1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24A lưu thị việt phương qtkd

84 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp Ngành Chiếu Sáng Của Việt Nam
Tác giả Lưu Thị Việt Phương
Người hướng dẫn TS. Phùng Mạnh Hùng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP (15)
    • 1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh (15)
      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (15)
      • 1.1.2. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (0)
      • 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (21)
      • 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá NLCT của các doanh nghiệp (25)
      • 1.1.5. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp (27)
    • 1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thiết bị chiếu sáng của Thái (30)
      • 1.2.1. Phân tích các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành thiết bị chiếu sáng của Thái Lan (31)
      • 1.2.2. Kinh nghiệm bài học rút ra áp dụng cho thị trường Việt Nam (33)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC (37)
    • 2.1. Tổng quan về ngành chiếu sáng của Việt Nam (0)
      • 2.1.1. Quá trình phát triển của ngành chiếu sáng của Việt Nam (37)
      • 2.1.2. Vai trò ngành thiết bị chiếu sáng đối với sự phát triển kinh tế (40)
    • 2.2. T HỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÀNH CHIẾU SÁNG V IỆT N AM (42)
      • 2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng (49)
    • 2.3. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam (59)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHIẾU VIỆT NAM (62)
    • 3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành chiếu sáng Việt Nam (62)
      • 3.1.2. Định hướng của ngành dến năm 2025 (64)
      • 3.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng Việt Nam (66)
    • 3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng Việt Nam dựa vào mô hình SWOT (68)
      • 3.2.1. Tận dụng điểm mạnh của ngành để khai thác cơ hội đang có (S-O) (68)
      • 3.2.2. Tận dụng điểm mạnh của ngành để hạn chế những nguy cơ phát sinh (S-T) (71)
      • 3.2.3. Tối thiểu hóa điểm yếu của ngành để giảm thiểu tối đa nguy cơ bên ngoài tác động (W-T) (76)

Nội dung

LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm năng lực cạnh tranh và cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh:

Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dung hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp Có rất nhiều quan niệm về thuật ngữ này, có thể trích dẫn như sau:

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra trong mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình.

Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học là chỉ quá trình tranh đấu tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân Động lực nội tại của cạnh tranh là lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quá trình cạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức chiếm hữu thị trường, gia tăng mức tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là đọ sức kịch liệt giữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải.

Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ Cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa mà còn trong lĩnh vực kinh tế khi đây được coi là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra Có người đã đưa ra khẳng định: “ Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận”, như vậy cạnh trạnh là quy luật tất yếu trên thương trường, là sự so sánh, đối chiếu sức mạnh cơ bản giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành, vànhững mối đe doạ, những thách thức hay cơ hội chủ yếu có được từ quá trình so sánh sức mạnh này Muốn đạt được vị thế cạnh tranh cao hay thấp đều tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992): Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi.

Theo Karl Marx, khi nghiên cứu sự hình thành lợi nhuận bình quân và sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá trị thị trường và giá cả sản xuất Ông cũng đã đề cập cạnh tranh gắn với quan hệ cung cầu của hàng hoá Karl Marx đã chia cạnh tranh thành cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau; cạnh tranh giữa các người bán với nhau khi mà cung lớn hơn cầu và cạnh tranh giữa những người mua với nhau khi mà cầu lớn hơn cung.

Như vậy qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ: Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.

* Vai trò của cạnh tranh.

Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một biểu hiện đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá, đảm bảo tự do trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trên thị trường quốc tế nói riêng, các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường và sau đó tăng khả năng cạnh tranh của mình Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải cố gắng tạo ra nhiều ưu thế cho sản phẩm của mình và từ đó có thể đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

Khi sản xuất kinh doanh một hàng hoá nào đó, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được, được xác định như sau:

+Pr: Lợi nhuận của doanh nghiệp

+Q: Lượng hàng hoá bán được

+C: Chi phí một đơn vị hàng hoá.

Như vậy để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có các cách như: tăng giá bán P, tăng lượng bán Q, giảm chi phí C và để làm được những việc này doanh nghiệp phải làm tăng vị thế của sản phẩm trên thị trường bằng cách áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và tốn ít chi phí nhất Bên cạnh đó,các doanh nghiệp phải có những chiến lược Marketing thích hợp nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hoá của mình tới khách hàng giúp họ có thể nắm bắt được sự có mặt của những hàng hoá đó và những đặc tính, tính chất, giá trị và những dịch vụ kèm theo của chúng.

Chỉ khi nền kinh tế có sự cạnh tranh thực sự thì các doanh nghiệp mới có sự đầu tư nhằm nâng cao sự cạnh tranh và nhờ đó sản phẩm hàng hoá ngày càng được đa dạng, phong phú và chất lượng được tốt hơn Đó chính là tầm quan trọng của cạnh tranh đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ có các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn Đây là những lợi ích làm người tiêu dùng có được từ cạnh tranh.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thiết bị chiếu sáng của Thái

Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện Quang Nguyễn Thái Nga nhận định, thị trường Thái Lan có nguồn điện, thiết bị, thói quen sử dụng điện cũng giống Việt Nam Vì vậy với ngành thiết bị chiếu sáng, tận dụng nguồn khoáng sản tự nhiên cùng nhân công giá rẻ, có tay nghề, Thái Lan chủ yếu phát triển ngành hàng này theo hướng xuất khẩu, đặc biệt các thị trường Đông Nam Á như Việt Nam – có thói quen sử dụng tương đồng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu của năm 2017, kim ngạch Thái Lan đạt 6,57 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó hàng điện gia dụng và linh kiện chiếm 646 triệu USD, đã giúp Thái Lan soán ngôi Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chính ngành hàng thiết bị điện nói chung và chiếu sáng nói riêng vào Việt Nam.

1.2.1 Phân tích các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành chiếu sáng của Thái Lan Áp dụng mô hình Kim Cương của M.Porter:

Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất

Yếu tố sẵn có của Thái Lan mạnh mẽ nhất chính là nguồn nhân công giá rẻ tại đất nước này Ngoài ra có các yếu tố về nguồn tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, tungsten (một kim loại cứng màu xám dùng để chế tạo thép hợp kim và sợi đốt trong bóng đèn điện), tantali, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit, đất trồng.

Với lợi thế về chi phí nhân công rẻ nhưng có tay nghề cao, Thái Lan đã thu hút các công ty điện tử lớn hàng đầu thế giới như Sony, Samsung, Panasonics, Seagate, Philips Electronics, Honeywell, Electrolux, LG… để xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, ô tô cung ứng cho thị trường toàn cầu Chính vì có yếu tố sẵn có về nguồn nhân công, các tập đoàn lớn sử dụng và đào tạo đã nhanh chóng biến nguồn nhân công này thành lao động lành nghề, có trình độ cao, các cơ sở nghiên cứu cũng được đầu tư và phát triển. Đồng thời Thái Lan cũng là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất tungsten (một kim loại cứng màu xám dùng để chế tạo thép hợp kim và các sợi trong bóng đèn điện và là nước đứng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiếc.

Các điều kiện về nhu cầu

Kết quả khảo sát của tổ chức Hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm 2017 cho thấy người tiêu dùng Việt có tâm lý hạn chế sử dụng các mặt hàng điện gia dụng đến từ Trung Quốc Thay vào đó, hàng Thái lại được yêu thích vì giá cả cạnh tranh nhưng mẫu mã đẹp và chất lượng tốt hơn hẳn.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nikkei Asian Review, nhờ thu nhập tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tầng lớp trung lưu Việt Nam sẵn sàng chi thêm tiền cho những sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt hơn.

Thông thường, các mặt hàng điện gia dụng Thái Lan sẽ bằng hoặc cao hơn sản phẩm từ Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia từ 10-20% và thấp hơn hàng đến từ

Hàn Quốc, Nhật Bản khoảng 20% Chính vì lợi thế về mẫu mã đáp ứng được nhu cầu “làm đẹp”, “ưa thích cái đẹp” của một tầng lớp khách hàng không nhỏ tại Việt Nam khiến những doanh nghiệp thiết bị chiếu sáng của Thái Lan càng ngày càng có vị thế không nhỏ tại nước ta Các doanh nghiệp nước bạn ngày càng mạnh mẽ chiếm thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành này theo từng năm.

Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ

Sau nhiều năm đầu tư vốn và kỹ thuật cao một cách bền vững, Thái Lan đã trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chủ chốt của thế giới Nhờ đó, không chỉ ngành công nghiệp phụ trợ mà ngành hàng điện của Thái Lan cũng phát triển vượt bậc, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ… Đặc biệt ngành thiết bị chiếu sáng với những sản phẩm “Made in Thailand” đạt chất lượng cao hơn hẳn Thay vì chọn các sản phẩm nhập nguyên chiếc từ Đức, Tây Ban Nha với giá rất cao, người tiêu dùng thích lựa chọn những sản phẩm “linh kiện Đức, Tây Ban Nha” nhưng “lắp ráp tại Thái Lan” vì chất lượng tương đương nhưng giá thành hợp túi tiền hơn.

Lợi ích có được do các ngành liên kết phụ trợ đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao cấp có thể sẽ lan tỏa sang một ngành khác Yếu tố này đã được áp dụng hỗ trợ đẩy mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thiết bị chiếu sáng của Thái Lan tại thị trường trong nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, Thái Lan tiếp tục chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan Ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan đã phát triển và mở rộng liên tục trong gần ba thập kỷ.

Trong suốt những năm qua, ngành điện chiếu sáng này không chỉ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia ở góc độ xuất khẩu mà còn đưa Thái Lan lên vị trí dẫn đầu chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á.

Nhận thấy sự phát triển bền vững của ngành, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra các chính sách và biện pháp đầu tư chủ động, thu hút đầu tư từ nhiều công ty đa quốc gia và liên tục đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường, mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần và đầu tư sang các nước trong khu vực Nhờ đó, đến nay Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất của ASEAN trong lĩnh vực thiết bị điện và điện tử Các sản phẩm của Thái Lan được tiêu dùng phổ biến tại nhiều thị trường trên thế giới, nhờ mức giá hợp lý trong khi chất lượng và độ bền đã được cải thiện đáng kể trong một thập kỷ trở lại đây. Đặc biệt có triển lãm quốc tế chuyên ngành Điện và Năng lượng (IEEE PES GTD ASIA 2019) diễn ra từ ngày 19 -23/3/2019 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Bangkok, Thái Lan IEEE PES GTD ASIA 2019 là hoạt động thường niên trong chuỗi Triển lãm & Hội nghị quốc tế chuyên ngành Điện và Năng lượng, có lịch sử phát triển hơn 40 năm qua tại Bắc Mỹ.

Với chủ đề “Chuyển biến lớn trong ngành Điện và Năng lượng”, IEEE PES GTD ASIA 2019 sẽ giới thiệu đến khách tham quan nhiều công nghệ và sản phẩm mới của các quốc gia trên thế giới về lĩnh vực điện và năng lượng Đồng thời khách đến tham quan sẽ được tiếp cận những lợi thế, những ưu điểm vượt trội của ngành chiếu sáng của Thái Lan nhiều hơn.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

T HỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÀNH CHIẾU SÁNG V IỆT N AM

2.2.1 Tình hình kinh doanh các doanh nghiệp của ngành chiếu sáng Việt Nam Đến hết năm 2018, Tiến sỹ Trần Đình Bắc, Phó chủ tịch Hội Chiếu sáng ViệtNam cho biết: theo thống kê chưa đầy đủ, VN hiện có trên 250 doanh nghiệp ( DN) đăng ký thương hiệu bán sản phẩm LED trên thị trường Việt Nam và được phân chia làm 03 nhóm.

Hình 2.2: Phạm vị hoạt động của các doanh nghiệp chiếu sáng chính tại

Việt Nam (Nguồn: Viet Captital Securities Report)

Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là thị trường và thị phần mà doanh nghiệp chiếm được Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, bất kể ở phân đoạn thị trường nào Qua đó, cũng có thể đánh giá được sức cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Về thị phần thiết bị chiếu sáng, quy mô sản xuất thiết bị chiếu sáng của các

DN nội địa tại Việt Nam còn khá lớn.

Nhóm thứ nhất, chiếm gần 80% trong tổng số là các DN đang cung cấp đèn

LED cho thị trường Việt Nam, các DN này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ Sản phẩm đèn LED và thương hiệu của các DN sản xuất theo hình thức ODM (các doanh nghiệp Việt đặt ra các yêu cầu về sản phẩm đèn LED, sau đó đặt hàng nhà sản xuấtODM thiết kế, chế tạo và doanh nghiệp Việt đặt hàng sẽ dán thương hiệu của mình lên dòng sản phẩm đó). Đặc điểm của nhóm này là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường và giá thành rẻ; hàm lượng công nghệ thấp, công nghệ do công ty sản xuất ODM nắm giữ, các công ty sản xuất LED Việt Nam hoàn toàn bị phụ thuộc vào công ty đối tác Giá trị gia tăng của sản phẩm LED hoàn toàn phụ thuộc vào khâu bán hàng mà không có giá trị gia tăng trong sản xuất Chất lượng đèn LED công bố trên bao bì chỉ dừng ở mức kiểm tra ngoại quan và thử sáng Hoặc một trong số các doanh nghiệp sẽ thực hiện mô hình kinh doanh mua lại linh kiện giá rẻ (chủ yếu từ Trung Quốc), chất lượng không đảm bảo và sau đó lắp ráp để sản xuất bóng đèn LED thành phẩm. Điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc chỉ sản xuất các sản phẩm chiếu sáng chất lượng kém Thực tế, các doanh nghiệp nước này có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhờ đầu tư vào công nghệ Tuy nhiên, tình trạng trên xảy ra vì các doanh nghiệp trong nước có rất ít hiểu biết và cũng không hề mong muốn đầu tư vào quản lý chất lượng sản phẩm và do đó, mua linh kiện giá rẻ và cạnh tranh tại phân khúc hạ nguồn Các doanh nghiệp này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cạnh tranh về giá.

Các tập đoàn lớn trên thế giới không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp Một số tập đoàn đa quốc gia như Phillips và Osram hoạt động tại Việt Nam nhưng chỉ tập trung vào một số phân khúc đặc thù, không cạnh tranh trực tiếp với Điện Quang và Rạng Đông Phillips và Osram có xu hướng tập trung vào các dự án chiếu sáng công nghệ cao và quy mô lớn như cao ốc văn phòng, chiếu sáng công cộng, hoặc chiếu sáng thông minh.

Các nhà sản xuất Trung Quốc chú trọng vào chất lượng sẽ khó có thể cạnh tranh về giá thành, phân phối, và giữ khách hàng Trung Quốc nằm cạnh Việt Nam, có quy mô sản xuất lớn hơn, trong khi bóng đèn LED nhập khẩu vào Việt Nam không chịu thuế nhập khẩu, nên về lý thuyết, các sản phẩm chất lượng cao nhập khẩu từ nước này có thể là một mối lo ngại.

Nhóm thứ hai, là những doanh nghiệp sản xuất chiếu sáng có truyền thống, quy mô điển hình ở Việt Nam như: công ty CP bóng đèn, phích nước Rạng Đông,công ty CP bóng đèn Điện Quang, công ty Chiếu sáng và thiêt bị đô thị Hapulico,công ty DuHan,… chiếm khoảng 2- 3 % trong tổng số các doanh nghiệp LED của

Việt Nam Nhóm này chiếm giữ khoảng 40% tổng chủng loại nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng. Đặc điểm nhóm này, là những doanh nghiệp lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đầu tư lớn, bài bản cho sản xuất, làm chủ về công nghệ sản xuất sản phẩm LED chiếu sáng LED thế hệ mới Chất lượng các chỉ tiêu cơ bản sản phẩm LED làm ra, được đánh giá, kiểm tra toàn diện từ đầu vào, ra khép kín, từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất, lưu thông và bảo hành, theo các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, ISO

1400, ISO 17025-2005, EFQM (Châu Âu), TPS (Nhật bản),…. Điện Quang (DQC) và CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) là hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành chiếu sáng Việt Nam trong nhiều năm qua, sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp và thương hiệu được ưa chuộng Hai công ty này cũng có nhiều điểm giống nhau về quy mô và thị trường Cả hai đều thống lĩnh thị trường của mình (RAL tại miền Bắc và DQC tại miền Nam), nhờ vào cam kết chất lượng sản phẩm và việc đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Như chúng tôi đã đề cập trên đây, trong giai đoạn công nghệ chiếu sáng LED chỉ mới phát triển, các doanh nghiệp nhỏ có thể lợi dụng việc người tiêu dùng không chú trọng đến chất lượng và bán ra các sản phẩm lắp ráp sơ sài.

Tuy nhiên, trong dài hạn, các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo chất lượng sản phẩm, mạng lưới phân phối, và xây dựng thương hiệu sẽ giành được khách hàng Trên thực tế, điều này đã xảy ra khi công nghệ chiếu sáng compact còn mới Các công ty dẫn đầu như DQC và RAL cũng gặp khó khăn trong một thời gian do thị trường tràn ngập các sản phẩm chất lượng thấp Cuối cùng, người tiêu dùng đã có ý thức hơn và nhờ vậy, DQC và RAL đã đạt tổng thị phần 80%.

Nhóm thứ ba, là nhóm các công ty vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 10-

12% Đặc điểm nhóm này họ chỉ sản xuất một vài công đoạn tại Việt Nam, còn chủ yếu lắp ráp, tận dụng nhân công giá rẻ tại Việt Nam để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu Tuy nhiên, mức cạnh tranh của thị trường đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn LED hiện tại ngày một gia tăng và gay gắt, với các đối thủ từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường đèn phân khúc giá rẻ (Trung Quốc chiếm 60-70% thị phần đèn LED tại Việt Nam), còn ở phân khúc trung và cao cấp cũng xuất hiện nhiều đối thủ đến từ Đức, Hà Lan, Mỹ

Hiên nay DN sản xuất đèn LED trong nước đều đang tìm cách gia tăng thị phần bán hàng online bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ giao hàng, lắp đặt và bảo hành nhờ lợi thế hệ thống cửa hàng có độ phủ cao Trong khi đó, các nhà đầu tư ngoại, đã chọn cạnh tranh về giá bán cũng như đầu tư lớn cho marketing.

Còn các doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững trong dài hạn Tuy nhiên, trên thực tế có một số trở ngại khiến các doanh nghiệp này khó có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam như:

- Chi phí phân phối cao, khiến khó có thể cạnh tranh về giá;

-Khó có thể giữ khách hàng Ở một mức độ nào đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không ưa chuộng các sản phẩm Trung Quốc và sẽ không mua, trừ khi giá thấp.

-Thiếu sự tương tác từ thị trường trong nước Vì ngành chiếu sáng ngày càng mang tính chất dịch vụ thay vì chỉ thuần túy sản xuất, tương tác giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng trở nên quan trọng hơn dù là dịch vụ trước khi bán như tư vấn chiếu sáng, thiết kế riêng chụp đèn cho khách hàng, hay bảo hành và thay thế sau khi mua Vì vậy, việc thiếu sự tương tác tại thị trường Việt Nam sẽ khiến các doanh nghiệp Trung Quốc chịu bất lợi.

Dù được đề cập chia làm 3 nhóm chính như mục trên, nhưng các chuyên gia tư vấn của Dự án LED, từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế trên cả nước, dựa theo theo đặc thù của các DN ở trên, các chuyên gia tư vấn đã phân ra thành 4 nhóm, nhưng có sự thay đổi, hoán vị theo mức mức độ phát triển quy mô và tăng trưởng về sản xuất.:

Nhóm 1: gồm các DN của nhóm thứ hai nêu trong mục 2.1.1 gồm các DN chủ chốt như DQC và RAL;

Nhóm 2: gồm các DN nhóm thứ nhất nêu trên: nhóm các DN sản xuất theo phương thức OEM, ODM;

Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Các kết quả phát triển, đạt được trong giai đoạn 2015- 2017 cho thấy, đây là xu hướng phát triển tất yếu của đèn chiếu sáng LED, do đặc tính vượt trội của đèn LED về hiệu suất phát sáng, tuổi thọ, độ bền cơ học, tiết kiệm điện bảo vệ môi trường Nguyên nhân quyết định nữa là do nhận thức tích cực, nhạy bén của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Việt Nam về công nghệ LED, đặc biệt với sự hỗ trợ tích cực, cơ bản của Dự án LED về kỹ thuật và công tác đào tạo nâng cao cho đội ngũ kỹ thuật của các cơ sở doanh nghiệp chiếu sáng trong nước của giai đoạn đầu phát triển

Theo đánh giá của các chuyên gia, sở dĩ các doanh nghiệp nhóm 1 có được sự tăng trưởng, đột phá về sản lượng và giá trị và chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa là do: các đơn vị này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng (3-5% doanh thu) để đầu tư công nghệ-kỹ thuật về sản xuất thiết bị, sản phẩm đèn LED Hiện tại mỗi doanh nghiệp trong nhóm này đã đầu tư từ 5 đến 6 dây chuyền công nghệ hiện đại của Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, EU,….để sản xuất đèn LED Nhóm này sẽ đảm đương vai trò dẫn dắt, kiến tạo thị trường, tương lai năm 2020, sản lượng đèn LED của nhóm này sẽ chiếm khoảng 60% thị phần đèn LED chiếu sáng Việt Nam, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chủng loại đèn LED cho hai mục đích: thay thế truyền thống và lắp đặt mới.

Với nhóm 2, theo các chuyên gia, giai đoạn đầu 2011-2014 nhóm này chiếm thị phần trên 65% là do giá đèn LED của họ thấp hơn sản phẩm đèn LED của nhóm

1 và sản phẩm nhập khẩu từ các nước EU, G7 Sang giai đoạn 2015 đến nay, do chất lượng đèn LED sản xuất ra không ổn định, không kiểm soát được công nghệ vì phụ thuộc nước ngoài, bên cạnh đó các công ty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu và minh bạch hơn Điều đó dẫn đến có tới hơn 30% công ty nhóm 2 rút khỏi thị trường do không bán được sản phẩm LED, 10-15% doanh nghiệp nhóm này, dưới dẫn dắt của các công ty nhóm 1, họ tiếp tục đầu tư nghiêm túc, xây dựng chiến lược phát triển để dứng vững trên thị trừng như các công ty: Kingled, Slighting, G7,…

Về nguyên do sự sụt giảm nhanh với nhóm 3 là do: các công ty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu minh bạch hơn, với cách làm của nhóm này, thị trường sẽ dần dần đào thải.

Còn với nhóm 4, khi thị trường chuyển sang dùng đèn LED, lợi thế thương hiệu không bằng lợi thế giá cả, họ chuyển các cơ sở sản xuất ở Việt Nam về Trung Quốc, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu Ở Việt Nam chỉ còn các trung tâm phân phối, cung cấp, bán lẻ sản phẩm LED cho các Dự án nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài Với nhóm này, do lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, mặc dù giá sản phẩm LED của họ có cao hơn nhóm 1 từ (30- 50%) và nhóm 2 từ (50- 100%), họ luôn có lượng khách ổn định từ các khách hàng khá ổn định- là các nhà đầu tư lớn và chiếm thị phần tại Việt Nam từ 10-15%.

Như vậy nhìn chung sự phát triển của ngành chiếu sáng Việt Nam đang có những yếu tố tác động thuận lợi, có môi trường phát triển tiềm năng Điều này tạo nên một năng lực cạnh tranh lành mạnh của ngành chiếu sáng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay Tuy nhiên các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay còn thiếu đi tính bền vững, có thể làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có nguy cơ không ổn định.

Ngành chiếu sáng hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào những điểm mạnh, những ưu điểm vốn có từ trước, cũng đã dần có sự đầu tư vào đổi mới phương pháp công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường tuy nhiên chưa thật sự có sức bật mạnh mẽ.

Việc áp dụng chậm các công nghệ đổi mới cũng là một trong số những nguyên nhân của việc sản phẩm Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ tại chính thị trường trong nước đối với các sản phẩm đi kịp xu hướng mà giá thành lại tối ưu của Trung Quốc Trong tương lai, ngành chiếu sáng sẽ cần đòi hỏi những công nghệ mới, những mẫu mã mới, càng ngày càng hiện đại Do vậy, ngành cũng cần phải quan tâm hơn đối với những sản phẩm được đổi mới công nghệ, thay thế các sản phẩm đã cũ, lỗi thời, không tiết kiệm điện năng.

Sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết bị chiếu sáng là một ngành quan trọng, đóng góp nhiều mặt về nền kinh tế cho Việt Nam Sự phát triển của ngành đã tạo điều kiện thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xóa đói giảm nghòe, mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế của nước mình.

Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng nước ta cũng đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, và được công nhận tại một số thị trường lớn như EU Tuy vấp phải nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh trên nhiều phương diện khác nhau, nhằm khẳng định được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường trong nước và thế giới.

Tóm lại, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam, cần thiết phải có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực của chính bản thân các doanh nghiệp trong ngành, kết hợp cùng việc củng cố và phát huy vai trò của các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành này.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHIẾU VIỆT NAM

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành chiếu sáng Việt Nam

3.1.1 Quan điểm phát triển ngành chiếu sáng Việt Nam

Việt Nam trong vừa hồi phục sau cuộc khủng khoảng nợ xấu ngân hàng năm

2012, kinh tế vĩ mô đã ổn định và phát triển, nợ xấu ngân hàng cơ bản đã giải quyết xong Kinh tế tăng trưởng liên tục 6-7%, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp Xét về tiềm năng thì Việt Nam rất có nhiều tiềm năng phát triển Chính vì vậy triển vọng phát triển của lĩnh vực thiết bị chiếu sáng là rất lớn vì chúng không chỉ là những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người mà còn phục vụ duy trì hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức…

Hình 3.1: GDP Việt Nam từ năm 2008 đến 2018

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Đối với thị trường trong nước, với đặc điểm dân số lớn – hơn 93 triệu người,nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành chiếu sáng là rất lớn với hơn 100 triệu sản phẩm chiếu sáng/năm, trong đó bóng đèn huỳnh quang là 52 triệu, đèn tròn 40 triệu,đèn compact và đèn chiếu sáng khác là 45 triệu Trong giai đoạn vừa rồi, dù công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra khá mạnh nhưng nhìn chung thu nhập bình quân đầu người còn chưa cao mới chỉ ở mức 2500 USD/người, chỉ ở mức trung bình so với các nước trên thế giới và khu vực, điều đó cho thấy nhu cầu sản phẩm của ngành trong dài hạn là rất lớn Đối với ngành chiếu sáng hiện nay đặc biệt sản phẩm đèn led dù chịu sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc, hàng nhập lậu, các sản phẩm này nhắm vào đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp, nhưng với sự gia tăng của mức sống, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao của các công ty chiếu sáng Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới Theo dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này tăng trung bình 23%/năm.

Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ Hình ảnh đất nước Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới trở nên dễ dàng hơn Đây sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng tận dụng.

Ngày nay, do những biến đổi ngày càng xấu của môi trường tự nhiên cũng như tình trạng thiếu điện trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã chuyến sang sử dụng dòng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm “Chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”.

Dù đang phải đối mặt với tình hình khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và trên thế giới nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu lớn trong thời gian sắp tới là chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Cố gắng phấn đấu đưa các doanh nghiệp đầu ngành như Rạng Đông, Điện Quang thành những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị chiếu sáng, thành một thương hiệu đẳng cấp ở thị trườngViệt Nam Mục tiêu cụ thế năm 2020 thị phần chiếu sáng của các doanh nghiệp trong nước là 70%.

3.1.2 Định hướng của ngành dến năm 2025

Tại Việt Nam, khi sản phẩm LED tiếp cận với thị trường Việt Nam với tính năng ưu việt của nó một số nhà sản xuất chưa có kinh nghiệm sản xuất trong ngành công nghiệp chiếu sáng có nhập một số thiết bị về đóng gói LED như Asam LED… nhưng có thể nói do chip LED là công nghệ rất cao và được nghiên cứu rất sâu và bài bản chỉ có những hãng lớn có nền tảng công nghệ lõi mới có thể sản xuất với chất lượng tốt Chính vì vậy các công ty Việt Nam chỉ làm công đoạn đóng gói nên sẽ không thể cạnh tranh được với các công ty hàng đầu thế giới về chất lượng và giá cả.

Hiện có hơn 200 doanh nghiệp tham gia chủ yếu là thực hiện khâu lắp ráp các sản phẩm chiếu sáng LED Tuy nhiên, trên thực tế những công ty sản xuất chiếu sáng có truyền thống trong sản xuất chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng của Việt Nam như Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang… Những công ty này chỉ chiếm khoảng 3% trong số 200 doanh nghiệp Nhóm doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu chiếm khoảng 13% số doanh nghiệp nhưng chủ yếu đưa hàng từ nước ngoài vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam chiếm khoảng 15 -20% thị trường Tuy nhiên sản phẩm của nhóm này giá thành cao, gấp 2-3 lần giá bình quân Còn lại là các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh của Trung Quốc, chiếm tới 84% số doanh nghiệp Do đó không hạn chế số lượng sản phẩm chất lượng kém sẽ là rào cản lớn trong vận động phổ biến sản phẩm chiếu sáng LED. Để phát triển sản phẩm chiếu sáng LED nhanh và bền vững cần xây dưng đội ngũ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động bài bản nghiêm túc được hỗ trợ nâng cao năng lực Đây là vấn đề quan trọng được đề án đang hướng tới và đặc biệt nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thị trường có kiểm soát minh bạch để các doạnh nghiệp trưởng thành.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao năng lực R&D(nghiên cứu và phát triển) làm chủ khâu thiết kế sản phẩm, áp dụng hệ thống quản trị hiện đại nâng cao trình độ tự động hóa và trang bị hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả Nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh Các công ty của

Việt Nam chỉ nên tập trung phát triển tốt các sản phẩm lắp ráp là khâu chúng ta có lợi thế Trong lắp ráp sản phẩm phấn đấu chuyển từng bước từ công ty sản xuất nguồn sáng LED sang công ty sản xuất thiết bị chiếu sáng và hướng tới mô hình công ty cung cấp giải pháp chiếu sáng.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu phát triển kênh chiếu sáng chuyên dụng như ứng dụng đèn LED trong nông nghiệp, cây trồng thay thế ánh sáng mặt trời, ứng dụng trong chăn nuôi, đánh bắt hải sản.

Tiếp cận những thành tựu mới của công nghệ chiếu sáng LED thế giới nghiên cứu từng bước ứng dụng vào sản phẩm Việt nam như LED CSP (Chip Scale Package) Wicop (Wafer level Integrated chip on PCB), Driver AC/IC theo xu hướng tích hợp và nội địa hóa một số linh kiện có lợi thế cạnh tranh.

Hiện tại ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã thực hiện các chính sách các chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như

“Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” được Quốc hội ban hành vào ngày 17.6.2010 Hay Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đều thành lập các cơ quan chuyên trách về tiết kiệm năng lượng trong đó có chiếu sáng Các cơ quan này chịu trách nhiệm về thực thi các chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả như Tổng cục năng lượng Các địa phương thành lập các Trung tâm tiết kiệm năng lượng…

Chính quyền các địa phương cũng thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sử dụng đèn LED như Nghị định số 47/KH-UBND ngày 01/03/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc: ‘Kế hoạch thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năn 2016” theo đó Hà Nội sẽ tổ chức thay thế toàn bộ các đèn trang trí hiện có bằng đèn LED để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

Quyết định số 2162/UBND-XDGT ngày 14/4/2016 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống chiếu sáng công cộng của thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện chương trình thí điểm đèn LED chiếu sáng đường phố từ 2012 và giao cho khu quản lý giao thông đô thị số 1 thực hiện.

Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng Việt Nam dựa vào mô hình SWOT

3.2.1 Tận dụng điểm mạnh của ngành để khai thác cơ hội đang có (S-O)

Biện pháp này cho phép tận dụng những điểm mạnh đang có của các doanh nghiệp để khai thác được các cơ hội nhằm phát triển ngành.

Phương án kết Giải pháp cụ thể

S3,5 – O2: Nhu cầu sử dụng các sản phẩm chiếu sáng tiết

Tận dụng nguồn kiệm điện có tuổi thọ lâu càng ngày càng tăng cao do lực ổn định để đầu ảnh hưởng từ giá điện Các dòng sản phẩm chiếu sáng tư công nghệ, áp truyền thống có lượng tiêu thụ năng lượng cao hơn hẳn dụng sản xuất các so với sản phẩm LED Đây thực sự là cơ hội lớn cho các sản phẩm chất doanh nghiệp trong ngành mở rộng thị trường bằng cách lượng, có khả đầu tư nguồn lực vào công nghệ, mở rộng các trung tâm năng đáp ứng nhu R&D nghiên cứu sản phẩm, làm mới các sản phẩm cầu tiết kiệm điện truyền thống và cho ra đời những sản phẩm đáp ứng của thị trường được nhu cầu tiêu dùng thiên về chất lượng Đặc biệt tập trung phát triển sản phẩm LED, xây dựng ngành công nghiệp điện tử LED là sản phẩm chủ lực chiến lược trong tương lai của các doanh nghiệp.

Hiện nay ngoài các dòng sản phẩm truyền thống như bóng đèn huỳnh quang, đèn tròn, đèn compact thì xu hướng đèn led đang chiếm ưu thế do ưu điểm vượt trội so với các loại đèn truyền thống như: đèn LED có thể tiết kiệm lên mức 50-70% so với các đèn truyền thống, đặc biệt là đèn thủy ngân cao áp; tuổi thọ của đèn LED tăng từ 5-10 lần so với đèn ống huỳnh quang Đặc biệt với tính năng thân thiện với môi trường, LED đang trở thành khuynh hướng tiêu dùng mới.

Vì vậy đón đầu xu hướng này, với nguồn lực ổn định, các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam cần tập trung đầu tư công nghệ và cả truyền thông, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng đến với các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm, thiết bị điện có hiệu suất năng lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm chiếu sáng công nghệ cao Hiện nay xu thế cạnh tranh rất gay gắt đặc biệt là các đối thủ từ Trung Quốc với dòng LED giá rẻ, tuy chất lượng và các chế độ bảo hành không đảm bảo, nhưng đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích giá rẻ, hàng LED giá rẻ của Trung Quốc hiện chiếm một thị phần khá lớn.

S1,2 – O1,2: Thị trường LED tại Việt Nam còn rất tiềm năng

Tận dụng, kết hợp và rộng lớn Vừa là sân chơi cho các doanh nghiệp nước những thương ngoài đồng thời cũng là cơ hội lớn cho ngành thiết bị hiệu nội địa quen chiếu sáng Việt Nam phát triển, mở rộng hơn nữa. thuộc, lâu đời với Với những doanh nghiệp có thương hiệu lâu đời, mạng lưới phân phát triển với hệ thống phân phối đa dạng, rộng lớn thì phối rộng lớn đem nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết bị chiếu sáng ngày càng thương hiệu, sản tăng – chính là cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, phẩm phủ khắp thị tăng được quy mô sản xuất, giúp các doanh nghiệp trường, tiến gần chiếu sáng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các đến với người tiêu thương hiệu nước ngoài như Philip hay Osram. dùng, nâng cao khả năng cạnh Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thiết bị điện tranh với những ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng, buộc thương hiệu mới, phải đa dạng hóa các dòng sản phẩm là sản xuất phân không rõ nguồn cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng gốc, chất lượng khách hàng với mức giá phù hợp cho từng đối tượng.

Thị trường tiềm năng kết hợp với hệ thống phân phối rộng lớn, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường phù hợp với cấp sản phẩm với chính sách giá, chất lượng và ưu đãi phù hợp với từng dòng sản phẩm, từng khu vực với phân khúc khách hàng khác nhau. Liên doanh liên kết cùng phát triển với các đối tác/đơn vị về một số sản phẩm đèn chiếu sáng nhằm đáp ứng đồng bộ cho việc phân cấp sản phẩm Xây dựng các nội dung trọng tâm và đa dạng các hình thức Marketing nhằm tăng tính cạnh tranh với các hãng khác tại thị trường Việt Nam trong mặt quảng bá và giới thiệu sản phẩm theo từng đối tượng phân cấp khách hàng Tận dụng lợi thế thương hiệu lâu đời, quen thuộc với người tiêu dùng để lấy được lòng tin, từng bước mở rộng thị trường. Để làm tốt công tác thị trường, lãnh đạo doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam phải thay đổi quan điểm theo hướng marketing hiện đại, đặt nghiên cứu nhu cầu lên hàng đầu, nghiên cứu và dự đoán nhu cầu trước rồi mới sản xuất để thoả mãn nhu cầu đó, nghĩa là luôn phải tâm niệm: “Bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì ta có” Trong thời gian tới, doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam nên tổ chức một đội ngũ chuyên gia Marketing thành thạo để xây dựng và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả Sử dụng phối hợp chiến lược kéo và chiến lược đẩy Để kéo khách hàng về phía mình, phải tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo Tăng cường nguồn tài chính dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam là quảng cáo nhiều mà là quảng cáo có chất lượng, để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam nên tổ chức một số các hội nghị quy mô toàn ngành như Hội nghị khách hàng, Hội nghị đối ngoại, Hội nghị tham tán và Hội nghị marketing để có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam có thể áp dụng ba chiến lược như sau: tung ra sản phẩm cho tất cả khách hàng, tung ra một số sản phẩm cụ thể cho một số nhóm khách hàng nhất định hay tập trung vào một phân khúc hẹp Có nghĩa là các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam hoặc không phân đoạn thị trường và có chính sách áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, hoặc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình và áp dụng các chính sách thích hợp cho thị trường đó Nhưng dù theo đuổi chính sách nào thì các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam cũng phải biết quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng và đồng thời biết cách chăm sóc họ.

3.2.2 Tận dụng điểm mạnh của ngành để hạn chế những nguy cơ phát sinh (S-T)

STT Phương án kết Giải pháp cụ thể

S1,2,3 – T1:hợp Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng tạo Đưa ra những sản ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt cạnh phẩm chất lượng tranh về giá với các doanh nghiệp Trung Quốc Có thể với nhiều phân nói tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng phân khúc khách hàng khúc giá khác mà doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng có thể áp dụng nhau cho từng đối các mức giá khác nhau. tượng khách hàng đồng thời sử dụng kênh phân phối rộng lớn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá thấp nhất.

Với các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng nên theo đuổi chính sách giá hợp lý- Chất lượng dịch vụ tốt theo phương châm “Tiền nào của nấy” Phải làm cho khách hàng hiểu rằng với mức phí mà họ phải trả cho sản phẩm, họ được hưởng sản phẩm tốt nhất, và hưởng dịch vụ cộng thêm như các dịch vụ bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Hiện nay nếu so với giá sản phẩm đèn LED thì có thể các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam khó thể cạnh tranh được với các sản phẩm rẻ tiền từ Trung Quốc Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng giá cả hợp lý cùng với chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm Nói tóm lại, khi các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam chứng minh được hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải trả là phù hợp với ý muốn và yêu cầu của khách hàng thì khi đó chính sách giá mới mang đến các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng thêm một lợi thế cạnh tranh đặc thù. Để nâng cao chất lượng giá cả và dịch vụ, các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam nên tiết giảm chi phí sản xuất, giảm được giá nguyên liệu đầu vào, tăng cường quản lý các chế độ dịch vụ hẫu mãi bảo hành Muốn được các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất chính sách giá hợp lý cần phải nâng cao công tác marketing tìm kiếm nguồn cung cấp mới. Để cạnh tranh với hàng giá thấp, kém chất lượng của Trung Quốc, các doanh nghiệp ngành chiếu sángViệt Nam cần tận dụng hệ thống các kênh phân phối của mình, thiết kế và sử dụng chúng hợp lý để chiếm lại thị phần từ tay những doanh nghiệp Trung Quốc.

Các doanh nghiệp ngành chiếu sáng cần hoàn thiện tổ chức mà thiết kế các kênh phân phối mới nhằm chiếm lĩnh thị phần:

- Đối với kênh đại lý:

+ Các doanh nghiệp ngành chiếu sáng nên tập trung mở thêm các đại lý ở các khu quy hoạch, khu đô thị mới, dân cư mới.

+ Mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn, miền núi trong cả nước.

+Phân bổ mật độ đại lý cho phù hợp Bên cạnh việc mở rộng thị trường, các doanh nghiệp ngành chiếu sáng cần phân bố lại mật độ của các đại lý cho hợp lý.

+Một vấn đề khác là với số lượng các đại lý khá đông, dễ gây ra tình trạng xung đột kênh bởi vì có sự cạnh tranh giữa các đại lý, các cửa hàng, dẫn đến làm giảm mức lợi nhuận chung Vì vậy, các doanh nghiệp ngành chiếu sáng nên loại bỏ những đại lý có sản lượng tiêu thụ giảm, không còn tiềm năng, đi đôi với đó là tổ chức và sắp xếp lại vị trí đặt các đại lý sao cho các thành viên của kênh có đủ khu vực thị trường để hoạt động.

+ Tuyển chọn thành viên cho kênh phân phối: Trước khi quyết định mở thêm đại lý, bên cạnh các điều kiện để lựa chọn kênh của doanh nghiệp như: tài chính, uy tín, mặt bằng…thì cũng cần phải chú ý đến mức độ thiện tình, cùng với sự cam đoan hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi; măt khác doanh nghiệp cũng nên xem xét nhu cầu tại nơi đại lý trực thuộc và lượng khách hàng tiềm năng, cũng như thuyết phục họ tham gia vào hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp qua những lợi ích hấp dẫn, ưu thế của sản phẩm so với đối thủ, chính sách khuyến khích thành viên, chiết khấu giá bán và quan trọng hơn hết là phải đáp ứng nhu cầu tối đa khi đã là thành viên của kênh.

+ Khuyến khích các thành viên trong kênh: Có nhiều cách để tiến hành động viên thành viên kênh nỗ lực bán hàng cho doanh nghiệp, có thể là khuyến khích bằng tiền thông qua mức tăng hoa hồng, tăng chiết khấu hoặc giảm giá bán trên số lượng nhiều, cho thưởng đối với các đơn đặt hàng đúng tiến độ, hoặc nhiều hơn so với kỳ trước.

Một cách khác nữa là doanh nghiệp có thể tặng vật chất, quà khuyến mãi có giá trị cao khi các đại lý tiêu thụ tốt hoặc là thu thập được nhiều thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm đang có nhu cầu cho doanh nghiệp kịp thời Ngoài ra, để động viên hơn thì doanh nghiệp nên bày tỏ sự quan tâm vào các dịp lễ trong năm thông qua các món quà lễ để gắn chặt mối hợp tác lâu dài.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:24

w