CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử a) Khái niệm theo nghĩa hẹp:
TMĐT theo nghĩa hẹp là việc mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như sau: i TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997) ii TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997) iii TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT được bắt đầu bằng việc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet Các giao dịch này có thể được thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với cá nhân (B2C) hoặc giữa cá nhân với nhau (C2C). b) Khái niệm theo nghĩa rộng
Theo một số tổ chức, khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa như sau:
Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCITAD):TMĐT bao gồm các hoạt động của Công ty, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm martketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử” Như vậy, khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ quá trình của hoạt động kinh doanh, không chỉ giới hạn riêng lĩnh vực mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Theo WTO, TMĐT được định nghĩa bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng đươc giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet 2
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 11/VBHT – BCT ngày 21/02/2018, định nghĩa hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác Định nghĩa này tương đối rộng, coi hầu hết các hoạt động các hoạt động kinh doanh từ đơn giản một giao dịch thực hiện qua điện thoại hay những giao dịch trao đổi phức tạp khác đều là TMĐT.
Như vậy, mặc dù được nhiều tổ chức định nghĩa TMĐT, nhưng nhìn chung
TMĐT là một khái niệm dùng để mô tả quá trình giao dịch mua, bán, chuyển giao trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và mạng nội bộ intranets.
1.1.1.2 Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử:
Các phương tiện thực hiện TMĐT bao gồm: điện thoại, máy fax, truyền hình, máy tính và mạng Internet , trong đó vai trò của máy tính và mạng Internet đóng vai trò rất quan trọng của TMĐT trong việc phát triển ứng dụng, cung cấp dịch vụ quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời hình thành các mô hình kinh doanh mới Tuy nhiên, không chỉ giới hạn ở máy tính, gần đây các thiết bị điện tử di động cũng dần chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là việc ứng dụng mạnh mẽ điện thoại thông mình vào thương mại đã làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử như là công cụ để đặt hàng, thanh toán điện tử đến việc thực hiện các giao dịch khác như: giao dịch chứng khoán, tài chính ngân hàng, thanh toán hóa đơn…
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
1.1.2.1 Mối quan hệ giữa Thương mại điện tử và hệ thống công nghệ, thông tin
TMĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, buôn bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ Mối quan hệ này là mối quan hệ tương hỗ hai chiều với nhau, điều này có nghĩa sự phát triển của các công nghệ
2Theo Giáo trình Thương mại điện tử trong thời đại số, GS.TS Thái Thanh Sơn, TS Thái Thanh Tùng thông tin sẽ thúc đẩy hoạt động TMĐT và ngược lại chính sự phát triển của TMĐT là động lực cho sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cùng với xu hướng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng.
1.1.2.2 Phạm vi và thời gian hoạt động không giới hạn
Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên sẽ gặp gỡ nhau để thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn tất các giao dịch Tuy nhiên trong hoạt động TMĐT có thể thực hiện hoàn toàn qua mạng thông qua các phương tiện điện tử có kết nối với mạng viễn thông, chủ yếu là sử dụng mạng Internet Do đó thị trường trong TMĐT chính là hệ thống thông tin và thị trường này là thị trường phi biên giới.
Cũng chính nhờ đặc điểm này mà phạm vi và thời gian hoạt động của TMĐT là không bị giới hạn Tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp thế giới sẽ không phải di chuyển tới bất cứ địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch điện tử bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc các trang mạng xã hội.
Không những vậy, các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thể tiến hành các giao dịch trong suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi đâu khi có các phương tiện điện tử được kết nối các mạng viễn thông Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử cũng như mạng viễn thông ngày nay, chi phí để sở hữu cũng như chi phí dịch vụ viễn thông là tương đối cạnh tranh, đa dạng và phù hợp với nhiều tầng lớp thu nhập trong xã hội.
Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia, đó là: a) Nhóm thứ nhất: nhóm các chủ thể tham gia gián tiếp, bao gồm: i Tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. ii Tổ chức cung cấp hạ tầng mạng cho người sở hữu website TMĐT bán hàng và cho tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT Các tổ chức này còn có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu, lưu giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời cũng là nơi xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. b) Nhóm thứ hai: Bên bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm: i Người sở hữu website TMĐT bán hàng là các tổ chức, cá nhân tự thiết lập website để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. ii Người bán bao gồm tổ chức, cá nhân sử dụng website của tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Đây là nhóm đóng một vai trò chủ động, thúc đẩy TMĐT phát triển Ở chiều ngược lại TMĐT cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin phong phú về các nhà sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra tiếp cận nhanh với các phản hồi của khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí sản xuất theo đơn hàng nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho, đây là xu thế phát triển của ngành hàng trong khu vực và thế giới. Thông qua TMĐT, doanh nghiệp tìm kiếm nắm bắt được công nghệ sản xuất mới, nhanh, tìm đối tác, nắm chắc thông tin thị trường từ đó tác động lại quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động với mức chi phí phù hợp. c) Nhóm thứ ba: Bên mua hàng
Khách hàng, người mua hàng trong TMĐT là người trực tiếp sử dụng mạngInternet để tìm kiếm và mua hàng hóa TMĐT cho phép người tiêu dùng mua sắm hàng hóa, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, không có giới hạn về không gian và thời gian với chi phí thấp nhất Ngày nay, các thông tin tương đối thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên người tiêu dùng chỉ cần truy cập Internet là có thể so sánh giá cả giữa các nguồn hàng và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách điện tử, phần mềm,v.v… việc giao hàng và thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng thông qua mạng Internet. d) Các đối tượng khác
Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
1.2.1 Một số loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
Các giao dịch của TMĐT diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tổ chức chủ yếu là: doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (chính phủ) và người tiêu dùng Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT, người ta phân ra các loại giao dịch TMĐT chính như sau:
Bảng 1.2 Một số loại hình giao dịch trong TMĐT
Doanh nghiệp với doanh Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) nghiệp (B2C)
Doanh nghiệp với cơ quan nhà Người tiêu dùng với người tiêu nước, chính phủ (B2G) dùng (C2C)
(Nguồn: Giáo trình TMĐT căn bản)
Tuy nhiên, theo tính chất phổ biến trên thị trường và đối với các doanh nghiệp hiện nay, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và các mô hình kinh doanh của hai loại B2B và B2C.
1.2.2 Loại hình giao dịch Thương mại điện tử giữa Công ty với Công ty (B2B) 1.2.2.1 Khái niệm về loại hình kinh doanh B2B
TMĐT B2B là giao dịch giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử Các giao dịch này được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay giữa các đơn vị kinh doanh với một đối tác kinh doanh khác Như vậy, ngoài việc mua và bán, giao dịch thương mại điện tử B2B còn bao gồm nhiều hoạt động khác giữa các công ty với nhau như quản lý dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công ty và từ công ty tới khách hàng.
TMĐT B2B có thể được diễn ra trực tiếp giữa các công ty với nhau hoặc thông qua một bên thứ ba, hay còn gọi là trung gian giao dịch với vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán, tạo điều kiện để giao dịch mua – bán được diễn ra thuận lợi hơn và quảng bá cho nhiều người biết tới sản phẩm của công ty đăng ký lên sàn TMĐT Nhà môi giới, bên trung gian này có thể ảo hoặc vừa kết hợp truyền thống kết hợp với ảo.
1.2.2.2 Đặc điểm về loại hình kinh doanh
Trong TMĐT B2B có thể thực hiện trực tiếp giữa người mua và nhà sản xuất hoặc được thực hiện thông qua trung gian trực tuyến Bên trung gian trực tuyến này là nhà môi giới, kết nối giữa người mua và người bán, có thể là trung gian ảo hoặc trung gian vữa trực tuyến và hữu hình và đối tượng tham gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ hướng tới các doanh nghiệp. b) Đặc điểm về đơn hàng:
Các đơn hàng trong B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng số lượng có thể rất lớn Hình thức cơ bản của mua hàng B2B bao gồm mua ngay và mua theo hợp đồng dài hạn, hợp đồng nguyên tắc.
Doanh nghiệp mua ngay khi phát sinh nhu cầu trong tức thời của doanh nghiệp, không thường xuyên, chỉ khi nào có nhu cầu và giá hợp lý Bên mua đặt mua hàng hóa và dịch vụ và giá giao dịch thường theo cung cầu thị trường Người bán và người mua thường không biết nhau, giao dịch thường diễn ra trên loại thị trường nhiều người mua và nhiều người bán.
Doanh nghiệp mua theo hợp đồng dài hạn, hợp đồng nguyên tắc, thông thường bên mua đặt mua các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp ví dụ như: thép trong sản xuất xe hơi, giấy sản xuất gỗ Thông thường việc mua bán được lặp lại nhiều lần trong lịch sử, do đó hai bên đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ, do đó bên bán thường dành các ưu đãi cho bên mua như: giảm giá, chiết khẩu, thanh toán gối đầu. c) Đặc điểm về phương thức thanh toán:
Các phương thức thanh toán trong TMĐT B2B tương đối giống với thương mại truyền thống phụ thuộc vào việc đàm phán của người mua và người bán, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, với hình thức là chuyển khoản giữa các doanh nghiệp theo các phương thức khác nhau như: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng điện tử, hoặc chuyển khoản.… d) Phương thức tìm kiếm thông tin:
Các đơn đặt hàng trong TMĐT B2B có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn. e) Phương thức giao dịch:
Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao Trong TMĐT B2B cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.
1.2.2.3 Các hình thức giao dịch chủ yếu của TMĐT B2B a) Ít bên bán và nhiều bên mua Đây là hình thức giao dịch TMĐT B2B có một hoặc một số ít các công ty bán hàng cho nhiều công ty khác Hình thức này thường được áp dụng trong một số lĩnh vực, đặc biệt là những ngành sản xuất các sản phẩm hàng hóa có yếu tố công nghệ mang tính khác biệt cao và chỉ có một hoặc một vài nhà cung cấp trên thị trường Do có sự độc quyền trong việc cung cấp và phân phối hàng hóa mà danh mục các sản phẩm được hạn chế trong những mặt hàng mà nhà phân phối có thế mạnh độc quyền bán; giá cả thường được bên bán ấn định hoặc thông qua đấu giá; các điều kiện về dịch vụ đi kèm thường có lợi cho phía người bán.Về phía người mua là mua được những mặt hàng cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất; được trải nghiệm những tính năng mà những sản phẩm có tính khác biệt cao.
Trong hình thức giao dịch này, việc thực hiện mua hàng thường được thực hiện qua các phương pháp chính như sau:
Bảng 1.3 Phương pháp giao dịch trong hình thức Ít bên bán, nhiều bên mua
Phương pháp giao Mô tả dịch
Người mua có thể thực hiện tìm kiếm thông tin hàng hóa, đặt hàng và thanh toán thông qua việc truy cập vào các website của bên bán. Bên bán có thể thực hiện cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng
Bán trực như: theo dõi quá trình giao hàng, quản lý hồ sơ khách hàng để tiếp được hưởng các chính sách ưu đãi trong các lần mua hàng tiếp theo.
Hình thức này giúp người bán giảm được các chi phí xử lý đơn hàng, đồng thời có được thông tin khách hàng để liên lạc và quảng cáo với khách hàng
Người bán tổ chức bán hàng qua hình thức đấu giá trên mạng thông qua: i website của doanh nghiệp: áp dụng với những doanh nghiệp
Các cơ sở để phát triển Thương mại điện tử
Việc phát triển TMĐT đòi hỏi phải có sự đầu tư của nền kinh tế nói chung,cũng như của doanh nghiệp nói riêng trên cơ sở phát triển các yếu tố về công nghệ,nhân sự, nhận thức của xã hội – điều kiện kinh tế cũng như cơ sở về pháp lý.
1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ
TMĐT là kết quả của sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính điện tử và mạng Internet Do đó, để có thể phát triển được TMĐT hiệu quả, đòi hỏi phải có một hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc, đặc biệt gồm hai nhánh: tính toán điện tử và truyền thông điện tử.
Hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm các chuẩn của doanh nghiệp cũng như liên kết các chuẩn với quốc tế, với kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng Tuy nhiên việc phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ không dừng lại ở doanh nghiệp, mà phải là của mỗi quốc gia, với tư cách là một phần của hệ thống CNTT khu vực toàn cầu; và phải là của từng cá nhân trong hệ thống thương mại với tư cách là đối tượng tham gia vào TMĐT.
Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có ý nghĩa là tính hiện hữu, tính ổn định trong quá trình sử dụng, mà còn phải đáp ứng được tính kinh tế trong sử dụng Việc trang bị các thiết bị như điện thoại, máy tính, bảng tính… cũng như chi phí sử dụng dịch vụ truyền thống như chi phí nối mạng, khai thác mạng Internet, thanh toán Internet phải hợp lý để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận.
1.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân sự Để có thể tận dụng được các lợi ích mà TMĐT có thể mang lại, yêu cầu đặt ra là cần phải sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đòi hỏi phải đáp ứng được được hai yếu tố cơ bản: thứ nhất là khả năng sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ, mạng Internet; và hai là đội ngũ chuyên gia tin học được đào tạo bài bản, thường xuyên cập nhật các CNTT mới để phát triển kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng Không chỉ dừng lại ở đó, những chuyên gia này còn phải có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được yêu cầu của từng doanh nghiệp, từng nền kinh tế, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào một đơn vị cung cấp bên ngoài Có thể nói, đây là vấn đề một quốc gia phải xử lý đầu tiên nếu muốn phát triển TMĐT, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
1.3.3 Hạ tầng cơ sở pháp lý về Thương mại điện tử
An toàn trong TMĐT là một trong những điểm khiến cả người bán và người mua băn khoăn trước khi có ý định sử dụng Trên thực tế những rủi ro trong thương mại truyền thống đều có thể xảy ra trong môi trường TMĐT như: Người mua đã thanh toán nhưng không nhận được hàng hoặc hàng không đúng như chất lượng, Người bán đã giao hàng nhưng không nhận được hàng; thông tin thanh toán của người mua bị kẻ gian ăn cắp; Người bán bị giả mạo thông tin… Do đó, để có thể phát triển TMĐT, đòi hỏi phải có một hệ tầng cơ sở pháp lý bảo vệ cho các chủ thể tham gia Mỗi quốc gia cần phải có các đạo luật liên quan đến việc thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT như tính pháp lý của các Hợp đồng trực tuyến, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, cũng như có các thiết chế pháp lý cho việc xác thực, chứng thực các công cụ điện tử đó.
Ngoài ra, để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến lừa đảo, gian lận trong giao dịch TMĐT, ngoài việc nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ, mỗi quốc gia phải có những quy định, luật lệ liên quan đến việc xử lý các vi phạm, gian lận trong TMĐT, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch.
1.3.4 Hạ tầng cơ sở về điều kiện kinh tế - xã hội
Một trong những lợi ích của TMĐT đó là các giao dịch mang tính không biên giới, ranh giới địa lý trên toàn cầu, tuy nhiên với tính phức tạp của kinh tế mỗi quốc gia, dẫn tới những khó khăn như luật áp dụng và điều chỉnh hợp đồng, thanh toán hoặc thu thuế.
Việc thu thuế các hàng hóa dịch vụ như: phần mềm, chương trình âm nhac, trò chơi trực tuyến, quảng cáo trên youtube … là điều tương đối khó kiểm soát đối với nhiều quốc gia Ngoài ra, các trường hợp thu thuế thanh toán vô danh bằng thẻ thông minh, kiểm toán các doanh nghiệp bán hàng qua TMĐT như các shop online trên facebook, diễn đàn…, các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông tin quốc gia trên internet cũng là một trong những rào cản.
Do đó để có thể giải quyết những vấn đề trên, đòi hỏi chính phủ từng nước phải có các chiến lược mới thiết lập được môi trường kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế hóa nói chung và cho TMĐT nói riêng Tất cả những vấn đề ấy đòi hỏi nỗ lực của tập thể đa biên nhằm đạt tới các thỏa thuận,chuẩn mực mang tính quốc tế, bảo vệ quyền lợi cho các quốc gia tham gia vào thương mại điện tử, mà đặc biệt các nước đang phát triển với những hạn chế về công nghệ thông tin, cơ chế thuế khóa và bảo mật, an toàn thông tin.
Hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy
1.4.1 Khái niệm về Doanh nghiệp điện máy 3
1.4.1.1 Khái niệm về mặt hàng điện máy
Mặt hàng điện máy là thuật ngữ chung để chỉ những thiết bị, mặt hàng, vật dụng được vận hành nhờ điện năng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với gia đình, tổ chức Mặt hàng điện máy còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: đồ dùng gia dụng điện tử, thiết bị điện gia dụng điện tử, hàng điện tử…Tùy theo công năng của mỗi mặt hàng, mặt hàng điện máy có thể được phân ra thành một số nhóm hàng chính có thể kể đến như sau:
- Nhóm hàng nhà bếp: bếp điện, bếp từ, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát, máy say sinh tố, ấm đun nước,…
- Nhóm hàng giặt là: Máy giặt, máy sấy quần áo, bàn là…
- Nhóm hàng điện lạnh: tủ lạnh, điều hòa, quạt điện, máy tạo độ ẩm…
- Nhóm hàng giải trí: tivi, máy truyền hình, máy quay, máy ảnh…
- Nhóm hàng chiếu sáng: đèn điện, đèn bàn
- Nhóm hàng viễn thông: điện thoại di động, điện thoại cố định, laptop, máy tính, máy tính bảng….
- Nhóm hàng thiết bị văn phòng: Máy chiếu, máy in, máy scan, máy hủy tài liệu, máy fax…
- Các nhóm hàng khác: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, dọn dẹp vệ sinh, đo lường….
1.4.1.2 Khái niệm về Doanh nghiệp điện máy
Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm mặt hàng điện máy nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa về Doanh nghiệp điện máy là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật mà nguồn doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh các mặt hàng về điện máy.
Doanh nghiệp điện máy có thể được phân loại thành các loại hình như sau:
- Doanh nghiệp sản xuất điện máy: là những doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết như:
3 Khái niệm do tác giả tổng hợp nguyên, vật liệu, nhân lực con người, dây chuyền máy móc thiết bị để tạo ra các sản phẩm điện máy.
- Doanh nghiệp thương mại điện máy: là những doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích lưu thông mặt hàng điện máy từ các doanh nghiệp sản xuất ra thị trường và người tiêu dùng với mục tiêu kiếm lợi nhuận Doanh nghiệp thương mại không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, để đạt hiệu quả tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu là các Doanh nghiệp điện máy là những doanh nghiệp thương mại các mặt hàng điện máy.
1.4.2 Hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy
Với lợi thế được tiếp cận với các công nghệ mới nhất trên thị trường, cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo về CNTT, các doanh nghiệp điện máy, điện tử là những đơn vị có lợi thế trong việc phát triển bán hàng qua kênh TMĐT Đây được đánh giá là bước đi đúng đắng, bắt kịp xu hướng phát triển tất yếu của CNTT, và Internet.
Hoạt động kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C thông qua website, ứng dụng thông minh bán hàng (mô hình nhà bán lẻ trực tuyến) hoặc thông qua các Sàn giao dịch, cụ thể như sau:
1.4.2.1 Nhà bán lẻ trực tuyến:
Với vai trò là nhà phân phối/ đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng là người tiêu dùng, các doanh nghiệp điện máy Việt Nam thực hiện phân phối hàng qua các cửa hàng truyền thống hoặc thông qua kênh TMĐT của đơn vị Kênh TMĐT bán hàng hiện tại đang được áp dụng là Website bán hàng và Ứng dụng trên các thiết bị thông minh Khách hàng khi truy cập vào các Website và Ứng dụng của doanh nghiệp có thể tìm kiếm toàn bộ các thông tin liên quan đến sản phẩm như thông số kỹ thuật, nhà sản xuất, chính sách về giá, khuyến mại, dịch vụ bảo hành… cũng như thực hiện đặt hàng và thanh toán trực tuyến ngay trên nền tảng Internet.
Mô hình nhà bán lẻ điện tử đang được áp dụng là mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa nhà bán lẻ truyền thống và website/ứng dụng giao dịch trực tuyến Những doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, Medimart, Nguyễn Kim với thị phần và mạng lưới cửa hàng truyền thống rộng khắp sẽ giành được lợi thế lớn trong việc phát triển kênh Thương mại điện tử của riêng doanh nghiệp.
1.4.2.2 Bán hàng qua các sàn giao dịch Thương mại điện tử Đối với các doanh nghiệp có thị phần nhỏ trên thị trường, tiềm lực tài chính còn hạn chế, cộng với mạng lưới cửa hàng truyền thống thưa thớt, việc phát triển kênh thương mại đị tử theo mô hình Nhà bán lẻ trực tuyến gặp nhiều rào cản Sự lựa chọn của họ là “đưa” những mặt hàng của họ lên các gian hàng trực tuyến của những doanh nghiệp chuyên về TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hay Adayroi. Ưu điểm của việc bán hàng qua các trang TMĐT này có thể kể đến như sau: i Tận dụng được cộng đồng khách hàng hiện có rất lớn cũng như nền tảng công nghệ hiện đại mà các đối tác đã xây dựng được Những nền tảng này không phải dễ dàng gì mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình có thể làm được Các doanh nghiệp TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada hay như trường hợp của Grap, Uber đã phải đầu tư rất nhiều tiền và chịu những khoản lỗ lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng cộng đồng khách hàng cũng như thị phần của mình. Để có thể chịu đựng được mức lỗ như vậy, các doanh nghiệp này phải có sự hậu thuận về nguồn vốn từ các công ty mẹ nước ngoài hay các quỹ đầu tư của nước ngoài, có thể kể đến như Alibaba (doanh nghiệp TMĐT lớn thứ 1 tại Trung Quốc) hỗ trợ Tiki, JD (doanh nghiệm TMĐT lớn thứ 2 Trung Quốc) hỗ trợ Lazada hay Shopee được Tập Đoàn SEA (Singapore) hỗ trợ. ii Tận dụng được các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thúc đẩy bán hàng do các trang TMĐT xây dựng như: online Friday, Black Friday, 20/10; 8/3, Noel… iii Nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong việc chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin khách hàng, thông tin thanh toán Tuy nhiên, việc bán hàng cũng có những nhược điểm, hạn chế như sau: i Chịu các khoản phí, lệ phí khi đăng ký và bán hàng trên sàn giao dịch ii Phải tuân theo các quy định của sàn giao dịch và chịu phạt nếu vi phạm iii Chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp trong ngành cũng như sự cạnh tranh với hình thức tự doanh của các sàn giao dịch Một số sàn giao dịch không hoạt động đơn thuần với vai trò là trung gian giao dịch mà họ còn thực hiện hoạt động kinh doanh: mua hàng từ nhà sản xuất và phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, những đơn vị này tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp khác.
Bài học kinh nghiệm hoạt động Thương mại điện tử trên thế giới
1.5.1 Khái quát hoạt động Thương mại điện tử trên thế giới
1.5.1.1 Thực trạng hoạt động TMĐT trên thế giới a) TMĐT B2C toàn cầu:
Quy mô bán lẻ TMĐT (B2C) toàn cầu ước đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ USD (chiếm khoảng 11,9% tổng doanh số bán lẻ toàn cầu), tăng khoảng 18% so với năm
2017 (với doanh số đạt 2,3 nghìn tỷ USD và chiếm 10,2% Tổng doanh số bán lẻ toàn cầu) Theo ước tính của các chuyên gia, quy mô thị trường TMĐT B2C toàn cầu năm 2019 có thể đạt lên tới 3,5 nghìn tỷ USD tăng 25% so với năm 2018; đồng thời dự báo đến năm 2021 doanh số TMĐT B2C toàn cầu có thể đạt 4,9 nghìn tỷ USD và chiếm khoảng 17,5% Tổng Doanh số bán lẻ toàn cầu
Biểu đồ 1.1 Doanh số TMĐT (B2C) và tỷ trọng Tổng Doanh số bán lẻ
(Nguồn: https://beeketing.com/blog/future-ecommerce-2019/)
Theo số liệu thống kê, Trung Quốc đang là thành thị trường có doanh số TMĐT B2C lớn nhất thế giới với ước đạt 672 tỷ USD, gấp khoảng 1,9 lần so với quốc gia đứng thứ 2 là Mỹ với 340 tỷ USD.
TrungMỹ Anh Nhật Đức Pháp Hàn Canada Nga Úc
Biểu đồ 1.2 Doanh số bán lẻ TMĐT B2C tại 10 quốc gia lớn nhất thế giới
(Nguồn: https://www.shopify.com/enterprise/global-ecommerce-statistics)
Như vậy, với sự góp mặt của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thị trường Châu Á trở thành thị trường có doanh số TMĐT B2C lớn nhất thế giới với 780 tỷ USD, theo sau là khu vực Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) với 544 tỷ USD, và khu vực châu Âu (với Anh, Đức, Pháp, Nga) với 222 tỷ USD đứng thứ ba. b) Thương mại điện tử B2B toàn cầu
Biểu đồ 1.3: Doanh số TMĐT B2C và B2B toàn cầu
(Nguồn: https://www.shopify.com/enterprise/global-ecommerce-statistics)
Mặc dù thế giới đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ của hoạt động TMĐT bán lẻ B2C toàn cầu, tuy nhiên TMĐT B2B mới là loại hình kinh doanh có doanh số vượt bậc, cụ thể năm 2018 doanh số TMĐT B2B toàn cầu ước đạt khoảng 10,6 nghìn tỷ USD, tức là gấp khoảng 3,7 lần doanh số TMĐT B2C. Theo nghiên cứu của Rost và Sullivan, dự đoán doanh số TMĐT B2B sẽ đạt 12 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2020, trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu thị trường toàn cầu 4
1.5.2 Một số mô hình hoạt động Thương mại điện tử thành công trên thế giới
TMĐT đang trở thành xu hướng của tương lai khi mọi người đang dần chuyển thói quen mua sắm trực tiếp tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến Song hành với sự phát triển của TMĐT là sự ra đời và lớn mạnh của nhiều tập đoàn đa quốc gia với các mô hình kinh doanh thành công, lấy ý tưởng từ những nền tảng là các lợi ích mà TMĐT có thể mang lại cho người sử dụng và áp dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet và thiết bị di động Thị trường TMĐT chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, trong khi những tên tuổi lớn như Amazon, Alibaba, Ebay với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh trên thị trường; thì không ít những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập đang phải vật lộn để tồn tại và cạnh tranh với nhau Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã đã đưa ra hai ví dụ về mô hình thường mại điện tử trên thế giới là Amazon.com (tại Mỹ) và Alibaba.com (tại Trung Quốc) Đây là hai doanh nghiệp hàng đầu thế giới về TMĐT đại diện cho hai loại hình thương mại điện tử phổ biến trên thế giới ngày nay là B2C và B2B, chi tiết như sau:
1.5.2.1 Một số mô hình hoạt động TMĐT thành công trên thế giới a) Amazon.com
Amazon là công ty bán lẻ trực tuyến đa quốc gia hàng đầu thế giới và là biểu tượng của ngành bán lẻ thế giới Được thành lập vào năm 1994 với ý tưởng ban đầu là một cửa hàng sách trực tuyến, Jeff Bezos biến Amazon thành một công ty TMĐT khổng lồ phân phối hàng trăm triệu các loại sản phẩm Doanh thu năm 2018 của
4Nguồn: https://kinsta.com/blog/ecommerce-statistics/
Doanh nghiệp đạt 232 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2017; trong khi đó Lợi nhuận đạt 10 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2017 5
Trong 24 năm thành lập và phát triển, Amazon đã triển khai nhiều lĩnh vực kinh doanh như: bản lẻ trực tuyến hàng hóa và dịch vụ trên Internet; Sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện tử: Fire TV, Fire Tablets, máy đọc sách Kindle ; cung cấp dịch vụ quảng cáo và bán hàng trên nền tảng website; cung cấp dịch vụ Amazon Web Services (AWS) được biết đến với tên gọi khác là dịch vụ điện toán đám mây cho phép người dùng có thể tính toán, sao lưu và lưu trữ dữ liệu, cũng như phân tích nội dung dữ liệu…Tuy nhiên mảng cốt lõi của doanh nghiệp vẫn là thương mại điện tử với mô hình bán lẻ trực tuyến B2C, với các mô hình kinh doanh chính được liệt kê như sau:
▪ Mô hình nhà bán lẻ trực tuyến: Amazon.com là website bán lẻ trên mạng lớn nhất thế giới với mạng lưới trên 200 quốc gia, số lượng truy cập trung bình hàng tháng lên tới trên 2,4 tỷ lượt 6 Truy cập Amazon.com, khách hàng có cơ hội được mua sắm hàng trăm triệu sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như: Sách, Ebook, tạp chí; phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, Ứng dụng, phần mềm; các sản phẩm điện tử, điện lạnh; đồ quần áo, thời trang, ô tô, phương tiện vận tải…Với mô hình này, bên cạnh áp dụng mô hình doanh thu từ bán hàng hóa, thông qua Amazon.com, doanh nghiệp còn xây dựng cơ sở niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp, và là phương thức quảng cáo hữu dụng cho doanh nghiệp.
▪ Mô hình nhà kiến tạo thị trường: Amazon.com còn là địa chỉ cung cấp dịch vụ TMĐT cho các nhà bán lẻ khác Theo báo cáo của Emarketer, doanh số bán lẻ của các doanh nghiệp qua Amazon đang chiếm 31.3% doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ trong năm 2018 tăng 35.6% so với cùng kỳ năm trước Nguồn thu của Amazon: từ đăng ký bán hàng; Phí quảng cáo; dịch vụ liên kết, môi giới bán hàng Trong năm 2018 các mảng kinh doanh khác (với quảng cáo là chủ yếu) đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp là 3,4 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2017 và đang cạnh tranh quảng cáo với các nền tảng trực tuyến khác là Facebook hay Google. b) Alibaba.com
6 Nguồn: https://www.similarweb.com/website/amazon.com#overview
Alibaba.com được thành lập năm 1999 là một công ty con thuộc trực thuộc tập đoàn Alibaba Đây là tập đoàn thương mại điện tử số 1 Trung Quốc và hàng đầu thế giới với Alibaba.com –TMĐT B2B, Taobao.com –TMĐT B2C, Alipay.com – thanh toán trực tuyến Alimama.com – quảng cáo trực tuyến; Alisoft –phần mềm trực tuyến….Alibaba.com là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hàng đầu thế giới hiện nay Thông qua Alibaba, các doanh nghiệp có thể tìm được các đối tác thương mại tiềm năng, mở rộng thị trường và tiến hành mua bán trực tuyến trên toàn cầu Tận dụng lợi thế tại thị trường rộng lớn Trung Quốc, “công xưởng sản xuất toàn cầu”, cũng như các chính sách ưu đãi mà Chính phủ Trung Quốc dành cho Alibaba, Alibaba.com đã kết nối doanh nghiệp trên toàn cầu với mạng lưới trên 190 quốc và và giao dịch đến hàng trăm triệu sản phẩm trong nhiều ngành chính như: sản xuất điện tử, máy móc thiết bị, công nghiệp, may mặc, thực phẩm…
Mô hình kinh doanh sàn giao dịch TMĐT B2B: Alibaba.com đang hoạt động theo mô hình sàn giao dịch với hình thức hoạt động là sàn giao dịch theo chiều rộng Các doanh nghiệp khi tham gia Alibaba.com có thể gửi các đơn chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng và tham gia thị trường toàn cầu với hàng triệu doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ.Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực TMĐT tại Châu Á, Alibaba.com đã thiết lập được các quan hệ rất tốt với các nhà sản xuất tại nhiều khu vực như: i Khu vực châu Á như Epson, Sharp, JVC, Samsung và Aiwa. ii Khu vực châu Mỹ như Dell Computer, Hewlett Packard và Canon trong lĩnh vực điện tử; Grainger, Truserv và Ace Hardware trong lĩnh vực công nghệ; Stapples, Federated Deparmetn Stores và Eddie Bauer trong lĩnh vực bán lẻ. iii Tại thị trường châu Âu, các nhà sản xuất lớn như Bosch, Alcatel, Phillips và các hãng bán lẻ như King fisher, WH Smith, London Drugs, Karstard đều là những khách hàng trung thành của Aibabba
Các dịch vụ Alibaba.com đem tới cho các doanh nghiệp khi tham gia như sau: i Sản phẩm của doanh nghiệp được sắp xếp hợp lý, dễ tìm kiếm nhờ dử dụng dấu trúc nội dung chào mua, chào bán trên Alibaba.com Những doanh nghiệp có khả năng tổ chức khai thác, xử lý thông tin có thể tự xây dựng cho mình danh sách dữ liệu khách hàng ngay trên nền tảng của Alibaba.com. ii Cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán, vận chuyển Alibaba tư vấn các phương thức thanh toán để giúp các khách hàng lựa chọn phù hợp đồng thời hỗ trợ xác nhận thông tin khi xảy ra các tranh chấp.Ví dụ với dịch vụ Escorw, Alibaba chứng thực tình hình thanh toán của bên mua và tình hình hàng hoá hàng hóa của bên bán, bên mua khi nhận hàng, kiểm tra và xác nhận, Escorw xác nhận và thanh toán cho bên bán
Ngoài ra, Alibaba.com còn cung cấp các bảng danh mục chào bán của các doanh nghiệp, danh sách những người mua và hàng cần mua; thông tin về hàng hóa, ngành giao dịch; dịch vụ chứng thực, kí kết hợp đồng điện tử
Mô hình doanh thu: phí giao dịch, phí thành viên, phí quảng cáo và thu phí các dịch vụ khác được sử dụng trong quá trình giao dịch mua hàng.
Là những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực TMĐT, Amazon.com và Alibaba.com trở thành những mô hình TMĐT không chỉ các doanh nghiệp khác mà ngay cả những quốc gia khác cũng luôn làm hình mẫu để phát triển theo Tuy nhiên để đạt được những thành công như ngày hôm nay là cả một quá trình dài nghiên cứu và đầu tư của những người sáng lập Jeff Bezos và Jack Ma dám nghĩ dám làm và dám chấp nhận thất bại và nắm bắt cơ hội mới để vươn lên Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giá xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm được rút ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam như sau: a) Xây dựng trang web đơn giản, hiệu quả Đây tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thu hút tham gia truy cập của người sử dụng Đơn giản ở đây được hiểu là thông tin sản phẩm, thông tin tham khảo phải dễ dàng tìm kiếm, nội dung dễ hiểu, sắp xếp khoa học và đẹp mắt Còn về hiệu quả ở đây được hiểu là việc truy cập vào các website, đường dẫn liên kết của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng với tốc độ cao Với vấn đề này, doanh nghiệp lại không tự chủ được vấn đề công nghệ và đường truyền mà phụ thuộc vào nhà cung ứng dịch vụ đường truyền Internet của mỗi quốc gia Doanh nghiệp có thể hạn chế bằng việc ưu tiên sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ chất lượng cao trên thị trường Với Amazon.com và Alibaba.com, khách hàng truy cập được trải nghiệm danh mục hàng hóa đa dạng với mẫu mã và thông tin tham khảo chia sẻ chi tiết; là tốc độ truy cập nhanh chóng, cùng với đó ý thức của doanh nghiệp về việc website chính là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp. b) Nắm giữ công nghệ riêng cho doanh nghiệp Để các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình công nghệ riêng đòi hỏi các chi phí rất lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm được điều đó. Tuy nhiên với Amazon và Alibaba đã chứng minh cho thấy đây là cơ sở để phát triển lâu dài Việc xây dựng công nghệ riêng giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và quản lý thông tin khách hàng, dữ liệu mua sắm; đồng thời vận hành hoạt động kinh doanh dễ dàng và thuận tiện hơn, đảm bảo bảo mật các thông tin liên quan do việc giới hạn người nắm giữ công nghệ Với Amazon, công nghệ điện toán đám mây AWS không chỉ sử dụng phục vụ cho doanh nghiệp mà còn được các doanh nghiệp khắp thế giới sử dụng trong việc xây dựng các giải pháp đột phá, di chuyển các ứng dụng trọng yếu và cải thiện vị thế tài chính bằng cách ngừng sử dụng công nghệ cũ tốn chi phí; từ đó giúp các công ty chuyển mình trong hoạt động kinh doanh, có được sự linh hoạt và cải thiện sự nhạy bén trong hoạt động Trong Quý 4/2018 doanh thu AWS đạt 7,4 tỷ USD tăng 45% so với cùng kỳ năm 2017, tổng kết cả năm 2018 AWS đạt 25 tỷ USD. c) Quảng cáo sản phẩm
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY VIỆT NAM
Khái quát về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam
2.1.1 Tóm tắt tình hình hoạt động Thương mại điện tử tại Việt Nam
Năm 2018, Việt Nam chứng kiến sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, ngoài ra với dân số đạt khoảng 96 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là 35%, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 đạt 64 triệu người dùng, chiếm đạt 67% dân số, TMĐT đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%.Về quy mô, với điểm xuất phát khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, quy mô thị trường TMĐT đã lên tới khoảng 7,8 tỷ USD trong năm 2018, bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến, mua bán trực tuyến các dịch vụ, sản phẩm số hóa khác Cũng theo nhiều chuyên gia dự kiến, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt tới 10 tỷ USD năm 2020, tức là tăng khoảng 28% so với năm 2018.
2.1.1.1 Tình hình sử dụng kênh TMĐT để mua sắm của khách hàng
Theo số liệu từ Statista, năm 2018 có khoảng 49 triệu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, tương đương đạt khoảng 76% số lượng người dùng Internet, đồng thời chi tiêu khoảng 54.89 USD/năm tương đương khoảng 1.27 triệu đồng để mua sắm online Tỉ lệ người dùng tham gia giao dịch online đạt 52.5% và dự đoán đạt 55.9% năm 2022, trong khi tỷ lệ này các nước phát triển con số này là khoảng hơn 70% Như vậy, số lượng và số tiền mua sắm trực tuyến của người dùng Việt Nam còn tương đối thấp so với quy mô dân số Đây có thể coi là một trong những tiềm năng có thể phát triển của Việt Nam về mua sắm trực tuyến trong thời gian tới.
Theo báo cáo Vietnam Ecommerce Market 2018 của Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus thực hiện đã đưa ra kết quả khảo sát mức độ mua hàng qua kênh TMĐT của 1.050 khách hàng tại Hà Nội và TP HCM (tỷ lệ 50% - 50%) theo độ tuổi từ 18 – 22 là 33%; 23 – 29 là 33%, 20 – 39 là 33% và giới tính Nam- Nữ là như nhau, kết quả của khảo sát như sau: a) Mức độ mua sắm qua TMĐT theo giới tính, độ tuổi và thu nhập
Tổng Nam Nữ 18-22 23-29 30-39≤10 Trđ 10 - 20 ≥20 trđ
Không bao giờ, hiếm khi Một lần trong nhiều tháng
Một hoặc một vài lần trong 1 tháng Hàng tuần hoặc nhiều hơn
Biểu đồ 2.1 Mức độ sử dụng TMĐT theo giới tính, độ tuổi và thu nhập
Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy: Những người ở độ tuổi từ 30 – 39 và có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên là đối tượng có tần xuất mua bán online lớn hơn Trong khi nếu xét về giới tính thì Nữ giới có xu hướng mua sắm online nhiều hơn nam, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch không đáng kể là 2%. b) Lý do người tiêu dùng lựa chọn và không lựa chọn mua sắm trên TMĐT
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra những lý do khiến người tiêu dùng lựa chọn và không lựa chọn kênh TMTĐ để mua sắm như sau:
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của người tiêu dùng về nguyên nhân lựa chọn và không lựa chọn kênh TMĐT là kênh mua sắm
Như vậy, có thể thấy người tiêu dùng lựa chọn kênh TMĐT là hình thức mua sắm do những sự tiện lợi của nó đem lại như: không giới hạn về thời gian và địa điểm mua hàng; các mặt hàng đa dạng, các ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh dễ sử dụng và dịch vụ vận chuyển cũng tương đối dễ dàng Tỷ lệ kết quả của các tiêu chí này có xu hướng tăng trong thời gian từ năm 2016 – 2018 cho thấy phần nào cho thấy những cải thiện đáng kể của các doanh nghiệp TMĐT đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ngược lại, các lo ngại về chất lượng sản phẩm và an toàn bảo mật thông tin khách hàng là những trở ngại lớn nhất của người tiêu dùng khi không lựa chọn kênh TMĐT để mua sắm hàng hóa Cũng theo Sách trắng về TMĐT 2018 của Cục TMĐT và kinh tế số cũng chỉ ra kết quả tương tự khi: Sản phẩm kém chất lượng hơn quảng cáo (77% người được hỏi) và sợ lộ thông tin cá nhân (36%) là hai lo ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam. c) Mặt hàng mua sắm phổ biến trên TMĐT Âm nhạc, phim ảnh 5%
Vé xem phim, tàu xe, máy bay 15% 23%
Thiết bị, đồ dùng nhà bếp 22% 29% 36%
Mỹ phẩm 33% 44% 50% Đồ công nghệ, thiết bị di động 36% 78%
Biểu đồ 2.3 Các mặt hàng được ưu tiên lựa chọn mua sắm trên TMĐT
(Nguồn: Vietnam Ecommerce Market 2018) Các mặt hàng ưu thích của người tiêu dùng Việt Nam qua kênh TMĐT như sau: thời trang, đồ công nghê, thiết bị di động, mỹ phẩm, sách báo, thực phẩm đồ uống Tuy nhiên theo Thống kê của Statista.com thì xét về mặt giá trị, các mặt hàng về điện tử, truyền thông dẫn đầu với doanh số 610 triệu USD, Thời trang đạt 557 triệu USD, tiếp theo là nội thất, đồ gia dụng đạt 339 triệu USD; Đồ chơi, handmade,giải trí đạt 363 triệu USD và Ẩm thực, chăm sóc gia đình đạt 338 triệu USD. d) Phương tiện mua sắm trên TMĐT
Smartphone Smartphone (tìm Máy tính cá Máy tính văn (Ứng dụng) kiếm) nhân (home PC) phòng (Office
Biểu đồ 2.4 Phương tiện được sử dụng trong TMĐT
(Nguồn: Vietnam Ecommerce Market 2018) Trong 2018, điện thoại thông minh trở thành thiết bị được sử dụng phổ biến nhất với 72% người được khảo sát lựa chọn thiết bị này để mua sắm online (tăng 22% so với kết quả khảo sát năm 2017) Điều này cho thấy mức phổ biến của điện thoại di động không chỉ trong việc thông tin liên lạc, mà còn tác động đến hành vi sử dụng website, và mua sắm online. e) Hình thức thanh toán trong TMĐT:
Thanh toán khi nhận hàng
Biểu đồ 2.5 Hình thức thanh toán trong TMĐT
Thanh toán khi nhận hàng là hình thức được lựa chọn chính khi mua hàng qua kênh TMĐT với tỷ lệ lựa chọn là 80%, lớn hơn rất nhiều so với các hình thức còn lại như Thẻ ngân hàng, chuyển khoản hay Ví điện tử Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý của người mua hàng qua TMĐT khi phần lớn các e ngại về chất lượng hàng hóa và bảo mật trong thanh toán đang là rào cản của TMĐT tại Việt Nam.
2.1.1.2 Tình hình kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp 7 a) Bảng xếp hạng lượt truy cập các website TMĐT và theo dõi trên các mạng xã hội
Bảng 2.1 Xếp hạng các website TMĐT theo lượt truy cập
Doanh nghiệp Lượt truy cập Số lượng theo dõi trên mạng xã hội web mỗi tháng Youtube Instagram Facebook
FPT Shop 9.238.100 168.138 8.080 2.471.600 Điện Máy Xanh 9.048.900 283.806 10 1.424.400
(Nguồn: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/) Được đầu tư vốn từ các Công ty mẹ, cổ đông lớn là các tập đoàn lớn nước ngoài, các doanh nghiệp TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, Thế giới di động và Sen đỏ là 05 website có lượt truy cập lớn nhất hiện tại với lượng truy cập trung bình trên
25 triệu lượt/tháng Với việc được rót vốn từ công ty mẹ SEA, Shopee đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2018, chính thức vượt qua Lazada trở thành tên tuổi phổ biến nhất đối với người mua hàng trực tuyến. b) Nhóm sản phẩm, dịch vụ được giao dịch chính trên website, ứng dụng di động
Các nhóm hàng về điện tử,thiết bị âm thanh, hình ảnh, máy tính, điện thoại, điện lạnh, thiết bị gia dụng; nhóm hàng về thời trang, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thực phẩm được giao dịch chính; trong khi đó các nhóm hàng về ô tô, xe máy, dịch vụ bất động sản, mẹ và bé là những nhóm hàng được giao dịch ít nhất trên website, ứng
7Các số liệu được nêu tại Mục 2.1.1.2 và 2.1.1.3 sử dụng các dữ liệu điều tra của Cục TMĐT và Kinh tế số -
Bộ Công Thương ban hành theo ấn phẩm Sách trắng TMĐT Việt Nam 2018, theo đó đơn vị đã tiến hành khảo sát 4.041 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực và có sử dụng kênh TMĐT trên cả nước về tình hình đầu tư và hoạt động TMĐT trong năm 2018 và Báo cáo Vietnam Ecommerce Market 2018 do Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus thực hiện. dụng bán hàng TMĐT của các doanh nghiệp Những nhóm mặt hàng cũng hoàn toàn tương thích với xu hướng lựa chọn sản phẩm mua sắm online của khách hàng, mặc dù nhóm sản phẩm thời trang, làm đẹp là nhóm hàng được ưu tiên nhất khi mua sắm qua kênh TMĐT (Chi tiết Biểu đồ 2.3). Điện tử, kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh
Sức khỏe, sắc đẹp Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng
Thực phẩm đồ uống Thời trang, phụ kiện Hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng Xây dựng, nhà cửa nội thất, ngoại thất Sách, văn phòng phẩm, quà tặng Dịch vụ phần mềm, thiết kế website, lưu trữ
Dịch vụ lưu trú và du lịch Đồ thể thảo, dã ngoại Dịch vụ việc làm, đào tạo
Vé máy bay, tàu xe Dịch vụ bất động sản
Mẹ và bé Ô tô, xe máy
Biểu đồ 2.6: Các nhóm mặt hàng được giao dịch chính trên TMĐT
(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam, 2018) c) Nguồn thu của các doanh nghiệp TMĐT:
0% Thu từ bán Thu phí quảng Nguồn thu khác hàng hóa, dịch cáo vụ
Phí thành Thu phí % Trực tiếp Quảng cáo viên dựa trên đơn bán hàng hàng hóa, dịch vụ
Biểu đồ 2.7: Nguồn thu chính của website, ứng Biểu đồ 2.8 : Nguồn thu chính của các dụng bán hàng TMĐT website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT
(Nguồn: Sách trắng TMĐT VN, 2018) (Nguồn: Sách trắng TMĐT VN, 2018)
Khái quát về hoạt động Thương mại điện tử tại các doanh nghiệp điện máy Việt Nam
2.2.1 Tóm tắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam
Thị trường hàng điện tử, điện máy, đặc biệt lĩnh vực bán lẻ hiện tại đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng và đã bước vào thời kỳ bão hòa với mức tăng trưởng dự báo thấp trong những năm tới Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường đã vào giai đoạn trưởng thành với mức độ phổ biến cao của các mặt hàng điện tử trên tổng dân số Ngoài ra, các mặt hàng điện tử điện máy là mặt hàng có chu kỳ sử dụng lâu dài, do đó việc mỗi cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức có thói quen sử dụng lâu dài hơn là thay đổi hay mua mới Tình hình doanh thu của của thị trường điện tử, điện máy theo các quý như sau 8 :
8Nguồn: https://temax.gfk.com/vn/VND/reports/
Biểu đồ 2.11 Doanh thu hàng điện tử, điện máy tại Việt Nam 2014 – 2018
(Nguồn: https://temax.gfk.com/vn/VND/reports/)
Như vậy có thể thấy, sau khi đạt đỉnh vào Quý 1/2018 với doanh thu khoảng
60 nghìn tỷ đồng, thị trường có bước chậm lại, thậm chí sụt giảm mạnh trong Quý 2 và Quý 3/2018 mặc dù đây là dịp nắng nóng và Worldcup 2018 Thị trường có sự hồi phục tại Quý 4/2018, tuy nhiên doanh thu cũng chỉ đạt 55,9 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm trước Mặc dù vậy, trong năm 2018 thị trường điện máy vẫn có sự ghi nhận tăng trưởng nhẹ so với năm trước cụ thể như sau, tổng doanh thu của thị trường đạt khoảng 217 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 6,1% so với năm 2017, chi tiết các mặt hàng như sau:
Bảng 2.3: DT theo mặt hàng của các sản phẩm điện tử, điện máy năm 2018
Các Quý năm 2018 - Tỷ đồng Tăng trưởng % so với kỳ trước Mặt hàng
Máy ảnh kĩ thuật số (PH) 692 740 666 683 2,780 2.30% -2.80% Điện lạnh (MDA) 11,479 8,570 8,701 9,804 38,554 4.50% 12.50% Điện gia dụng (SDA) 2,248 1,617 1,846 2,316 8,027 -3.10% 3.70% Công nghệ Thông tin (IT) 3,402 4,602 5,932 5,245 19,182 0.80% -7.00% Điện thoại di động (TC) 27,649 24,276 23,773 25,614 101,312 -3.10% 1.00% Thiết bị văn phòng (OE) 136 165 173 181 656 -36.80% -44.50%
(Nguồn: https://temax.gfk.com/vn/VND/reports/)
Các sản phẩm về điện tử, điện lạnh đóng góp sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng lần lượt là 23,5% và 12,5% so với năm 2017 Ngược lại các sản phẩm về công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị văn phòng lại ghi nhận sự sụt giảm so với năm 2017, đáng kể nhất là mức giảm 44,5% ở mảng thiết bị văn phòng, nhưng xét về doanh thu mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ với 0,3% tổng doanh thu ngành.
Về mức độ tập trung của thị trường được đánh giá khá tập trung khi các Doanh nghiệp tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý và lợi thế thương hiệu đang chiếm lĩnh thị phần, cụ thể Thế Giới Di Động chiếm 45% thị phần điện thoại, thiết bị di đồng và theo sau là FPT shop với 17%; trong khi ở mảng điện máy Điện Máy Xanh chiếm 35% tiếp theo là Nguyễn Kim với 9%.
Ngoài việc mở rộng thị trường, các hãng điện máy lớn còn thực hiện các chiến dịch bán hàng với chính sách ưu đãi, kết hợp với các Ngân hàng, Công ty tài chính triển khai các chương trình trả góp lãi suất 0%, điều mà các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ khó có thể làm được Các xu hướng này được các chuỗi điện máy lớn đẩy mạnh nhằm giành thêm càng nhiều thị phần từ các cửa hàng nhỏ đồng thời khiến cho thị trường trở nên tập trung hơn.
2.2.2 Tóm tắt tình hình hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam
Việc chuyển đổi số trên trong thương mại toàn cầu khiến doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi các chiến lược để thích nghi như: Xây dựng đội ngũ công nghệ và hệ thống bán hàng TMĐT bên trong chính doanh nghiệp điều mà TGDĐ đã làm từ năm 2005 hay Vingroup đã làm với Adayroi; hoặc mua lại các công ty TMĐT lớn trên thị trường; hoặc phải hợp tác chiến lược với các công ty TMĐT.
Thời gian gần đây trên thị trường chứng kiến sự hợp tác chiến lược giữaNguyễn Kim và FPT shop; theo đó Nguyễn Kim sẽ giới thiệu các sản phẩm trên nền tảng website TMĐT của FPTshop, việc mua hàng và thanh toán được thực hiện tại website của Nguyễn Kim Với mô hình doanh thu liên kết này sẽ tận dụng những lợi thế của cả hai, khi Nguyễn Kim được biết đến là nhà bán lẻ truyền thống lâu năm tại thị trường TP HCM còn FPT là doanh nghiệp mạnh về CNTT, đã từng xây dựng và vận hành Shopee Dự báo đây sẽ là xu hướng chủ đạo trong ngành trong thời gian tới, để có thể cạnh tranh với các đơn vị TMĐT lớn như Thế giới di động, Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi thì đòi hỏi các doanh nghiệp khác phải có sự chuẩn bị và đầu tư tạo ra sự khác biệt rõ ràng hơn nữa Thị trường điện tử, điện máy nói chung mặc dù đã qua giai đoạn bùng nổ nhưng vẫn còn dư địa phát triển với sự hỗ trợ từ môi trường chung như: hệ sinh thái gồm cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, các chính sách của nhà nước, dịch vụ logistics, công nghệ mới, hệ thống thanh toán trực tuyến tuy nhiên để các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh trên thị trường thì không phải là điều dễ dàng, thị trường sẽ càng tập trung hơn khi các doanh nghiệp lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng thị phần của mình, giống xu hướng trên thế giới là Mỹ có sàn TMĐT Amazon, Ebay, Trung Quốc có Alibaba và JD 9 …
2.2.2.1 Nhà bán lẻ trực tuyến
Hiện tại phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã xây dựng website bán hàng TMĐT, tuy nhiên về mức độ truy cập có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể các website của TGDĐ, FPT shop, ĐMX dẫn đầu với số lượt truy cập trung bình trên 10 triệu lượt/tháng, bỏ rất xa so với nhóm dưới cùng là, Pico, HC với khoảng 600 nghìn lượt.tháng Điều này cũng phản ánh chính xác với thị phần của các doanh nghiệp trong ngành. Đối với việc bán hàng qua các ứng dụng trên thiết bị thông minh, hiện số lượng các doanh nghiệp triển khai phát triển ứng dụng bán hàng này còn tương đối thấp, hiện chỉ có Thế giới di động với ứng dụng bán hàng TGDĐ và ĐMX bên cạnh nhà bán lẻ Nguyễn Kim.
9Tổng hợp của tác giả từ bài viết Đằng sau cái bắt tay giữa Nguyễn Kim và FPT Shop đăng trên http://ndh.vn/dang-sau-cai-bat-tay-giua-fpt-va-nguyen-kim-2019043003111116p4c147.news ngày
Bảng 2.4 Bảng xếp hạng lượt truy cập website TMĐT của các doanh nghiệp điện tử, điện máy tại Quý 4/2018
Doanh nghiệp Lượt truy cập web mỗi tháng
Số lượng theo dõi trên mạng xã hội Youtube Instagram Facebook
FPT shop Điện máy xanh
Hoàng Hà Mobile Điện máy Phong Vũ
Mai Nguyễn 739.900 67.940 200 126.600 Điện máy Phúc Anh 700.800 28.607 10 29.000
Hnam Mobile 633.700 63.991 10 211.100 Điện máy PICO 585.800 n/a 10 167.000 Điện máy HC 286.700 1.006 10 214.600
(Nguồn: (Nguồn: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/)
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thực hiện phát triển các trang cá nhân trên mạng xã hội như: facebook, youtube, Instagram để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc, hướng dẫn giải đáp thắc mắc, thúc đẩy bán hàng của doanh nghiệp Không chỉ được khách hàng truy cập nhiều vào websites bán hàng, các fanpage trên facebook của TGDĐ, FPT và ĐMX thu hút được hàng triệu người theo dõi.
2.2.2.2 Bán hàng qua các sàn giao dịch Thương mại điện tử: Đối với những doanh nghiệp không thu hút được khách hàng thông qua website, ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp, sẽ phải kết hợp với các Sàn giao dịch TMĐT để bán hàng như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hay Adayroi…, trong đó Lazada là sàn TMĐT được khách hàng lựa chọn mua bán các sản phẩm điện tử, điện máy nhiều nhất với 62%, tiếp theo sau là Tiki với 57% 10
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương về tình hình kinh doanh của các website, ứng dụng cung ứng dịch vụ tại ấn phẩm “Sách trắng TMTĐ Việt Nam năm 2018”, theo đó các nhóm hàng về điện tử, kỹ thuật số, điện thoại, hàng điện lạnh là những nhóm hàng được bán chạy nhất, số liệu cụ thể như sau: Điện tử, kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh 16%
Dịch vụ bất động sản 16%
Dịch vụ việc làm, đào tạo 13% Ô tô, xe máy 12%
Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng 12%
Mẹ và bé 10% hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng 10%
Sách, văn phòng phẩm, quà tặng 9%
Xây dựng, nhà cửa, nội thất, ngoại thất 9%
Dịch vụ lưu trú và du lịch 7%
Vé máy bay, tàu, xe 6%
Dịch vụ phần mềm, thiết kế website, lưu trữ 6% Đồ thể thao, dã ngoại 5%
Biểu đồ 2.12: Nhóm hàng được bán chạy qua sàn TMĐT
(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam, 2018)
Việc bán hàng qua các sàn TMĐT giúp các doanh nghiệp tận dụng được các ưu thế về lượng khách hàng truy cập đông đảo, các chương trình khuyến mãi thúc đẩy doanh số do sàn TMĐT xây dựng, cũng như niềm tin của khách hàng trong việc mua sắm Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ của các Sàn giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải chịu các khoản phí, lệ phí khi đăng ký và bán hàng trên sàn giao dịch; tuân theo các quy định của sàn giao dịch và chịu phạt nếu vi phạm và đồng thời chịu sự canh tranh từ hình thức tự doanh mặt hàng tương tự của chính sàn giao dịch.
Phân tích hoạt động Thương mại điện tử tại trường hợp nghiên cứu
Như đã được phân tích ở Mục 2.2.1 Tóm tắt hoạt động kinh doanh của thị trường điện máy Việt Nam, hiện thị trường đang trong giai đoạn bão hòa, cạnh tranh lớn ở các doanh nghiệp dẫn đầu thị phần Trong thời gian gần đây, với sự đầu tư bài bản trong các chiến lược mở rộng bán hàng, phát triển kênh TMĐT, TGDĐ đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu, chiếm thị phần lớn nhất trong ngành Một số các doanh nghiệp phía sau như Nguyễn Kim, Điện máy chợ lớn, Pico…cũng liên tục thay đổi chiến lược phù hợp với sự phát triển thị trường, tuy nhiên mức độ đầu tư vẫn còn tương đối hạn chế Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn Công ty CP Đầu tư Thế giới di động và Công ty CP Pico làm trường hợp nghiên cứu cụ thể của luận văn này để tìm hiểu về thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong ngành trong việc áp dụng TMĐT trong kinh doanh.
2.3.1 Thực trạng về hoạt động Thương mại điện tử tại Công ty CP Đầu tư Thế giới di động 11
2.3.1.1 Giới thiệu về Công ty CP Đầu tư Thế giới di động a) Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế giới di động, tên giao dịch tiếng anh là
MOBILE WORLD INVESTMENT CORPORATION (viết tắt MWI Corp) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103012275 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 16/01/2009 và sửa đổi số 0306731335 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 03/06/2014.
11 Các nội dung thuộc Mục này được tác giả tổng hợp tại các Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động công bố trên website của doanh nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là bán lẻ điện thoại, điện máy, phụ kiến và hàng tiêu dùng với 3 mảng chính là như sau:
- Mảng bán lẻ nhóm sản phẩm điện thoại và các thiệt bị di động với chuỗi Thế Giới Di Động (TGDD);
- Mảng bán lẻ nhóm sản phẩm điện máy với chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX);
- Mảng bán lẻ thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng (FMCGs) với chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) ;
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tháng 01 năm 2009 của Công ty là 7,6 tỷ đồng, trải qua nhiều lần tăng vốn, theo báo cáo tài chính năm 2018, Vốn điều lệ của Công ty đạt khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng Hiện tại cơ cấu cổ đông chính của Doanh nghiệp như sau:
Trần Lê Quân 4% Trần Huy Thanh Tùng
Biểu đồ 2.13: Danh sách cổ đông của Công ty
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động) Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch HĐQT là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ là 14,12% Các cổ đông sáng lập nắm giữ khoảng 31,03%, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 49%, trong đó quỹ Dragon Capital sở hữu 10,2% Công ty đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoản TP Hồ Chí Minh với mã giao dịch là MWG, thuộc rổ VN30 và có giá trị vốn hóa khoảng 36 nghìn tỷ đồng. b) Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Cơ cấu doanh thu của từng chuỗi và từng mặt hàng trong năm 2018 như sau:
Nhóm sản phẩm điện thoại
Nhóm sản phẩm điện máy
Thế giới di động Điện máy xanh Bách hóa xanh
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng và theo chuỗi cửa hàng
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động)
Chuỗi TGDĐ chiếm 40% doanh thu theo chuỗi của Công ty, tuy nhiên mặt hàng sản phẩm điện thoại lại chiếm tới 53% cơ cấu doanh thu theo mặt hàng; nguyên nhân là do Doanh thu từ điện thoại được ghi nhận ở cả TGDĐ và ĐMX khi doanh nghiệp tận dụng bán các sản phẩm này ở chuỗi ĐMX từ năm 2017.
▪ Mảng bán lẻ điện thoại và thiết bị di động – Chuỗi Thế giới di động
Tính đến năm 2018, chuỗi TGDD khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường với 1.032 cửa hàng trên toàn quốc, và chiếm tới 45% thị phẩn bán lẻ điện thoại Các cửa hàng TGDD được doanh nghiệp đầu tư với diện tích khoảng từ 100 – 200 m 2 chuyên bán lẻ các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện, các dịch vụ liên quan đến sim điện thoại, thẻ điện thoại và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng thiết bị
Biểu đổ 2.15: Thị phần và số lượng chuỗi cửa hàng của Thế giới di động
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động)
Như vậy, xét về số lượng cửa hàng bản lẻ trên toàn quốc, cũng như thị phần bản lẻ điện thoại, Công ty đang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành, bỏ xa các đối thủ đứng sau.
▪ Mảng bán lẻ sản phẩm điện máy – chuỗi Điện Máy Xanh
Tính đến cuối năm 2018, tổng số cửa hàng ĐMX tính là 750, dẫn đầu thị trường bán lẻ điện máy với 35% thị phần.Mỗi cửa hàng ĐMX tiêu chuẩn có diện tích 800-1.000 m 2 , ĐMX mini diện tích 350-500 m 2 với hoạt động kinh doanh chủ yếu các sản phẩm điện gia dụng và kỹ thuật số như: Tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, lò vi sóng, đồ gia dụng… Ngoài ra, còn bán cả những sản phẩm điện thoại di động và các thiết bị di động.
Biểu đồ 2.16: Thị phần và số lượng cửa hàng của chuỗi Điện Máy Xanh
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động)
Công ty tiếp tục dẫn đầu thị phần về bán hàng cũng như số lượng cửa hàng trên toàn quốc trong thị trường điện máy, bỏ xa các đối thủ đứng sau là Điện máy chợ lớn, Nguyễn Kim hay Vinpro.
▪Mảng bán lẻ thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng – chuỗi Bách Hóa Xanh
BHX được đưa vào thử nghiệm trong năm 2015 – 2016, là mô hình bán lẻ hàng thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng (FMCGs), được mở ở các trục đường chính và chợ truyền thống nhằm cạnh tranh trực tiếp với những cửa hàng tạp hóa và chợ tại khu vực Long An, Bình Dương, Đồng Nai và mở rộng trong khu vựcTP.HCM và các tỉnh lân cận Tính đến năm 2018 Công ty đã mở khoảng 405 cửa hàng Bách Hóa Xanh với doanh thu đạt 4.270 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 5%.
Biểu đồ 2.17: Số lượng cửa hàng và Doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động)
Như vậy, trong năm 2018, số lượng của hàng BHX tương đối ổn định, tuy nhiên doanh thu/cửa hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể, nếu so sánh từ tháng 2/2018 đến tháng 12/2018 doanh thu/cửa hàng của chuỗi BHX đã tăng 100%, trong khi số lượng cửa hàng chỉ tăng khoảng 20%, cho thấy những hiệu quả trong mô hình hoạt động này của doanh nghiệp. c) Kết quả kinh doanh
Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2018 như sau:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của Công ty CP ĐT TGDĐ
Tỷ đồng 2017 2018 %yoy Các tỷ lệ biên 2017 2018
Doanh thu thuần 66.352 86.516 30,4% Tỉ suất lợi nhuận gộp 16,8% 17,7% Thế Giới Di Động 34.708 34.607 -0,3% Chi phí bán hàng/DT 10,6% 11,2% Điện Máy Xanh 30.245 47.584 57,3% Chi phí QLDN/DT 2,0% -2,0%
Bách Hóa Xanh 1.399 4.272 208% Tỉ suất LNST 3,3% 3,3%
Lợi nhuận gộp 11.141 15.292 37% Tỷ đồng DT LNST
Chi phí bán hàng 7.017 9.659 38% Thực hiện 86.516 2.882
Chi phí quản lý 1.346 1.761 31% Kế hoạch 86.390 2.603
EBIT 2.778 3.870 39% % Thực hiện/Kế hoạch 100% 111%
Doanh thu tài chính 250 342 37% Số cửa hàng của các 2018 Mở mới
Chi phí tài chính 233 436 87% chuỗi 2018
Chi phí lãi vay - - Thế Giới Di Động 1.032 -40
Lợi nhuận khác 14 12 -12% Điện Máy Xanh 750 108
LN trước thuế 2.809 3.788 35% Bách Hóa Xanh 405 122
(Nguồn: Công ty CP Thế giới di động)
Năm 2018 tiếp tục ghi nhận là một năm thành công của Thế Giới Di Động với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, Doanh thu thuần hợp nhất đạt 86,5 nghìn tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm trước và Lợi nhuận sau thuế đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 31% so với năm trước Doanh thu của đơn vị tăng mạnh một phần nhờ hoạt động tích cực từ chuỗi Điện máy xanh với doanh thu đạt 47,5 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2017, đóng góp vào 55% Tổng doanh thu của doanh nghiệp (năm 2017 BHX đóng góp 45,5% Tổng doanh thu) Nguyên nhân của sự tăng trưởng này như sau:
-Tính đến cuối năm 2018, số lượng cửa hàng thuộc chuỗi ĐMX là 750 cửa hàng, tăng 108 cửa hàng so với cuối 2017 do: (1) Mở mới cửa hàng ĐMX/ĐMX mini; (2) chuyển đổi từ một số cửa hàng TGDĐ sang ĐMX/ĐMX mini và (3) hoàn tất mua lại chuỗi điện máy Trần Anh Việc chuyển đổi này đã giúp các cửa hàng tăng trưởng doanh thu trung bình 50% so với trước khi chuyển đổi.
-Bên cạnh đó Trong quý 4/2018, Doanh nghiệp đã bắt đầu thử nghiệm việc thay đổi cách sắp xếp tại cửa hàng ĐMX mini để tối ưu hoá số lượng và diện tích trưng bày sản phẩm Giải pháp này giúp doanh thu tăng trưởng, cụ thể doanh thu bình quân trên cửa hàng đạt 5,29 tỷ đồng/tháng, tăng 34,7% so với 2017 trong khi chi phí thuê mặt bằng và các chi phí vận hành khác hầu như không thay đổi.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM
Quan điểm, chủ trương và mục tiêu phát triển hoạt động Thương mại điện tử tại Việt Nam
3.1.1 Quan điểm phát triển hoạt động Thương mại điện tử
Sự phát triển TMĐT trên toàn thế giới đã làm thay đổi các phương thức kinh doanh truyền thống, mang lại những lợi ích cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như toàn xã hội Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra cơ hội kinh doanh trên thị trường toàn cầu.Trên thực tế tại những quốc gia phát triển trên thế giới, TMĐT đã phát triển từ rất lâu và luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các Bộ, ban ngành có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công Nghệ…xây dựng các chiến lược và triển khai các chính sách để Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội, tạo ra bước nhảy vọt trong hoạt động TMĐT, không để tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
Trước các yêu cầu cấp bách về phát triển hoạt động TMĐT và hội nhập thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 1563/QĐ – TTg ngày 08 tháng
8 năm 2016 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020, theo đó Chính phủ nêu ra các quan điểm phát triển TMĐT như sau: a) Thứ nhất: TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin; là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. b) Thứ hai: TMĐT là lĩnh vực có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tốc độ phát triển nhanh Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai, nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho TMĐT phát triển Chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng TMĐT.
Như vậy có thể nói, về phía Chính phủ Việt Nam đã có những quan điểm rất rõ ràng trong việc coi TMĐT là công cụ, phương thức giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên toàn cầu Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho việc đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của TMĐT tại Việt Nam.
3.1.2 Chủ trương phát triển hoạt động Thương mại điện tử
Thực hiện quan điểm trên, Chính phủ chủ trương phát triển TMĐT như sau: a) Ứng dụng và phát triển TMĐT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là phương tiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. b) Ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong các ngành kinh tế, các tổ chức xã hội, chính trị, văn hóa.v.v c) Phát triển hạ tầng kết nối số tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp áp dụng và phát triển CNTT và TMĐT; người dân dễ dàng và bình đẳng sử dụng. d) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng các yêu cầu trong lĩnh vực CNTT nói chung và TMĐT nói riêng.
3.1.3 Mục tiêu phát triển hoạt động Thương mại điện tử
Căn cứ theo quyết định số 1563/QĐ – TTg ngày 08 tháng 08 năm 2016 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020, theo đó các mục tiêu phát triển TMĐT như sau:
3.1.3.1 Về hạ tầng cho thương mại điện tử a) Hoàn thiện hạ tầng pháp lý cho thương mại điện tử với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, theo kịp thực tiễn phát triển của các mô hình và hoạt động thương mại điện tử khác nhau trong xã hội; b) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng(B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B); c) Xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; d) Hạ tầng an toàn, an ninh cho thương mại điện tử được phát triển với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch thương mại điện tử; đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử và chứng thực chứng từ điện tử; các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; e) Nguồn nhân lực thương mại điện tử được đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội.
3.1.3.2 Về quy mô thị trường thương mại điện tử
Mục tiêu về quy mô thị trường TMĐT hướng tới 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng đạt khoảng 350 USD/người/năm, đồng thời hướng tới doanh số TMĐT B2C đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả nước Đối với TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu và doanh số TMĐT B2B mục tiêu đạt 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.
3.1.3.3 Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Đối với ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, mục tiêu năm 2020 đặt ra 50% các doanh nghiệp có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp đặt hàng hoặc nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng TMĐT; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng Đồng thời hướng tới việc hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng tại các thành phố lớn, thanh toán các hóa đơn dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông.
3.1.3.4 Về ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước
Chính phủ đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử tạo điều kiện thuận lợi và xử lý nhanh chóng các dịch vụ công của các Bộ, ngành Trung ương,các dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu thầu trong lĩnh vực công và các thủ tục hành chính một cửa khác Ngoài ra, mục tiêu của chính phủ hướng tới kết nối đầy đủ cơ chế một cửa Asean và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài Asean để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.
Triển vọng trong hoạt động Thương mại điện tử của các Doanh nghiệp điện máy Việt Nam
3.2.1 Chi phí vận hành cửa hàng truyền thống tạo động lực cho Thương mại điện tử Đối với ngành điện máy, các siêu thị truyền thống có lợi thế là tạo được niềm tin với khách hàng thông qua sản phẩm trực tiếp Tuy nhiên, với việc các chi phí vận hành của một cửa hàng truyền thống đang ngày càng gia tăng như: giá thuê mặt bằng, tiền điện, tiền thuê nhân viên không những khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút mà còn khiến việc mở mới các cửa hàng khó khăn hơn Ngoài ra, với việc thị trường điện máy đang trong quá trình bão hòa, sự cạnh tranh giữa các hãng khiến khách hàng bị phân tán, kéo theo doanh số bị sụt giảm, khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn Do đó, đầu tư phát triển kênh TMĐT sẽ là chiến lược được các doanh nghiệp điện máy thực hiện để thích nghi, tồn tại trên thị trường, và là phương tiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.
3.2.2 Sự phát triển của công nghệ và tăng trưởng kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động Thương mại điện tử
Công nghệ đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống con người hiện nay Sự phát triển của công nghệ không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng mà giá thành cũng ngày càng phù hợp với nhiều tầng lớp thu nhập trong xã hội Nhiều thiết bị CNTT, ứng dụng thông minh được áp dụng trong thực thế không những giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn làm thay đổi và phát triển các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới giảm thiểu các chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt trong kênh bán hàng TMĐT trong ngành điện tử, điện máy được dự báo sẽ có những sự đột phát đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ trong thời gian tới nhờ sự kết hợp của hai yếu tố như sau: thứ nhất yếu tố về phát triển công nghệ của các sản phẩm trong ngành, thu hút sự tìm tòi, khám phá của người sử dụng; thứ hai với đặc thù của TMĐT là sử dụng công nghệ và Internet, các doanh nghiệp ngành điện máy vốn đã có sự hiểu biết, tiếp xúc với sự phát triển của công nghệ, sẽ tận dụng lợi thế này để phát triển kênh bán hàng trực tuyến để gia tăng thị phần cho mình.
Bên cạnh đó, theo ADB dự báo mặc dù tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có thể vẫn duy trì ở mức 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020, với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và cầu nội địa được duy trì. Điều này sẽ giúp cải thiện thu nhập của người dân, mang lại những điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế, và nhu cầu được tiếp cận với các hàng hóa dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sẽ được gia tăng.
Nắm bắt được xu hướng này, ngoài việc tận dụng được các cửa hàng truyền thống sẵn có, các doanh nghiệp ngành điện máy sẽ tiếp tục đẩy mạnh, phát triển hơn nữa kênh TMĐT nhằm tiếp cận được với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn từInternet và mạng xã hội.
Hệ thống giải pháp tăng cường hoạt động Thương mại điện tử của các
3.3.1 Các đề xuất kiến nghị
TMĐT nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai khi số người dùng Internet ngay càng tăng, sự phát triển của mạng 3G, 4G, các thiết bị di động thông minh, hệ thống thanh toán trực tuyến Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư từ các tập đoạn TMĐT lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba…và các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua phần nào cho thấy sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của TMĐT rất nhanh.
Trong thời gian tới, các xu hướng phát triển của TMĐT Việt Nam được đánh giá sẽ không khác với xu hướng của thế giới khi các hình thái ứng dụng TMĐT, mô hình kinh doanh, phương thức bán hàng sẽ được phát triển theo xu hướng của các công nghệ đặc trưng trong cách mạng công nghiệp 4.0 như: dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo…Do vậy, trong thời gian tới để các doanh nghiệp có thể tận dụng được những tiềm năng và phát triển TMĐT, cần thực hiện những giải pháp mang tính vĩ mô như: Quốc Hội bổ sung các nội dung còn thiếu sót và điều chỉnh những điểm hạn chế các văn bản pháp lý liên quan TMĐT, đồng thời Chính phủ giao các Bộ/Ban ngành thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển TMĐT như: Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các chính sách tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Tài Chính hoàn thiện các chính sách liên quan đến Thuế trong TMĐT nhằm đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường, trong khi đó Bộ Công An bảo đảm về an toàn của các chủ thể tham gia TMĐT, nội dung chi tiết các đề xuất kiến nghị như sau:
3.3.1.1 Hoàn thiện hạ tầng về pháp lý Để hoạt động TMĐT được phát triển lành mạnh, doanh nghiệp yên tâm đầu tư cũng như người tiêu dụng yên tâm sử dụng TMĐT, cần phải xây dựng, hoàn thiện và phát triển các chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT, xây dựng khung pháp lý cho sự phát triển của TMĐT Mỗi quốc gia đều phải có một khuôn khổ pháp lý cụ thể vừa đảm bảo phù hợp với luật pháp của nước sở tại, đồng thời phù hợp với các tập quán và thông lệ quốc tế Tại Việt Nam, mặc dù Chính phủ và các Bộ đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về hoạt động TMĐT, cũng như các hoạt động liên quan khác như thanh toán điện tử, quảng cáo điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số, bảo vệ thông tin người tiêu dùng Tuy nhiên, các chính sách và pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, khó áp dụng trong thực tế; ngoài ra các chính sách còn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của thương mại Do vậy, Việt Nam cũng cần thiết phải thiết lập và hoàn thiện những khuôn khổ khổ pháp lý đối với các vấn đề được xem là khó khăn và trở ngại cho sự phát triển của hoạt động TMĐT, cụ thể như sau: a) Hoàn thiện nội dung pháp luật về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và pháp luật áp dụng TMĐT
Pháp luật TMĐT phải điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh, thương mại nhằm mục đích sinh lời trên môi trường mạng, trên cơ sở đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, cung ứng dịch vụ gia tăng trên nền tảng trực tuyến đều phải thuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT.
Hiệu lực thực thi pháp luật về TMĐT được áp dụng công bằng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trực tuyến trên lãnh thổ Việt Nam không phụ thuộc vào vị trí trụ sở, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay nơi cư trú Khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài không có sự hiện diện vật chất tại Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam trong vác hoạt động TMĐT được diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc với các tổ chức, cá nhân Việt Nam. b) Hoàn thiện quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trực tuyến
Một trong những trở ngại lớn nhất cản trở sự tiếp cận của người tiêu dùng với kênh TMĐT đó là những lo ngại về chất lượng hàng hóa, an toàn bảo mật thông tin Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trực tuyến Các cơ quan luật pháp cần bổ sung các quy định về niêm yết công khai giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán hàng trên kênh TMĐT trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người mua hàng cũng như pháp luật về giá.
Ngoài ra, hoàn thiện quy trình về bảo đảm an toàn thông tin khách hàng khi mua hàng trực tuyến, quản lý, giám sát nội dung sản phẩm quảng cáo trên Internet, bổ sung tăng nặng các chế tài xử phạt các hành vi mua bán thông tin khách hàng nhằm mục đích thu lợi bất chính; phạt hình sự, cấm các hình thức kinh doanh trực tuyến đối với những doanh nghiệp lợi dụng hoạt động TMĐT để thu thập thông tin cá nhân và buôn bán trao đổi với các đối tượng khác bên ngoài.
Bên cạnh đó, từng địa phương cần ban hành các quy chế tiếp nhận thông tin phản ánh hành vi vi phạm pháp luật TMĐT qua nhiều phương thức như: tổng tài, đường dây nóng, email, tài khoản mạng xã hội hoặc trang thông tin quản lý hoạt động TMĐT của địa phương mình. c) Hoàn thiện công tác tổ chức, thực hiện pháp luật TMĐT
Hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp và chế tài, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT hướng tới cơ chế tiếp nhận luân chuyển hồ sơ tố cáo vi phạm, chứng cứ điện tử được thực hiện trên môi trường mạng, giảm việc sử dụng văn bản, giấy tờ hành chính trong quản lý.
Các tỉnh địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo TMĐT thực hiện công tác quản lý, thúc đẩy phát triển hoạt động TMĐT trên địa bàn; thực hiện tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là những địa phương lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
3.3.1.2 Tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và mạng Internet là ba dịch vụ tiên quyết hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những sự đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho TMĐT và kinh tế số, hướng tới bắt kịp xu hướng chung của thế giới Tuy nhiên, việc phát triển các hạ tầng dịch vụ như: hạ tầng thanh toán, hạ tầng hóa đơn và hạ tầng chứng từ điện tử còn thiếu tính kết nối, thiếu sự đồng độ và phát triển ở mức độ khác nhau, chi phí vận hành, sử dụng còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Do đó, để TMĐT phát triển thì Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cụ thể như sau: a) Mở rộng, hiện đại hóa mạng lưới viễn thông – mạng lưới Internet trên phạm vi phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước đảm bảo tốc độ đương truyền tốt, giá cả phù hợp để người dân có thể dễ dàng truy cập Internet; b) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phát triển các ứng dụng, dịch vụ trên Internet, tương xứng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới, trong đó hướng tới những xu hướng đột phát như: Công nghệ thực tế ảo (AR) , trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối (Blockchain) áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực được kỳ vọng trong TMĐT Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tốc độ phát triển và thay đổi công nghệ vô cùng nhanh chóng, trong khi các cơ chế quản lý, văn bản quy trình pháp luật lại chưa theo kíp được; do đó Chính phủ cần xây dựng bộ nguyên tắc quản lý và quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng, nhằm tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo, ứng dụng và phát triển công nghệ. c) Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư từ nguồn lực nước ngoài cho mục đích phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử tạo ra các thiết bị điện tử, thiết bị tin học, viễn thông,cung cấp điện năng đẩy đủ, ổn định rộng khắp cho các thiết bị hoạt động. d) Khai thác sử dụng tối đa năng lực và dịch vụ của các thể chế hiện có liên quan đến thu nhập, phổ biến thông tin, dữ liệu và các chương trình mục tiêu để tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông
3.3.1.3 Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó quá trình chuyển đổi số trên diện rộng của toàn xã hội và quá trình cách mạng công nghiệp đang chuyển đổi nền kinh tế căn bản thành nền kinh tế số.
Do đó để đáp ứng được với sự chuyển đổi này, mỗi quốc gia phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực bắt kịp được với các thành tựu về khoa học công nghệ của thế giới. Đối với lĩnh vực TMĐT là lĩnh vực gắn liền công nghệ thông tin và khoa học công nghệ, do đó nhà nước cần triển khai các chiến phát triển nguồn nhân lực cho ngành TMĐT một cách đồng bộ và linh hoạt, cụ thể như sau: a) Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
TMĐT được biết đến là ngành đặc thù khi việc kinh doanh gắn liền với công nghệ do đó các chương trình đào tạo phải được tích hợp giữa hai yếu tố này Như vậy chương trình đào tạo TMĐT sẽ bao gồm hai mảng:
- Thứ nhất: kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh