Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
674,81 KB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ 3 1.1 Khái niệm đô-la hoá 3 1.2 Phân loại đô-la hoá 4 1.2.1 Đô-la hoá không chính thức 4 1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức 5 1.2.3 Đô-la hoá chính thức 5 1.3 Nguyên nhân của tìnhtrạng đô-la hoá 6 1.4 Tác động của tìnhtrạng đô-la hoá đến nền kinh tế 9 1.4.1 Những tác động tích cực của đô-la hoá 9 1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá 12 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về đô-la hoávà bài học cho Việt Nam 20 1.5.1 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina 20 1.5.2 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Campuchia 21 1.5.3 Bài học cho Việt Nam 23 CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGTÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁTẠIVIỆT NAM 25 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoátạiViệt Nam trong thời gian qua 25 2.2 Phân tích những tác động của tìnhtrạng đô-la hoá tới nền kinh tế ViệtNam. 38 2.2.1 Tác động của đô-la hoá đến hệ thống Tài chính – Ngân hàng 38 2.2.1.1 Đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng 38 2.2.1.2 Đô-la hoá cho vay 45 2.2.2 Tác động của đô-la hoá đến điều hành chính sách tiền tệ 50 2.2.3 Tác động của đô-la hoá đến người dân 51 2.3. Đánh giá chung về tìnhtrạng đô-la hoátạiViệt Nam 53 2.3.1 Đánh giá những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam 53 2.3.2 Đánh giá những biện pháp mà NHNN đã sử dụng nhằm hạn chế tìnhtrạng đô-la hoá trong thời gian qua 55 2.4 Nhận xét chung 58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀGIẢIPHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNHTRẠNG ĐÔ-LA HOÁTẠIVIỆT NAM 61 3.1 Định hướng nhằm cải thiện tìnhtrạng đô-la hoátạiViệtNam. 61 3.1.1 Định hướng hình thành một đồng tiền chung khu vực ASEAN 61 3.1.2 Định hướng về hoạt động của hệ thống ngân hàng 62 3.2 Một số giảipháp nhằm cải thiện tìnhtrạng đô-la hoátạiViệt Nam64 3.2.1 Giảipháp về chính sách quản lý ngoại hối 65 3.2.2 Giảipháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam 67 3.2.3 Giảipháp trong lĩnh vực tiền tệ 69 3.2.4 Thực hiện tốt chủ trương “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam” 70 3.3 Một số đề xuất 70 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996 26 Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996 27 Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998 29 Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 31 Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000 32 Bảng 6: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán 40 Bảng 7: Khối lượng tiền gửi ngoại tệ (FCDs) trong hệ thống ngân hàng 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2000 – 2005 42 Biểu đồ 2: Cơ cấu tiền gửi trong hệ thống ngân hàng từ 2004 - 2008 44 Biểu đồ 3: Cơ cấu cho vay nền kinh tế giai đoạn 2000 – 2004 47 Biểu đồ 4: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2005 - 2008 48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CPI Ch ỉ số giá ti êu dùng CSTT Chính sách tiền tệ FCDs Tiền gửi ngoại tệ FED Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế M2 T ổng ph ương ti ện thanh toán NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng VND Đồng Việt Nam USD Đô - la M ỹ WTO Tổ chức Thương mại thế giới LỜI CẢM ƠN Đề tài kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của em trong một thời gian dài. Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Lương Bình. Đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Lương Bình – giảng viên khoaTài chính Ngân hàng - Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoaTài chính Ngân hàng – Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo. Kính chúc thầy cô mạnh khoẻ và hạnh phúc. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tượng đô-la hoálà một hiện tượng không còn mới mẻ ở ViệtNam. Xét trên cả ba góc độ: việc sử dụng đô-la Mỹ trong xã hội, tỷ trọng tiền gửi và tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng đô-la Mỹ trong cơ cấu nguồn vốn huy động và dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại, phải thừa nhận thẳng thắn rằng nền kinh tế nước ta đang trong tìnhtrạng đô-la hoá. Đặc biệt tìnhtrạng này càng trầm trọng khi chúng ta gia nhập WTO. Gần đây, khi có một số bài đăng tài trên báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng về tìnhtrạng đô-la hoá thì hiện tượng này mới thực sự được chú ý. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể để làm rõ một số vấn đề: Đô-la hoálà gì? Nó biểu hiện dưới các hình thức như thế nào? Đô-la hoálà tốt hay xấu, có nên loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này khỏi nền kinh tế hay không? Nó có tác động thế nào đến nền kinh tế? Những chủ trương nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực mà tìnhtrạng đô-la hoá mang lại cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội? Để có một cái nhìn tổng quan hơn về tìnhtrạng đô-la hoá, cũng như tìm ra được những giảipháp khắc phục tìnhtrạng đô-la hoá ở Việt Nam vấn đề: “ Tìnhtrạng đô-la hoátạiViệt Nam – Thựctrạngvàgiải pháp” được tác giả lựa chọn làm đề tài cho khoáluận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của khoáluận Mục đích nghiên cứu của khoáluận nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về đô-la hoá, đồng thời đánh giá tìnhtrạng đô-la hoátạiViệt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đókhoáluận đưa ra những định hướng vàgiảipháp nhằm cải thiện tìnhtrạng đô-la hoátạiViệtNam. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoáluậnlà hiện tượng đô-la hoá trong nền kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của khoáluậnlàtìnhtrạng đô-la hoátạiViệt Nam giai đoạn 1990 – những tháng đầu năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoáluận kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm làm rõ những vấn đề được nghiên cứu. 5. Kết cấu của khoáluận Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoáluận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về đô-la hoá Chương II: Thựctrạngtình hình đô-la hoátạiViệt Nam Chương III: Một số định hướng vàgiảipháp nhằm cải thiện tìnhtrạng đô-la hoátạiViệtNam. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ 1.1 Khái niệm đô-la hoá Ở Việt Nam khái niệm đô-la hoá được nhìn nhận là hiện tượng ngoại tệ (mà chủ yếu là đô-la Mỹ) được sử dụng rộng rãi để thay thế một hay nhiều chức năng của đồng nội tệ. ① Theo Tyler Moroney, một nhà khoa học của Quỹ Fulbright thì đô-la hoálà quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và sử dụng đồng tiền của một nước có tính ổn định hơn làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Mặc dù khái niệm này được gắn liền với đồng đô-la Mỹ (USD), nhưng việc chuyển đổi một đồng nội tệ ra bất kỳ đồng ngoại tệ nào có tính ổn định (ví dụ: đồng Euro, Yên Nhật…) đều được gọi là “đô-la hoá”. ② Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế được coi là có tìnhtrạng đô-la hoá cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ vượt quá 30% trong tổng khối lượng tiền tệ cung ứng mở rộng M2, bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Dựa trên cơ sở đó, theo thống kê của IMF hiện nay có rất nhiều quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi được coi là có tìnhtrạng đô-la hoá nền kinh tế. Đã có 3 nước chính thức tuyên bố đô-la hoá nền kinh tế là Panama, Elsanvaldo, Ecuardo. Theo luật của các nước này thì đồng đô-la được phép sử dụng lưu hành đồng thời với đồng nội tệ trong chi trả tiền lương, trợ cấp, phúc lợi xã hội, Người dân được mua bán hàng hoá hoặc thực hiện các giao dịch thương mại, dịch vụ khác bằng đồng đô-la. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam thì những năm gần đây tỷ trọng tiền gửi bằng đô-la Mỹ luôn ở mức cao. Điều này cho thấy mức độ đô-la hoá ① Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.vnecon.com/showthread.php?t=761 ② Tạp Kinh tế và dự báo, số 428, năm 2008 4 ở nước ta không phải là thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các quốc gia đã xuất hiện nhu cầu sử dụng tiền tệ mạnh để thực hiện các chức năng của tiền tệ song song với đồng nội tệ. Dođó hiện tượng đô-la hoá mặc nhiên được thừa nhận ở các nước này. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. 1.2 Phân loại đô-la hoá Dựa vào trạng thái của việc sử dụng ngoại tệ, đô-la hoá được chia ra làm ba loại: Đô-la hoá không chính thức, đô-la hoá bán chính thứcvà đô-la hoá chính thức. 1.2.1 Đô-la hoá không chính thứcLà trường hợp ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô-la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô-la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô-la, cấm dùng đô-la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Thuật ngữ “đô-la hoá không chính thức” bao gồm các loại sau: Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi ngoại tệ ở nước ngoài Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi Đô-la hoá không chính thức được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, các nhà kinh tế gọi làgiai đoạn “thay thế tài sản”. Trong giai đoạn này người dân giữ trái phiếu, ngoại tệ và các khoản tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh sự mất giá của tài sản do tác động của lạm phát trong nước. Giai đoạn thứ hai được các nhà kinh tế gọi làgiai đoạn “thay thế tiền tệ”. Trong giai đoạn này người dân giữ một khối lượng lớn các trái phiếu ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu được 5 phép). Ngoại tệ vừa thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán vừa thực hiện chức năng phương tiện cất trữ. Tiền lương, thuế hay những chi tiêu hàng ngày được thanh toán bằng nội tệ. Nhưng với những tài sản có giá trị lớn như ô tô, đất đai, nhà cửa, thường được trả bằng ngoại tệ. Trong giai đoạn cuối cùng, giá cả hàng hoá được tính bằng nội tệ nhưng mọi người đều liên tưởng đến ngoại tệ thông qua tỷ giá hối đoái. Đô-la hoá không chính thức rất phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam. 1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức Hay còn gọi là đô-la hoá từng phần, là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, thậm chí còn có ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng. Nhưng nó đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Khác với các nước đô-la hoá chính thức, các nước trong tìnhtrạng đô-la hoá bán chính thứcvẫn duy trì Ngân hàng trung ương để thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Trên thế giới có khoảng 12 nước như Bhamas, Haiti, Liberia, áp dụng đô-la hoá bán chính thức. 1.2.3 Đô-la hoá chính thức Hay còn gọi là đô-la hoá hoàn toàn, xuất hiện khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Đô-la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một loại ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên các nước đô-la hoá chính thức thường chọn một đồng ngoại tệ mạnh làm đồng tiền hợp pháp, chỉ có Andorra sử dụng cả Franc của Phápvà Peseta của Tây Ban Nha. Hầu hết ở các nước đô-la hoá [...]... Trên thực tế, các nước này chỉ áp dụng đô- lahoá chính thức sau khi thất bại trong việc thực thi các chính sách ổn định kinh tế Lợi ích chủ yếu của đ lahoá chính thứclà loại trừ rủi ro của việc phá giá tiền tệ 1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô- lahoá Nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau đô- lahoá bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói rằng nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến tìnhtrạng đô- la hoá. .. tế vĩ mô và lạm phát cao làm gia tăng tìnhtrạng đô- la hoá, thì ở Campuchia đô- lahoálà hậu quả của một loạt những bất ổn về chính trị và yếu kém trong quản lý Nhà nước Tóm lại, tìnhtrạng đô- lahoá ở Campuchia đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu thuyên giảm Campuchia muốn khắc phục tìnhtrạng này thì phải giải quyết triệt để những vấn đề còn đang tồn tại Quá trình này đòi hỏi phải kiên trì thực hiện... đồng đô- la Đến năm 1992, tìnhtrạng đô- lahoá đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô- la Trước tìnhtrạng này, NHNN Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô- lahoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996 Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 đã khiến cho đồng tiền Việt. .. dân mới tin tưởng vào Nhà nước và tuân theo sự điều hành của Nhà nước Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng quản lý của bộ máy Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, bài trừ nạn quan liêu, tham nhũng 24 CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGTÌNH HÌNH ĐÔ -LA HOÁTẠIVIỆT NAM 2.1 Diễn biến tình hình đô- lahoá tại Việt Nam trong thời gian qua Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô- la Mỹ trong giao dịch,... giá trị, vàViệt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tìnhtrạng đô- lahoá Sau đây là chi tiết diễn biến quá trình đô- lahoá ở nước ta trong các giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Thời kỳ 1990 -1991: Tỷ lệ đô- lahoá đột ngột tăng mạnh vào năm 1991 (41%) bắt nguồn từ siêu lạm phát Ở nước ta đô- lahoá bắt đầu xuất hiện từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường vào cuối... sự yếu kém của hệ thống pháp lý và buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng Nhưng tại sao gần đây khi chính sách kinh tế, hệ thống luật phápvà sự quản lý của các cơ quan chức năng đã được cải thiện mà tình trạng đô- lahoá ở Campuchia vẫn không ngừng gia tăng? Vậy lý dogiải thích cho tình trạng đô- lahoá dai dẳng ở Campuchia là gì? Có 2 nhân tố quyết định: mức độ cải cách vàvấn đề lịch sử Về mức... nhiên, việc Argentina nên đô- lahoá nền kinh tế hay chọn giảipháp thả nổi tỷ giá hối đoái đang làvấn đề còn nhiều tranh cãi Nói chung, Argentina phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất khi quyết định đ lahoá nền kinh tế 1.5.2 Kinh nghiệm đô- lahoá ở Campuchia Campuchia là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á vàlà láng giềng thân thiết với Việt Nam Campuchia đã đạt... trong những khó khăn Argentina gặp phải khi quyết định đô- lahoá sẽ làvăn hoá: đô- lahoá có thể được coi là thua chủ nghĩa thực dân, là dâng nộp biểu tượng niềm tự hào của đất nước 18 (viii) Khi một quốc gia bị ảnh hưởng của tình trạng đô- lahoá cao thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ bị phụ thuộc nhất định vào nền kinh tế Mỹ Các chính sách về tỷ giá và lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED sẽ ảnh... định có lợi cho Mỹ và không quan tâm mấy đến tình hình ở các nước thực hiện đô- lahoá Cũng từ nguyên nhân trên, nước thực hiện đ lahoá sẽ không thể đối phó với các cú sốc kinh tế, ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái Đô -la hoá sẽ vô hiệu hoá phương thức sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái Các cú sốc ngoại biên, dao động của đồng đô- la chỉ là một trong... đồng Riel nhằm mục đích quảng bá cho đồng nội tệ vàthực hiện mục tiêu chống đô- lahoá Tuy nhiên, theo quan điểm của giới đầu tư và thị trường thì lại muốn sử dụng USD dotính an toàn của nó và thói quen sử dụng của thị trường Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng đô- lahoá cao và dai dẳng tại Campuchia? Đó chính là sự mất niềm tin của người dân vào đồng Riel trong một thời gian dài, dẫn đến việc . đô-la hoá ở Việt Nam vấn đề: “ Tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp được tác giả lựa chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận . Chương I: Tổng quan về đô-la hoá Chương II: Thực trạng tình hình đô-la hoá tại Việt Nam Chương III: Một số định hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. . TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM 25 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua 25 2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế Việt Nam. 38