Dự án PCB Hướng tới giảm thiểu phát sinh các loại hóa chất hữu cơ khó phân hủy
Dự án PCB: Hướng tới giảm thiểu phát sinh các loại hóa chất hữu cơ khó phân hủyTS. Phạm Mạnh HoàiQuản đốc Dự án PCB tại Việt NamNhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường cũng như triển khai Kế hoạch thực hiện công ước Stốckhôm của Việt Nam theo Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Môi trường (TCMT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang nỗ lực tăng cường hợp tác với các bên, đặc biệt là Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (ATMT) và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương (CT), thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch "Giảm thiểu phát thải PCB (Policlobiphenyl - là một trong 21 hợp chất thuộc POP) vào môi trường, loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc từ nay đến năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB đến năm 2028".Dự án "Quản lý PCB tại Việt Nam" được Bộ TN&MT phê duyệt theo Quyết định số 896/QĐ-BTNMT ngày 4/5/2009 và xác nhận bởi Ngân hàng thế giới (NHTG) ngày 29/06/2009 (Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua NHTG). Hiệp định tài trợ đã được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thế giới vào ngày 29/9/2009. Dự án do TCMT (trong đó vai trò nòng cốt là Cục Kiểm soát ô nhiễm), Cục ATMT, EVN phối hợp với các tổ chức, cá nhân chính thức triển khai từ tháng 3/2010 và kéo dài trong 5 năm (2010 - 2014), với phạm vi thực hiện tại 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Được chia thành 5 hợp phần chính (Hợp phần 1: Hoàn thiện khung pháp lý quản lý PCB và Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB; Hợp phần 2: Trình diễn quản lý PCB; Hợp phần 3: Tăng cường năng lực; Hợp phần 4: Giám sát và đánh giá; Hợp phần 5: Quản lý dự án), Dự án được triển khai với mục tiêu chung là "Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam để quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai".Trong 2 năm 2010 và 2011, Dự án đã tập trung triển khai hàng loạt các hoạt động về hoàn thiện khung cơ chế chính sách về PCB; nâng cao năng lực, nhận thức cho những đơn vị liên quan và cộng đồng về các chất POP nói chung và PCB nói riêng, cũng như các Công ước quốc tế liên quan. Dưới đây là một số thông tin về các hoạt động, kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hiện Dự án quản lý PCB tại Việt Nam.Những kết quả ban đầuSau 2 năm hoạt động, Dự án đã triển khai 24 gói thầu. Tính đến nay, 4 gói thầu đã được thực hiện và nghiệm thu, 10 gói thầu đang trong quá trình thực hiện hợp đồng và 10 gói thầu đang trong quá trình xét thầu. Đánh giá tổng thể, các hoạt động của Dự án đang bám sát mục tiêu và lộ trình đề ra.Bên cạnh việc hoàn thành các gói thầu mua sắm thiết bị văn phòng và thiết bị phân tích nhanh PCB, phát triển trang thông tin điện tử về POP (www.pops.org.vn), Dự án đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia từ NHTG, TCMT, Cục ATMT và EVN nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý an toàn PCB tại Việt Nam. Cụ thể: "Phuơng pháp luận kiểm kê PCB" cho các đối tượng thiết bị trong và ngoài phạm vi quản lý của EVN đã được xây dựng. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ hơn và thống nhất kết quả kiểm kê PCB trên toàn quốc. Dự án và các chuyên gia của Dự án đã phối hợp với một số đơn vị thuộc TCMT xây dựng và sửa đổi 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (ban hành tháng 12/2010). Đây là một trong những đóng góp của Dự án đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách.Những năm qua, Dự án cũng đã tổ chức hàng loạt các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực về kiểm soát PCB cho các tổ chức, cá nhân liên quan và cộng đồng như: Đào tạo về phát hiện nhanh PCB trong các sản phẩm, thiết bị; Phân tích chính xác PCB trong các đối tượng mẫu khác nhau; Kiểm kê ban đầu về dầu biến thể chứa PCB; Tăng cường năng lực kiểm soát xuất nhập khẩu các vật liệu, thiết bị chứa PCB; Phổ biến các quy định pháp lý hiện hành về quản lý PCB. Kết hợp với các cơ quan hữu quan, Dự án đã tổ chức thành công hơn 10 hội thảo và tập huấn ở các địa phương trên cả nước như Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh . Các hội thảo, tập huấn đã thu hút được hơn 700 cán bộ và đại biểu trên 63 tỉnh/thành phố tham dự, bao gồm: đội ngũ phóng viên, các nhà quản lý thuộc các Sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm, trường học . Có thể kể đến các hội thảo, tập huấn tiêu biểu như: Phổ biến thông tin đến các nhà báo về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và hợp chất PCB, Tập huấn về kiểm soát nhập khẩu các vật liệu chất PCB/POP, Báo cáo kết quả rà soát các quy định về PCB trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam, Tập huấn chuyên sâu về phân tích PCB trong mẫu môi trường sử dụng phương pháp sắc ký khí - khối phổ, hoạt động thử nghiệm liên phòng thí nghiệm về phân tích PCB trong dầu biến thế cho các phòng thí nghiệm thuộc mạng lưới phòng thí nghiệm về PCB/POP . Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ Cục Kiểm soát ô nhiễm và TCMT thực hiện chức năng Văn phòng đầu mối Công ước Stốckhôm về các chất POP và tăng cường năng lực hợp tác quốc tế trong những hoạt động khác.Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện Dự án còn gặp một số khó khăn và tồn tại như những vướng mắc liên quan đến thủ tục đấu thầu, về tính hợp lệ của nhà thầu theo quy định của nhà tài trợ (NHTG). Các hoạt động liên quan đến cơ chế chính sách gặp một số khó khăn vì các viện và trung tâm thuộc những cơ quan quản lý nhà nước không được tham gia thực hiện các gói thầu theo quy định của nhà tài trợ. Nhìn chung, sau 2 năm thực hiện, dưới sự điều hành của Ban quản lý Dự án và các cấp lãnh đạo Dự án đã đạt được những kết quả có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi Công ước Stôckhôm, nhằm quản lý an toàn và hướng tới giảm thiểu phát sinh các loại hóa chất hữu cơ khó phân hủy. Tuy nhiên, để phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động như phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện kiểm kê PCB ngoài phạm vi EVN và xây dựng các văn bản pháp quy, kế hoạch hành động quốc gia, với sự tham gia của các cơ quan quản lý, viện, trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu.TCMT 03/2012 . Dự án PCB: Hướng tới giảm thiểu phát sinh các loại hóa chất hữu cơ khó phân hủyTS. Phạm Mạnh HoàiQuản đốc Dự án PCB tại Việt NamNhằm đạt được các mục. hướng tới giảm thiểu phát sinh các loại hóa chất hữu cơ khó phân hủy. Tuy nhiên, để phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, Dự án sẽ tiếp