sự phục hồi của nền kinh tế việt nam sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 2008

25 549 4
sự phục hồi của nền kinh tế việt nam sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang MỤC LỤC trang Lời mở đầu ………………………………………………………………… 2 Chương I: Lí luận ……………………………………………………………4 I . Khái niệm khủng hoảng và dấu hiệu………………………………… 4 II.Đặc điểm của cuộc khủng hoảng ………………………………………. 4 III.Diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng……………………………4 IV.Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của các nước ………………….7 Chương II: Thực trạng……………………………………………………….10 I . Tác động của khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam…………… 10 1.Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế………………………………………10 2.Đối với hoạt động xuất khẩu…………………………………………….11 3.Đối với hệ thống ngân hàng…………………………………………… 12 4.Đối với đầu tư nước ngoài …………………………………………… 12 5.Hoạt động trên thị trường chứng khoán ……………………………… 13 6.Đối với thị trường bất động sản………………………………………….13 7.Đối với thị trường hàng hóa- dịch vụ ……………………………………14 II.Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng……………… 14 III.Nhìn lại tổng quan sau khủng hoảng tài chínhViệt Nam…………… 15 Chương III.Một số giải pháp với nền kinh tế nước ta……………………… 16 I.Giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam………………………………… 16 1.Đối với hoạt động ngân hàng…………………………………………….16 2.Đối với chính sách tiền tệchính sách tài khóa……………………… 17 3.Đối với hoạt động chứng khoán và đầu tư nước ngoài………………… 18 4.Khuyến khích đầu tư xuất khẩu………………………………………….18 5.Đảm bảo an sinh xã hội ………………………………………………….19 II.Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng……………20 1.Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam do tác động khủng hoảng…….20 2.Cơ hội cho nền kinh tế ………………………………………………… 21 III. Kiến nghị một số biện pháp của bản thân…….…………………………21 Kết luận……………………………………………………………………… 23 1 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang LỜI MỞ ĐẦU Việt Namnền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người . Đây là nền kinh tế hỗn hợp , phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam . Hiện nay , Việt Nam là quốc gia thành viên của rất nhiều tổ chức như : Liên Hiệp Quốc ,tổ chức thương mại thế giới , quỹ tiền tệ quốc tế , nhóm ngân hàng thế giới , ngân hàng phát triển Châu Á , Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ,ASEAN . Việt Nam cũng tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương và kí với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương . Có thể nói , Việt Nam đang dần hòa mình vào nền kinh tế mở cửa tự do thương mại và đang từng bước phát triển nhờ sự giúp đỡ của các đối tác song phương , các nước bạn bè quốc tế và các tổ chức thương mại trên toàn thế giới . Việt Nam là một nước đang phát triển với số dân đông , trong hơn 30 năm qua đã phải phục hồi bởi sự tàn phá của chiến tranh , sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung . Nền kinh tế Việt Nam ban đầu lạc hậu và gặp vô vàn khó khăn . Đó là nền kinh tế bao cấp đóng cửa ngoại giao thông thương với các nước bên ngoài , chỉ tập trung vào nông nghiệp .Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài , trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế , Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tếchính trị thế giới . Từ năm 1986 , Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới , hướng tới một nền kinh tế thị trường ,kết hợp giữa nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ và cho đến nay đã gặt hái được không ít thành công : + Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam đạt mức 8-9.5% trong suốt hơn mười năm cho đến năm 1997 . Mặc dù vậy , do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á , tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm xuống còn 5.8% năm 1998 , 4.7% năm 1999 nhưng sau đó phục hồi và đạt mức 6.7% năm 2000 , 7% năm 2002 ,7.7% năm 2004 , 8% năm 2006 và 8.5% năm 2007 . + Tăng trưởng công nghiệp đạt trung bình từ 12% đến 14% trong suốt hơn một thập kỉ vừa qua . Có thể nói ,với một nền kinh tế non trẻ sau chiến tranh ,những con số trên là những tín hiệu đáng mừng . Trong môi trường tự do đầu tư hiện nay , những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm 2 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang chưa từng có đối với Việt Nam thông qua một loạt các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực . Tuy nhiên ,cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 cũng gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam . Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới , Việt Nam đang xây dựng cho mình nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước , đã và đang hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu . Do đó , cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến Việt Nam một cách nhất định. Bên cạnh đó , những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam về tỷ giá , lạm phát , thâm hụt cán cân thương mại … cũng là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo mục tiêu tăng trưởng , ổn định kinh tế vĩ mô,thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Vì vậy , việc nghiên cứu về cuộc khủng hoảng kinh tế để tìm ra nguyên nhân , biện pháp để bình ổn nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định đường lối để ổn định và phát triển kinh tế .Xuất phát từ những ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nền kinh tế các nước và với Việt Nam nói riêng , vậy cuộc khủng hoảng này đã tác động đến kinh tế Việt Nam ra sao ? hậu quả và biện pháp khắc phục để đối phó với nó thế nào ? tôi chọn đề tài “sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính Tiền tệ năm 2008” Nội dung của đề tài được cấu trúc theo 3 phần : + Phần 1 :Lí luận Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 + Phần 2 : Thực trạng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008Việt Nam + Phần 3 :Giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế . Sự thành công của bài viết dưới đây có sự giúp đỡ rất lớn của cô giáo chủ nhiệm Trần Việt Trang phụ trách giảng dạy bộ môn tài chính tiền tệ . Trong quá trình làm bài còn có nhiều thiếu xót ,rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn ! 3 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang CHƯƠNG I:LÍ LUẬN I . Khái niệm khủng hoảng tài chính và dấu hiệu của nó 1 . Khái niệm - Khủng hoảng : theo từ điển tiếng việt đó là “tình trạng rối loạn , mất thăng bằng nghiêm trọng do có nhiều mâu thuẫn không được hoặc chưa được giải quyết . - Khủng hoảng tài chínhsự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ , bổn phận tài chính của mình . 2 . Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính + Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền + Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng + Chính phủ từ bỏ chế độ tỉ giá hối đoái cố định II . Đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính - Thứ nhất : cuộc khủng hoảng này xuất phát từ các nước phát triển - Thứ hai : Cuộc khủng hoảng này nổ ra khi kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã chuyển từ giai đoạn kinh tế công nghiệp lên giai đoạn kinh tế tri thức được gần 3 thập kỉ - Thứ ba : Cuộc khủng hoảng tài chính này diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa mạnh mẽ - Thứ tư : Cuộc khủng hoảng này không phải là cuộc khủng hoảng theo chu kì kinh doanh thông thường mà nó biểu hiện sự yếu kém về cấu trúc bên trong của mô hình kinh tế thị trường tự do và những khiếm khuyết trong hệ thống luật pháp quản lí hệ thống tài chính quốc tế III. Diễn biến và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính - Như chúng ta đã biết , Mỹ là một nước mạnh trên nhiều lĩnh vực . Đặc biệt nền kinh tế Mỹ chi phối nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới . Sự kiện nước Mỹ bị khủng bố vào ngày 11/9/2001 và việc Mỹ tập trung tấn công Afghanistan , Iraq cũng gây ra những tác động đối với nền kinh tế Mỹ và từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu . Khi đó để giúp nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ kéo dài , Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ Fed liên tục điều chỉnh hạ thấp lãi suất từ 6% xuống còn 1% vào ngày 25/6/2003 . Từ đó dẫn đến các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho 4 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang vay từ 9% - 10%/ năm xuống còn 4% - 5% / năm . Khi đó , chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương được nới lỏng , do đó dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng được mở rộng theo . Nhiều khoản vay mua nhà dưới chuẩn được thực hiện dưới sự tiếp sức của các môi giới tín dụng và môi giới bất động sản . + Theo ước tính của các chuyên gia thì dư nợ cho vay dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ USD năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007 . Trong 22.000 tỉ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới 12.000 tỉ USD là tiền đi vay , trong đó có khoảng 4.000 tỉ USD là nợ xấu . - Có thể nói , chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn đến những lo ngại về lạm phát và đưa nền kinh tế tài chính của đất nước rơi vào tình trạng bất ổn . Khi đó FED đã liên tục điều chỉnh lãi suất từ 1% lên 1.25 ; 1.5 … và dần điều chỉnh lãi suất lên đến 5.25% vào ngày 30/6/2006 ; kéo theo lãi suất ngân hàng thương mại tăng từ 4% lên 8-9%/ năm . Điều này dẫn đến các khoản tiền lãi vay phải trả của những người mua nhà đã gia tăng mạnh và đe dọa khả năng trả nợ của họ . Từ đó làm cho thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị , nợ quá hạn , nợ khó đòi gia tăng khiến cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản và đó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ . - Từ ngày 15/9/2008 thì cuộc khủng hoảng tài chính đã bùng tại Mỹ bởi thị trường Mỹ sản xuất và tiêu thụ một tổng giá trị sản phẩm quá lớn và sở hữu lượng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất trong các khu vực kinh tế thế giới . Sau đó lan rộng và trở thành cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu . Trong cuộc khủng hoảng này , Mỹ và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đây là khu vực tập trung nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh như Pháp , Đức , Nga…có liên kết và hợp tác với Mỹ nhiều . Riêng Mỹ , IMF đã nâng mức dự báo về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây ra lên đến 1.400 tỉ USD . Một số nước khác có thị trường vốn liên thông với Mỹ và Châu Âu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp . Riêng thị trường tài chính ở các nước Châu Á và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ chưa lớn . + Theo thống kê , trong thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính có tới 89 ngân hàng , công ty bảo hiểm lớn ở Mỹ và Châu Âu bị buộc phải phá sản , bị quốc hữu hóa hoặc bị các ngân hàng khác mua lại : Có thể kể đến sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers . Các ngân hàng Bear Stearns , Merrill Lynch , Wachovia , Washington mutual bị bán cho các ngân hàng khác . Công ty bảo hiểm AIG của Mỹ , các ngân hàng Northern Rocks , Bradford&bingley của Anh , ngân hàng Fortis , Dexia của Bỉ ….bị quốc hữu hóa hoặc nhận các khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ các nước 5 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang => Có thể nói , cuộc khủng hoảng đã gây lên những tổn thất to lớn cho tài chính của nhiều quốc gia . Cũng chính từ những diễn biến phức tạp của cuộc khủng tài chính này , giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 : + Do FED thực hiện chính sách tiền tệ “ nới lỏng “ trong nhiều năm trước đây , lãi suất cho vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay bất động sản đối với cả khách hàng không đủ điều kiện vay vốn . + Do thị trường tài chính tín dụng ở Mỹ và Châu Âu phát triển theo hướng tự do hóa nhưng thiếu lành mạnh ,cho phép các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ , gây lên những bất lợi cho thị trường tài chính + Do lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng . Cùng với đó là sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ , Châu Âu và thế giới đã kéo theo tình trạng bán tháo chứng khoán , hạn chế cho vay trên thị trường . - Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính trước hết phải kể đến sự phát triển trên cơ sở nhu cầu ảo của thị trường hàng hóa , thị trường tài chính , thị trường địa ốc , trên cơ sở nhu cầu được quyết định bởi các nhà đầu cơ . + Về thị trường hàng hóa dịch vụ ngày nay đều được phát triển chủ yếu thông qua các hợp đồng tương lai , các hợp đồng quyền chọn , các hợp đồng kì hạn . Thông qua việc kí kết các hợp đồng này , các nhà đầu cơ đã vẽ nên một thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ khổng lồ , và theo đó các nhà sản xuất kinh doanh đã dầu tư cho nó để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng này . Để có nguồn lực tài chính đầu tư cho sự bành trướng của chính sách tiền tệ nới lỏng , chính sách phá giá nội tệ được thực thi để cấp các khoản vay cho các nhà sản xuất kinh doanh , các nhà đầu tư cũng như các nhà đầu cơ . + Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng được cấp nhiệt bởi các nhà làm giá đầu cơ , bong bóng giá được thổi phồng nhanh chóng . Trong không khí đó , hàng triệu triệu người lao động lập tức bị kích động nhảy vào thị trường này để mong có được cơ hội đổi đời nhanh chóng . Và với vài phiên giao dịch đầu tiên , họ đã bị lôi ngay vào vòng xoáy làm giàu nhanh , trở thành một tỉ phú trong một thời gian ngắn . Điều đó càng làm họ hăng say làm giàu , càng bị cuốn hút vào vòng xoáy , để rùi ngay lập tức họ vội vàng vay mượn thêm , bán vội những tài sản có thể bán , thế chấp những tài sản có thể để vay mượn thêm làm sao có thể sau vài tuần , vài tháng là có thể đổi đời nhanh chóng . => Khi các thị trường này đã đạt đến đỉnh điểm của cao trào , các nhà đầu cơ sành sỏi đã vội thoát nhanh ra khỏi thị trường , còn lại một đám đông các nhà đầu cơ “trẻ” , những nhà đầu cơ “ cừu non” thiếu kinh nghiệm say 6 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang máu làm giàu nhanh vật lộn với cơn xoáy tụt giá của thị trường . Trong tình huống như vậy , chính phủ thấy nguy cơ của rủi ro tín dụng của các ngân hàng đang đến một cách âm ỉ thì các chính sách thắt chặt tín dụng sẽ được đưa ra nhằm khóa cửa cổng tín dụng đang chảy ra ào ạt . Khi đó , khủng hoảng thanh khoản xảy ra trước hết là nó đến với những người đi vay , những mong đợi rằng nguồn tiền để họ trả nợ là tiền thu được từ việc bán các chứng khoán mua được với giá cao hơn . Khi người vay không trả được nợ đến lượt các ngân hàng cho vay gặp khó khăn . Trong điều kiện sản xuất đã được triển khai theo các hợp đồng tương lai và các sản phẩm tái sinh khác , trong lúc đó sức tiêu dùng củahội lại bị suy giảm nhanh chóng do công ăn việc làm bị suy giảm , thanh khoản được dùng để trả nợ ngân hàng là chính , lập tức vòng xoáy suy thoái sẽ được nhân lên nhiều lần . - Thị trường địa ốc cũng có những hiện tượng tương tự như vậy . Các nhà đầu cơ lớn thi nhau làm giá để kích thích thị trường và kiếm lời đã kích thích các nhà đầu tư xây dựng lao vào lập các dự án lớn và thu hút vốn từ những nhà đầu tư nhỏ - những người muốn đầu cơ vào địa ốc để tìm kiếm cơ hội đổi đời . Từ đó , các hiện tượng cầm cố bất động sản để vay mượn phát triển nhanh chóng . Cho đến khi bong bóng địa ốc tan vỡ thì thảm trạm mất khả năng chi trả xảy ra , các ngân hàng cho vay mua bán bất động sản lâm vào tình trạng rủi ro không thể chống đỡ được . - Như vậy , khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay bản chất là do sự đổ vỡ mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu , từ thị trường tài chính đến thị trường sản xuất kinh doanh , đến thị trường lao động . Như Các Mác đã khẳng định : “nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là một nền kinh tếchính phủ , sự cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng , sự cân bằng giữa cung và cầu chỉ là nhất thời” . Do đó , khủng hoảng tài chính cũng bắt nguồn từ các nước lớn những nước vay nợ nước ngoài lớn để nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và khi các nước lớn không còn muốn nhập khẩu nữa thì đến lượt các nước xuất khẩu chịu ảnh hưởng .Khi đó , các nước sẽ phải đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính này . IV. Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của các nước 1 . Các biện pháp can thiệp thị trường , giải cứu ngân hàng của chính phủ , ngân hàng trung ương các nước và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính . - Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của các nhà đầu tư , đẩy nền kinh tế thế giới sớm rơi vào suy thoái : + Đến tháng 12/2008 , có 25 nước rơi vào suy thoái , trong đó phải kể đến những nước có nền kinh tế rất phát triển là Mỹ , Nhật Bản , khu vực đông EURO , các nước Đông Âu. Suy thoái kinh tế ở nhiều nước tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu của năm 2009 . IMF đã dự báo năm 2009 , kinh tế thế 7 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang giới giảm -1.4% , trong đó các nước phát triển giảm -3.8% , riêng Trung Quốc tăng 7.5% , Ấn Độ tăng 5.4% . + Lạm phát ở các nước có xu hướng giảm , điều đó cho thấy một nền kinh tế đáng lo ngại với sự sụt giảm mạnh trong mọi lĩnh vực . + Thương mại toàn cầu sụt giảm . IMF dự báo năm 2009 giảm 12.2% + Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo và suy giảm mạnh (chỉ số chứng khoán DownJones của Mỹ giảm 24% , Anh giảm 19% , Nikkei giảm 20% - Chính phủ các nước G7 và G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp để ổn định thị trường tài chính tiền tệ , bảo đảm thanh toán tiền gửi tiết kiệm của người dân , tiến hành quốc hữu hóa các ngân hàng có nguy cơ phá sản , cung cấp vốn vay không giới hạn bằng USD cho các ngân hàng . IMF cam kết cho các nước đang phát triển vay 175 tỉ USD để ổn định thị trường tài chính (Iceland , Ukraina , Pakistan , Hungari…) . Ngày 02/04/2009 , các nước G20 đồng ý cho IMF vay 750 tỉ USD để hỗ trợ các nước - Chính phủ Mỹ đã triển khai kế hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỉ USD . Hiện nay , chính phủ Mỹ cũng đang bàn biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong nước để tránh bị phá sản với 14 tỉ USD . FED thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng để tăng tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED , bảo lãnh các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường tiền tệ trong điều kiện các ngân hàng không thực hiện cho vay lẫn nhau do lo ngại rủi ro mất vốn - Chính phủ các nước EU tuyên bố đưa ra kế hoạch tổng cộng khoảng 3000 tỉ USD và giải cứu thị trường bằng biện pháp mua lại nợ xấu , cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng. Ngân hàng trung ương nhiều nước bơm thêm các khoản tiền lớn nhằm tăng thanh khoản cho thị trường , đưa ra thị trường khoảng 2.200 tỉ USD . Ngân hàng trung ương các nước phát triển (Mỹ , Đức , Pháp ,Anh ,Nhật …) và các nước đang phát triển cũng tuyên bố sẽ cung ứng tiền không có giới hạn , phối hợp điều chỉnh giảm lãi suất chủ đạo đẻ tác động trực tiếp làm giảm lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế : FED giảm từ 2%/năm xuống còn 1.5%/năm , ECB giảm từ 4.25%/năm xuống còn 3.75%/năm , BOE giảm từ 5%/năm xuống còn 4.5%/năm . Đồng thời thực hiện các biện pháp sau để tăng khả năng thanh khoản và mở rộng tín dụng , hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng và công ty tài chính : + Thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng biện pháp giảm mạnh lãi suất chủ đạo , bơm tiền ra lưu thông + Trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc 8 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang + Bảo lãnh cho các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng + Phối hợp thực hiện hoán đổi tiền tệ để cung ứng USD cho thị trường ngoài nước Mỹ ( FED đã hoán đổi ngoại tệ với 13 ngân hàng trung ương ) + Cho phép một số ngân hàng đầu tư được huy động vốn như ngân hàng thương mại + Cho các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính vay dài hạn để mua cổ phiếu của chính các ngân hàng đó + Phối hợp với bộ tài chính cơ cấu lại vốn cho các ngân hàng - Liên minh Châu Âu tổ chức rất nhiều các cuộc họp cấp Bộ trưởng và Thượng đỉnh để tìm giải pháp cứu nguy cho các nền kinh tế đang bị đe dọa . Ngày 12/12/2008 bước đầu thực hiện kế hoạch thúc đẩy kinh tế trị giá 264.3 tỉ USD , tương đương 1.5% GDP nhằm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế , tăng trưởng và tạo việc làm - Chính phủ các nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính và kích thích kinh tế : + Mua lại cổ phiếu , nợ xấu của các ngân hàng mất khả năng thanh toán . + Đưa ra tuyên bố đảm bảo thanh toán các khoản tiền gửi tại hệ thống ngân hàng , tăng số tiền được bảo hiểm tiền gửi + Rà soát lại khả năng tài chính của các ngân hàng để lập kế hoạch hỗ trợ tài chính cơ cấu lại + Triển khai gói giải pháp kích thích kinh tế với tổng trị giá của các nước khoảng 12.500 tỉ USD , tương đương 20.6% GDP thế giới năm 2008 . 2 . Hạ lãi suất , tăng tính thanh khoản của thị trường và kích thích đầu tư cho sản xuất 3 . Kích cầu đầu tư và tiêu dùng 4 . Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng , phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường 5 . Cắt giảm thuế 6 . Thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch 7 . Thực hiện các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) , giáo dục , y tế và thực hiện các chính sách an sinh xã hội 9 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NĂM 2008 TẠI VIỆT NAM I. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam . Sau 20 năm đổi mới , nền kinh tế Việt Nam đạt tỉ lệ tăng trưởng cao , giảm nghèo ấn tượng , được quốc tế công nhận . Tuy nhiên ,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam . Do vị thế đặc biệt của Mỹ : - Là trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới - Là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam , chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm - Là nơi có lượng Việt Kiều đông nhất trên thế giới Nên xét về tổng thể , khủng hoảng tài chính Mỹ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam . Việt Nam bị ảnh hưởng chậm hơn một nhịp so với các quốc gia khác nhưng cũng gây ra những tác động không nhỏ đối với nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội . Tác động đến tăng trưởng kinh tế , tác động lên xã hội , gây ra lạm phát ở mức cao , kim ngạch xuất nhập khẩu biến động , thâm hụt thương mại và tác động đến tăng trưởng bền vững . Dù chính phủ đã áp dụng một số biện pháp kích cầu có hiệu quả nhưng hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế gây ra là không nhỏ , nhưng đây cũng là một cơ hội góp phần làm thay đổi vị thế Việt Nam trên trường quốc tế . 1. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế . Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta chậm lại . Kế hoạch đầu năm 2008 , tăng trưởng GDP dự kiến từ 8.5 9% . Đến tháng 5/2008 Quốc hội đã điều chỉnh tỉ lệ tăng trưởng GDP xuống 7% . Nhưng đến tháng 10/2008 , tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế là 6.52% .Cuộc khủng hoảng đã tác động đến mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam , trong đó tầng lớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp . Sản xuất bị thu hẹp , số người thất nghiệp gia tăng , thu nhập bị giảm sút . 2. Đối với hoạt động xuất khẩu - Nếu như sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét nhất ở hệ thống tài chính , ngân hàng thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết ở lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài . Hiện nay , Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam , chiếm khoảng 20- 21% kim ngạch xuất khẩu . Khủng hoảng tài chính đã tác động đến tốc độ 10 [...]... sắc thái kinh tế của nhiều nước , đặc biệt là nền kinh tế Mỹ Chínhsự lay động của nền kinh tế nước Mỹ -một nền kinh tế mạnh có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới mà cuộc khủng hoảng đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước , gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước lớn nhỏ Vì sự tác động kép của cuộc khủng hoảng kinh tế nên... dân II Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng 1 Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam do tác động của cuộc khủng hoảng - Thứ nhất : Dù tác động của cuộc khủng hoảng không kéo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam âm như nhiều nước nhưng thực tế cho thấy từ tốc độ tăng trưởng 8.5% trước khủng hoảng xuống còn 3% - 5% trong khủng hoảng là một khoảng cách tụt giảm quá lớn ... lớn - Năm 2010 , tín dụng tăng ở mức 32.4% và tăng trưởng nguồn cung tiền là 33.3% III Nhìn lại tổng quan sau cuộc khủng hoảng tài chínhViệt Nam Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam Phải đối phó với lạm phát đang tăng cao vào cuối năm 2007 , cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại bùng nổ gây ra cho nền kinh tế Việt Nam không ít khó khăn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế. .. đã tăng 10.7% Nhập siêu năm 2007 lên trên 14.2 tỉ USD , năm 2008 đã lên đến trên 18 tỉ USD , và năm 2009 cũng gần 12.9 tỉ USD Những con số đã cho thấy những tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên , nhờ việc thực thi các giải pháp phù hợp mà nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng Cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ năm 2008 vừa mang đến những... trợ kinh tế để giữ ổn định vĩ mô Quá trình xử lí đó được nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế ghi nhận là kịp thời và nền kinh tế trong nước đã có những phản ứng tích cực Như vậy , cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra không ít khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam còn rất non trẻ Tuy nhiên ,Việt Nam đã sớm ổn định nền kinh tế , tiếp tục mở cửa hội nhập và phát triển 16 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt. .. Việt Trang CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I Giải pháp đối với nền kinh tế của Việt Nam Trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu , ngay từ quý 4 /2008 chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các biện pháp để ngăn chặn , phòng ngừa những hậu quả khôn lường của “cơn bão tài chính Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng : lạm phát giảm , tính... khẩu của Việt Nam giảm đi -Việc suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam nếu như nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới , đặc biệt là EU và Nhật Bản đây là hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Do tác động của khủng hoảng. .. tìm ra biện pháp khắc phục , bình ổn nền kinh tế các nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết Để từng bước khôi phục , bình ổn nền kinh tế , chính phủ đã phải quan tâm thắt chặt hơn những chính sách tài chính tiền tệ , chứng khoán , nguồn vốn ra vào của nhà đầu tư nước ngoài … Hơn thế nữa , nhờ sự can thiệp kịp thời của chính phủ trong việc... nạn giao thông… 2 Các cơ hội cho kinh tế Việt Nam Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra cho nền kinh tế Việt Nam không ít thách thức.Tuy nhiên bên cạnh những thách thức đó chúng ta có thể tìm thấy những cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam 21 Bài tiểu luận GVHD : Trần Việt Trang - Thứ nhất : Bên cạnh việc giảm mạnh từ các nguồn đầu tư nước ngoài , nền kinh tế Việt Nam cũng có những tia sáng từ đầu... chính ngân hàng của Việt Nam chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội nhập nhưng cũng có những hạn chế trên một số lĩnh vực : + Mức độ liên thông giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam với thị trường tài chính bên ngoài và với ngân hàng Mỹ sẽ gặp khó khăn + Trong ngắn hạn , do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài . sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính – Tiền tệ năm 2008 Nội dung của đề tài được cấu trúc theo 3 phần : + Phần 1 :Lí luận – Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh. Việt Trang CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NĂM 2008 TẠI VIỆT NAM I. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam . Sau 20 năm đổi mới , nền kinh tế. kinh tế thế giới năm 2008 + Phần 2 : Thực trạng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 ở Việt Nam + Phần 3 :Giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế .

Ngày đăng: 08/05/2014, 17:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan