II/ THÀNH PHẦN LOÀI SINHVẬT Ở VIỆTNAM ( Nguyễn THị Minh Anh ) Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, ViệtNam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của ViệtNam 2002- 2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu của ViệtNam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, ViệtNam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ -Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế). Hệ sinh thái của ViệtNam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Cụ thể, hệ động thực vật của ViệtNam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11,373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm; và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các loài động vật không xương sống khác. Trong 30 năm qua nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của ViệtNam như 5 loại thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, 420 loài cá biển và 7 loài thú biển.Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống. Về thực vật tính từ năm 1993 đến năm 2002 các nhà khoa học đã ghi thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mơi. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Nghành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới phát hiện lần đầu tiên trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật của ViệtNam (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN) a Thành phần loài trên cạn • Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật của Việt Nam, đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10% là thực vật đặc hữu. • Khu hệ động vật: cho đến nay đã thống kê được 307 laoif giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú. b Thành phần loài ngập nước nội địa • Vi tảo: 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 nghành • Giáp xác: 54 loài và 8 giống lần đầu được mô tả ở Việt Nam. Tôm cua có 59 loài. Trai ốc 147 loài. Tất cả đều là những loài đặc hữu • Cá: 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng cá chép có 276 loài à phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, một bộ phận được coi là đặc hữu ở ViệtNam • Rong biển: 653 loài • Thực vật phù du: 537 loàiThực vật ngập mặn: 94 loài II/Đa dạng sinh học ( Vi thị Hiện ) -Đa dạng sinh học không những cung cấp những phúc lợi trực tiếp cho xã hội như: lương thực,thực phẩm,thuốc chữa bệnh,vật liệu xây dựng,năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học,trong ứng dụng thực tiễn sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp,thủy sản, công nghiệp,y tế,du lịch +Hệ sinh thái trên cạn: Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất,đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động,thực vật và vi sinhvật có giá trị kinh tế và khoa học. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất giữ vai trò to lớn đối với con người như cung cấp nguồn gỗ,củi,điều hòa khí hậu,điều hòa nước,chống sói mòn đất,là nơi du lịch, thám hiểm +Hệ sinh thái đất ngập nước Rừng ngập mặn ven biển có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ,là bãi đẻ,bãi ăn và ương các loài cá,tôm,cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao,bảo vệ bờ biển chống lại tác động cảu sóng biển và bão tố ven biển. +Hệ sinh thái biển: Sinhvật biển: với chiều dài hơn 3260km,diện tích hơn 1 triệu km2, vùng biển nước ta được đánh giá là 1 trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới.Các công trình điều tra nghiên cứu đã xác định được danh mục gần 12 nghìn loài sinhvật biển Việt Nam,nguồn lợi hải sản ở nước ta khá phong phú và đa dạng. I/Đa dạng về công dụng - các vấn đề khai thác và bảo vệ ( Nguyễn Thành Độ ) Hệ thực vật rừng nước ta có đến 1200 loài cây cho gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ nội thất như đinh,lem,sến Nhóm thực vật cho nguyên liệu dùng trong các nghành thủ công nghiệp vô cùng phong phú như mây,tre,trúc Nhiều lài được dùng làm nguyên lệu giấy sợi như tre nứa,thông Các loại hoa trang trí như phong lan Công dụng của giới động vật hoang dã cũng không kém phần phong phú. Ngoài lấy thịt động vật còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp da,công nghiệp may mặc như trâu ,bò,cá sấu,… Chế đồ thủ công mỹ nghệ có đồi mồi,san hô,ngà voi,Trai Trong công nghiệp mỹ phẩm các loài cho các tuyến xạ như hươu xạ Tuy nhiên,sự giàu có của rừng và động vật haong dã ở ViệtNam đã giảm sút nghiêm trọng -Có 10 triệu ha đất trống đồi trọc, đất đai bị xói mòn -diện tích rừng cả nước giảm sút mạnh chỉ còn 127.396ha, -nhiều động vật bị con người săn bắt dẫn đến khan hiếm -> tuyệt chủng -Trong sách đỏ ViệtNam 360 loài thực vật,350 loài động vật cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng Cần có hướng bảo vệ : -Định canh,định cư,lập các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia,phát triển kinh tế vùng cao -Ngăn cấm phá rừng,săn bắn và xử phạt nghiêm khắc ( hành chính nặng ) -bảo vệ rừng đầu nguồn -Không chỉ trên đất liền mà ngay tài nguyên sinhvật dưới nước cũng bị khai thác quá mức,suy giảm rõ rệt Tài nguyên suy giảm Việc bảo vệ tài nguyên sinhvật nói riêng và toàn bộ môi trườg nói chung đã trở thành vấn đề cấp bách cần đặc biệt chú ý.Cần khai thác hợp lí kết hợp đi đôi với việc cải tạo tài nguyên,nâng cao trình độ khai thác,tránh lãng phí,đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta