1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mẹo hay thi môn sử, địa

32 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mẹo hay thi môn sử, địa

Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Những chia sẻ của các thủ khoa khối C về môn Sử, địa Những tin tức mới nhất về kỳ thi đại học năm nay Cách cân đối làm bài môn sử, địa như thế nào Tất cả chỉ có ở MẸO HAY THI MÔN SỬ, ĐỊA VÀO ĐẠI HỌC Đầu tiên chúng ta gặp gỡ bạn Vũ Thu Thảo - Thủ khoa 27,5 điểm (sử 9,75, địa: 9) Đại học Sư phạm Hà Nội 2010. Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 1 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Vũ Thu Thảo bật mí cách đạt được điểm sử 9,75: “Học sử cần một quá trình, như mưa nhỏ, dần dần nó sẽ ngấm, không nên học nhồi học nhét mấy ngày cuối trước kỳ thi, chỉ khiến mình mệt hơn thôi”. Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội 2010 Vũ Thu Thảo Một, 2 ngày trước khi thi này, thí sinh nên thư giãn, nghỉ ngơi để không bị “bão hòa” kiến thức. Đọc kỹ đề bài, nên vạch ra các ý chính cho bài làm rồi mới viết vào giấy thi để tránh thiếu ý. Tiếp theo là: Bạn Nguyễn Thế Hưng Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 2 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Hưng cho rằng, nếu vừa trải qua kì thi tốt nghiệp, thời gian ôn thi không còn nhiều, ôn thi như thế nào là một điều rất quan trọng. Cần nhận thức được điều này để việc ôn thi hiểu quả nhất. Môn Sử thường bị các bạn ngại học nhất, tuy nhiên ít ai nghĩ rằng môn Sử là môn có thể đạt được điểm cao nhất. Vì vậy đừng ngại học Sử, đừng coi nó là một môn học thuộc. Nên học Sử qua “3 bước vàng” mà cô giáo hồi cấp III đã dạy tôi: 1. Đọc nội dung trong sách giáo khoa. 2. Tự tóm tắt bài học ra giấy nháp. 3. Đọc lại sách và sửa lại. Khi các bạn làm tốt hai bước đầu, hãy ôn liên tục ở bước thứ 3. Ôn tập dựa vào những từ khóa và khắc ghi nó trong đầu dựa vào những dấu hiệu đặc biệt. Có một cách hiệu quả là liên kết sự kiện. Ví dụ, khi học về sự kiện ngày 12/3/1945 là ngày Hội nghị Ban thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chúng ta có thể “gợi nhớ” đến một ngày tương tự là 12/3/1947, hội nghị Truman ở phần Lịch Sử thế giới chẳng hạn. Việc liên hệ các sự kiện sẽ giúp chúng ta ôn bài hiệu quả, giúp việc nhớ không bị lẫn lộn. Môn Địamôn thiên hướng tự nhiên nhất (cần đến tính toán). Hãy ôn tập theo dạng bài. Viết thành từng dạng cụ thể theo từng chương. Ví dụ như phần “Tự nhiên” có những câu nào thuộc dạng giải thích, dạng chứng minh, dạng trình bày, dạng nêu điều kiện…, phần “Dân cư”, phần “Vùng” cũng làm tương tự như thế. Để làm được điều này, cần có một sự linh hoạt trong việc hiểu nội dung từng chương, tìm mối liên hệ giữa các bài. Việc ôn tập theo hệ thống là nên, ví dụ khi học phần dân số, cũng cần nhớ tới số liệu từng vùng. Để nhớ số liệu, hãy gán cho một điều đặc biệt gì đó đối với bạn cho Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 3 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 dễ nhớ (ngày sinh người bạn chẳng hạn). Các bạn nên luyện vẽ biểu đồ nhiều lần, vẽ sao cho đúng và đẹp. Chia sẻ của các trung tâm luyện thi: Luyện thi đại học Môn Sử: Các bạn nên trình bày bài Sử như một bài Văn (có mở, thân và kết). Trình bày một cách khoa học, tách ý như trong sách giáo khoa. Chỉ như vậy người chấm mới có cảm tình, những bài có ý nhưng rối rắm, xuống dòng không đúng chỗ sẽ bị mất điểm. Khi làm bài thi môn Sử, cần làm một cách khách quan, không đưa ý kiến cá nhân vào, bởi đó là việc của các nhà sử học. Luyện thi đại học Môn Địa: Đối với môn Địa, việc làm như Văn và Sử sẽ phản tác dụng. Hãy gạch từng ý rõ ràng và rành mạch, ý nhỏ hơn nên thụt vào một khoảng nhất định. Trình bày một cách rõ ràng sẽ gây thiện cảm với người chấm. Đối