( B Ộ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠ O TR ƯỜNG ĐẠ I H Ọ C KINH T Ế TP HCM NGUY Ễ N TH Ị PHƯƠNG NHUNG NÂNG CAO NĂNG LỰ C QU Ả N TR Ị R Ủ I RO LÃI SU Ấ T T ẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I C Ổ PH ẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁ[.]
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại, đề tài phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Qua đó, đánh giá được những kết quả và tồn tạiTrong công tác quản trị rủi ro lãi suất đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp với
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như Ngân hàng Nhà Nước và các bộ ngành liên quan nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM nói chung ngày càng hiệu quả hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp định tính được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình rủi ro lãi suất.
Trên cơ sở lý luận được trình bày, sử dụng phương pháp chuyên gia và lấy ý kiến các cán bộ có kinh nghiệm quản lý của ngân hàng về nhân tố ảnh hưởng đếnRRLS cũng như đánh giá hoạt động quản trị RRLS tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Xử lý phân tích dữ liệu sử dụng phần mềmSPSS 20.0 để tiến hành xử lý dữ liệu.
Ý nghĩa của luận văn
Hệ thống lại các lý thuyết về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại, cho thấy được vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro lãi suất đối với sự phát triển của NHTM, cụ thể là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại.
Chương 2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất.
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định Đây là loại giá cả đặc biệt , được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên giá trị Giá trị sử dụng của kho ản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ th ỏa mãn một nhu cầu nào đó của người đi vay Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến ng uy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.
1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất.
- Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. + Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có lớn h ơn kỳ hạn của tài s ản Nợ hay nói cách khác ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho vay và đầu tư dài hạn, rủi ro xuất hiện nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi.
+ Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn củ a tài sản Nợ lúc này ngân hàng huy động vốn vớ i kỳ hạn dài để cho vay và đầu tư với kỳ hạn ngắn , rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống.
- Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.
+ Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lã i suất cố định để cho vay và đầu tư với lãi suất biến đổi Khi lãi suất giảm , rủi ro sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập giảm và làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm.
+ Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay và đầu tư với lãi suất cố định Khi lãi suất tăng, rủi ro sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng trong khi thu nhập lãi không đổi và làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm.
- Do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Trường hợp ngân hàng huy động vốn mà không cân đối được đầu ra làm cho nguồn vốn bị ứ đọng , trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho phần vốn huy động bị thừa và làm cho hiệu quả ki nh doanh ngân hàng bị giảm xuống.
- Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế Trường hợp ngân hàng cho vay với lãi suất đã cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến , nhưng sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát t hực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến làm cho thu nhập thực của ngân hàng bị giảm đi.
1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất.
Lãi suất thay đổi có thể làm tăng chi phí nguồn vốn , giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng và làm giảm gi á trị thực của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng, cụ thể:
- Xét trên khía cạnh lợi nhuận : Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi lãi suất thị trường thay đổi thì t hu nhập từ lãi suất ngân hàng cũng biến động do những nguồn thu từ danh mục cho vay và đ ầu tư cũng như chi phí lãi đối với các loại tiền gửi đều bị tác động Xem xét trên khía cạnh lợi nhuận cho thấy tác động ngắn hạn củ a lãi suất mà không đưa ra dự báo chính xác về tác động này đối với tình hình chung của ngân hàng.
- Xét trên khía cạnh giá trị kinh tế : Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trong tương lai Biến động của lãi suất thị trường có thể tác động lên giá trị kinh tế của tài sản Có – tài sản Nợ và các hạng mục ngoại bảng của ngân hàng Giá trị kinh tế của ngân hàng được xem như hiện giá của các dòng tiền ròng trong tương lai , bằng dòng tương lai của tài sản Có trừ dòng tiền ròng tương lai của tài sản Nợ và cộng với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng Theo khái niệm này, khía cạnh kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị ròng ngân hàng trước biến động lãi suất , do đó nó cho thấy tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạt động ngân hàng.
1.1.4 Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất.
1.1.4.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn.
Nội dung lý thuyết: Nội dung của mô hình kỳ hạn đến hạn hướng đến việc lượng hóa RRLS Công thức xác định kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Có - tài sản Nợ như sau:
+ MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Có.
+ ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Nợ.
+ WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản Có i.
+ WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ j.
+ n, m là số loại tài sản Có và Nợ phân loại theo kỳ hạn.
+ i, j có giá trị từ 1 đến n.
Những quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản, đó là:
- Một sự tăng hoặc giảm c ủa lãi suất thị trường đ ều dẫn đến một sự giảm hoặc tăng giá trị danh mục tài sản và giá trị danh mục nợ của ngân hàng.
- Khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm, thì danh mục tài sản Có kỳ hạn càng dài sẽ giảm hoặc tăng giá càng lớn. Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường ở trạng thái M A > M L , nghĩa là kỳ hạn trung bình của tài sản Có thường lớn hơn kỳ hạn trung bình của tài sản Nợ; bởi lẽ các ngân hàng ngày càng có xu hướng đầu tư vào các tài sản Có kỳ hạn dài, trong khi vốn huy động lại thường là ngắn hạn.
Ưu nhược điểm của mô hình:
- Điều kiện ứng dụng: Tỷ trọng và kỳ hạn đến hạn của từng khoản mục trong danh mục tài sản Có, tài sản Nợ phải được xác định rõ.
- Ưu điểm của mô hình: Phương pháp đơn giản, trực quan, dễ ứng dụng.
- Nhược điểm của mô hình: Không đề cập đến yếu tố thời lượng đối với tài sản
Có và tài sản Nợ.
- Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù cũng dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong việc xác định sự thay đổi tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng nhưng mô hình kỳ hạn đến hạn không phản ánh hết RRLS mà ngân hàng có thể gánh chịu Vì thế, mô hình này có thể được thay thế hoàn toàn bằng mô hình thời lượng.
1.1.4.2 Mô hình định giá lại.
Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất.
Quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM là các biện pháp, hoạt động tác động tới lãi suất bao gồm việc đo lường, giám sát rủi ro lãi suất của các ngân hàng nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đổi Về mặt nghiệp vụ quản trị rủi ro lãi suất là dùng các công cụ tài chính để hạn chế hay giảm thiểu tổn thất tài chính do rủi ro lãi suất gây ra.
1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất.
1.2.2.1 Giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
Mục tiêu quan trọng của quản trị RRLS là hạn chế tối đa những thiệt hại do biến động lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập ngân hàng Dù lãi suất thay đổi, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định Để thực hiện được mục tiêu này, các NHTM cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất danh mục tài sản và nguồn vốn Thông thường đó là các tài sản sinh lợi, như các khoản cho vay và đầu tư hay các khoản tiền gửi, khoản vay
NIM = Thu nhập lãi – Chi phí lãi x 100%
Tổng tài sản có sinh lời trên thị trường tiền tệ Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, ngân hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) cố định Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính như sau:
+ Thu nhập lãi: Lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán…
+ Chi phí lãi: Chi phí huy động vốn, đi vay…
+ Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản – Tiền mặt và tài sản cố định.
+ Tỷ lệ NIM chịu tác động bởi những yếu tố như: lãi suất; mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi; giá trị tài sản Có sinh lời nhạy cảm với lãi suất mà ngân hàng nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động; giá trị tài sản Nợ mà ngân hàng phải trả lãi khi sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản Có sinh lời khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động; những thay đổi về cấu trúc của tài sản Có hay Nợ khi ngân hàng thực hiện chuyển đổi giữa lãi suất cố định và thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại thu nhập thấp và tài sản mang lại thu nhập cao.
Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ NIM sẽ giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu lãi suất giảm khiến thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi thì tỷ lệ NIM cũng sẽ giảm.
Có thể nói đường cong thu nhập không bao giờ ổn định, do đó chênh lệch từ chi phí trả lãi và khoản thu từ lãi không bao giờ cố định Tỷ lệ NIM được các nhà quản trị quan tâm theo dõi vì giúp dự báo khả năng tạo lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
1.2.2.2 Tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Bên cạnh việc giảm thiểu những tổn thất do RRLS gây ra, ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận với những dự đoán đúng về biến động của lãi suất trong tương lai.Nếu ngân hàng dự tính lãi suất sẽ tăng trong tương lai, Ban lãnh đạo sẽ có các biện pháp hạn chế tài sản nợ ngắn hạn, tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn hoặc tăng cường lượng tài sản Có gắn liền với lãi suất có biến động lớn như cho vay ngắn hạn nhiều hơn hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn Nếu ngân hàng dự tính lãi suất sẽ giảm trong tương lai, ngân hàng sẽ đưa ra chính sách để tăng cường huy động vốn ngắn hạn, tăng cường cho vay dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất.
RRLS xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có thể đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại rủi ro Các NHTM cần xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh này trước khi nhận ra các nguồn chính gây nên RRLS và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến RRLS chung của ngân hàng Dấu hiệu RRLS của ngân hàng có thể được chia làm 4 loại: rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi tức và rủi ro quyền chọn.
1.2.3.2 Đo lường rủi ro.
Hệ thống đo lường RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng Ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn Các hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường RRLS ở cả hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế Mức độ có thể từ tính toán đơn giản cho đến các kỹ thuật mô phỏng tĩnh hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết định kinh doanh Hiện nay trên thế giới đo lườngRRLS đã được thực hiện theo ba phương pháp: đo lường bằng biểu đồ độ lệch phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất và định lượngRRLS bằng giá trị có thể tổn thất VaR Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dòng tiền.Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh các dòng tiền chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng Kỹ thuật mô phỏng tính đến các giả định lãi suất trong tương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của ngân hàng Ngân hàng cần phải dự tính các môi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi ro đối với ngân hàng trong các môi trường đó bằng cách xác định các ảnh hưởng cụ thể Ngân hàng cần đưa ra những kịch bản và giả định các kịch bản lãi suất cụ thể là khác nhau ở mỗi ngân hàng Các ngân hàng cần có cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất, ước tính các lãi suất được quản lý, Ban lãnh đạo sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi Từ những giả định đó, ngân hàng thực hiện những kịch bản lãi suất đo lường RRLS Những kịch bản này có thể bao gồm “những cú sốc lãi suất” trong đó giả định lãi suất được tăng lên một mức mới, hoặc “đoạn dốc lãi suất” nơi mà lãi suất tăng dần Ngân hàng có thể sử dụng đường cong lợi tức kiểu song song và không song song Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường RRLS để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế của tài sản và nguồn vốn Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.
Quản trị RRLS là một quá trình năng động Đo lường RRLS của việc kinh doanh hiện tại chưa đủ, ngân hàng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro Ngân hàng nên đánh giá lại các chiếc lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ hàng tháng, hàng quý Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra.
Chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất: Ngân hàng được quản lý tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro, ngân hàng có thể đặt ra các giả thuyết về loại và sự kết hợp các hoạt động kinh doanh cũng như khối lượng, việc đánh giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai Mặc khác các giả định kinh doanh mới giới thiệu các nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp Ban lãnh đạo ngân hàng dự đoán giá trị rủi ro trong tương lai Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, Ban lãnh đạo ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh tổng thể.
Báo cáo rủi ro lãi suất: Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo RRLS Ban điều hành cấp cao của ngân hàng và HĐQT hay một ủy ban thuộc HĐQT nên có các báo cáo về hồ sơ RRLS của ngân hàng ít nhất theo quý Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp khi mức độ RRLS của ngân hàng cao hơn và khả năng xảy ra rủi ro thay đổi đáng kể Những báo cáo này cho phép HĐQT, ban điều hành cấp cao ngân hàng và Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO):
- Đánh giá mức độ và xu hướng của RRLS tích hợp.
- Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, các giả định có liên quan đến sự thay đổi trong hình dạng đường cong lợi nhuận hay trong tốc độ của việc thanh toán khoản nợ vay trước hạn hay rút tiền trước kỳ hạn.
- Đánh giá mối tương quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện Khi Ban xem xét các chiến lược RRLS chính bao gồm việc không hành động nên đánh giá tác động của rủi ro tiềm năng một biến động lãi suất đảo chiều ngược lại với tác động của thu nhập tiềm năng.
- Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đề ra Đồng thời nâng cao hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho ban điều hành có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế RRLS.
Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Quản trị RRLS tại chi nhánh HSBC (Hongkong Shanghai banking corporate): Chi nhánh HSBC dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất VaR và
P&L (Profit and Loss) để quản trị RRLS, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của RRLS, đo lường độ lớn các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore, sự thay đổi lãi suất và hiệu quả của danh mục đầu tư khác tại Singapore VaR là sự thay đổi của thị trường áp dụng vào các trạng thái vốn Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà ngân hàng đang nắm giữ Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đoán về một tương lai gần.
- Quản trị RRLS tại chi nhánh ngân hàng Calyon: Chi nhánh ngân hàng
Calyon quản trị RRLS bằng phần mềm của Hội sở, dựa trên 3 phương pháp: Khe hở nhạy cảm lãi suất, phương pháp độ nhạy cảm lãi suất và giá trị có thể tổn thất VaR. Hạn mức về chênh lệch kỳ hạn trong dòng tiền trong vòng 1 tuần lễ, tức là hạn mức mà bộ phận nguồn vốn có thể âm hoặc dương trên mỗi kỳ hạn đối với từng loại đồng tiền Hạn mức này dùng để quản lý cả rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Mục đích của hạn mức này là nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động liên tục trong thời gian tối thiểu là 1 tuần nếu có khủng hoảng xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn của ngân hàng và trong thời gian 1 tuần này ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý khủng hoảng Ngân hàng có hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất cho các kỳ hạn từ O/N đến 5 năm Hạn mức trên độ nhạy cảm lãi suất trên một điểm lãi suất thể hiện rằng khi lãi suất thay đổi 0.01% thì ngân hàng sẽ lãi lỗ bao nhiêu trên các trạng thái hiện có Hạn mức độ nhạy cảm được tính toán bằng phần mềm dựa trên các thông số như dòng tiền và lãi suất qua đêm của từng đồng tiền Hạn mức độ nhạy cảm chỉ có giá trị trong 1 ngày làm việc tiếp theo thể hiện chênh lệch lãi/lỗ khi lãi suất thay đổi 1 điểm cơ bản đối với toàn bộ bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
Hạn mức về giá trị có thể tổn thất VaR là biện pháp dùng để đo lường rủi ro lỗ trên với từng hạng mục và tất cả các hạng mục trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng Các hạn mức này sẽ dùng để so sánh về lỗ khi đối chiếu với giá thị trường. Giá trị chịu rủi ro lãi suất được tính toán trên hệ thống phần mềm và có 5 tác dụng là quản lý rủi ro, quản lý định lượng, quản lý tài chính, báo cáo tài chính và tính toán lượng vốn cần thiết VaR cực kỳ quan trọng vì giúp tiết kiệm vốn kiểm tra mức độ nhạy cảm của thị trường, kiểm tra và dự đoán được mức độ cần rút lui, dự đoán mức độ thâm hụt Khi hạn mức VaR quá giới hạn cho phép, phần mềm quản trị rủi ro sẽ tạo ra các cảnh báo cho nhân viên cũng như cán bộ quản lý biết Lúc này ngân hàng cần thiết phải đóng các trạng thái vốn để giá trị VaR nằm trong hạn mức cho phép Khi đóng các trạng thái vốn này, các khe hở nhạy cảm lãi suất của các kỳ hạn tự động giảm xuống Hệ thống quản trị rủi ro đặt tại hội sở Paris luôn hoạt động để cập nhật số liệu và được dùng cho toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng trên toàn thế giới.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp đo lường RRLS bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, các phương pháp khác như phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn là các phương pháp trước đó, tuy nhiên đều có ưu nhược điểm khác nhau Thực tế đã chứng minh rằng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam quản trị RRLS khá hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại Các ưu việt trong phương pháp quản trị RRLS của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là áp dụng phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến, có phần mềm hiện đại với chi phí rất cao, đã được chạy thử tại Hội sở nên độ tin cậy khá lớn, có qui trình quản trị RRLS bài bản và được chuẩn hóa, quản trị RRLS bằng VaR là phương pháp hiện đại, đã được chứng minh tính hiệu quả tại thị trường Việt Nam Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng trong Bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng trên đồng tiền cơ sở là đồng đô la Mỹ (khác với các NHTM tại Việt Nam là tiền đồng), sự biến động lãi suất có khác nhau giữa 2 đồng tiền và đây là các chi nhánh, hội sở của các ngân hàng này đặt tại các nước khác do vậy việc áp dụng quản trị RRLS cũng có phần khác đối với các NHTM Việt Nam Khi thị trường tài chính Việt Nam đi vào hoàn thiện, các NHTM ngày càng phát triển, cơ cấu tài sản
Nợ - tài sản Có ngày càng phức tạp dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng nhiều hơn Rút ra từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh hiện nay khi vốn điều lệ chưa cao, RRLS sẽ có tác động rất lớn vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng Ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức rõ ràng những tổn thất từ RRLS trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong năm 2009, ngân hàng đã tiến hành triển khai toàn bộ hệ thống cơ chế điều chuyển vốn tập trung nhằm chuyển toàn bộ RRLS về hội sở chính quản lý, tập trung kiện toàn bộ phận quản trị rủi ro để ứng phó những khó khăn trong tình hình mới Đồng thời Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng mô hình tổ chức với quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, áp dụng nhiều phương pháp hiện đại để đo lường rủi ro lãi suất đồng thời tăng cường đầu tư công nghệ thông tin tiên tiến phục vụ được trong công tác đo lường rủi ro lãi suất theo các phương pháp đo lường mà các ngân hàng tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
Chương 1 vừa hệ thống lại cơ sở lý luận về RRLS, quản trị RRLS, nguyên nhân phát sinh và các phương pháp đo lường RRLS trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đồng thời chương 1 đã đề cập đến các kinh nghiệm quản trị RRLS tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đó rút ra bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong công tác quản trịRRLS Chương 1 đã cung cấp các kiến thức cơ sở để nghiên cứu thực trạng quản trịRRLS tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở chương2.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên viết tắt tiếng Anh: BIDV
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04.2220.5544 – 19009247 Fax: 04.2220.0399
Email: info@bidv.com.vn
Website: www.bidv.com.vn
Logo: Con thuyền đỏ - cánh buồm xanh
Vốn điều lệ: 28.112.026 triệu đồng trong đó phần vốn Nhà nước là 26.920.240 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài là 1.191.786 triệu đồng.
Ngành nghề kinh doanh: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán; cung ứng các dịch vụ thanh toán; vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn; vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và TCTD khác; tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính; ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh khác được NHNN cho phép.
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển.
BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Thời kỳ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (1957 – 1981): Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 177/TT ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ Quy mô ban đầu gồm
8 chi nhánh và 200 cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả.
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990): Ngày 26/04/1981 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính Phủ Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi Chỉ sau thời gian ngắn, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 2014): Thời kỳ
1990 – 1994, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Do vậy nhiệm vụ được thay đổi cơ bản là tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phụ vụ đầu tư phát triển Từ 1/1/1995 – 2000 đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mô hình ngân hàng thương mại với nhiệm vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển Ngày 23/04/2012, Thống đốc NHNN đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo đó ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đến nay BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, tổng tài sản tăng bình quân 20%/năm, huy động vốn tăng bình quân 22%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 23%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 40%/năm.
BIDV là một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: khối kinh doanh và khối sự nghiệp Khối kinh doanh bao gồm ngân hàng thương mại với mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước nâng tổng số điểm mạng lưới của ngân hàng đến ngày 31/12/2013 lên 127 chi nhánh và sở giao dịch, 503 phòng giao dịch, 95 quỹ tiết kiệm, hơn 1200 máy ATM và 500 POS; công ty chứng khoán BIDV (BSC); Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC); đầu tư – tài chính (công ty cho thuê tài chính I, công ty cho thuê tài chính II, công ty Đầu tư Tài chính BFC, công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng…) và các liên doanh như công ty quản lý Đầu tư BVIM, ngân hàng liên doanh Lào Việt, ngân hàng liên doanh VID Public, ngân hàng liên doanh Việt Nga, công ty liên doanh Pháp BIDV…Khối sự nghiệp gồm trường đào tạo cán bộ BIDV (BTC) và trung tâm công nghệ thông tin BIDV (BITC) Tổng số cán bộ, nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 18.231 người với tỷ lệ Nữ chiếm 57% tổng số cán bộ và ổn định trong 03 năm từ 2010-2012, cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao 87,2%, tuổi đời bình quân của cán bộ trong toàn hệ thống năm 2013 là 32 tuổi, trong đó cán bộ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 50% Do vậy có thể nói BIDV đang có lực lượng lao động trẻ trung, năng động và sáng tạo.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính của BIDV giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: Tỷ đồng
Tiền gửi và phát hành GTCG 251.924 244.838 331.116 416.726
Chỉ tiêu Chất lượng tài sản và An toàn vốn
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,72% 2,96% 2,91% 2,37%
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9,32% 11,07% 9,65% 10,23%
Tổng thu nhập từ các hoạt động 11.488 15.414 16.677 19.209
Chi dự phòng rủi ro -1.317 -4.542 -5.587 -6.483
Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.758 3.209 3.265 4.03
(Nguồn: Các báo cáo thường niên của BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Tổng tài sản của BIDV gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2010 – 2013 với tốc độ gia tăng bình quân 20%/năm Đến năm 2013 đạt 548.386 tỷ đồng, tăng63.601 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2012 Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí ổn định và an toàn với nguồn tiền huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng trên 70% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cũng như ứng phó với các
2010 2011 2012 2013 biến động của thị trường Tình hình huy động vốn của BIDV có diễn biến thay đổi theo hướng tích cực chủ yếu tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài với tốc độ gia tăng thường quanh mức 30% so với năm liền trước. Tổng huy động vốn BIDV trong năm 2013 đạt 416.726 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2012 Hoạt động tín dụng của BIDV luôn cải thiện cơ cấu cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn Tính đến năm 2013 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 391.035 tỷ đồng tương ứng tăng 15% cao hơn so với mức tăng trưởng toàn hệ thống (12,51%) Tỷ nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV luôn nằm trong mức kiểm soát năm 2013 tỷ lệ nợ xấu 2,37% Tính đến năm 2013 lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.209 tỷ đồng tăng hơn 20% so với năm 2012 là 4.325 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch đề ra, chỉ số ROA 0,78%, ROE 13,8%, chia cổ tức 8,5% Như vậy mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động thông qua việc trích lập dự phòng đầy đủ.
Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1 Tình hình rủi ro lãi suất.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2010 – 2013. ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất tại BIDV là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ, chênh lệch ngày đáo hạn Số dư huy động của khách hàng theo các kỳ hạn nhận thấy hầu hết các khách hàng tiền gửi có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Bảng 2.2 Tổng huy động vốn theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013. ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013. ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Trong giai đoạn năm 2010 - 2013 số dư huy động vốn kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng chiếm trên 50% trong khi đó dư nợ cho vay với kỳ hạn tương ứng chiếm khoảng 40% tổng dư nợ Bên cạnh đó dư nợ cho vay kỳ hạn trung dài hạn giai đoạn
2010 – 2013 chiếm trên 45% trong khi đó nguồn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ chiếm trên dưới 10% cụ thể năm 2013 dư nợ cho vay kỳ hạn từ 1- 5 năm là 184.668 tỷ đồng chiếm 47,23% thì nguồn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ 41.888 tỷ đồng chiếm 10% tổng huy động Như vậy, BIDV đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các dự án cho vay, đầu tư dài hạn năm 2012 (88.064 tỷ đồng) 2013 (93.468 tỷ đồng) nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ các dự án cho vay trung và dài hạn chiếm trên 50% Sự mất cân đối tài sản Nợ và tài sản Có có thể phát sinh khi các kỳ hạn tiền gửi đến hạn một cách nhanh chóng trong khi các dự án cho vay, đầu tư dài hạn ngược lại.
Dấu hiệu thứ hai làm xuất hiện rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của BIDV chính là sự không phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 331.116 tỷ đồng (ngắn hạn 258.651 tỷ đồng, trung dài hạn 72.465 tỷ đồng) khi đó dư nợ cho vay là 339.923 tỷ đồng (ngắn hạn 179.394 tỷ đồng, trung dài hạn 160.529 tỷ đồng) Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 416.726 tỷ đồng (ngắn hạn 325.526 tỷ đồng, trung dài hạn 91.200 tỷ đồng) trong khi dư nợ cho vay là 391.035 tỷ đồng (ngắn hạn 184.668 tỷ đồng, trung dài hạn 206.367 tỷ đồng). Qua số liệu các năm cho thấy BIDV không có sự phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng cho vay và đầu tư.
Cuối cùng một trong những dấu hiệu của rủi ro lãi suất tại BIDV là áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Việc hạ trần lãi suất huy động của NHNN trong thời gian qua gây khó khăn trong công tác quản trị nguồn vốn Lãi suất thị trường giảm buộc BIDV phải cho vay với mức lãi suất thị trường trong khi đã huy động với mức lãi suất cao Khi lãi suất thị trường giảm, BIDV sẽ thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay nhưng chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi, tiền vay mới phát sinh còn các khoản tiền gửi tiền vay hiện hành sẽ được thực hiện theo lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi cho đến khi hết kỳ hạn Do đó khi lãi suất thị trường giảm không có nghĩa chi phí huy động vốn giảm ngay lập tức Nhưng đối với các khoản dư nợ phát sinh trước đây với lãi suất trên hợp đồng tín dụng khá cao thì chưa chắc BIDV đã thu được lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng do khách hàng thấy các khoản vay mới phát sinh lãi suất rất thấp sẽ thỏa thuận với ngân hàng hạ lãi suất dư nợ hiện hành hoặc tìm cách trả nợ trước hạn để đáo lãi suất vay sang lãi suất cho vay thấp gây rủi ro làm giảm thu nhập.
2.2.2 Đo lường rủi ro lãi suất.
2.2.2.1 Đo lường rủi ro lãi suất thông qua tỷ lệ NIM.
Bảng 2.4: Thu nhập lãi, chi phí lãi, tỷ lệ NIM tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: Tỷ đồng,%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Thu nhập lãi thuần của BIDV tăng trong giai đoạn 2010 – 2013, từ 8.785 tỷ đồng năm 2010 đến 13.950 tỷ đồng năm 2013 Tuy nhiên thu nhập lãi thuần này đã có phần chững lại ở con số 12.201 tỷ đồng năm 2012 Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu đến từ việc tăng trưởng tín dụng tại BIDV năm 2012 chững lại do thị trường đã có nhiều yếu tố không thuận lợi như lãi suất cho vay ở mức cao Đặc biệt năm 2012 do suy thoái kinh tế người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân Đến năm 2013 với chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn kết quả thu nhập lãi thuần năm 2013 tăng đạt 13.950 tỷ đồng, kết quả này vẫn được đánh giá là tốt so với mặt bằng chung tại các ngân hàng khác.Hiện nay, hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vẫn là những hoạt động truyền thống mang tính chủ chốt tại BIDV Do đó, thu nhập lãi và chi phí lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập cũng như chi phí tại BIDV như năm 2013 thu nhập lãi thuần chiếm 72,62% tổng thu nhập Điều này khiến BIDV luôn đứng trước rủi ro thu nhập bị giảm khi lãi suất biến động Năm 2010 tỷ lệ NIM của BIDV giảm xuống chỉ còn 2,95% do lạm phát tăng lên hai con số, tình hình cạnh tranh nguồn huy động vốn trở nên căng thẳng giữa các ngân hàng lãi suất lại biến động mạnh trong giai đoạn này đồng thời tăng trưởng tín dụng không còn cao như trong năm 2009 Bước sang năm 2011 tỷ lệ NIM đã tăng trở lại đạt 3,46% do tăng trưởng tín dụng tăng lên thêm vào đó lãi suất cho vay cũng đã cao hơn rất nhiều Vào những năm 2012, 2013 tỷ lệ NIM giảm so với năm 2011 nguyên nhân của sự sụt giảm xuất phát từ sự khó khăn chung của hệ thống ngân hàng như tăng trưởng tín
BIDV ACB VCB Sacombank Vietinbank
2010 2011 2012 2013 dụng chậm, lãi suất lại giảm mạnh, nợ xấu tăng cao Chính những nguyên nhân này đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ NIM tại BIDV và các NHTM khác giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: %
(Nguồn: Báo cáo so sánh các chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng được tổng hợp tại website của Vietinbank)
So sánh tỷ lệ NIM của BIDV so với các ngân hàng khác cho thấy mức biến động qua các năm là tương đối ổn định Tuy nhiên so với các ngân hàng khác tỷ lệ NIM của BIDV tương đối thấp hơn chẳng hạn tính đến năm 2012 tỷ lệ NIM của BIDV chỉ cao hơn VCB là 2,55% và thấp hơn một số ngân hàng khác như ACB là 2,9%, Sacombank là 4,97% và Vietinbank cũng đạt con số 3,61% Việc kiểm soát tỷ lệ NIM ở tỷ lệ trên cho thấy BIDV chưa đạt hiệu quả cao trong kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn với chi phí thấp so với các ngân hàng khác. Khi tỷ lệ NIM bị thu hẹp tức chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn tức rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn.
2.2.2.2 Đo lường rủi ro lãi suất thông qua hệ số GAP.
Bảng 2.5 Hệ số nhạy cảm lãi suất tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013. ĐVT: Tỷ đồng
Tài sản Có nhạy cảm lãi suất ISA
Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất ISL
310.737 343.559 411.389 473.564 Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất IS GAP 21.320 20.808 18.567 21.852
Hệ số nhạy cảm lãi suất (ISA/ISL) 1,07 1,06 1,05 1,05
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất luôn luôn dương với năm 2010 là 21.320 tỷ đồng, năm 2011 là 20.808 tỷ đồng, năm 2012 là 18.567 tỷ đồng và năm 2013 là 21.852 tỷ đồng Với vị thế như vậy ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện chênh lệch tài sản Có lớn hơn tài sản Nợ. BIDV đã chủ động thực hiện các hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn dưới 3 tháng; trong hoạt động đầu tư thì ngân hàng đã tăng các khoản đầu tư dài hạn khi dự báo lãi suất có xu hướng giảm và sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn nếu dự báo lãi suất tăng; hoạt động cho vay thì ngân hàng áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi với kỳ hạn định giá lại lãi suất 1- 3 tháng/lần Đồng thời theo số liệu hệ số nhạy cảm ISA/ISL trong giai đoạn 2009 – 2013 từ 1,07 xuống còn 1,05 giảm nhẹ và luôn được duy trì ở mức gần 1 đã thể hiện BIDV luôn duy trì sự cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ khá tốt, từ đó giúp ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất.
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.3.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007 của NHNN là văn bản duy nhất hướng dẫn chế độ báo cáo đối với các NHTM, nội dung báo cáo quy định đối với công tác quản lý rủi ro tài chính các NHTM áp dụng phương pháp định giá lại trong phân tích rủi ro lãi suất.
Quy định 10033/QĐ-NVKD1 ngày 12 tháng 01 năm 2009 do Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ban hành triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung thực hiện theo chủ trương cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế chuyển toàn bộ rủi ro về hội sở chính.
Quy định 3818/QĐ-QLRRTT ngày 02 tháng 07 năm 2013 do Ban quản lý rủi ro thị trường ban hành nhằm quy định chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận trong công tác quản trị rủi ro lãi suất của BIDV Đồng thời quy định các cách thức đo lường rủi ro lãi suất, dự báo mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của BIDV theo thông lệ quốc tế.
Quy định 5151/QĐ-QLRRTT ngày 28 tháng 11 năm 2012 do Ban quản lý rủi ro thị trường ban hành nhằm xác định và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu đảm bảo tách bạch rõ nhiệm vụ đầu tư kinh doanh quản trị rủi ro và quản trị tác nghiệp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại BIDV.
2.3.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.
Năm 2009 khi BIDV thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2 đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống nghiệp vụ quản lý tài sản Có và tài sản Nợ sang cơ chế quản lý vốn tập trung tức chuyển rủi ro lãi suất và thanh khoản từ chi nhánh quản lý sang hội sở chính Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính thông qua Ban ALCO Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có Từ đó, thu nhập hay chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở chính Việc quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức phân cấp ủy quyền đến các bộ phận theo quy định bằng văn bản cụ thể
Biểu đồ 2.3: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV
(Nguồn: Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO)
Chi nhánh thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp khách hàng Chính nhờ cơ chế quản lý vốn tập trung mà sự mất cân đối tài sản Nợ và tài sản Có của chi nhánh này được bù đắp bởi chi nhánh khác trong hệ thống Theo đó tất cả tài sản Nợ và tài sản Có của chi nhánh đều được mua và bán căn cứ vào kỳ hạn loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch.
Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại tài sản Nợ và tài sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay, nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến RRLS vì rủi ro được chuyển về hội sở chính.
2.3.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất.
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.4.1 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.4.1.1 Những kết quả đạt được.
BIDV chưa phải đối mặt với một cú sốc nào từ phía lãi suất Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất đã góp phần giúp BIDV đạt được tốc độ phát triển nhanh, thực hiện tốt các chỉ tiêu khống chế hạn mức để chủ động xác định mức độ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra.
- Về mô hình tổ chức: Triển khai mô hình tổ chức TA2, Ban QLRRTT&TN đã được thành lập theo Quyết định số 642/QĐ-HĐQT ngày 28/8/2008 của Hội đồng quản trị BIDV với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo về quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tác nghiệp Với việc xây dựng và triển khai chuyển đổi thành công mô hình tổ chức mới theo TA2 đã nâng cao một bước khả năng cảnh báo trước, quản lý rủi ro độc lập với đơn vị kinh doanh của BIDV, tiếp cận dần với mô hình quản lý rủi ro hiện đại của thế giới.
- Về quy trình: Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành theo Quyết định số 227/QĐ- HĐQT ngày 11/11/2007, là khung pháp lý để ban điều hành và các cấp quản lý chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, công cụ đo lường, biện pháp quản lý rủi ro thị trường một cách hiệu quả trong toàn hệ thống Tiếp theo đó, BIDV đã ban hành quy định 3818/QĐ-QLRRTT ngày 02/07/2013 v/v quản lý rủi ro lãi suất của BIDV trong đó áp dụng nhiều công cụ đo lường quản lý rủi ro lãi suất giúp phát huy hiệu quả công tác quản trị RRLS tại BIDV.
- Về chính sách lãi suất: BIDV luôn chủ động được về lãi suất cạnh tranh trên thị trường Trong năm 2013, BIDV là ngân hàng đầu tiên thực hiện giảm lãi suất cho vay các kỳ hạn để góp phần thực hiện chính sách kích cầu của Chính Phủ. BIDV đã và đang chứng tỏ được vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam.
- Về công cụ đo lường quản trị rủi ro lãi suất: BIDV thực hiện quản trị rủi ro lãi suất chủ yếu thông qua công cụ chính là giá trị chịu rủi ro VaR VaR lãi suất là công cụ đo lường, ước lượng mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gặp phải từ rủi ro lãi suất Hiện tại, chương trình phần mềm quản lý dành cho VaR lãi suất đã đi vào hoạt động được 5 năm và ngày càng được hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn qua nhiều lần nâng cấp chỉnh sửa Các công cụ khác phục vụ cho đo lường, đánh giá, giám sát rủi ro thị trường như thử nghiệm khủng hoảng, kiểm nghiệm quá khứ, giám sát tuân thủ hạn mức, giới hạn,… đã được xây dựng và vận dụng Đến nay, BIDV đã thực sự là ngân hàng đi đầu trong tiếp thu ứng dụng tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới vào công tác quản trị rủi ro lãi suất Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản trị kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như quản trị rủi ro lãi suất.
- Về công tác báo cáo: Các báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đã đóng góp vai trò đáng kể trong công tác quản trị, kịp thời đưa ra những đánh giá, phân tích rủi ro đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Hội đồng ALCO.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xây dựng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, BIDV vẫn còn một số mặt tồn tại sau.
- Về chức năng, nhiệm vụ thì quản trị rủi ro lãi suất chưa tham gia quản trị rủi ro trực tiếp vào quy trình hoạt động kinh doanh Toàn bộ hoạt động quản trị RRLS tập trung tại Hội sở chính tuy phát huy vai trò quản lý thống nhất trên toàn hệ thống hỗ trợ các chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế khi các chính sách điều hành quản trị RRLS không đi cặn kẽ và khác nhau riêng từng khu vực mạng lưới của BIDV.
- Về công nghệ thông tin là cốt lõi của vấn đề, việc đo lường RRLS phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của ngân hàng, hệ thống ngân hàng lõi mà BIDV đang thực hiện, ngoài ra việc đo lường có chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào số liệu đầu vào Hiện tại, BIDV đang tập trung xây dựng phần mềm chuyên dụng quản trị RRLS tại hội sở chính và đặc biệt phần mềm tích hợp riêng cho từng chi nhánh và khu vực riêng.
- Việc áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường để phòng ngừa RRLS chưa được áp dụng nhiều, lý do cả phía BIDV cũng như việc thị trường Việt Nam chưa phát triển như các nước tiên tiến Nguyên nhân tiếp theo của việc chưa áp dụng nhiều các công cụ quản trị RRLS là do lãi suất tuân theo quy luật cơ chế thị trường. Bên cạnh đó sự thiết lập các công cụ phòng ngừa RRLS yêu cầu ngân hàng cũng như khách hàng hiểu rõ về sản phẩm Nhiều khách hàng còn chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm phòng ngừa RRLS.
2.4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.
Những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.
+ Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn rất hạn chế và lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực Các công cụ thị trường còn kém phát huy tác dụng, các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại Các loại lãi suất của NHNN như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,… thiếu linh hoạt và chưa có tác động rõ nét Các NHTM và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng cách tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho chính các NHTM. + Các văn bản pháp lý của NHNN về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chưa hoàn thiện và kịp thời Cho đến nay trong văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào qui định việc quản trị rủi ro, phòng ngừa, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong qui chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có qui định nội dung giám sát này Cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất.
+ Chính sách tiền tệ của NHNN còn thiếu nhất quán và còn quá nhiều mục tiêu, khiến cho NHNN trong một số trường hợp gặp phải khó khăn nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam các công cụ điều tiết vĩ mô còn chưa hoàn thiện Cùng một lúc, NHNN vừa đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong khi vẫn muốn tăng trưởng tín dụng đạt mức cao, dẫn đến việc NHNN chậm trễ trong việc hỗ trợ cho BIDV trong hoạt động quản trị tài sản Nợ - tài sản Có.
+ Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các donh nghiệp Việt Nam vẫn chưa minh bạch Ở Việt Nam hiện nay, ngoài CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN chưa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích luồng thông tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ NHTM và BIDV trong công tác thẩm định khách hàng để cho vay Chính việc thiếu thông tin đa dạng chuẩn xác đã khiến cho chất lượng tín dụng không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó dễ dàng rơi vào trạng thái rủi ro lãi suất.
+ Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn hạn chế Các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các khó khăn cho BIDV phát triển các nghiệp vụ phái sinh.
+ Chất lượng nguồn nhân lực trong quản trị rủi ro lãi suất chưa cao Hiện nay, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên Vì vậy, việc nhận biết đánh giá rủi ro của cán bộ nhân viên NH còn nhiều hạn chế Điều này gây ra khoảng hổng nghiêm trọng trong công tác phòng chống rủi ro lãi suất Bộ phận quản trị rủi ro lãi suất thuộc Ban QLRRTT&TN hầu hết nhân viên trẻ kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm và chưa có trải nghiệm ở các bộ phận khác Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất mang lại rủi ro trong quản trị ngân hàng Đặc biệt công tác quản trị lãi suất mang lại nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động của lãi suất và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì dễ xảy ra rủi ro lãi suất Hiện nay, các cán bộ làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo chuẩn mực quốc tế mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm non trẻ Các cán bộ, nhà quản lý ở các phòng ban khác cũng còn hạn chế nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất cũng như việc hoạt động này là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban.
+ Hệ thống kế toán thống kê tại BIDV chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cân thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất Để tính toán một cách chính xác rủi ro lãi suất thì phải có các số liệu thống kê cập nhật chi tiết về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, nhưng điều này ở BIDV là chưa được triển khai triệt để. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn thì chưa có số liệu tổng hợp về giá trị các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn Điều này gây trở ngại không nhỏ trong việc ứng dụng mô hình định giá lại để xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
tư và Phát triển Việt Nam.
Qua 57 năm hoạt động, BIDV không ngừng phát triển, năng lực tài chính đang dần lớn mạnh Không bằng lòng với hiện tại, BIDV định hướng tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2012 – 2015 phấn đấu trở thành 1 trong 2 ngân hàng dẫn đầu thị trường về quy mô và hiệu quả với các mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất được đề ra:
Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát rủi ro: BIDV từng bước củng cố tăng cường hoạt động, hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ và hiệu quả, xem xét cấu trúc lại khối giám sát hoạt động và cơ chế phối hợp quản trị rủi ro cho ngân hàng BIDV tiếp tục xây dựng và tăng cường chất lượng chính sách quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng, bao gồm quản trị RRLS, rủi ro tỷ giá và rủi ro đầu tư bằng cách xây dựng các phương pháp, công cụ để đo lường, theo dõi và báo cáo tình hình rủi ro thị trường, theo dõi các hạn mức rủi ro thị trường phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.
Điều hành lãi suất theo hướng chủ động và linh hoạt: Để hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng do các biến động của lãi suất thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, BIDV luôn quan tâm chặt chẽ đến việc điều hành lãi suất đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ, thu hẹp kỳ hạn bình quân giữa tài sản Nợ và tài sản Có, thời điểm và các địa bàn khác nhau trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả cao nhất Đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn là sản phẩm thường gặp rủi ro nhiều về lãi suất, BIDV áp dụng chính sách lãi suất thả nổi linh hoạt theo lãi suất thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giảm thiểu rủi ro về lãi suất Ban ALCO cũng thường xuyên theo dõi biến động lãi suất thị trường và đưa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất trong từng thời kỳ, dự kiến khả năng huy động vốn của BIDV nhằm định hướng khai thác có hiệu quả nguồn vốn, định hướng tăng hay giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với nguồn vốn đầu vào và đầu ra của ngân hàng.
Chú trọng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho quản trị rủi ro: BIDV cũng chú trọng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho qui trình tín dụng, qui trình kinh doanh mới phục vụ xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý vốn tập trung FTP, công cụ đo lường rủi ro thị trường, đánh giá rủi ro… để tiến hành điều chỉnh hoặc nâng cấp.
Duy trì các tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản theo quy định: BIDV chủ trương bám sát định hướng của NHNN, cùng với nội lực và nền tảng là một ngân hàng vững mạnh, BIDV tăng cường củng cố, giám sát rủi ro hoạt động, tăng quy mô vốn điều lệ, tăng quy mô tổng tài sản, đảm bảo các tiêu an toàn vốn hoạt động, tập trung tái cấu trúc các mặt hoạt động then chốt và phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác huy động vốn để hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, đa dạng các loại tài khoản thanh toán với lãi suất thấp nhưng có nhiều tiện ích để thu hút khách hàng gửi tiền Đồng thời BIDV xác định duy trì các tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản theo quy định, bổ sung nhân sự theo dõi và nghiên cứu thiết lập các cảnh báo phù hợp với thị trường, thay đổi các cảnh báo cũ không phù hợp tình hình thị trường hiện tại.
Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vốn đối với cơ chế FTP đang áp dụng tại BIDV được phân thành hai loại Nếu đứng trên lập trường của hội sở chính lãi suất cho vay chính là lãi suất mà hội sở chính bán vốn cho chi nhánh, nếu đứng trên lập trường của chi nhánh lãi suất cho vay chính là lãi suất mà người đi vay phải trả cho chi nhánh Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay sẽ lần lượt đứng trên hai lập trường này:
- Giá bán vốn hội sở chính bán vốn cho chi nhánh.
Giá bán vốn = Lãi suất bán vốn FTP + Chi phí thanh khoản +/- Điều chỉnh đặc biệt
Lãi suất bán vốn FTP do BIDV công bố trong từng thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo Lãi suất có thể khác nhau cho từng thời kỳ, loại khách hàng, loại sản phẩm và từng loại đồng tiền Chi phí thanh khoản cũng do BIDV công bố từng thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo Chi phí này chỉ áp dụng cho các giao dịch lãi suất thả nổi và có thể thay đổi tùy theo chính sách điều hành của BIDV Cộng hoặc trừ các
Lãi suất Tỷ suất Phần bù Phần bù Tỷ suất lợi
= mua + chi phí + rủi ro tín + rủi ro + nhuận mục vốn hoạt động dụng kỳ hạn tiêu điều chỉnh đặc biệt là các khoản mà hội sở chính cộng hoặc trừ vào giá bán vốn cho chi nhánh nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của cả hệ thống Trong trường hợp khoản vay đề nghị đủ điều kiện để cho vay Lãi suất cho vay được xác định như sau:
- Lãi suất mua vốn là lãi suất mà chi nhánh phải trả cho hội sở chính.
+ Tỷ suất chi phí hoạt động: gồm lãi suất huy động vốn mà chi nhánh huy động vốn trong nền kinh tế sau đó bán cho hội sở chính, chi phí quản lý và các chi phí khác phân bổ đối với hoạt động cho vay chia tổng tài sản bình quân phục vụ cho vay Chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục chi phí liên quan đến khoản vay, cụ thể các khoản phí và lệ phí, thuế phải nộp, chi phí trả lương cho người lao động, chi phí hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi phí bất thường…
+ Phần bù rủi ro kỳ hạn: được xác định theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với thời gian vay, thời gian vay càng dài thì phần bù rủi ro càng cao.
+ Phần bù rủi ro tín dụng: khi xem xét cho vay, ngân hàng phải thực hiện đánh giá rủi ro đối với nội dung khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá khoản vay và phân loại khách hàng, ngân hàng xác định tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định để bù đắp rủi ro đối với khoản tín dụng Phần bù rủi ro tín dụng được xác định dựa trên mô hình đánh giá rủi ro tín dụng là một mô hình khách quan, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu phải đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi nhưng vẫn hài hòa lợi ích giữa đi vay và cho vay, cụ thể phải thấp hơn lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế nhằm đảm bảo người đi vay có lãi kinh doanh.
Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1 Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản nhằm đảm bảo cân đối giữa tài sản Nợ - tài sản Có.
Những nghiên cứu về rủi ro lãi suất chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất là sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản; yếu tố quan trọng tác động tới tổn thất của NH khi rủi ro lãi suất xảy ra chính là quy mô khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất Do vậy, việc điều chỉnh lại kỳ hạn của nguồn và tài sản, thực hiện cân đối vốn sẽ góp phần hạn chế rủi ro lãi suất Để làm tốt công tác này, trong thời gian tới BIDV cần:
- Tăng các khoản nợ dài hạn bằng cách đưa ra nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn với khách hàng gửi kỳ hạn dài và các chương trình khuyến mãi như gửi tiền trúng nhà, xe hơi,…Qua đó, thu hút được lượng tiền gửi dài hạn để cân đối lại kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản.
- Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn phải xem xét phương thức hoàn trả hợp lý, tránh tình trạng kỳ thu nợ lại lệch với các khoản thu của người vay.
- Điều hành huy động vốn gắn chặt với nhu cầu sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản, phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng về quy mô và chất lượng huy động vốn, tín dụng.
- Giao chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ cho vay hàng quý phải đảm bảo theo loại tiền để điều hành cân đối vốn khả thi, hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào. Việc giao chỉ tiêu huy động vốn cần có chính sách điều chỉnh linh hoạt, không tạo áp lực huy động vốn bằng mọi giá Bám sát diễn biến cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn hàng ngày, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu chính huy động vốn, dư nợ, đầu tư so với kế hoạch cân đối hàng tháng được duyệt để có hướng xử lý dư thừa hay thiếu hụt vốn tạm thời hàng tháng và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn - sử dụng vốn phù hợp với thực tế về kỳ hạn và loại tiền.
- Nghiên cứu bổ sung tính năng tự điều chỉnh giá mua vốn cho các sản phẩm tiền gửi có lãi suất thả nổi Thiết kế giá mua vốn riêng theo đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức, định chế tài chính Giá mua vốn FTP áp dụng đối với các đối tượng cho vay lãi suất thả nổi Trên cơ sở đánh giá thực tế danh mục tài sản Nợ và tài sản
Có của ngân hàng, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, diễn biến lãi suất trên thị trường, cán bộ giám sát FTP đề xuất mức giá mua, bán FTP cho từng kỳ hạn Nâng cấp, chỉnh sửa chương trình quản lý rủi ro thanh khoản để mở rộng quản lý khe hở kỳ hạn đáo hạn của các dải kỳ hạn > 6 tháng.
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin.
Hiện tại BIDV đã và đang xây dựng hệ thống công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ mới trong tương lai theo mô hình ngân hàng hiện đại Toàn bộ hệ thống mạng được trải rộng khắp cả nước và luôn có phương án dự phòng đảm bảo cho hệ thống hoạt động trong suốt và đảm bảo cho hệ thống hoạt động được thông suốt và đảm bảo giao dịch trực tuyến với hệ thống ngân hàng lõi Với hệ thống máy chủ mạnh, hệ thống lưu trữ đủ lớn được thiết kế theo hướng tập trung hóa và ảo hóa nhằm đảm bảo cho ngân hàng lõi hoạt động ổn định đảm bảo ngân hàng hoạt động ổn định trong 5 năm tới Bên cạnh những nền tảng cơ bản ngân hàng cần hoàn thiện một số vấn đề sau:
- Coi công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ hiện đại và an toàn có tính thống nhất tích hợp và ổn định cao.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản trị rủi ro bằng cách hợp tác với những công ty phần mềm lớn Trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống thông tin quản trị ngân hàng hiện đại Tổ chức, thực hiện, mở rộng quy mô những buổi hội thảo và triển lãm quốc tế về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng để các chuyên gia, cán bộ công nghệ thông tin, nghiệp vụ tài chính ngân hàng và các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ lẫn nhau để nâng tầm nhìn mới, sâu sắc cụ thể và thực tế hơn nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.
3.2.3 Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc mở rộng, điều này sẽ quyết định đến lượng tiền cung ứng và từ đó ảnh hưởng đến lãi suất thị trường Do đó, việc dự báo tình hình kinh tế vĩ mô như tình hình lạm phát, diễn biến thị trường tiền tệ sẽ giúp BIDV quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn, tránh việc lúng túng khi điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế là cần thiết khi luôn có sự tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô và rủi ro lãi suất của ngân hàng Hiện tại BIDV đã thành lập Ban QLRRTT&TN để đưa ra những đánh giá, dự báo đối với nền kinh tế thị trường nhằm tham mưu cụ thể cập nhật cho các quyết định về rủi ro lãi suất của Ban ALCO Ban QLRRTT&TN nên là bộ phận gắn chặt chẽ với Ban ALCO, cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế, thị trường tiền tệ, trao đổi tham vấn với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước Số liệu xây dựng nên các bản báo cáo được trích dẫn từ những nguồn tin cậy như Tổng cục thống kê, báo cáo từ Bộ ngành, đánh giá của các định chế nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard & Poor’s, các trang thông tin uy tín như Thomson Reuters, Bloomberg Điều này sẽ giúp cho công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô được tập trung chuyên sâu và hiệu quả, công tác quản trị RRLS cũng được cải thiện rất nhiều.
3.2.4 Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp.
Việc xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp được quan tâm hàng đầu, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những RRLS và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới Do vậy, BIDV cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên quản trị RRLS một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu thực tiễn là vấn đề quan trọng và là yếu tố không thể thiếu có thể ngăn ngừa RRLS Chính vì vậy, BIDV cần chú trọng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý trong hoạt động RRLS Trong chính sách tuyển dụng cần chú trọng thu hút nhân tài, có khả năng nắm bắt công nghệ tiên tiến, khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc BIDV phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức thông qua việc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo nghề nghiệp hoặc trao đổi kinh nghiệm quản trị RRLS giữa các chi nhánh với nhau Cơ chế lương, thưởng phải đổi mới theo hướng gắn với hiệu quả công việc, cạnh tranh để tạo động lực cho nhân viên tác nghiệp quản trị RRLS hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm Chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ cấp cao, cấp lãnh đạo để có thể dẫn dắt năng lực thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm, những nhà quản trị RRLS có thể tiên đoán được các rủi ro có thể xảy ra để sớm có giải pháp ngăn chặn, dự phòng ngay từ đầu Điều này sẽ đem lại hiệu quả thật sự trong quản trị RRLS bởi vì phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh BIDV nên mời các chuyên viên có kinh nghiệm trong hoạt động quản trị RRLS để nhân viên có thể trang bị các kinh nghiệm thực tế về việc áp dụng ở trong nước Ngoài ra, hoạt động đào tạo kĩ năng về quản trị RRLS tại Việt Nam còn chưa được phát triển nên đội ngũ cán bộ của BIDV cần được tham gia các khóa đào tạo tại các quốc gia có nền tài chính phát triển và sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã đi vào chiều sâu, để học hỏi kinh nghiệm, rút ra những bài học quý giá để áp dụng vào mô hình quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam nói chung cũng như BIDV nói riêng Ban lãnh đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nổ lực trong hiện tại và tương lai Sự thiếu quan tâm về việc xây dựng đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro lãi suất có thể khiến BIDV tốn kém thời gian và tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động BIDV nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc cởi mở, thân thiện Bản sắc văn hóa riêng của BIDV sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro lãi suất nhiệt tình cống hiến, sáng tạo và trung thành.
3.2.5 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản vay.
3.2.5.1 Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường kinh doanh.
Chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh của một ngành gắn liền với mức gia tăng hay giảm sút GDP của một quốc gia và các yếu tố khác tùy thuộc theo đặc thù của ngành Chỉ tiêu này nhằm đánh giá doanh nghiệp đang nằm ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh doanh.
Triển vọng tăng trưởng của ngành: Một ngành kinh doanh đang tăng trưởng mạnh có thể đem lại lợi nhuận những lợi nhuận và cơ hội đầu tư Các cơ hội này là tiềm năng mở rộng thị phần, khả năng cải thiện vị trí của doanh nghiệp Ngược lại một ngành đã hoặc đang có dấu hiệu suy giảm sẽ là nguy cơ dẫn đến giảm sút trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh trong ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu trên các phương diện về giá cả, chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, hậu mãi quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm Sự cạnh tranh liên quan đến số lượng các đối thủ cạnh tranh, khả năng gia nhập ngành, năng lực cung ứng của toàn ngành, sức chịu đựng của sản phẩm doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh doanh quốc tế.
Các nguồn cung ứng đầu vào đối với ngành: Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của các nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào những nhà cung cấp chính Vị thế của doanh nghiệp với vai trò là khách hàng trong mối quan hệ với nhà cung cấp.
Các chính sách của nhà nước: Đặc điểm của luật lệ hiện hành, cũng như các chính sách kinh tế định lượng của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển ngành có ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp một khi có những yếu tố thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô.
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh.