MoiQuy hoach quang caoH¬ướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

9 543 2
MoiQuy hoach quang caoH¬ướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo  trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

H¬ướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Hướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng ThápNhằm tạo sự thống nhất cho công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo trong tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Đề cương chi tiết Đề án quy hoạch quảng cáo và một số mẫu quy hoạch quảng cáo để các Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương áp dụng một cách hợp lý, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ với Phòng Nghiệp vụ văn hóa để được hướng dẫn. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI (Gồm các loại phương tiện: Bảng quảng cáo tấm lớn, tấm nhỏ, băng rôn, màn hình điện tử, màn hình LCD, biển hiệu) - Tên gọi: Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn …… đối với phương tiện quảng cáo (cụ thể do địa phương chọn trong các phương tiện quảng cáo nêu ở trên để xây dựng quy hoạch)- Đơn vị chủ quản: Uỷ ban nhân dân …………- Đơn vị thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin… PHẦN I:TÌNH HÌNH CHUNGI. Khái quát vị trí địa lý, lịch sử văn hóa xã hội, đặc điểm tình hình kinh tế địa phương (khái quát những nội dung có liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo tại địa phương)1. Vị trí địa lý, lịch sử văn hóa xã hội:2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương:II. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch quảng cáo1. Thực trạng hoạt động quảng cáo tại địa phương1.1. Thực trạng hoạt động tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không sinh lời:1.2. Thực trạng hoạt động quảng cáo thương mại: 2. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch quảng cáo2.1. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, từng bước đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp. 2.2. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.2.3. Đảm bảo yếu tố cảnh quan, kiến trúc và văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội.2.4. Những đặc thù riêng của địa phương: (căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương đang phát triển mạnh hay mới phát triển về hoạt động quảng cáo để đưa ra một số các nội dung vì sao phải tiến hành xây dựng quy hoạch quảng cáo).III. Những căn cứ pháp lý1. Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL - UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;2. Nghị định số 24/2003/NĐ - CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;3. Nghị định số 186/2004/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ;4. Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình;5. Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;6. Nghị định số 11/2006/NĐ - CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;7. Thông tư số 43/2003/TT - BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;8. Thông tư số 05/2008/TT – BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước.9. Hướng dẫn số 1423/HD - BVHTT ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn công tác quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.10. Văn bản của địa phương ban hành có liên quan:(Ví dụ: Căn cứ Công văn hoặc Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc xây dựng Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh, thành phố; Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố).IV. Giải thích từ ngữTrong Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Bảng quảng cáo: là phương tiện để thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên nhiều chất liệu và kích thước khác nhau. Bảng quảng cáo bao gồm: Bảng, biển, panô, hộp đèn.2. Bảng quảng cáo tấm lớn: là bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên có thể hiện các sản phẩm quảng cáo3. Bảng quảng cáo tấm nhỏ: là bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40m2 trở xuống có thể hiện các sản phẩm quảng cáo4. Đường quốc lộ: là các trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước hoặc khu vực.5. Đường tỉnh lộ: là các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh gồm đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với 2 trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện.6. Đường huyện lộ: là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã.7. Đường đô thị: là các đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.8. Đường cao tốc: là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không cắt cùng mức với đường khác.9. Hành lang an toàn đường bộ: là phần đất dọc hai bên đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.10. Băng rôn dọc: Bao gồm phướn, cờ đuôi nheo.V. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch quảng cáoĐề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc sau:1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, các quy định của pháp luật về xây dựng, giao thông và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2. Phù hợp với quy hoạch tổng thể đô thị của địa phương; vị trí quy hoạch phải đảm bảo được mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa các Sở, ngành có liên quan để phối hợp quản lý và là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc cấp phép và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính khả thi khi ban hành; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển.5. Tại các điểm tiếp giáp giữa các tỉnh, thành phố: các bảng quảng cáo được thiết kế kỹ lưỡng, bảo đảm tính thẩm mỹ, sử dụng chất liệu bền vững. Kiểu dáng, kích thước thống nhất giữa các địa phương.6. Những đặc thù riêng của địa phương.PHẦN IIQUY HOẠCHA- QUY HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ VÀ QUẢNG CÁO KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH SINH LỜII. Xác định vị trí ưu tiên dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lờiCăn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ tuyên truyền hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương; các chương trình tuyên truyền cho chính sách xã hội để lựa chọn vị trí ưu tiên, bao gồm một số vị trí sau:- Khu Trung tâm hành chính tỉnh, huyện, xã.- Khu Quảng trường;- Các điểm nút giao thông quan trọng;- Khu trung tâm văn hoá;- Trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi giải trí;3 - Tại các điểm tiếp giáp giữa các tỉnh, thành phố;- Cửa khẩu biên giới quốc gia.II. Quy định cho các phương tiện quảng cáo 1. Dựa trên những phương tiện quảng cáo quy định tại Điểm B Phần II Văn bản hướng dẫn, địa phương có thể lựa chọn các hình thức phù hợp để quy định những cụm cổ động tuyên truyền, tuyến phố dành cho hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị.2. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn ở địa phương để quy định vị trí, khu vực, loại hình có kết hợp quảng cáo thương mại và hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị (hình thức thể hiện trên các phương tiện lựa chọn theo quy định tại Điểm B Phần II Văn bản hướng dẫn).B- QUY HOẠCH QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI I. Đường cao tốc, quốc lộ1. Bảng quảng cáo tấm lớn:- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là 25 m.- Diện tích: Từ 120m2 đến 200 m2 một mặt.- Chiều cao: Tối đa 15m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo. - Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.- Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 200 m đến 250 m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo từ 150 m đến 200 m. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 50m so với khoảng cách nêu trên2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:Đối với mỗi tuyến đường phải áp dụng một loaị bảng quảng cáo với diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách thống nhất và lựa chọn trong khoảng giới hạn sau:2.1. Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 10 m trở lên:- Vị trí: Đặt trong dải phân cách.- Diện tích: Tối đa 15 m2/mặt bảng.- Chiều cao: Tối đa 6m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng. Chiều ngang của bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 100m. (Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên)2.2. Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 2 m đến dưới 10 m: - Vị trí: Đặt trong dải phân cách.- Diện tích: Tối đa là 10 m2 /mặt bảng.4 - Chiều cao: Tối đa 5m tính từ mặt dải phân cách đến đỉnh của bảng. Chiều ngang của bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 60m. (Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 10m so với khoảng cách nêu trên)2.3. Tại các cột đèn chiếu sáng trên cầu, dải phân cách và lề đường: - Vị trí: Tại các cột đèn chiếu sáng.- Diện tích: Chiều cao tối đa 1,2 m, chiều rộng tối đa 0,6 m, dày tối đa 0,2 m.- Chiều cao: Tối đa 6 m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng.- Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch có thể quy định cách một cột đèn hoặc cách hai cột đèn chiếu sáng đặt 01 bảng.II. Đường tỉnh lộ1. Bảng quảng cáo tấm lớn:- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là 20 m.- Diện tích: Từ 90m2 đến 120 m2 một mặt.- Chiều cao: Tối đa 13 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng. - Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 150 m đến 200 m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo từ 75 m đến 100 m. (Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 25m so với khoảng cách nêu trên)2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại Điểm 2 Mục I Phần B của Văn bản hướng dẫn này để quy định cụ thể cho từng vị trí.III. Đường huyện lộ1. Bảng quảng cáo tấm lớn:- Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng quảng cáo, tối thiểu là 15 m.- Diện tích: Từ 40m2 đến 100 m2 một mặt.- Chiều cao: Tối đa 08 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng - Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo từ 100 m đến 150 m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo từ 75 m đến 100 m. (Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng quảng cáo có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên)2. Quảng cáo tấm nhỏ:Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại Điểm 2 5 Mục I Phần B của văn bản hướng dẫn này để quy định cụ thể cho từng vị trí.IV. Trong nội thành, nội thị1. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:1.1. Tại các tuyến đường nội thành, nội thị:- Vị trí: Tối thiểu là 05 m tính từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng - Diện tích : Tối đa 40 m2/một mặt.- Chiều cao: Tối đa 05 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo. - Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo trên cùng tuyến đường tối thiểu là 100 m theo chiều dọc tuyến đường.1.2. Tại các công viên, vườn hoa:- Vị trí: Tại hàng rào và trong khuôn viên của công viên, vườn hoa.- Diện tích: Tối đa 40 m2/một mặt.- Chiều cao: Tối đa 5 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo. - Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt, có thể kết hợp với hộp đèn bên trên, tuỳ theo tình hình thực tế tại các khu vực để quy định cụ thể.1.3. Tại khu vực các bến xe, nhà ga, sân vận động: - Vị trí: Tại khu vực hàng rào bao quanh. - Diện tích: Tối đa 40 m2/một mặt.- Chiều cao, kiểu dáng và khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.1.4 Bảng quảng cáo tại mặt tiền nhà và tại hông tường nhàa) Tại mặt tiền nhà:- Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ: Mỗi tầng chỉ đặt một bảng quảng cáo với chiều cao tối đa là 1,5 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, diện tích tối đa là 30 m2. Khoảng cách giữa hai bảng quảng cáo tại các tầng liền kề tối thiểu là 01 m.- Đối với các căn hộ tại chung cư: diện tích bảng quảng cáo tối đa là 30m2 và không vượt quá 1/3 diện tích mặt căn hộ; chiều cao tối đa là 1,5m, trường hợp có ban công thì chiều cao bảng quảng cáo không vượt quá chiều cao của ban công. - Tại các nhà cao tầng thì không được đặt bảng quảng cáo vượt quá tầng 10.b) Tại hông tường nhà (bao gồm cả bảng quảng cáo lắp đặt vào hông tuòng và thể hiện trực tiếp lên tường nhà)- Diện tích tối đa đến dưới 40 m2. - Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển quảng cáo là 01 m .2. Màn hình điện tử tại các trục đường giao thông và màn hình LCD:2.1. Màn hình điện tử tại các trục đường giao thông: - Vị trí: Từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của màn hình, tối thiểu là 05 m. - Diện tích: Tối đa 100 m2/một mặt. - Chiều cao: Tối đa 10m tính từ mặt đất đến cạnh dưới của màn hình điện tử - Kiểu dáng: Một cột trụ. Không được dùng âm thanh.- Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.6 2.2. Màn hình điện tử LCD:- Vị trí: Treo đặt tại phía trong trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, sân golf, bệnh viện, nhà ga tầu hoả, nhà ga hàng không, phương tiện vận tải, trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao đa năng, toà nhà cao ốc, thang máy. - Diện tích: Tối đa 42 inch. - Chiều cao: Tuỳ thực tế tại vị trí treo để quy định cụ thể cho phù hợp.- Kiểu dáng: áp dụng một kiểu dáng thống nhất đối với từng khu vực. Được dùng âm thanh nhưng không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.3. Băng rôn:3.1. Băng rôn ngang:- Vị trí: Treo ở các vị trí cụ thể trên các tuyến đường chính trong nội ô, trung tâm. - Kích thước: Rộng 0,8 m x dài 10 m. Tuy nhiên, do nội dung quảng cáo và thực địa đường phố, kích thức của băng rôn có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá giới hạn ± 20% diện tích theo kích thước nêu trên. - Chiều cao: Tối thiểu là 3,5m tính từ mặt đường đến cạnh đáy của băng rôn. Nếu địa phương có trụ cột treo băng rôn hai bên đường thì chiều cao từ mặt đường đến đỉnh trụ cột tối thiểu là 07 m. - Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.3.2. Băng rôn dọc: - Vị trí: Tại các cột đèn chiếu sáng ở dải phân cách và cột đèn chiếu sáng ở lề đường. - Kích thước: Dài tối thiểu 1,5 m; rộng từ 0,6 m - 0,8 m. - Chiều cao: Từ mặt dải phân cách hoặc mặt đường đến cạnh đáy tối đa là 1,4 m. - Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cách một cột đèn hoặc cách hai cột đèn được treo 1 băng rôn.C- BIỂN HIỆUI. Biển hiệu cơ quan hành chính nhà nước1. Vị trí, kích thước: Biển tên cơ quan được gắn tại cổng chính phải đảm bảo tính trang nghiêm và phù hợp với kiến trúc của công trình, kích thước không nhỏ hơn 45 cm (chiều rộng) x 35 cm (chiều cao); 2. Cách thể hiện trên biển hiệu;- Kiểu chữ: thống nhất bằng tiếng Việt, chữ in hoa;- Tên cơ quan phải chính xác với tên quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập;- Địa chỉ: cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ của tên cơ quan bao gồm: số nhà, tên đường phố, quận, huyện.- Đối với các cơ quan cần thể hiện tên gọi bằng tiếng nước ngoài phải ghi ở phía dưới và cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tên gọi bằng tiếng Việt- Đối với cơ quan có biểu tượng (lôgô) đã đăng ký theo quy định của pháp luật được đặt tại vị trí chính giữa và ở phía trên tên gọi cơ quan.- Màu sắc biển tên cơ quan: Nền biển và chữ thể hiện trên biển tên cơ quan được 7 sử dụng 2 màu khác nhau, phải đảm bảo sự tương quan, hài hòa về màu sắc. II. Biển hiệu của tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý1. Hình thức, vị trí và nội dung của biển hiệu:2. Kích thước của biển hiệu:Chiều dài không được vượt quá chiều rộng của mặt tiền trụ sở của tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý; chiều cao của biển hiệu không quá 1,5 m. 3. Cách trình bày trên biển hiệu;3.1. Tên và các thông tin trên biển hiệu:- Tên và các thông tin trên biển hiệu phải thể hiện bằng tiếng Việt.- Trong trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế và các thông tin khác bằng tiếng nước ngoài thì phải thể hiện ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ tiếng Việt.3. 2. Cách đặt lô gô, biểu tượng đã được cấp đăng ký sở hữu trí tuệ trên biển hiệu:- Vị trí đặt phía bên trái trên cùng của biển hiệu.- Diện tích đặt lô gô: Không quá 1/6 diện tích mặt biển hiệu.PHẦN IIITỔ CHỨC THỰC HIỆNA. LỘ TRÌNH THỰC HIỆNI. Phân kỳ thực hiệnĐể thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh (thành phố) đến năm . đạt hiệu quả cao và đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phân kỳ thực hiện quy hoạch theo các giai đoạn, cụ thể như sau:1. Giai đoạn 1: - Khắc phục hiện trạng trái với quy hoạch- Tập trung thực hiện các khu vực trọng điểm2. Giai đoạn 2: Tuỳ tình hình thực tế của địa phương để quy định nội dung của giai đoạn này.3. Giai đoạn 3: Hoàn thiện quy hoạchII. Thời gian thực hiện (Tuỳ tình hình phát triển hoạt động quảng cáo tại địa phương có thể điều chỉnh quy hoạch theo từng giai đoạn, chú trọng đến việc điều chỉnh vị trí mới được bổ sung)1. Giai đoạn 1: Từ năm đến năm 2. Giai đoạn 2: Từ năm đến năm 3. Giai đoạn 3: Từ năm đến năm B. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN1. Văn hóa, Thể thao và Du lịch:2. Xây dựng:3. Tài chính:4. Giao thông Vận tải:5. UBND các xã, phường, thị trấnC. DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI QUY HOẠCH(Mục này sẽ bỏ khi công bố quy hoạch)D. SƠ ĐỒ BẢN VẼ VỊ TRÍ QUY HOẠCHĐ. THỐNG KÊ CÁC VỊ TRÍ TRONG QUY HOẠCH8 STT Địa điểm Cao Rộng Diện tíchChân caoKhoảng cách tối thiểuGhi chú1. Trên đường cao tốc:2. Trên đường quốc lộ:3. Trên đường tỉnh lộ:4. Trên đường huyện lộ:5. Trong nội thành, nội thị:6. Đặc thù của địa phương: 9 . Hướng dẫn Xây dựng Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng ThápNhằm tạo sự thống nhất cho công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo trong tỉnh, Sở Văn. văn hoặc Quy t định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc xây dựng Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh, thành phố; Căn cứ Quy hoạch tổng

Ngày đăng: 18/01/2013, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan