Báo cáo của đoàn chuyên gia IAEA

4 318 0
Báo cáo của đoàn chuyên gia IAEA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo của đoàn chuyên gia IAEA

Báo cáo của đoàn chuyên gia IAEA về chuyến công tác hỗ trợ pháp lý cho Việt Nam1. Giới thiệuTheo yêu cầu của phía Việt Nam, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tổ chức một đoàn công tác đến VN từ 12 đến 16/3/2012 nhằm giúp Bộ KH&CN rà soát lại Luật Năng lượng nguyên tử (LNLNT) 2008. Các chuyên gia luật của Văn phòng công tác pháp luật (OLA) của IAEA cũng đã có một cuộc họp cấp cao thảo luận về các công ước về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân. OLA đã chỉ rõ 4 lĩnh vực trong khuôn khổ pháp luật củaVN cần xem xét lại. Sau chuyến công tác, các chuyên gia IAEA đã đưa ra các khuyến cáo chung được nêu ra trong mục 6 và các khuyến cáo cụ thể được đánh dấu trong văn bản luật (xem Bản đính kèm).2. Mục đích của chuyến công tác:- Giới thiệu một số vấn đề có liên quan về khung pháp luật đối với NMĐHN- Rà soát LNLNT 2008 và đưa ra các khuyến cáo sửa đổi luật- Thảo luận với các lãnh đạo cấp cao và các nhà hoạch định chính sách về công ước trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân, một phần trong Kế hoạch ATHN của IAEA.3. Phạm vi của chuyến công tácPhạm vi của chuyến công tác bao gồm việc rà soát các điều khoản về an toàn, an ninh, thanh sát và đền bù thiệt hại hạt nhân. Đoàn công tác đã làm việc các đại diện từ một số cơ quan có liên quan đến việc sửa đổi luật và cũng gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao để thảo luận về công ước đền bù thiệt hại hạt nhân.4. Nội dung buổi làm việc1. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến đã tiếp đoàn và đánh giá cao những hỗ trợ của IAEA cho VN và bày tỏ sự cám ơn chân thành đến các chuyên gia trong đoàn.Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết chương trình điện hạt nhân của VN đã được Quốc hội phê duyệt, các hiệp định đa phương đã được ký với Nga và Nhật liên quan đến việc thực hiện chương trình. VN xác định phát triển khung pháp luật và pháp quy phù hợp là rất quan trọng. Thứ trưởng phát biểu LNLNT đã được thông qua năm 2008 và tiếp theo đó một số văn bản dưới luật cũng đã được ban hành. LNLNT 2008 được xây dựng có tính đến các luật của quốc gia và quốc tế.Tuy nhiên, từ 2008, một số điều luật cần phải được sửa đổi. Thứ trưởng bày tỏ hy vọng sự hỗ trợ của IAEA cho VN về việc sửa đổi này cần tính đến hoàn cảnh của VN (hiến pháp, hệ thống pháp luật, …) và mục đích sửa đổi là làm cho LNLNT hoàn toàn tương hợp với các yêu cầu và thực tiễn thế giới cũng như phù hợp với VN.Cuối cùng, Thứ trưởng nhấn mạnh, việc xác định các điều khoản cần bổ sung sẽ là bước đầu tiên trong sửa đổi LNLNT 2008.2. Ông Cherf phát biểu IAEA quan tâm đến chương trình điện hạt nhân của VN và trong kế hoạch hỗ trợ cho chương trình điện hạt nhân của VN, xây dựng khung pháp luật là ưu tiên hàng đầu.3. Các chuyên gia IAEA và VN thống nhất chương trình làm việc.4. Ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATBXHN, tiếp đó đã có bài giới thiệu về Dự án NMĐHN và về Cục ATBXHN. Về sửa đổi LNLNT 2008, ông nêu một số vấn đề cần sửa đổi:- Thuật ngữ: VD: không có từ nào đơn giản và phù hợp trong Tiếng Việt để dịch từ “safeguards”;- Ở VN trong luật có không quy định việc xác định cụ thể các chức năng và trách nhiệm của các cơ quan như Cục ATBXHN, chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật;- Liệu cần có một chương trong LNLNT về cơ quan pháp quy? Đới với VN, không có một cơ quan pháp quy nhất định nhưng luật quy định một số cơ quan có trách nhiệm pháp quy; - Theo LNLNT 2008, quy trình cấp phép quá phức tạp và các phương thức liên quan không rõ ràng.5. Ông Cherf tiếp đó có 2 bài giới thiệu về Chương trình Hỗ trợ pháp lý và một số yếu tố của khung pháp luật đối với NMĐHN.6. Ông Võ Văn Thuận, đại diện của Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước NMĐHN đã giới thiệu về Ban chỉ đạo nhà nước SSC. Ông cho biết SSC, thực ra, là NEPIO của VN và được thành lập nhằm điều phối tốt hơn tại VN với người đứng đầu là Phó Thủ tướng và thành viên gồm 5 Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Công thương là Phó ban Thường trực. SSC có trách nhiệm đảm bảo sự điều phối trong việc thực hiện chương trình điện hạt nhân. 7. Trong buổi chiều của ngày làm việc đầu tiên, ông Dũng đã giới thiệu về LNLNT 2008 và vấn đề độc lập của cơ quan pháp quy đã được thảo luận cụ thể.8. Vấn đề độc lập của cơ quan pháp quy đã được nêu trong LNLNT 2008: Điều 6.3 và 14.1 (a). Điều 6.3 quy định “Quản lý nhà nước về an toàn và an ninh cần phải bảo đảm khách quan và khoa học”. Theo Điều 8, Bộ KH&CN là cơ quan pháp quy. Tuy nhiên, Điều 14 quy định Bộ KH&CN sẽ thiết lập chương trình tổng thể về phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử. Rõ ràng bất cứ chương trình nào như vậy được thiết lập bởi Bộ KH&CN đều phải có sự phê duyệt của Bộ KH&CN. Về vấn đề này, Điều 8.2 của Công ước ATHN (VN là một nước thành viên) yêu cầu Quốc gia “thực hiện các bước thích hợp để đảm bảo sự chia tách hiệu quả giữa các chức năng của cơ quan pháp quy với các chức năng của bất lỳ cơ quan nào khác liên quan đến thúc đẩy hoặc sử dụng năng lượng hạt nhân”. Vậy LNLNT 2008 cần được sửa đổi để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cục ATBXHN là cơ quan thuộc Bộ KH&CN thực hiện các chức năng pháp quy Bộ giao, dưới sự giám sát của Bộ. Cần phải đảm bảo quyết định của cơ quan pháp quy (Cục ATBXHN) độc lập hoặc tách ra khỏi quyết định phát triển và thúc đẩy. Thực tế Cục báo cáo với Bộ về các hoạt động/quyết định pháp quy của mình và Bộ phê duyệt đặt ra trở ngại lớn liệu Cục có thể cung cấp trực tiếp và công khai một cách tối đa thông tin liên quan cho chính phủ và dân chúng.Một nhân tố cốt yếu liên quan đến sự độc lập là nguồn tài chính, phải được dự báo, đánh tin cậy và không phụ thuộc vào sự kiểm soát bởi các cơ quan bên ngoài. Do đó, ngoài ngân sách nhà nước, Cục cần phải có khả năng phát triển ngân sách riêng của mình và được đầu tư cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình. Cục hiện nay thiếu các khả năng này.Thảo luận về trách nhiệm dân sự9. Ông McIntosh khuyến cáo rằng nên tách các phần về đền bù đối với sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân. Các điều khoản về đền bù đối với sự cố bức xạ là một vấn đề đối với VN. Đối với thiệt hại hạt nhân, LNLNT 2008 đã tóm tắt theo cơ chế quốc tế, nhưng không đủ. Cần các điều khoản cụ thể hơn dựa vào các điều khoản mẫu trong Sổ tay.10. Chi phí di dân và tái định cư được đề cập bởi cơ chế quốc tế về trách nhiệm pháp lý hạt nhân, không rõ Luật 2008 có đề cập vấn đề này không. Các điều khoản Luật 2008 không xác định rõ ràng ai có trách nhiệm pháp lý trong trường hợp sự cố khi vận chuyển vật liệu hạt nhân.11. Ông Dũng cho biết VN sẽ cố gắng theo các khuyến cáo, nhưng hiện tại VN không có NMĐHN do đó VN có khoảng 10 năm để sửa đổi những điều khoản này.12. Cũng theo điều 91, Quỹ Hỗ trợ phải được thành lập. Số tiền đền bù thiệt hại trong Luật 2008 (150 triệu SDR) là dựa vào Công ước Viên cách đây 7 năm. Theo ông McIntosh con số này có thể chấp nhận được đối với thời kỳ quá độ nhưng thời kỳ quá độ sẽ kết thúc trước khi NMĐHN đi vào hoạt động. Nếu luật quy định 150 triệu SDR đối với nhà vận hành và 150 triệu SDR đối với quốc gia, điều đó là thỏa đáng. Nhưng hiện tại luật quy định 150 triệu đối với nhà vận hành và một con số không xác định của Quỹ.13. Cũng lưu ý rằng không phải là vấn đề gì đối với nhà vận hành để mua bảo hiểm 300 SDR. Tuy nhiên ông Dũng nói VN sẽ xem xét đến khuyến cáo nhưng vấn đề này rất phức tạp. Nếu yêu cầu bảo hiểm 300 triệu SDR, nhà vận hành sẽ phải tăng giá điện. 14. Ông McIntosh cho biết ông sẽ cung cấp chi tiết hơn về bảo hiểm sau sau khi tham vấn chuyên gia INLEX, người đó nói rằng “Tôi đang bị hỏi câu hỏi như vậy. Tự tôi dựa vào một tính toán trong một nghiên cứu được Thụy Sỹ giao cho Trường Đại học Zurich làm, theo đó số tiền bảo hiểm khoảng 0,025 Rappen (1 cent Thụy Sỹ) trên 1 kWh. Lấy lượng tiêu thụ điện trung bình hàng năm của 1 gia đình 4 người tại Zurich là điểm tham chiếu, phần tiền bảo hiểm trong tổng phí bảo hiểm hàng năm khoảng 0,00003%. Trường hợp ở bất cứ đâu sẽ không khác nhiều so với đây và thậm chí nếu có khác thì kết quả có thể vẫn không vượt quá 5 số sau dấu chấm.”15. Ông Dũng khẳng định rằng Điều 90.1 không đề cập đến một cơ sở hạt nhân. Theo Điều 91.2 a) thì không rõ, ông Dũng đề xuất từ “Bắt buộc” nên xóa đi.16. Điều 87.2 quy định trách nhiệm pháp lý của các cá nhân. Điều này cần được sửa đổi thành trách nhiệm pháp lý channel với nhà vận hành. Điều này cũng miễn cho nhà vận hành trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại hạt nhân do khủng bố. Ông McIntosh giải thích rằng không nên miễn trách nhiệm pháp lý do khủng bố vì nhà vận hành cơ sở phải có các biện pháp an ninh chống khủng bố. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, tại VN, chính phủ đền bù trong trường hợp bị khủng bố.17. Khuyến cáo rằng luật cần được sửa đổi để phản ánh điều đó, nếu không thì thiệt hại do khủng bố sẽ không được bồi thường. Do đó, đề xuất xóa từ “khủng bố” trong Điều 87.2 và sửa Điều 90 để nói rằng, trong trường hợp khủng bố, bảo hiểm không cần thiết và Chính phủ sẽ đền bù do khủng bố. Đoàn IAEA nói rằng vấn đề này sẽ được kiểm tra.Kết luận, ông McIntosh nói các điều khoản trong phần này của luật thiếu chính xác cần xem xét tổng thể và sửa đổi tương ứng.Về việc xem xét các luật phi hạt nhân có tác động đến chương trình điện hạt nhân, đoàn công tác sau INIR được thông báo rằng các bước đang được thực hiện để xem xét một số luật và xác định một danh sách bao gồm các luật liên quan để xem xét.Về quy chế của VN qua các công cụ luật pháp quốc tế, VN là thành viên của Công ước ATHN.VN không là thành viên của các công cụ pháp luật quốc tế sau:- Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phần Sửa đổi- Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ,- Công ước Viên về Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân;- Nghị định thư về sửa đổi Công ước Viên về Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân;- Nghị định thư chung liên quan đến Áp dụng Công ước Viên và Công ước Paris (Nghị định thư chung);- Công ước về Đền bù bổ sung đối với thiệt hại hạt nhân.Về vấn đề này, khuyến cáo VN tiếp tục cố gắng tham gia các công cụ pháp luật nêu trên.Cuộc họp với Bộ KH&CNTại cuộc họp với Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến với sự tham dự của các đại diện Bộ Tư pháp, đoàn IAEA đã phát biểu một số ý kiến về các điểm còn thiếu và yếu của Luật 2008, bao gồm các điểm liên quan đến sự độc lập của cơ quan pháp quy, làm rõ trách nhiệm trong quy trình cấp phép, chuẩn bị và ứng phó sự cố, trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.Về các điểm trên, ông McIntosh đưa ra các giải thích sau:1. Khung trách nhiệm dân sự đã được phát triển với sự nhận thức:a) hậu quả của Chernobyl vượt ra ngoài biên giới quốc gia;b) trách nhiệm pháp lý là một vấn đề quốc tế (thương mại quốc tế)2. Do đó, điều quan trọng là luật về trách nhiệm pháp lý của các quốc gia phải phù hợp. Sự phù hợp (và cơ chế quốc tế) được dựa trên các nguyên tắc sau: a) channeling trách nhiệm pháp lý của nhà vận hành;b) nhà vận hành có trách nhiệm pháp lý bất kể lỗi gì (mặc dù Fukushima là do sóng thần, nhà vận hành vẫn phải trả tiền đền bù;c) các khiếu nại ra tòa án, thì tòa án là của nước đã xảy ra tai nạn;d) một nước có thể lựa chọn giới hạn số tiền trách nhiệm pháp lý và các Công ước đặt ra số tiền tối thiểu.Cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giaoÔng McIntosh đã có bài trình bày về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân và trả lời các câu hỏi từ Thứ trưởng.5. Các hoạt động hỗ trợ pháp luật của IAEA cho VN trong thời gian tới Trong buổi họp cuối cùng, các bên tham gia đã thảo luận các hoạt động tiếp theo để sửa đổi Luật 2008.Hai bên thống nhất tổ soạn thảo sẽ soạn lại Luật 2008 tham khảo các ý kiến của chuyên gia IAEA về các điều khoản của luật. Và đề xuất thêm sự hỗ trợ của IAEA, có thể bao gồm việc rà soát lại cụ thể bản mới của luật bởi Văn phòng công tác pháp luật, cung cấp các ý kiến bằng văn bản, và hoàn thành bản soạn thảo trước khi trình lên chính phủ và quốc hội tại một cuộc họp IAEA/VN tại Viên hoặc HN.6. Các khuyến cáo1. Thêm các chương cụ thể về an ninh hạt nhân và thanh sát hạt nhân và chia nhỏ chương về chuẩn bị và ứng phó sự cố và trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.2. Thông qua các điều khoản đảm bảo sự phân tách giữa các chức năng thúc đẩy và trách nhiệm pháp quy và bao gồm các chức năng pháp quy như được cung cấp trong các ấn phẩm của IAEA như Sổ tay về Luật hạt nhân 2010.3. Quy định tối thiểu các cơ quan có trách nhiệm pháp quy, do khó khăn trong điều phối inputs of the various authorities.4. Sửa lại toàn bộ quy trình cấp phép, nhất là đối với NMĐHN, để đảm bảo các trách nhiệm được xác định rõ ràng và các thiếu sót được giải quyết.5. Xem xét lại toàn bộ sự chính xác của các thuật ngữ trong bản tiếng Anh.6. Quy định một hệ thống đền bù thiệt hại hạt nhân tách biệt và rõ ràng có tính đến các nguyên tắc quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.7. Giải quyết các thiếu sót trong chương về chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp.8. Xem xét vấn đề quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng bao gồm cả các khía canh tài chính.Trong chuyến công tác này, đoàn chuyên gia IAEA đã được đón tiếp nồng hậu. Đoàn IAEA muốn gửi lời cám ơn đến VN vì sự cởi mở và chuyên nghiệp trong làm việc và đảm bảo rằng IAEA luôn sẵn sàng giúp đỡ VN trong phát triển cơ sở hạ tầng pháp luật quốc gia nhằm sử dụng an toàn và an ninh năng lượng hạt nhân. . Báo cáo của đoàn chuyên gia IAEA về chuyến công tác hỗ trợ pháp lý cho Việt Nam1. Giới thiệuTheo yêu cầu của phía Việt Nam, Cơ quan. các ý kiến của chuyên gia IAEA về các điều khoản của luật. Và đề xuất thêm sự hỗ trợ của IAEA, có thể bao gồm việc rà soát lại cụ thể bản mới của luật bởi

Ngày đăng: 19/01/2013, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan