CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH VIỄN THÔNG
Những vấn đề cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0 industrial revolution, 4.0 industrie) là một sáng kiến chiến lược được sử dụng để mô tả xu thế hướng đến số hóa và tự động hóa môi trường sản xuất, diễn tả một nền công nghiệp hiện đại, thông minh với những công nghệ phát triển vượt bậc, có thể thay đổi quy mô và phương thức sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, được đề xuất và thông qua bởi Chính phủ Đức như một phần của “Chiến lược công nghệ cao đến năm 2020”, sau đó đã được công nhận trên toàn cầu và được biết đến rộng rãi tại Châu Âu (William MacDougall, 2014).
Năm 2011, thuật ngữ này được trình bày lần đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới Hannover, tiếp đó là trong các kế hoạch và báo cáo vào năm 2013 và cuối cùng được thừa nhận chính thức bởi Chính phủ Đức Tại các quốc gia nói tiếng Anh, thuật ngữ “Internet of Things”, “Internet of Everything” hay “Industrial Internet” cũng thường xuyên được sử dụng, đồng nghĩa với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”.
Vậy thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” chính xác là gì? Dưới đây là bảng tổng hợp các định nghĩa về “Cách mạng công nghiệp 4.0” được đưa ra bời các tác giả khác nhau:
Bảng 1.1 Các định nghĩa về Công nghiệp 4.0
Tác giả Định nghĩa Đặc trưng chính
Koch, Simon Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 là viết tắt của - Cách mạng công nghiệp Kuge, Dr.Reinhard Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được hiểuchính xác nhất như một cấp độ mới của tổ lần thứ 4- Tổ chức và kiểm soát
Geissbauer, chức và kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị củaSchraufStefan vòng đời sản phẩm, hướng đến tăng cường sựcá nhân hóa yêu cầu của khách hàng hoàn toàn chuỗi giá trị- Yêu cầu cá nhân hóa
Công nghiệp 4.0 hay Công nghiệp thông minh - Kỷ nguyên công nghệ liên quan đến sự phát triển công nghệ từ hệ mới
William thống nhúng đến hệ thống thực - ảo Nó kết - Hướng các đến hệ thống nối các hệ thống nhúng và sơ sở sản xuất thực - ảo
MacDougall thông minh để mở đường cho một kỷ nguyên - Các hệ thống nhúng(2014) công nghệ mới làm biến đổi chuỗi giá trị sản - Sản xuất thông minh xuất và công nghiệp, cũng như mô hình kinh - Sự kết nối doanh - Sự chuyển đổi
Tác giả Định nghĩa Đặc trưng chính
Công nghiệp 4.0 được xem như sự số hóa lĩnh - Số hóa vực sản xuất với các cảm biến nhúng trong
McKinsey(2015) toàn bộ thành phần sản phẩm và thiết bị sản - Cảm biến nhúng- Các hệ thống thực - ảo xuất, các hệ thống thực tế ảo và phân tích toàn - Dữ liệu thích hợp bộ dữ liệu thích hợp.
Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 dùng để chỉ một - Sự phát triển Deloitte(2015) giai đoạn phát triển hơn nữa trong tổ chức vàquản lý toàn bộ quá trình chuỗi giá trị tham gia - Tổ chức và quản lýngành công nghiệp sản xuất - Toàn bộ chuỗi giá trị
- Đổi mới mang tính đột
Công nghiệp 4.0 là tổng hợp của toàn bộ - Chuỗi giá trị Christian những đổi mới mang tính đột phá bắt đầu và - Số hóa
Pfohl, Burak hoàn thành trong chuỗi giá trị để giải quyết các - Tự động hóaKurnazYahsi,Tamer(2015) xu hướng số hóa, tự động hóa, sự minh bạch,tính di động, chuẩn hóa, kết hợp mạng lưới và - Tính di độngxã hội hóa sản phẩm và quy trình - Sự minh bạch- Chuẩn hóa
- Xã hội hóa Geissbauer, Công nghiệp 4.0 - Cuộc cách mạng công - Cách mạng công nghiệp nghiệp lần thứ 4, tập trung vào số hóa từ đầu lần thứ 4
Vedso &Schrauf(2016) đến cuối toàn bộ tài sản vật lý và tích hợp vàohệ sinh thái kỹ thuật số với các phần của chuỗi - Hệ sinh thái kỹ thuật sốgiá trị - Số hóa toàn bộ tài sảnbên trong chuỗi giá trị
Công nghiệp 4.0 là một cụm thuật ngữ cho các - Công nghệ, tổ chức trong công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị đi cùng với các hệ thống vật lý chuỗi giá trị Klaus trong không gian ảo, Internet của vạn vật và - Hệ thống vật lý trong Schwad Internet của các dịch vụ Cuộc cách mạng không gian ảo
(2016) công nghiệp lần thứ 4 phát triển từ cuộc cách - Internet của vạn vật mạng công nghiệp lần thứ 3, kết hợp các công - Internet của các dịch vụ nghệ với nhau, xóa mờ ranh giới giữa vật lý, - Sự kết hợp kỹ thuật số và sinh học.
Qua Bảng 1 có thể thấy, các định nghĩa về CMCN 4.0 qua các tác giả khác nhau đều có những điểm tương đồng Họ tập trung chủ yếu vào CMCN 4.0 như là một bước đi mới trong sự phát triển công nghiệp nhờ vào các hệ thống nhúng thông minh cho phép kết nối giữa các bộ phận vào toàn bộ chuỗi giá trị.
Nhìn chung, có thể định nghĩa như sau: Cách mạng 4.0 là một thuật ngữ dùng để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đột phá, tăng cường cá nhân hóa yêu cầu của khách hàng và kết nối giữa các hệ thống nhúng với quy trình sản xuất thông minh nhằm tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số và biến đổi ngay lập tức ngành công nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất và toàn bộ mô hình kinh doanh.
1.1.2 Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp
Trong suốt lịch sử, loài người đã cải tiến ngành công nghiệp bằng cách chuyển từ tận dụng các phương thức sản xuất sẵn có sang sử dụng các công nghệ tiên tiến; với sự tái tạo của ngành công nghiệp dẫn đến một số tác động quan trọng và do đó được đặt tên là một cuộc cách mạng công nghiệp Tuy nhiên, những lợi ích do một cuộc cách mạng công nghiệp mang lại không chỉ giới hạn ở việc tăng sản lượng Nó cũng đã cải thiện tính chính xác của các quy trình sản xuất, cũng như giảm chi phí lao động (David S.Landes, 1969) Trong suốt lịch sử, ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hình 1.1 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước.
Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến các mặt của xã hội
1.2.1 Lao động và việc làm
Tác động của công nghệ đối với thị trường lao động rất phức tạp và không thể đoán trước được Tuy nhiên, ba tác động cơ bản có thể thấy đó là: (1) Thay thế cho lao động; (2) Bổ sung cho lao động; hoặc (3) Tạo ra việc làm mới Với sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính hoặc robot sẽ thay thế các công việc thường ngày và bổ sung cho những công việc không thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề việc làm trong xã hội.
Tỷ lệ lao động phổ thông sẽ có xu hướng giảm dần do việc thay thế sức lao động của con người bằng máy móc, công cụ hiện đại, người máy… Xã hội sẽ cần ngày càng nhiều lao động trình độ cao, kỹ sư máy móc, công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện tại Ví dụ đối với lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển của ứng dụng ngân hàng trực tuyến, thanh toán di động thay thế cho những phương pháp thủ công hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến việc làm của rất nhiều người trong những năm tới.
Theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong tương lai, các nhóm việc sẽ phát triển gồm có: Kinh doanh và quản trị tài chính, Quản lý, Toán học và máy tính,
Kỹ sư và kiến trúc, Bán hàng, Giáo dục và đào tạo Các nhóm việc sẽ suy giảm gồm có: Hành chính văn phòng; Sản xuất; Xây dựng; Mỹ thuật, thiết kế, giải trí, thể thao và truyền thông, Pháp lý, Lắp đặt và sửa chữa.
Hình 1.2 Dự báo về tương lai của các nhóm việc làm
Cuộc CMCN 4.0 cũng tác động trực tiếp tới các kỹ năng cần thiết trên thị trường lao động toàn cầu Theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), danh sách 10 kỹ năng cần thiết vào năm 2020 sẽ có sự thay đổi so với năm 2015 Các kỹ năng như Tư duy biện chứng, Kỹ năng sáng tạo sẽ trở nên quan trọng hơn Ngoài ra, có những kỹ năng mới đòi hỏi con người cần phải có như: Tư duy cảm xúc, Thích nghi nhận thức. Chi tiết cụ thể về các kỹ năng cần thiết tại bảng dưới đây:
Bảng 1.3 Các kỹ năng thiết trong kỷ nguyên CMCN 4.0
Các kỹ năng cần thiết năm 2015 Các kỹ năng cần thiết năm 2020
1 Giải quyết vấn đề phức tạp 1 Giải quyết vấn đề phức tạp
2 Làm việc nhóm với người khác 2 Tư duy biện chứng (+2)
3 Quản trị nhân sự 3 Kỹ năng sáng tạo (+7)
4 Tư duy biện chứng 4 Quản trị nhân sự (-1)
5 Thương lượng 5 Làm việc nhóm với người khác (-3)
6 Quản lý chất lượng 6 Tư duy cảm xúc (mới)
7 Định hướng dịch vụ 7 Đánh giá và ra quyết định (+1)
8 Đánh giá và ra quyết định 8 Định hướng dịch vụ
9 Lắng nghe tích cực 9 Thương lượng (-4)
10 Kỹ năng sáng tạo 10 Thích nghi nhận thức (mới)
Về mặt kinh tế, cuộc CMCN 4.0 tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, đến ngành sản xuất và giá cả của các mặt hàng. Đối với tiêu dùng, thông qua các thiết bị công nghệ kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… khách hàng có thể dễ dáng tiếp cận với nhiều sản phẩm dịch vụ với các mức giá khác nhau Nhờ đó, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức chi phí phù hợp nhất mà họ sẵn sàng chi trả, qua đó mang lại lợi ích và sự tiện dụng cho khách hàng, tăng sự thỏa mãn của khách hàng Việc khách hàng dễ dàng tiếp cận với người bán thông qua các phương tiện điện tử, internet cũng giúp cho quyết định mua dễ dàng hơn, thông qua đó cũng làm tăng lượng tiêu dùng Hơn nữa, điều này cũng khiến cho ngày càng có nhiều người bán xuất hiện, làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường Để có thể cạnh tranh được, các doanh nghiệp sẽ cố gắng đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và nỗ lực giảm giá thành.
Cuộc CMCN 4.0 cũng sẽ sắp xếp lại các doanh nghiệp trên thị trường Những doanh nghiệp tận dụng được công nghệ sẽ thành công, và ngược lại, thị trường cũng sẽ đào thải những doanh nghiệp lạc hậu với công nghệ sản xuất lỗi thời.
Ngoài ra, thông qua công nghệ hiện đại, những đột phá trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D… năng suất lao động tăng lên và ngành sản xuất sẽ tiết kiệm được các loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lưu kho, chi phí nhân công… qua đó giảm áp lực chi phí đẩy, điều này sẽ tác động tích cực đến tỷ lệ lạm phát.
1.2.3 Môi trường Đối với vấn đề môi trường, việc sử dụng các công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, vật liệu và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường sẽ mang lại những tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ứng dụng công nghệ hiện đại có thể giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý môi trường như: tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của con người Các sản phẩm ứng dụng công nghệ có thể sử dụng trong lĩnh vực này như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo lường tự động mức độ ô nhiễm môi trường, dự báo thời tiết, ứng dụng cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên…
Các thành quả của cuộc CMCN 4.0 còn được ứng dụng trong việc phát triển nền kinh tế xanh nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
1.2.4 Xã hội Ứng dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân trên toàn thế giới Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn Nó còn làm thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm Các hoạt động tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa thông qua các phương tiện điện tử, IoT, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn.
Công nghệ đang giúp cho khoảng cách giữa thế giới thực và ảo dần rút ngắn Nó sẽ tạo ra làn sóng du nhập của các công nghệ tiên tiến; tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, Internet và tự động hóa Công nghệ mới cho phép tương tác hai chiều giữa người dân và các cơ quan chính phủ giúp tăng cường sức mạnh quản lý, chỉ đạo, giám sát và điều tiết nền kinh tế, nhờ đó, sẽ tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy nhanh hội nhập Ngoài ra, thông qua công nghệ tiên tiến có thể thiết lập các hệ thống tự động thu thập và xử lý thông tin, cảnh báo sớm từ các thảm họa thiên nhiên, hỗ trợ các lĩnh vực trong đời sống.
Các thành tựu của CMCN 4.0 cũng giúp nâng cao chất lượng ngành y tế, giáo dục, mang lại nhiều lợi ích cho người dân Các tiến bộ công nghệ giúp cho ngành y tế phát triển hơn, nhờ đó sức khỏe của người dân được cải thiện, tuổi thọ trung bình cũng tăng lên Việc áp dụng hồ sơ y tế điện tử sẽ giúp cho các y bác sỹ dễ dàng nắm được các thông tin sức khỏe liên quan đến từng bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất Việc đăng ký khám, chữa bệnh thông qua các ứng dụng hay mạng Internet sẽ giúp các bệnh viện tránh được tình trạng bon chen, quá tải, người dân cũng không phải chờ đợi quá lâu như trước Đối với giáo dục, các bài giảng điện tử hay hình thức học trực tuyến ngày càng phổ biến hơn giúp giảm thiểu các chi phí liên quan, tạo sự thuận lợi cho người dân.
Tuy nhiên, CMCN 4.0 có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng của thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế con người, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên, gây ra các tác động về kinh tế và sự bất bình đẳng xã hội, tạo ra sự sụt giảm thu nhập do nhu cầu nhân lực có trình độ và triệt tiêu dần lao động giản đơn, giảm nhu cầu nhân lực phổ thông và có thể tạo ra thất nghiệp và gây bất ổn xã hội.
Ngoài ra, việc gia tăng sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, tấn công thông tin, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các phương tiện không người lái, robot kéo theo là những vấn đề pháp lý, tính hợp pháp của các giao dịch điện tử qua mạng.
1.2.5 Thương mại và đầu tư
Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành viễn thông
1.3.1 Tác động đến ngành viễn thông trên thế giới
1.3.1.1 Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng
- Tăng tỷ lệ người dùng Internet:
Tỷ lệ người dùng Internet có xu hướng ngày càng tăng Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhờ vào nó, con người có thể giao tiếp,kinh doanh, tìm kiếm thông tin, học tập và thực hiện các công việc khác Theo thống kê của We Are Social và Statista, tính đến tháng 01/2019, số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới là 4,388 tỷ người, tăng 9,1% (367 triệu người) so với cùng kỳ năm 2018.
Biểu đồ 1.1 Thống kê số lượng người dùng Internet qua các năm (2014-2019)
Cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ Wifi và Internet băng rộng di động cũng đang được sử dụng rộng rãi giúp con người có thể kết nối mọi nơi thông qua việc sử dụng các thiết bị di động Cũng theo Statista, đến tháng 01/2019, số lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet đã lên đến 3,986 tỷ người, chiếm hơn 90,8% số lượng người sử dụng Internet.
Biểu đồ 1.2 Thống kê người dùng trong các lĩnh vực số tháng 01/2019
Hình 1.3 Tỷ lệ kết nối Internet theo vùng trên thế giới
Sự phát triển và giá thành ngày càng rẻ của các thiết bị điện tử giúp mỗi người sử dụng không chỉ có một kết nối Internet trên thiết bị di động mà cùng lúc có thể có nhiều kết nối Internet thông qua các thiết bị di động khác nhau như máy tính bảng, điện thoại thông minh, laptop Hình 1.3 cho thấy tỷ lệ các kết nối Internet di động trên tổng dân số các khu vực trên thế giới đều ở mức rất cao.
- Tăng tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh:
Hơn hai phần ba dân số thế giới hiện nay đang sử dụng điện thoại và hầu hết là điện thoại thông minh Điện thoại thông minh được hỗ trợ internet đã trở thành thiết bị ưu tiên truy cập internet, chiếm tỷ trọng truy cập internet lớn hơn các thiết bị khác như máy tính hay laptop… Lượng người dùng điện thoại thông minh trên thế giới đang tăng rất nhanh Theo dự báo của Statista, đến năm 2020, con số này sẽ đạt 2,87 tỷ người.
Biểu đồ 1.3 Thống kê lượng người dùng điện thoại thông minh qua các năm
Nhu cầu sử dụng dữ liệu di động cũng tăng qua các năm Theo báo cáo của We Are Social, tỷ lệ sử dụng Internet thông qua các thiết bị di động năm 2019 đạt 48%, tăng 6,1% so với năm 2018.
Biểu đồ 1.4 Tỷ lệ sử dụng dữ liệu di động qua các năm
- Nhu cầu sử dụng mạng xã hội tăng dần qua các năm:
Gần 1 triệu người đã bắt đầu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (SocialMedia) lần đầu tiên mỗi ngày trong năm qua - tương ứng với 11 người/giây lần đầu đăng nhập mã xã hội Đến năm 2021, số lượng người dùng mạng xã hội ước tính là3,02 tỷ người.
Biểu đồ 1.5 Thống kê số lượng người sử dụng mạng xã hội qua các năm
- Tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến:
Kéo theo nhu cầu sử dụng Internet, mạng xã hội và các thiết bị di động thông minh, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi Thay vì đến các cửa hàng tiện ích, siêu thị hay các trung tâm thương mại, con người ngày nay tìm đến các cửa hàng trực tuyến, các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử hay các ứng dụng (apps) để thực hiện hành vi mua sắm của mình Việc mua hàng trực tuyến, thanh toán điện tử, giao hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Biểu đồ 1.6 Số lượng người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới từ 2014-2021
- Dịch vụ Tài chính di động phát triển:
Hiện nay, dịch vụ chuyển tiền và thanh toán sử dụng thiết bị di động đã xuất hiện ở85% các quốc gia Sự phát triển ngày càng lớn của các dịch vụ tài chính di động phần lớn là di khả năng tiếp cận và dễ sử dụng của điện thoại dẫn đến việc điện thoại di động trở thành phương tiện ưa thích và tiện dụng cho các dịch vụ tài chính.
Theo thống kê của Statista, năm 2018, thị trường thanh toán di động thế giới chứng kiến sự tăng trưởng nhanh khi doanh thu đạt 930 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2017 Dự kiến năm 2019, thanh toán di động toàn cầu sẽ đạt 1080 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2018.
Biểu đồ 1.7 Tổng doanh thu thị trường thanh toán di động toàn cầu giai đoạn
Theo Worldpay, việc sử dụng tiền mặt đang suy giảm ở mọi khu vực toàn cầu với những thay đổi mạnh mẽ Họ dự đoán rằng tiền mặt sẽ được thay thế bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và (ví điện tử) eWallets.
Trên thế giới, số lượng dịch vụ thanh toán di động ngày càng tăng, trở thành một công cụ quan trọng cho hoạt động giao dịch Một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động hàng đầu trên thế giới có thể kể đến như: Paydiant, Visa Checkout,MasterCard MasterPass, PayPal Mobile, Google Wallet, Apple Pay, Square Order,Intuit GoPayment…
1.3.1.2 Sự thay đổi của công nghệ dẫn dắt người dùng
5G (Thế hệ mạng di động thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau 4G Theo Catherine Haslam - TM Forum, so với 4G, 5G hứa hẹn sẽ đem lại những cải tiến mới:
Tốc độ tải xuống nhanh hơn gấp 1000 lần so với 4G
Độ trễ khoảng 1ms, so với độ trễ của 4G là 50-100ms
Băng thông lớn hơn hỗ trợ hàng triệu kết nối trên 1 km 2
Cải thiện công suất tiêu thụ của trạm 30% so với 4G
Năm 2018 đánh dấu sự triển khai của dịch vụ 5G thương mại hóa lần đầu tiên. Với việc chuẩn hóa 5G đã được đẩy nhanh trong năm 2017 cùng với các tiêu chuẩn mới nhất dành riêng cho 5G New Radio đã được ký kết vào tháng 6, thương mại hóa 5G đầu tiên ra mắt vào cuối năm 2018 Tại Mỹ, 4 nhà mạng lớn đã công bố kế hoạch cung cấp dịch vụ 5G vào cuối năm 2018 và giữa năm 2019 Gần 1/2 số lượng thuê bao tại Bắc Mỹ sẽ được sử dụng dịch vụ 5G vào năm 2023 Hàn Quốc hiện đã triển khai thử nghiệm 5G Các thị trường khác dự kiến cũng sẽ sớm triển khai tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc Trên phạm vi toàn cầu, mạng 5G dự kiến sẽ được triển khai rộng rãi vào năm 2020 Ước tính có trên 1 tỷ thuê bao di động băng rộng 5G tới cuối năm
2023, chiếm 12% tổng số thuê bao di động 20% lưu lượng dữ liệu di động sẽ được truyền tải bởi mạng lưới 5G vào năm 2023, gấp 1,5 lần tổng lưu lượng 3G, 4G hiện nay Theo dự kiến, các thuê bao 5G sẽ được phổ cập tại khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương từ năm năm 2021.
- Các công nghệ mới trên điện thoại thông minh:
Mở khóa điện thoại thông minh bằng Face ID: tính năng này ra đời tiếp theo sau cảm biến vân tay Các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ theo đuổi tính năng này và cải thiện hệ thống mở khóa bằng khuôn mặt trở nên nhanh, đáng tin cậy hơn và đủ an toàn để sử dụng cho việc thanh toán.
Kinh nghiệm ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 tại các doanh nghiệp viễn thông
1.4.1 Các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới
AT&T là một tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, có trụ sở đặt tại Dallas, Hoa
Kỳ Đây là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với các lĩnh vực kinh doanh chính là di động và các dịch vụ công nghệ thông tin Theo Gartner, AT&T đang quản lý hàng triệu thiết bị thông minh, với 20% trong số đó là nằm bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Là một nhà cung cấp hệ sinh thái, AT&T đã triển khai Trung tâm sáng tạo M2M. Công ty đã chứng nhận được một số lượng lớn các thiết bị hàng năm (AT&T có một hệ thống các mô đun không dây đã được chứng nhận để hỗ trợ các nhà phát triển thiết bị kết nối).
Về các giải pháp IoT, AT&T là nhà cung cấp giải pháp IoT hàng đầu tại khu vựcBắc Mỹ với mạng lưới kết nối IoT trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, AT&T cung cấp các dịch vụ và giải pháp IoT, phát triển các nền tảng ứng dụng và dịch vụ bảo mật trong IoT Các lĩnh vực IoT mà AT&T tập trung phát triển:
- Thành phố thông minh (Smart Cities) bao gồm các ứng dụng: Năng lượng thông minh (Smart Grid); Đèn chiếu sáng thông minh (Smart Lighting); Bãi đỗ xe thông minh (Smart Parking); Vận tải thông minh (Smart Transportation); Tòa nhà thông minh (Smart Building).
- Xe kết nối công nghệ (Connected Car): phát triển dựa trên nền tảng AT&T DriveTM được ứng dụng cho 19 thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới như Audi, BMW, Cadilac, Jaguar, Land Rover, Porsche…
- Quản lý và theo dõi tài sản vận tải (Asset Tracking and Management).
- Các giải pháp chăm sóc sức khỏe (Connected Healthcare Solutions)
- Cung cấp các giải pháp kết nối cho mạng IoT: Quản lý và kết nối các thiết bị toàn cầu thông qua SIM (Global SIM); kết nối thiết bị IoT qua vệ tinh (Satellite Connectivity).
- Phát triển các nền tảng ứng dụng cho M2M và IoT: Giám sát, quản lý và điều khiển mạng thông qua Global SIM với AT&T Control Center; quản lý chuỗi thời gian dịch vụ lưu trữ dữ liệu dựa trên điện toán đám mây cho các thiết bị kết nối M2M và IoT với nền tảng M2X Data Service; tạo các ứng dụng IoT dựa trên điện toán đám mây thông qua nền tảng Flow Designer; phát triển các dòng thiết bị IoT với IoT Starter Kit.
Về công tác bán hàng, AT&T đã xây dựng kênh bán hàng online thông qua website https://www.att.com/ Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn mua hay đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ do AT&T cung cấp, sau đó có thể thanh toán trực tuyến qua website này Thông tin về sản phẩm dịch vụ hiển thị rất rõ ràng, các tính năng dễ sử dụng, mang lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng.
Singtel là một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu khu vực châu Á, trụ sở chính đặt tại Singapore, hoạt động và đầu tư ở hơn 20 quốc gia trên thế giới nhưSingapore, Úc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và châu Phi với khoảng 706 triệu thuê bao di động Tập đoàn cung cấp một chuỗi các giải pháp đa truyền thông và công nghệ thông tin bao gồm: thoại, dữ liệu và video trên nền tảng cố định và không dây.
Singtel đã ứng dụng tối đa công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình thông qua mô hình chuyển đổi số, số hóa các quy trình kinh doanh Mô hình chuyển đối số của Singtel thể hiện rất rõ ràng, cụ thể như sau: Đối với hoạt động quản trị và hoạt động bán hàng: Tập đoàn tăng cường việc ứng dụng quản trị bằng phần mềm, quản trị tập trung, đơn giản hóa các điểm đầu cuối, tạo ra mạng lưới hybrid và ứng dụng cloud Ba mục tiêu mà Tập đoàn đặt ra và thực hiện có hiệu quả bao gồm: (1) Hiển thị sâu: đơn giản hóa việc quản trị tập trung (2) Cung cấp dịch vụ nhanh gọn: triển khai nhanh theo yêu cầu, giảm thiểu tối đa các mô hình; (3) Mạng lưới thông minh: áp dụng công nghệ hỗ trợ như học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI).
❖ Mô hình cửa hàng giao dịch tự động của Singtel: Singtel định vị trở thành thương hiệu với dịch vụ hướng đến khách hàng, do vậy việc thiết kế cửa hàng của Singtel cũng hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng trải nghiệm sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và trải nghiệm thương hiệu Singtel, tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu khác Đặc điểm cửa hàng của
- Không giao dịch viên, không giấy tờ, khách hàng tự phục vụ.
- Các công nghệ hỗ trợ cửa hàng được ứng dụng bao gồm:
Points of Sales (POS): Digital Kiosk.
Guest Wifi: truy cập Internet miễn phí, thu hút nhiều khách du lịch hơn đến cửa hàng.
Media Displays: các bảng quảng cáo không biết mệt.
Security Camera: ngoài chức năng an ninh còn hỗ trợ nhận biết khu vực nào khách đông để điều phối nhân lực phục vụ kịp thời.
Positioning technologies: theo dõi chuyển động của khách hàng trong cửa hàng, tuyến đường khách hàng đi.
Một số hình ảnh về những cửa hàng tự động của Singtel:
Hình 1.4 Cửa hàng tự động của Singtel
❖ Đẩy mạnh bán hàng thông qua các cửa hàng trực tuyến:
Singtel vận hành các địa điểm trực tuyến được gọi là Teleshops Đây là các cửa hàng tương tác nơi khách hàng có thể truy cập để thảo luận về các dịch vụ và vấn đề mới liên quan đến thiết kế và khả năng sử dụng phần mềm, hoặc trao đổi các vấn đề dịch vụ với các kỹ thuật viên của Singtel hoặc các chuyên gia tại cửa hàng Ngoài các dịch vụ, khách hàng còn có thể mua điện thoại trực tuyến, có thể chọn phương thức thanh toán - trực tuyến hoặc truyền thống.
Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số của Singtel:
Về đối tượng khách hàng, ngoài các khách hàng cá nhân, Singtel còn tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp và chính phủ Đây là một điểm cần chú ý đối với các nhà mạng Việt Nam khi thị trường viễn thông đã bão hòa, các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp còn ít và trong giai đoạn sơ khai.
Về danh mục các sản phẩm dịch vụ số: Singtel tập trung vào các dịch vụ Thanh toán di động; Trò chơi và thể thao điện tử; Điện toán đám mây Các dịch vụ Thành phố thông minh và Chuyển đổi số của Singtel gồm có: An ninh công cộng; MyTransport;
Hệ thống tính phí đường bộ điện tử; Phân tích dữ liệu; Robot và Tự động hóa doanh nghiệp; An ninh mạng.
Ngoài ra, Tập đoàn còn tập trung vào việc phát triển các năng lực số bao gồm:
An ninh mạng và an toàn trong công nghệ vận hành; Hạ tầng điện toán đám mây; Phân tích dữ liệu về nhà mạng, mạng xã hội và khách hàng; Quản trị các cảm biến và IoT; Định vị; Trí tuệ nhân tạo (AI)
Phát triển các lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ bao gồm: Quảng cáo kỹ thuật số,
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của MobiFone
2.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Tổng công ty Viễn thông MobiFone được thành lập ngày 01/12/2014 theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động Một số thông tin cơ bản về Tổng công ty như sau:
- Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
- Tên giao dịch quốc tế: MOBIFONE CORPORATION
- Trụ sở chính đặt tại: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Website: http://www.mobifone.vn/
- Nhãn hiệu (Logo): Nhãn hiệu của MobiFone được pháp luật công nhận và bảo hộ bằng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 114289, do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo Quyết định số 13813/QĐ-SHTT ngày 13/6/2011.
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0100686209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/9/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày01/10/2015.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Viễn thông MobiFone được thành lập ngày 16/4/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty Thông tin di động, là doanh nghiệp đầu tiên khai thác và cung cấp dịch vụ thông tin di động, áp dụng công nghệ thông tin liên lạc hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu với nhiều tính năng ưu việt và phổ biến nhất trên thế giới đưa vào phục vụ người tiêu dùng Việt Nam Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, giá trị gia tăng, Dữ liệu, Internet và truyền hình, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài, theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Nhà nước, của Chính phủ về những kết quả mà MobiFone đã đạt được Ngày 24/6/2015, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã được Văn phòng Chính phủ chấp thuận xếp hạng Tổng công ty đặc biệt.
Trong suốt quá trình phát triển, MobiFone luôn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động và nộp Ngân sách nhà nước đạt tỷ lệ cao; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của Ngành, của đất nước, đảm bảo tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ ngành; cũng như đảm bảo các nhu cầu, lợi ích và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam Những đóng góp của MobiFone được Đảng, Nhà nước, đối tác, các cơ quan hữu quan đánh giá cao, góp phần nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của Tổng công ty cả trong và ngoài nước Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 26% thị phần Hiện nay, MobiFone có gần 25 triệu khách hàng với hệ thống mạng lưới 23.163 trạm 2G, 31.050 trạm 3G, 10.000 trạm 4G (tháng 12/2018) Tổng doanh thu năm 2018 của MobiFone đạt 37 nghìn tỷ đồng.
Về các mốc phát triển của MobiFone:
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động.
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển).
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.
- Năm 2007, MobiFone vinh dự được Tổ chức UNDP xếp hạng Top 20 trong
“Danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam”.
- Tính đến tháng 4/2008, MobiFone chiếm lĩnh vị trí số một về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam Năm 2008, MobiFone được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất.
- 2009: MobiFone vinh dự là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông bình chọn là doanh nghiệp di động xuất sắc nhất trong năm tại Lễ trao giải thưởng Công nghệ Thông tin - Truyền thông năm 2008; MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G.
- Năm năm liền (2005-2009) MobiFone được người tiêu dùng yêu mến bình chọn cho Giải thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm” do Tạp chí E- chip đăng cai tổ chức, đưa MobiFone trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn cho giải thưởng trên; và cũng là mạng duy nhất nhiều năm liền được bình chọn “Mạng di động Chăm sóc khách hàng tốt nhất”
- 2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Năm 2011, MobiFone vinh dự được đón nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kì đổi mới giai đoạn 2001- 2010 do Đảng và Nhà nước trao tặng.
- 2014: Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty Thông tin di động từ Tập đoàn VNPT về Bộ Thông tin và truyền thông; nhận Quyết định thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
- 2018: Chính thức chuyển đại diện sở hữu vốn từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu a Lĩnh vực kinh doanh
Theo chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, MobiFone xác định hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính:
- Viễn thông - Công nghệ thông tin: Viễn thông giữ vai trò một trong những trụ cột vững chắc trong hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ của MobiFone, dẫn dắt các lĩnh vực khác mở rộng và phát triển MobiFone nắm bắt xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông di động sử dụng các công nghệ mới (4G LTE/5G), tập trung phát triển dịch vụ truyền dẫn dữ liệu di động và các dịch vụ gia tăng trên toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, MobiFone tập trung phát triển các phần mềm và giải pháp hỗ trợ hoạt động phát triển tập khách hàng cho dịch vụ viễn thông, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, phục vụ hạ tầng truyền hình, quảng cáo di động và các giá trị gia tăng kèm theo.
- Phân phối - bán lẻ: Doanh thu chủ yếu xuất phát từ kinh doanh các thiết bị đầu cuối, thiết bị vật tư bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ do MobiFone cung cấp.
- Dịch vụ đa phương tiện: Theo sát xu hướng phát triển của viễn thông thế giới và các nước trong khu vực, MobiFone bắt tay vào việc cung cấp dịch vụ đa phương tiện, mang đến những giải pháp sáng tạo nhất về giáo dục, y tế, giải trí, kinh doanh và các tiện ích phục vụ đời sống và xã hội Đây là lĩnh vực mang tính thời đại trong kỷ nguyên công nghệ số, triển vọng về thị trường, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về công nghệ, dịch vụ của Tổng công ty trong giai đoạn mới.
- Hoạt động viễn thông không dây: Vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông, tin học và truyền thông (chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật viễn thông); Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, truyền thông đa phương tiện. b Sản phẩm, dịch vụ chính
Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chủ yếu của MobiFone là các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, bao gồm: dịch vụ thoại trong nước, quốc tế; dịch vụ tin nhắn ngắn SMS; dịch vụ truy cập Internet trên di động và trên các thiết bị truy cập dữ liệu chuyên dụng và dịch vụ giá trị gia tăng trên di động Các sản phẩm, dịch vụ trên được cung cấp cho khách hàng dưới dạng sản phẩm gói cước Hiện tại, MobiFone đã và đang đa dạng hóa các nhóm gói cước tới nhiều đối tượng khách hàng (công nhân, nông dân, học sinh sinh viên, doanh nhân, khách du lịch, doanh nghiệp, nhân viên văn phòng…). Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng liên tục được đổi mới và đa dạng hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu hướng sử dụng dữ liệu và các dịch vụ mới thay thế cho dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn).
Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 16 Ban, Phòng chức năng, 25 đơn vị trực thuộc.
16 Ban, Phòng chức năng gồm có:
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone
2.2.1 Nhận biết nhu cầu Đánh giá về ứng dụng công nghệ trong công tác truyền thông tại MobiFone:
MobiFone đã triển khai các kênh truyền thông Online bao gồm: Facebook, Google, Youtube, Instagram.
MobiFone đã ứng dụng Big Data vào phân tích hành vi của khách hàng để vẽ chân dung khách hàng, phân loại thành khách hàng thành 5 nhóm đối tượng khách hàng chính theo thói quen sử dụng dịch vụ gồm: Doanh nhân, Nhân viên văn phòng, Công nhân, Nông dân, Học sinh sinh viên.
Mới chỉ tập trung vào truyền thông qua Facebook, Google, chưa chú trọng vào Instagram, Youtube, chưa có các kênh truyền thông qua Zalo, Viber. Chưa ứng dụng truyền thông tới tập khách hàng mục tiêu của Facebook và Google; chưa ứng dụng Content Marketing.
Dữ liệu phân tích hành vi khách hàng mới dựa trên dữ liệu nội tại củaMobiFone về khách hàng khi sử dụng dịch vụ của MobiFone, chưa khai thác được nguồn dữ liệu từ các kênh khác như mạng xã hội, tiêu dùng, tài chính… thông qua Big Data.
Đã làm được: Phân tích dữ liệu khách hàng trước khi triển khai khuyến mại đối với tập khách hàng mục tiêu, đã có hệ thống quản lý kết quả theo từng chương trình khuyến mại.
Chưa làm được: Chưa ứng dụng khuyến mại thời gian thực, giả lập môi trường triển khai khuyến mại.
- Sản phẩm: Đã làm được: Ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống (thoại, SMS), MobiFone đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ứng dụng trên nền data và các dịch vụ GTGT ứng dụng công nghệ Một số dịch vụ tiêu biểu như sau:
Một số dịch vụ ứng dụng trên nền data:
• Dịch vụ DataIP: là dịch vụ MobiFone hợp tác với các đối tác (Youtube, Facebook, nhà phát hành game, Iflix…) cho phép khách hàng truy cập 1 ứng dụng cụ thể không giới hạn dung lượng.
• Dịch vụ DataZone : là dịch vụ của MobiFone cho phép khách hàng truy cập Internet tại một khu vực nhất định với giá cước ưu đãi.
• Đồng hồ TioKid: Đây là sản phẩm dành riêng cho trẻ em với các chức năng giúp cha mẹ tương tác 2 chiều với con thông qua cuộc gọi hoặc tin nhắn (tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại) Ngoài ra đồng hồ còn có các chức năng giúp cha mẹ xác định vị trí, cập nhật hoạt động của con Bốn tính năng nổi bật gồm có: Nghe gọi; Tin nhắn thoại 2 chiều; Đa chế độ định vị; Cài đặt vùng an toàn.
• MobiTrack: là giải pháp Định vị Phương tiện - Giám sát hành trình cung cấp cho các chủ phương tiện vận tải nhằm định vị phương tiện theo quy chuẩn của Tổng cục Đường Bộ Đây là dịch vụ giám sát xe vận tải trực tuyến ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS kết hợp công nghệ truyền dữ liệu GSM/GPRS, hệ thống thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu giúp cho các tổ chức, công ty, cá nhân giám sát từ xa phương tiện của mình theo thời gian thực và quản lý phương tiện qua hệ thống báo cáo.
• mTracker: là giải pháp công nghệ thông tin trên nền tảng cloud được tích hợp vào các thiết bị di động giúp doanh nghiệp giám sát hàng trình di chuyển của nhân viên, quản lý tuyến và lộ trình bán hàng của nhân viên kinh doanh.
• Giải pháp tổng đài 3C: Dịch vụ tổng đài Cloud Contact Center (3C) là giải pháp công nghệ thông tin cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh hợp nhất bao gồm: Thoại, SMS, FaceBook, LiveChat, Email; dựa trên nền tảng viễn thông và hạ tầng Cloud, cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống tổng đài sử dụng 1 hoặc nhiều số máy MobiFone làm tổng đài chung và sử dụng các máy điện thoại di động, điện thoại cố định làm số máy lẻ Ngoài tính năng về thoại tổng đài, 3C tích hợp sẵn công cụ quản lý thông tin khách hàng và lịch sử phản ánh (CRM); có khả năng mở rộng các tính năng liên kết mạng xã hội.
Các dịch vụ GTGT: Hiện tại MobiFone đang chia thành các nhóm dịch vụ ứng dụng nội dung bao gồm: Âm nhạc, Khuyến mại trúng thưởng, Game, Giải trí tổng hợp, giáo dục, Xem phim, Phong thủy, Thanh toán, Thể thao, Tiện ích, Truyền hình, Tương tác, Video Clip, Xổ số.
Dịch vụ tài chính di động: Hiện nay MobiFone cung cấp một số dịch vụ tài chính như sau:
• Dịch vụ tài chính di động MobiFone – VP Bank
• Dịch vụ thanh toán di động: Dịch vụ thanh toán qua thẻ trả trước; Dịch vụ thanh toán qua tài khoản viễn thông: Cổng thanh toán 9029, mPay; Dịch vụ thanh toán qua tài khoản di động trên Google Play.
Chưa cung cấp eSIM cho khách hàng.
Chưa xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ còn chưa phong phú.
Dịch vụ tài chính di động: chưa có một dịch vụ thanh toán di động
❖ Về công tác bán hàng: Kênh trực tiếp:
- Đã làm được: Đã triển khai kênh nạp thẻ thanh toán cước trực tuyến qua website mobifone.vn, liên kết thanh toán qua ngân hàng
- Chưa làm được: Áp dụng kênh truyền thống, chưa có kênh bán hàng online. Hầu hết khách hàng muốn mua sim, thẻ vẫn phải đến cửa hàng, điểm bán hàng của MobiFone.
- Đã làm được: Đã cung cấp cho đại lý, điểm bán các hình thức thẻ điện tử bên cạnh thẻ cào vật lý như airtime, mã thẻ, MobiEZ.
- Chưa làm được: Để được làm đại lý, điểm bán hàng của MobiFone, đại lý điểm bán vẫn phải đến đăng ký trực tiếp, nộp hồ sơ, ký hợp đồng làm đại lý, điểm bán tại các chi nhánh của MobiFone Khi đại lý, điểm bán mua hàng vẫn phải đến trực tiếp các cửa hàng, chi nhánh của MobiFone để đặt hàng, nhận hàng và thanh toán Sau khi chi nhánh xác nhận nhận được tiền từ ngân hàng mới giao hàng và xuất hóa đơn cho đại lý, đồng thời xuất bán trên hệ thống bán hàng tập trung.
❖ Về công tác hỗ trợ bán hàng: MobiFone đã áp dụng hệ thống Công nghệ thông tin hỗ trợ công tác bán hàng, gồm có:
- Hệ thống Tính cước và Quản lý khách hàng/App Tính cước và quản lý khách hàng: để đăng ký, quản lý thông tin thuê bao, đấu nối thuê bao của
Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất
Những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm những thay đổi, đột phá về công nghệ đã, đang và sẽ tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có MobiFone.
Từ việc thay đổi định hướng, mô hình hoạt động kinh doanh, dần dần thay đổi các quy trình, phương thức, cách làm Việc ứng dụng công nghệ hiện đại ngày càng được chú trọng và đầu tư, trở thành chiến lược kinh doanh dài hạn của Tổng công ty Những sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể kể đến như: thay đổi cơ cấu doanh thu các dịch vụ, tăng tỷ trọng doanh thu data, giảm tỷ trọng doanh thu truyền thống (thoại, sms) Các sản phẩm MobiFone cung cấp cho khách hàng cũng dần thay đổi để phù hợp, thích ứng với nhu cầu của thị trường, của khách hàng và sự phát triển vượt bậc của công nghệ Ngoài những dịch vụ truyền thống, dịch vụ dữ liệu, các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền dịch vụ cơ bản, MobiFone cũng hướng tới phát triển các dịch vụ đang là xu hướng hiện nay như IoT, M2M, dịch vụ quảng cáo, thanh toán di động, bảo mật… Tuy chưa có nhiều dịch vụ 4.0 cung cấp cho khách hàng, nhưng MobiFone đang nỗ lực thay đổi và hoàn thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong ngành như Viettel, VinaPhone, phấn đấu trở thành doanh nghiệp viễn thông số hàng đầu, dần dần lấy lại vị thế của mình Cuộc CMCN 4.0 đã mang lại những thay đổi căn bản và tích cực cho MobiFone, những thay đổi thuộc về nội tại đó, cùng với các thay đổi trên thị trường sẽ mang đến cơ hội kinh doanh lớn và những thách thức mà MobiFone phải xác định rõ để có thể tận dụng tốt cơ hội và loại bỏ những nguy cơ, vượt qua thách thức để thành công.
2.3.1 Khảo sát về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến MobiFone Để tìm hiểu về cuộc CMCN 4.0 tại MobiFone, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát về Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ 14/4/2019 đến ngày 14/5/2019 (chi tiết Phiếu khảo sát và Kết quả khảo sát tại phụ lục kèm theo).
- Mức độ hiểu biết về CMCN 4.0
- Đánh giá tác động của CMCN 4.0 tới MobiFone Đối tượng khảo sát: Các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Đánh giá kết quả cuộc khảo sát cụ thể như sau:
Số lượng người tham gia: 108 người, trong đó có 53,7% làm việc tại các đơn vị Khối Quản lý chung, 27,8% làm việc tại các đơn vị Khối Kinh doanh, 13,9% Khối Đầu tư và 4,6% Khối Kỹ thuật với tỷ lệ thời gian làm việc tại MobiFone cụ thể như sau: 46,3% người làm việc trên 5 năm, 28,7% làm việc từ 3 đến dưới 5 năm và số người làm việc tại MobiFone từ 1 đến dưới 3 năm có tỷ lệ là 23,1%.
Mức độ hiểu biết về CMCN 4.0:
Những người tham gia cuộc khảo sát đều biết đến CMCN 4.0, trong đó có khá nhiều người cho rằng họ hiểu đẩy đủ khái niệm và những tác động của cuộc CMCN 4.0 này Họ cũng cho rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ đưa đến các yêu cầu đối với kỹ năng làm việc cần thiết để có thể thích ứng và phát triển Mặc dù không phải tất cả những người được hỏi đều am hiểu về CMCN 4.0 và những kỹ năng cụ thể cần phải có, họ vẫn rất quan tâm, ủng hộ và mong muốn ứng dụng các thành quả của CMCN 4.0 vào tổ chức, công việc và lĩnh vực mà mình đảm nhận Số liệu khảo sát cụ thể như sau:
54,6% người được hỏi cho rằng họ hiểu đầy đủ về khái niệm và những tác động của cuộc CMCN 4.0 Trong khi đó, 20,4% người cho rằng họ biết một chút thông tin về CMCN 4.0; 16,7% hiểu khái niệm nhưng không rõ về tác động.
Tỷ lệ người đã từng nghe về CMCN 4.0 nhưng chưa rõ cụ thể chỉ chiếm 8,3% và không có ai chưa từng nghe hay không biết về nó.
Tác động của CMCN 4.0 tới MobiFone: Đối với nhận thức về tác động của CMCN 4.0 đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone, 58,3% cán bộ công nhân viên được hỏi cho rằng cuộc CMCN này mang đến những thay đổi vừa tích cực, vừa tiêu cực đối với hoạt động của tổ chức. 37,1% kỳ vọng những tác động mà nó mang lại đều là những tác động tích cực.
Tất cả những người được hỏi đều quan tâm hoặc rất quan tâm đến việc ứng dụng CMCN 4.0 tại MobiFone với tỷ lệ tương ứng là 69,4% và 30,6% Và họ dự đoán rằng cuộc CMCN này sẽ có ảnh hưởng lớn (53,7%) và ảnh hưởng rất lớn (41,7%) đến hoạt động kinh doanh của MobiFone.
Những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến MobiFone đang thể hiện trong hiện tại và tương lai gần 58,3% cán bộ công nhân viên được hỏi cho biết MobiFone đã và đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng CMCN 4.0 và 28,8% người được hỏi dự đoán rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của MobiFone trong vòng 3 năm tới.
Về những tác động cụ thể, hầu hết người tham gia khảo sát đều cho rằng nhờ có cuộc CMCN 4.0 mà nhiều hoạt động tại MobiFone sẽ được chuyển sang tự động hóa một phần hoặc phần lớn, bao gồm: hoạt động truyền thông, quảng cáo; xây dựng ản phẩm, giá cước; khuyến mại; bán hàng, kênh phân phối; chăm sóc khách hàng; và hoạt động quản lý chung.
Các cán bộ công nhân viên của MobiFone đều kỳ vọng vào những lợi ích đáng kể từ việc số hóa và tự động hóa các quy trình kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng và tiết kiệm được nguồn lực Lợi ích lớn nhất mà họ dự đoán là việc cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng và khả năng tiếp cận khách hàng, chiếm tỷ lệ 83,3% người được hỏi Ngoài ra, tự động hóa còn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí, công tác phân phối và bán hàng cùng với công tác quản lý cũng sẽ có những sự thay đổi tích cực, 79,6% người được hỏi đồng tình với những lợi ích này.
Biểu đồ 2.4 Lợi ích từ việc số hóa và tự động hóa trong kinh doanh
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Các đối tượng tham gia khảo sát cho rằng MobiFone sẽ đối mặt với những thách thức khác nhau từ CMCN 4.0 xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Đối với nội tại MobiFone, phần lớn cho rằng rào cản của việc ứng dụng công nghệ 4.0 xuất phát từ tâm lý ngại thay đổi của cả lãnh đạo và nhân viên cũng như sự thiếu hụt về nhân sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và năng lực chuyên môn, chiếm 75,0% số người được hỏi Ngoài ra, chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ lớn và thiếu kiến thức, tầm nhìn về công nghệ cũng được cho là sẽ cản trở việc ứng dụng công nghệ tại MobiFone.
Biểu đồ 2.5 Rào cản bên trong ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đối với những rào cản xuất phát từ bên ngoài, phần lớn lo ngại vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư và ứng dụng (88,0%) Thêm vào đó, tình trạng thiếu chuyên gia và thiếu nguồn nhân lực được đào tạo trên thị trường lao động cũng là một nhân tố sẽ làm chậm lại quá trình này, do cung lao động không đủ đáp ứng nhu cầu nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao của các doanh nghiệp Ngoài ra, hai nhân tố cũng có tác động đáng kể với tỷ lệ lựa chọn tương ứng 33,3% và 29,6%, đó là sự thiếu thông tin và việc Nhà nước chưa có cơ chế chính sách khuyến khích.
Biểu đồ 2.6 Rào cản bên ngoài ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Về ứng dụng công nghệ tại MobiFone, đối với 5 xu hướng công nghệ tiêu biểu bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet of Things (IoT), Chuỗi khối (Block Chain), hầu hết cán bộ công nhân viên được hỏi cho rằng MobiFone sẽ ứng dụng cả 5 công nghệ mới này vào hoạt động kinh doanh, trong đó 100% chắc chắn rằng MobiFone sẽ ứng dụng Big Data và Cloud Computing.
2.3.2 Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hiệu quả kinh doanh của MobiFone
2.3.2.1 Tác động từ sự thay đổi nhu cầu
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
Triển vọng đối với doanh nghiệp viễn thông trên thế giới trong CMCN 4.0
3.1.1 Tối ưu hóa năng lực kinh doanh cốt lõi
Cuộc đua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng đã và đang chuyển đổi nhiều ngành công nghiệp Các doanh nghiệp đang từng bước chuyển mình số hóa không chỉ dừng lại ở mục tiêu cắt giảm chi phí, thúc đẩy sản xuất mà còn là cung cấp những trải nghiệm kỹ thuật số Các công ty cũng nhận thấy rằng cần phải đánh giá lại năng lực kinh doanh cối lõi và tái cấu trúc mô hình kinh doanh, thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động để kết nối số tới khách hàng trên tất cả các kênh, bao gồm cửa hàng truyền thống, trực tuyến và đặc biệt qua các thiết bị di động.
Số hóa trải nghiệm của người tiêu dùng cuối cùng: nhiều doanh nghiệp viễn thông đã và đang nỗ lực số hóa các kênh tiếp xúc với khách hàng, phát triển kênh bán hàng dựa trên Internet, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến và đẩy mạnh hình ảnh trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
- Ưu tiên phát triển nền tảng di động: trải nghiệm trên thiết bị di động là cốt lõi của thiết lập chiến lược kinh doanh đa kênh Có thể thấy thiết bị di động đã thay đổi cách con người giao tiếp với bạn bè, với xã hội, với doanh nghiệp và với phương tiện truyền thông Trong hầu hết các ngành công nghiệp dịch vụ, doanh số trực tuyến đang nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của doanh nghiệp Ví dụ đối với trường hợp các doanh nghiệp viễn thông tại Pháp, doanh số online chỉ chiếm khoảng 10% tổng toàn thị trường trước năm 2011 Đầu năm 2012, nhà mạng FREE, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định được cấp phép kinh doanh dịch vụ di động, đã ra mắt và cung cấp tất cả sản phẩm trực tuyến qua thiết bị di động ở mức giá bằng 1/2 so với mức giá bình quân thị trường Áp lực cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp khác phải giảm giá theo, cung cấp tới khách hàng sản phẩm trực tuyến với mức giá thấp hơn Trong vòng 2 năm, gần 50% doanh số thuê bao di động tại Pháp được cung cấp bởi kênh trực tuyến.
Biểu đồ 3.1 Thị phần bán hàng trực tuyến của thị trường viễn thông Pháp giai đoạn 2010 - 2016
(Nguồn: PwC, Becoming a digital telecom, 2018, tr.8)
- Kênh bán hàng trực tuyến (online): Website bán hàng trực tuyến sẽ trở thành công cụ quan trọng kết nối giữa nhà mạng và khách hàng, mang đến trải nghiệm hấp dẫn và phải được đồng bộ với các kênh bán hàng khác Yêu cầu của người dùng đối với một cửa hàng trực tuyến là sự cá nhân hóa (nhận diện khách hàng, ghi nhớ lịch sử mua hàng và thói quen tiêu dùng), đáng tin cậy (đầy đủ thông tin, thể hiện tiến trình mua hàng) và tốc độ (không có độ trễ, không phải chờ đợi, đăng nhập dễ dàng, không bị gián đoạn bởi quảng cáo).
- Cửa hàng số: các khách hàng, kể cả những khách hàng công nghệ cao, đều đánh giá cao việc tương tác thực tế tại các cửa hàng truyền thống Đây là những địa điểm để khách hàng trải nghiệm dịch vụ và được tư vấn sử dụng dịch vụ Tuy nhiên, khác với cửa hàng truyền thống hiện tại, mô hình cửa hàng mà các doanh nghiệp viễn thông đang hướng tới là mô hình cửa hàng số, với các yếu tố như: vào cửa bằng thiết bị di động, nội dung được cá nhân hóa trên các màn hình tương tác, điểm bán hàng tự động, khách hàng bước vào một cửa hàng và cảm giác được cửa hàng đó được thiết kế cho riêng mình.
Danh mục sản phẩm số cung cấp tới khách hàng: Việc ứng dụng phân tích dữ liệu lớn cho phép các nhà mạng cá biệt hóa sản phẩm tới từng khách hàng, phù hợp với nhu cầu, tương thích với từng thiết bị, linh hoạt với nhiều sự lựa chọn giữa dịch vụ gọi thoại và sử dụng dữ liệu truy cập Internet, phụ thuộc vào mức sẵn sàng chi trả của khách hàng Trong xu hướng của các doanh nghiệp viễn thông, gói cước dữ liệu cung cấp tới khách hàng không chỉ giới hạn bởi truy cập dịch vụ Internet, mà còn bao gồm những dịch vụ tiện ích như thương mại điện tử, lưu trữ đám mây, video, âm nhạc, trò chơi và những dịch vụ kết hợp với bên thứ ba cung cấp như thanh toán điện tử, y tế điện tử, chăm sóc sức khỏe trực tuyến Các sản phẩm của doanh nghiệp viễn thông có xu hướng đến sự đơn giản hóa, linh hoạt, tự quản lý và theo thời gian thực.
Hình 3.1 Xu hướng sản phẩm của doanh nghiệp viễn thông
(Nguồn: PwC, Digital Transformation, 2018, tr.13) Điện tử hóa chăm sóc khách hàng: Để hoàn thiện quá trình chuyển đổi số trong hành trình trải nghiệm của khách hàng, việc điện tử hóa hành trình chăm sóc khách hàng bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: tự chăm sóc, chăm sóc cộng đồng và chăm sóc hỗ trợ Trong đó với mỗi giai đoạn, khách hàng đều có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, được thỏa mãn từ nhu cầu của cá nhân tới nhu cầu của cộng đồng mà cá nhân đó tham gia.
Hướng tới mô hình giá trị kỹ thuật số: Khi doanh nghiệp viễn thông trên con đường tận dụng những ưu thế của quá trình số hóa và ứng dụng công nghệ mới, giá trị của từng khách hàng mang lại cho doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi Doanh nghiệp có xu hướng phân khúc khách hàng rất chi tiết để xác định nhu cầu của khách hàng,giá trị của khách hàng đóng góp cho doanh nghiệp và đưa ra chiến lược phù hợp.
Thực tế cho thấy, qua thời gian, khi số lượng khách hàng là người ưa dùng công nghệ tăng lên, khách hàng càng có xu hướng tối ưu hóa tiêu dùng của mình Để thích nghi với xu hướng này và chống sự suy giảm doanh thu cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp viễn thông hướng đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách hàng và tạo ra giá trị mới Về cơ bản, dịch vụ của nhà mạng sẽ được phân khúc thành dịch vụ, tiện ích cao cấp (với giá cao, lợi nhuận cao) và dịch vụ cơ bản (chi phí thấp) Nhiệm vụ của doanh nghiệp là giúp khách hàng nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa 2 phân khúc về chất lượng, tốc độ mạng lưới, ở các mức giá khác nhau.
Hình 3.2 Mô hình giá trị kỹ thuật số của doanh nghiệp viễn thông
(Nguồn: PwC, Becoming a digital telecom, 2018, tr.10)
3.1.2 Phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ
Với phân khúc khách hàng cá nhân đang ngày càng trở nên bão hòa, xu hướng cho các doanh nghiệp viễn thông gia tăng doanh thu và lợi nhuận là mở rộng cung cấp các dịch vụ cho phân khúc doanh nghiệp, đi kèm với các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ như phân tích dữ liệu, bảo mật, an toàn an ninh mạng Các doanh nghiệp viễn thông có sẵn lợi thế về truy cập dữ liệu di động, số lượng kết nối, phân tích dữ liệu lớn, thiết bị M2M và IoT, lưu trữ đám mây… Các doanh nghiệp viễn thông đang coi dịch vụ công nghệ thông tin như một làn sóng tăng trưởng mới để bù đắp cho sự suy giảm của dịch vụ viễn thông truyền thống.
Có thể phân chia dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho các doanh nghiệp khác (B2B) thành 3 giai đoạn như sau:
- B2B 1.0 - Dịch vụ thoại: các dịch vụ thoại cố định, thoại di động và dịch vụ truy cập Internet cơ bản.
- B2B 2.0 - Dịch vụ kết nối: dịch vụ kết nối Internet băng rộng, quản lý kết nối, dịch vụ mạng riêng ảo và các thế hệ kết nối Internet di động cao cấp (4G, 5G).
- B2B 3.0 – Giải pháp công nghệ thông tin: các giải pháp ngành dọc, quản lý di động doanh nghiệp, dịch vụ lưu trữ đám mây…
Trong đó doanh thu từ giải pháp dành cho doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống.
(Nguồn: PwC, Digital Transformation, 2018, tr.40)
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để mở rộng quy mô thị trường và tiếp tục phát triển, các nhà mạng trên thế giới đã phản ứng theo 4 xu hướng rõ ràng:
- Xu hướng giảm giá: tiếp tục nâng cao hiệu suất sử dụng của hệ thống mạng lưới đã đầu tư bằng hình thức tăng mức dung lượng ưu đãi cho khách hàng, cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng và giảm giá bán Ví dụ: Cellcom của Israel, Orange của Pháp, Zain của Kuwait.
- Xu hướng giữ khách hàng: tích hợp thêm nhiều dịch vụ, bổ sung các sản phẩm mang tính gắn kết như gói cước dành cho gia đình, các chương trình tặng thưởng dành cho khách hàng trung thành Ví dụ như: Betelco của Bahrain, CSL của Hồng Kông.
- Xu hướng tăng chất lượng mạng lưới: đầu tư vào công nghệ mới (5G), hợp tác trong các thỏa thuận liên kết dịch vụ chuyển vùng quốc tế, tăng cường quảng bá về chất lượng mạng lưới và vùng phủ sóng Ví dụ: Vodafone của Anh, SFR của Pháp.
Đề xuất đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone
3.2.1 Xây dựng chiến lược chuyển đổi số
Tuy là một trong những chủ đề nổi bật hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số Đa số doanh nghiệp mới chỉ số hóa một phần rất nhỏ hoặc là một số quy trình cốt yếu của mình Trên bình diện chung, mức độ thâm nhập của các công nghệ số vào doanh nghiệp chỉ ở mức 37% (McKinsey, 2018) Tuy quan trọng bậc nhất nhưng thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp hoàn toàn không có một chiến lược số hóa cụ thể, những doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng giai đoạn này thường là người chiến thắng.
Khi mà công nghệ dần trở nên phổ biến, chiến lược mới là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến sự thành công của dự án chuyển đổi số Chiến lược cũng phải giúp định vị lại doanh nghiệp trong thời đại số nhằm tận dụng mọi cơ hội từ công nghệ mới và giảm tác động tiêu cực từ dự án Cần xác định sự chênh lệch giữa năng lực, chuyên môn và các kỹ năng số doanh nghiệp đang có so với những gì mà doanh nghiệp đang hướng đến, và quan trọng hơn hết là làm thế nào để lấp khoảng trống đó. Đối với mỗi nhà mạng khác nhau, hành trình chuyển đổi số sẽ được bắt đầu từ những điểm xuất phát khác nhau với các mục tiêu và các ưu tiên khác nhau Để có thể thành công, mỗi nhà mạng cần phải tập trung hướng tới việc đặt ra mục tiêu trọng tâm, thứ tự ưu tiên và xác định rõ định hướng chiến lược chuyển đổi số và các bước trong chuyển đổi số.
Như vậy, để MobiFone có thể triển khai chuyển đổi số thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần xác định rõ chiến lược chuyển đổi số:
- MobiFone cần thành lập đơn vị chịu trách nhiệm chuyên trách về chuyển đổi số và do Tổng Giám đốc là người đứng đầu chỉ đạo.
- Xác định rõ lộ trình chuyển đổi số cho từng lĩnh vực, bộ phận, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc cho từng giai đoạn, trong đó:
Xác định chiến lược kinh doanh của MobiFone tới năm 2025;
Xác định rõ mục tiêu cụ thể về mức độ đánh giá hiệu quả trước và sau chuyển đổi số;
Xác định quy mô đầu tư, chi phí cho từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận ngắn hạn, dài hạn;
Trong giai đoạn chuyển đổi số, doanh thu từ những dịch vụ truyền thống vẫn cần được giữ ổn định để bù đắp cho chi phí đầu tư trong khi lĩnh vực kinh doanh mới chưa đem lại lợi nhuận.
- Mọi nhân viên, đối tác của doanh nghiệp cũng cần phải biết và có cùng lòng tin vào tầm nhìn và chiến lược số hóa của doanh nghiệp Một trong những phương pháp tiếp cận tốt nhất chính là “tiếp thị” chiến lược như một sản phẩm Ví dụ, ING đã đặt cho chiến lược chuyển đổi số hóa của mình là “Accelerating Think Forward”(Tăng tốc hướng về phía trước) hay Allianz đã công khai thông báo dự định trở thành một tập đoàn “Digital by default” (Số hóa từ những sai lầm).
- Đưa thông điệp chuyển đổi số thành Tầm nhìn và Sứ mệnh của MobiFone và xác định rõ nhiệm vụ cho từng lĩnh vực, trách nhiệm cho từng cán bộ, đơn vị.
3.2.2 Xây dựng lộ trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong các nhà mạng/tập đoàn viễn thông lớn trong ngành (Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile), và cả các đơn vị cung cấp dịch vụ số (VTC, VTV, VOV, FPT, CMC…) Đây là một trong những ngành chịu áp lực lớn về chuyển đổi số tại Việt Nam Trong khoảng 3-5 năm trở lại đây, mọi người đều thấy sự khốc liệt của nó Một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới là chuyển đổi số từ nhà mạng viễn thông (CSP) sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP).
Theo tư vấn của Gartner, lộ trình để thay đổi mô hình của các nhà mạng từ một mô hình truyền thống sang mô hình số như sau:
Hình 3.3 Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp viễn thông
Xác định lại vai trò/giá trị khách hàng cần : Bước thứ nhất và quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số là tập trung hoàn toàn vào khách hàng và việc thiết lập lại việc tương tác giữa nhà mạng với khách hàng sẽ dựa trên kỹ thuật số Việc thay đổi cách thức tương tác với khách hàng sẽ làm rõ được kỳ vọng của khách hàng và nhận thức của họ về trải nghiệm thực tế Khi chuyển đổi các nhà mạng phải xây dựng được lộ trình của khách hàng, nắm được nhiều dữ liệu về khách hàng từ đó làm tăng trải nghiệm của khách hàng và thiết lập các cam kết khách hàng mới. Chuyển đổi phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường, từ khách hàng trong bối cảnh số hóa.
Xác định năng lực của doanh nghiệp : Xác định khả năng/năng lực của doanh nghiệp là bước thứ 2 của lộ trình chuyển đổi Khả năng/năng lực kinh doanh là cách thức mà các doanh nghiệp kết hợp các nguồn lực, năng lực, thông tin, quy trình và môi trường kinh doanh của họ để mang lại một giá trị nhất định Cần hiệu chỉnh và cân đối giữa vai trò và các giá trị khách hàng cần với năng lực của doanh nghiệp để phát triển các kỹ năng cần và/hoặc thiết lập các mô hình hợp tác kinh doanh mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiện phải xác định rõ các yêu cầu về năng lực/khả năng mới cần thiết cho tương tác kỹ thuật số.
Sửa đổi quá trình tiếp cận khách hàng : Bước thứ ba trong chuyển đổi số là phải sửa đổi (hoặc tái tạo lại) các quy trình hỗ trợ tiếp cận với khách hàng thích hợp theo nghĩa kỹ thuật số Các nhà mạng cần nhóm các tập khách hàng có chung giá trị vai trò và nhu cầu với nhau Trong khi việc tạo ra các khung nhìn chi tiết cho từng quá trình khách hàng cá nhân sẽ không khả thi đối với hầu hết các nhà mạng do số lượng các gói sản phẩm và kết hợp khác nhau cao, nên có thể làm như vậy cho các tập khách hàng phổ biến nhất Tinh lọc từng nhóm khách hàng mục tiêu là mục tiêu cần thực hiện được Có thể chia các hoạt động thành các ngành dọc/chiều ngang/sản phẩm và các đối tác theo các chương trình riêng biệt Quan trọng hơn là quy trình mới trong chuyển đổi số này phải được tinh gọn, đơn giản hóa, tự động hóa là yêu cầu cần phải đạt được. Áp dụng phương thức làm việc mới tại doanh nghiệp : Khó khăn lớn nhất khi chuyển đổi theo các chuyên gia của Gartner khảo sát và đưa ra đó là yếu tố con người, yếu tố về tổ chức văn hóa doanh nghiệp Do vậy, bước thứ 4 trong chuyển đổi số là thay đổi phương thức/cách thức làm việc mới tại doanh nghiệp Để thực sự biến đổi, phải có một sự thay đổi đáng kể trong cách nhà mạng hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị nội bộ và tư duy từ việc lãnh đạo đến tư duy của nhân viên trong tổ chức Ví dụ như khuyến khích phong cách làm việc cởi mở, cộng tác,đơn giản hóa các quy trình nội bộ bằng cách loại bỏ nhiều lần chuyển giao, thể chế hóa các thay đổi trong hành vi.
Thiết kế lại kiến trúc/hạ tầng/cơ cấu tổ chức : Các CSP cần tạo điều kiện thích ứng với thị trường kỹ thuật số với tốc độ nhanh, với khả năng cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới trong thời gian nhanh nhất sát với thực tế và đúng theo nhu cầu thị trường Để thực hiện thành công, cần để hiện đại hóa, số hóa mạng lưới hạ tầng công nghệ thông tin, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin năng động hơn, lấy khách hàng làm trọng tâm Cải thiện tốc độ để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới trong 4 mảng: mạng lưới, dịch vụ/công nghệ thông tin, chuyển đổi nguồn vốn nhân lực hay các quy trình làm việc, và các công nghệ đột phá trên thị trường Bên cạnh đó, thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp để quản trị cũng được đánh giá là quan trọng.
3.2.3 Số hóa các điểm chạm tới khách hàng
3.2.3.1 Giai đoạn nhận biết nhu cầu
Về công tác truyền thông, quảng cáo, MobiFone cần bổ sung và tăng cường các kênh truyền thông mạng xã hội ngoài Facebook như Instagram, Zalo, Viber… Ứng dụng giải pháp truyền thông hướng tới tập khách hàng mục tiêu (targeting) của Facebook và Google để tiết kiệm chi phí quảng cáo, tăng hiệu quả và phù hợp với từng phân khúc khách hàng Đồng thời nghiên cứu sản xuất nội dung ví dụ như các video viral marketing, tạo hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội.
MobiFone cũng cần đẩy mạnh ứng dụng Big Data vào phân tích hành vi khách hàng, xây dựng kho dữ liệu khách hàng dựa trên dữ liệu nội bộ sẵn có và kết hợp với các nguồn thông tin như mạng xã hội, tiêu dùng, tài chính… từ đó xây dựng các chiến dịch truyền thông, quảng cáo tới đúng khách hàng mục tiêu mong muốn.
3.2.3.2 Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn
Như đã phân tích tại Chương 2, MobiFone cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ trong ngành viễn thông theo xu thế hiện nay, đặc biệt công nghệ có tính ứng dụng cao như: eSIM, 5G, IoT, dịch vụ thanh toán, tài chính di động, bảo mật, điện toán đám mây… và cuối cùng cần xây dựng hệ sinh thái sản phẩm để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
Cung cấp eSIM cho khách hàng, thay thế cho SIM vật lý: Nhanh chóng cung cấp eSIM để mang đến sự tiện lợi và tăng cường các trải nghiệm của khách hàng MobiFone đối với công nghệ và không bị bỏ lại bởi các đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ 5G: Tập trung đầu tư và phát triển mạng lưới, trạm phát sóng để phục vụ thử nghiệm và cung cấp chính thức dịch vụ 5G - thế hệ mạng di động thứ 5 và có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần mạng 4G (khoảng 10 Gbps) Với ưu thế về tốc độ, tín hiệu truyền tải qua mạng di động 5G hầu như không có độ trễ, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển các công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như xe tự lái (ô tô có thể đưa ra quyết định tức thời theo thời gian, hoàn cảnh), robot, các thiết bị kết nối vạn vật (IoT).
Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cuộc CMCN 4.0 đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các ngành nghề trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành viễn thông, công nghệ thông tin, đồng thời đưa đến những thách thức không nhỏ đến từ cả nội tại doanh nghiệp và từ môi trường bên ngoài. Để tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sự phát triển của ngành viễn thông nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét một số giải pháp đề xuất nhằm đảm bảo luôn đồng hành và hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
3.3.1 Cơ chế chính sách khuyến khích và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông.
Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh để bắt kịp với cuộc CMCN 4.0 Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Các khái niệm, kiến thức về Công nghiệp 4.0, Internet of Things còn khá mới đối với ngành, rất khó để ước tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp và khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng bắt đầu quá trình số hóa, ứng dụng các công nghệ 4.0 Nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp về cuộc CMCN 4.0 để các doanh nghiệp hiểu về cuộc CMCN, nắm rõ những tác động, cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này sẽ tạo ra, đồng thời hiểu và ứng dụng được các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào hoạt động sản xuất để nâng cao hiệu quả và tối ưu các nguồn lực Các hình thức cung cấp thông tin có thể thông qua sách, báo, truyền hình hay các hội thảo chuyên đề vềCMCN 4.0, các chương trình đào tạo chuyên sâu.
Ngoài ra, cần tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển để tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ tối ưu nhất cho các doanh nghiệp.
3.3.2 Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Để các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ 4.0, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin cơ bản cần được đảm bảo Chính phủ cần có những can thiệp chính sách để khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng.
Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển ngành công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia đồng bộ, hiện đại Có kiến trúc tổng thể hạ tầng thông tin quốc gia, bảo đảm kết nối liên thông, tránh phát triển thiếu định hướng, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao, sự kết nối thiếu tính liên thông.
Cần nhanh chóng xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phục vụ việc lưu trữ, phân tích, tiếp cận và khai thác sử dụng thông tin.
3.3.3 Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, nhu cầu nhân lực về viễn thông - công nghệ thông tin đang ngày một gia tăng Theo Báo cáo năm 2018 và dự báo năm 2019 về thị trường tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam của VietnamWorks, ngành công nghệ thông tin nằm trong số 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất Tuy nhiên, theo Viện Chiến lược Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, chất lượng sinh viên của ngành này không cao, chỉ có khoảng 15% có thể làm việc ngay sau khi ra trường, 72% sinh viên không có kinh nghiệm thực hành Trong khi đó, trong thời đại ngày nay, để ứng dụng tốt các thành quả của CMCN 4.0, nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết, cả về chất và lượng Do đó, Nhà nước có các giải pháp khác nhau để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với ngành viễn thông - công nghệ thông tin để đáp ứng xu hướng phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong tương lai.
Ban hành những cơ chế, chính sách bảo đảm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho ngành viễn thông - công nghệ thông tin Định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên đảm bảo nguồn cung lao động trong tương lai phân bổ hợp lý cho các ngành nghề, có các biện pháp thu hút sinh viên vào các trường đại học chuyên ngành điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
Ngoài các kỹ năng chuyên môn, cần đưa vào giảng dạy tại trường đại học các kỹ năng cần thiết khác để sinh viên có thể thích ứng nhanh với cuộc CMCN 4.0, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia về viễn thông, công nghệ thông tin tại các nước phát triển để có thể học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các chuyên gia thông qua: cử chuyên gia tham dự các khóa đào tạo nước ngoài, thuê chuyên gia giỏi về đào tạo, làm việc trong thời gian nhất định, cử chuyên gia của Việt Nam sang làm việc thực tế tại các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin lớn tại các nước.
3.3.4 Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trong cuộc CMCN 4.0, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến thông tin như mất cơ sở dữ liệu, thông tin, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh mạng Do vậy, Nhà nước cần có các biện pháp ngăn chặn những rủi ro này, đảm bảo an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp Cuối năm 2018, Quốc hội đã ban hành Luật An ninh mạng nằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng Tuy nhiên, ngoài việc hướng dẫn tuân thủ theo các quy định của Pháp luật, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ, giúp cho các doanh nghiệp nhận thức rõ về vấn đề an ninh, an toàn thông tin và hướng dẫn các biện pháp nhằm kiểm soát nguy cơ mất an toàn thông tin, đặc biệt là tránh nguy cơ bị tấn công qua các thiết bị IoT.