bệnh than, bệnh dại

21 273 0
bệnh than, bệnh dại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ MÔN : TRUYỀN NHIỄM BỆNH THAN, BỆNH DẠI Môn học: Truyền nhiễm Bài: Bệnh Than, Bệnh Dại Đối tượng: Bác sỹ dài hạn quan y Năm học: 2008-2009 Giảng viên: Thượng tá-ThsCK1 Hoàng Tiến Tuyên Hà Nội – 2008 KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI 1. Phần thủ tục Bộ môn: Truyền nhiễm Môn học: Truyền nhiễm Đối tượng học viên: Bác sỹ dài hạn quan y Tên bài giảng: Bệnh Than, Bệnh Dại Tên giảng viên: Hoàng Tiến Tuyên Năm học: 2008-2009 Thời gian giảng: 90 phút 2. Các mục tiêu học tập Sau khi kết thúc bài học, yêu cầu học sinh: - Xác định được nguyên nhân gây bệnh than, đường lây, biểu hiện lâm sàng một số thể bệnh than nhất là than thể da. Biện pháp điều trị bệnh và dự phòng lây bệnh. - Xác định nguyên nhân gây bệnh, đường lây. Biết chẩn đoán xác định và biết cách sử lý vết thương và điều trị dự phòng bệnh dại. 3. Kỹ thuật tiến hành: 3.1 Loại bài giảng: lý thuyết 3.2 Phương pháp dạy học: Diễn giảng, trình bày trực quan, đàm thoại… 3.3 Hình thức tổ chức dạy học: Lên lớp đại giảng đường 3.4 Phương tiện dạy học: Bảng, tranh, Projector 4. Phần thời gian và cấu trúc bài giảng: 4.1 Tổ chức lớp: 1 phút. 4.2 Kiểm tra bài cũ: 2 phút. 4.3 Giới thiệu tài liệu tham khảo, nghiên cứu: 2 phút 4.4 Tiến hành nội dung bài giảng: 80 phút BỆNH THAN (40 phút) Nội dung bài giảng Thời gian Những PPDH vận dụng Phương tiện DH Hoạt động của HV 1. Đại cương 3 phút Gợi mở Nêu câu hỏi Phấn bảng Trả lời Ghi chép 2. Dịch tễ học 5 phút Nêu câu hỏi, minh hoạ bằng sơ đồ, diễn giảng Phấn Bảng Nghe Ghi chép 2. Cơ chế bệnh sinh và tổn thương mô bệnh học, 5 phút Sơ đồ Diễn giảng Phấn Bảng Nghe Ghi chép 3. Lâm sàng 15 phút Diễn giảng Phấn màu Bảng Nghe Ghi chép 4. Chẩn đoán 5 phút Diễn giảng Gợi mở, nêu câu hỏi Phấn Bảng Phát biểu Ghi chép 5. Điều trị 5 phút Diễn giảng Gợi mở Phấn Bảng Phát biểu Ghi chép 6. Dự phòng 2 phút Diễn giảng Phấn Bảng Ghi chép BỆNH DẠI (40 phút) Nội dung bài giảng Thời gian Những PPDH vận dụng Phương tiện DH Hoạt động của HV 1. Đại cương 3 phút Gợi mở Nêu câu hỏi Phấn bảng Trả lời Ghi chép 2. Dịch tễ học 10 phút Nêu câu hỏi, minh hoạ bằng sơ đồ, diễn giảng Phấn Bảng Nghe Ghi chép 2. Cơ chế bệnh sinh và tổn thương mô bệnh học, 5 phút Sơ đồ Diễn giảng Phấn Bảng Nghe Ghi chép 3. Lâm sàng 10 phút Diễn giảng Phấn màu Bảng Nghe Ghi chép 4. Chẩn đoán 2 phút Diễn giảng Gợi mở, nêu câu hỏi Phấn Bảng Phát biểu Ghi chép 5. Điều trị 3 phút Diễn giảng Gợi mở Phấn Bảng Phát biểu Ghi chép 6. Dự phòng 7 phút Diễn giảng Phấn Bảng Ghi chép 5. Kiểm tra đánh giá (thông tin phản hồi): 3 phút. Nêu một câu hỏi, yêu cầu 1 - 2 học viên trả lời ngay. Nêu những câu hỏi ôn tập củng cố bài. 6. Tổng kết bài giảng: 1 phút. 7. Nhận xét và rút kinh nghiệm: 1 phút Thông qua Ngày 15 tháng 9 năm 2008 Chủ nhiệm Bộ môn Người làm kế hoạch TS.Trịnh Thị Xuân Hoà ThS. CKI Hoàng Tiến Tuyên HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ MÔN ( KHOA): TRUYỀN NHIỄM PHÊ DUYỆT Ngày 15 tháng 9 năm 2008 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN Đại tá-TS. Trịnh Thị Xuân Hoà BỆNH THAN, BỆNH DẠI Môn học: Truyền nhiễm Bài: Bệnh Than, Bệnh Dại Đối tượng: Bác sỹ dài hạn quan y Năm học: 2008-2009 Giảng viên: Thượng tá-ThS CKI.Hoàng Tiến Tuyên Hà Nội – 2008 BỆNH THAN, BỆNH DẠI BỆNH THAN (Anthrax- Charbon) 1. Đại cương 1.1 Định nghĩa Bệnh than do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra . Đây là bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc (toxi- infection) cấp tính ở động vật có vú nhất là động vật ăn cỏ (trâu, bò, ngựa…). Bệnh lây từ động vật nhiễm bệnh sang người qua tổn thương da, niêm mạc, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Thể bệnh hay gặp là thể da và niêm mạc. Thể hô hấp, thể tiêu hóa ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh "đặc biệt nguy hiểm". Vi khuẩn than dễ được nghiên cứu sử dụng trong chiến tranh sinh học. 1.2. Lịch sử nghiên cứu Những mô tả lâm sàng đầu tiên về bệnh than được biết từ năm 1491 trên cả người và động vật, nhưng cho đến năm 1877, Casimir Davaine mới tìm được vi khuẩn trên người bệnh và Robert Kock đã xác định thủ phạm chính là vi khuẩn than. Năm 1881, Pasteur nghiên cứu chế tạo vaccin và 1939 Sterne đã chế tạo thành công vaccin bệnh than. 2. Dịch tễ học Khu vực nguy cơ cao là các quốc gia Nam và Trung Phi, Nam và Đông Âu, Nga, Châu Á, Châu Phi, Caribê và Trung Đông. 2.1. Mầm bệnh - Vi khuẩn than (Bacillus anthracis) là vi khuẩn gram (+), thuộc họ Bacillaceae, hình que (trực khuẩn) có kích thước 3-10 x 1-1,5 µm, có vỏ bọc, không di động. Trong đất, trực khuẩn tạo thành nha bào hình trứng hoặc hình trụ, kích thước khoảng 1µm và nha bào tồn tại hàng chục, hang trăm năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Nha bào dễ bị diệt khi đun sôi trong 10 phút hoặc các chất giầu oxy (thuốc tím, H 2 O 2 ). Ở môi trường thạch máu, B. anthracis mầu trắng xám, khuẩn lạc xù xì (dạng R - rough), không làm tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giầu CO 2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn (dạng S – smooth). - Vi khuẩn sinh ngoại độc tố và khi chết giải phóng nội độc tố. Độc tố của B. anthracis gọi là độc tố anthrax (anthrax-toxin). Độc tố có 2 tiểu phần, tiểu phần A có bản chất là Lipoprotein, tiểu phần B có bản chất là Protein. Hai tiểu phần liên kết rất chặt chẽ với nhau. Độc tố than gây phù (oedema toxin), gây xuất huyết (haemorragic toxin), gây hoại tử (necrosis toxin), gây chết (death toxin).Vỏ (polypeptid) có tác dụng chống thực bào. 2.2. Nguồn bệnh - Là động vật nuôi, chủ yếu là động vật ăn cỏ: Trâu, bò, ngựa, lừa, cừu, dê, lạc đà, h- ươu bị bệnh. Khi chết, các động vật này làm lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nha bào có thể tồn tại lâu dài, nhiều năm ở đất, da súc vật đã thuộc, lông động vật, thịt đóng hộp, xông khói - Các động vật khác như lợn, chuột cũng có thể là nguồn bệnh. 2.3. Đường lây - Đường da-niêm mạc là đường lây chủ yếu do da hoặc niêm mạc tổn thương tiếp xúc với mầm bệnh từ các động vật bị bệnh, chết hoặc các sản phẩm từ các động vật này (da, lông ) hoặc nha bào ở đất (lây gián tiếp). - Đường hô hấp (thứ yếu) do hít phải bụi có nha bào than (gặp trong xưởng thuộc da, chế biến lông động vật ). Đây là đường được sử dụng trong chiến tranh sinh học (phun nha bào than dạng aerosol). -Đường tiêu hóa (thứ yếu): do ăn thịt nhiễm mầm bệnh. 2.4. Cơ thể cảm thụ - Mọi người, mọi lứa tuổi đề có khả năng bị bệnh như nhau. - Sau mắc bệnh, có miễn dịch tương đối bền vững (hầu như không mắc lại) - Đối tượng dễ mắc bệnh là nông dân, thú y, công nhân các lò sát sinh, các trại chăn nuôi trâu, bò, cừu các xưởng thuộc da, chế biến lông động vật - Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp dịch vào mùa hè. Những trường hợp mắc bệnh do lây từ các đồ làm bằng da, lông súc vật có thể là tản phát. 3. Cơ chế bệnh sinh và mô bệnh học: 3.1. Cơ chế bệnh sinh - Bào tử than (spore) xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc tổn thương, hoặc qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hoá.Tại các vị trí xâm nhập, một số lượng rất ít bào tử phát triển thành thể dinh dưỡng gây viêm phù nề tại chỗ. Phần lớn bào tử và vi khuẩn than theo đại thực bào di chuyển đến các hạch lympho khu vực phát triển và sinh sản gây viêm hạch và xuất huyết. Từ đây, vi khuẩn xâm nhập vào máu và hệ bạch huyết, tăng sinh và đến các cơ quan của cơ thể và gây bệnh. Tại các cơ quan, tổ chức vi khuẩn cư trú, vi khuẩn tiết ngoại độc tố, và giải phóng nội độc tố khi chết gây tổn thương. Tuỳ theo cơ quan tổn thương mà có các thể bệnh khác nhau. - Tổn thương của bệnh là do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn gây ra, nhưng vai trò chính thuộc về độc tố. Độc tố phù nề là một Adenylcyclase lệ thuộc Calmodulin làm tăng đột biến AMPc nội bào làm tăng cường chuyển vận nước ra ngoài gian bào tại vị trí tổn thương gây phù nề. Độc tố gây chết là một Metallprotease tác động lên đại thực bào kích hoạt đại thực bào giải phóng các cytokin viêm như yếu tố hoại tử u (TNF -α), interleukin - 1β, MAPK (Mitogen activated protein kinase),… 3.2. Mô bệnh học: Đặc điểm tổn thương mô bệnh chung ở các cơ quan là xung huyết gây ứ máu, xuất huyết và hoại tử. - Da: Tổn thơng da đặc hiệu ở bệnh than là mụn loét do hoại tử, xung huyết, xuất huyết và phù. - Phổi: Xung huyết phổi rất mạnh, xuất huyết và hoại tử hạch trung thất, viêm phổi có thể gặp. - Tiêu hoá: Xuất huyết và hoại tử hạch lympho ruột và mạc treo. Cũng có thể tổn th- ương cả hạch lympho hầu, họng (khi mầm bệnh vào qua niêm mạc miệng) - Gan, lách, thận sưng to (do xung huyết), xuất huyết - Viêm màng não… 4. Lâm sàng 4.1. Phân chia thể lâm sàng - Bệnh than thể da (là chủ yếu, chiếm khoảng 95%) - Thể hô hấp: gặp ít (khoảng dưới 5%) - Thể tiêu hoá: hiếm gặp. - Thể màng não: (biểu hiện là một viêm màng não mủ): rất hiếm . - Thể nhiễm khuẩn huyết 4.2. Triệu chứng học theo thể lâm sàng Nung bệnh: từ vài giờ đến vài ngày (3-9 ngày), nhng hầu hết trong 48 giờ sau tiếp xúc. 4.2.1.Thể da Là chủ yếu, chiếm khoảng 95% các trường hợp mắc bệnh than. Tổn thương bao gồm: - Mụn than: Là nốt loét, ở vị trí mầm bệnh xâm nhập qua da (thường ở vùng da hở: chân, tay, cổ, mặt ) sau 24 – 36 giờ, bệnh tiến triển qua các giai đoạn: nốt dát, nốt sần, sau thành mụn phổng đỏ tím (mụn máu). Bệnh nhân có ngứa nhiều tại vị trí tổn thương, bệnh nhân gãi, vỡ ra, hoại tử lan rộng, sau 2-4 ngày tạo thành nốt loét lớn, trên bề mặt phủ một vảy cứng mầu đen. Xung quanh vết loét có hiện tượng phù nề và nhiều mụn phổng thứ phát nhỏ (hình ảnh "vòng ngọc"). Tại vết loét, bệnh nhân không có cảm giác đau, kể cả khi châm kim. Sau 3-4 tuần, vết loét bong vảy, tạo thành sẹo trắng. Hạch lympho khu vực vết loét thường sưng, nhưng không đau, không hoá mủ. Hầu hết bệnh diễn biến nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Tuy vậy, chỉ định điều trị kháng sinh vẫn là bắt buộc để diệt khuẩn không để vi khuẩn sinh nha bào. - Phù nề ác tính có thể gặp ở bệnh nhân tổn thương ở vùng đầu, mặt, cổ. Phù nề lan toả, chèn ép vùng cổ, ngực ép vào khí quản gây khó thở, suy hô hấp. Khám tại chỗ có dấu hiệu "rung thịt đông" (dấu hiệu Stephanski), hạch khu vực sưng, kèm theo sốt cao 39-40 0 C, rét run, mệt lử, đau đầu, mất ngủ Bạch cầu máu ngoại vi tăng rất cao (≥20 000/mm 3 ). Nguyên nhân thường do bội nhiễm liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn. 5 – 20% số bệnh nhân này tử vong nếu không điều trị kịp thời . 4.2.2. Thể hô hấp Hiếm gặp trong tự nhiên, nhưng có thể gặp với tần xuất cao trong chiến tranh sinh học do bào tử than xâm nhập dưới dạng aerosol vào sâu trong đường thở. Tổn thương tại phổi chủ yếu là do viêm hạch quanh phế quản và hạch trung thất. Tổn thương phế quản, phế nang không đặc hiệu. Lâm sàng biểu hiện bằng sốt cao, rét run kèm theo đau ngực dữ dội, khó thở nhiều, ho, khạc ra đờm mầu rỉ sắt, thậm chí có khi tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi. Cận lâm sàng: X quang phổi thấy trung thất dãn rộng do viêm hạch trung thất, nhu mô phổi có hình ảnh thâm nhiễm đông đặc lan toả Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao. Soi đờm thấy được vi khuẩn và bào tử than. Diễn biến bệnh thường rất nặng, bệnh tử vong sau vài ba ngày nếu không điều trị kịp thời. Tại vụ dịch do tai nạn tai Sverdlopsk (Liên Xô cũ) chỉ có 1/5 số bệnh nhân mắc sống sót (Meselson et al - 1994) 4.2.3. Thể tiêu hoá Là thể bệnh hiếm gặp nhưng là thể bệnh nặng do người bệnh ăn thịt động vật có chứa bào tử than. Nung bệnh trong vòng 24- 48 giờ. Khởi phát bằng các triệu chứng sốt cao, rét run kèm theo đau bụng lan toả từng cơn. Đại tiện phân lỏng có nhầy lẫn máu, có khi như bã cà phê, một số ít trường hợp táo bón. Toàn phát: Sau khi khởi phát 2 đến 4 ngày, bệnh nhân giảm đau bụng nhưng xuất hiện tình trạng bụng chướng, có dịch cổ trướng. Dịch cổ trướng là dịch viêm, thậm chí có mủ do bội nhiễm. Soi, cấy dịch cổ trướng phát hiện vi khuẩn than và bào tử. Diễn biến: Bệnh diễn biến nặng nề, tử vong thường do shock ngoại độc tố và thủng ruột. Nếu điều trị tốt, bệnh thoái lui sau 10 -14 ngày (Alizad et al - 1995). 4.2.4. Một số thể khác - Thể họng và thanh quản (hiếm gặp): bào tử xâm nhập tại họng thanh quản gây viêm, phù nề, xuất huyết, xuất tiết tại chỗ. Biểu hiện của bệnh là phù nề, sưng hạch bạch huyết vùng cổ, nuốt đau, ho và khó thở. Khám họng thấy có amidal sưng, họng loét, có màng giả. Thể bệnh này thường nhẹ, có tiên lượng tốt - Thể viêm màng não (rất hiếm gặp). Đây là thể bệnh rất nặng. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và thần kinh nặng nề kết hợp hội chứng màng não. Dịch não tuỷ đục, có thể có máu, bạch cầu dịch não tuỷ tăng cao, chủ yếu neutrophil. Soi và cấy dịch não tuỷ phát hiện có vi khuẩn và bào tử than. Bệnh nhân thường tử vong sau 1-6 ngày kể từ khi khởi phát. Điều trị phải kết hợp với corticoid. - Thể nhiễm khuẩn huyết: Bào tử và vi khuẩn từ các hạch lympho lan tràn vào máu, tăng sinh, tiết và giải phóng ồ ạt độc tố gây lên tình trạng shock nhiễm trùng nhiễm độc. Kết quả bệnh nhân tử vong. 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào lâm sàng (chủ yếu là thể da), dịch tễ, nhng ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm đặc hiệu: - Nhuộm-soi: (kỹ thuật này chỉ có giá trị định hướng). Bệnh phẩm là dịch máu ở nốt phổng mụn than, đờm, nước tiểu, phân, chất nôn, dịch tổ chức Nhuộm gram tìm vi khuẩn: gram (+). Nhuộm Ziehl - Neelson: phát hiện nha bào. - Cấy tìm vi khuẩn. - Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang (IFA), miễn dịch gắn men (ELISA) để tìm hiệu giá kháng thể với các kháng nguyên bảo vệ (có độ nhậy 72%), khãng nguyên vỏ (95-100%), yếu tố chết (42%), yếu tố phù nề(26%) (Sirisanthana et al - 1988) - Phản ứng da với kháng nguyên anthraxcin: tiêm trong da 0,1ml kháng nguyên chiết suất từ màng ngoài của vi khuẩn (anthraxcin). Nếu có miễn dịch với bệnh than thì tại chỗ tiêm nổi quầng đỏ đường kính >3cm. Xét nghiệm này có giá trị trong nghiên cứu dịch tễ học vì kháng thể thường xuất hiện muộn. - Kỹ thuật PCR cho phép chẩn đoán sớm. 5.2. Chẩn đoán phân biệt Than thể da với: Chốc loét hoại thư do Pseudomonase aeruginosa Sốt do chuột cắn (bệnh soduku) do Streptobaccillus moniliformis Spirillum minor Tularemia thể loét hạch Francisella tularensis Dịch hạch Yersina pestis Sốt mò Ricketsia orientalis [...]... 100% bệnh nhân tử vong 1.2 Lịch sử nghiên cứu Bệnh dại được biết đến từ thế kỷ 23 trước công nguyên Năm 1884, Pasteur nghiên cứu tạo miễn dịch chống bệnh dại Năm 1903, Négri - A mô tả mô tả chi tiết lâm sàng bệnh dại Năm 1958, cơ chế bệnh sinh của bệnh được chứng minh một cách rõ ràng nhờ có test kháng thể huỳnh quang 2 Dịch tễ học 2.1 Mầm bệnh - Là virut dại, thuộc nhóm Rhabdovirus, giống Lyssavirus... nhiên virus dại lây cho cùng loài và cũng có khi khác loài (dơi - bò, cáo động vật nuôi trong nhà, chó - người ) 2.4 Đường lây Qua da và niêm mạc: người mắc bệnh hoàn toàn ngẫu nhiên do vi rút dại có trong dãi (nước bọt) của động vật mắc bệnh dại xâm nhập qua da và niêm mạc bị tổn thương( do bị động vật mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại) Rất hiếm gặp người mắc bệnh dại qua đồ... là 60 ngày BỆNH DẠI (Rage) 1 Đại cương 1.1 Định nghĩa Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại từ động vật máu nóng (chó, mèo ) lây sang người qua đường da và niêm mạc tổn thương(vết cắn, cào ).Tổn thương đích là hệ thần kinh trung ương thể hiện dưới bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc một hội chứng liệt kiểu Landry Khi phát bệnh, 100% bệnh nhân... tuyến nước bọt Virus có trong nước dãi của chó dại 10 ngày trước khi phát bệnh Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng não viêm (encephalitis) do virus dại gây nên Thời gian từ khi virus xâm nhập đến khi phát bệnh phụ thuộc vào vị trí, số lượng, tính chất vết cắn và vào sức đề kháng của người bệnh 3.2 Tổn thương giải phẫu bệnh lý Cơ quan tổn thương chính trong bệnh dại là não, tuỷ Với tính chất não viêm từng... Chó, mèo,bò, cừu 2.5 Cơ thể cảm thụ và miễn dịch - Sức thụ bệnh: Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại, những người tiếp xúc trực tiếp với chó, mèo hoặc làm nghề giết, mổ có nguy cơ mắc bệnh cao - 100% bệnh nhân tử vong sau khi phát bệnh - Người không có miễn dịch tự nhiên với virus dại, miễn dịch chủ động sau khi tiêm vaccine phòng dại xuất hiện sau 10 ngày, đây là lớp kháng thể trung hòa,... và tồn tại được 6 tháng - Chưa biết rõ là có miễn dịch tự nhiên ở động vật không, nhưng một số loài dơi ở Nam Mỹ mang vi rút dại lành tính nhưng truyền bệnh 3 Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý 3.1 Cơ chế bệnh sinh Virus dại có trong nước dãi (nước bọt) của động vật mắc bệnh dại xâm nhập vào cơ thể qua vết thương (do bị cắn, cào, liếm) Sau khi vào cơ thể người, virut tăng sinh tại các tế bào cơ, và... hiếm gặp người mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại mà trên người có sẵn vết thương Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, cha có bằng chứng... xuất hiện co thắt họng Co cứng toàn bộ cơ liên tục Không nhất thời như bệnh dại - Hoang tưởng bị bệnh dại sau khi bị chó thường cắn, gặp ở người lo sợ quá mức Bệnh nhân cũng sợ nước nhng không sợ gió Dùng thuốc an thần có thể bớt Đôi khi cũng phải theo dõi một thời gian mới phân định được * Dại thể liệt cần chẩn đoán phân biệt với: - Bệnh bại liệt ở trẻ em: Thường nhức đầu có sốt cao, viêm đường hô hấp... nào có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại Chỉ điều trị triệu chứng: An thần, trợ tim mạch, hô hấp, để ở nơi yên tĩnh, riêng biệt 7 Phòng bệnh 7.1 Phòng bệnh chung - Kiểm soát súc vật nghi dại Tiêm vaccine phòng dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo - Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, không để bị cắn, tiêm phòng ngay khi nghi ngờ, bắt theo dõi súc vật nghi dại cắn 10 ngày -... Câu hỏi ôn tập: 1 Hãy nêu các đương lây của nha bào than, đâu là đường lây quan trọng? 2 Hãy nêu các biểu hiện lâm sàng của than thể da, thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết? 3 Trình bày phương pháp điều trị bệnh và điều trị dự phòng bệnh than? 4 Trình bày biện pháp dự phòng bệnh dại Tài liệu tham khảo: 1 Bệnh truyền nhiễm - Đại học y dược TP.HCM 1997 2 Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới – Bộ môn tryền nhiễm

Ngày đăng: 12/05/2014, 01:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan