1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

VỐN PHÁP ĐỊNH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

18 3,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 50,81 KB

Nội dung

VỐN PHÁP ĐỊNH I. Tổng quan về vốn pháp định 1. Vốn pháp định là gì? 2. Vai trò của vốn pháp định 3. Hạn chế của các Văn bản quy định về vốn pháp định qua các thời kỳ II. Vốn pháp định trong NHTM 1. Khái niệm 2. Những thay đổi về vốn pháp định qua các thời kỳ a. Văn bản quy định vốn pháp định đối với NHTM và mức thay đổi qua các năm b. Nguyên nhân sự thay đổi mức vốn pháp định qua các thời kì III. Thực trạng quá trình tăng vốn pháp định của các NHTM 1. Những khó khăn của NH trong quá trình thay đổi vốn pháp định 2. Hệ quả của việc gia hạn tăng vốn pháp định I. Tổng quan về vốn pháp định: 1. Vốn pháp định là gì? Theo khoản 6 điều 4, luật Doanh nghiệp 2005, “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó. 2. Vai trò của vốn pháp định Luận bàn về vai trò của vốn pháp định, chúng ta thấy rằng ở một số nước, nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính của họ dựa trên mức vốn tối thiểu nhà nước ấn định khi thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định). Đây được xem là biện pháp cần thiết để đánh giá đúng thực lực và quy mô của nền kinh tế, hạn chế tình trạng nhà đầu tư ra thương trường theo dạng “tay không ra trận”gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và các đối tác của họ nói riêng. Vốn pháp định được xác định như là “ngưỡng”tài chính tối thiểu mà nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải đáp ứng và chứng minh bằng các phương thức khác nhau như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận của của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam rồi mới được phép hoạt động kinh doanh. 3. Hạn chế của các Văn bản quy định về vốn pháp định qua các thời kỳ Một là, nhìn vào danh mục các ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định có thể nhận thấy một điều đáng lo ngại là danh mục các ngành nghề phải có vốn pháp định ngày càng có chiều hướng tăng cao, nhất là từ năm 2007 đến nay. Trước đây, trong giai đọan từ năm 1990 - 1999 một trong những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp lúc đó là phải có vốn pháp định, cho nên Nghị định 221/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 23/07/1991 đã công bố danh mục của gần 100 ngành nghề phải đáp ứng mức vốn pháp định với ngưỡng vốn rất thấp, không phù hợp, mang tính đại trà, đã gây nên những phản ứng gay gắt trong xã hội. Đến khi Luật Doanh nghiệp (1999) ra đời thì chỉ còn 4 ngành nghề là kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh vàng bạc là có quy định vốn pháp định (riêng ngành kinh doanh vàng bạc thì từ năm 2005 đã chính thức bị bãi bỏ). Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2000 đến ngày 30/06/2006 thực chất chỉ tồn tại 3 - 4 ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2006 đến nay, khi vận hành Luật Doanh nghiệp (2005), cùng với đó là nhiều đạo luật chuyên ngành khác cũng được ban hành như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Điện ảnh… thì danh mục các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định lại được mở rộng. Bên cạnh ba ngành nghề kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán như đề cập trên thì các ngành nghề khác như dịch vụ đòi nợ thuê (theo Nghị định 104/CP ngày 14/06/2007), dịch vụ bảo vệ (theo Nghị định 52/CP ngày 24/04/2008), vận chuyển hàng không (theo Nghị định 76/CP ngày 09/05/2007), kinh doanh bất động sản (theo Nghị định 153/CP ngày 27/10/2007) và kinh doanh sản xuất phim (theo Nghị định 96/CP ngày 06/06/2007) đã được chính thức bổ sung phải có vốn pháp định cho những doanh nghiệp thành lập mới và đã thành lập. Điều này là không thực sự thuyết phục vì hàng loạt các ngành nghề mới vừa bổ sung vốn pháp định trong thời gian ngắn ngủi vừa qua cũng chưa thực sự cần thiết. Các ngành nghề đó nhà đầu tư đã kinh doanh, đã thành lập doanh nghiệp nhưng không phát sinh các vấn đề lớn liên quan đến vốn của doanh nghiệp thì có cần thiết phải đặt ra quy định mới về vốn pháp định không, khi mà điều này dễ gây nên những xáo trộn lớn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng nghìn, hàng chục nghìn doanh nghiệp. Đặc biệt các ngành nghề như dịch vụ bảo vệ, dịch vụ đòi nợ thuê là những ngành nghề mà chi phí bỏ ra không lớn, dân gian thường quan niệm “lấy công kiếm lời” thì có cần thiết phải quy định mức vốn 2 tỷ như trên không? Quy định mức vốn pháp định như vậy là không phù hợp với yêu cầu phát huy nội lực mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải có sự điều chỉnh vấn đề số lượng ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định trong thời gian tới, tránh tình trạng quay trở lại cơ chế cũ như Nghị định 221/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/07/1991, quy định số lượng ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định tràn lan không cần thiết, gây trở ngại cho tự do kinh doanh của người dân. Hai là, nhiều quy định về vốn pháp định không phù hợp, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong thành lập và hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, Nghị định 104/CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ quy định về mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu hồi nợ thuê là 2 tỷ đồng nhưng kèm theo điều kiện hết sức khắc nghiệt là doanh nghiệp chỉ được duy trì mức vốn tối thiểu 2 tỷ đồng này chỉ để kinh doanh một ngành nghề duy nhất là đòi nợ thuê, không được phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác! Quy định này vô hình trung đã khiến hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực đòi nợ thuê hết sức điêu đứng. Họ cho rằng, nếu chỉ cho phép kinh doanh đòi nợ thuê mà vốn ít nhất là 2 tỷ đồng thì khả năng sinh lợi của nguồn vốn đồ sộ đó từ ngành nghề này kém, không phù hợp. Do đó, nhiều doanh nghiệp tạm thời từ bỏ ngành nghề kinh doanh đòi nợ thuê hấp dẫn này và biến tướng qua hình thức thành lập các văn phòng luật sư cũng để kinh doanh… đòi nợ thuê, nhưng không dưới dạng doanh nghiệp thì không chịu áp lực về vốn pháp định theo Nghị định 104/CP (14/06/2007). Hoặc trường hợp Nghị định 153/CP (27/10/2007) của Chính phủ quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 6 tỷ đồng. Sau đó, Bộ Xây dựng lại ban hành Thông tư số 13/TT-BXD ngày 21/05/2008 thì lại giải thích quy trình xác nhận vốn pháp định hết sức rối rắm, đó là “phải có xác nhận của ngân hàng thương mại họat động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập” (Mục 1.1.2 Thông tư 13/TT-BXD). Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm vốn pháp định và tiền ký quỹ, hoặc đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản thì phải có chứng thư định giá hoặc nếu bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán. Những quy định này đã làm cho vấn đề xác nhận vốn pháp định trở nên quá phức tạp, tốn kém không cần thiết cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trên thực tế, ở nước ta, đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh doanh bất động sản thì có bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng quy trình xác nhận vốn pháp định đó của Bộ Xây dựng? Ba là, quy định hàng loạt các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu trên nhưng vấn đề giám sát, quản lý doanh nghiệp duy trì mức vốn trong những ngành nghề đó sau đăng ký kinh doanh vẫn còn nhiều điều phải bàn về tính hiệu quả của nó. Cơ quan nào có chức năng giám sát mức vốn trên của doanh nghiệp? Nếu nhà đầu tư gian dối lách luật bằng cách vay mượn tiền bỏ vào ngân hàng, thành lập doanh nghiệp xong rút ra trả lại cho chủ nợ thì giải quyết sao? Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/CP ngày 04/04/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh… tại Khoản 3 Điều 32 của Nghị định này quy định mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 triệu đồng đối với hành vi không duy trì mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có vốn pháp định. Nhưng sau hơn một năm thực thi Nghị định 53/CP, không có nhiều doanh nghiệp bị phát hiện và xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trên. Đến thời điểm này, hầu hết ở các địa phương trực tiếp thực thi Luật Doanh nghiệp và các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan đến vốn pháp định đều hết sức lúng túng trong khâu quản lý, kiểm tra và xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm mức vốn pháp định và cách thức quản lý doanh nghiệp trong những ngành nghề này. Kết luận Với những tồn tại và hạn chế trên của quy định về vốn pháp định, thiết nghĩ trong thời gian tới, khi cần quy định về vốn pháp định, Nhà nước cần phải tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội để đảm bảo những quy định về vốn pháp định thực sự khoa học và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng quy định về vốn pháp định tràn lan không cần thiết. Mặt khác, doanh nghiệp chỉ lo đối phó cho xong quy định đó, còn cơ quan chức năng lại lơ là trong công tác hậu kiểm, làm giảm tính hiệu quả của pháp luật, đồng thời ảnh hưởng đến phát huy nội lực trong nhân dân. II. Vốn pháp định của NHTM 1. Khái niệm Có thể nói vốn pháp định là nguồn vốn có vai trò tiên quyết đối với sự hình thành và tồn tại của các ngân hàng thương mại. Theo khoản 1, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, 1 trong những điều kiện để NH được cấp giấy phép hoạt động là “Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định”. Cùng với đó, cũng theo Luật các tổ chức tín dụng, các yêu cầu về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được quản lý khá chặt chẽ. “1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định. 3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.” 2. Những thay đổi trong quy định về vốn pháp định đối với NHTM VN. a. Văn bản quy định vốn pháp định đối với NHTM và mức thay đổi qua các năm: - Quyết định 67/QĐ-NH5 (27/3/1996) VỀ MỨC VỐN ĐIỀU LỆ TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THÀNH LẬP TỪ NĂM 1996 Theo khoản 1, điều 1, Quyết định 67/QĐ-NH5: Điều 1. Quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng thành lập từ năm 1996 như sau: 1. Ngân hàng Thương mại cổ phần: 1.1. - Đô thị - Tại thành phố Hồ Chí Minh: 150 tỷ VNĐ - Tại Hà Nội: 100 tỷ VNĐ - Tại các tỉnh, thành phố khác: 50 tỷ VNĐ 1.2. - Nông thôn: - Có Chi nhánh: 10 tỷ VNĐ - Không có Chi nhánh: 3 tỷ VNĐ 2. Công ty Tài chính: 2.1. Cổ phần: 50 tỷ VNĐ 2.2. Trong Tổng công ty Nhà nước: 30 tỷ VNĐ - Nghị định 82/1998/NĐ-CP VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG - DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ) TT Ngân hàng Mức vốn pháp định Đơn vị I- Ngân hàng. 1. Ngân hàng thương mại. a) Ngân hàng thương mại quốc doanh - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2.200 tỷ VND - Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác 1.100 tỷ VND b) Ngân hàng thương mại cổ phần : - Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị : + Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 70 tỷ VND + Tại các tỉnh, thành phố khác 50 tỷ VND - Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn 5 tỷ VND 2. Ngân hàng Phát triển 1.000 tỷ VND 3. Ngân hàng Đầu tư 500 tỷ VND 4. Ngân hàng Chính sách 500 tỷ VND 5. Ngân hàng hợp tác a) Ngân hàng hợp tác đô thị 5 tỷ VND b) Ngân hàng hợp tác nông thôn 3 tỷ VND 6. Quỹ tín dụng nhân dân : a) Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ VND b) Quỹ tín dụng nhân dân khu vực 1 tỷ VND c) Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 100 tỷ VND 7. Hợp tác xã tín dụng 0,1 tỷ VND 8. Ngân hàng liên doanh 10.000.000 USD 9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15.000.000 USD II- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam 50 tỷ VND 2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nước ngoài 5.000.000 USD 3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5.000.000 USD - Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 đồng - Nghị định số 10/2011/NĐ-CP VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 141/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2006 VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG5 (Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 150 tỷ đồng - Nghị định 07/VBHN-NHNN VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG là văn bản hợp nhất Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/2011/NĐ- CP Qua các văn bản trên ta có bảng tổng hợp về mức vốn pháp định đối với NHTM VN (Đơn vị: tỷ VNĐ) STT Loại hình NHTM Mức vốn pháp định áp dụng từ các năm 1996 1998 2008 2010 2011 I Ngân hàng thương mại nhà nước 3000 3000 3000 1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2200 2 Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác 1100 II Ngân hàng thương mại cổ phần 1000 3000 3000 1 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 1.1 Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 100- 150 70 1.2 Tại các tỉnh, thành phố khác 50 50 2 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn 3-10 5 III Ngân hàng liên doanh 1000 3000 3000 IV Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1000 3000 3000 V Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 15 triệu USD b. Nguyên nhân sự thay đổi mức vốn pháp định qua các thời kì: Kể từ khi chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, thị trường ngân hàng nước ta đã chứng kiến không ít những biến động thăng trầm, nhất là sự phát triển quá nhanh các NHTM cổ phần, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng trong khi NHNN chưa đủ quyền lực và thực lực để quản lý và kiểm soát các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được hình thành trong những năm 1987, 1988, 1989. Vì vậy, đã có hàng loạt các NHTM cổ phần, quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng bị đổvỡ, gây không khí ảm đạm và sự trả giá quá đắt trong hoạt động ngân hàng những năm 1989- 1990. Tính đến ngày 31/12/1995, Việt Nam đã có 73 ngân hàng (không kể 182 quỹ tín dụng nhân dân) với khoảng 452.138 lao động, tổng tài sản có vào khoảng 46.912 tỷ VND (khoảng 4.500 triệu USD). Sau 3 năm gia nhập WTO, số lượng các TCTD không ngừng tăng về số lượng. So với thời điểm 31/12/1997 khi Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua (sau này gọi tắt là Luật các TCTD), đến 31/12/2008, hệ thống TCTD gồm có: 05 NHTM Nhà nước; 01 Ngân hàng Chính sách xã hội; 01 Ngân hàng Phát triển; 40 NHTM cổ phần (giảm 11 ngân hàng); 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tăng 22 chi nhánh ngân hàng nước ngoài); 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 55 văn [...]... các NHTM tăng vốn, có rất ít ngân hàng đáp ứng đủ, thậm chí có những ngân hàng mới chỉ đạt mức vốn pháp định 2.000 tỷ đồng Chẳng hạn, “kết thúc đợt chào bán trong tháng 11, ngân hàng Nam Việt đã chào bán thành công 82 triệu cổ phần, tăng vốn lên 1.820 tỷ đồng; ngân hàng Gia Định tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào ngày 11/11/2010; ngân hàng Kiên Long cũng tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng Một số ngân hàng khác như... hàng trong quá trình nâng vốn pháp định Ngay từ đầu năm 2010, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu Chi nhánh NHNN các tỉnh, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về tăng vốn pháp định của Chính phủ, như Công văn số 397/NHNN-TTGSNH ngày 14/01/2010 yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước... động trong việc phối hợp, liên kết lại với nhau để giữ lại số NHTM “vừa đủ” cạnh tranh với các ngân hàngvốn đầu tư nước ngoài Như vậy có thể thấy việc NHNN thay đổi quy định về vốn pháp định nhằm mục đích thanh lọc các NHTM, thích hợp với sự phát triển của đất nước, làm vững mạnh và trong sạch thị trường ngân hàng Việt Nam III Thực trạng tăng vốn pháp định của các NHTM 3.1 Những khó khăn của ngân hàng. .. khác sáp nhập để đến nay tổng số ngân hàng chỉ còn là 18, trong đó có 13 NHTM và 5 ngân hàng chuyên biệt), Singapore chỉ có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng 10 ngân hàng và Trung Quốc chỉ có một ngân hàng cổ phần Trước thời điểm khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á 1997, số lượng ngân hàng ở các quốc gia này cũng rất nhiều, nhưng sau đó hàng loạt ngân hàng đã được sáp nhập, hợp nhất, mua lại... phát triển Liên hợp quốc UNDP nửa cuối năm 2005 cho thấy, 45% khách hàng được hỏi, kể cả doanh nghiệp và cá nhân đều trả lời sẽ chuyển sang vay vốn ngân hàng nước ngoài chứ không vay vốn của ngân hàng trong nước 50% khách hàng được hỏi trả lời sẽ lựa chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế, 50% số người còn lại được hỏi lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ Đã đến lúc NHNN... trường ngân hàng Việt Nam vốn đã “chật hẹp” nay lại càng chật hẹp hơn Số lượng các TCTD nước ta hiện nay là quá nhiều so với quy mô dân số nước ta Trong khi đó, Hàn Quốc với dân số gần 50 triệu người chỉ có chưa đầy 20 ngân hàng (tại thời điểm khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á năm 1997, Hàn Quốc có 33 ngân hàng nhưng sau đó có 5 ngân hàng buộc phá sản, 10 ngân hàng khác sáp nhập để đến nay tổng số ngân. .. chỉ có 17 NHTM đáp ứng mức yêu cầu về vốn pháp định, còn tới 23 NHTM chưa đáp ứng yêu cầu 3.2 Hệ quả của việc gia hạn tăng vốn pháp định Để ổn định thị trường, tránh xáo động và những hậu quả khác từ việc “xử lý tư cách pháp lý” của các NHTM nếu không đáp ứng đủ yêu cầu về vốn pháp định, ngày 14/12/2010, NHNN đã có kiến nghị đề nghị Chính phủ cho phép gia hạn tăng vốn đối với các NHTM và đã “được chấp... quy định pháp luật trong thực tiễn Khi ban hành văn bản pháp luật, Nhà nước mong muốn quy định đó được thực hiện một cách nghiêm minh, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ sẽ phải chịu những biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật Nhìn vào quá trình tăng vốn của các NHTM Việt Nam trong năm qua, số lượng NHTM đáp ứng đủ vốn 3.000 tỷ còn khá khiêm tốn Trong. .. dịch vụ ngân hàng trên thị trường ngân hàng nước ta sẽ làm cho thị trường ngân hàng nước ta manh mún, khó tạo lập được các NHTM có sức mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài Do hoạt động trong một thị trường chật hẹp, các NHTM buộc phải dùng mọi biện pháp để giành, giữ thị trường Thực trạng này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là nguyên nhân của những bất ổn trên thị trường ngân hàng. Theo... khẳng định rằng, phương án hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM trong điều kiện hiện nay cần được nhìn nhận là giải pháp tối ưu để tái cấu trúc thị trường ngân hàng Việt Nam, là giải pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng nhu cầu vốn pháp định của các NHTM quy mô nhỏ Đối với các TCTD, khung pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại TCTD đã được quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về . VỐN PHÁP ĐỊNH I. Tổng quan về vốn pháp định 1. Vốn pháp định là gì? 2. Vai trò của vốn pháp định 3. Hạn chế của các Văn bản quy định về vốn pháp định qua các thời kỳ II. Vốn pháp định trong. tăng vốn pháp định của các NHTM 1. Những khó khăn của NH trong quá trình thay đổi vốn pháp định 2. Hệ quả của việc gia hạn tăng vốn pháp định I. Tổng quan về vốn pháp định: 1. Vốn pháp định là. quy định về vốn pháp định, thiết nghĩ trong thời gian tới, khi cần quy định về vốn pháp định, Nhà nước cần phải tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội để đảm bảo những quy định về vốn pháp định

Ngày đăng: 07/05/2014, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w