với kiếu bài vẽ biểu đồ, nên nắm vững các dạng biểu đồ qua từ khóa để nhận dạng cho đúng. Ví dụ như có “tỉ lệ” thì các bạn cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn, miền hoặc cột chồng, sau đó cần xem số lượng nằm trong dữ liệu để chọn cho đúng. Biểu đồ chiếm tới 3 điểm, ranh giới giữa đỗ và trượt nằm ở đây, do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên bấm máy 3 lần trước khi điền vào bài thi. Tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc về số liệu trong khi còn thừa thời gian hoang phí để rồi khi thi xong mới nuối tiếc “biết thế mình tính lại”. Một chia sẻ khác từ Facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Lịch sử - thà viết lầm còn hơn bỏ sót Lịch sử là môn cao điểm nhất của tôi không chỉ trong kỳ thi đại học mà trong mọi kỳ thi trước đó, mặc dù tôi không phải là dân chuyên sử. Bí quyết của tôi được rút gọn trong một câu phương châm cải biên là “thà viết lầm còn hơn bỏ sót”. Lịch sử được tạo thành từ ngày tháng, cũng như các bạn, tôi cũng lẫn lộn lung tung ngày tháng năm. Nhưng chúng ta không thể nói sự kiện mà bỏ qua thời gian. Cách làm của tôi là nếu không nói chính xác được thì nói gần chính xác. Ví dụ, ngày 22/9/1940 phát xít Nhật bắt đầu tiến công phía Bắc nước ta, nếu không chắc chắn là ngày hai mươi mấy tháng 9, tôi sẽ viết cuối tháng 9, hoặc tháng 9/1940, tệ hơn nữa thì viết khoảng cuối năm 1940. Tôi tin nếu may mắn giám khảo sẽ cho tròn điểm chi tiết đó, còn không thì cũng chỉ trừ 0,25 hoặc 0,5 mà thôi. Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 4 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Lúc làm bài, nếu không nhớ chính xác trong năm 1963 có sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hay không, tôi sẽ viết vào bài làm là có. Thường thì giám thị sẽ cho điểm chi tiết đúng, bỏ qua chi tiết sai, nên nếu chi tiết này sai cũng không sao, còn nếu đúng mà thiếu thì thật tiếc biết bao. Đó chính là cách thức giúp tôi giành điểm cao Lịch sử. Địa lý - Hãy tận dụng các bản tin Đối với môn địa lý, tôi cho rằng bản tin thời sự trong nước và bản tin dự báo thời tiết của VTV vào buổi tối có tác dụng rất tốt. Thường thì các bản tin sẽ nói về tình hình nuôi trồng của bà con nông dân, việc đánh bắt thủy hải sản, việc trồng và khai thác rừng cũng như nền công nghiệp với những nhà máy, công trình, rồi tình hình khí hậu nơi nào nắng nóng thường xuyên, nơi nào có mưa nhiều Theo dõi các bản tin chừng một tháng bạn sẽ hình thành một nền tảng kiến thức khá đầy đủ về đất đai, sông ngòi, khí hậu, đời sống của nhân dân ở các vùng miền trên khắp đất nước. Hơn nữa, đây là những kiến thức thực tế, được tiếp thu qua màn ảnh nên rất sinh động, dễ nhớ. Để bổ sung thêm, bạn nên thường xuyên xem bản đồ Atlat, đó là nơi mà đời sống địa lý của đất nước ta được thể hiện rõ nhất bằng hình vẽ. Một phần quan trọng của bài thi địa lý là vẽ biểu đồ, nên một trong những điều đầu tiên khi học địa lý là bạn phải nắm vững cách vẽ biểu đồ. Khi nào thì vẽ biểu đồ cột, khi nào thì vẽ biểu đồ tròn, khi nào thì vẽ biểu đồ miền… đều có “từ khóa” để bạn nhận ra. Ví dụ đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ tỷ lệ” tức là bạn phải vẽ biểu đồ tròn. Bạn nên dành một vài ngày để tập vẽ biểu đồ cho đẹp và nhanh, trước khi đi thi phải chuẩn bị đầy đủ các loại thước eke, thước đo độ, compa, bút chì, gôm, máy tính để tính số liệu… Các bí quyết của tôi rất đơn giản và dễ áp dụng. Chính nhờ những bí quyết này mà tôi, một học sinh khá, đã may mắn trở thành người có điểm thi đại học cao nhất trường trung học phổ thông của mình, được nhận học bổng khuyến khích học tập của địa phương. Tôi tin rằng, những bí quyết trên cũng có thể giúp các bạn. Chúc các bạn may mắn, sớm trở thành tân sinh viên vào mùa tựu trường tới. Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là tâm lí một số bạn thi khối C lo là “liệu giọng Văn của mình có hợp với người chấm hay không?”. Các bạn hãy yên tâm về vấn đề này, việc chấm bài thi ĐH là một việc quan trọng, có nhiều giáo viên sẽ cùng chấm bài của các bạn, nó hoàn toàn khách quan. Điều quan trọng giữ tâm lí thật thoải mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư cách một người bạn đã trải qua những ngày tháng khó khăn của kì thi và đã vượt qua nó, Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 5 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 tôi chúc các bạn vượt vũ môn thành công vào cánh cổng trường ĐH mà các bạn mong muốn. Thủ khoa 26 điểm Học viện Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 (địa 9,25, sử 9) Phùng Thị Phương Thúy chia sẻ thêm: Thủ khoa HV Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 Phùng Thị Phương Thúy Thúy cho biết biết sắp xếp thời gian làm bài cho phù hợp, nếu không sẽ rất tiếc khi hết giờ rồi mà bài vẫn chưa xong.bí quyết: Đạt 9,25 điểm môn địa lý, không có nghĩa là phải thường xuyên thức trắng đêm học bài. Trong toàn bộ đề thi địa lý, câu vẽ biểu đồ và nhận xét bao giờ cũng dễ “ăn” điểm nhất. Vì vậy, các thí sinh nên thật chú ý nhận dạng biểu đồ, chia tỷ lệ và vẽ cho chính xác. Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 6 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Nhận xét về biểu đồ cần những thông tin ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ “Nhìn vào biểu đồ cho thấy sự tăng, giảm, biến động của đối tượng”. Những nguyên nhân cho các hiện tượng này, thí sinh cũng nên ghi cụ thể sau phần nhận xét. Lương Thùy Vy thủ khoa kỳ thi TN Đà Năng, Thủ khoa ĐH học Luật TPHCM 2013 (Sử: 9,5 - Địa: 10) Tân thủ khoa ĐH học Luật TPHCM Lương Thùy Vy cũng chính là cô bạn học giỏi đều các môn đã đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 tại Đà Nẵng với 57 điểm (Sinh: 10; Hóa: 10; Toán: 10; Ngoại ngữ: 10, Văn: 8,5; Địa: 8,5). Lương Thùy Vy, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại Đà Nẵng, vừa trở thành tân thủ khoa ĐH Luật TPHCM. Chia sẻ với PV Dân trí, Thùy Vy cho biết em hoàn toàn bất ngờ khi đón tin mình thi đỗ thủ khoa ĐH Luật TPHCM từ một thầy giáo trong Ban Đào tạo của trường. Bởi theo Vy thì: “Em chỉ gắng làm bài thi hết mình và làm bài khá tốt, nhưng các bạn thi cùng em khi thi xong cũng rất vui vẻ vì làm bài được. Em còn đang lo rứa mà…, nên nghe tin em rất bất ngờ”. Trong 4 thủ khoa cùng đạt tổng điểm 26,5 của ĐH Luật TPHCM năm nay, chỉ có Vy là thi khối C. Em đạt điểm các môn cụ thể Văn: 7 điểm - Sử: 9,5 điểm - Địa: 10 điểm. Vy bất ngờ, nhưng có thể không quá bất ngờ với các thầy cô, bạn bè ở trường THPT Lê Quý Đôn khi hay tin cô bạn thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp, lập “cú đúp” thủ khoa khi đỗ đầu vào Trường ĐH Luật TPHCM. Là lớp chuyên Sử Vy tự tin khi chia sẻ bí quyết về môn học này. Vy nói về phương pháp học của mình: “Trước tiên, em luôn đọc hết các bài trong sách giáo khoa để nắm kiến thức khái quát. Sau đó, em mới học hiểu chi tiết từng chương, bài. Lịch sử, giống như dòng chảy của thời gian, từ chương này sang chương khác luôn có sự liên kết với nhau. Một bí quyết nhỏ khi học môn Sử, cũng như các môn học khác của em là vừa học vừa viết những ý chính của bài học ra giấy để khắc sâu kiến thức”. Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 7 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 Học chuyên Sử, từng đoạt giải Nhì và giải Ba môn Sử trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học lớp 11 và 12, theo Thùy Vy, để bài thi được trọn vẹn thì khi làm bài không chỉ trình bài kiến thức, mà phải viết thành bài luận hoàn chỉnh có mở, có kết, có câu dẫn dắt chuyển tiếp để liên kết các ý trong sự kiện, vấn đề mà câu hỏi đề thi đưa ra”. Đáng nể Thùy Vy là cô học trò lớp chuyên Sử lại đạt điểm 10 tuyệt đối với bài thi đại học môn Địa lý. Vy không theo phương pháp học thuộc lòng, học vẹt, bởi theo em, “với kiểu học này, rất dễ quên một ý là quên sạch cả bài”. Với môn Địa, Vy cũng học theo phương pháp học hiểu nắm kiến thức tổng quát, sau đó mới phân ra từng phần địa lý tự nhiên, xã hội… Khi học môn Địa, cô bạn Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 8 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 lập “cú đúp” thủ khoa tốt nghiệp THPT và thủ khoa đại học nhận ra: “Các bài học trong môn học này cũng có mói liên kết logic với nhau. Nên khi học bài này, em thường liên hệ với kiến thức của bài kia để xâu chuỗi kiến thức và nhớ lâu. Thêm nữa là phải luyện kỹ năng đọc hiểu đề thi yêu cầu thí sinh vẽ biểu đồ, phần này quan trọng vì thường chiếm tới 3 điểm trong đề thi. Khi vẽ biểu đồ phải chú ý chú thích rõ từng chi tiết để không bị mất điểm nhỏ”. Hầu như không đi học thêm mà vẫn học giỏi đều các môn, thi tốt nghiệp THPT, Vy là thí sinh đạt tổng điểm cao nhất ở Đà Nẵng, nhưng Vy cho biết: “Em không phải học ngày, cày đêm miệt mài; mà quan trọng với em là có thời khóa biểu hợp lý. Trong suốt giờ học phải tập trung cao độ, để học có hiệu quả nhất. Về lí thuyết, để nắm chắc kiến thức, Vy đã phân loại toàn bộ nội dung cần học từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại. Theo Vy, trước khi học cần phải xác định được những nội dung chính và phụ của từng chương, từng bài. Để không bị quên kiến thức Vy đã tập cho mình lối tư duy đồng tâm khái quát. Ví dụ, trong chương trình học, Vy phân loại thành Địa tự nhiên và xã hội. Trong đó, Địa tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, đất, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên ; Địa lý xã hội bao gồm lịch sử phát triển lãnh thổ, dân cư (dân số, chủng tộc ), các ngành kinh tế (nông, công nghiệp, dịch vụ ). Theo Vy, đây là cách phân loại đơn giản, dễ hiểu nhất. Phần đầu của chương trình học lớp 12 môn Địa phân tích các yếu tố tự nhiên - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp. Còn phần sau đi vào phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, Vy khuyên các thí sinh không nên học tách rời hai phần này hay học tủ 7 vùng kinh tế mà nên nắm chắc cả hai phần vì chúng có thể bổ sung cho nhau. Phần 1 bổ sung cho phần 2 và ngược lại phần 2 chính là những minh chứng cụ thể cho phần 1. "Khi đã nắm vững những khái niệm tổng quát nhất, các bạn nên tiếp tục đối chiếu với từng vùng, chú ý những thế mạnh yếu của từng vùng rồi so sánh ưu nhược giữa các vùng có nhiều tương đồng hay khác biệt về mặt tự nhiên hay KT - XH để vừa dễ nắm kiến thức vừa tập thói quen tư duy so sánh", nữ sinh cho hay. Theo Vy, trước tiên cần phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và tích lũy từ sách báo là thí sinh đã có thể thể nắm vững định hướng phần lí thuyết môn Địa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khi làm bài thi không nhất thiết phải viết nguyên văn diễn đạt trong sách giáo khoa mà chúng ta nên dựa trên cách hiểu của mình, mình có Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 9 of 32 Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon April 18, 2014 thể làm chủ ngòi bút, vận dụng uyển chuyển cũng cùng một nội dung kiến thức cho nhiều dạng đề khác nhau để có thể ghi điểm trong mắt giám khảo. Về kĩ năng vẽ biểu đồ, Vy cho rằng đây là phần thi dễ ăn điểm nhất nếu các thí sinh chịu khó rèn luyện. Trong phạm vi các kì thi tốt nghiệp hay ĐH ,đề thi thường ra dạng vẽ biểu đồ tròn, cột, miền, đường hoặc biểu đồ kết hợp. Cách vẽ các dạng biểu đồ này được hướng dẫn rất cụ thể trong chương trình học. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, cần phải xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ nếu không thí sinh sẽ "mất trắng" điểm câu này.Để có tốc độ vẽ nhanh thí sinh cần phải rèn luyện kỹ năng vẽ để tiết kiệm thời gian làm phần lý thuyết. Để tránh gặp khó khăn trong việc đạt điểm tối đa câu hỏi nhận xét, phân tích, Vy thường chịu khó làm nhiều bài tập. Trước khi làm cần phải xác định được yêu cầu của đề; khi chỉ ra các con số trong biểu đồ chúng ta cần phải vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét nguyên nhân có con số này và những hiện tượng địa lí có xu hướng tăng, giảm, biến động Trong những năm gần đây, đề thi khối C nói chung và đề Địa nói riêng thường mang tính chất mở. Do đó ngoài việc học các kiến thức trong sách giáo khoa, theo cô sinh viên trường Luật, cần có những hiểu biết về thời sự hằng ngày. Vy cho rằng nếu vận dụng được những kiến thức thời sự, bài thi sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên không nên tham lam, khoe khoang kiến thức bằng việc viết thật nhiều những gì mình biết mà phải bám sát nội dung đề thi. "Việc học môn Địa cũng sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn kết hợp với Atlat, lối học giàu hình ảnh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc học các tiểu tiết như phân bố của các loại khoáng sản, nhà máy điện, sông ngòi ", cô gái nói và cho biết môn Địa có sự liên kết chặt chẽ giữa việc học lý thuyết và thực hành thường xuyên. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa thì kỳ thi tuyển còn phân loại đánh giá thí sinh dựa trên khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề của thí sinh. Muốn đạt điểm cao, cách tốt nhất là rèn cho mình những kỹ năng cần thiết. Kiểm soát thời gian trong phòng thi là yếu tố vô cùng quan trọng -Cô thủ khoa cho rằng cần phải thận trọng trong việc phân chia thời gian cho các câu hỏi dựa trên điểm số của từng câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau để tận dụng triệt để quỹ thời gian cho phép. Để phân chia thời gian hợp lý, nên dành khoảng 15 phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi, vạch ra dàn ý đại cương cho câu hỏi rằng sẽ trả lời những ý gì. Nếu bỏ qua công đoạn này, khi làm xong các câu dễ đến câu Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 10 of 32 [...]... các câu, các em nên giành khoảng 10 phút đọc nhanh lại bài thi để rà soát lại kiến thức và các lỗi sơ suất, thi u sót trong bài thi, viết đầy đủ các thông số định vị trên phía bên phải tờ giấy thi yêu cầu về học và tên, số báo danh, phòng thi, số lượng tờ giấy thi của bài thi, thứ tự tờ của bài thi, đặc biệt ở những bài thi có nhiều tờ giấy thi Nếu trong bài có bắt buộc phân tích, đánh giá, nêu ý kiến... gian Theo tôi, khi làm bài thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng nói chung và đối với với các môn thi theo hình thức tự luận khối C nói riêng, một phần việc tuy không mất quá nhiều thời gian của thí sinh là phải nên làm trên giấy nháp trước khi viết vào bài thi Đối với môn Sử, đây là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện mốc thời gian nên trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em phải đọc kỹ yêu... chỉnh, nghĩ xem còn phần nào thi u hay không để bổ sung Nhiều khi đến phút cuối bạn mới nhớ ra nên đừng để vì ra sớm rồi đến lúc nhớ phần thi u, sai mới “à”, “ồ”, “giá như” lại ân hận cả đời Nhiều bạn đốt củi dùi kinh sử mấy năm nhưng lại chủ quan trong vài tiếng làm bài rồi đấy 10 bí kíp đặc biệt cho 2 môn sử, địa khối C Khối C với Sử, Địa là nỗi lo của không ít bạn bởi môn nào cũng dài, kiến thức... và làm bài thi môn Địa lý trên www nghedaotao.com Cô Trần Thị Bích Liên, giáo viên Địa lý, PTTH chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, việc ôn tập sẽ thực sự khó khăn nếu học sinh coi Địamôn học thuộc lòng “Lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức, khai thác mối quan hệ các đối tượng địa lý… và quan trọng nhất là có phương pháp học hiệu quả sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt môn Địa lý”, cô... trình sách giáo khoa môn Lịch Sử 12 THPT Thứ tư, về mặt tâm lý, nhiều em trước khi thi ít ngày thường hay có thói quen võ đoán đề thi trong những giấc mơ hay những phán đoán hoàn toàn thi u cơ sở rằng, đề thi năm sẽ ra phần này, câu này chứ không ra phần kia, câu kia Có thể vấn đề này, câu hỏi kia năm ngoái đã ra, năm nay vẫn có thể ra nhưng cách đặt câu hỏi khác hoặc câu hỏi hay vấn đề mang tính chất... cầu của đề, dùng bút ghạch chân hay khoanh tròn những cụm trên từ đề thi những cụm từ toát lên nội dung và yêu cầu của từng câu Sau đó, thí sinh nên nhanh chóng làm đề cương sơ lược ( hay còn gọi là lập dàn ý ) vào giấy nháp Đây là kỹ năng quan trọng đối với các môn thi tự luận, đặc biệt là môn Sử để giúp thí sinh hạn chế được nhiều sự lúng túng trong khi trình bày bài thi, tránh được sự sai sót và nhầm... nào, câu nào dễ thì làm trước, khó làm sau và tổng điểm không bao giờ thay đổi Điều cuối cùng mà tôi xin được dặn dò và nhắc nhở các thí sinh là trong quá trình làm bài thi môn Sử, các em luôn theo dõi thời gian (qua đồng hồ đeo tay hay đồng hồ treo tường trong phòng thi, nếu có ) để phân chia thời gian làm hết các câu, tránh làm bài thi theo kiểu ngẫu hứng , tuỳ tiện và lan man, dài dòng Sau khi canh... nghĩa Trình bày bài thi rõ ràng, dễ hiểu "Để có kinh nghiệm làm bài thi các bạn cũng nên tham gia các kỳ thi thử và hãy đặt tâm lý như đi thi thật để biết được khả năng của mình Tuy nhiên, không nên thi thử quá nhiều khi kiến thức còn non, nó sẽ tạo ra tâm lý mất tự tin mà thay vào đó hãy dành thời gian ôn tập lại những kiến thức đã học", Vy chia sẻ Với ưu thế sở hữu các giải thưởng môn Sử cấp quốc Gia,... ích cho các sĩ tử khối C trong việc ôn thi môn Sử được tốt hơn nữa ! Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/ Page 15 of 32 Click vào “Theo dõi” Action để nhận tài liệu FREE của Action April 18, 2014 Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An bày mẹo làm bài thi môn Sử khối C đạt 8 điểm Thứ nhất: Phân bổ thời gian hợp lý, mẹo đối phó khi đề Sử quá dài Cấu trúc... thí sinh nên lưu ý rằng, dù các câu hỏi của đề thi dễ hay khó, đề thi yêu cầu trình bày sự kiện, kiến thức hay so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, khi trình bày kiến thức phải rõ ràng, mạch lạc giữa các luận điểm Không viết gộp nhiều luận điểm trong khi trình bày Phải tách ý, hết một ý lớn nên xuống hàng chứ không được trình bày bài thi theo kiểu gạch đầu dòng, lập dàn ý.Khi các . của các thủ khoa khối C về môn Sử, địa Những tin tức mới nhất về kỳ thi đại học năm nay Cách cân đối làm bài môn sử, địa như thế nào Tất cả chỉ có ở MẸO HAY THI MÔN SỬ, ĐỊA VÀO ĐẠI HỌC Đầu tiên. vào bài thi. Đối với môn Sử, đây là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện mốc thời gian nên trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em phải đọc kỹ yêu cầu của đề, dùng bút ghạch chân hay khoanh. thoải mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư cách một người bạn đã

Ngày đăng: 06/05/2014, 16:59

Xem thêm: Mẹo hay thi môn sử, địa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Luyện thi đại học Môn Sử:

    Luyện thi đại học Môn Địa:

    Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An bày mẹo làm bài thi môn Sử khối C đạt 8 điểm

    Thứ nhất: Phân bổ thời gian hợp lý, mẹo đối phó khi đề Sử quá dài

    10 bí kíp đặc biệt cho 2 môn sử, địa khối C

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w