch núi ăn sát ra biển chia cắt thành các đồng bằng là đồng bằng Quảng Nam, đồng bằng Quảng Ngãi, đồng bằng Bình Định, dải đồng bằng từ mũi Nạy đến mũi Dinh và đồng bằng Bình Thuận, chuyển sang Đông nam bộ và đồng bằng Nam Bộ. Đông Nam Bộ là đồng bằng thềm phù sa cổ (20-50 m) và các bán bình nguyên đất đỏ bazan (50-200 m), còn Nam Bộ là đồng bằng châu thổ thấp (2 m) - Bờ biển chia thành các đoạn: từ Nam - Ngãi - Định đến Quy Nhơn; từ đèo Cù Mông đến đèo Cả; từ mũi Nạy đến mũi Dinh; từ mũi Dinh đến Vũng Tàu và từ Vũng Tàu đến Hà Tiên. IV. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. 1. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000 km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông, thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam. Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, dài khoảng 1.200 km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 3000 mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công việc gắn liền với văn hoá và kinh tế của vùng. Hệ thống đê điều và kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cùng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước ở đây. 2. Trung du và miền núi Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Phan Xi Păng là ngọn cao nhất, lên tới 3.143 mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy ra biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ. 3. Đồng bằng ven biển Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long . Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc. 4. Đồng bằng sông Cửu Long Cánh đồng lúa ở Cái Mơn - Bến Tre Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km vuông, là một đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn ba mét so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80 mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Ước tính rằng khối lượng phù sa lắng động hàng năm là khoảng một tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000 km vuông đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo, biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới. Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước. Sông Cửu Long, dài 4.220 km, là một trong 12 con sông lớn nhất trên thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua vùng Tây Tạng vàVân Nam ở Trung Quốc, tạo nên biên giới giữa Lào và Myanma cũng như giữa Lào và Thái Lan, sau khi chảy qua Phnôm Pênh, nó chia thành hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang rồi tiếp tục chảy qua Campuchia và vùng châu thổ sông Cửu Long trước khi đổ ra biển qua chín đường nhánh, được gọi là Cửu Long (chín con rồng). Con sông mang nhiều phù sa và tàu bè có thể đi từ ngoài biển qua trên con sông nông này đến tận Kompong Chàm ở Campuchia. V. Các thế mạnh và hạn chế 1. Địa hình đồi núi a. Thế mạnh - Diện tích rộng nên thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế : lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc ( do có cao nguyên, bình địa ) đặc biệt ở cao nguyên đá vôi như cao nguyên Đồng văn có thể nuôi dê, nông nghiệp ( do thuận lợi về đất như badan có thể trồng cây ngắn ngày cũng như dài ngày ) - Phát triển thủy điện ( núi cao có thể tạo ra thác nước ) - Là nơi chứa nhiều khoáng sản ( khoáng sản nội sinh : sắt, mangan, đồng, chì, đá quý ) - Phát triển du lịch. b. Hạn chế: - Khó khăn trong phát triển giao thông do địa hình chia cắt phức tạp - Thiên nhiên phân hóa sâu sắc, có vùng ngập lụt nhiều, hạn hán nhiều, đặc biệt gây ra các hiện tượng như lũ quét, sương muối, sương giá, mưa đá … - Khó khăn trong việc canh tác nông nghiệp ( hạn chế xói mòn, rửa trôi ) 2. Địa hình đồng bằng a. Thế mạnh - Địa hình bằng phẳng nên thuận lợi trong canh tác, thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp ( thủy, hải sản ), lâm nghiệp ( rừng ngập mặn ) - Khoáng sản ( ngoại sinh : than nâu, dầu mỏ, khí đốt ) - Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất . - Phát triển giao thông : đường bộ, đường sắt, đường biển cũng như hàng không. - Nhiều địa điểm du lịch, cảnh quan hấp dẫn. - Phục vụ cho đời sống con người trong mọi mặt. b. Hạn chế: - Đồng bằng thấp, trũng nên dễ xảy ra lụt nếu mưa lớn. - Vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi bão, triều cường., các hiện tượng thiên tai như sóng thần. Các thành viên trong nhóm : 1. Phạm Phương Anh : phần III 1 và phần IV 2, V 2. Cao Quý Dương: phần III 2,3 và phần IV 3 3. Nông Quỳnh Dương : phần II và phần IV 1 4. Nguyễn Thị Trang : Phần I và phần IV 4

Ngày đăng: 12/05/2014, 08:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan