Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT theo phương pháp SREM

8 345 1
Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT theo phương pháp SREM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT theo phương pháp SREM | 1.Đặt vấn đề Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đối với trường THPT động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị tổ quyết định. Nhưng trong thực tế, vì nhiều do khách quan và chủ quan, nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức; chính vì vậy hoạt động của tổ chuyên môn không thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra những sản phẩm giáo dục nhiều về quy mô và tốt về chất lượng cho xã hội. Sự thật nội dung của đề tài là rất lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu công phu và trên thực tế, chưa có những nghiên cứu cụ thể cho cấp THPT. Một số đề tài mới xuất hiện gần đây hầu hết viết về quản cấp Tiểu học, một cấp học có đặc điểm rất khác biệt với cấp THPT. Mặt khác các bài viết vẫn trình bày theo lối hàn lâm. Trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi chỉ xin nêu những giải pháp cơ bản và nhấn mạnh làm rõ một giải pháp về quy trình chỉ đạo thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường với tổ nhóm chuyên môn. Đề tài viết theo hình thức thể hiện phong cách đổi mới quản châu Âu (SREM),với mục đích tham góp những giải pháp quản nặng về định lượng, mô hình hóa hoạt động giảm tải luận. Hy vọng nó có thể giúp khắc chế những yếu kém nâng cao năng lực hoạt động, tạo ra những giá trị mới hữu ích của nó ở quá trình thực hiện công tác giáo dục, trong một môi trường có những căn cứ cho phép và một thực trạng cụ thể có thể khắc phục. 2. Những bất cập chủ yếu trong công tác quản tổ chuyên môn Hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Về nguyên nhân khách quan nổi lên vẫn là cơ chế nhân lực và chương trình, nội dung cần thực hiện không tương thích với nhau. Mặt khác những điều kiện cung ứng cho nhu cầu con người và hoạt động còn quá nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt công tác quản tổ trong nhiều năm chưa được đề cập tới trong luận, Tổ trưởng chuyên môn, người trực tiếp lãnh đạo của đơn vị cơ sở này trong nhà trường không được đào tạo quản lý; nên quá trình chỉ đạo thực tiễn, nảy sinh hình thức “trăm hoa đua nở” chưa có sự quy kết hội tụ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính tạo ra sự bất cập ấy. Một trong những nguyên nhân thuộc nhóm chủ quan là giải pháp quản của hiệu trưởng và tính độc lập sáng tạo của các tổ trưởng chưa đạt đích yêu cầu. Đơn vị trường THPT theo chức năng nhiệm vụ có những đặc điểm khác biệt rất xa so với các đơn vị trường Tiểu học, THCS mà biểu hiện là tính độc lập tương đối cao. Hiệu trưởng nhà trường vì thế mà có vai trò chủ thể quản vô cùng quan trọng. Hình ảnh người quản như chiếc đầu tàu nếu hội đủ sức mạnh cần thiết và chạy đúng hướng đường ray chắc chắn sẽ đạt đích trong mọi nội dung quản trong đó có nội dung quản tổ chuyên môn. 3.Nội dung và giải pháp quản của hiệu trưởng với đơn vị tổ chuyên môn 3.1. Các giải pháp chỉ đạo tổng thể của Hiệu trưởng với đơn vị tổ. 3.1.1. Lập và công bố kế hoạch: § Căn cứ chức năng lãnh đạo toàn diện và lập kế hoạch quản tổng thể; Hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn như một nội dung trọng yếu. Yêu cầu kế hoạch phải đạt bao gồm: - Các nội dung cụ thể định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp cho từng mặt hoạt động. - Người chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp và trách nhiệm của người chỉ đạo. Đối tượng QL bao gồm: Hiệu trưởng với vai trò tổng quản các đơn vị tổ. Tổ trưởng, người luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động của một đơn vị và Phó hiệu trưởng được ủy quyền quản