MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CÓ HIỆU QUẢ.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai pdf (Trang 27 - 32)

MÁY MÓC THIẾT BỊ CÓ HIỆU QUẢ.

Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công nghệ máy móc thiết bị của công ty cổ phần Vicem Hoàng Mai.

Cơ sở lý luận.

Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mối doanh nghiệp, nó thể hiện năng lực sản xuất, quyết định các chủng loại sản phẩm và quy mô sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt đầu mỗi quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhất thiết phải có sự đầu tư vốn lớn để mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt các dây chuyền công nghệ. Mặt khác trong quá trình sử dụng giá trị máy móc thiết bị bị giảm dần theo thời gian. Sự giảm dần về giá trị của máy móc thiết bị là do hao mòn sinh ra bởi lẽ chúng phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau và chuyển một phần giá trị vào giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì giá trị máy móc thiết bị cũng mất dần đi và như chương 1 đã trình bày thì đó là hao mòn vô hình. Vì vậy bất kỳ một hệ thống máy móc thiết bị nào cũng cần phải có sự đầu tư đổi mới, cải tiến một cách thường xuyên thì mới có thể phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao.

Cơ sở thực tiễn

Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai có một hệ thống máy móc thiết bị được coi là khá lạc hậu thì việc đầu tư đổi mới nâng cao năng lực công nghệ là một điều hết sức cần thiết. Để nâng cao năng lực sản xuất, để nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của công ty không có cách nào khác là công ty phải tự mình tiến hành đầu tư đổi mới các công cụ cho sản xuất của mình: máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ.

Khả năng áp dụng các công nghệ mới cho sản xuất xi măng là to lớn và có triển vọng tuy nhiên để quyết đinh đầu tư, phải có sự bảo đảm chắc chắn về : nguồn cung cấp nguyên liệu, độ tin cậy và tính phổ biến của công nghệ áp dụng và đặc biệt là tính khả thi của từng dự án. các vấn để này chỉ có thể khẳng định sau khi đã có báo cáo nghiên cứu khả thi.

Áp dụng công nghệ mới cho khâu khai thác nguyên liệu cần chi phí lớn, độ rủi ro rất cao nên khó có hy vọng dùng vốn vay để thực hiện. Chỉ khi nào dàn xếp được vốn tại trợ hoặc vốn tích luỹ tự có của công ty thì mới có điều kiện đưa công nghệ mới vào áp dụng trong công ty.

Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất.

Cơ sở lý luận

Máy móc thiết bị là tổng hợp của rất nhiều bộ phận phức tạp có nhiệm vụ truyền dẫn tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động, làm thay đổi hình thái tự nhiên của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm thoả mãn nhu câu của con người. Do vậy mà giữa máy móc thiết bị và con người có mối quan hệ gắn bó nhất định thể hiện sự tác động qua lại với nhau. Con người chế tạo ra máy móc thiết bị, làm chủ máy móc thiết bị và tiêu dùng những sản phẩm do chúng làm ra. Máy móc thiết bị chỉ có thể làm ra những sản phẩm đa dạng chất lượng cao khi nó được điều khiển bởi những con người có trình độ cao. Bên cạnh đó tính phức tạp và độ tinh vi của máy móc thiết bị ngày càng được nâng cao đòi hỏi con người vận hành nó phải có tinh thần trách nhiêm cao, trình độ chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật những kiến thức khao học để có thể điều khiển máy móc thiết bị một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là hết sức cần thiết trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay.

Cơ sở thực tiễn

Từ khi thành lập công ty đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý và sản xuất trực tiếp. Với một đội ngũ đó công ty có thừa khả năng huy động nguồn nhân lực cho sản xuất. Đây là vốn rất quý cần được bồi dưỡng đào tạo để triển khai khắc phục những nhược điểm về cơ cấu, về trình độ, về trình độ và kỹ năng, về phong cách để tiếp nhận và nhanh chóng làm chủ công nghệ hiện đại hơn, quy mô lớn hơn trong tương lai.

Về mặt chất lượng các chuyên gia cho rằng mặt mạnh của đội ngũ lao động là số lượng đông có kinh nghiệm và kỹ năng thành thạo ứng với trình độ công nghệ và tổ chức hiện đại. Nhưng mặt yếu cũng rất rõ là khi trình độ công nghệ tăng trưởng nhanh và khi chuyển hẳn sang cơ chế thị trường. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thì thiếu kiến thức và kinh ngiệm quản lý kinh tế, quản lý công nghệ kỹ thuật, điều hành không linh hoạt và thiếu chính xác nên hiệu lực và hiệu quả kém. Đối với kỹ sư, thì một bộ phận đáng kể không còn kiến thức, kỹ năng để thực hiên nhiệm vụ quản lý sản xuất, xử lỹ những vấn để kỹ thuật công nghệ phức tạp. Phần

lớn đội ngũ lao động này được đào tạo từ những năm trước cho nên khi đổi mới thì trình độ công nghệ của họ không đủ đáp ứng do vậy điều cần thiết là phải đào tạo bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin cho người lao động để họ có thể vận hành máy móc thiết bị có hiệu quả hơn.

Mặt khác, trong thời gian tới công ty dự kiến sẽ đầu tư một loạt các công trình mới với hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại cho nên để có thể tiếp cận công nghệ mới, để đảm bảo sử dụng có hiệu quả hệ thống đó thì công nhân vận hành loại máy hệ thống máy móc thiết bị đó cần phái có trình độ. Nếu khi có dự án mới tiến hành đào tạo thì tiến độ đưa máy móc thiết bị vào sản xuất sẽ bị chậm lại do công nhân không có đủ kinh ngiệm trình độ vận hành máy móc thiết bị đó hoặc nếu đi thuê công nhân về vận hành thì công ty sẽ phải tốn kém một lượng chi phí cho đội ngũ này từ đó sẽ gây ra lãng phí rất lớn cho công ty và không đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn luôn phải quan tâm đến công tác này nhằm đảo bảo kịp thời nguồn nhân lực cho sản xuất và đảm bảo máy móc thiết bị sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Điều kiện thực hiện

Đối với những khóa đào tạo nhỏ, ngắn hạn tại công ty chủ yếu là để phổ

biến những kiến thức, nội quy mới, nâng cao tay nghề cho người lao động thì công ty có thể trích quỹ đầu tư phát triển hàng năm để chi trả.

Đối với việc khen thưởng những cá nhân tiên tiến xuất sắc có thành tích tốt trong lao động nhằm mục đích khuyến khích người lao động làm viẹc tốt hơn thì công ty có thể trích quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc trích trực tiếp từ doanh thu bán hàng để chi trả.

Đối với việc đào tạo bằng cách gửi đi học tại các trường nhằm mục đích nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ chuyên môn thì tuỳ theo từng lĩnh vực cụ thể mà công ty có thể chi trả một phần, toàn bộ hay người đi học phải tự túc lo chi phí này.

Biện pháp này sẽ phát huy tốt hiệu quả nếu công ty làm cho mọi người hiểu được sự cần thiết phải nâng cao trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị để mỗi người tự nhân thức rằng muốn có cơ hội thăng tiến thì chỉ có một con đường duy nhất là học tập để nâng cao trình độ. Cũng như vây thì biện pháp này có thể

giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị về mặt sô lượng, thời gian, từ đó mà kéo dài tuổi thọ của chúng và cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường kinh doanh xi măng.

Phương thức tiến hành.

Công ty sẽ ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo để đào tạo có địa chỉ và theo lich biểu triển khai các công trình - mỗi dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đến khi sản xuất thường kéo dài 4-5 năm, tương đương với một khoá đào tạo đại học hoặc trung cấp.

Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân đề đủ sức đáp ứng nhu cầu của công ty. Mặt khác phải coi trọng hình thức đưa đi đào tạo, kèm cặp ở nước ngoài và mời chuyên gia về đào tạo, kèm cặp, bổ túc tại nhà máy. Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành xi măng và công ty do vậy kiến nghị với Nhà nước nhằm thu hút sự quan tâm hơn đến công tác đào tạo.

Đối với các cơ sở cũ đang thừa nhiều lao động cần có biện pháp sắp xếp lại, tinh giảm biên chế, tiến hành đào tạo bổ túc nâng cao trình độ cho số lao động còn lại trong dây chuyền, mở thêm ngành nghề để thu hút lao động dôi dư, đồng thời vẫn phải tuyển dụng lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo có trình độ khá để thay thế dần lớp cán bộ, công nhân lớn tuổi.

Nhiệm vụ cụ thể cho công tác này trong giai đoạn tới như sau:

+ Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý cán bộ tai các đơn vị: xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo của công ty giai đoạn 2011-2015. Chuẩn bị lực lượng cán bộ thay thế và bổ sung cho các đơn vị thành viên, liên doanh và các dự án mới.

+ Xây dựng tiêu chuẩn viên chức trong doanh nghiệp để áp dụng cho toàn công ty.

+ Chỉ đạo các công ty sản xuất xây dựng lại định mức lao động trình HĐQT công ty.

+ Chỉ đạo và triển khai việc sắp xếp tinh giản lao động.

Hiệu quả thực hiên.

Với những biện pháp này đên năm 2015 công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai sẽ có một dội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh với 100% cán bộ quản lý có

trình độ đại học và 100% cán bộ quản lý cấp công ty có trình độ từ trung cấp trở lên có thể đảm nhận được các công việc quản lý hệ thống máy móc thiết bị một cách có hiệu quả nhât. Số lao động sẽ được giảm xuống với một dội ngũ cán bộ công nhân viên có sức trẻ, có lòng nhiệt huyết với nghề, được đào tạo một cách chu đáo ở trong và ngoài nước. Số lượng công nhân vận hành trong những năm tới sé được tinh giảm bớt bởi trong nhưng năm tới công ty đầu tư vào những dâu chuyền công nghệ hiện đại có tính tự động cao do có cấu lao động sẽ biến đổi theo hướng cần nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên hơn. Với biện pháp này công ty sẽ tinh giản được một số lượng lao động dư thừa hiện nay đồng thời bổ sung thêm đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao vào các vị trí chủ chốt của dây chuyền công nghệ.

Bên cạnh đó biện pháp này sẽ nâng cao thu nhập cho lao động trong công ty mức trợ cấp lương, thưởng cũng sẽ được cải thiện so với trước đây. do đó sẽ khuyến khich công nhân nhiệt tình và hăng say với nghề hơn, khích lệ tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác của họ trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.

Theo dự kiến công ty sẽ đào tạo được khoảng 100 công nhân chưa lành nghề (37%), 150 công nhân lành nghề (45%), 50 kỹ thuật viên (12,5%), 100 kỹ sư (50%), 40 trên đại học (0,5%). Khí đó công ty sẽ có một trình độ kỹ thuật tương đối hoàn hảo.

Biện pháp 3: Tổ chức cung ứng có hiệu quả nguyên vật liệu

Biện pháp 4: Hoàn thiện công tác sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị theo kế hoạch tại các đơn vị của công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai pdf (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w