chỉ đạo từng nội dung công việc, và giám sát hoạt động của một số tổ nhất định. - Các mốc thời gian nghiệm thu sản phẩm công việc (từng phần và hoàn thiện) - Cơ chế thực hiện bao gồm các căn cứ văn bản chỉ đạo, nhân lực, CSVC và kinh phí thực hiện. Có 2 loại kế hoạch cần được phân biệt : - Kế hoạch định kỳ : Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong các tuần lễ. - Kế hoạch cho các hoạt động chuyên đề dài ngày và các hoạt động không định kỳ : Thi giảng, Nghiên cứu khoa học (SKKN); học tập theo chuyên đề… § Các kế hoạch này được triển khai theo mốc thời gian cụ thể : - Kế hoạch tổng thể đầu năm : Công bố vào tuần 1 hoặc 2 tháng 8 hàng năm :Nội dung hoạt động tổ được xác định tới từng học kỳ và từng tháng. - Kế hoạch tổng thể từng tháng: Công bố vào tuần 1 của các tháng trong năm học: Nội dung được xác định tới từng tuần. 3.1.2. Triển khai kế hoạch vào thực tiễn. - Thống nhất nội dung quy trình làm việc với tổ trưởng chuyên môn và các phó hiệu trưởng được chỉ đạo và nắm tình hình đơn vị tổ phụ trách. - Tổ trưởng chỉ đạo trực tiếp các hoạt động theo quy trình thống nhất. Quy trình này bao gồm: + Quán triệt yêu cầu về mục tiêu, nội dung của hoạt động theo định hướng của Hiệu trưởng tới các tổ viên, gắn với tình hình tổ. + Phân công công việc cụ thể cho các tổ viên và lịch hoạt động cụ thể. + Tổ chức thực hiện các nội dung cụ thể theo những phương pháp tương ứng, sáng tạo phù hợp đặc điểm tổ. + Ghi chép quá trình thực hiện bằng các hình thức nhật ký, biên bản. + Đơn vị tổ tự tổng kết ưu khuyết điểm, nêu kiến nghị và báo cáo HT sau khi quá trình hoàn thiện. + Duy trì hoạt động báo cáo đột xuất ( về các thông tin) và định kỳ (về kết quả) - Trong quá trình thực hiện, HT sử dụng các thanh tra chuyên môn thực hiện kiểm tra đánh giá khối lượng chất lượng công việc của tổ chuyên môn và báo cáo thông tin. Trong những hoạt động kéo dài thời gian và quan trọng, hoặc ở đơn vị tổ có vấn đề, HT sẽ tham gia trực tiếp thu nhận và xử thông tin, sau đó ra các quyết định quản kịp thời. 3.1.3. Tổng kết và rút kinh nghiệm. - HT thu nhận báo cáo từ 2 nguồn thanh tra chuyên môn và đơn vị tổ. thực hiện tập hợp trữ liệu xây dựng báo cáo. - Tổ chức hội thảo đánh giá với cán bộ chủ chốt trưng cầu ý kiến. - Tổng kết hoạt động tại cơ quan theo quy trình đánh giá, thực hiện khen thưởng phê bình và nêu bài học bổ khuyết. 3.2. Các nội dung và giải pháp chỉ đạo cụ thể 3.2.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐ của tổ CM . * Hoạt động quản chung của Hiệu trưởng - Hướng dẫn mẫu viết kế hoạch, các yêu cầu về hình thức nội dung. - Quán triệt cho các tổ trưởng về nguyên tắc xây dựng kế hoạch : Kế hoạch CM là cương lĩnh HĐ của tổ CM trong trường học. với tư cách là bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trường, kế hoạch tổ CM phải đạt được những yêu cầu sau đây: + Phải thể hiện và cụ thể hóa được định hướng của nhà trường về HĐ CM. + Phải Đảm bảo tính khả thi trên cơ sở các mục tiêu đè xuất và điều kiện phù hợp về nhân lực, vật lực tài lực nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong tổ. + Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách được tập thể tổ nhất trí cao. - Thống nhất lịch duyệt và phê chuẩn kế hoạch để nó có hiệu lực thi hành. * Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng Kế hoạch HĐ của tổ CM xây dựng, phải thể hiện các nội dung cơ bản sau: - Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học. - Công việc được giao và chỉ tiêu phấn đấu của tổ, nhóm bộ môn và từng cá thể trên các mặt: Chất lượng đại trà bộ môn trong các kỳ học, lên lớp, tốt nghiệp? Chất lượng được giao về hoạt động mũi nhọn? Chất lượng lớp chủ nhiệm? số đề tài sáng kiến kinh nghiệm? Chỉ tiêu về hồ sơ? Về các danh hiệu thi đua… - Biện phápphương hướng HĐ thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ CM. - Những dự đoán phát sinh và biện pháp phòng ngừa. Tổ chức hội nghị thông qua kế hoạch và ký duyệt - Sau khi các đơn vị tổ hoàn thiện báo cáo được xây dựng từ tổ; HT tổ chức hội nghị báo cáo kế hoạch của các đơn vị tổ trong hội nghị cán bộ chủ chốt để tham góp thêm ý kiến và chốt thống nhất kế hoạch. - HT ký duyệt với tổ trưởng và văn bản đó được 3.2.2. Chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ định kỳ § Tổ chức nội dung hành chính: - Thực tế, tổ chuyên môn là một đơn vị quản nhỏ, do vậy nó có chức năng hoạt động hành chính và hoạt động chuyên môn thường diễn ra trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Do tính chất chuyên môn là chủ yếu, do vậy HT cần xác định những nội dung về hành chính trong các khoảng thời gian và các hình thức sau đây. - Thống nhất về các quy định, quy chế làm việc từ tháng 8 các năm học. - Thống nhất các nội dung hành chính trong các cuộc họp đầu tháng được tổ chức toàn trường. - Công bố các nội dung về hành chính được điều chỉnh bằng thông báo của Hiệu trưởng và các tổ trưởng trên các phương tiện thông tin của trường, đặc biệt là Website và hòm thư cá nhân. Như vậy, nội dung sinh hoạt hành chính của tổ giảm thiểu rất nhiều. Kế hoạch từng phần việc có thể tiến hành như sau: + Thống nhất cơ chế làm việc và phân công chuyên môn : ½ ngày trong tháng 8 + Hoạt động sơ kết ½ ngày sau khi kết thúc kỳ 1; Hoạt động tổng kết ½ ngày khi kết thúc năm học. Hoạt động sự vụ hành chính (nếu có) là 25% dung lượng thời gian trong các buổi sinh hoạt. + Nội dung về hành chính cần ngắn gọn với các nội dung thiết thực quan trọng cần trưng cầu ý kiến tập thể. Các nội dung còn lại là các thông tin mang tính quyết định thực hiện. § Tổ chức nội dung chuyên môn 1. Các bước thực hiện một buổi sinh hoạt trong đơn vị tổ. - Xác định mục đích, yêu cầu; Phân công chủ trì/thư ký - TT chuẩn bị nội dung sinh hoạt. - Trao đổi, thảo luận các nội dung sinh hoạt. - Thống nhất các nội dung đã trao đổi, thảo luận. 2- Các nội dung chuyên môn cần tập trung - Thống nhất nội dung chương trình của tuần, tháng - Các nội dung về đổi mới phương pháp - Các nội dung về chi tiết khó, bài khó, chương khó - Hội thảo ngắn về tình huống sư phạm trong dạy và chủ nhiệm… Lưu ý: Do dung lượng thời gian ngắn, người tổ trưởng phải bố trí được nội dung phù hợp cho 03 tuần sinh hoạt. Về nội dung hội thảo, không nhất thiết phải là vấn đề lón mà có thể là 1 chi tiết rất nhỏ cần khắc phục được đưa ra mà thôi. 3.2.3. Chỉ đạo hoạt động các chuyên đề *Hội thảo chuyên đề chuyên môn chung cấp trường (hoặc tổ) § Thực hiện công tác chuẩn bị - HT làm kế hoạch thực hiện hội thảo chuyên đề của trường trên các căn cứ chỉ đạo của Sở GD. - HT họp với các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng và các cốt cán chuyên môn để bàn thống nhất kế hoạch chi tiết, phân công các bộ phận phụ trách chuẩn bị cho hội thảo. Công việc chuẩn bị gồm: nội dung, hình thức, con người (Nhà trường, khách mời, chuyên gia ngoài) điều kiện hỗ trợ, theo từng cung đoạn thời gian tương ứng với các chuyên đề. - HT thông báo cáo kế hoạch thực hiện của trường trên các phương tiện thông tin. § Thực hiện chỉ đạo hội thảo: - Phát tài liệu cho đại biểu về dự hội thảo - Nêu do hội thảo, chương trình làm việc của hội thảo. - Trình bày báo cáo phần thuyết đã xây dựng. - Tổ chức tham dự dự phần thực hành minh họa. (nếu có). - Tổ chức thảo luận ( Phản biện và trả lời phản biện. Bình luận và đóng góp xây dựng mở rộng; Đánh giá của các chuyên gia tham dự) - Kết luận của Hiệu trưởng. * Trong Hội thảo tổ : Nhưng công việc trên Tổ trưởng sẽ trù trì trên cơ sở có chỉ đạo và hỗ trợ của ban giám hiệu. Về nhân sự tham gia quản là các tổ phó, nhóm trưởng. § Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng - Tham mưu những nội dung chuyên đề cần thiết, khách mời chuyên gia quan trọng để HT lựa chọn đưa vào chương trình hội thảo. - Tổ trưởng chuyên môn họp tổ để thống nhất giao giáo viên thực hiện phần thuyết và minh họa. Giáo viên nhận việc nghiên cứu chọn bài, tuần trong phân phối chương trình. Sau đó, báo lại TT. - Chỉ đạo hỗ trợ xây dựng chuyên đề báo cáo cho nhân sự được lựa chọn.Chuẩn bị các điều kiện thực hành khác. - TT báo cáo kết quả phân công cho HT. * Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường § Hoạt động của Hiệu trưởng - HT xây dựng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch năm học của trường văn bản chỉ đạo của cấp trên. Kế hoạc cần định rõ: mục tiêu, biện pháp thực hiện và những quy định bắt buộc đặc biệt những nội dung mới được áp dụng. Kế hoạch được hội thảo thống nhất trong cán bộ chủ chốt và thông tin phổ biến toàn cơ quan. - HT thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo và chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động. Toàn bộ quá trình điều hành tiến trình sau bước lập kế hoạch và ra quyết định thành lập BTC, BGK, HT có thể giao cho PHT chuyên môn đảm nhiệm trên cơ sở hỗ trợ của các PHT còn lại trong các mảng việc liên quan. - Chỉ đạo Ban giám khảo tiến hành chấm tiết dạy của giáo viên đã đăng ký; kiểm tra các hồ sơ liên quan; nhận xét, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm; báo cáo kết quả cho Ban tổ chức. - Chỉ đạo Ban tổ chức tổng kết hội giảng/ hội thi, trao thưởng. § Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng - Nội dung kế hoạch được tổ trưởng quán triệt thêm tại đơn vị tổ và xác định đúng các yêu cầu với đơn vị tổ mình (Nội dung chương trình, đối tượng…) để ra các quyết định quản với tổ và lập các báo cáo với cấp trên về nhân sự tham gia, đề nghị hỗ trợ - Tổ chức hỗ trợ các thành viên của tổ về chuyên môn và các điều kiện khi đủ điều kiện tham gia. - Bố trí điều hành các thành viên tham gia dự giờ rút kinh nghiệm. Thu nhận thông tin và rút kinh nghiệm trong phạm vi tổ khi kỳ thi/ hội giảng kết thúc. Ghi chú: Trong các kỳ thi quy mô cấp cụm hoặc thành phố, việc quán triệt quy chế thi do HT lĩnh hội từ cấp trên và chỉ đạo cụ thể tới các tổ chuyên môn. Quy trình của tổ trưởng vẫn được lặp lại như cũ. 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học * Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn § Chỉ đạo nội dung và phương pháp thực hiện của Hiệu trưởng. Bằng kế hoach định sẵn HT nhà trường làm rõ một số nội dung của hoạt động này cho các tổ trưởng nắm bắt, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin . - Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng - Nội dung, hình thức bồi dưỡng bao gồm các hình thức + Thường xuyên, tại chỗ: Thăm lớp, dự giờ;Thực tập, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi; Tổ chức các chuyên đề thiết thực + Không thường xuyên: Tham gia các lớp/khóa đào tạo bồi dưỡng; Tự bồi dưỡng - Cung cấp các điều kiện về văn bản, CSVC, cơ chế thực hiện. - Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng. § Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng - Xây dựng kế hoạch áp dụng trong đơn vị tổ : xác định đối tượng, nội dung hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện tổ. - Thực hiện giao khoán cho nhóm, cá nhân các nội dung bồi dưỡng cụ thể và nhiệm thu theo lịch thời gian quy định. - Đề xuất với HT về các nội dung nhân sự cần tham gia trong các chương trình bồi dưỡng không thường xuyên. * Quản sáng kiến kinh nghiệm. § Chỉ đạo của HT với đơn vị tổ. - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học trong năm học và dài kỳ. - Xác định các đề tài cần thiết ứng dụng thực tế tại trường. Ưu tiên các đề tài tháo gỡ vấn đề mà trường đang bức xúc. Thống kê số lượng đề tài cần có giao cho các đơn vị tổ chuyên môn. Ủng hộ các đề tài quy mô cấp thành phố. - Cung cấp luận viết SKKN bằng hình thức tự lên lớp hoặc chuyên gia lên lớp tập huấn cho tổ trưởng và giáo viên toàn trường. - Hỗ trợ các điều kiện : tư liệu, thời gian khảo sát, kinh phí… trong quá trình thực thi theo đề xuất của đơn vị tổ. - Tổ chức đánh giá kết quả của Hội đồng khoa học trường và báo cáo kết quả, giới thiệu những SKKN tốt lên Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, công nhận - Tổng kết đánh giá quá trình, thông báo kết quả SKKN và khen thưởng; đồng thời triển khai, phổ biến áp dụng các SKKN. § Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng - Nhận kế hoach chung và xây dựng chương trình của đơn vị tổ. Đề xuất báo cáo những kiến nghị của đơn vị tổ yêu cầu trợ giúp. - Xác định các đề tài cho giáo viên lựa chọn, đăng ký đề tài để viết thông qua hội thảo của tổ. Chú trọng giải pháp cho nhóm tác giả cùng thực hiện. - Xây dựng nhóm tác giả, hướng dẫn quy trình phối hợp cùng thực hiện đề tài trong đó có chủ đề tài và đồng tác giả và nhóm phản biện cùng nghiên cứu đề tài - Trao đổi, góp ý, hoàn chỉnh đề cương SKKN bằng hội thảo chuyên đề có sự phản biện của nhóm phản biện. - Tổ chức báo cáo văn bản hoàn thiện tại đơn vị tổ, hoàn thiện lần cuối. - Tổ chức đánh giá SKKN theo mẫu chấm quy định và quyết định các SKKN được nộp lên Hội đồng khoa học cấp trường. 3.2.5. Thu và xử thông tin kết hợp kiểm tra đánh giá điều chỉnh. Một nhà giáo dục học đã nói hình ảnh về tác dụng của quy trình kiểm tra như sau “Nhiệt kế không chữa được bệnh sốt, nhưng nhờ nó mà ta chữa được bệnh sốt ”. Bởi vậy chức năng kiểm tra giúp cho người QL thu thập được những thông tin quản và ra các quyết định điều chỉnh các nội dung lêch chuẩn với kế hoạch đã định. Để đạt mục tiêu này HT thực hiện tốt các nội dung sau: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá khoa học phù hợp với diễn biến hoạt động của các đơn vị tổ. - Xây dựng lực lượng tham gia và giao nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Các Phó hiệu trưởng, mỗi người phụ trách thanh kiểm tra một số tổ chuyên môn nhất định; Ban thanh tra chuyên môn phụ trách thanh tra đột xuất và định kỳ, thanh tra chuyên đề theo kế hoạch. - Hướng dẫn công tác tự thanh tra của đơn vị tổ. - Duy trì chế độ báo cáo từ các nguồn lực hỗ trợ và tổ chuyên môn. - Khuyến khích các hoạt động quản thông tin thông qua sử dụng CNTT. 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động cho đơn vị tổ chuyên môn. § Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản của tổ trưởng, nhóm trưởng. Thực hiện giải pháp này, HT tập trung vào các nội dung cơ bản sau: - Thực hiện lựa chọn đề bạt người tổ trưởng có khả năng tốt nhất trên 2 lĩnh vực Chuyên môn và bộc lộ tố chất quản lý. - Xây dựng chương trình huấn luyện luận tại chỗ,bằng nhiều hình thức; kết hợp với hướng dẫn các nội dung, phương pháp điều hành tổ chức, đánh giá nhận xét, từng công việc cụ thể trong quá trình Tổ trưởng thực thi nhiệm vụ. - Cho tham dự nhiều hoạt động thực tiễn ngoài nhà trường trên các lĩnh vực quản xã hội, đặc biệt các hoạt động mang tính chất quản giáo dục tại các cơ sở giáo dục. - Nếu phát hiện sự tiến bộ, tạo điều kiện cho tham gia các lớp quản ngắn ngày. § Hỗ tu nghiệp vượt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Để giải pháp này đạt hiệu quả, người HT cần thực hiện: - Tuyên truyền, giáo dục về yêu cầu đổi mới của Giáo dục, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về chuẩn giáo viên bậc THPT của Bộ GD để gióa viên nhận thức. - Lựa chọn phân loại các đối tượng để bồi dưỡng tu nghiệp lại và nâng cao trình độ. Có kế hoạch thực hiện phù hợp để bình ổn chuyên môn cơ quan. - Xây dựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan những nội dung hỗ trợ kinh phí cụ thể cho các cá nhân tham gia bồi dưỡng. § Liên kết sinh hoạt chuyên môn với nguồn ngoài và giải pháp xử nhóm chuyên môn dưới 3 người. - Nguồn ngoài được xác định bởi các nhân tố: Tư liệu sách báo, mạng Intenet, Tổ chuyên môn ngoài trường và các chuyên gia bộ môn. - HT là người trực tiếp xây dựng chương trình liên kết này.Cụ thể: + Xây dựng các mục tiêu cần đạt cho Tổ chuyên môn về nội dung khai thác tư liệu và tổng hợp phân loại học tập sau khi đối chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng. + Phối hợp với các HT trong cụm trường xây dựng nhóm liên chuyên môn hẹp để thực hiện các chương trình chuyên môn như hình thức tổ chuyên môn lớn. + Chủ động phối hợp và xây dựng cơ chế với những chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn để thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm, truyền thụ, hỗ trợ giải quyết các khúc mắc bằng nhiều hình thức kể cả qua điện thoại. Làm tốt công tác liên kết, HT đồng thời giải quyết được tình trạng nhóm chuyên môn dưới 3 người vốn đang là vấn đề bức xúc về cách tổ chức sinh hoạt cho họ. § Tăng cường kinh phí, điều kiện CSVC phát huy CNTT - HT lấy nguyên tắc tập trung tất cả cho chuyên môn, coi giải pháp chi kinh phí cho chuyên môn là giải pháp ưu tiên. Từ đó lập kế hoạch cân đối kinh phí trong đó có căn cứ theo yêu cầu của tổ chuyên môn để quyết định số lượng chi. - Nội dung chi tập trung theo các ưu tiên thứ tự là : CSVC thiết bị, ưu tiên cho công nghệ thông tin; khen thưởng, Hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, (trong đó có các hoạt động ngoại khóa với học sinh mà tổ đề xuất) hỗ trợ con người, môi trường giáo dục. § Phát huy hiệu quả của công tác thi đua. - Thực hiện nguyên tắc thi đua công bằng, dân chủ. Thực hiện khen thưởng kết quả thi đua cao nhất bằng huy động kinh phí từ nhiều nguồn, kết hợp với việc đề bạt khen thưởng, nâng bậc lương sớm cho cấp trên quyết định. - Xây dựng được các bộ quy định về các mặt hoạt động của trường như một thứ “Hương ước” để các thành viên tham gia thực hiện. Những bộ quy định này gồm một số văn bản về: + Quy chế chi tiêu nội bộ. + Quy chế dân chủ + Tiêu chí công việc + Tiêu chí đánh giá thi đua + Quy định khoán chất lượng giảng dạy… Tất cả được lượng hóa cụ thể bằng những quy định nội dung – minh chứng và biểu điểm đánh giá nhiều cấp độ, để giúp giáo viên tự đánh giá, tự biết được mức thi đua đã đạt. 4. Kết luận Những nội dung được đề cập đến trong bài viết này, mới chỉ bao gồm những nội dung cơ bản cần thiết nhất. Với cách quản của SREM, mọi luận đưa ra phải giảm tải cơ bản tính hàn lâm: các nội dung biện luận bình giải trong các giải pháp do đối tượng tự rút ra, bởi vậy chúng tôi chủ yếu tập trung xây dựng giải pháp bằng định hình công việc. Tham vọng của người viết là muốn mang đén được những nội dung đích thực của công tác quản tổ cho 2 đối tượng Hiệu trưởngTổ trưởng tổ chuyên môn ở nhà trường THPT. Nó giải đáp câu hỏi Hiệu trưởng/ Tổ trưởng phải làm những nội dung gì và làm như thế nào để đạt hiệu quả mong muốn và khắc chế được một số bất cập cơ bản trong quá trình quản lý. . dung quản lý trong đó có nội dung quản lý tổ chuyên môn. 3.Nội dung và giải pháp quản lý của hiệu trưởng với đơn vị tổ chuyên môn 3.1. Các giải pháp chỉ đạo tổng thể của Hiệu trưởng với đơn vị tổ. 3.1.1 Quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT theo phương pháp SREM | 1.Đặt vấn đề Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. . các tổ chuyên môn. Quy trình của tổ trưởng vẫn được lặp lại như cũ. 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học * Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn § Chỉ đạo nội dung và phương pháp

Ngày đăng: 06/05/2014, 21:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan